Hạnh Tạng (Cariyāpiṭaka) dịch từ tiếng Anh

Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh

***

Lời Nói Đầu

Bản dịch Hạnh Tạng (Cariyàpitaka – CP) bằng tiếng Anh được Tiến sĩ B.C Law (BCL) xuất bản ở SBB, bộ thứ 9 năm 1938, mang tựa đề tuyển tập “Những tính cách phẩm hạnh” (The collection of the ways of conduct) cùng với bản dịch Phật Tông (Buddhavamsa) của ông ta. Tôi không biết những bản dịch tiếng Anh khác. Những lý do cho việc dịch lại Hạnh Tạng cũng giống như việc dịch lại bản kinh Phật Tông (Buddhavamsa – BV)[1]. Tôi đã dịch toàn bộ tác phẩm văn vần này thành văn xuôi như là với bản kinh Phật Tông.

Bản dịch này dựa trên (1) kinh văn tiếng La tinh do Richard Morris biên tập (Ee), cùng với kinh văn Phật Tông của ông ta do hội Pàli Text Society (PTS) xuất bản 1882 [2], (2) The Simon Hewa Vitatarne Bequest xuất bản ở Colombo 1950 (Ce). (3) Chatthasangàyana xuất bản ở Rangoon, năm 1961 (Be), liên hệ với (4) do D. L. Barua’s xuất bản bằng tiếng La tinh của bản Chú giải Hạnh Tạng (Cariyàpitakatthakathà – CPA) do PTS xuất bản năm 1939. Người ta hy vọng rằng bản dịch tiếng Anh của bản Chú giải có thể được PTS phát hành trong một vài năm tới.

Thông thường Hạnh Tạng là những lời đức Phật Gotama truyền dạy cho ngài Sariputta[3], như Phật Tông, Hạnh Tạng được xem như là cuốn thứ 15 và cuốn cuối cùng trong Tiểu bộ kinh (Khuddakanikàya). Những vị trùng tuyên Trường bộ kinh (Digha-bhànakas) loại bỏ cuốn này, tuy nhiên từ tạng kinh người ta cho rằng những vị trùng tuyên Trung bộ kinh (Majjhima-bhànakas) chấp nhận nó cùng với Phật Tông và Bổn sư kinh[4] hợp thành “Ba truyền thuyết lịch sử” như ông B. M. Barua gọi chúng[5].

Tựa đề “Hạnh Tạng”, được người ta chọn cho bản dịch hiện nay, dường như là một câu chuyện thần tiên diễn tả về Hạnh Tạng và tên gọi được Tiến sĩ E. J. Thomas[6] và Giáo sư Lamotte[7] chấp nhận. Bộ kinh giữ cách diễn tả thông thường về “Tạng” cũng như ở Tam Tạng, ba tạng kinh điển nằm trong Pàli tạng; và “Hạnh” (cariya) hỗ trợ cho điểm này mà sự quan tâm độc nhất của tác phẩm này là để trình bày, kết hợp lại thành một tạng, một tuyển tập về những tình tiết, về những phẩm hạnh không giống nhau của vị Bồ-tát cũng như những thành quả trong những tiền kiếp của ngài khi ngài tiến hành làm tròn mười pháp độ (Ba-la-mật) của một vị Bồ-tát cho việc tích lũy công đức để chuẩn bị trở thành một vị Chánh đẳng Chánh giác. Trong thực tế, nhà chú giải Dhammapàda, giải thích[8] rằng Tạng được dùng ở đây như là lời dạy truyền thống của vị đạo sư về năng lực phẩm hạnh của ngài trong những tiền kiếp hoặc nó là Chánh tạng nói về các vấn đề liên quan đến phẩm hạnh của ngài trong kiếp quá khứ.

Hạnh Tạng là công trình kinh điển Pàli duy nhất có tựa đề[9] trong tạng kinh. Ở sự ghi nhận này, Tiến sĩ Lily de Silva nói rằng[10] dường như đã có nhiều công trình về sau của tông phái Ðại thừa mô phỏng theo kiểu cách này. Bà cho thí dụ về tạng Angulimàla, Vaitulyap, Varnap và Vedallapitaka, ngoài ra có hai công trình khác nữa: tạng Sankhàra có thể là của Ðại thừa hoặc có thể không, và tạng Sankhiya có thể là “một công trình sau này được biên soạn ở Miến Ðiện và Thái Lan”[11] dường như là của bộ phái Theravàda. Winternitz lưu ý đến tạng Boddhisattva (Bồ-tát) được đề cập trong kinh điển Trung Quốc do ngài Huyền Trang dịch “gồm có những bản kinh dài trong bộ phái Ðại thừa”[12] và đối với tạng Boddhisattva, rõ ràng có đến 49 bài kinh được tuyển chọn trong bộ Ratnakàta[13]. Ông cũng đề cập[14] đến bộ kinh Siksasamuccaya[15] ở trang 190, hình thức hiểu biết được mô tả ở luật Bồ-tát kể luôn cả việc nghiên cứu tạng Bồ-tát, và ở trang 311, hai phần trích dẫn được lấy ra từ “thánh tạng Bồ-tát”. Theo quan điểm của Warder cho rằng Hạnh Tạng “là một tuyển tập nhỏ của Túc sanh truyện (Jàtaka) mà người ta không được biết là nó tương tự, do bởi những ý tưởng đối nghịch, tạng Bồ-tát đã được một trong những trường phái Ðại Chúng Bộ (Mahàsangha)[16] sáng tác”, cần nói thêm rằng bộ này bao gồm 12 chương tất cả đều liên quan đến triết lý cơ bản của Lục độ[17] như được người ta công nhận của tông phái Ðại thừa thay vì Thập độ của Phật giáo nguyên thủy[18]. Những sự dẫn chứng ngắn gọn này đối với những phần biên soạn của Ðại thừa có tên của chúng ở trong tạng nhưng không có chứng cớ để tự hào, tuy nhiên, thậm chí về sau Hạnh Tạng là công trình của Ðại thừa. Nhưng nó vẫn được khẳng định là của Nguyên thủy.

Cuối cùng[19] ông D. L. Barua nhận thấy một điều lạ lùng rằng nó được gọi là Hạnh Tạng, cho bởi một sự thay đổi tựa đề mà có lẽ người ta có ý định cho biết rằng nó có sẵn. Buddhàpadàniyam, như đã được trình bày ở lời kết luận của Hạnh Tạng, và hai lần ở bản chú giải[20]. Tựa đề này dường như muốn nói đến những kỳ công liên quan đến đức Phật, nhưng trái lại chắc hẳn đối với Bồ-tát (Boddhisatta) thì đúng hơn tuy vậy ngài chưa hẳn thành Phật nhưng đã có tính Bồ-tát rồi để thực hiện những phẩm hạnh dũng cảm như thế nó sẽ mang lại những pháp độ để đi đến sự viên mãn.

Một công trình khác ở Khuddaka-nikàya (Tiểu Bộ) và Apadàna (AP – Kinh Thí dụ); bắt đầu với những từ “atha Buddhàpadànàsi sunatha”, và người ta không có nghi ngờ được xuất xứ từ những phần này, tên Buddhàpadàna xuất hiện như là tên của những phần AP[21] thứ nhất và thứ 39. Những phần này kết thúc với một lời phát biểu giống nhau mà nó cũng giống như với kết thúc của Hạnh Tạng (CP), ngoại trừ AP phần 1 đọc Buddhànam apadàniyam, phần 39 Buddhàpadànam đối với Buddhàpadàniyam[22] của Hạnh Tạng. Phần AP sau này cũng đọc Pubbacaritam đối với Cariyam của Hạnh Tạng, nhưng trái lại phần 1 đọc là Buddhàcaritam, V.I cariyam. Mặc dù phần AP 1 và 39 cả hai đều được mô tả như là Buddhàpadàna, chúng không có liên hệ nhiều với phần khác mà cũng không có sự kiện liên hệ đến Hạnh Tạng. Có thể có một sự khó khăn như thế của sự đặt tên làm cản trở những người lúc ban đầu cố gắng đặt tên công trình mà đã được lưu truyền như là Hạnh Tạng.

Nó được đề cập do bởi tên này ở bản chú giải Phật Tông 61, Túc sanh truyện I. 47, bản chú giải Bổn sư kinh 51, theo sau một số câu kệ của Hạnh Tạng đã được trích dẫn; ở Túc sanh truyện IV 406, trích dẫn I. 8. 16; ở Mi Tiên vấn đáp 281, ở I. 9. 53 được kể lại và qui cho đức Phật; và Thanh Tịnh đạo 304 trích dẫn II. 2. 6 và II. 3. 2-5 nhưng không có đưa ra nguồn gốc. Chú giải Trưởng lão Tăng kệ 1. 10 đề cập rằng bản Chú giải Hạnh Tạng chứa đựng một bằng chứng rõ ràng về các sự kiện giữa thời kỳ Bồ-tát phát nguyện thành Phật và sự tái sinh của ngài ở cõi trời Ðâu Suất (Tusita). Ðiều này không phù hợp với mục đích để bày tỏ về việc diễn tả những sự kiện Hạnh Tạng chỉ trong kiếp này[23]. Nhưng Hạnh Tạng không minh chứng những câu chuyện nó có liên quan đến sự việc đã xảy ra vào ngay lúc ba vị Phật đầu tiên của quả đất này đã tồn tại hoặc ở những khoảng thời gian giữa những câu chuyện này.

Ðược xem là sau thời kỳ vua A Dục[24], Hạnh Tạng là một tuyển tập gồm có 35 câu chuyện, mỗi câu chuyện mô tả phẩm hạnh được đức Bồ-tát thực hành khi còn luân hồi, có kiếp là chư thiên, người, thú vật, chim, rắn hoặc cá[25] ngài đang củng cố mục đích to lớn, qua nhiều kiếp ngài đã tự mình đạt được quả toàn giác bằng cách thực hành từ từ mười pháp độ.

Những câu chuyện này được chia làm ba phẩm. Phẩm đầu gồm 10 câu chuyện miêu tả về Bố thí độ (Bàna); phẩm thứ hai cũng gồm có 10 câu chuyện, tất cả đều mô tả về Trì giới độ (Sìla); và phẩm thứ ba gồm có 15 câu chuyện, năm chuyện đầu liên quan đến Xuất gia độ (Nekkhamma), chuyện tiếp theo nói về Quyết tâm độ (Adhidhàna), sáu câu chuyện tiếp là Chân thật độ (Sacca), hai câu chuyện tiếp theo về Từ tâm độ (Metta) và chuyện cuối cùng là Xả tâm độ (Upekkha). Phần này dành cho một trong những lời kệ kết thúc (envoi) số 9, để nói lên những độ như là trí tuệ, tinh tấn và nhẫn nại mà Bồ-tát cũng đã đạt được. Chúng thật sự được bao hàm trong tuyển tập Trí tuệ, được hàm ý bởi thuật ngữ Pandita, trong những tựa đề của Hạnh Tạng. I. 10, III. 5, 6, 8; Tinh tấn ở II. 2, 3, II. 10. 2 khi Bồ-tát quyết chí thực hiện về bốn yếu tố tinh tấn, một công cụ lớn lao cho sự giác ngộ, bởi vì không có nó thì Bồ-tát không đạt được đạo quả, và kiên nhẫn chúng ta có thể nhận ra trong câu chuyện của vị Bồ-tát Temiya, III. 6, và ở những câu chuyện khác.

Tuy vậy ông D. L. Barua[26] và ông R. Morris[27] đều có cùng quan điểm, Hạnh Tạng thì chưa đầy đủ bởi vì những câu chuyện tượng trưng ba độ này thì hoàn toàn thiếu đi. Hiển nhiên Rhys Davids[28] cùng quan niệm với Morris, cho rằng người biên soạn muốn nói đến 100 câu chuyện, 10 câu chuyện cho mỗi độ như ở trang 2 phẩm đầu. Người ta cũng đề cập đến một truyền thống mà Asvaghosa đã bắt đầu viết một tác phẩm đưa ra mười lời kệ cho mỗi phần của mười pháp độ nhưng ông ta đã qua đời khi chỉ thực hiện được ba mươi bốn phần đầu. Nói một cách khác, như được Morris ghi nhận, “Jàtakamàlà gồm có 35 câu chuyện về tiền kiếp, 10 câu chuyện của nó có tựa đề giống như Hạnh Tạng[29]”. Barua cho rằng những giả thuyết chính xác hơn được người ta cho là sự mất mát những phần này liên quan đến ba pháp độ chưa được trình bày về những tình huống mà chúng được đề cập trong lời kệ kết thúc (envoi) và Phật Tông, đối với Hạnh Tạng tạo nên một hình thức phụ chú, đề cập chính xác mười pháp độ. Có thể là những lá Ola (lá bối) – dùng để ghi chép kinh điển – đã bị hư hỏng qua thời gian, bởi con người và côn trùng. Ngoài ra, thỉnh thoảng nó bị mất đi hoặc bị rách hoặc không bị thay thế[30]. Nếu như một số điều kiện không may xảy ra đối với Hạnh Tạng như thế, sự hỗ trợ có thể được nhận ra đối với những giả thuyết của Barua về sự mất mát của nó. Nhưng nó còn gặp khó khăn để giải thích cho thỏa mãn về những sự tương phản một số câu chuyện được đề cập đến những độ như là một công trình có giá trị. Tuy nhiên, tôi cho rằng nó đã được chấp nhận dù nếu không có bị mất mát những lá Ola, và dù rằng Hạnh Tạng chưa bao giờ được hoàn tất, nó vẫn sử dụng để nói lên tình huống cần thiết cho thấy, có lẽ là do một phần việc sùng kính đức Phật đang phát triển, cơ bản là làm thế nào để hoàn tất mười pháp độ để thành Chánh giác.

Mười pháp độ được đặt tên trong Phật Tông[31], và mỗi vị Bồ-tát thể hiện sự quyết tâm của mình để đạt được sự viên mãn bằng quyết chí và tu tập tinh tấn[32]. Ở trong Hạnh Tạng những điển hình của sự tu tập này đã được nói đến mà bỏ đi hình thức chuyện kể khác.

Tuy thế, với một mức độ nào đó Hạnh Tạng đã không đề cập đến nhưng một số kiếp trước của đức Phật được cho là ở kiếp này và không phải ở kiếp trước[33], và ở một khía cạnh nào đó Hạnh Tạng sắp xếp những tiền kiếp của đức Phật để thể hiện sự trưởng thành dần dần và hoàn thành những pháp độ, điều này độc nhất chỉ có trong kinh điển Pàli. Ðây là chủ đề duy nhất của nó. Tuyển tập Túc sanh truyện được bố trí trên một nguyên tắc khác, và mặc dù có một số câu chuyện đáng quan tâm của nó trình bày những nỗ lực tích cực của vị Bồ-tát cho quả vị Phật, và phải thực hiện chúng với bất cứ giá nào. Trong Thập độ, nỗ lực là điều tối cao và cũng có lẽ ở đây mà Thập độ được đặt tên và chúng ta phải tìm kiếm những điểm tương đồng giữa Hạnh Tạng và Túc sanh truyện. Tuy vậy, Hạnh Tạng không đơn thuần là bản sao phụ thuộc của Túc sanh truyện; nói chung thậm chí thực sự không có một câu kệ. Ðiều mà dường như Hạnh Tạng có khuynh hướng muốn thực hiện là đưa ra một sự kiện hoặc thậm chí một cá tính chẳng hạn như lòng quảng đại, được đề cập trong Túc sanh truyện, và biến nó thành lời kệ. Do đó có khả năng là không có hơn hai cuốn (I. 5, III. 8) và trong trường hợp đó tạo nên những sự nghi ngờ (III. 15), mỗi câu chuyện của Hạnh Tạng người ta có thể lần ra dấu vết của một Túc sanh truyện dài hơn mà nó mở rộng ra ở một vài điểm hoặc cô đọng lại nội dung cốt truyện[34]. Phụ chú bắt đầu của mỗi câu chuyện của Hạnh Tạng ở dưới trình bày tên và số của Túc sanh truyện để giữ nó tương đồng. D. L. Barua cũng cung cấp một danh sách mà từ đó người ta có thể dễ dàng nhận ra rằng các câu chuyện Túc sanh này có phạm vi từ số 35 đến số 547[35].

Một câu chuyện của Hạnh Tạng (III. 8) thì quá ngắn, chỉ một câu kệ thôi, vì bất cứ sự tương đồng có thể tin cậy được đối với Túc sanh truyện mà người ta có thể lần ra dấu vết[36], và một câu chuyện khác (I. 5, Mahà Govinda) dường như có nguồn gốc của nó trong bộ kinh và không có sự tương đồng ở Túc sanh truyện. Theo quan điểm sự phổ biến của câu chuyện Mahà Govinda và sự kiện cho rằng đối với Hạnh Tạng I. 4 có một bài kinh Mahà sudassana cũng như câu chuyện tiền thân Mahà Sudassana, người ta thường xem nó như thể là một điều không cần thiết để quan tâm để vẽ lên một cách độc đáo về Túc sanh truyện để mang lại phần bố thí lên đến mười câu chuyện, đương nhiên con số này thì cần thiết. Nếu như ở trường hợp này, Túc sanh truyện khác được đặt tên là Visayha[37], thì được tồn tại và được kể lại ít nhất là trong ba bản chú giải như là một điển hình của Bố thí độ[38]. Nếu như Túc sanh truyện được người ta xem là nguồn gốc duy nhất dường như lý do nhỏ này cho nên Visayha đã không có thể dùng để thay thế cho Mahà Govinda Suttanta.

Với phần cuối của Hạnh Tạng (CP. III. 15) muốn trình bày tâm Xả, độ thứ mười và là độ cuối cùng, có những vần đề chắc chắn được đưa ra khiến cho tôi có khuynh hướng đồng ý với Barua rằng sự tìm ra của ông BCL về Lomahamsa cariyà này với Túc sanh truyện Lomahimsa (số 49, tập I. 389 – 391) thì không làm cho người ta còn nghi ngờ nữa. Tiếc thay Barua đã không đưa ra những lý do để đánh dấu về nguồn gốc về Hạnh Tạng này bởi vì “chưa có thể tìm được dấu vết[39]”. Theo tôi nghĩ rằng, bởi vì Hạnh Tạng. I. 5 có những sự tương đồng với Trường bộ kinh, giống như Hạnh Tạng phần III. 15 với Trung bộ kinh (Majjhima Sutta). Bởi vì cuối số 12; Mahàsìhanàda; một tựa đề thay đổi mà người ta có thể biết được nó với cái tên Lomahamsapariyàya. Mi Tiên vấn đáp đề cập nó dưới tựa đề này[40] và trích dẫn từ nó những lời giống như ở Túc sanh truyện, nhưng không xảy ra ở Hạnh Tạng.

Sau đó rồi đến một bài kệ ở Trung bộ kinh i. 79 và Túc sanh truyện 1-390 bắt đầu bằng Sotatto sosìno, bài kệ duy nhất ở Trung bộ kinh 12 hoặc Túc sanh truyện số 94. Nó không có ở trong Hạnh Tạng. Sau bài kệ này, Trung bộ kinh tiếp tục bằng một bản văn xuôi mà không có phần đối chiếu ở trong Túc sanh truyện, nhưng xuất hiện ở bài kệ trong Hạnh Tạng III. 15. I. Trích dẫn bài kệ này đầy đủ, chú giải Phật Tông 61, Túc sanh truyện i. 47, bản chú giải Appadàna 51 mô tả nó trong Túc sanh truyện Lomahamsa để minh họa Xả tâm độ. Trong ấn bản của Fausboll của Túc sanh truyện này từ Xả không xuất hiện. Một tác phẩm sau đó, Hatthavanagalla – Vihàravamsa đề cập đến Túc sanh truyện số 94 như là sự thể hiện tâm Từ[41], độ thứ chín, và Túc sanh truyện Ekaràja, số 303, là sự thể hiện nhất tâm, trong khi đó, theo bản chú giải Phật Tông 61 và Túc sanh truyện 1-47. Túc sanh truyện Ekaràja này là thể hiện tâm từ[42]. Hạnh tương đương của nó dường như ở Hạnh Tạng III. 14. Có lẽ sự việc này chỉ cho thấy rằng giữa một số độ người ta không tìm thấy sự khác biệt giữa chúng.

Nói đến tư cách của những đứa trẻ trong làng: Túc sanh truyện số 44 đã không đề cập chút nào về chúng. Ở Trung bộ kinh i 79 chỉ đưa ra một khía cạnh; người ta chỉ đề cập về thái độ thô lỗ của chúng, mặc dù đức Phật bảo đảm với ngài Xá Lợi Phất rằng ngài không có các tâm hãm hại chúng, đó là sự việc để cho ngài thực hành tâm xả. Ðây không phải là một độ nhưng là phần cuối của tứ vô lượng tâm. Trái lại Hạnh Tạng III 15 lại nói một cách khéo léo về tư cách những đứa trẻ khác ở trong làng thì lại tử tế. Giữa những đứa trẻ này và những đứa trẻ thô lỗ Bồ-tát vẫn không có sự thiên vị (Tulàbhùta), và đây là điều cho ngài thực hành xả độ[43]. Dường như người ta cho rằng Hạnh Tạng đã phát huy một chủ đề có ở trong Trung bộ kinh nhưng không có trong Túc sanh truyện, và bằng cách bổ sung thêm những đứa trẻ tử tế để chuyển đổi tứ vô lượng tâm thành xả độ.

Sự bất thường cuối cùng trong tài liệu kinh điển rắc rối này mà tôi chỉ có thể nói đến một cách tóm tắt trong khía cạnh thời gian vào lúc những sự kiện ghi nhận mà người ta có thể phỏng đoán rằng đã được diễn ra. Túc sanh truyện số 94 mở đầu bằng cách viết rằng, “trong quá khứ, cách đây 91 kiếp”, nó cũng là quan điểm của Chú giải Trung bộ ii 49 ở Trung bộ kinh 12. Nhưng chính bản kinh này đã không đưa ra sự nhận định như thế, luôn cả Hạnh Tạng và bài chú giải Hạnh Tạng cũng không[44]. Và đối với chúng, những điều đã thực hiện chắc hẳn là một lỗi lầm. Bởi vì, như tôi đã nói trước đây, ý định thừa nhận của nhà biên soạn Hạnh Tạng[45], là “để qua một bên phẩm hạnh trong quá khứ, tôi sẽ nói đến những phẩm hạnh trong kiếp này”, được diễn giải bởi bộ chú giải là kiếp Bhadda này. Cách đây 91 kiếp Vipassin là vị Phật. Ngài sinh ra vào kiếp Sàra mà đi trước kiếp Bhadda này. Cho nên một lần nữa, ẩn sĩ lõa thể Àjìvika, của một bản Trung bộ kinh khác, số 71, thì có thể là giống như vị đạo sĩ lõa thể khác, Acelaka ở trong Túc sanh truyện số 94 đã đi xuất gia làm đạo sĩ cách 91 kiếp và đã tái sinh vào cõi trời[46]. Trung bộ kinh số 12 cũng như Hạnh Tạng III 15 không nói đến đạo sĩ lõa thể như thế: vào đời trước đạo sĩ được gọi là Acelaka (Trung bộ II 43 niccela, nagga, không có quần áo, lõa thể), và sau này không được người ta gọi là Àjìvika hoặc Acelaka[47]. Như vậy người ta đã cung cấp thêm một lý lẽ khác, mặc dù một sự phủ nhận và một điều không trung thực lắm, bởi vì chúng ta nhận thấy nhiều mối quan hệ hơn giữa Hạnh Tạng III 15 và Trung bộ kinh 12 hơn là giữa Hạnh Tạng III 15 và Túc sanh truyện số 94.

