QUYỂN HẠ
Lúc bấy giờ, trong hội, có một vị Bồ tát tên là Liên Hoa Tịnh hỏi Bồ tát Vô Ngôn rằng:
– Như những điều Tộc tính tử dấy ý bạch hỏi đức Như Lai thì chắc ngài đã thấy sự giải đáp và hành động vi diệu rồi? Như pháp nhiễm thọ được thật đáng vui lòng ư?
Ngài Vô Ngôn đáp rằng:
– Thưa ngài Tộc tính tử! Tôi từ trước đến giờ, chưa từng hỏi pháp, cũng không thọ nhận cái gì thì phải do cái duyên nào mà đạt đến pháp nhiễm để có thể nhiễm vào lòng sao?
Ngài Liên Hoa Tịnh nói:
– Thưa ngài Tộc tính tử! Ngài chưa từng nhân ở với đức Như Lai thính thọ pháp ư?
Ngài Vô Ngôn đáp rằng:
– Chẳng phải vậy!
Lại hỏi:
– Vì sao?
Đáp rằng:
– Chẳng phải pháp khí ấy!
Lại hỏi:
– Ngài đối với pháp giảng chẳng phải là pháp khí ư?
Đáp rằng:
– Đúng vậy!
Lại hỏi:
– Ngài là khí gì?
Đáp rằng:
– Tôi đối với các loại pháp mà chẳng phải là khí, không lại khác lạ.
Lại hỏi:
– Thưa Tộc tính tử! Nếu chẳng phải là khí thì ngài nhân đâu sẽ chứng được đạo Vô Thượng Chánh Chơn?
Đáp rằng:
– Đạo chẳng phải là pháp khí!
Lại hỏi:
– Xét kỹ đạo ấy thì chẳng phải là pháp khí của Phật ư?
Đáp rằng:
– Giả sử đạo ấy lìa khỏi Phật pháp thì Phật pháp chẳng phải là khí. Lại nữa, đạo ấy thì chẳng lìa khỏi Phật pháp. Lại, kể Phật pháp thì chính là đạo. Lại, đạo ấy thì tức là Phật pháp vậy. Thưa Tộc tính tử! Tôi chẳng muốn khiến cho đạo pháp của chư Phật lìa khỏi trần lao, thường chẳng chí đạo (hết lòng đạo), huống là muốn Phật pháp, lìa khỏi đạo ư? Sở dĩ vì sao? Vì có Phật pháp thì chẳng lìa trần lao. Lại, trần lao ấy chẳng lìa khỏi đạo. Thấu hiểu dục trần thì gọi là Đạo. Tôi vì vậy nên chẳng kể ngã sở, chẳng phân biệt Phật đạo. Kẻ khác ý ấy, mỗi mỗi đều tính kể, phân biệt. Tôi chẳng phải ở chỗ khác mà cầu đạo. Giả sử, có người ở chỗ khác cầu những cái khác này. Giả sử lại có người không có cầu khác, chẳng lấy làm phân biệt.
Lại hỏi:
– Lấy gì làm khác?
Đáp rằng:
– Cho là ngô ngã phân biệt, cùng đạo chẳng đồng. Đó gọi là khác. Cho là bốn Đại khác ngã, nhân, thọ mạng mà tâm ý khác, dâm nộ si khác. Đó gọi là khác. Nếu có thể hiểu rõ ngô ngã tự nhiên, gốc ngọn thanh tịnh. Đạo là tự nhiên, gốc ngọn thanh tịnh – thì mới gọi là không khác. Ngã, nhân, thọ, mạng, dâm, nộ, si tự nhiên thanh tịnh, Đạo cũng tự nhiên, rốt ráo thanh tịnh thì mới gọi là không khác. Giả sử khác thì chẳng thể cầu khác mà sẽ ở trong tấm thân tứ đại này. Ở trong ngô ngã cầu tất cả pháp, cầu như vậy thì cầu không sở đắc. Giả sử trong vô sở đắc mà tạo sở trước thì không sở trước, đã không sở trước thì không xứ sở. Tất cả các pháp đều không chỗ trụ, không có bản tế. Giả sử không bản tế thì tức là Chân bản tế. Vì chơn bản tế không đoạn tuyệt với tế, chẳng kể đương tế, không có hạn tế, không vô lượng tế. Bản tế của tất cả các pháp như vậy. Nếu vào tế này thì chẳng có niệm cũng chẳng không niệm, chẳng tại sinh tử, cũng chẳng diệt độ, rốt ráo diệt độ, liễu ngộ tất cả pháp. Nếu dùng pháp này mà diệt độ thì đạt được Tịch nhiên, những người chẳng diệt độ thì khiến cho được diệt độ. Như đức Thế Tôn nói rằng, chẳng thể điều phục mình thì chẳng thoát tịch diệt mà chẳng theo lời dạy thì chẳng được diệt độ, muốn khai hóa người khiến cho được diệt độ thì chưa có vậy. Tự tịch nhiên ấy giải thoát theo luật, được độ vô vi có thể độ kẻ chưa độ. Việc này đúng như lời nói thì chính là hạnh Bồ tát. Giả sử muốn được đến pháp Diệt độ liền phải tuân tu hạnh Bồ tát thì có thể hiểu rõ tất cả các hạnh, đạt đến tướng pháp giới. Người hành động như vậy liền có thể đều thấy mọi gốc đức, mắt chẳng lại nhìn thấy những hành