Vì vậy cho nên, người ta rất khó để tìm một cuốn Túc sanh truyện chủ yếu minh họa tâm xả (upekkhà)[48]. Chú giải Hạnh Tạng 2707 dường như ở giữa phần này khi nó giải thích rằng hạnh của Bồ-tát Mahàlomahinisa bao gồm từng độ, tâm xả được Bồ-tát thực hiện nổi bật hơn. Chắc hẳn nó là điều cơ bản để mang độ này hòa hợp với chín độ khác. Có lẽ vì lý do này, một tác phẩm của người Tích Lan thời trung cổ có tên là Saddhammaratnàkaraya, đề cập rằng “vị Bồ-tát đã hoàn tất xả độ qua nhiều kiếp chẳng hạn như Sarajàtaka”. Tiếc thay người ta không thể tìm được tác phẩm này và dường như không có điều gì để thực hiện với câu chuyện Mahàsara và tiếp tục tác phẩm này đã không nói đến xả độ.

Ở một bản chú giải của người Tích Lan cho đến bài thơ Pàramisataka[49] bằng tiếng Pàli, dịch giả[50] đã đồng hóa chín câu chuyện dưới đây là tượng trưng cho tâm xả.

Bài kệ của nó:

97 Lomahanisa Jàtaka

98 Uraga Jàtaka

99 Mararodana Jàtaka

100 Ekaràja Jàtaka

101 Ananusociya Jàtaka

102 Kàlabàhu Jàtaka

103 Dharmdhvaja Jàtaka (Dhammadhaja số 220?)

104-105 Kanhadìpàyana và Cùlabodhi.

Sau câu chuyện cuối cùng ở mỗi phẩm trở thành nội dung của Hạnh Tạng đã được người ta sắp xếp, phần này được tiếp theo là một nhóm những câu kệ nhỏ. Trước mỗi phần của những câu chuyện Hạnh Tạng được xuất bản ở Rangoon – 1961, được thêm vào những từ Tass’ uddànam, phần tóm tắt của nó, nghĩa là phần tóm tắt của toàn phẩm. Nó không đánh số những câu kệ tóm tắt này. Mặt khác Hạnh Tạng của Tích Lan, gọi chúng là Nigamanagàthà, và bắt đầu đánh số chúng trở lại, như vậy số 1-4 ở cuối phẩm I, 1 đến 3 ở cuối phẩm II, và 1 đến 10 ở cuối phẩm III. Bản Hạnh Tạng viết bằng tiếng La tinh đánh số chúng ngay vào con số của bài kệ cuối cùng về hạnh cuối cùng ở mỗi phẩm, như vậy 20 đến 23 ở cuối phẩm I 10.19, 8-10 ở cuối phẩm II 10.7 và 5–14 ở cuối phẩm III 15.4. Hạnh Tạng của Tích Lan xuất bản 1950 và Hạnh Tạng của Miến Ðiện được xuất bản 1961 có vẻ hợp lý bởi vì những bài kệ như vậy không có những bằng chứng mới về phẩm hạnh được Bồ-tát thực hiện, chúng đơn thuần chỉ là sự tóm tắt những tên của người hoặc những tình huống ở những tiền kiếp mà Hạnh Tạng đã ghi chép vào sử liệu khi Bồ-tát đang phấn đấu để thành đạt được điều này hoặc là độ kia để đi đến sự giác ngộ. Tôi đã đánh số toàn bộ nhóm cuối cùng của mười câu kệ mà dường như đối với tôi nó là một cách chính xác và thích hợp nhất. Hai câu kệ tóm tắt được gọi 1, 2 để làm cầu nối những câu kệ tóm ở cuối phẩm I và phẩm II. Và rồi năm câu kệ về một câu chuyện kể linh tinh được người ta đánh số trở lại bắt đầu với I, nhưng sau đó để tránh tính cách mô phạm, như vậy, 1-8 sự đánh số này thì liên quan đến ba lời kệ Nigamana đối với toàn bộ Hạnh Tạng.

Do đó chúng ta cần ghi nhận rằng có bốn bài kệ của phẩm III 15 được theo bởi một bộ gồm 10 lời kệ được phân chia do Dhammapala[51] trở thành Uddàna-gàthavannanà, bình giải về những câu kệ tóm tắt, Pakinnakakathà, chuyện linh tinh, và Nigamana-gàthàvannanà, bình giải về những câu kệ Nigamanagàthà. Hai câu đầu của một bộ mười câu kệ này là những câu kệ tóm tắt đến tác phẩm III. Năm câu tiếp, câu chuyện kể linh tinh, là một bản tóm tắt khúc chiết về Thập độ được xem như là ý nghĩa cho việc thành tựu sự giác ngộ, nhưng tất cả phần đầu của những câu kệ này cũng được người ta thấy ở Hạnh Tạng P.5f. Ba câu cuối là Nigamana đối với toàn bộ Hạnh Tạng và tóm tắt lời dạy của đức Phật mà chắc hẳn người ta có thể thấy được ở trong bất cứ tác phẩm nào của Phật giáo nguyên thủy và thực tế đã xuất hiện ở Hạnh Tạng P.6.

Bởi vì ba bộ của những lời kệ tóm tắt này được đề cập liên tục do bởi những con số của Hạnh Tạng viết bằng tiếng La tinh của Richard Morris xuất bản 1882 , như ở trong phụ lục Túc sanh truyện, tập VII 237, đã đặt những con số này vào trong ngoặc kép sau những số mới theo Hạnh Tạng của Colombo ấn hành 1950, mà tôi đã sử dụng trong phục lục của từ điển Pàli tên riêng ở cuối cuốn sách này, tôi hy vọng rằng đã phân biệt chúng bằng cách cho vào chữ S (= tóm tắt) trước những con số mới được chấp nhận trong bản dịch này, ví dụ II. 9. S2 thay thế cho phần II câu chuyện số 9, câu kệ số 2 của những câu kệ tóm tắt.

Một số ấn bản của Hạnh Tạng đã xuất hiện từ khi hội Pàli Text xuất bản đầu đầu tiên bằng tiếng La tinh vào năm 1882, hầu hết chúng dựa vào những bản thảo có tính cách xác đáng hơn của ông Richard Morris. Mặc dù tôi đã ghi nhận một số cách diễn giải khác nhau toàn bộ bản dịch này tuyệt nhiên không hoàn hảo. Tuy vậy trong khi tôi đang hoàn tất sự dịch thuật, tôi đã nhận được một tin mừng là giáo sư N. A Jayawickrama đã hoàn tất một ấn phẩm mới của Hạnh Tạng. Ấn phẩm này bây giờ đã được hội Pàli Text xuất bản cùng với ấn phẩm mới của ông ta về Phật Tông. Tất cả những cách diễn giải quan trọng về Hạnh Tạng được người ta xuất bản từ 1882 đã được tư vấn, mỗi sự giải thích khác nhau được trình bày ở phần bị chú, cho nên chắc hẳn là người ta đã xây dựng bằng tiếng La tinh xác thực hơn đối với Morris ở trong vị trí là người tiên phong xuất bản. Hội Pàli Text vô cùng biết ơn đối với giáo sư Jayawickrama về việc bổ sung thêm phần giá trị này cho những tác phẩm xuất bản. Tôi cũng mong muốn gửi đến ông lời cám ơn nồng nhiệt của mình về sự giúp đỡ cũng như những lời khuyên thú vị mà ông ta đã đưa ra khi đọc bản dịch đánh máy của tôi và đã giúp cho tôi tránh được nhiều sự giải thích sai lạc. Nhưng bởi vì sự bàn cãi dài dòng không có thực tiễn vì rằng chúng tôi ở những quốc gia khác nhau, cuối cùng tôi đi đến quyết định nhận trách nhiệm những lỗi lầm do mình gây ra.

London, tháng 7-1973

I. B HORNER

*

Chú thích:

[1] Xem lời nói đầu về lịch sử đức Phật.

[2] Bộ kinh tạng chữ viết Devanàgarì của dịch giả B.C Law, loại sách Ðông phương, số 7, Poona 1949, cho thấy ít sự khác biệt với bộ Hạnh Tạng viết bằng tiếng La tinh của Richard Morris, 1882.

[3] Chú giải về Hạnh Tạng do D. L. Barua biên tập 1939, 8f

[4]. Chú giải Trường bộ, 15; đối chiếu bản chú giải Trường bộ. 29. Cũng được chấp nhận như Luật tạng, 18.

[5] Kinh điển Tích lan, Calcutta xuất bản 1945, trang 72.

[6] Lịch sử tư tưởng Phật giáo, London, năm 1933 trang 273.

[7] Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ, Louvain xuất bản, 1958 trang 172.

[8] Chú giải theo Hạnh Tạng do D. L. Barua ấn hành 1939.

[9] Xem bộ kinh Jinakàlamàli. 100 ngữ căn (Niruttipitaka) đối chiếu với bản chú giải văn học Pàli, EC.143, n.2

[10] DAT, Lời giới thiệu, trang LXIII

[11] Cùng đề tài, trang LXIV, phần đầu của ba bộ này được đề cập ở Nikàyasangrahava, thế kỷ 15. Tác phẩm bằng chữ Thái Lan.

[12] M. Winternitz, lịch sử văn học Ấn Ðộ, bản dịch Anh ngữ, tập 2, 294.

[13] Cùng đề tài 328.

[14] Cùng đề tài, 294, n.y

[15] Ðược dịch bởi Bendall và Rouse, kinh điển Ấn Ðộ 1922.

[16] A. K. Warder, Phật giáo Ấn Ðộ , xuất bản ở Delhi, 1970, trang 298.

[17] Cùng đề tài trang 357.

[18] Xin xem Phật Tông I, 76.

[19] Bản chú giải Hạnh Tạng; lời nói đầu trang VI.

[20] Cùng đề tài như trên PP.8, 355. Tên thay đổi này không xuất hiện như được đề cập ở trong từ điển Pàli tên riêng.

[21] Phụ lục PP.6, 301.

[22] Những câu chuyện dũng cảm của đức Phật, xin xem những câu kệ kết thúc (envoi)

[23] Hạnh Tạng I. 1. 2; xem chú giải Hạnh Tạng. 20.

[24] Dịch giả BCL, Lịch sử văn học Pàli. 290; A.K. Warder: Pàli Metre, 95, 98.

[25] Rhys Daviels, Những câu chuyện tiền thân của Phật, Luân Ðôn, ấn hành 1880, P.Ci, liệt kê một số thời điểm vị Bồ-tát xuất hiện trong Túc sanh truyện Gàtaka bằng những hình thức này và những hình thức khác. Cũng có thể có những tiền kiếp khác không được ghi nhận trong Túc sanh truyện. RhD. Ví dụ đưa ra 20 kiếp là vị trời, nhưng theo Itivuttaka trang 15 có đến 36 kiếp.

[26] Bản chú giải Hạnh Tạng lời giới thiệu. Vif.

[27] Hạnh Tạng viết bằng chữ La tinh của Richard Morris, xuất bản năm 1882, lời giới thiệu trang 15.

[28] Những câu chuyện tiền thân của đức Phật trang P. liV.

[29] Hạnh Tạng viết bằng chữ La tinh của Richard Morris, xuất bản 1882, lời giới thiệu. XVI

[30] Kinh tạng, bản dịch của Nàịamoli, PTS xuất bản 1964, lời giới thiệu XIX.

[31] Tập II Tăng Chi bộ kinh. 117 ff.

[32] Xem Phật Tông và những lời dạy của Bồ-tát ở mỗi dịp ngài đã nghe lời dạy của vị Phật về quả vị Phật tương lai của mình.

[33] Hạnh Tạng. I. 2

[34] Ví dụ như Ruru.

[35] Bản chú giải Hạnh Tạng, lời giới thiệu Xif.

[36] Dịch giả B.C.L , lịch sử văn học Pàli, trang 299 thì hầu như đúng khi so sánh với bản Hạnh Tạng này vời Túc sanh truyện, số 73. Hai bản này không có phổ biến ngoại trừ từ sacca (chân thật), ở những từ ghép tạo nên những tựa đề của chúng.

[37] Số 340, Túc sanh truyện Màlà số 5 (ở đó được gọi là Avisayha).

[38] Tên gọi của vị Bồ-tát ở những kiếp khác nhau, kể luôn cả như là Visayha, đã đưa ra để minh họa về những độ mà ngài đã viên mãn vào những thời kỳ đó ví dụ bản chú giải Hạnh Tạng 272 ff, Túc sanh truyện, I 45 ff, bản chú giải Apadàna 49 ff; đối chiếu bản liệt kê ngắn hơn ở cuốn Mahàbodhivamsa 11.

[39] Bản chú giải Hạnh Tạng, phần giới thiệu. XII.

[40] Mi tiên vấn đáp trang 396, trích dẫn Trung bộ kinh, 1. 79.

[41] Hvv, phần giới thiệu trang XI.

[42] Dường như có một ít lầm lẫn ở đây, bản chú giải Apadàna 51 trích dẫn Túc sanh truyện Sàma, số 540 Về tâm Từ. Xem ở dưới Hạnh Tạng III 14, ghi chú.

[43] Hạnh Tạng III. 15. 4, và đối chiếu bài kệ ở chú giải Trung bộ kinh II, 49, chưa dưa truy tìm mà nó thật rất giống nhau.

[44] Ðặc biệt xem chú giải Hạnh Tạng 268 ở đó lời tường thuật như vậy chắc hẳn được người ta mong đợi nếu như nhà chú giải muốn thực hiện nó.

[45] Hạnh Tạng I 1.2 .

[46] Hãy xem 10 câu chuyện tiền thân của đức Phật của tôi, xuất bản ở Luân Ðôn, 1957, lời giới thiệu XXI.

[47] Bản dịch thông thường của Àjìvika là đạo sĩ lõa thể có thể được sửa lại là “du sĩ” để phân biệt ông ta rõ ràng hơn với đạo sĩ Acelaka.

[48] Tôi lấy làm biết ơn Đại đức Y. Dhammapàla đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin trong đoạn văn này và kế tiếp.

[49] Ở số 100 như là con số của các bản Hạnh Tạng có lẽ được dự kiến để nói đến, xem phần trên, trang VI.

[50] Hòa thượng W. Deepankara Sthavira, Hội Sri Saddharmaprakasa, Dondra ấn hành 1921.

[51] Bản chú giải Hạnh Tạng 271ff.


Phẩm I – Bố Thí Độ

I.1 Hạnh của Bồ-tát Akitti[1] (Akitticariyam)

1- Trong khoảng thời gian[2] cách đây bốn A tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, tất cả những điều[3] mà Bồ-tát thực hiện đều cho mục đích giác ngộ.

2- Không đề cập đến phẩm hạnh đã được Bồ-tát thực hiện trong nhiều kiếp quá khứ, Như Lai sẽ nói đến phẩm hạnh được thực hiện trong kiếp này. Này Sariputta hãy lắng nghe[4].

3- Sau khi Như Lai đi vào[5] trong rừng rậm và ngụ ở một cái trảng[6], ở đó[7] sống như là một ẩn sĩ có tên là Akitti.

4- Sau đó vua trời Ðế Thích[8] (ngai vàng của ngài) được ấm áp bởi đức hạnh của ta, vị này liền đến gần ta để xin vật thực dưới danh nghĩa của một vị Bà la môn.

5- Nhìn thấy vị Bà la môn này đứng trước cửa của ta[9], cùng với vật đựng (dành cho thực phẩm) Như Lai gom lá rừng để hiến tặng vị này, chứ không có dầu và muối[10].

6- Sau khi cho vị này lá cây, Như Lai úp bát xuống, không tìm kiếm thức ăn nữa[11], và quay gót trở vào chiếc lều lá nhỏ.

7- Và lần thứ hai rồi lần thứ ba vị này lại đến với Như Lai. Ta cảm không xao xuyến mà cũng không dính mắc thực phẩm bố thí[12], ta lại cho vị này như trước.

8- Bởi lý do này[13], thân thể của ta suy yếu. Vào ngày hôm đó Như Lai cảm thấy hạnh phúc và an lạc cùng với sự hoan hỉ.

9- Nếu như chỉ trong một tháng hoặc hai tháng Như Lai tìm được một người xứng đáng để bố thí, Như Lai sẽ hiến tặng phẩm vật cao thượng mà không bị dính mắc hoặc xao xuyến.

10- Trong khi Như Lai đang bố thí cho vị này phẩm vật, ta không cảm thấy hãnh diện hoặc mong cầu lợi ích. Vì quả vị Toàn giác Như Lai đã thực hiện những hành động phước báu này.

I. 2 Hạnh của Bồ-tát Sankha[14] (Sankhacariyam)

1- Và một lần nữa, khi Như Lai là một vị Bà la môn có tên gọi là Sankha, một mình vượt qua đại dương, trên đường Như Lai đến cảng[15].

2- Ở đó Như Lai đã trông thấy[16] một vị Phật độc giác[17] ở phía bên kia đường, một bậc giác ngộ[18] đang đi dọc theo con đường vắng vẻ gồ ghề đầy cát bụi và oi bức.

3- Khi Như Lai trông thấy vị này phía bên kia đường, ta xem xét vấn đề này: “Ðây là cơ hội tạo phước cho ai mong cầu phước báu”.

4- Giống như một nhà nông, trông thấy một thửa ruộng mà thửa ruộng đó sẽ mang lại nhiều hoa màu, nhưng lại không gieo hạt ở đó, cho nên người đó không có thóc lúa.

5- Tuy vậy Như Lai mong cầu phước báu, thấy được lợi ích của phước điền[19], nếu Như Lai không thực hiện điều đó thì ta đây không thể thành tựu phước báu.

6- Giống như vị tể tướng ham muốn quyền lực[20] hơn những người khác trong triều, nhưng không mang lại cho họ sự giàu sang phú quí, thì quyền lực của ông ta bị suy giảm.

7- Ngay cả ta cũng vậy, mong cầu phước báu, trông thấy một người xứng đáng để dâng tặng cả niềm tin, nếu như Như Lai không bố thí cho vị này món quà, Như Lai sẽ giảm bớt đi phước báu.

8- Suy nghĩ như vậy Như Lai bèn cởi giày[21] và dù dâng tặng cho vị này.

9- Thậm chí như ta đây có hơn 100 lần sự khôn ngoan và trí tuệ[22] hơn hẳn vị Phật độc giác, tuy vậy để viên mãn bố thí độ, cho nên Như Lai đã bố thí cho vị này (những phẩm vật mà Như Lai cần nó nhiều hơn vị ấy cần).

I. 3 Hạnh của Bồ-tát Kurudhamma[23] (Kurudhammacariyam)

1- Một lần nữa, khi Như Lai là vị vua có tên là Dhananjaya, ngự ở[24] thành phố tráng lệ của xứ Indapattà, lúc ấy Như Lai đã và đang thực hành thập thiện[25].

2- Những người Bà la môn từ vương quốc Kàlinga đến gần Như Lai, họ yêu cầu ta bố thí thớt tượng – Nàga[26] mà được mọi người xem như là điềm lành.

3- “Nước chúng tôi đã gặp phải vụ mùa màng thất bát, một nạn đói ghê gớm xảy ra. Xin ngài hãy bố thí cho chúng tôi thớt voi đen vinh quang[27] được gọi là Anjana”.

4- Khi có người đến cầu cạnh thì Như Lai không thể nào từ chối được (ta nghĩ rằng), “để thành đạt hạnh nguyện[28], ta sẽ dâng tặng thớt tượng uy quyền này[29]”.

5- Như lấy bình nước[30] bằng vàng tưới trên mình thớt tượng[31] – khẳng định hành động từ bỏ. Xong rồi Như Lai bố thí thớt tượng cho các vị Bà la môn.

6- Khi ta bố thí thớt tượng này[32], các vị quan trong triều nói như vầy: “Tại sao ngài lại bố thí con tượng vinh quang này cho những người Bà la môn đó”.

7- “Thớt tượng bách chiến bách thắng, tượng trưng cho điềm lành mà ngài đã bố thí thì vương quốc của ngài sẽ ra sao?”

8- Thậm chí Như Lai sẽ bố thí toàn bộ vương quốc của mình, ngay cả bản thân của ta. Ðối với ta quả vị Toàn giác thì rất quí báu, cho nên ta đã dâng tặng thớt tượng[33].

I. 4 Hạnh của Bồ-tát Mahà-sudassana[34] (Mahàsudassacariyam)

1- Khi ở thành phố Kusàvatì, Như Lai là thổ địa, có tên là Mahà-sudassana, một người có năng lực mạnh mẽ có thể thay đổi số mệnh của con người.

2- Ba lần trong một ngày Như Lai đã công bố ở vùng đất này rằng: “Ai ham muốn, mong cầu điều gì, ai được hưởng những tài sản gì?”

3- Ai đói, ai khát, ai ham muốn một vòng hoa, ai ham muốn dầu thơm, ai không có quần áo mặc, ai sẽ có nhiều quần áo mặc?

4- Ai sẽ che dù trên đường đi, ai mang giày, mền và dễ chịu[35]? Như vậy vào buổi chiều và lúc hoàng hôn Như Lai đã tuyên bố nơi đây về sự việc đó.

5- Không phải chỉ mười địa điểm hoặc chỉ một trăm địa điểm mà có vô số địa điểm cho những người cầu xin sẽ có được tài sản.

6- Nếu như có người ăn xin đến[36] dù ban ngày hoặc ban đêm người ấy đều nhận được của bố thí[37] và ra đi trong tay có nhiều của cải.

7- Như Lai bố thí những vật quí như vậy cho đến cuối cuộc đời. Như Lai trao tặng của bố thí không chỉ bởi vì nó không được hài lòng hoặc Như Lai không có chỗ để cất giữ[38].

8- Giống như người tàn tật để được phục hồi từ một cơn bệnh, làm thỏa mãn vị thầy thuốc[39] với một số của cải để được khỏe mạnh.

9- Như Lai đã làm như vậy, vì nhận thức ra được điều này để đạt được sự viên mãn[40] và tâm được hoan hỉ[41], bố thí cho những người đến cầu xin[42] mà không bị dính mắc, không mong mỏi được đáp lại[43], chỉ vì đạo quả giác ngộ.

I. 5 Hạnh của Bồ-tát Mahà-govinda[44] (Mahàgovindacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là vị Bà la môn Maha-govinda, làm quân sư cho bảy vị vua[45], Như Lai được chư thiên và nhân loại[46] tôn kính.

2- Rồi sau đó, Như Lai nhận được nhiều tài sản to lớn từ bảy vương quốc, nhưng tâm Như Lai vững như đại dương[47].

3- Của cải và thóc lúa đã không làm hài lòng Như Lai, mà Như Lai cũng không có chỗ để chứa[48]. Quả vị giác ngộ thì đối với Như Lai rất là cao quý, do đó Như Lai bố thí tài sản quý báu[49].

I.6 Hạnh của nhà vua Nimi[50] (Nimiràjacariyam)

1- Một lần nữa, khi ở thủ đô Mithi là tráng lệ Như Lai là một vị vua uy quyền có tên là Nimi, giàu kiến thức, ham muốn những việc thiện[51].

2- Như Lai đã ra lệnh cho xây bốn đại sảnh có bốn cổng ra vào[52], ở đó Như Lai bố thí cho thú vật, chim chóc, người và[53] …

3- Quần áo, chăn giường và thức ăn thức uống cùng với những loại thực phẩm khác[54]. Như Lai bố thí những món quà cao quí, và thực hiện chúng liên tục[55].

4- Giống như người phục vụ, đi tới vị chủ nhân vì sự no ấm, tìm kiếm sự thỏa mãn bằng điệu bộ, lời nói và ý tưởng.

5- Như vậy Như Lai cũng sẽ tìm ở mọi điều để mang lại sự giác ngộ, nuôi dưỡng chúng sinh bằng của[56] bố thí, Như Lai mong cầu sự giác ngộ cao thượng.

I.7 Hạnh của Hoàng tử Canda[57] (Candakumàracariyam)[58]

1- Lại nữa, Như Lai là con trai của Ekaràja ở thành phố Puphavatì[59], là một vị hoàng tử có tên là Canda.

2- Sau đó Như Lai đã thoát khỏi cuộc tế thần, lệnh được ban ra từ bục tế thần[60] làm cho mọi người hết sức xúc động[61], Như Lai đã thực hiện một việc bố thí lớn lao.