động mang dấu vết của các ma và quan thuộc của chúng. Người đó phải tuân tu tập hợp Phật pháp này, chẳng mất tam muội. Như vậy, hành giả khai hóa chúng sinh, tuyên dương thông suốt tất cả các cõi, độ đến vô ngã. Như vậy, hành giả thọ tất cả pháp, đều khiến cho trần lao tự nhiên trừ hết. Như vậy hành giả tuy hành động ở đời mà chẳng nhiễm trước phương tục. Như vậy hành giả nắm giữ năm ấm, chẳng trụ ở thức. Như vậy hành giả thọ những bốn đại, đứng ở pháp giới mà chẳng dao động. Như vậy hành giả nhiếp lấy các Nhập, đạt đến cửa giải thoát. Như vậy hành giả đã hiện các cõi mà độ vô cực, độc bộ đạo lớn, vào đến ba cõi, thị hiện trần lao mà không cấu bẩn. Như vậy hành giả thí độ vô cực, chẳng tưởng vô cực, cũng không chỗ trụ. Giới, Nhẫn, Tinh Tấn, Nhất Tâm, Trí Tuệ… Tuệ độ vô cực, chẳng tưởng trí tuệ, cũng không sở trụ. Như vậy hành giả chẳng bỏ mọi hạnh, việc tu thẩm (xét) Đế rốt ráo thanh tịnh. Như vậy hành giả tu hạnh Bồ tát đã có thể tuân tập đạo, không chỉ ngần ấy. Người hành Bồ tát thì không có hai. Không có hai thì mới là hạnh Bồ tát. Hành đạo Bồ tát không có ngô ngã cùng với ngã sở, chẳng kể có thân, cũng không sự thọ nhận thì mới là hạnh Bồ tát. Người tu đạo ấy không có kết trệ (kết đọng lại), trừ các phước phế (bỏ?), mới là Bồ tát. Người tu đạo ấy chẳng hoạn nạn nguy hại, thấu rõ phân biệt vô hội vô vi thì mới là Bồ tát.
Lại hỏi:
– Sao gọi Chánh hiệu là Bồ tát ư?
Đáp rằng:
– Là người chẳng hiểu rõ đạo nghĩa. Nhân gọi rằng Bồ tát là thuận theo lời dạy đạo dấy phát tịch nhiên, chẳng hủy lời Phật dạy, phụng trì lời pháp, tương hộ Thánh chúng mà đối với tâm đạo thì chẳng chuyển động, lòng chẳng trụ ở Thanh văn, Duyên giác chẳng loạn tịnh tánh mà chẳng tuyên nói lời vô xưng, rốt ráo lời thề cốt yếu, độ người chưa độ, an những kẻ chẳng an, những người chẳng diệt độ khiến cho được diệt độ, thọ trì trần lao chẳng rơi vào vô dục; quán đến chỗ sinh của vô sinh mà xem xét đến trống không, không tương tế quần sinh; quán đến vô tướng, chẳng tưởng trước đạo; hành đến vô nguyện, tùy theo tục mà sinh, cầu đến Phật thân, chẳng bị sự tiêm nhiễm của mọi dục; quán đến hữu vi, thấu rõ kết cục, cũng không sự mất mát mà chẳng ngu đần, được tuệ thế gian, cầm binh trượng trí hàng phục giặc năm ấm, nạn sáu suy, khai hóa kiêu mạn, thí tự trang nghiêm, nghiêm tịnh cõi Phật, Giới trang nghiêm lòng, sở nguyện đầy đủ, mặc giáp nhẫn nhục giáo thọ (dạy trao) sân nhuế, tinh tấn kiên cường có thể thành tựu rồi giống như Kim cương, ở với rối loạn mà chí chấp trì thiền định, không sự chấp trước, trí tuệ sáng tỏ mà chẳng chán ghét sự dơ bẩn của cuộc sống, hành quyền phương tiện, tất cả sở tại, tìm về nguồn đạo cực cùng, tu theo từ tâm, an tường nhu hòa, phát khởi chúng sinh, hành theo đại bi, thấy ở chúng sinh, người chưa được độ thì vỗ về nuôi nấng khiến cho yên ổn tuân tu hành hỷ, thường vì kẻ không chỗ nương tựa khiến cho hộ trì các căn, hành theo hoä, quán chẳng vĩnh viễn Tịch diệt, tu theo quán vậy. Tuân thừa việc thâm áo khó bì kịp, Thanh văn, Duyên giác đã chẳng thể đạt tới, nhớ tạng nghĩa xưa, chẳng nghĩ thế điển, nhiều chỗ tương thuận tất cả quần sinh, trang nghiêm thân ấy bằng dáng đẹp của tướng, trang nghiêm miệng ấy bằng lời nói hành động tương ứng, trang nghiêm tâm ấy bằng chẳng bỏ ý đạo, thần thông vui sướng có thể thị hiện khắp, tất cả chỗ trụ giữ lòng như đất, được sự kính ngưỡng của tất cả chúng sinh, rửa sạch tất cả cấu bẩn ví như lửa đốt cháy tất cả, gian nan suy nhập ví như lửa, tâm giống như gió, không có não