3- Như Lai đã không ăn[62] thức ăn loại cứng hoặc loại mềm, thậm chí năm hoặc sáu đêm không được ai cho một vật xứng đáng.

4- Giống như một người mua bán lập ra một cửa hiệu lấy hàng ở đó nơi mà có lợi nhuận rất cao.

5- Tuy vậy thậm chí từ những phẩm vật mà chính người ấy đã dùng, những phẩm vật được cho người khác là những quả ngon, cho nên những gì mà được bố thí cho người khác thì sẽ trở nên gấp trăm lần.

6- Biết được chân lý này[63] Như Lai đã bố thí hết kiếp này đến kiếp khác[64]. Ðể đạt được quả giác ngộ Như Lai đã không từ bỏ sự bố thí.

I.8 Hạnh của vua Sivi[65] (Siviràjacariyam)

1- Ở một thành phố có tên gọi là Aritha Như Lai là một vị vua cao quí có tên là Sivi. Rồi khi ngồi trên ngai vàng Như Lai nghĩ rằng:

2- “Bất cứ món quà nào của thế gian[66] sẽ không thành vấn đề gì đối với Như Lai. Nếu một ai đó muốn xin Như Lai một con mắt Như Lai sẽ cho mà không động lòng”.

3- Biết được lòng ham muốn của nhà vua, trời Ðế Thích đang ngồi giữa đám quần thần, bèn nói lên những lời như thế này:

4- “Vua Sivi ngồi trên ngai vàng là người đầy quyền lực, đang suy nghĩ về nhiều món quà khác nhau, nhưng không biết nên cho vật nào.

5- Nào, ta hãy đến thử[67] vị này để xem sự việc có đúng thật hay không. Hãy đợi một lát cho đến khi ta biết được tâm của nhà vua”.

6- Vị trời Ðế Thích xuất hiện với hình dáng một ông lão[68] già yếu bệnh tật, run rẩy trước mặt nhà vua.

7- Xong rồi đưa cả hai tay lên, và đặt hai tay lên đầu, ông ta nói những lời này:

8- “Tâu đại vương, tôi khẩn cầu ngài, một người trị vì vương quốc hùng mạnh, nổi tiếng về sự hoan hỉ bố thí cho người và trời:

9- Thậm chí hai mắt của tôi bị mù lòa. Hãy cho tôi một con mắt của ngài, ngài vẫn tiếp tục[69] giữ một con”.

10- Khi Như Lai nghe những lời của người này, lấy làm hoan hỉ và hết sức xúc động trong lòng[70], Như Lai đưa hai tay với tất cả lòng nhiệt tình, Như Lai nói những lời này:

11- “Bây giờ Như Lai đã biết được sự việc đến đây, nhà ngươi biết được tâm Như Lai và đã đến xin một con mắt.

12- À, ước nguyện của ta đã thành tựu, Như Lai đã thỏa mãn sự mong cầu. Hôm nay Như Lai sẽ cho món quà cao quí này mà chưa được ai khẩn cầu trước đây”.

13- Nào, Sìvaka[71] hãy đến và làm đi, đừng chậm tre[72]ã, đừng run rẩy. Hãy móc hai con mắt để cho người hành khất[73].

14- Do đó Sìvaka hãy nhanh lên, hãy vâng lời ta, hãy móc nó ra như người ta móc ruột của cây cọ[74] và bố thí chúng cho người khẩn cầu.

15- Trong khi Như Lai ao ước được cho, trong khi đang cho và sau khi cho, Như Lai không có một chút mâu thuẩn trong tâm[75], vì nó là lợi ích của sự giác ngộ.

16- Hai con mắt không có quan trọng đối với Như Lai mà nó cũng không phải của Như Lai. Quả vị toàn giác rất quí báu đối với Như Lai, do đó Như Lai đã bố thí đôi mắt.

I. 9 Hạnh của Bồ-tát Vessantara[76] (Vessantaracariyam)

1- Bà ấy chính là mẹ của Như Lai, một hoàng hậu có tên là Phussatì[77] và vợ[78] của trời Ðế Thích ở kiếp trước[79].

2- Biết[80] được tuổi thọ người vợ mình sắp hết, vị vua trời nói như vầy: “Ta sẽ cho bà mười ân huệ, hãy chọn[81] ân huệ mà bà thích”.

3- Và sau khi nói lên điều này bà bèn nói lại điều này với vua trời Ðế Thích “Ta đây có lỗi lầm gì với ngài? Ngài không bằng lòng ta điều gì đến nỗi ngài đã làm ta phải lìa khỏi nơi tiên cảnh này như ngọn gió (thổi xuống) dharanìruha[82]”.

4- Và khi hoàng hậu nói lên điều này, vị trời Ðế Thích bèn nói lại với bà ta “Bà chẳng làm điều gì xấu xa đối với ta và ta luôn luôn yêu quí bà.

5- Ðối với việc này chỉ làm tăng thêm tuổi thọ cho bà, đã đến lúc mệnh chung. Hãy chấp nhận những đặc ân của ta, mười đặc ân mà không gì sánh bằng”.

6- Hoàng hậu Phussatì được vua trời ban những đặc ân thì lấy làm hoan hỉ, đắc chí, vui thích chấp nhận mười đặc ân luôn cả bản thân của ta[83].

7- Hoàng hậu Phussatì mệnh chung ở cõi trời đó, rồi tái sinh vào một gia đình quyền quí khác ở thành phố Jetuttara[84], và kết hôn với Sanjaya.

8- Khi Như Lai nằm trong bào thai của hoàng hậu Phussatì, người mẹ yêu dấu của ta, do bởi sự trong sạch của Như Lai mẹ ta luôn luôn thỏa thích trong sự bố thí.

9- Bà bố thí cho những người thiếu thốn, người bệnh tật, người già cả, người van xin, người qua lại[85], các Sa môn và Bà la môn, cho những người bị mất mát[86] tài sản, cho những ai không có tài sản.

10- Bà Phussatì mang thai Như Lai được mười tháng, một ngày nọ trong lúc đang đi trong thành phố đã sinh ta trên tại phố Vessa[87].

11- Tên của Như Lai không phải là do cha mẹ[88] đặt[89]. Bởi vì Như Lai đã sinh ở đó[90] trên khu phố của người mua bán, do đó người ta gọi Như Lai là Vessantara[91].

12- Khi Như Lai là một cậu bé tám tuổi, lúc đang ngồi ở cung điện, Như Lai bèn nghĩ đến việc bố thí.

13- Như Lai sẽ cho tim, mắt, thịt và thậm chí máu của mình, Như Lai sẽ cho mọi người biết về điều này[92] Như Lai sẽ cho thân xác của mình nếu có ai xin.

14- Trong khi Như Lai đang xem xét tâm của mình, mà nó không dao động, vững chắc, ngay lúc ấy quả địa cầu chấn động[93].

15- Cứ mỗi nửa tháng[94] và ngày trăng tròn, ngày trai giới, Như Lai cưỡi trên thớt tượng Paccaya và đi bố thí.

16- [95]Những vị Bà la môn ở một vương quốc Kalinga đến gần Như Lai, họ hỏi xin thớt tượng Naga mà được người ta xem như là điềm lành và quí báu.

17- “Ðất nước chúng tôi đã bị nạn hạn hán, thiếu thực phẩm và có nạn đói khủng khiếp. Xin ngài hãy cho chúng tôi con bạch tượng cao quí, chúa các loài voi”

18- Như Lai không dao động, Như Lai cho bất cứ cái gì những người Bà la môn yêu cầu. Như Lai không che giấu bất cứ cái gì ở đây, ở “trong tài sản của Như Lai”, tâm của Như Lai hoan hỉ bố thí.

19- Khi một người van xin đến Như Lai từ chối là việc không thích hợp. Như Lai nghĩ “đừng để tâm nguyện của Như Lai không thành tựu”. Như Lai sẽ bố thí con tượng uy quyền này.

20- Sau khi cầm vòi của con voi và tay khác đổ nước từ bình ra, Như Lai dâng tặng con voi cho những người Bà la môn.

21- Một lần nữa, khi Như Lai đang cho con bạch tượng cao quí quả địa cầu cũng chấn động.

22- Do việc dâng tặng con voi, người dân xứ Sivi[96] rất giận dữ, họ tụ tập nhau và đày Như Lai đi biệt xứ, “Hãy để ông ta lên núi Vanka”

23- Trong lúc họ đang xua đuổi, Như Lai không dao động, vẫn vững chắc, Như Lai xin một đặc ân[97], để dâng tặng một món quà cao quí.

24- Khi được yêu cầu tất cả những người dân của xứ Sivi đã cho Như Lai một đặc ân. Như Lai có một cặp trống[98] kêu rất to[99], xin tặng món quà cao quí.

25- Do bởi sự phi thường của dân thành này là sự ồn ào, khiếp đảm. Bởi vì món quà trước[100] đó họ đã ném cho Như Lai. Như Lai đã tặng món quà trở lại.

26- Như Lai bố thí voi, ngựa, xe ngựa kéo, nô lệ đàn ông đàn bà, trâu bò của cải. Sau khi đã cho của bố thí quí giá, Như Lai đi khỏi thành phố.

27- Khi Như Lai đi khỏi thành phố và quay trở lại nhìn (nó)[101], quả đất cũng chấn động.

28- Như Lai bố thí xe ngựa có bốn con ngựa kéo[102] đứng một mình ở giữa ngã tư không có đoàn tùy tùng, Như Lai nói với hoàng hậu Maddì:

29- “Này hậu Maddì, hãy ẵm Kanhà, nó thì nhẹ nhàng và nhỏ hơn. Ta đây sẽ ẵm Jàli vì nó thì nặng nề và là anh”

30- Maddì ẵm Kanhàjina dường như là đang cầm một đóa hoa sen xanh hoặc đóa hoa thủy tiên trắng. Ta đây ẵm hoàng tử Jàli nó như thế là bầu rượu bằng vàng.

31- Bốn con ngựa thuộc dòng quí tộc, được giáo dục tốt, đang đi trên đường lúc thì gồ ghề lúc thì bằng phẳng, họ trên đường tiễn đến núi Vanka.

32- Bất cứ ai đi[103] cùng đường hoặc từ hướng khác đến, chúng tôi hỏi họ đường đi, “núi Vaịka ở đâu?”

33- Thấy chúng tôi ở đó họ thốt lên lời thương cảm, họ tỏ vẻ buồn rầu, núi Vaịka còn xa lắm.

34- Nếu những đứa trẻ trông thấy cây có trái trong rừng[104], những đứa trẻ khóc lóc đòi trái cây.

35- Khi những cây cao[105] lớn xum xuê trông thấy những đứa trẻ kêu khóc, bèn uốn mình xuống cho vừa tầm với những đứa trẻ.

36- Trông thấy điều ngạc nhiên phi thường này, hoàng hậu Maddì lấy làm hoan hỉ và tán thán.

37- “Một điều thật sự kỳ diệu phi thường trên thế gian, chính những cây đã rũ mình xuống do bởi sự trong sạch của Bồ-tát Vessantara[106]”.

38- Vì lòng thương cảm những đứa trẻ những Dạ xoa đã rút ngắn đường đi, chính vào ngày này họ đã khởi hành và đã đến vương quốc Ceta.

39- Lúc ấy có sáu mươi ngàn vị vua đang sống ở Màtula[107]. Tất cả các vị này đều giở tay của họ lên trời, than khóc[108] rồi tiến về phía trước.

40- Khi họ gặp nhau trò chuyện ở đó cùng với các vị vua ở vương quốc Ceta và cùng với những người con trai của họ, từ đó họ[109] khởi hành đến núi Vanka.

41- Vị vua trời hạ lệnh cho Vissakamma, vị này có một lực thần thông, “ngươi hãy biến ngay một liêu cốc bằng là đầy đủ tiện nghi”.

42- Khi Vissa kamma[110] người có năng lực thần thông đã làm theo lời của vua trời Ðế Thích, ông đã tạo ra một liêu cốc đúng như lời dạy.

43- Ði vào khu rừng thật yên tỉnh và thanh thản, ta cùng vợ con sống ở trên núi đó.

44- Ta và nàng Maddì cùng hai con là Jàli và Kanhàjina sống ở liêu cốc và rồi đã quên hết buồn phiền.

45- Tiếp tục chăm sóc các con ta chuyên cần[111] khi ở nơi liêu cốc. Nàng Maddì hái trái cây mang về nuôi sống ba cha con.

46- Khi Như Lai đang ở trong rừng thì một người lữ hành xuất hiện. Ông ấy xin ta hai đứa trẻ, Jàli và Kanhàjinà.

47- Trông thấy người cầu xin đến gần, ta[112] cảm thấy hoan hỉ. Nắm tay hai đứa trẻ, Như Lai cho chúng đến vị Bà la môn.

48- Khi Như Lai cho người Bà la môn những đứa con ruột thịt của mình thì quả đất chấn động.

49- Rồi lại nữa vị trời Ðế Thích bay xuống đội lốt một vị Bà la môn hỏi xin ta nàng Maddì, người vợ tiết hạnh[113] của ta.

50- Nắm lấy tay nàng Maddì, hai tay bụm đầy nước[114] vì hạnh nguyện[115] của Như Lai, ta bố thí nàng Maddì cho vị này.

51- Khi ta cho vị trời nàng Maddì, các cõi trời đều đồng loạt hoan hỉ, quả địa cầu lại chấn động.

52- Jàli (con trai của ta) Kanhajìna con gái của ta, nàng Maddì một người vợ đức hạnh của ta. Khi từ bỏ họ mà Như Lai không đắn đo[116], đó là vì đạo quả giác ngộ[117] của ta.

53- Hai con và nàng Maddì đối với Như Lai vẫn chưa hoàn thiện. Quả vị toàn giác đối với Như Lai quí báu hơn, do đó Như Lai đã bố thí những người thân yêu[118] của mình.

54- Lại nữa, khi ở cùng với bố mẹ[119] của Như Lai ở trong rừng rậm, khi ấy họ đang than khóc thương cảm và nói về hạnh phúc và buồn phiền[120] của Như Lai.

55- Như Lai đến gần họ với sự xấu hổ lẫn lo sợ bị khiển trách, cùng với sự tôn kính, quả đất cũng chấn động.

56- Lại nữa, khi Như Lai cùng với những người thân[121] đi khỏi rừng rậm, Như Lai đi vào[122] thành phố Jetuttara tráng lệ, nguy nga nhất trong những thành phố.

57- Có bảy loại mưa ngọc ngà đổ xuống, một trận mưa rào đổ xuống, trái đất cũng chấn động.

58- Thậm chí trái đất cảm thông này không biết vui hay buồn, với năng lực bố thí của Như Lai trái đất đã bảy lần rung chuyển.

I.10 Hạnh của con thỏ khôn ngoan (Sasapanditaccariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai làm một con thỏ đi đó đây trong rừng, ăn cỏ, ăn là và trái cây, tránh xa những loài thú dữ khác,

2- Như Lai cùng một con khỉ, một con chó rừng, một con rái cá con cùng sống trong một khu vực và thường gặp nhau sáng tối[123].

3- Như Lai dạy cho chúng thế nào là yêu thương, thế nào là xấu xa: “hãy tránh xa điều ác, hãy giữ những điều thiện[124]”

4- Gặp nhau vào ngày trăng tròn, ngày trai giới Như Lai chỉ nó cho chúng và nói: “hôm nay là ngày trai giới”

5- Hãy chuẩn bị những món quà để bố thí cho người xứng đáng, sau khi đã bố thí những món quà cho người xứng đáng, hãy gìn giữ bát giới.

6- Hãy nói “lời tốt đẹp” với tôi, sau khi đã chuẩn bị những món quà hợp với khả năng của chúng, hợp với phước của chúng, chúng đi tìm[125] người xứng đáng để bố thí quà.

7- Ngồi ở đó Như Lai nghĩ về[126] một món quà thích hợp và xứng đáng. Nếu Như Lai kiếm được một ai xứng đáng để bố thí, thì món quà của Như Lai sẽ là gì?

8- Như Lai không có mè, đậu[127], gạo, bơ. Như Lai vẫn tiếp tục nghĩ về cỏ, nhưng không thể bố thí cỏ được.

9- “Nếu có ai[128] xứng đáng để bố thí đến trước Như Lai để xin thực phẩm Như Lai sẽ bố thí bản thân mình; người ấy sẽ không ra đi bằng bàn tay không”.

10- Biết được ý định của Như Lai, vị trời Ðế Thích trong lốt của người Bà la môn đến gần hang của Như Lai để thử sự bố thí của Như Lai.

11- Khi Như Lai trông thấy ông ta, Như Lai hoan hỉ nói lên những lời hoan hỉ như thế này “thật là tốt đẹp vì cỏ khô mà ông đã đến với Như Lai[129]”.

12- Ngày hôm nay Như Lai sẽ cho ông món quà cao quí mà Như Lai chưa từng cho ai trước đây. Ông là con người có nhiều giới đức, nếu không thích hợp với ông thì hãy dùng cách khác.

13- Nào hãy nhóm lên một bếp lửa, nhặt một vài cành cây khô Như Lai sẽ tự nướng mình, ông sẽ ăn được thịt Như Lai.

14- Vị trời nói “tốt lắm”, với tâm hoan hỉ, vị này gom góp những cành cây khô làm thành một đống lửa thật to.

15- Vị này nhóm bếp lên thật nhanh. Như Lai lắc mình[130] cho bụi đất văng ra và ngồi xuống một bên.

16- Khi đống cây khô to lớn cháy bừng bừng[131] lên rồi, Như Lai nhảy vào giữa ngọn lửa.

17- Như bất cứ ai khi tắm nước lạnh để làm dịu bớt[132] sự buồn và cơn sốt của mình và tìm thấy[133] được sự thoải mái và thích thú.

18- Cũng như vậy khi Như Lai nhảy vào lửa thì cũng tan đi tất cả sự buồn phiền.

19- Như Lai đã bố thí cho Bà la môn cả sinh mạng của mình, da dưới, da trên, thịt, gân, xương và trái tim[134].

Tóm tắt[135]

1. (20) Tiền kiếp của Như Lai là Bà la môn[136] Akitti, Bà la môn Sankha, vua xứ Kuru có tên là Dhananjaya, vua Mahà – sudassana, vị Bà la môn Mahà – govinda,

2. (21) Như Lai đã từng là vị vua có tên là Nini, và hoàng tử Canda, Sivi, Vessantara và thỏ. Ở những kiếp như vậy Như Lai từng bố thí những món quà cao quí.

3. (22) Ðây là những đòi hỏi[137] cơ bản cho sự bố thí, đây là những độ bố thí, Như Lai bố thí mạng sống của mình cho người cầu xin, Như Lai hoàn tất độ này.

4. (23) Khi Như Lai trông thấy người đến gần để xin vật thực, Như Lai hi sinh mạng sống của mình. Chưa có ai bố thí tương đương với Như Lai – đây là bố thí[138] độ của Như Lai.

*

Chú thích:

[1] Túc sanh truyện Akitti, số 480, đối chiếu với Túc sanh truyện Màlà số 7 ở đây Bồ-tát được gọi là Agastya. Bản chú giải Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh của Richard Morris 1882 đọc là Akatti, lưu ý như là av.1 ở bản Hạnh Tạng, Simon Hewavitarne Bequest, xuất bản ở Colombo 1950.

[2] Ở trong kiếp Bhadda này, bản chú giải Hạnh Tạng 16, 20.

[3] Carita, bản chú giải Hạnh Tạng 17 đọc là cariyam. Sau đó nó đưa ra tám cái hạnh giống nhau như ở hội Pàli Text II 19, 225, Niddesa 2.237.

[4] Hạnh Tạng nói về tiền kiếp của đức Phật do ngài Xá Lợi Phất yêu cầu đức Phật thuyết lại, cũng được trình bày trong Phật Tông.

[5] Bản chú giải Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh Ajjhogàhetvà, bản chú giải Hạnh Tạng 21, bản chú giải Hạnh Tạng xuất bản ở Colombo 1950, bản chú giải Hạnh Tạng xuất bản ở Rangoon 1961 là gahetvà.

[6] Thuộc loài người, chú giải Hạnh Tạng 20.

[7] Bản chú giải Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh là vivinakànana, bản chú giải Hạnh Tạng 20, bản chú giải Hạnh Tạng xuất bản ở Colombo là vipina, bản chú giải xuất bản ở Rangoon in không được rõ ràng, có lẽ là vipina.

[8] Trời Ðế Thích. Ngài cai trị ở cõi trời thứ 33, ở đây được gọi là Tidiva.

[9] Thuộc căn lều bằng lá của ông ta, bản chú giải Hạnh Tạng 24.

[10] Ðây là một sự đại thí mặc dù nó là một món quà hèn mọn, ở cùng trong sách này.

[11] Không thuộc một phần của cuộc sống khổ hạnh để tìm kiếm thức ăn hai lần trong một ngày, ở trong sách này.

[12] Không rung động bởi sự tham lợi, không dính mắc một chút nào bởi lòng tham nằm trong sách này.

[13] Sự bố thí này nằm trong sách này.

[14] Túc sanh truyện Sankha số 442 được gọi là Sankhabràhmanacariyam ở chú giải Hạnh Tạng 28, 35. Dịch giả BCL xác định như Túc sanh truyện số 524 cũng giống như sự xác nhận mà ông ta đưa ra cho Hạnh Tạng II. 10.

[15] Cảng Tàmalitti để đón tàu đi Suvannabhùmi (Miến Ðiện?), bản chú giải Hạnh Tạng 28.

[16] Bản chú giải Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh gọi là tattha adassim, bản chú giải Hạnh Tạng ở Colombo đọc là tatth’ addasàmi, bản chú giải ở Rangoon đọc là tatth’ adassam.

[17] Vị Phật độc giác, bản chú giải Hạnh Tạng 28.

[18] Không bị bất cứ sự phiền não nào chi phối và … Bản chú giải Hạnh Tạng 28 đề cập đến tam độc (màra).

[19] Ðức Phật độc giác.

[20] Từ muddi (quyền lực) ít khi sử dụng. Ðối chiếu muddikam àharàpesi, bản chú giải Pháp cú. II. 4, và muddikam deti, Mi Tiên vấn đáp 379.

[21] Orohitvà upàhanà, một thuật ngữ đặc biệt ở Luật tạng. II. 207f. Chư Tăng bước vào một tu viện phải cởi giày dép, upàhanà om ncitvà (như là một dấu hiệu tôn kính) nhưng theo Túc sanh truyện số 442 (IV. 16) đức Phật độc giác biết vị Bà la môn bị đắm tàu nhưng đã được cứu khỏi chết đuối do bởi sự bố thí đôi dép của ông ta.

[22] Thậm chí như vậy, không có sự khác biệt đối với sức mạnh của ngài, ngài đã cho vị Phật độc giác đôi giày và cái dù của mình. “được nuôi nấng đầy đủ”- bản chú giải Hạnh Tạng ở Colombo và bản chú giải ở Rangoon V.1 sukhe-dhita; bản chú giải bằng tiếng La tinh đọc là sukkhethita.

[23] Kurudhammajàtaka, số 276, hợp với cái tên câu chuyện của “Dhanan Jaya” được bắt đầu ở trong bản chú giải bằng tiếng La tinh thì nội dung thật rõ ràng, đối với phần cuối của những câu kệ có tên là kurudhammacariyam; ở bản chú giải Hạnh Tạng 35, bản chú giải Hạnh Tạng ở Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng ở Rangoon nó đọc là kururàjacariyam. Cũng xem chú giải kinh Pháp cú. N. 86ff ở đây nó ở trang 88 cũng như ở Túc sanh truyện II. 367, đọc là kurudhamma được gọi là năm giới.

[24] Như vậy ở bàn chú giải Hạnh Tạng ở Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng. Nhưng bản chú giải Hạnh Tạng ở Rangoon đọc là Indapattha- chú giải Hạnh Tạng ở Colombo đọc là Pattha.

[25] Bản chú giải Hạnh Tạng 35, cũng có mười nhân sinh phước, làm cơ sở cho việc phước báu (xem ví dụ Trung bộ kinh I. 132, UJ. 285 hoặc mười thập thiện) (xem ví dụ Trường bộ kinh III 269, Trung bộ kinh I 287, Tương Ưng bộ kinh V 266ff, đối chiếu. Netti. 43.), nghĩa là tam nghiệp ba thân, bốn khẩu, tam ý. Cũng xem ở phía dưới II 8, 2; III 14, 2. Theo phỏng đoán của Morris Kusale, ở Kusale dasehi “đơn thuần là hình thức rút gọn của kusalehi” (xem phần lời nói đầu của ông ta trang XVI, n. 3) đối với bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh có liên quan đến bản chú giải Hạnh Tạng 35.

[26] Hatthinàga.

[27] Nàga. Họ nói rằng với đức tin này ông ta sẽ mang lại mưa, bản chú giải Hạnh Tạng. 35. Ơû dưới, câu kệ thứ bảy cho thấy rằng không có ông ta chắc hẳn sẽ không có hạn hán.

[28] Ðạt được quả vị Toàn giác.

[29] Gaja.

[30] Nước cúng dường.

[31] Nàga.

[32] Bản chú giải Hạnh Tạng 38, Hạnh Tạng xuất bản Rangoon, bản Hạnh Tạng xuất bản Colombo gọi là tass, “bởi ông ta” Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh là tasminir.

[33] Nàga nếu ông ta thất bại ở độ đầu tiên thì có lẽ ông không thể đạt được quả vị Toàn giác, bản chú giải Hạnh Tạng. 38.

[34] Kinh Mahasudassana, Trường bộ số 17, Túc sanh truyện Mahàsudassana số 95. Tôi theo số lời kệ ở Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo bởi vì sự sắp xếp dường như tốt hơn ở Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh.

[35] Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là mudusabhà, bản chú giải Hạnh Tạng 42 – viết là subhà, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon, ở Colombo viết là mudù subhà.

[36] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là Vanìpako, bản chú giải Hạnh Tạng 44, Hạnh Tạng in ở Colombo viết là Vanibbake, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là Vanibbako. Xem BHSD.

[37] Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh, Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là bhogam, Hạnh Tạng in ở Colombo viết là dànam.

[38] Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là pinatthi, Hạnh Tạng ở Rangoon, Hạnh Tạng ở Colombo viết là na pinatthi đối chiếu I 5.3. Không có trong bản dịch. Không được chứng minh nếu chúng ta chấp nhận bản chú giải Hạnh Tạng.

[39] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là vajjani, bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là vejjam.

[40] Sự viên mãn về những chúng sinh và của riêng tôi, bản chú giải Hạnh Tạng.

[41] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là ùnadhanam; bản chú giải Hạnh Tạng, bản chú giải in ở Rangoon, ở Colombo viết là ùnamanam. “do bởi độ bố thí của tôi chưa được viên mãn tôi đã không đạt được sự thỏa mãn” bản chú giải Hạnh Tạng.

[42] Ðối với cách đọc xem phần trên, câu kệ 6. N.

[43] Bản Hạnh Tạng bằng La tinh viết là apaccàyo; bản chú giải Hạnh Tạng, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon viết là àso.

[44] Ðối chiếu kinh Mahà – govinda, Trường bộ II. 230ff; cũng như ở Mahàvastu III. 197ff.

[45] Ðược dặt tên ở Trường bộ II. 236.

[46] Naradeva ở đây là các vị vua. Bản chú giải Hạnh Tạng. 45 đề cập sự việc này đối với các vị vua và tất cả những người trị vì khác, Khattiya, ở Jambudìpa.

[47] Ðiều này dường như có nghĩa là không từ chối việc bố thí hoặc cũng không tỏ ra yêu thích. Cùng với sự so sánh ở những hình thức áp dụng khác, ở Phật Tông. XI. I, Mi Tiên vấn đáp 21.

[48] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là pin’ atthi, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là Napi n’ atthi. Ðối chiếu. I. 4. 7.

[49] Bản chú giải Hạnh Tạng 47 varamdhanan Ti uttamam icchitam và dhanam, sự giàu sang tột bậc được mong cầu cho.

[50] Túc sanh truyện Nimi, số 541.

[51] Của bản thân và những người khác, bản chú giải Hạnh Tạng. 51.

[52] Những ngưỡng cửa dẫn vào bốn hướng, bản chú giải Hạnh Tạng. 53.

[53] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là naranàrinam, đàn ông và đàn bà, các bản Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo viết là naràdinam. Bản chú giải Hạnh Tạng nói: không chỉ về súc sinh mà cũng nói về các loài ngạ quỉ.

[54] Cũng như vậy chú giải Hạnh Tạng trang 54.

[55] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng viết là abbhocchinnam; bản Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon viết là abbo. Ông ta thực hiện việc bố thí liên tục vì việc duy trì sự sống.

[56] Như vậy để mà viên mãn độ bố thí.

[57] Túc sanh truyện khadahàla số 542. Ðối với những bản dịch đặc biệt khác xin xem Handurukande, trang 87. Ðược đề cập Mi Tiên vấn đáp 203.

[58] Bản chú giải Hạnh Tạng 58 Cadarà Jacariyam.

[59] Tên cũ của thành Bàrànasì bản chú giải Hạnh Tạng trang 58.

[60] Bản chú giải Hạnh Tạng 61, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon viết là yannavàtato, bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là vàtako.

[61] Ðối với sự bàn cải từ vựng khó này xin xem A. K. Coomaraswamysamvega, “Aesthetic shock”, HJAS bộ số 7, số 3, tháng 2. 1943.

[62] Khàdati, động từ cho việc ăn các thức ăn cứng.

[63] Etam atthavasam natvà như ở suttanipàta 297. Ở đây lý do cho việc bố thí là hoài bão về quả tối thượng cũng như là một phượng tiện để đạt được sự giác ngộ.

[64] Bhavàbhave, ở những kiếp khác. Bản chú giải Hạnh Tạng không giải thích ở đây.

[65] Túc sanh truyện Sivi, số 499, được đề cập ở Mi Tiên vấn đáp 120.

[66] Bản chú giải Hạnh Tạng 64 “một món quả của con người bình thường”

[67] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là vimamsayàmi, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon viết là vì.

[68] Bản tiếng La tinh viết là phalitasiro, các bản in ở Colombo và Rangoon viết là palita.

[69] Rồi mỗi người sẽ có một con mắt, bản chú giải Hạnh Tạng. 65.

[70] Mặc dù vị Bà la môn biết được ý nghĩ của ông ta, bản chú giải Hạnh Tạng 65, như được mô tả ở lời kệ tiếp theo.

[71] Vị y sĩ của Sivi.

[72] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 68 viết là dandayi, các bản in ở Colombo và Rangoon viết là dandhayi.

[73] Bản tiếng La tinh viết là va tibbake, W. R đối với vanibbake xem I. 4 6n.

[74] Tàlaminja nhưng có lẽ có ý nghĩa nhân của một quả ở từ một cây cọ..

[75] Cittassa annathà, xin xem Critical Pàli Dictionary, Copenhagen, 1924, S. V. Ðọc annathà. Cùng một thành từ ở Phật Tông 60, Túc sanh truyện. I. 46 bản chú giải Appadàna 50.

[76] Túc sanh truyện Vessantara, số 547, chuyện Màlà số 9. Thu mục chi tiết ở Lamotte, Traité tập 2, trang 713. Ðề cập đến Vessantara và Túc sanh truyện ở Mi Tiên vấn đáp 113, 274 bản chú giải Luật tạng 245 và chú giải Pháp cú kinh i.84, 115, iii.164, bản chú giải Bộ Phân tích. 414, Mahàvamsa 30.88, Culavamsa 42.5.

[77] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là Phussatì, nhưng Phusati được dùng trong các câu kệ 7, 8, 10.

[78] Các Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh và Hạnh Tạng in ở Colombo viết là camahesiyà, Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là mahesi piyà.

[79] Mặc dù số nhiều của atìtasu jàtisu, bản chú giải Hạnh Tạng 74 xác nhận rằng kiếp quá khứ thì đúng nghĩa.

[80] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh và bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là disvà, nhưng in ờ Rangoon viết là natvà.

[81] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là vare nhưng in ở Colombo viết là vara, bản chú giải Hạnh Tạng 75 viết là varàti varrasu varam gamha, chọn một đặc ân trong những đặc ân.

[82] Xem Túc sanh truyện VI. 482, 497, Mi Tiên vấn đáp 376, 385, 410 cho cái tên của loài cây này 9.

[83] Có nghĩa là Như Lai là một đặc ân được dâng đến cho bà ta, bản chú giải Hạnh Tạng 76.

[84] Thủ đô của vương quốc Sivi nơi Sivi và con trai ông ta là Sanjaya trị vì.

[85] Chú giải Hạnh Tạng 77, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon viết là addhike, bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là patthike, được ghi nhận như là av. 1 ở bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là patthi-, pathi- (cũng được ghi nhận bản Hạnh Tạng in ở Rangoon).

[86] Khìne, cũng được giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng 77.

[87] Người dân Vaisya.

[88] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là mettikam, bản chú giải Hạnh Tạng 78, bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là matti lưu ý được đọc là metti- cũng ở trong bản Hạnh Tạng in ở Rangoon.

[89] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là mettika-, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon, Colombo viết là pettika-

[90] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh, Túc sanh truyện VI. 485 Jàto’mhi, được ghi nhận ở Hạnh Tạng 78 cùng với bản Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo đọc là Jàt’ ettha.

[91] Ở trong Vassas.

[92] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là Yàcetvà, bản chú giải Hạnh Tạng, các bản Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo, Túc sanh truyện VI. 486 viết là Sàvetvà.

[93] Cõi trời thứ 33 (được đặt tên bản chú giải Hạnh Tạng 79, Thanh tịnh đao 424) nằm trên đỉnh núi Tu Di (Suneru) được biết như là cõi của núi Tu Di. Hoặc có ý nghĩa là núi Tu Di và cõi hoan lạc ở Diêm phù đề (Jambudìpa) và cõi núi Tu Di. Ðiều này có nghĩa là tô điểm cho cõi của núi Tu Di (bản chú giải Hạnh Tạng).

[94] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là addhadhamàse, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo viết là anvaddha-, cũng như bản chú giải Hạnh Tạng. 80 được chú thích bằng anu – addhamàse. Xin xem Luật tạng IV. 145 anvaddhamàsan ti anuposathikam, mỗi ngày bát quan.

[95] Như được vạch rõ ở bản chú giải Hạnh Tạng. 81các câu kệ bắt đầu ở đây (16, 17, 18, 19, 20 đã xảy ra ở I. 3. 2 – 5)

[96] Tính luôn những người con trai của vua Sivi và theo thực tế tất cả mọi người ngoiạ trừ vua Sanjaya, hoàng hậu Phusati và công chúa Maddì, bản chú giải Hạnh Tạng 82.

[97] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh và bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là ayàcissam, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là -cisam.

[98] Kannabherin ti gugalamahàbherim, bản chú giải Hạnh Tạng 85, một cặp trống lớn hoặc có lẽ là cái trống lớn.

[99] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là àyàcayitvà; V. 1. Àsàvayitvà ở bản chú giải Hạnh Tạng và như vậy bản Hạnh Tạng in ở Colombo với V. 11, sàvetvà, àyàvayitvà, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là sàvayitvà. Ðược giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng bằng ghosàpetvà.

[100] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh và bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là dànema mam, bản in ở Rangoon viết là dànen’ imam.

[101] Nivattitvà vilokite, đối chiếu Trường bộ II. 122. Nơi đây lần cuối cùng đức Phật “nhìn thành Vesàli cùng với hình dáng của con voi” Nàgapalokitam V. Apaloketvà, đối chiếu Divy 208.

[102] Bimba, một hình ảnh, cũng là một loại quả bầu. Theo như ghi nhận của BCL trang 103, n. 2″dòng dõi Jalam hatthe àkiritvà bràhmanànam adam gajam theo kinh của hội Pàli Text thì bị bỏ đi trong những phần hiệu đính khác và không được bổ sung ở bản chú giải. Do đó tôi không được thoải mái khi dịch nó”.

[103] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là yanti, bản chú giải Hạnh Tạng 86, bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon viết là enti.

[104] Các bản Hạnh Tạng viết bằng tiếng La tinh và in ở Colombo viết là pavane, bản in ở Rangoon viết là bhavana.

[105] Bản tiếng La tinh viết là ubbidhà, bản in ở Rangoon viết là ubbiddhà, bản in ở Colombo viết là ubbiggà.

[106] Mãnh lực công đức của ông ta, bản chú giải Hạnh Tạng 87.

[107] Bản tiếng La tinh viết là Màtulà, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon cũng như chú giải bản Hạnh Tạng 88 viết là Màtule gọi nó là một thành phố ở vương quốc Ceta.

[108] Chú giải Hạnh Tạng giải thích điều này bởi vì có nhiều sự liên quan để biết rằng chính Bồ-tát Vessantara đã đi đến ở trong những hoàn cảnh như vậy.

[109] Ðiều này đề cập đến “bốn người chúng tôi”, bản chú giải Hạnh Tạng 88.

[110] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là Vissu-.

[111] Asunno; CPD đưa ra sự cần mẫn cho đoạn văn này. Bản chú giải Hạnh Tạng 89 – 90 nói rằng “thậm chí khi nơi ẩn cư có nhiều người (asunno) thì Như Lai cũng (không lười biếng) trong việc phát triển từ asunna thành asunne thì cũng là một cách đọc, chỗ ở của tôi thì đông người do sự chiếm cứ của tôi để săn sóc những đứa con, ở đó tôi đã sống. Qua sức mạnh tâm từ của Bồ-tát tất cả thú vật cách đó ba do tuần cũng hưởng được lòng từ bi”.

[112] Nghĩ rằng ông ta sẽ viên mãn bố thí độ.

[113] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là sìlavatini, bản chú giải Hạnh Tạng 94 – 5 (văn xuôi), các bản Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo viết là vantim.

[114] Ðôi tay của vị Bà la môn giang ra, bản chú giải Hạnh Tạng 95.

[115] Bồ-tát nghĩ rằng, đạt được đỉnh cao của độ bố thí ngài sẽ đi đến sự giác ngộ.

[116] Bồ-tát không nghĩ về sự đau khổ, ngài không giữ nó (trong tâm), bản chú giải Hạnh Tạng 96, tất cả các vị Bồ-tát cũng phải thực hành năm đại thí: tài sản, đầu, tứ chi hoặc mắt, mạng sống, vợ và con.

[117] Ðối chiếu I. 8. 15 câu kệ được trích dẫn ở Mi Tiên vấn đáp. 117.

[118] Câu kệ được trích dẫn ở Mi Tiên vấn đáp. 281 được đề cập ở Hạnh Tạng cùng tên.

[119] Những người khác cũng đến, bản chú giải Hạnh Tạng. 100.

[120] Có nghĩa là những sự thăng trầm mà Bồ-tát đã phải trải qua. Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh, bản chú giải Apadana. 51 viết là dukkham, các bản Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo, Túc sanh truyện i.47 viết là dukham.

[121] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh, bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là sanàtibhi, bản chú giải Hạnh Tạng. 101 viết là -tìhi, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là sannatibhi. Ðối chiếu. III. 3. 4n.

[122] Bản tiếng La tinh viết là pavisàmi, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon và bản chú giải Hạnh Tạng viết là pavisàmi.

[123] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là pàto padissare, các bản in ở Rangoon và Colombo viết là pàto ca dissare.

[124] Sự tàn sát các sinh vật, tà kiến … và bố thí, trì giới … bản chú giải Hạnh Tạng 103.

[125] Bản tiếng La tinh viết là gavesinisuư,, bản in ở Colombo viết là gavesiyuư, bản chú giải Hạnh Tạng 104, bản Hạnh Tạng ở Rangoon viết là gavesisuư.

[126] Bản tiếng La tinh viết là nisajja cin besi, bản in ở Colombo viết là nissajja cintesim,, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là nisajja cintesim.

[127] Các bản Hạnh Tạng tiếng La tinh và hai bản in ở Rangoon và Colombo viết là màsà và, bản chú giải Hạnh Tạng viết là na màsà. Phần này và mugga, đậu xanh cả hai đều là những hạt đậu.

[128] Bản tiếng La tinh viết là yadi eti, các bản Hạnh Tạng ở Rangoon và Colombo viết là yadi koci eti.

[129] Bản tiếng La tinh viết mam’ antike, các bản khác ở Rangoon và Colombo viết là mama santike.

[130] Ở Túc sanh truyện con thỏ rùng mình để không làm khó chịu người khác. (Xem câu kệ 1, 12) như vậy bất cứ những sinh vật nhỏ nào sống ở trong lông của nó bị đốt chết. Bản chú giải Hạnh Tạng thì tương tự.

[131] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là dhùmamayati, sai văn phạm, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là dhamadhamàyati, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết là dhama dhamàyati, tạo nên tiếng ồn dhamadhama. Ðối chiếu III 9.4.

[132] Sameti, chú thích của chú giải Hạnh Tạng 107 bằng vàpasameti.

[133] Deti cùng ở trong sách. Uppàdeti.

[134] Theo truyền thống câu chuyện này kết thúc với vị trời Sakka tạo nên một con thỏ giống như con thỏ trên mặt trăng (có thể nhìn thấy ở các vùng nhiệt đới) Túc sanh truyện i.172 nói rằng đó là một trong bốn điều kỳ diệu của kiếp này là toàn bộ của nó giống như hình con thỏ sẽ kéo dài sự sống trên mặt trăng. Một hình thức khác của bốn sự kỳ diệu này là không có khả năng đốt cháy một khu vực nào đó, xem phần III 9 ở dưới.

[135] Trên ký hiệu của những câu kệ tiếp theo xem lời giới thiệu trang XI.

[136] Bản chú giải Hạnh Tạng 108 dùng Bràhmano như là thuộc của Akitti mặc dù vị này là một người Bà la môn trước khi trở thành một ẩn sĩ đã không được nói đến trong câu chuyện của ông ta ở I.1.

[137] Parikkhàra hiển nhiên ý nghĩa của nó thật cần thiết để được sinh ra như chín người đầu tiên của phẩm này đối với con thỏ để hoàn thành độ bố thí cao thượng, nghĩa là bố thí mạng sống của mình. Ðể được hoàn tất phẩm hạnh và phẩm hạnh cao hơn của độ bố thí bằng cách bố thí tài sản và tứ chi của họ (kể luôn cả bố thí mắt, vợ và con) xem I. 9. 52n và II. 10. Sn.

[138] Túc sanh truyện i. 45, bản chú giải Phật Tông. 59, bản chú giải Apadana. 49 đề cập đến Túc sanh truyện sasapandita, trích dẫn lời kệ này để minh họa đỉnh cao của bố thí độ.


Phẩm II – Trì Giới Độ

II.1 Hạnh của Người nuôi nấng mẫu than (Màtipiposakacariyam)

1- Khi Như Lai là tượng chúa[1] ở rừng rậm, đang nuôi nấng mẫu thân của mình thì không có ai trên trái đất này kính trọng giới đức[2] của mình bằng Như Lai.

2- Một người thợ rừng trông thấy Như Lai ở rừng rậm bèn báo cáo cho nhà vua: “Tâu bệ hạ, một con tượng[3] có ích lợi cho ngài, nó đang sống trong rừng.

3- Không cần thiết để đề phòng nó, cũng không cần đến hố hầm hoặc cọc[4] nhọn. Nếu có ai nắm[5] lấy vòi của nó, nó sẽ tự mình đi đến đấy”.

4- Khi nhà vua nghe lời nói của anh ta thì lấy làm hoan hỉ bèn gửi một người quản tượng, một vị thầy khéo léo và dạy dỗ tốt.

5- Người quản tượng đó đi đến rừng, trông thấy Như Lai ở trong hồ sen đang giật những rễ sen[6] làm thức ăn cho mẹ.

6- Biết được giới đức của Như Lai người này bèn để ý đến những đặc điểm đó. Bèn nói rằng: “nào hãy đến đây con trai”, ông ta nắm lấy vòi của Như Lai.

7- Rồi lúc ấy sức mạnh tự nhiên của Như Lai ngày hôm nay giống như sức mạnh của một ngàn con voi.

8- Nếu Như Lai giận dữ với những ai có ý định đến bắt Như Lai, Như Lai có thể chà đạp cho đến chết thậm chí toàn thể vương quốc[7].

9- Tuy vậy Như Lai vì giữ giới đức, vì viên mãn trì giới độ, Như Lai sẽ không thay đổi ý định (ngay cả khi) họ cột[8] Như Lai vào cái cọc[9].

10- Nếu họ tấn công Như Lai ở đó bằng rìu hay bằng mác Như Lai cũng chẳng giận dữ với họ vì sợ mất giới đức.

II.2 Hạnh của Bồ-tát Bhùridatta[10] (Bhùridattacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là Bhùridatta[11] có một năng lực thần thông[12], Như Lai đến cõi trời[13] cùng với nhà vua Virùpakkha[14].

2- Ở đó Như Lai trông thấy toàn bộ chư thiên đều được hưởng hạnh phúc, họ nguyện giữ giới vì mục đích[15] sinh thiên.

3- Sau khi thấy được những nhu cầu vật chất của Như Lai[16], đã ăn để tiếp tục sống, quyết tâm theo đuổi bốn yếu tố[17], Như Lai nằm trên đỉnh một gò mối.

4- Có một người cần đến da trong, da ngoài, thịt, gân, xương của Như Lai, hãy để cho anh ta mang nó đi như Như Lai đã từng bố thí.

5- Khi Như Lai đang nằm, một người có tên là Àlampàna[18] bất nhẫn đã bắt Như Lai. Ném Như Lai vào trong cái giỏ, ông ta bắt Như Lai đi trình diễn hết nơi này đến nơi nọ.

6- Mặc dù bị ném vào giỏ, bị ông ta dùng tay đè bẹp xuống, Như Lai cũng không giận dữ với Àlampàna[19] vì sợ đứt giới.

7- Sự hy sinh bản thân Như Lai còn nhẹ hơn cọng cỏ. Sự thay đổi giới hạnh đối với Như Lai cũng giống như trái đất lộn ngược[20].

8- Với ngàn trăm kiếp liên tục Như Lai có thể hy sinh mạng sống của mình còn hơn là bỏ giới hạnh thậm chí vì làm vua cả thiên hạ.

9- Như vậy Như Lai vì giữ giới, vì viên mãn trì giới độ, sẽ không thay đổi ý định, thậm chí khi bị họ ném vào giỏ[21].

II.3 Hạnh của Bồ-tát Nàga-campeyya[22] (Campeyyanàgacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là Campeyyaka[23] có một năng lực thần thông, rồi thậm chí khi Như Lai là một người đứng đắn[24], nguyện giữ toàn bộ giới đức.

2- Rồi thậm chí ngay sau đó, một người dụ rắn[25] đã bắt Như Lai lúc Như Lai đang giữ bát quan[26], người ấy buộc Như Lai phải trình[27] diễn ở trước cổng hoàng cung[28].

3- Giả dụ khi người ấy nghĩ về màu xanh màu vàng hoặc màu đỏ[29], Như Lai phải tuân theo ý định, ý nghĩ của ông ta.

4- Như Lai có thể biến đất thành nước và ngược lại. Nếu Như Lai giận dữ với ông ta Như Lai có thể biến ông ta thành tro bụi.

5- Nếu Như Lai không có tâm vững chắc, chắc hẳn Như Lai đã bỏ giới, mục đích cao thượng[30] không thành tựu vì ai đó bỏ đi giới đức.

6- Hãy để cho thân xác này tan vỡ, hãy để cho nó tan tác ở chính nơi đây – không vì những điều đó Như Lai sẽ phạm giới dù rằng nó bị tan tác như tro trấu[31].