nhiệt, bước đi không ngại, lòng như hư không, chưa từng sầu tưởng, mang tất cả các pháp, chứng được Tổng trì, tất cả việc đã nghe biết, nghĩ chẳng quên, biện tài đầy đủ, có thể vui lòng chúng sinh vui vẻ giải thích mà được sự kiến lập của các đức Phật, có thể tự tu tâm khiến cho thanh tịnh, thuận theo pháp giới, hiểu rõ tứ thực (bốn món ăn?), chẳng tưởng các ứng, uy nghi lễ tiết thanh tu thân mình, uy nghi lễ tiết trên đường qua thanh tịnh, vì tu nghiệp chính, bước đi tiến dừng đầy đủ thành tựu mà tu hạnh “không”, ưa thích nhàn cư khai hóa chúng sinh mà chẳng chán ghét những nơi tụ hội, ưa thích Thiền tư mà chẳng lo ý ấy, chưa từng nghèo thiếu, đầy đủ của cải của tất cả các hiền thánh, tu ở đền thờ cúng, hàng phục lòng tệ ác, đi vào miền khoáng dã là tu tập kiên cường, tâm ấy cương nghị chẳng thể hủy hoại, tuân hành nhân từ, rốt ráo diệt độ, thân thuận quay trở lại mà chẳng rỗng hết, đến với đức xưa, chí cũ thường thuận theo, báo chỗ trước do ý niệm, hành động nghĩ tốt, vì chúng sinh nên đã học tinh cần, chọn lựa lấy điều cần yếu khuyến hóa vô trí, đã tu nghiệp lành không bị phiền não đốt, có thể phân biệt làm theo đại ai, đi khắp tất cả, dẫn đường đến ba thừa, chẳng mang lòng hồ nghi, ở tất cả pháp chúng đã chiêm nghiệm quan sát, đã hỏi thì có thể đáp không ai chẳng kính ngưỡng, biện tài vô ngại không ai chẳng nhận lời, bản nguyện đã lập minh thuyết hòa nhã, đã đến thì nơi đến không đâu chẳng vui mừng, nói năng tùy lúc, chưa từng mất dịp, công huân bố thí được sự kính ngưỡng của người như vầng trăng tròn đầy, chí tính nhu hòa, lời không thô ác, được đối tượng có thể nhẫn, các căn chẳng tiều tụy, khéo tu ý ấy, bình đẳng đưa người qua lại giống như cây cầu, độ thoát chúng sinh khỏi bốn dòng nước xiết ví như thuyền lớn, cũng như đạo sư dẫn đường đem tất cả những người đi lại, thường chủ động cứu giúp tất cả kẻ dị học, vì mọi quần lê dấy lập Phật sự… nên gọi là Bồ tát mà chẳng thoái chuyển mọi hạnh như vậy và những đức huân khác, chẳng thể nghĩ bàn đạo tuệ đầy đủ mới gọi là Bồ tát.
Đến đây, Bồ tát Liên Hoa Tịnh bạch đức Phật rằng:
– Kính thưa đức Thế Tôn! Nay con quan sát Bồ tát Vô Ngôn, trí tuệ biện tài tuyên dương thông suốt đạo giáo như vậy thì chẳng bao lâu sẽ thành đạo Vô Thượng Chánh Chơn, làm bậc Tối Chánh Giác, sẽ chuyển bánh xe pháp Vô Thượng rộng rãi. Nếu lại có người được nghe lời nói pháp của Bồ tát Vô Ngôn, tin yêu kính thuận mà chẳng chê bai thì chẳng bao lâu sẽ đạt đến đầy đủ pháp công đức này.
Đức Phật dạy rằng:
– Đúng vậy! Đúng như lời nói của ông! Quả thật không có khác! Bồ tát Vô Ngôn chứng được Tuệ Minh tam muội. Trong khoảnh khắc phát ý đã dùng một câu pháp, ở trong trăm ngàn kiếp, phân biệt giải nói mà nghĩa chẳng thể cùng tận.
Bồ tát Liên Hoa Tịnh lại bạch đức Phật rằng:
– Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Xin ngài thương xót con và chúng hội này, những người có gốc đức đời trước vân tập đến, đã vì kinh điển nên sẽ khiến cho trang nghiêm, nguyện xin đức Như Lai Chí Chơn Đẳng Chánh Giác phu diễn giảng nói Tuệ Minh tam muội này. Nếu có Bồ tát được nghe lời dạy này thì đều sẽ chứng được Tuệ Minh tam muội. Giả sử có người thọ rồi phần nhiều đem tế độ tất cả quần sanh thì mau chóng thành đạo Vô Thượng Chánh Chơn, làm bậc Tối Chánh Giác.
Đức Phật bảo Bồ tát Liên Hoa Tịnh rằng:
– Hãy lắng nghe! Khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì ông giảng nói về Tuệ Minh tam muội!
– Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Con nguyện ưa thích muốn nghe!