II.4 Hạnh của Bồ-tát Cùlabodhi[32] (Cùlabodhicariyam)

1- Một lần nữa, khi Như Lai là Cùlabodhi, là người rất giới đức, biết mình sắp gặp điều nguy hiểm, Như Lai bắt đầu xuất gia[33].

2- Một nữ Bà-la-môn có nước da như vàng ròng, chính bà ấy từng là vợ của Như Lai[34], không mong đợi kiếp tái sinh, và bắt đầu xuất gia.

3- Không dính mắc[35], không ham muốn người khác giới[36], không mong đợi một gia đình, hoặc một đoàn thể[37], cùng Như Lai đi từ làng này đến thành phố, chúng tôi đã đến được Barànasì.

4- Ở đó chúng tôi sống thu thúc, không ở với gia đình hay đoàn thể, cả hai chúng tôi sống trong sự thỏa thích, không bị quấy rầy, ở đó có ít tiếng ồn ào[38].

5- Khi nhà vua đến và trông thấy sự an lạc của chúng tôi, ông ta trông thấy người nữ Bà-la-môn. Ðến gần Như Lai và hỏi: “Bà ấy có phải là của nhà ngươi không, bà ấy là vợ của ai?”[39]

6- Khi nhà vua nói điều này, Như Lai bèn trả lời với ông ta: “Bà ấy không phải là vợ của tôi[40], bà ấy là người đồng đạo, cùng tôn giáo”.

7- Bị sắc đẹp của bà ta[41] làm mê mẫn, nhà vua ra lệnh cho những cận vệ[42] bắt giữ bà ta, dùng sức mạnh để ép buộc bà ta, nhà vua buộc nữ Bà-la-môn phải vào nội cung.

8- Chính bà ta là vợ của Như Lai do bởi chạm bình nước[43], cùng xuất gia[44] một tôn giáo – khi ông ta lôi kéo bà ta và cô ta bị dẫn đi mất, trong lòng Như Lai nổi lên cơn giận.

9- Khi cơn giận phát sinh Như Lai bừng tỉnh lại, nhớ lại hạnh nguyện[45] và lúc đó Như Lai đã nguôi cơn giận Như Lai không để nó bừng lên[46].

10- Nếu như có ai dùng dao nhọn tấn công nữ Bà-la-môn này, vì mục đích giác ngộ Như Lai sẽ không bao giờ phạm giới.

11- Người nữ Bà-la-môn đó đối với Như Lai không quan trọng, thậm chí ngay cả sức mạnh trong Như Lai cũng vậy. Ðối với Như Lai quả vị toàn giác thì thật quí báu, do đó Như Lai giữ gìn giới đức.

II.5 Hạnh của vua Ngưu ma vương[47] (Mahisaràjacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là một con trâu đi đây đó trong rừng[48], với thân thể khỏe mạnh, sung sức to lớn làm mọi người trông thấy phải sợ hãi.

2- Lúc thì ở trong hang núi[49], lúc thì ở trên sườn đồi dốc và dưới cội cây, gần một dòng nước, có một chỗ này, chỗ nọ dành cho loài trâu.

3- Ði lang thang trong rừng rậm Như Lai nhìn thấy một nơi thích hợp[50]. Như Lai đi đến nơi đó, dừng lại và nghỉ ngơi.

4- Rồi một con khỉ xấu xa, dơ bẩn nhanh nhẹn đến đó rồi tiểu tiện trên vai, trên trán và lông mày của Như Lai.

5- Và tiếp tục đến một ngày nọ, thậm chí lần thứ hai, ba, bốn nó cũng làm ô uế Như Lai. Như Lai luôn luôn bực mình vì nó.

6- Một con Dạ-xoa, biết được sự bực dọc của Như Lai bèn nói rằng: “Hãy dùng sừng và móng giết chết con vật xấu xa đó”.

7- Nghe được lời nói này, rồi Như Lai nói với con Dạ-xoa rằng: “Làm thế nào mà ngươi lại làm dơ bẩn Như Lai với những điều xấu xa dơ bẩn[51] đó?”

8- Nếu Như Lai giận dữ với nó vì việc đó thì Như Lai lại càng tồi tệ hơn[52] nó, và có thể làm mất giới đức và rồi có thể bị người khôn ngoan khiển trách chê bai.

9- Thật sự tốt hơn là chết vì sự trong sạch[53] còn hơn mà sống bị người đời chê bai. Thậm chí không vì mục đích sống mà Như Lai hành động theo cách gậy ông đập lưng ông.

10- Như Lai nghĩ như vầy, khi con khỉ[54] làm điều này với người khác thì người ta sẽ giết nó, đối với Như Lai thì sẽ tha thứ[55] điều này.

11- Ðây là điều khôn ngoan, tha thứ[56] sự bất kính giữa những người ở bậc hạ, trung, thượng, như vậy tâm Như Lai thành đạt, phù hợp với hạnh nguyện của Như Lai[57].

II.6 Hạnh của Ruru, vua của loài nai[58] (Rurumigaràjacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là Ruru, vua của loài nai có màu lông giống như vàng đánh bóng[59], đang giữ giới cao nhất[60].

2- Như Lai đi đến gần một vùng đất hiền hòa, an lạc, xa cách với loài người, rồi trú ở đó trên một bờ sông Hằng thơ mộng.

3- Rồi từ trên thượng lưu sông Hằng một người đàn ông đi đến, bởi sự ép buộc của những người chủ nợ, anh đã gieo mình[61] xuống dòng sông Hằng (và suy nghĩ), “Ta sống hay chết”[62].

4- Suốt ngày đêm anh ta bị cuốn trôi dọc theo dòng sông Hằng to lớn, kêu cứu thảm thiết, tiếp tục trôi ở giữa dòng sông Hằng.

5- Khi Như Lai đứng bên bờ sông Hằng, nghe được tiếng kêu vang thảm thiết của anh ta, bèn hỏi: “Này ông là ai?”

6- Khi Như Lai hỏi và anh ta giải thích là do mình hành động, “vì sợ hãi những người chủ nợ, tôi đã nhảy xuống dòng sông này”

7- Thương xót cho anh ta, Như Lai hy sinh mạng sống của mình[63], nhảy xuống (dòng sông[64]) Như Lai cứu anh ta thoát khỏi cảnh hiểm nghèo.

8- Khi Như Lai biết anh ta tỉnh lại[65] Như Lai nói với anh ta điều này: “Ta xin ngươi một đặc ân đừng nói cho bất cứ ai về ta[66]”.

9- Lúc về thành phố khi được mọi người hỏi câu chuyện, người này đã loan tin này để được giàu sang. Ðưa vị vua đến, anh ta đến gần Như Lai.

10- Và thuật tất cả những gì Như Lai đã làm cho nhà vua. Khi nhà vua nghe được những điều này, bèn gắn cung tên vào, “Ở đây ta sẽ giết kẻ vô ơn với bạn bè”.

11- Như Lai xin che chở cho anh ta và xin thay thế[67] mạng mình, “Tâu bệ hạ hãy để cho anh ta sống, tại hạ đây người sẽ mang cho ngài ý nguyện và niềm vui”.

12- Như Lai giữ gìn giới đức, Như Lai không giữ gìn mạng sống, đối với Như Lai giới hạnh chính là mục đích giác ngộ.

II.7 Hạnh của Bồ-tát Màtanga[68] (Màtangacariyam)

1- Và lại nữa, khi Như Lai là một đạo sĩ thắt bím tu khổ hạnh có tên là Màtanga, Như Lai là một người có giới đức và thiền định tốt[69].

2- Như Lai và vị Bà-la-môn[70] cả hai đều sống ở bờ sông Hằng, Như Lai sống ở thượng nguồn, vị Bà-la-môn sống ở hạ lưu.

3- Khi đi dọc theo bờ sông vị Bà-la-môn trông thấy liêu cốc của Như Lai ở bờ sông. Ở đó người này mắng nhiếc và chửi rủa Như Lai đến nỗi cái đầu của Như Lai muốn vỡ tung[71].

4- Nếu Như Lai giận dữ[72] với vị này, nếu Như Lai không giữ giới và chỉ nhìn vị này chắc hẳn cũng làm cho người Bà-la-môn này thành tro bụi.

5- Khi vị này chửi mắng Như Lai với những điều đó cơn[73] giận và sự xấu xa[74] quay lại với chính anh ta – Như Lai giúp người Bà-la-môn thoát khỏi việc đầu bị bể thành bảy mảnh bằng cách thiền định[75].

6- Như Lai giữ giới, không gìn giữ mạng sống của mình, vì đối với Như Lai giới hạnh là mục đích giác ngộ.

II.8 Hạnh của Bồ-tát Dhammadevaputta[76] (Dhammadevaputtacariyam)[77]

1- Lại nữa, khi Như Lai có một đoàn tùy tùng đông đảo[78], có năng lực thần thông, tên là Dhamma[79], con Dạ-xoa có quyền lúc đó chính là Như Lai, có lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh.

2- Nhắc nhở mọi người về thập thiện[80], Như Lai đi khắp từ làng xóm đến thành thị cùng với bạn bè và người hầu.

3- Một con Dạ-xoa xấu xa tham lam, muốn làm cho mọi người biết về thập ác[81] hắn ta cũng đi khắp trái đất[82] cùng với bạn bè và người hầu.

4- Cả hai chúng tôi đều nói về thiện và ác, cả hai kẻ thù tấn công nhau bằng càng xe ngựa, cả hai đối mặt[83] với nhau.

5- Một cuộc cải vả khủng khiếp[84] xảy ra giữa thiện và ác và một trận chiến ghê gớm sắp sửa xảy ra bắt nguồn từ thiện và ác[85].

6- Nếu Như Lai giận dữ[86] với hắn, nếu Như Lai không giữ phẩm chất của đạo sĩ khổ hạnh, thì chắc chắn Như Lai có thể làm cho hắn và đoàn tùy tùng trở thành tro bụi.

7- Nhưng vì giới đức được gìn giữ đã làm cho tâm Như Lai trở nên mát mẻ[87], tự hạ mình với mọi người, Như Lai từ bỏ con đường đi đến sự xấu xa.

8- Ngay khi Như Lai từ bỏ con đường đi đến sự xấu xa, tâm Như Lai trở nên mát mẻ, quả đất lập tức[88] nứt ra chôn vùi Dạ-xoa[89] hung ác.

II.9 Hạnh của Bồ-tát Alìnasattu[90] (Alìnasattucariyam) [91]

1- Ở thành phố Campilà[92], một thành phố tráng lệ, thuộc vương quốc Pancàla, có vị vua tên là Jayaddisa[93] đã có nhiều giới đức.

2- Như Lai là con trai của nhà vua đó, được giáo dục tốt[94] và có giới đức cao trọng, tên là Alìnasutta, có những phẩm chất đạo đức[95] luôn luôn chăm sóc những người hầu[96].

3- Cha tôi lúc đi săn nai đã từng gặp một Dạ-xoa[97]. Nó bắt lấy cha tôi và nói rằng: “ngài là món mồi của ta, đừng có bỏ chạy”

4- Nghe những lời này nhà vua run rẩy và sợ hãi khủng khiếp, tay chân rụng rời, khi trông thấy con Dạ-xoa đó.

5- Nhà vua nói: “Hãy lấy thịt nai đi, rồi thả cho ta đi”. Nhà vua hứa hẹn sẽ trở lại và sẽ mang lại sự giàu sang cho người Bà-la-môn, cha tôi dặn dò tôi:

6- “Này con trai, hãy gìn giữ vương quốc, đừng bỏ bê thành phố này. Cha hứa sẽ trở lại với con Dạ-xoa”

7- Như Lai thay thế cho cha ra đi[98], sau khi đảnh lễ cha mẹ, tháo bỏ kiếm cung rồi đi đến chỗ Dạ-xoa.

8- Nếu Như Lai trong tay có vũ khí khi đến gần Dạ-xoa có lẽ sẽ làm cho nó sợ hãi. Nếu Như Lai làm cho nó sợ hãi thì như vậy sẽ phạm giới.

9- Như Lai không nói những điều gì làm cho nó không bằng lòng vì sợ mất giới đức. Với tâm từ bi, Như Lai nói những lời ôn hòa[99] như vầy:

10- “Hãy nhóm lửa lên Như Lai sẽ gieo mình từ cành cây[100] xuống. Như Lai đã biết đến lúc chú[101] ăn thịt cháu”.

11- Như vậy vì lời nguyện giữ giới Như Lai không để ý đến mạng sống. Và Như Lai mãi mãi bài bác khuynh hướng của Dạ-xoa về việc tàn sát những chúng sinh.

II.10 Hạnh của Bồ-tát Sankhapàla (Sankhapàlacariyam) [102]

1- Một lần nữa, khi Như Lai là Sankhapàla, Như Lai là chúa loài rồng có năng lực thần thông, với nanh[103] nhọn làm vũ khí và hai lưỡi có nọc độc ghê gớm.

2- Ở ngã tư của một con đường cái có nhiều kẻ đạo tụ tập, Như Lai quyết tâm theo đuổi bốn yếu tố[104], Như Lai cư ngụ ở đó.

3- Một người cần đến da trong, da ngoài, thịt gân hoặc xương của Như Lai, Như Lai để người ấy mang đi như đã từng bố thí nó.

4- Những người thợ săn[105], dữ dằn thô lỗ, nhẫn tâm trông thấy Như Lai rồi chạy đến với gậy gộc trong tay của họ.

5- Ðâm vào mũi, đuôi và xương sống của Như Lai, treo Như Lai vào một cây cột, những người thợ săn xé toát Như Lai ra.

6- Nếu Như Lai muốn hành động, Như Lai chắc hẳn có thể phun lửa đốt cháy quả đất[106] to lớn này có núi rừng bao bọc xung quanh.

7- Mặc dù Như Lai bị đâm bằng cọc nhọn, bị chặt bằng dao, Như Lai không giận dữ với những người thợ săn – đây là trì giới độ[107].

Tóm tắt[108]

1. (8) Tượng chúa, Bhùridatta, Campeyya, Bodhi, Ngưu Ma vương Ruru, Màtanga và Dhamma, và Jayaddisa và con trai của ông ta.

2. (9) Tất cả những phần này là những đòi hỏi đầu tiên trong một phần viên mãn[109] giới đức một cách mạnh mẽ. Sau khi đã duy trì cuộc sống họ đã gìn giữ những thói quen giới hạnh.

3. (10) Khi Như Lai là Sankhapàla, thì luôn luôn bố thí mạng sống cho bất cứ ai như đã từng thực hành[110] – vì đó chính là trì giới độ.

*

Chú thích:

[1] Kunjara.

[2] Gunena, được giải thích như là sìlagunena ở bản chú giải Hạnh Tạng 110.

[3] Gaja.

[4] Các bản tiếng La tinh, bản in ở Rangoon viết là napi àlakakàsuyà, bản in ở Colombo viết là na piyàlhaka-, với vil. Napi àlahaka-, bản chú giải Hạnh Tạng III à laka- (ở một từ kép khác) v 5. V. CPD.

[5] Bản tiếng La tinh viết là samàgahite, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng ở Rangoon viết là sahaga, bản hạnh tặng ở Colombo viết là samam gahita.

[6] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng viết là bhisamulà, hai bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon viết là -mùlàla, những cánh hoa sen.

[7] Một bản dịch thoát dựa trên bản chú giải Hạnh Tạng 112 về patibalo bhave tesam yàva rajjampi mà nu sam, “tôi có khả năng không chỉ tiêu diệt anh ta người đến bắt tôi mà ngay cả toàn bộ quả dất này”.

[8] Pakkhi pantam.

[9] Bản tiếng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng viết là Àlake, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết là Àlhake, bản ở Rangoon viết là àlake. Như vậy Bồ-tát cũng cũng cho thấy quyết định vững chắc (cũng là một hạnh), bản chú giải Hạnh Tạng 113.

[10] Túc sanh truyện Bhùridatta số 543.

[11] Bản chú giải Hạnh Tạng 115 Bhùri là trái đất, datta là tên cha mẹ ông ta đặt. Bằng trí tuệ cao thượng của Bồ-tát ngài giống như quả đất. Do đó gọi là vị Bồ-tát Datta thông thái.

[12] Cũng ở trong sách, thần thông của Xà vương.

[13] Bản chú giải Hạnh Tạng 117, Tàvatimsa.

[14] Cùng trong sách Mãn xà vương. Bồ-tát là một trong bốn vị vua trời.

[15] Cùng trong sách, tái sinh ở, nghĩa là ở trong một số kiếp tương lai.

[16] Cùng trong sách chẳng hạn như là rửa mặt.

[17] Như ở phẩm 11. 10.2. Năng lực mạnh gấp bốn lần, chú giải Trung bộ III.194 trong Trung bộ I. 481 = 8 Tương ưng kinh II.28 = Tăng chi bộ I.50: “tôi sẳn sàng, da, gân, xương, và để cho máu và thịt kho đi”. Xin xem lời kệ tiếp và bản chú giải Hạnh Tạng 117, nói rằng chavicamma là một yếu tố phần còn lại được dùng riêng lẽ. Do đó Bel làm sai lạc bản chú giải: “Tứ vô lậu học: Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải thoát”mặc dù những hình thức này tạo nên bốn anga yếu tố, thành phần ở Tăng chi kinh II.79.

[18] Bản chú giải Hạnh Tạng 122, bản Hạnh Tạng Rangoon viết là àlambàyano, bản ở Colombo viết àlambano.

[19] Bản tiếng La tinh viết Àlampànenana, bản ở Colombo viết Àlambàịena, bản ở Rangoon viết Àlambàyena na.

[20] Bản tiếng La tinh viết uppattanà, bản chú giải Hạnh Tạng 122 viết uppatanà, bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon viết uppattamam. Bản chú giải Hạnh Tạng dùng từ parivattanà trong phần giải thích, với phân đối chiếu parivatteyyam … ở Luật tạng i.7. Ở đây ngài Mục-kiền-liên cho rằng ông ta sẽ đảo lộn quả địa cầu.

[21] Ðối chiếu phẩm II.1.9.

[22] Túc sanh truyện Campeyya, số 506.

[23] Mãn xà vương sống dưới sông Campà giữa Anga và Maggadha.

[24] Dhammika được giải thích là Dhammacàrin, pháp sư, chú giải Hạnh Tạng 126.

[25] Bản tiếng La tinh viết ahikundika, bản chú giải Hạnh Tạng 130 viết -gunthika, bản Hạnh Tạng Colombo -gunđika, bản ở Rangoon viết Tundika.

[26] Dhamacàrin, chú giải Hạnh Tạng. 129, người giải thích giáo pháp về mười cách cư xử tốt đẹp.

[27] Cùng trong sách 130 giải thích kìlati bằng kìlàpeti.

[28] Chỗ cư ngụ của vua Uggasena của xứ Barànasì.

[29] Bản Hạnh Tạng La tinh viết yam so vannam cintayati nìlapitam va lohitam, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết yam so vannam cintayati nìlan ca pìta lohitam; bản ở Rangoon viết yam yam so vannam cintayi nìlam va pìtalohitam.

[30] Quả vị Phật phù hợp với nguyện vọng của Bồ-tát được thực hiện dưới chân của đức Phật Dipankara, bản chú giải Hạnh Tạng 130f.

[31] Ðiều này dường như đề cập đến thân thế, bản chú giải Hạnh Tạng 131.

[32] Túc sanh Cullabodhi, số 443, cũng như Túc sanh truyện Màla số 21.

[33] Nekkhammam abhinikkhamim, “tôi tuyên bố từ bỏ thế gian và dục lạc của nó, bởi vì sợ sanh từ luân hồi cho nên Níp bàn thì gần kề” bản chú giải Hạnh Tạng 133

[34] Dutiyikà, đồng hành… trong đời sống gia đình.

[35] Niràlaya, chú giải Hạnh Tạng cho rằng giống àlaya với tanhà, tham ái, ái dục.

[36] Bản chú giải Hạnh Tạng 133 dùng như là nàtìsu tanhabandhanassa chinnattà, kể từ khi sợi dây ái dục đã hoàn toàn cắt đứt.

[37] Một dòng họ hỗ trợ các Tỳ-khưu và ẩn sĩ.

[38] Từ thú vật đến chim chóc, bản chú giải Hạnh Tạng.

[39] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết tuyh’ esàkassa bhariyà (bản Colombo viết bhàriyà), bản chú giải Hạnh Tạng 135, bản Hạnh Tạng Rangoon viết tuyhe sàkà? Kassa bhariyà? Và có nghĩa “cô ta là gì với ngài – vợ hay em gái? Có phải cô ta là vợ của người khác?”

[40] Bản chú giải Hạnh Tạng 135 giải thích rằng bà ta không phải là vợ của Bồ-tát cũng như ngài không phải là chồng của bà ta sau khi ngài xuất gia. Bà ta là pháp sư Bà-la-môn.

[41] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết là tassà, bản Hạnh Tạng ở Rangoon là tissà.

[42] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là cetake, bản chú giải Hạnh Tạng, hai bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon dùng cetake, bộ hạ của nhà vua, ràjapurisa.

[43] Odapattakiyà, một vợ được kết hôn sau khi chạm vào bình nước được gọi là adapattikà, bản chú giải Hạnh Tạng 135. Một trong mười loại người vợ trong Luật tạng iii. 140. Odapattakinn nàmaudakapattani àmasitva vàseti, đã chạm vào một bát nước ông ta cho phép bà ta sống ở trong nhà ông ta. Bảng chú giải Luật tạng 555, nhúng hai bàn tay của họ vào bình nước, ông ta nói, được kết hợp như nước này, như vậy đừng để họ bị chia xẻ. Mười loài người vợ cũng được nêu lên ở bản chú giải Vimànavatthu(73)

[44] Bởi lý do đi xuất gia cùng một thời gian.

[45] Sìlabbata, trì giới độ bản chú giải Hạnh Tạng 136.

[46] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết nàsàdi vaddhitumpari, bản chú giải Hạnh Tạng, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết nàdàsini vaddhitupari. Ðối với pari đọc là ‘pari, bản chú giải Hạnh Tạng chú thích upari, uddhani.

[47] Túc sanh truyện Mahisa số 278 in sai thành 275 ở bản Hạnh Tạng tiếng La tinh. Ðối chiếu Túc sanh truyện Màla số 33.

[48] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là Vanacàrako, bản chú giải Hạnh Tạng 140. Bản Hạnh Tạng ở Colombo viết pavanacàriko.

[49] Có lẽ là một mỏm đá dốc; bản chú giải Hạnh Tạng 140 viết là olambakàsilàkeitiya.

[50] Bản chú giải Hạnh Tạng, một nơi thoải mái dưới một cội cây.

[51] Bản chú giải Hạnh Tạng 12 dùng Kini twam makhesi kanapena… mani có nghĩa: sự việc không phù hợp để anh xúi giục tôi làm việc xấu xa tàn sát những sinh vật, v.v… và ông ta giải lý do ở những lời kệ tiếp theo.

[52] Tato hìnatano bhave bản chú giải Hạnh Tạng 142 dùng có nghĩa, “Như Lai sẽ làm cho mình càng giảm giá trị hơn, lamakataro, con khỉ ngu dốt được sinh ra ở một lớp thấp hơn (Bồ-tát), con trâu sẽ trở nên xấu xa hơn con khỉ”

[53] Sự trong sạch của việc trì giới, bản chú giải Hạnh Tạng.

[54] Con khỉ này.

[55] Từ việc tàn sát những sinh vật, bản chú giải Hạnh Tạng 143. Những con trâu khác có thể làm những điều mà con Dạ-xoa (sống ở trên cây) bảo họ, và giết con khỉ. Nhưng con trâu này, kiềm chế được lời khuyên của Dạ-xoa, vượt qua sự cám dỗ lấy mạng của người khác. Không có sự chứng tỏ ở những lời nói của vị Bồ-tát với Dạ-xoa được yêu cầu để giải thoát. Câu kệ 10 là câu duy nhất có sự tương tự ở Túc sanh truyện Mahisa.

[56] Sahanto, chú thích ở bản chú giải Hạnh Tạng 143 bằng khamanto.

[57] Ðặc biệt đối với quả vị toàn giác, nó không xa xôi với vị Bồ-tát (cùng trang sách).

[58] Túc sanh truyện Ruru số 482, đối chiếu Túc sanh truyện Màla số 26. Cách giải thích khác ở Jatakastaya số 17. Xin xem thêm Mi Tiên vấn đáp I, 292, n. 4.

[59] Bản Hạnh Tạng La tinh viết Suttatta. Các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết Suta.

[60] Bản chú giải Hạnh Tạng 144, nói paramasita – Samàhita cũng có nghĩa là giới đức trong sạch và tâm tập trung tốt, hoặc tâm giữ chánh niệm về giới đức trong sạch.

[61] Bản Hạnh Tạng La tinh viết patati, các bản in ở Rangoon và Colombo viết papati.

[62] Ở trong cả hai trường hợp những người chủ nợ không thể áp bức anh ta.

[63] Cajitvà, thường thường là hy sinh, dứt bỏ, ở đây dường như có ý nghĩa của liều lĩnh.

[64] Tassa, nói tổng quát với ý nghĩa vật bổ sung, bản chú giải Hạnh Tạng 146 bổ sung thêm rằng tattha cũng là tiếng Pàli (nghĩa là: văn tự, kinh điển) và nghĩa có ở đây là nadiyam. Ðây là địa điểm thuật lại số ít và có thể ngụ ý “gần con sông”.

[65] Sau hai hoặc ba ngày khi con nai đã cho anh ta ăn nhiều loại trái cây. Bồ-tát biết rằng anh ta đã hồi sức.

[66] “Ðừng kể lại cho nhà vua hoặc tể tướng rằng con nai vàng sống như vậy và một nơi như thế”. Bản chú giải Hạnh Tạng 147.

[67] Nimminim. Bản chú giải Hạnh Tạng 150 viết tam parivattesini … tassa maranam nivàresini, đối chiếu phẩm II. 9. 7 thay thế anh ta (bản thân tôi) Như Lai giúp anh ta thoát chết.

[68] Túc sanh truyện Màtanga số 494. Ở bản chú giải Hạnh Tạng 152 gọi là Màtangapandita.

[69] Cùng trong sách, người có năng lực thiền; jhàna.

[70] Một người Bà-la-môn từ bỏ gia đình đi xuất gia.

[71] Bể thành bảy mảnh vào ngày thứ bảy.

[72] Hạnh Tạng La tinh viết Ee kuppeyyam, bản chú giải Hạnh Tạng 157. Bản Hạnh Tạng ở Colombo pakuppeyyam, bảng ở Rangoon pakupeyyam.

[73] Với việc bể nát đầu đó.

[74] Duttha, ô nhiễm, xấu xa, thường do bởi cơn giận và thù hận (được hiểu).

[75] Trong Túc sanh truyện và bản chú giải Hạnh Tạng 160 phương tiện này, yoga mà Bồ-tát vào ngày thứ bảy đã ngăn được mặt trời mọc và nói với mọi người nếu Bồ-tát để mặt trời mọc thì đầu của vị ẩn sĩ Bà-la-môn sẽ vỡ tan bảy mảnh. Vì thế Bồ-tát bảo họ lấy một tảng đất sét đặt nó trên đầu người Bà-la-môn. Rồi Bồ-tát để cho mặt trời mọc thế là tảng đất sét bể ra làm bảy mảnh. Như thế vị Bà-la-môn thoát khỏi lời nguyền của ông ta.

[76] Túc sanh truyện Dhamma, số 457. Ðược nói đến ở Mi Tiên vấn đáp 202.

[77] Bản Hạnh Tạng La tinh viết Dhammàdhammadevaputtacariyam.

[78] Bản Hạnh Tạng La tinh viết mahàyakho, các bản khác ở Colombo, Rangoon viết mahàpakho, bản chú giải Hạnh Tạng 161 mahesakho, được giải thích bằng mahàparivàro.

[79] Một devaputta tái sinh ở cõi trời (kàmàvacara). Adhamma giống như vậy là devaputta tái sinh cùng thế giới chư thiên, bảng chú giải Hạnh Tạng 161f.

[80] Dasakusalakammapatha, xem phần I. 3, I, III. 14. 2.

[81] Bản Hạnh Tạng La tinh viết pàvake, bản chú giải Hạnh Tạng 162, các bản in ở Colombo, Rangoon viết là pàpake. Ví dụ mười loại lửa được trình bày ở Trung bộ kinh I.286f, và được nói tời ở Túc sanh truyện IV.10 bằng tựa đề giống nhau của chúng – akusalakammapatha của tác giả BCL “đốt cháy với 10 loại lửa” phải được liên hệ với cách đọc pàvake và hai nghĩa của dìpeti, nhóm, đốt lửa và để minh họa, giải thích.

[82] Sự đối đầu diễn ra trên bầu trời trong Túc sanh truyện. Bản chú giải Hạnh Tạng 162 do đó ghép vào đây từ àsana, gần, kề bên (jambadìpa).

[83] Samimhàti samàgatà sammukhì bhùta, bản chú giải Hạnh Tạng 163. Họ gặp nhau khi đang đi ngược chiều với nhau cùng với đoàn tùy tùng.

[84] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là asma, bản chú giải Hạnh Tạng 2, bản Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon viết là bhesma. Ðối chiếu assa và bhasma, Morris bỏ của hội Pàli Text (JPTS) 1891 – 3, p. 10.

[85] Xem n.7.

[86] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết là pakuppeyyani bản Hạnh Tạng ở Rangoon kup-.

[87] Phát sinh khantìvàmettà (nhẫn nhục và tâm bi) hai độ, cũng là lòng nhân từ, bản chú giải Hạnh Tạng 166.

[88] Cùng trong sách tãvade ti tam khananneva, ngay ở khoảnh khắc đó, ngay lập tức.

[89] Ở những sự kiện khác được ghi chép lại khi ở quá khứ atìte, Devadatta bị dtấ nuốt, ví dụ Túc sanh truyện ở các số 222, 518. Ở Túc sanh truyện Dhamma Adhamma, ở đây Dạ-xoa hung ác, được đồng hóa với Devadatta. Năm sự kiện khác được ghi chép lại ở Mi Tiên vấn đáp 101, khi ở hiện tiền, etarahi, những người làm việc xấu xa ác độc bị quả đất nuốt. Một trong những kẻ đó là Devadatta, xem Apadàna trang 300, bản chú giải Apadà. 121ff, bản chú giải Pháp cú kinh i. 147ff.

[90] Jayadissa – Jàtaka số 513.

[91] Túc sanh truyện viết là Jayaddisacariyam, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng ở Rangoon viết là Alìnasattu-, bản Hạnh Tạng ở Colombo là Alìnassattu- và -satta.

[92] Hạnh Tạng La tinh viết là Kapillà, bản chú giải Hạnh Tạng 167, bản Hạnh Tạng ở Rangoon viết là kapilà, in ở Colombo là Kampilà. Ở những nơi khác là kampilla.

[93] Tiêu diệt những kẻ thù.

[94] Sutadhama, Bồ-tát đã nghe, nghĩa là đã biết, tất cả các hoàng tử phải biết, Bồ-tát đã biết nhiều, bahussuttà, bản chú giải Hạnh Tạng 168.

[95] Trong sách. Có những phẩm chất tuyệt vời của một đấng cao thượng.

[96] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là anuttara-rarijjano, cao thượng ở, bản chú giải Hạnh Tạng anuratta – parijano, hiến dâng cho, bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon viết là anurakkha – parijano, bảo vệ; đặc biệt là với tứ vô lượng tâm, hoặc bố thí, sangahavatthu (được đề cập ở phẩm III. 14. 2 và được nêu lên ở Trường bộ kinh ii 152, 232, Apàdana ii 32) xem bản chú giải Hạnh Tạng 168.

[97] Con trai của Yakkhinn, cùng trong sách.

[98] Ðối chiếu phẩm II. 6. 11.

[99] Hitavàdì, hoặc nói những gì tốt đẹp, lợi ích, nói một cách thân thiện.

[100] Túc sanh truyện Jayaddisa, tập V, 33 ở đây đề cập đến con thỏ nhảy vào đống lửa, xem ở trên I. 10.

[101] Pitàmaha, tổ tiên? Kẻ ăn thịt người, nửa lốt người là em trai của nhà vua, và chú của hoàng tử.

[102] Túc sanh truyện Sankhapàla số 524.

[103] Hai trên , hai dưới, bản chú giải Hạnh Tạng 175.

[104] Xem phẩm II. 2. 3.

[105] Bhojaputtà, được giải thích bằng luddaputtà ở chú giải Hạnh Tạng 177, cả hai từ đều thấy ở Túc sanh truyện V. 172 được phiên dịch “những kẻ dâm đảng, những kẻ côn đồ”.

[106] Quả địa cầu to lớn Sasàgara, với biền, bản chú giải Hạnh Tạng 178 được dùng như có biển bao bọc xung quanh.

[107] Theo bản chú giải Hạnh Tạng 178f, Bồ-tát biểu lộ tất cả những phẩm hạnh. Câu kệ này được trích dẫn ở Túc sanh truyện I, 45, bản chú giải Phật Tông. 60. bản chú giải Apandàna 50 mô tả sự cao cả nhất của trì giới độ.

[108] Về ký hiệu của những lời kệ sau, xem phần giới thiệu trang XI.

[109] Parikkhàrà padesikà. Phẩm hạnh của chín tiền kiếp, được nói đến ở bài kệ S1 (với những lời kệ không tiếp theo đề cập đến ở các bài kệ ở trang 3 phần tóm tắt cuối phẩm I, II, III) ở trên sẽ xuất hiện là những phần cơ bản cần thiết để kết thúc trì giới độ như được Bồ-tát Sankhapàla thể hiện. Chúng không tách rời với thành quả cuối cùng, nhưng sappadesà, có lẽ mang ý nghĩa “được kết hợp” hoặc “sát nhập với nó”, cho thấy quá trình thông hiểu đầy đủ về độ trì giới là một sự quá trình ra từ từ. Ðối chiếu phẩm I. 10. S3.

[110] Yassa kassaci. Ðiều dường như có nghĩa là, những người bất chấp người này giữ gìn giới đức nhưng không kể đến mạng sống. Ðối chiếu bản chú giải trong bộ kinh IV. 170 của Bồ-tát, bố thí bất cứ điều gì, không có điều nào hơn giới đức.


Phẩm III – Xuất Gia Độ

III.1 Hạnh của Bồ-tát Yudhanjaya[1] (Yudhanjayacariyam)

1- Khi Như Lai là Yudhanjaya, một hoàng tử nổi tiếng, Như Lai cảm thấy xao xuyến khi thấy một giọt sương rơi trong nắng ấm[2].

2- Thấy được hình ảnh đó Như Lai lại càng xúc động. Ðảnh lễ cha và mẹ Như Lai xin được xuất gia.

3- Họ chấp tay lại, cùng với thần dân, quần thần của triều đình, họ van xin Như Lai, “Này con trai, chính ngày hôm nay con sẽ gìn giữ vương quốc[3] giàu mạnh và thịnh vượng này”.

4- Trong khi đám đông cùng với nhà vua, cung nữ, những thần dân và bá quan trong triều khóc than thảm thiết, Như Lai xuất gia[4] mà không mong cầu.

5- Ðó chính là sự giác ngộ, Như Lai từ bỏ ngai vàng, người thân, người hầu và danh vọng, Như Lai không hối tiếc bất cứ điều gì về nó[5].

6- Cha mẹ và tùy tùng đối với Như Lai[6] thì quan trọng. Nhưng quả vị toàn giác thì lại quí báu hơn, do đó Như Lai từ bỏ vương quốc.

III.2 Hạnh của Bồ-tát Somanassa[7] (Somanassacariyam)

1- Lại nữa, khi ở thành phố tráng lệ Indapatta[8], Như Lai là một vị hoàng tử có tên là Somanassa, Như Lai được cha mẹ mong mỏi và rất quí báu đối với họ và rất nổi tiếng.

2- Như Lai là một con người có giới đức, có những phẩm chất tốt[9], có lời nói ôn hòa, kính trọng bậc trưởng lão, khiêm tốn, và sâu sắc trong tình cảm[10].

3- Có một đạo sĩ giả danh được[11] nhà vua yêu mến. Ông ta sống[12] bằng cách chăm sóc cây vườn và hoa lá.

4- Biết được ông ta là người giả danh giống như một đống trấu mà không có hạt gạo[13], và[14] một cây không có ruột, giống như cây chuối lá không có lỏi cứng Như Lai nghĩ như vậy.

5- “Người này vì sinh kế của mình không có giới đức[15] hướng tới những gì tốt đẹp, đã xa rời đạo hạnh, và từ bỏ sự khiêm tốn cùng với giới hạnh tinh khiết”.

6- Biên giới bị những bộ lạc lân bang khuấy[16] nhiễu. Cha tôi đi xa để bình định, dạy tôi rằng:

7- “Này con yêu dấu, con đừng lơ là với vị đạo sĩ khổ hạnh có giới đức. Ông ta là nguời mang lại những điều mong mỏi của chúng ta, hãy tuân theo với những mong cầu của ông ta”.

8- Tiếp tục hầu hạ ông ấy, Như Lai nói những lời này: “Như Lai hy vọng ông được tốt đẹp[17], người chủ nhà[18] hoặc bất cứ thứ gì có thể mang lại cho ông[19]”.

9- Ở người giả danh này với sự ngã mạn và lấy làm giận dữ[20] rồi nói rằng: “Hôm nay[21] ta sẽ giết ngươi hoặc đuổi ngươi ra khỏi vương quốc này”

10- Sau khi nhà vua đã bình định khu vực biên giới nói với người giả danh, “Thưa đại vương, tôi hy vọng rằng ngài được tốt đẹp và được mọi người tôn kính”. Người Bà-la-môn xấu xa nói với nhà vua lý do sao hoàng tử bị chết.

11- Khi nhà vua nghe những lời nói của ông ta bèn ra lệnh “Hãy cắt đầu hoàng tử bất cứ khi nào gặp[22] và chặt hoàng tử[23] ra làm bốn mảnh, và trưng bày cho mọi người xem” – đấy là hình phạt cho những ai có ý khinh khi những vị đạo sĩ có tóc bím.

12- Do đó những người hành hình[24] hung ác, thô lỗ, nhẫn tâm, bắt đầu lôi kéo Như Lai đi chỗ khác khi Như Lai đang ngồi trong lòng mẹ.

13- Như Lai nói với họ “hãy đưa ta đến trước nhà vua – khi họ đang bịt mắt Như Lai – Như Lai có điều muốn nói với nhà vua”.

14- Họ đưa Như Lai đến trước mặt vị vua xấu xa, người đệ tử của vị Bà-la-môn. Khi Như Lai trông thấy nhà vua Như Lai thuyết phục ngài và nhà vua đã nghe theo lời của Như Lai.

15- Trong trường hợp này nhà vua xin Như Lai tha thứ và ông ta sẽ giao lại vương quốc. Nhưng Như Lai không còn vướng bận[25] trần tục[26] và quyết định đi xuất gia.

16- Không phải là vương quốc đó không quan trọng đối với Như Lai, cũng như những lạc thú nhưng quả vị toàn giác đối với Như Lai càng quí báu hơn, do đó Như Lai từ bỏ vương quốc.

III.3 Hạnh của Bồ-tát Ayoghara[27] (Ayogharacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là con trai của vua Kàsi lớn lên trong nhà bằng sắt[28], Như Lai có tên là Ayoghara.

2- Khi Như Lai bảo rằng: “cuộc sống của con gặp nhiều khó khăn, con được nuôi dưỡng trong nơi tù túng[29], chính ngày hôm nay, con sẽ nắm lấy vương quốc này[30]

3- Cùng với những vương quốc, các thành phố, thần dân” đảnh lễ hoàng tử Như Lai đáp lễ lại, sau đó Như Lai nói những lời này.

4- “Bất cứ chúng sinh nào sống trên vương quốc này, thấp hèn, cao quí, trung lưu không cần sự bảo vệ họ cùng nhau lớn lên trong gia đình của mình với những người đàn ông thân thuộc”.[31]

5- Cách nuôi nấng của Như Lai bị nhốt lại thì thật hi hữu trên thế gian. Như Lai đã lớn lên trong cái nhà bằng sắt không có ánh sáng mặt trăng hay mặt trời.

6- Khi Như Lai nằm trong bào thai của mẹ gặp phải những điều khó chịu bó buộc, bây giờ lại một lần nữa Như Lai bị ném vào một cái nhà sắt có nhiều nỗi đau đớn và sợ hãi hơn.

7- Nếu Như Lai tìm được sự thỏa thích với quyền lực[32] Như Lai sẽ là người xấu xa nhất[33] trong những người xấu xa, vì Như Lai đến từ nơi đau khổ tàn ác như thế này.

8- Thân thể Như Lai suy yếu, Như Lai không thiết tha đến quyền lực, Như Lai sẽ đi tìm sự giải thoát nơi cái chết sẽ không còn đe dọa Như Lai “

9- Nghĩ như vậy trong lúc đó đám đông đang kêu gào thảm thiết[34], giống như con tượng thoát khỏi sự xiềng xích của nó[35] Như Lai đi vào rừng rậm

10- Cha mẹ của Như Lai và sự nổi tiếng của Như Lai cũng quan trọng. Nhưng đối với Như Lai quả vị toàn giác lại càng quí hơn, do đó Như Lai từ bỏ vương quốc[36].

III.4 Hạnh liên quan đến những cành hoa sen[37] (Bhisacariyam) [38]

1- Lại nữa, khi Như Lai sinh sống trong một thành phố huy hoàng tráng lệ có tên là Kàsi, Như Lai có một em gái và bảy em trai[39] cùng sinh ra trong một gia đình trí thức[40].

2- Như Lai là anh cả, có giới đức trong sạch. Nhìn thấy có sự nguy hại, Như Lai hoan hỉ xuất gia.

3- Cha mẹ của Như Lai báo cho bạn bè nhất trí mời Như Lai đến dự tiệc. Họ nói rằng: “Hãy gìn giữ phả hệ gia đình”.

4- Bất cứ những điều gì họ nói là những điều mang lại hạnh phúc ở vương quốc, nhưng đối với Như Lai nó giống như lưỡi cày bị nóng lên và thô cứng[41]

5- Rồi họ hỏi Như Lai về nguyện vọng của mình, người đã từ khước vương quốc, “Này bằng hữu bạn khát khao[42] điều gì mà lại không thích hưởng lạc thú?”

6- Như Lai nói những lời như vậy với những người đang đi tìm hạnh phúc cho Như Lai, sự khát khao của Như Lai là việc thiện[43], “Như Lai không khát khao vương quốc, Như Lai hoan hỉ được xuất gia”.

7- Khi họ nghe những lời nói của Như Lai, họ thông báo[44] với mẹ cha của Như Lai. Mẹ cha Như Lai nói như vầy: “Thưa quí ngài[45], tất cả[46] chúng tôi đều xuất gia”.

8- Chúng tôi cùng em gái và bảy em trai với[47] bố mẹ từ bỏ sự giàu sang, và đi vào rừng rậm.

III.5 Hạnh Bồ-tát Sona khôn ngoan[48] (Sonapanditacariyam) [49]

1- Lại nữa, khi Như Lai sống ở thành phố Brahmavaddhana[50] ở đó Như Lai được sinh ra trong một gia đình cao quí nổi tiếng và rất giàu có.

2- Rồi ngay sau đó, Như Lai nhận thấy toàn thể chúng sinh đang bị mù quáng, bị cuốn trôi vào bóng tối[51], tâm Như Lai trở nên thức tỉnh như thể bị một mũi nhọn đâm vào da thịt.

3- Sau khi trông thấy nhiều hình thức xấu xa, rồi Như Lai nghĩ như thế này “Khi từ bỏ đời sống gia đình, Như Lai sẽ vào rừng”.

4- Rồi những người thân thuộc cũng[52] mời[53] Như Lai đến hưởng lạc thú, Như Lai cũng nói với họ về khát khao của mình, “đừng mời Như Lai những thứ này”

5- Em trai của Như Lai là Nanda một bậc trí tuệ, nó cũng theo sự giáo dục[54] của Như Lai, tìm ra được cùng một niềm vui khi xuất gia.

6- Như Lai Sona và Nanda cùng cha mẹ, ngay sau đó từ bỏ tài sản rồi vào rừng rậm.

*

Chú thích:

[1] Túc sanh truyện Yuvanjaya số 460.

[2] Bồ-tát nghĩ về sự vô thường và cuộc đời ngắn ngủi, bản chú giải Hạnh Tạng 183.

[3] Mahàmahim, văn chương quả đất vĩ đại, có nghĩa là vương quốc.

[4] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 184 viết là hi pabbajim, hai bản Hạnh Tạng ở Rangoon và Colombo viết là parivajjim, bỏ đi “hi”.

[5] Chỉ nghĩ về đạo quả giác ngộ, bản chú giải Hạnh Tạng 185.

[6] Bản Hạnh Tạng La tinh bỏ. Ðối chiếu III. 3. 10 nơi Như Lai, với Như Lai, xảy ra.

[7] Túc sanh truyện Somanassa số 505.

[8] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là Indapatthe, bản chú giải Hạnh Tạng 186, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết -patte.

[9] Ðức tin, nhiều sự tin tưởng và … bản Hạnh Tạng 186.

[10] Ðối chiếu phẩm II. 9. 2n.

[11] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là àsi, hai bản in ở Colombo và Rangoon viết là ahosi.

[12] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là so jìvati, các bản in ở Colombo và Rangoon bỏ so.

[13] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 190, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết tan-, bản ở Rangoon viết atandulam.

[14] Bản Hạnh Tạng La tinh, hai bản khác ở Rangoon và Colombo đều dùng ca, bản chú giải Hạnh Tạng dùng va.

[15] Dhamma.

[16] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản ở Colombo viết là ahosi, bản ở Rangoon lại viết ahu.

[17] Nghĩa là tốt đẹp, kusala, ở thân thể, bản chú giải Hạnh Tạng 191.

[18] Somanassa trông thấy ông ta tưới cây và biết ông ấy là người bán rau quả, panịika, bản chú giải Hạnh Tạng 190.

[19] Vàng, được chạm trổ tinh vi hoặc không, cũng trong sách 191. Vàng đã không được bố thí cho những ẩn sĩ. Hạnh Tạng La tinh viết là àhariyyatu, bản chú giải Hạnh Tạng, các bản in ở Colombo và Rangoon viết là -ìyatu.

[20] Ðược gọi như là “vị trưởng giả, gia trưởng”, bản chú giải Hạnh Tạng.

[21] Thời gian khi nhà vua sẽ trở về (cùng trong sách).

[22] Tatth’eva ở bất cứ nơi nào ông ta gặp anh ta (Bồ-tát) cùng ở trong sách.

[23] Thân thể của Bồ-tát (cùng trong sách).

[24] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là tatth’akàrunika, bản chú giải Hạnh Tạng 191, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon dùng tatthakàranikà.

[25] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là dàlayetvà, bản in ở Colombo viết dàlayitvà, bản chú giải Hạnh Tạng 194. Bản in ở Rangoon viết là dàlayitvà.

[26] Do ảo tưởng, mù quáng, Bồ-tát nhận thấy được sự nghèo của tham dục, bản chú giải Hạnh Tạng 194.

[27] Túc sanh truyện Ayoghara số 510, đối chiếu Túc sanh truyện Màlà số 32.

[28] Ayoghara. Bồ-tát được nuôi dạy ở đây để tránh được sự rắc rối của loài phi nhân, Dạ-xoa nữ đã ăn thịt hai người anh, bản chú giải Hạnh Tạng 195f.

[29] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là pati posito, các bản khác ở Colombo và Rangoon viết là patiposito. Bản chú giải Hạnh Tạng 197 giải thích sampite bằng sambàdhe.

[30] Vasudhà.