Bồ tát Liên Hoa Tịnh thọ giáo mà lắng nghe. Đức Phật dạy rằng:
– Này Tộc tính tử! Cái gọi là Tuệ Minh là cách gọi của ánh sáng Thánh. Sở dĩ gọi là Tuệ Minh, ánh sáng Thánh là gì? – Là vì ánh sáng ấy tiêu trừ mọi ngăn che kết bẩn, tối tăm, thông qua các ngại, lìa khỏi bẩn đục, yếu mềm… nên gọi là Tuệ Minh tam muội. Giải pháp không hai, sự quan sát sáng suốt không có do dự. Tuệ không có bạn bè, chẳng kính ngưỡng người, diệt mọi tỳ vết (lỗi lầm). Chợt phát liền đối, phân biệt Diệt độ, hiểu rõ một tuệ, giải thông suốt tuệ ba đời, quá khứ, đương lai và hiện tại, nghiêm tịnh ba trường, hiển sáng ba cõi, thể ba cửa giải thoát, thông ba đạt trí, trải rộng Tam Bảo, bày thông suốt Tam thừa, tịnh được Tam nhãn hủy ba gốc bẩn, sáng ba tụ cao lớn, quyết định chỗ chưa định. Đây gọi là ba tụ cao lớn vậy. Nhận thức thông suốt vào ở trong tâm ý thức, phân biệt loại của ấm, việc của các nhập, biết rõ nhân duyên hòa hợp báo ứng, đoạn dứt chẳng điều định, trầm nghi, tà kiến, giải biết pháp giới, có thể nói bản vô, xét bản tế của Như tối thượng, đệ nhất phương tiện chí Thánh, sáng hiểu tất cả văn tự âm hưởng. Chỗ ấy vào ở, nếu chuộng giảng nói thì lời nói không bị phá hủy, biện tài vô ngại, không thể kiềm chế. Nếu phu diễn pháp không thể đè nén thì tri thức tất cả các căn mỗi khác, quyết đoạn dứt cái nguồn mềm yếu trung dung, hữu minh vô minh vào đến tam giáo (?), chấp trì sự ứng đáp vào đến Tổng trì, ban tuyên quang huy qui thú Nhật hành tam muội, Vô lượng tụng tam muội, phân biệt tuyên sướng Kim cương đạo tràng tam muội, Như Kim Cương tam muội, Giác Vô Sân tam muội, Ý dũng tam muội, Hàng trừ ma trường tam muội, Nhật quang Minh tam muội, Diệu Ma bất chiếu vô cảnh giới tam muội, Tuệ vô tề hạn nhập vô tưởng niệm tràng anh chí tam muội, Thuần thục thân cận nhất thiết chư pháp chiếu minh hoa tam muội, Phóng vô lượng quang nhập âm tam muội. Liễu biệt nhất thiết âm thanh sở thú đức sự tam muội, Phổ năng thị hiện nhất thiết công huân thiện trụ tam muội, Trí nhất thiết pháp sở lập chi xứ quang diệu tam muội, Đẳng nhập nhất thiết chúng sinh chi tâm tận tôn vương tam muội, Phân biệt chư pháp nhất thiết tất tận vô trụ tam muội, Liễu chúng bình đẳng vô nhuế tam muội, Nhất thiết chư pháp cứu cánh vĩnh viễn vô vô động tam muội, Bất trước chư pháp câu tích tam muội, Khai hóa chư kiến siêu biểu tam muội… đối với tất cả tuệ không điều gì che ngại.
Đức Phật dạy rằng:
– Này Tộc tính tử! Như vậy những thứ tam muội .v.v… có sáu vạn tam muội. Ta vào thuở xưa, thấy đức Phật Định Quang mà được đức Phật trao quyết, tức thời đạt được những tam muội này. Lại kể ở sáu vạn cửa tam muội này đều đến vào với Tuệ Minh tam muội. Tuệ Minh tam muội tức là nguyên thủ của các tam muội, vào ở trong này mới đạt đến đại minh (sáng lớn).
Đức Phật dạy:
– Này Tộc tính tử! Như Nhật cung điện (mặt trời) soi ở trong nước làm hiển hiện bốn việc chưa từng hưng lập. Những gì là bốn? – Diệt trừ tất cả tối tăm ngăn ngại, phóng ánh sáng ấy đã soi xa rộng, thị hiện tất cả các sắc hình tượng, cái sẽ được tạo tác ra đều do mặt trời đó dấy nghiệp an lập cả. Tuệ Minh tam muội cũng lại như vậy. Nếu có Bồ tát trụ ở định này thì hiện bày việc xưa chưa có, cũng hưng khởi bốn việc. Những gì là bốn? – Diềt trừ tất cả trần lao cấu bẩn tối tăm, chiếu ánh sáng vô lượng trí tuệ xa rộng, xét thấy tâm hạnh, hình mạo, các sắc của tất cả chúng sinh, theo sở học hạnh ba thừa ấy gọi là chỉ thị kiến lập đạo nghiệp.
Đức Phật dạy:
– Này Tộc tính tử! Ví như viên ngọc Như Ý lớn tám góc, ánh sáng đẹp, hoàn thiện, thanh tịnh, huyền diệu, không có những tỳ vết, cấu cặn, không có dơ bẩn, đặt nó đầu tràng thì sáng đến bốn mươi do tuần. Lòng mọi người dám có điều cầu xin thì đều khiến cho được nguyện ước, mỗi mỗi đều được sự chẳng mất lợi ấy. Viên ngọc lớn Như Ý không có sự yêu tiếc cái gì cả. Nếu có Bồ tát được đứng ở Tuệ Minh tam muội này thì Thánh trí siêu tuyệt, lồng lộng như vậy, thanh tịnh tươi sáng như viên ngọc Như Ý trừ các trần lao, kết bẩn, mọi cấu cặn, trụ ở định Bát thanh tịnh vi diệu cấm giới tam muội, trí tuệ giải thoát độ tri kiến phẩm, thành đế tươi sạch, thiện quyền phương tiện, tổng trì biện tài, phân biệt nhẫn nhục, không đâu chẳng thông suốt, kia dùng thanh tịnh thì không gì có thể đương đầu được ánh sáng, lìa khỏi tỳ vết, vô cực đại ai dùng làm đại tràng, soi sáng tất cả vô lượng cõi Phật, theo sở nguyện xưa của mỗi lòng chúng sinh đều được giải thích. Bồ tát như vậy, cứu tế chúng sinh trở ngại trong ba xứ, năm đường, đều đem đến với Đại đạo, cũng không tưởng niệm.