[31] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Colombo Saha ĩãtibhi, bản Hạnh Tạng Rangoon Saka ĩãtibhi, bản chú giải Hạnh Tạng saka nàtithì ti sakehi nàtihi sammo – damànà visitthà (thường thường. w. r) anukkanthità. Ðối chiếu I. 9. 56n.

[32] Rajjesu, rajje được sử dụng ở bản chú giải Hạnh Tạng 197

[33] Uttama, được giải thích như nihìnatama, cùng trong sách.

[34] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng ở Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng 198 viết là viravantam mahàjanani, bản Hạnh Tạng Rangoon – vante – jane

[35] Bồ-tát phá tan xiềng xích của tham ái bản chú giải Hạnh Tạng.

[36] Ðối chiếu phẩm III, I. 6 phẩm III. 2. 16

[37] Túc sanh truyện Bhisi số 488. Ðối chiếu Túc sanh truyện Màlà số 19. Khi vị trời Ðế Thích thử thách những nguyện vọng cao thượng của Mahàkancana (Bồ-tát) và những anh chị em của ngài, tất cả những người này đều là những ẩn sĩ, bởi lý do Mahàkancana chia xẻ trái cây hái ở trong rừng nhưng trước khi ông đưa vào miệng thì thức ăn biến mất, thân nhân của Bồ-tát chuốc lấy những tai ương cho bản thân họ nếu như có bất cứ tội lỗi nào về việc trộm cắp nhiều cành hoa sen bhisa.

[38] Bản chú giải Hạnh Tạng 200 Mahàkancana.

[39] Bản Hạnh Tạng Rangoon thêm ca.

[40] Ðược bổ sung bằng bản chú giải Hạnh Tạng 200 chú giải ngắn gọn sotthiya, được hiểu biết bởi udita, có tước vị được nâng lên.

[41] Những lời nói làm tai của ông ta nóng bừng lên, giống như lưỡi cày bị nóng lên khi cày suốt cả ngày.

[42] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản ở Colombo viết là patthayasi, bản ở Rangoon viết yase 7. Các bản Hạnh Tạng latinh, bản ở Rangoon viết atthakàmo, bản ở Colombo -kàma, bản chú giải Hạnh Tạng 202 viết là attha-, và nói attakàmo ti attan atthakàmo… atthakàmo ti pi pàti.

[43] Các bản Hạnh Tạng La tinh, bản ở Rangoon viết atthakàmo, bản ở Colombo -kàma, bản chú giải Hạnh Tạng 202 viết là atta-, và nói attakàmo ti attan atthakàmo… atthakàmo ti pi pàti.

[44] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 202 viết là sàveyyuư, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, và Rangoon là savàyuư

[45] Bho, bản chú giải Hạnh Tạng nói họ đang nói với những vị Bà-la-môn.

[46] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là pi, các bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon viết là va.

[47] Bản Hạnh Tạng Colombo bỏ ca

[48] Túc sanh truyện Sona-Nanda số 532

[49] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 209, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết là Sona- Túc sanh truyện là sona-

[50] Tên cũ của Bàranasì, Túc sanh truyện IV. 119

[51] Do thiếu hiểu biết, bản chú giải Hạnh Tạng 211, bản Hạnh Tạng La tinh -otthatam, bản chú giải Hạnh Tạng, các bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon viết -tam

[52] Tham khảo trở lại phẩm III. 3. Nhà bảo sanh bằng sắt, bản chú giải Hạnh Tạng

[53] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng viết nimantimsu, các bản ở Rangoon và Colombo -temsum

[54] Trong việc trì giới… bản chú giải Hạnh Tạng.


Phẩm III – Quyết Định Độ

III.6 Hạnh Bồ-tát Temya khôn ngoan[1] (Temyapanditacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là con trai của vua Kàsi và có tên là Màgapakkha[2], nhưng họ gọi Như Lai là Temiya[3]

2- Trong mười sáu ngàn cung phi mĩ nữ của nhà vua chưa ai sinh được con trai[4]. Sau nhiều ngày nhiều đêm, Như Lai là người duy nhất được sinh ra.

3- Trên giường của Như Lai có một cái lọng màu trắng che chở Như Lai. Cha Như Lai nuôi nấng lớn lên, một đứa con trai yêu dấu, một dòng dõi quí tộc, một người thông thái, thật là quí báu.

4- Như Lai thức dậy sau khi ngủ trên một cái giường lộng lẫy rồi Như Lai trông thấy cái lọng bị phai màu có nghĩa là Như Lai phải đi chuộc tội[5].

5- Thấy hình ảnh của cây lọng như vậy Như Lai phát sinh nỗi sợ hãi ghê gớm. Như Lai đi đến quyết định “Như Lai sẽ thoát ra[6] nơi này[7] bằng cách nào[8]?”

6- Một vị chư thiên trước đây là thân nhân của Như Lai[9], mong muốn sự hạnh phúc của Như Lai, thấy Như Lai đau đớn, bèn khuyên Như Lai về ba cách cư xử[10]

7- “Trước tất cả mọi người đừng tỏ vẻ thông minh[11] hãy giả làm như một kẻ khùng điên[12], để cho mọi người khinh khi ngài – như vậy Như Lai sẽ có sự sung sướng[13]”

8- [14]Khi nghe xong những lời này Như Lai nói với bà ta: “Như Lai sẽ thực hành theo lệnh như bà[15] đã nói. Bà ước ao Như Lai được sung sướng khỏe mạnh.”

9- Khi Như Lai nghe được những lời nói của bà ta Như Lai cảm thấy nó như là một điều kỳ diệu. Hân hoan, đắc chí, Như Lai nhất quyết tuân theo ba yếu tố:

10- Như Lai là người câm, điếc và què quặt không thể đi lại[16]. Như Lai quyết tâm sống theo ba yếu tố này trong mười sáu năm.

11- Sau đó họ sờ nắn tay chân, lưỡi và mắt[17] của Như Lai nhận thấy Như Lai không có một khuyết tật nào và cho ta là một người bất hạnh[18].

12- Rồi tất cả mọi người trong xứ[19], những quan lại và các tu sĩ, cùng tất cả mọi người nhất quyết loại Như Lai sang một bên.

13- Khi Như Lai nghe những quan điểm của họ, Như Lai lấy làm hân hoan, vui vẻ vì mục đích mà Như Lai tu tập khổ hạnh là mục đích mà Như Lai đã thành tựu.

14- Sau khi tắm rửa cho Như Lai, xoa dầu cho Như Lai, đeo cho Như Lai một vương miện trên đầu[20], sau khi làm lễ rải nước thánh cho Như Lai, họ đưa Như Lai đi vòng quanh thành phố có lọng che.

15- Giữ nó ở trên cao trong bảy ngày, vào một ngày khi thiên thể của mặt trời xuất hiện, người đánh xe ngựa đưa Như Lai ra khỏi chiếc xe ngựa, rồi đưa vào rừng.

16- Giữ chiếc xe ngựa lại khoảng trống, người đánh xe ngựa cho con ngựa chạy thoát[21], người đánh xe đào một cái hố và chôn Như Lai ở đó.

17- Như Lai cương quyết[22] giữ vững quyết tâm bằng những hình thức khác[23], Như Lai không từ bỏ[24] quyết định độ vì mục đích giác ngộ.

18- Ðối với Như Lai[25] cha mẹ và bản thân Như Lai cũng quan trọng. Nhưng quả vị toàn giác lại càng quí hơn, do đó Như Lai quyết tâm theo đuổi điều đó[26].

19- Như Lai sống trong mười sáu năm để quyết tâm theo đuổi những yếu tố đó. Không có ai giống như Như [27]Lai ở sự quyết tâm đó – đây là quyết định độ của Như Lai.

*

Chú thích:

[1] Túc sanh truyện Mùgapakkha số 538 cũng gọi là Túc sanh truyện Temiya

[2] Một người câm và tàn tật

[3] Vào ngày Bồ-tát sinh ra có một trận mưa rào lớn làm ướt đẩm ông ta, temiya

[4] Mặc dù Pumo thường đề cập đến người nam, bản chú giải Hạnh Tạng 216 ở đây nó không có nghĩa duy nhất một đứa con trai, và nhà vua cũng không có con gái.

[5] Các vị vua rất tàn ác, đã tích lũy nhiều lầm lỗi dẫn đến Niraya (hỏa ngục). Bản chú giải Hạnh Tạng 218 nêu ra tato tatiye attabhàve aham niraye gato, ở tính cách đặc trưng thứ ba từ bây giờ tôi đã phải đi đến hỏa ngục. Ba tính cách “đặc trưng” này được nêu rõ ở Túc sanh truyện VI. 2

[6] Bản Hạnh Tạng La tinh viết muccissam, bản chú giải Hạnh Tạng 218 munceyyam, các bản Hạnh Tạng Colombo, Rangoon viết muncissam.

[7] Vương quốc bất hạnh này, bản chú giải Hạnh Tạng.

[8] Bản Hạnh Tạng La tinh viết kadàham, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng Colombo, Rangoon viết là Kathàham, khi nào Như Lai sẽ?

[9] Mẹ của Bồ-tát ở một kiếp trước.

[10] Ðể thoát khỏi sự cai trị tàn ác, bản chú giải Hạnh Tạng 219.

[11] Bản Hạnh Tạng La tinh viết pandiccam, các bản ở Colombo, Rangoon viết là pandiccayam, cũng như bản chú giải Hạnh Tạng 219 nói “hoặc pandiccam này là một cách đọc”

[12] Bản Hạnh Tạng La tinh viết bahumatam sappànimam, hai bản ở Colombo, Rangoon, Túc sanh truyện VI. 4 viết là bàlamato bhava sabba pàninam,

[13] Tava’om, ở Hạnh Tạng La tinh.

[14] Những câu kệ 8 – 11 được xếp đặt ở đây cũng như ở các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon.

[15] Tvam, chỉ ở Túc sanh truyện viết là mam.

[16] Gativivajjito, bản chú giải Hạnh Tạng, im lặng.

[17] Ðể thử xem Bồ-tát có phải là câm điếc, một người tàn tật.

[18] Kàlakanì, có tai màu đen. Ðối chiếu bản chú giải Pháp cú kinh iii. 31, 38 về tính ngữ bao hàm một điều xấu.

[19] Bản Hạnh Tạng La tinh viết janapadà, các bản in ở Colombo, Rangoon viết là jàna-

[20] Vethevà ràjavethanam, cũng được giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng 223.

[21] Bản Hạnh Tạng La tinh viết hatthamuncitam, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng Colombo viết -muncito, bản ở Rangoon muccito.

[22] Bản Hạnh Tạng La tinh tajjanto, bản chú giải Hạnh Tạng, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết ento.

[23] Tham khảo nhiều kinh diễn khác nhau những người nuôi nấng Như Lai tìm cách khám phá điều gì bất ổn xảy ra với ngài cho tới khi ngài được 16 tuổi, xem lời kệ 10.

[24] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Colombo viết là vatam, bản ở Rangoon chỉ dùng tam.

[25] Ðối chiếu phẩm I. 8. 16, phẩm III. I. 6.

[26] Mô tả sự cao cả của quyết định độ, lời kệ này được trích dẫn ở Túc sanh truyện I. 46. Bản chú giải Phật Tông. 61. Bản chú giải Apandàna. 51, tất cả đọc na (pi) me dessam mahàyassam, sự giàu sang (hoặc những phần lớn lao tiếp theo) cũng không thỏa mãn (Như Lai) tôi đối với của Hạnh Tạng là attà na me ca dessiyo.

[27] Bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết “nhét tôi (Như Lai)”, ngược lại với âm luật, nhưng hòa hợp với các câu kệ ở phẩm III. 7 và phẩm III. 9. 14.


Phẩm III – Chân Thật Độ

III.7 Hạnh của Hầu vương[28] (Kapiràjacariyam)

1- Khi Như Lai là một con khỉ sống trong hang ở khe của một bờ sông bị một con cá[29] sấu đe dọa, Như Lai không có cơ hội để đi đến hòn đảo[30]

2- Ở nơi đó Như Lai thường đứng[31] ở bên bờ sông này và nhảy xuống bên bờ sông kia[32], ở đó có một con cá sấu, một kẻ thù[33], một kẻ giết người, một hình dáng ghê sợ[34].

3- Nó nói[35] với Như Lai: “Nào”. “Ta đang đến đây[36]” Như Lai nói[37] với nó. Bước lên đầu của nó Như Lai đi qua[38] được bờ bên kia.

4- Lời nói của nó không chân thật, Như Lai hành động theo lời của mình[39]. Không có ai chân thật bằng Như Lai – Ðây là chân thật độ của Như Lai.

III. 8 Hạnh của Bồ-tát Sacca khôn ngoan[40] (Saccasavhayapanditacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là đạo sĩ ẩn dật có tên là Sacca[41], Như Lai bảo vệ[42] thế gian bằng sự chân thật, Như Lai làm cho mọi người đoàn kết[43].

III.9 Hạnh của chim cút con [44] (Vattapotakacariyam) [45]

1- Lại nữa, khi Như Lai là con chim cút con ở Magadha, chưa mọc cánh, vừa mới sinh, như cục thịt trong tổ,

2- Mẹ Như Lai nuôi Như Lai bằng thức ăn, bà ta mang trong mỏ, Như Lai sống bằng sự mớm mồi của mẹ, Như Lai không có thân thể khỏe mạnh.

3- Hàng năm vào mùa nóng một nạn cháy rừng[46] bừng lên, khi ngọn lửa lan dần[47] đến gần chúng tôi.

4- Ðám cháy khủng khiếp[48] tạo nên những âm thanh răng rắc (dhùma dhùma)[49], một ngọn lửa phừng phừng lan dần đến gần tôi.

5- Cha mẹ ta sợ hãi ngọn lửa khủng khiếp[50], bỏ lại ta trong ổ, rồi họ thoát thân.

6- Như Lai cố gắng[51] dùng chân và cánh. Nhưng Như Lai không có đủ sức mạnh. Bởi vì Như Lai không thể đi[52] được, rồi ở đó[53] Như Lai nghĩ như thế này:

7- Ðối với những người đã sợ hãi, run sợ bỏ chạy để Như Lai ở lại một mình. Như Lai phải làm như thế nào hôm nay?

8- Ở thế gian có đặc tính giới hạnh, có sự chân thật, có sự trong sạch, có sự bao dung. [54]Bởi sự chân thật này Như Lai sẽ long trọng xác nhận sự thật cao quí.

9- Suy niệm về sức mạnh giáo pháp, nhớ lại những bậc chiến thắng trước đây, dựa vào[55] sức mạnh của sự chân thật, Như Lai long trong xác nhận sự chân thật.

10- “Có cánh mà không bay, có chân mà không đi[56]. Cha mẹ đã bỏ đi. Jàtaveda[57] lửa tàn dần “

11- Như Lai long trọng xác nhận với sự thật, đám cháy khủng khiếp[58] đã lùi trở lại 16 karìsas[59] và giống như đám cháy[60] gặp phải nước. Không có ai chân thật bằng Như Lai – Ðây là chân thật độ của Như Lai.

III.10 Hạnh của Ngư vương[61] (Maccharàjacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai làm vua cá trong một cái hồ lớn vào mùa nắng[62], dưới ánh mặt trời nóng bức, nước trong hồ khô cạn

2- Rồi sao đó con quạ, con diều hâu và những con cò con ó[63] ngồi gần đó ăn cá[64] ngày đêm.

3- Ở đó cùng chịu sự áp bức đến với những người thân của Như Lai, Như Lai nghĩ như vầy: “bây giờ bằng cách nào mà Như Lai có thể giúp cho thân nhân tránh khỏi sự đau khổ”.

4- Sau khi xem xét thiện pháp[65], Như Lai tìm thấy được sự thật là một sự hỗ trợ. Tin tưởng vào sự thật, Như Lai hóa giải những tai họa đến với người thân của Như Lai.

5- Sau khi ghi nhớ lại pháp chân thật[66], được xem là điều tốt lành nhất, Như Lai long trong xác nhận sự thật sẽ tồn tại và bất diệt trong thế gian:

6- “Miễn là Như Lai có thể nhớ về bản thân mình, kể từ khi Như Lai có sự chín chắn Như Lai không biết gây ra sự đau đớn[67] ngay cả với ý định làm hại đến một sinh vật. Bởi lời nói chân thật này có thể làm vua trời[68] cho mưa xuống

7- Sấm sét (pajjunna)! Phá hủy kho báu vô chủ của loài cò[69], làm[70] loài cò sợ hãi và giúp cho loài cá[71] thoát khỏi sự đau đớn”

8- Và ngay sau khi long trọng xác nhận sự thật, vua trời làm cho sấm sét, và trong chốc lát mưa đổ xuống ngập vùng cao vùng thấp[72]

9- Truyền bá năng lực[73] tối cao đối với sự thật cao quí, dựa vào năng lực và sự tỏa sáng của chân lý, Như Lai đã làm cho mưa ghê gớm đổ xuống. Không có ai chân thật bằng Như Lai – Ðây là chân thật độ của Như Lai.

III.11 Hạnh của Bồ-tát Kanhadìpàyana[74] (Kanhadìpàyanacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là một thầy bói có tên là Kanhadìpàyana[75], Như Lai bị người ta bạc đãi[76] hơn 50 năm

2- Không ai biết được điều này đã làm cho tâm Như Lai khó chịu bởi vì[77] Như Lai chẳng nói với ai hết; sự khó chịu này vẫn tiếp tục xảy ra trong tâm Như Lai.

3- Một người Bà-la-môn[78] bị bạc đãi, có tên là Mandabya, bạn của Như Lai, một người thầy bói nổi tiếng, do có sự liên quan với hành động trước đây[79] đã bị đóng cọc nhọn.

4- Sau khi đến thăm vị này Như Lai phục hồi sức khỏe cho bạn mình. Rồi Như Lai xin phép[80] được trở về nơi ẩn dật của mình.

5- Người bạn Bà-la-môn của Như Lai đem vợ cùng con trai nhỏ – tất cả ba người, đến ở cũng như là những người khách.

6- Trong lúc Như Lai đang chào hỏi với họ, ngồi ở trong cốc của mình, đứa trẻ ném trái banh[81] làm con rắn giận dữ[82].

7- Rồi đứa bé tìm nơi trái banh lăn, tay của nó chạm vào đầu con rắn độc.

8- Do sự đụng chạm của đứa bé con rắn giận dữ với nọc độc cực mạnh của nó, lập tức nó cắn vào tay đứa bé.

9- Khi đứa bé bị con rắn độc cắn[83], nó ngã lăn trên nền nhà, do đó Như Lai hết sức đau buồn; nỗi buồn của bố mẹ[84] đứa bé làm cho Như Lai cảm thấy[85] khó chịu.

10- Như Lai an ủi và chia xẻ nỗi đau khổ của họ, điều quan trong hơn hết là Như Lai long trọng xác nhận về sự chân thật.

11- [86]”Chỉ trong bảy ngày với một tâm thành kính, mong cầu phước thiện, chịu bạc đãi của những người Bà-la-môn. Rồi sau đó, chính điều này là sự bạc đãi của Như Lai[87] trong 50 năm và hơn nữa[88].

12- Như Lai chỉ nhận sự bạc đãi một cách miễn cưỡng. Bằng sự chân thật này có thể có được sự tốt lành[89], chất độc bị tiêu hủy và Yannadatta[90] sống lại”.

13- Như Lai long trọng xác nhận sự chân thật này, đứa bé Bà-la-môn đã bị sức mạnh nọc độc làm run rẩy, tỉnh dậy, đứng lên và khỏe mạnh. Không có ai có sự chân thật bằng Như Lai – đây là chân thật độ.

III.12 Hạnh của Bồ-tát Sutasoma[91] (Sutasomacariyam)

1- Một lần nữa khi Như Lai là một vị vua tên là Sutasoma, bị một người ăn thịt bắt giữ Như Lai hứa lời hứa[92] của mình với vị Bà-la-môn.

2- Sau khi xỏ xâu[93] treo một trăm vị hoàng tử trên cây, rồi để cho họ chết khô[94], ông ta đưa Như Lai làm vật hi sinh.

3- Người ăn thịt hỏi Như Lai: “Có phải là ông muốn được tự do không[95]? Ta sẽ làm theo ýthích của ông nếu ông sẽ trở lại gặp ta”.

4- Sau khi hứa với người ăn thịt Như Lai sẽ trở lại vào buổi hoàng hôn, đến gần thành phố tráng lệ, rồi Như Lai tuyên bố sự với thần dân.

5- Nhận thức được giáo pháp tốt đẹp mà những người chiến thắng trước đây đã đi theo, Như Lai trao lại sự giàu sang cho vị Bà-la-môn, rồi trở lại với kẻ ăn thịt người.

6- Như Lai không bận tâm là người này sẽ giết Như Lai hay không. Ðể bảo vệ lời nói chân thật Như Lai đến để hi sinh mạng sống, không có ai chân thật bằng Như Lai. Ðây là chân thật độ[96].

*

Chú thích:

[28] Túc sanh truyện Vànarinda số 57. Bản Hạnh Tạng La tinh, phần giới thiệu XIV giống với số 208, BCL với số 250.

[29] Sumsumàra. Ở câu kệ tiếp kumbhila.

[30] Có một tảng đá ở giữa sông giữa đường đến bờ sông và một cù lao trên đó có nhiều cây trái. Một người bạn cùng ở chung với cá sấu muốn ăn trái tim của con khỉ vì thế cho đến khi con khỉ (Bồ-tát) lừa được cá sấu, nó nằm trên tảng đá để bắt khỉ, bằng cách ấy đã bỏ rơi được cá sấu cả nơi cung cấp chỗ ăn và sự an toàn.

[31] Nghĩa là tảng đá ở trên sông, bản chú giải Hạnh Tạng 229.

[32] Rồi con khỉ sẽ nhảy từ tảng đá đến nơi nó sinh sống (cùng trong sách).

[33] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng (bản Hạnh Tạng ở Rangoon) viết là satthu nhưng bản ở Colombo viết là sattu.

[34] Bản Hạnh Tạng La tinh viết ruddadassana, bản chú giải Hạnh Tạng, hai bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon viết là ludda-

[35] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 230. Bản Hạnh Tạng ở Rangoon viết asanisi, bản Hạnh Tạng ở Colombo, trình bày điều này như là một động từ 1, àsinisi.

[36] Giữ lời của mình, vì thế Bồ-tát nói sự thật

[37] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là vadi, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon viết là vadini.

[38] Patitthahim, Như Lai đứng thật vững.

[39] Ở Túc sanh truyện Sunisumàra số 208 và Túc sanh truyện Vànara số 342, con khỉ đã nói dối với con cá sấu.

[40] Dường như không phù hợp với Túc sanh truyện, BCL đồng hòa với số 73.

[41] Không có ở trong từ điển danh từ riêng Pàli (DPPN= Dictionary of Pàli Proper Name)

[42] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 231, bản Hạnh Tạng ở Rangoon viết là palesim, bản ở Colombo là pàlemi.

[43] Samagga, bản chú giải Hạnh Tạng 232 nói rằng Như Lai đã cho mọi người thấy tai họa ở những cuộc cải vả và những cuộc tranh luận mà họ thích thú tận hưởng và thay vào đó nên củng cố một số điều trong mười phẩm hạnh tốt,và đã giúp cho những kẻ khác đi xuất gia, (không nghi ngờ về sự xuất gia của những người sáng suốt mà chính bản thân Như Lai đã xuất gia), ngài đã chứng minh chúng, tùy theo công đức của chúng, kiểm soát bản thân bằng thói quen đạo đức, gìn giữ các căn, chánh niệm, tỉnh giác dục lạc, tự tại, thiền dịnh và hiểu biết sâu sắc.

[44] Túc sanh truyện vattaka số 35, đối chiếu Túc sanh truyện Màlà số 16.

[45] Vattakaràjacariyam ở bản chú giải Hạnh Tạng 233.

[46] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản in ở Rangoon viết là davadàho, bản ở Colombo -dhàho.