Đức Phật dạy rằng:
– Này Tộc tính tử! Ví như hư không, hư không không bờ cõi có thể dung thọ hết tất cả cõi Phật, nắm giữ mọi nguồn nước, tất cả những hỏa kiếp. Khi lửa cháy, tất cả chúng sinh chẳng chỗ tiến, lui. Cho họ chỗ về, Bồ tát vì họ làm xứ sở. Khu vực hư không rộng xa tối sáng chẳng thể hạn lường, không gì ngăn ngại. Tuệ Minh tam muội cũng lại như vậy. Nếu có Bồ tát trụ ở định này thì vì các chúng sinh, tất cả các pháp, khai thị, dẫn đường xứ sở. Kẻ không chỗ về thì nhận sự trở về của họ, gieo trồng mọi gốc đức, quả báo nhân duyên, khai giải lòng mình, vì vô ương số tất cả chúng sinh dẫn đường, thị hiện đường đi, giáo hóa ban cho mắt sáng, mạnh mẽ với nhân duyên. Loài quần manh chưa được giải thoát, vĩnh viễn ở trong tà kiến thì cho thị hiện xứ sở. Giả sử có người chẳng hưng khởi gốc đức, chẳng quay lại đạo khí (khí cụ của đạo), chẳng ở tại vô bản thì mỗi mỗi đều khai hóa, vì họ thị hiện pháp khí rộng rãi, hiển phát ý đạo Vô Thượng Chánh Chơn mà hiện bày xứ sở Thanh văn, Duyên giác. Nghe ta nói pháp liền nhận, phụng hành thì được quả báo. Người hâm mộ thừa Thanh văn, Duyên giác thì phải vì họ tuyên dương thông suốt những yếu nghĩa của lục điển (sáu kinh điển?) từng đã quên mất, khiến cho họ vào cửa pháp. Nhờ đó nên các chúng Bồ tát muốn cầu đạo thì phải vì họ ban tuyên lục độ vô cực, tứ đẳng ân, phương tiện khéo léo khuyến trợ chỉ đạo, mỗi mỗi đều vì họ suốt thông khiến cho lòng trở nên vui vẻ, làm cho họ chẳng thoái chuyển, chứng thành đạo Vô Thượng Chánh Chơn. Đó là tất cả loài chúng sinh khai thị xứ sở. Ở đó, sao gọi là tất cả pháp thị hiện xứ sở? – Giả sử miệng Bồ tát tự phu diễn tám muôn bốn ngàn kinh điển pháp tạng. Nếu có lòng mọi người mang hồ nghi, do dự, chẳng quyết, đến trình bày hỏi han thì Bồ tát đều thường giữ chí một lòng, nhất nhất vì người giải quyết sự ngưng kết ấy. Ý nghĩa một câu mà hàng ức trăm ngàn, khó hạn lường kiếp số, đều phải phu diễn phân biệt. Tuệ ấy không lường, tối sáng mênh mông, không chỗ ngăn ngại mà chẳng thể hết, không có bờ cõi. Đó là tất cả pháp thị hiện xứ sở.
Đức Phật dạy rằng:
– Này Tộc tính tử! Ví như cây đuốc lớn, ánh sáng chiếu xa, các hình sắc bị che ngăn khuất lấp đều được hiện ra. Ánh sáng của ngọn đuốc mà lợi ích như thế này thì định ý Tuệ Minh cũng lại như vậy. Nếu có Bồ tát trụ ở định này thì có thể dùng một tâm Tuệ Minh hiển bày chương cú mà các đức Phật, Bồ tát, tất cả chúng sinh trong vô lượng chẳng thể tính kể những đất nước của Phật của mười phương, không ai mà chẳng nhìn thấy, cũng chẳng xa cách, chí chẳng di động. Tâm Tuệ Minh quan sát vô biên!
Đức Phật dạy rằng:
– Này Tộc tính tử! Định Tuệ Minh ở với Ý chỉ thì thấy nguồn các pháp, ở với bốn ý đoạn thì người chưa phát ý, làm hưng nguồn tuệ, với các thần túc là nguồn tịch thân ý, mà với các căn thì ở nguồn thánh đạt, cái gọi là lực thì gọi là trí tuệ lực, ở với pháp giác ý thì vào đến nguồn tuệ, cái gọi là đạo thì ở nguồn chánh kiến. Quán tịch nhiên là quan sát đạm bạc. Hành chân thành là nguồn thiện diệt. Thánh đế ấy là nguồn thiện tịch tuệ. Niệm sở qui là nguồn Như nghĩa thú. Đạo phân biệt là nguồn pháp nghĩa. Đạt thần thông là nguồn lậu tận. Tu phạm hạnh là nguồn hưng khởi Đại ai, bốn đẳng tâm. Tất cả nghĩ khắp là nguồn tư duy pháp. Các độ vô cực thì trí độ vô cực làm đầu nguồn. Thiện quyền phương tiện là nguồn ứng lòng chúng sinh. Mười thứ lực thì biết hạn, không hạn, có xứ, không xứ… lấy đây làm nguồn. Vô sở úy là nguồn hiểu rõ Phật đạo bình đẳng. Bất cộng pháp mà đối với ba đời là nguồn không gì ngăn ngại. Cái nói là mắt thì gọi là mắt Phật trang nghiêm thân ấy. Tướng đảnh mi gian là nguồn không thể nhìn thấy. Miệng trang nghiêm là nguồn ban tuyên kinh pháp không lấn lướt tổn hại. Tâm ấy trang nghiêm hành tam muội mà chẳng dời nguồn. Này Tộc tính tử! Đó là tất cả các pháp đều do nguồn trí tuệ qui thú. Đó gọi là tam muội Tuệ Minh, đầu nguồn của tất cả các pháp.
Khi đức Phật nói lời nói đó thì Bồ tát Liên Hoa Tịnh chứng được tam muội Tuệ Minh. Lại có một vạn vị Bồ tát cũng chứng tam muội ấy. Ba ngàn đại thiên thế giới sáu lần chấn động, ánh sáng lớn ấy soi chiếu khắp mười phương. Lúc bấy giờ, tất cả những chúng đến tụ hội, chư thiên, nhân dân mỗi mỗi đều mang theo hoa, tung lên trên đức Phật để cúng dường. Đến đây, các chúng Bồ tát trong hội, người có chí Đại thừa, đều bạch đức Phật rằng:
– Chúng con trước nay chưa từng được nghe đến tên của tam muội này, huống gì là được rộng giải phân biệt nghĩa lý. Hôm nay đã được phước cúng dường đức Thế Tôn, nguyện khiến cho chúng con đạt được tam muội đó, tiến hành dần dần. Duyên vào điều thề đó mà đạt được định ý này, nhất định không được nghi ngờ. Chúng con thiện lợi là rất may mắn mới có thể tao ngộ nghe được tam muội đó. Nếu có người được nghe tam muội đó mà vui mừng tin tưởng thì công đức khó hạn lượng, chưa từng trái mất tâm Bồ tát, cũng sẽ chẳng bao lâu đạt đến tam muội này.
Đức Phật dạy rằng:
– Đúng vậy! Đúng như lời nói của ông mà không có khác! Người không đức chẳng gieo trồng gốc thiện thì chẳng thể gặp gỡ được tam muội này huống gì là được nghe. Còn kẻ hoan hỷ tin theo thì chưa có vậy. Giả sử, ở tại bên thiện tri thức hoặc theo bậc minh sư thì mới có thể tin ưa cái định ý này vậy.
Khi đức Phật nói lời đó sắp xong thì trong xương sống đức Thế Tôn, một vị Bồ tát xuất hiện với màu tử ma kim (màu vàng tía) và ba mươi hai tướng trang nghiêm thân cùng tám mươi vẻ đẹp mà tô điểm dáng hình. Vừa ra khỏi xương sống, thân Bồ tát ấy tức thời phóng ra ánh sáng lồng lộng sáng chói rộng rãi không cùng cực, che mờ hết tất cả mọi thứ ánh sáng, chỉ có ánh sáng của đức Thế Tôn, một mình được hiển hiện. Vị Bồ tát đó cúi đầu dưới chân đức Phật, nhiễu quanh bên phải bảy vòng, rồi đứng ở trước, khải bạch đức Phật rằng:
– Kính thưa đức Thế Tôn! Đức Chấp Tuệ Diệu Như Lai Chí Chơn Đẳng Chánh Giác, kính hỏi thăm ngài không lường! Tiến, dừng khang cường? Bước đi nhẹ nhàng? Thế lực yên ổn? Ngài sai con tuyên truyền lời hỏi thăm đến đức Đại Thánh và cùng số Bồ tát có đến sáu mươi ức ấy, đi đến hội này, nghe nói kinh điển, phụng hầu đức Thế Tôn, cúi đầu hỏi han thính thọ. Lại nữa, con còn muốn thấy đại hội Bồ tát của mười phương thế giới, Bồ tát Vô Ngôn với trí tuệ biện tài đã có thể tuyên nói thông suốt, khải thọ kẻ chưa nghe cái định Tuệ Minh tam muội đó. Thưa đấng Thiên Trung Thiên! Xin Ngài vì các Bồ tát đáp ứng nói pháp, khiến cho họ chứng được tam muội Tuệ Minh đó, thâu hoạch được ánh sáng Đại pháp vô cực trong số quay trở lại đi đến cõi Phật này.
Đến đây, ngài Xá Lợi Phất ở trước đức Phật hỏi rằng:
– Kính thưa đức Thế Tôn! Đức Chấp Tuệ Diệu Như Lai Chí Chơn Đẳng Chánh Giác là vị Phật ở phương nào? Nay chắc đang hiện ở đời giảng nói pháp ư? Cách xa hay gần? Đất nước loại gì? Đồng thời xin nói đến danh hiệu của vị Chánh sĩ này, và cả sáu mươi ức số Bồ tát là ở chỗ nào?
Đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất rằng:
– Phương Đông, cách đây hằng hà sa số những đất nước Phật, có thế giới tên là Trụ Ư Kiên Cố Kim Cương Chi Căn. Đức Như Lai Chấp Tuệ Diệu ở tại cõi đó hiện tại hôm nay – Đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất – Thế giới đó vì sao tên gọi là Trụ Ư Kiên Cố Kim Cương Chi Căn? – Dưới đất của nước ấy, từ đáy lên đến trên, kiên cố rất chắc chẳng thể phá hoại, đều chính là Kim cương. Đó đều là sự thành đạt của bản nguyện đức Phật ấy. Sở dĩ vì sao? Vì hạnh Kim cương kiên cố của đức Phật ấy độc bộ không khó khăn và các Bồ tát tạo hạnh Kim cương, dũng mãnh bền chắc không thể hủy hoại. Uy lực của thân mình lồng lộng đầy đủ mới được như thế vậy. Giả sử thế giới được tạo thành bằng bùn đất thì sẽ bị phá hoại tan nát rơi vải tứ tung. Nếu có người sinh ra ở thế giới đó, thân như Kim cương, đều cũng kiên cố chẳng thể phá hoại. Vậy nên cõi đó tên là Trụ Ư Kiên Cố Kim Cương Chi Căn! Lại này Xá Lợi Phất! Về điều ông hỏi, Bồ tát này, nay tên gọi là gì? Ông ấy hiệu là Kim Cương Lữ. Bồ tát Kim Cương Lữ này trong một khoảnh khắc phát ý, thông qua núi Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi, vượt qua những đất nước Phật nhiều như cát sông mà ở tại mỗi mỗi xương sống của những đức Phật nhiều như cát sông xuất hiện. Bồ tát ấy đều được sự kiến lập công đức uy thần của các đức Phật đó, cũng lại chính là tuệ của lục thông, lực của thần túc của chính mình. Vậy nên Bồ tát hiệu là Kim Cương Lữ. Lại này Xá Lợi Phất! Về điều ông lại hỏi, sáu mươi ức chúng những Bồ tát là ở chỗ nào? Ông phải đem vấn đề này mà hỏi vị Chánh sĩ. Ông ấy sẽ vì ông mà giải bày!