[47] Pàvaka, văn chương người trong sạch.

[48] Sikhin, văn chương, có ngọn (lửa).

[49] “Khói” bản chú giải viết rằng “do đó tạo nên âm thanh dhama dhama. Ðiều này bao hàm tiếng vang của đám cháy rừng”. Ðối chiếu phẩm I. 10. 16.

[50] Aggi.

[51] Pajahàmi. Bản chú giải Hạnh Tạng 234 giải thích bằng pasàremi iriyàmi vayàmi, thàmi, patìhàmi khác, “Như Lai chiến đấu” được giải thích như là vehàsagamanayogge kàtumìthàmi.

[52] Agatika, người không đi được.

[53] Bản chú giải Hạnh Tạng biết “bởi vì Như Lai không thể đi được thành ra Như Lai không có chỗ nương náu do bởi sự bỏ đi của cha mẹ mình, tattha (ở đó) lưu lại ở trong rừng đó… hoặc ở trong tổ”.

[54] Những lời kệ 8 đến nữa đường qua 11 cũng như ở Túc sanh truyện i. 214f.

[55] Avassàya, Túc sanh truyện I. 214 apa-

[56] Nói đến đôi cánh và chân của Như Lai, bản chú giải Hạnh Tạng 235.

[57] Tên dùng cho agni, bản chú giải Hạnh Tạng viết “được bốc lên, jàta, người ta cảm nhận, vediyati, nó trở thành biểu tượng với sự xuất hiện của khói và ngọn lửa cháy rực, do đó jàtaveda”.

[58] Sikhin, văn chương có ngọn (lửa).

[59] Một karìsa dường như là một miếng đất vuông có lẽ tương đương bốn mẫu. Xem Rhys Davis, sách tiền xu cổ và hệ thống đo lường của Tích Lan trang 18. Túc sanh truyện I. 172, nói đến Túc sanh truyện Vattaka, nói rằng đây là một trong bốn điều phi thường sẽ kéo dài suốt trong (kiếp này) đặc biệt là nơi này sẽ không bao giờ bị hỏa hoạn. Ðiều này cũng được nói trong phần cuối cùng của Túc sanh truyện Vattaka.

[60] Sử dụng lại từ Sikhin, ở đây bản chú giải Hạnh Tạng giải thích như là một trận hỏa hoạn. Jàtaveda, nó bị dập tắt giống như bó đuốc bị nhúng vào nước.

[61] Túc sanh truyện Maccha số 75, BCL đồng hóa với số 34, đối chiếu Túc sanh truyện Màlà số 15.

[62] Unho, mà bản chú giải Hạnh Tạng nói rằng là mùa nóng.

[63] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Colombo viết là bakà, bản ở Rangoon là kankà.

[64] Con cá chui vào trong bùn ở dưới đáy hồ.

[65] Dhammatha, sự tốt lành nơi Dhamana; mục đích của nó, ý nghĩa của nó? Bản chú giải Hạnh Tạng giải thích bằng dhammabhùtam attham Dhammato và anapetam attham, “điều tốt lành đó trở thành giáo pháp. Hoặc, điều tốt lành đó không xa rời khỏi giáo pháp”

[66] Đó là việc không làm hại kẻ khác ngay cả một sinh vật nhỏ bé, bản chú giải Hạnh Tạng 238.

[67] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là Vihimsitam, các bản in ở Colombo, Rangoon viết là pihini- một sự quả quyết giống như thế được thực hiện như ở Túc sanh truyện IV. 142 và đối chiếu Trung bộ II. 103.

[68] Ðược gọi là megha (cơn bão) đám mây, bản chú giải Hạnh Tạng 238. Túc sanh truyện I. 332 ở bản chú giải Tương ưng bộ kinh 81, ngài được gọi là thần sấm, thần mưa.

[69] Mặc dù Kàla ở số ít, số nhiều là ý định, hoặc một bầy quạ, kàlasamgha, bản chú giải Hạnh Tạng 238f.

[70] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết là rundhehi, bản Hạnh Tạng Rangoon và Túc sanh truyện I. 332 viết ran- được lưu ý như là một động từ ở bản Hạnh Tạng Colombo.

[71] Macche bản chú giải Hạnh Tạng 239 nói rằng điều này có nghĩa: tất cả loài cá là họ hàng của tôi (Như Lai); nói thêm rằng chúng đọc là manca, và tôi ở Túc sanh truyện, và sau đó nói: “hãy trả tự do cho tôi và họ hàng của tôi”

[72] Đối chiếu Tương ưng bộ kinh I. 100 ở bản sự kinh, ở bản chú giải Hạnh Tạng, Túc sanh truyện I. 332 người ta nói rằng trời mưa khắp xứ Kasala.

[73] Katvà, thực hiện, đã thực hiện, dùng với viriyam uttamam ở bản chú giải Hạnh Tạng 240.

[74] Túc sanh truyện Kanhadìpàyana số 444.

[75] Bản chú giải Hạnh Tạng 241 giải thích rằng tên của Bồ-tát sau đó là Dìpàyana, nhưng thân thể của ngài hóa thành màu đen khi ngài nằm ở dưới thân thể của người bạn ngài, Mandabya bị cắm trên cọc nhọn, máu đang nhỏ xuống, người được mọi người biết với cái tên Dìpayana người M.

[76] Anabhirati, đối chiếu BD (Book of Discipline) của I. B. Horner. 1, 114, 192.

[77] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là pi, bản chú giải Hạnh Tạng 242. Các bản Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon là hi.

[78] Bản Hạnh Tạng viết aratimme ratimànase. Tôi theo Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon là arit me carait mànase, và những từ giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng mama mànase citte arati pavattati.

[79] Trong một tiền kiếp ngài đã dùng một miếng gỗ mun đâm chết con ruồi.

[80] Àpucchati thường dùng để xin phép để thúc đẩy ai ban một lợi lộc. Ở đây Mandabya đã xây dựng những cốc cho Dìpayana và các đạo sĩ khổ hạnh khác.

[81] Chơi một trò chơi gọi là genduka, bản chú giải Hạnh Tạng 246.

[82] Quả bóng lăn vào tổ kiến và đụng nhằm con rắn nằm phía trong, ở trên đầu.

[83] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là ativìsena, bản chú giải Hạnh Tạng 246, bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết àsì.

[84] Bản chú giải Hạnh Tạng cũng vậy.

[85] Vàhasi, “nó liên quan đến sự thương xót của tôi cũng như thân thể của tôi”, cùng trong sách.

[86] Câu kệ 11, 12 ở Túc sanh truyện IV. 31.

[87] Hạnh Tạng La tinh, Hạnh Tạng ở Colombo viết mama yidam, Hạnh Tạng Rangoon mamedam.

[88] Cùng một dòng ở Trường bộ ii, 151. Ở DAT. II. 236 samàdhikàni, “và thêm nữa” được giải thích bằng ekena vassena, mà tổng cộng là 51 năm. Bản chú giải Hạnh Tạng là im lặng.

[89] Etena saccena suvatthi hotu, đối chiếu dấu hiệu an toàn của ANgulimàla ở Mi Tiên vấn đáp ii. 103, tena saccena sotthi hotu.

[90] Tên của người thanh niên.

[91] Túc sanh truyện Mahàsutasoma số 537, Túc sanh truyện Màlà số 31.

[92] Bản Hạnh Tạng La tinh viết Sankara, bản chú giải Hạnh Tạng 251, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon, Túc sanh truyện V. 481 viết Sangara.

[93] Bản chú giải Hạnh Tạng nói rằng ông ta dùng một sợi dây thừng xỏ xâu qua các bàn tay của họ để treo họ trên một cái cây.

[94] Sampamilàpetvà, bản chú giải Hạnh Tạng pamilàpetvà, héo khô, visosetvà, bị làm khô héo, khedàpetvà, tra tấn. Hoặc có phải nó ở từ gốc mil, và không phải mlà, như được gợi ý bởi bản chú giải Hạnh Tạng và được từ điển Pàli Anh chấp nhận? Nhưng đối chiếu pamilàta ở Mi Tiên vấn đáp 303, hiển nhiên có ý nghĩa làm cho khô héo.

[95] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 254 viết là nissajjam, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết là nissajam, nghĩa là từ bàn tay của kẻ ăn thịt người.

[96] Tôi không thấy lời kệ này ở Túc sanh truyện số 537, cũng không thấy sự khác biệt như nó được mô tả ở Túc sanh truyện I. 46, bản chú giải Phật Tông. Bản chú giải Apàdana 51 để minh họa sự cao cả của độ chân thật, paramatthapàramì, nhưng bản chú giải Phật Tông 60 đọc là esà me saccapàramì.


Phẩm III – Từ Tâm Độ

III.13 Hạnh Bồ-tát Suvannasàma[97] (Suvannasàmacariyam) [98]

1- Khi ở trong rừng Như Lai có tên là Sàma do lời khuyên của trời Ðế Thích[99], Như Lai rải tâm từ cho loài sư tử, cọp ở trong rừng.

2- Như Lai sống ở trong rừng, ở xung quanh có sư tử, cọp, beo[100], gấu, trâu rừng, nai và lợn rừng.

3- Không loài thú nào sợ[101] Như Lai và Như Lai cũng không làm[102] cho bất cứ loài thú[103] nào sợ; Như Lai sống nhờ năng lực của tâm từ cho nên rất thỏa thích ở trong rừng[104].

III.14 Hạnh của Bồ-tát Ekaràja[105] (Ekaràjacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai có tên là Ekaràja, rất nổi tiếng đang hết sức gìn giữ giới hạnh cao quí[106], Như Lai cai trị[107] một nước hùng mạnh

2- Không kể đến việc Như Lai đã tu tập thập thiện[108], Như Lai đối xử với thần dân tử tế bằng tứ vô lượng tâm[109]

3- Trong lúc Như Lai đang tinh tấn như vậy vì lợi ích của thế gian này và rồi vua xứ Kosala[110] đã xuất hiện chinh phục thành trì của Như Lai[111]

4- Thu gom toàn bộ tài sản của nhà vua, dân chúng cùng với quân đội và chôn[112] Như Lai vào trong một cái hố[113]

5- Trong khi vua xứ Kosala bắt giữ toàn bộ quần thần, vương quốc thịnh vượng, hoàng cung của Như Lai[114], thậm chí Như Lai cũng trông thấy đứa con trai yêu dấu của mình bị bắt đi. Không ai có tâm từ bằng Như Lai – đây là độ tâm từ của Như Lai.

*

Chú thích:

[97] Túc sanh truyện Sàma số 540, đối chiếu Phật bản hạnh tập kinh ii 209, và Jàtakastava, câu chuyện 44, Sàma được đề cập ở Mi Tiên vấn đáp 123, 198.

[98] Bản chú giải Hạnh Tạng 258 Sàmapanditacariyam.

[99] Nghĩa là tạo ra do lời khuyên của ông ta.

[100] Bản Hạnh Tạng La tinh viết dìpehi, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon viết dìpìhi.

[101] Bản Hạnh Tạng La tinh viết uttassati, bản chú giải Hạnh Tạng 260. Các bản Hạnh Tạng ở Rangoon, Colombo viết là uttassi.

[102] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Rangoon viết là napi, bản Hạnh Tạng Colombo viết napi’ham.

[103] Bản chú giải Hạnh Tạng 260, súc sinh, ngạ quỉ, phi nhân, con người là những thợ săn.

[104] Lời kệ này được trích dẫn ở Túc sanh truyện I, 47. Bản chú giải Phật Tông 61 mô tả sự cao cả của độ từ bi, được qui cho ở đó đối với Túc sanh truyện Ekaraja; cũng được trích dẫn ở bản chú giải Apàdàna 51, cũng như Túc sanh truyện Sàma, với Túc sanh truyện Ekaràja. Xem phẩm III. 14. n. 1.

[105] Túc sanh truyện Ekaràja số 303 ở DPPN, Túc sanh truyện i. 47. Bản chú giải Phật Tông 61, được đưa ra như một ví dụ của một kiếp ở đó Bồ-tát thực hành tâm từ đi đến hạnh cao quí nhất. Tuy nhiên lời kệ được trích dẫn là câu kệ cuối cùng ở trong câu chuyện Hạnh Tạng trước đó (phẩm III. 13) không phải là một câu chuyện liên quan đến độ này (hạnh này) ở mức độ cao nhất của nó. Ở bản chú giải Apàdàna 51 thì nó cao quí được mô tả với Túc sanh truyện Sàma.

[106] Như được đặt tên ở câu kệ tiếp.

[107] Bản chú giải Hạnh Tạng 264 giải thích pasàsàmi như là anusàsàmi. Như Lai cai quản, và rajjam kàremi, Như Lai cai trị, trị vì đặc biệt toàn vương quốc Kàsi.

[108] Như ở phẩm I. 3, 1; phẩm II. 8, 2.

[109] Xem phẩm II. 9. 2.n.

[110] Vua Kosala.

[111] Bàrànasi, cũng gọi là Kàsi

[112] Hạnh Tạng La tinh viết nikkhani, bản chú giải Hạnh Tạng 266 viết nikhanì, bản ở Colombo viết nikhani, bản ở Rangoon nikhanì.

[113] Kàsu được giải thích bằng àvàta ở bản chú giải Hạnh Tạng bổ sung thêm “cao đến cổ” -Kàsu cùng ở phẩm II. I. 30.

[114] Antepura là nội ô, nghĩa là hoàng cung, chắc hẳn sẽ có cung phi mỹ nữ của nhà vua con cái và quản gia.


Phẩm III – Xả Độ

III.15 Phẩm hạnh cao quí phi thường[115] (Mahalomahamsacaryam)

1- [116]Như Lai nằm trong nghĩa trang dựa vào[117] bộ xương người. Một đám trẻ con nhà quê[118] đến gần và nhạo báng Như Lai.

2- Những đứa khác mang lại cho Như Lai nhiều dầu thơm vòng hoa[119] và những loại thực phẩm, Như Lai cảm thấy hoan hỉ và phấn khởi.

3- Những đứa trẻ gây cho[120] Như Lai đau đớn và những đứa khác đem lại cho như hạnh phúc – đối với Như Lai tử tế hay giận hờn[121] đều vô nghĩa.

4- Sau khi Như Lai đã hòa đồng giữa hạnh phúc và đau khổ, danh dự và nhục nhã[122]. Như Lai vẫn an nhiên tự tại ở mọi hoàn cảnh – đây là xả độ của Như Lai.

Kết thúc là phần bình luận về xả độ[123]

Tóm tắt[124]

1 (6)- Yudhanjana, Somanassa, Ayoghasa và liên quan đến cành hoa sen[125], Sonananda, Mùgapakkha, hầu vương có tên là Sacca.

2 (6)- Chin cút và ngư vương, thầy bói Kanhadìpàyana, lại nữa Như Lai là Sutasoma, Như Lai là Sàma và Ekaràjà, đã có độ xả. Như vậy nó đã được vị thầy bói tài giỏi tuyên bố.

KỆ KẾT THÚC

1 (7)- Sau khi đã trải qua nhiều đau khổ và hạnh phúc ở những kiếp[126] khác nhau như vậy, Như Lai đã đạt được sự giác ngộ tối cao.

2 (8)- Phải bố thí những gì đã bố thí[127], đã thực hành viên mãn giới hạnh, sau khi đã hoàn thành xuất gia độ, Như Lai đã đạt được sự giác ngộ tối cao.

3 (9)- Sau khi đã viên mãn trí tuệ độ[128], sau khi đã viên mãn tinh tấn độ, sau khi đã viên mãn nhẫn nại độ, Như Lai đã thành tựu sự giác ngộ cao quí.

4 (10)- Sau khi đã thực hành quyết định độ, giữ gìn lời nói chân thật, viên mãn độ tâm từ, Như Lai đã thành tựu sự giác ngộ cao quí.

5 (11)- Ðối với thành tựu và không thành tựu, danh dự và nhục nhã[129], kính trọng[130] và chê bai – đối với Như Lai những pháp trên đều giống nhau[131], Như Lai đã thành tựu quả vị giác ngộ tối cao,

6 (12)- Sau khi nhận thức được sự dể duôi như là một tai họa và năng lực tinh tấn như là sự an lạc, là những sự thúc đẩy cho việc tinh tấn – đây là lời dạy của đức Phật[132].

7 (13)- Sau khi nhận thức được sự bất hoà[133] là một tai họa và sự hòa thuận[134] là an lạc, đoàn kết, nhân ái[135] – đây là lời dạy của chư Phật.

8 (14)- Sau khi nhận thức được sự phóng túng là tai họa và tinh tấn là an lạc, tu tập bát chánh đạo[136] – đây là lời dạy của chư Phật.

Nhà vua ở hình thức này[137] minh họa về phẩm hạnh kiếp trước của ngài nói về chủ đề pháp bảo bằng một lời văn trau chuốt được gọi là những câu chuyện dũng cảm về tiền thân của đức Phật[138].

Kết thúc phần Hạnh Tạng

*

Chú thích:

[115] Sự giống nhau của sự cao quí này (cariya) với Túc sanh truyện Lomahamsa số 94 mở ra một sự nghi ngờ. Xem phần giới thiệu trang VIII

[116] Ở Túc sanh truyện i.47. Bản chú giải Phật Tông 61. Bản chú giải Apadàna 51 lời kệ này được trích dẫn để mô tả sự cao cả của xả độ, tất cả ba đoạn nói rằng ý nghĩa trọn vẹn có thể đạt được từ cariyàpitaka ở Trung bộ kinh i.79 ở kinh Mahàsihanàda, số 12 tình tiết của bài kệ này được gọi là “tuân giữ tâm xả”. Ở cuối bài kinh người ta ghi chép lại việc đức Phật khuyên Nàgasamàla rằng bởi vì tóc của vị này dựng đứng khi nghe bài kinh vị nàyphải ghi nhớ đến nó như là “tóc dựng đứng” (hoặc sự sửng sốt). Sự tường thuật Lomahanisanapariya. Xem phần giới thiệu trang VIII, cũng là 10 Túc sanh truyện của Horner, London, 1957. Lời giới thiệu trang XXI.

[117] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là nidhàya, hai bản Hạnh Tạng ở Rangoon và Colombo, bản chú giải Phật Tông 61, bản chú giải Apadàna 51 viết là upanidhàya; bản chú giải Hạnh Tạng 269 tạo nên một khúc xương cái gối của Như Lai; 276, Trung bộ kinh I, 79 (bằng văn xuôi). Túc sanh truyện I, 47 viết là upadhàya.

[118] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản ở Rangoon viết gamandala; bảng Hạnh Tạng Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng, Trung bộ kinh I, Túc sanh truyện I, bản chú giải Phật Tông, bản chú giải Apadàna (tất cả đều ở nơi trích dẫn) những “nông dân”

[119] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Colombo viết gandhan ca màlan ca, bản Hạnh Tạng Rangoon viết gandhamàlan ca.

[120] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Colombo, viết upadahanti, bản chú giải Hạnh Tạng 270, bản Hạnh Tạng Rangoon viết upaharanti.

[121] Bản Hạnh Tạng La tinh viết dayakopo, bản chú giải Hạnh Tạng, hai bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết dayàkopo.

[122] Yasesu ayasesu được giải thích bằng kittìsu nindàsu ở bản chú giải Hạnh Tạng 270.

[123] Bản Hạnh Tạng ở Colombo upekkhàpàramì niddeso nitthito, bản Hạnh Tạng Rangoon upekkhavaggo tatiyo.

[124] Ở sự đánh số của 10 câu kệ cuối cùng này, xem phần giới thiệu trang I. Lời kệ 4- (10).

[125] Bhisena, được giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng 271 là phẩm hạnh của Bồ-tát Mahàkancana, tựa đề của nó dành cho sự cao quí này, phẩm III, 4.

[126] Bhavàbhave, bản chú giải Hạnh Tạng 272, trong những kiếp sống nhỏ bé hoặc to lớn, hoặc ở sự phát triển hoặc tàn lụi, cũng xem bản chú giải Hạnh Tạng 20.

[127] Dàtabbakani, lời kệ (8)-(14) cũng ở Apadàna trang 5-6 lời kệ 69-75 với một ít lời thơ M.

[128] Chỉ về trí tuệ độ, bản chú giải Hạnh Tạng 274. Chẳng có phần nào trong ba độ (hạnh) của lời kệ này có một sự cao quí tương quan ở Hạnh Tạng.

[129] Yasàyase, xem phẩm III. 15. 4.

[130] Ðọc Sammà- với bản chú giải Hạnh Tạng 275, hai bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon đối với bản Hạnh Tạng La tinh samà-

[131] Đọc Samako với trong sách, đối với bản La tinh viết là samàno.

[132] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon, bản chú giải Hạnh Tạng 333 về câu kệ 6 viết là buddhànusàsanì, bản Hạnh Tạng ở Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng 333, 335 câu kệ 7, 8 viết là -àna-.

[133] Bản chú giải Hạnh Tạng 333 đề cập đến sáu vấn đề gây ra vivàda, sự tranh giành, cải cọ, xem ví dụ Luật tạng ii 89, Trung bộ iii 246, Trung bộ ii 245; Apadàna iii 334.

[134] Bản chú giải Hạnh Tạng, đây là sự tu dưỡng tâm từ bi hoặc cũng là 6 điều cần ghi nhớ (Sàrànìyadhama ví dụ ở Trung bộ kinh 245 Trung bộ kinh I. 332. Apadàna iii 288) làm cho đi sự tranh giành.

[135] Bản Hạnh Tạng La tinh akhilà, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết là sakhilà, được giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng là muduhadayà.

[136] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là bhave atthan-, bản chú giải Hạnh Tạng 334, bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon, Apadàna trang 6 câu kệ 75 viết là bhàveth’atthan-

[137] Ittham sudam, bản chú giải Hạnh Tạng 335 nói rằng sudam chỉ là một phân từ và ittham có nghĩa là”một trăm ngàn đại kiếp và 4 a tăng kỳ” xen bản chú giải Hạnh Tạng 2, lời kệ 16; đây là những điều cần thiết để mang lại sự giác ngộ đến chín chắn.

[138] Budhàpadàniya, được trình bày như là một tựa đề khác cho Hạnh Tạng ở bản chú giải Hạnh Tạng, được thực hiện dưới cái tên những vị Phật (khác) và khó khăn để thực hiện, được kể lại như là việc liên quan đến Bồ-tát, adhikiccappavattattà (từ này cũng dùng ở Thanh Tịnh đạo 450) nghĩa là đối với đức Phật Gotama. Những câu chuyện được kết tập trong Hạnh Tạng mô tả phẩm hạnh tiền kiếp của Bồ-tát nhằm để thuật lại những hành động đã được thực hiện chỉ ở kiếp Bhadda này (Hiện kiếp) (xem phẩm I. 2 và bản chú giải Hạnh Tạng 20) xem phần giới thiệu trang Vif. X.

    Xem thêm:

  • Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikaya) – HT Thích Minh Châu dịch (trọn bộ) - Kinh Tạng
  • Hạnh Tạng (Cariyāpiṭaka) dịch từ Pāḷi - Kinh Tạng
  • Kinh Thần Chú Hộ Mạng Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Bồ Tát – Thích Hằng Đạt dịch - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 10 – Thụ Trai - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật – Thích Đồng Tiến dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật – Thích Nữ Như Phúc dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Giới Tiêu Tai – Thích Khánh Anh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Trị Bệnh Hợp Dược - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 13 – Bần Tiện - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Bồ Tát – Thích Minh Lễ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Tối Thượng Ý - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 3 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Tăng Nhất A-Hàm Tập 1 – HT Thích Thanh Từ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức – Đoàn Trung Còn & Nguyễn Minh Tiến dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bách Dụ – Thích Nữ Viên Thắng dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Mục Kiền Liên Hỏi Năm Trăm Tội Khinh Trọng Trong Giới Luật - Kinh Tạng
  • Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) - Kinh Tạng
  • Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức – Thích Nguyên Chơn dịch - Kinh Tạng