Hiền giả Xá Lợi Phất hỏi Kim Cương Lữ rằng:
– Thưa Tộc tính tử! Sáu mươi ức những chúng Bồ tát là trụ ở đâu?
Ngài Kim Cương Lữ đáp rằng:
– Đức Phật khen trưởng lão là bậc trí tuệ tối tôn thì xin hiền giả Xá Lợi Phất hãy dùng mắt trí tuệ tìm kiếm gốc ngọn các Bồ tát này là ở tại đâu?
Ngài Xá Lợi Phất dùng mắt Thánh tuệ tìm giáp vòng cùng khắp nhưng chẳng biết sở tại của các Bồ tát. Bồ tát Kim Cương Lữ đáp rằng:
– Thưa tôn giả Xá Lợi Phất! Ngài có bạn đồng học chí giải giải thoát ngang bằng, hãy khiến cho họ tìm sở tại!
Tức thời, ngài Xá Lợi Phất gọi A Na Luật nhờ tìm. A Na Luật dùng thiên nhãn, mắt thanh tịnh siêu việt trời người, quan sát tìm kiếm khắp ba ngàn đại thiên thế giới như quan sát trái cây và ngọc báu trong lòng bàn tay, tìm kiếm các vị Bồ tát mà vĩnh viễn chẳng thể biết, cũng lại chẳng thấy chỗ trú xứ của họ. Hiền giả A Na Luật báo cho ngài Xá Lợi Phất rằng:
– Tôi kiếm tìm khắp nhưng mãi chẳng thể biết các vị Bồ tát này là ở chỗ nào!
Ngài Bồ tát Kim Cương Lữ nói với ngài Xá Lợi Phất rằng:
– Thưa các hiền giả! Các ngài chỉ có nhục nhãn, chẳng thể lại nói là có Thên nhãn! Sao gọi tư duy chung với tam muội thiền, quan sát khắp các nước mà chẳng nhìn thấy các nước, mà chẳng nhìn thấy các chúng Bồ tát là ở chỗ nào?
Ngài Xá Lợi Phất hỏi:
– Thưa ngài Tộc tính tử! Thiên nhãn của ngài loại gì mà ngài cho là thiên nhãn của bọn chúng tôi chưa thấy vậy?
Ngài Kim Cương Lữ đáp rằng:
– Thưa ngài Xá Lợi Phất! Thiên nhãn của tôi chưa từng thấy sắc. Ngài Xá Lợi Phất và chúng đệ tử, các đại Thanh văn từ xưa đến nay chẳng thể thấy tôi. Đức của thiên nhãn là những loại gì? Cũng không thể sẽ sáng lồng lộng!
Ngài Xá Lợi Phất lại hỏi:
– Thưa Tộc tính tử! Ngài nói về hình tượng sở kiến là những loại gì? Mà ngài nói chúng tôi từ xưa đến nay chưa nhìn thấy?
Ngài Kim Cương Lữ nói rằng:
– Trưởng lão từng thấy Trụ Ư Kiên Cố Kim Cương thế giới và đức Chấp Tuệ Diệu Như Lai Chí Chơn.
Ngài Xá Lợi Phất đáp rằng:
– Ngày hôm nay được nghe tên của thế giới đó! Nhân gì thì được thấy?
Ngài Kim Cương Lữ nói rằng:
– Thưa ngài Xá Lợi Phất! Những loại như vậy, chẳng thể xưng kể các đất nước Phật và chúng Bồ tát, nhân dân, chúng sinh… mỗi mỗi đều khác đường sinh ra, chẳng đồng. Bồ tát đại sĩ dùng thiên nhãn nhìn thấy họ thì không có bỏ sót mà chẳng cùng khắp. Tất cả Duyên giác tuy có thiên nhãn mà chẳng thể nhìn thấy, huống gì là Thanh văn mà có thể kịp thấy ư?
Khi nói lời nói đó, có sáu vạn người từng cầu Thanh văn, Duyên Nhất Giác thừa vui vẻ cả mừng, liền phát ý đạo Vô Thượng Chánh Chơn, đồng thời lên tiếng mà khen ngợi rằng:
– Làm cho thân chúng tôi được Phật pháp nhãn, chẳng dùng thiên nhãn của Thanh Văn và Duyên Nhất Giác còn che trùm ngăn ngại. Pháp nhãn của Phật không có hạn bằng, cũng không gì ngăn ngại.
Đến đây, Bồ tát Kim Cương Lữ liền như hình tượng vào tam muội chánh thọ, kiến lập cảm ứng mà theo thánh chỉ đức Phật thị hiện thần túc. Bồ tát Kim Cương Lữ, biến hóa uy đức, lực gốc phước thiện đời trước lồng lộng chẳng thể xưng hạn, khiến cho khắp tất cả những người đến hội đều chính mắt thấy sáu mươi ức những chúng Bồ tát ở tại thân đức Phật, đều ngồi kiết già trên hoa sen, tréo tay nghe kinh, chẳng gần thân Phật, cũng lại chẳng xa, đều chính là sự cảm ứng của ân đức rộng lớn vô cực của đức Như Lai vậy. Lại, thân của đức Như Lai chẳng tăng, chẳng giảm, không gì ngăn ngại, đều hiện như cũ trước đó, chẳng tổn hại gì. Tất cả chúng hội vừa sợ vừa mừng, hớn hở được việc chưa từng có, một lòng, vòng tay làm lễ đức Phật rồi đứng. Từng người, từng người đều khen rằng:
– Khó bì kịp! Khó bì kịp! Các đức Phật Thế Tôn, thân hình rộng lớn, uy Thánh không lường! Thần biến công đức chẳng thể xưng hạn mới có thể dung thọ được sáu mươi ức Bồ tát ngồi nghe kinh ở trong thân Phật mà thân thể đức Thánh như cũ chẳng tăng chẳng giảm.
Bồ tát Kim Cương Lữ quan sát khắp chúng hội mà cất tiếng bảo rằng:
– Do đó cho nên các ông đều phải biết rằng, thân của đức Như Lai Chí Chơn Đẳng Chánh Giác tức là Pháp thân rộng lớn vô cực, không có tướng tốt mà chẳng vuông tròn, thân không bờ cõi, chẳng thể đo lường. Khoảnh khắc phát ý của đức Như Lai Chí Chơn là muốn cho mọi dòng nước, biển lớn, sông ngòi, dòng chảy, đất nước, châu vực, rừng cây, thảo mộc, núi non, đất đai… sở hữu của ba ngàn đại thiên thế giới đều vào thân Phật chẳng tăng chẳng giảm, đều hiện ra như cũ. Lại nữa, thưa các hiền giả! Hàng ngàn vạn số chúng Bồ tát của những vô ương số ức trăm ngàn cõi Phật, từ xa nhìn thấy tướng ánh sáng vi diệu của đức Thế Tôn thanh tịnh không có trần cấu. Họ đều phát khởi đi đến muốn thấy đức Thánh Tôn, hỏi han thính thọ kinh điển. Họ đều vì thiên hạ mà khuyên chư thiên, nhân dân, Đế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương, khiến cho được ủng hộ, khiến cho được tự qui nên đi đến nghe kinh. Giả sử người chẳng đến thì chẳng thấy thần thông biến hóa, chẳng thể phát tâm. Đức Phật muốn khai hóa độ chúng sinh nên đức Như Lai lấy các vị Bồ tát đặt vào bên trong thân mà thính thọ pháp chẳng thấy ngăn ngại, không gì nghi nan. Hoặc có Bồ tát trụ ở trong đất, vào giao lô báu mà tự xét thấy ngồi trên hoa sen…Tất cả đều là sự cảm động của uy thần đức Phật! Đạo đức cao xa lồng lộng không lường.
Các vị Bồ tát thừa thánh chỉ đức Phật và uy lực chí nguyện của ngài Kim Cương Lữ, sáu mươi ức vị, tất cả đồng thời đều từ trong lỗ chân lông của đức Đại Thánh xuất hiện. Họ cúi đầu dưới chân đức Phật, nhiễu quanh về bên phải bảy vòng, đều dùng sức thần túc uy đức hóa ra giường vi diệu rồi đích thân ngồi lên giường ấy.
Đến đây, Bồ tát Kim Cương Lữ bạch đức Phật rằng:
– Kính thưa đức Thế Tôn! Bồ tát Vô Ngôn, vì sao tên là Vô Ngôn?
Đức Phật dạy rằng:
– Ông hãy tự đem vấn đề này hỏi vị Chánh Sĩ. Ông ấy sẽ vì ông giải nói!
Ngài Kim Cương Lữ hỏi ngài Vô Ngôn rằng:
– Thưa Tộc tính tử! Ngài vì sao tự hiệu là Vô Ngôn vậy?
Ngài Vô Ngôn lặng thinh. Hỏi như vậy ba lần, cũng chẳng đáp lại. Ngài Kim Cương Lữ lại hỏi một lần nữa rằng:
– Vì sao tôi hỏi ba lần mà ngài chẳng đáp lại?
Ngài Vô Ngôn đáp rằng:
– Tôi tìm lời này mà mãi chẳng chỗ được! Do đó cho nên chẳng đáp lại nhau vậy! Lại, này Tộc tính tử! Về lý thì chẳng nên hỏi đến Vô Ngôn là vì sao mà đặt tên là Vô Ngôn? Vì kể ra Vô Ngôn ấy tức là không nói ra lời, cũng không âm thanh.
Ngài Kim Cương Lữ lại hỏi:
– Giả sử không có lời nói thì nay vì sao miệng có điều nói ra?
Ngài Vô Ngôn đáp rằng:
– Tôi theo pháp đến cùng lời nói của chư Phật, cũng lại theo đến cùng lời nói của chúng sinh.
Lại hỏi:
– Sao gọi là pháp đối với lời nói của chư Phật?
Đáp rằng:
– Như tất cả sự giảng nói Kinh pháp của Phật, tôi dùng ý lực vưng thừa thần uy ấy, cũng lại như thế. Do đó cho nên tôi nay đều đã đạt pháp lời nói của chư Phật. Giả sử âm thanh ấy mà ngang bằng văn tự, không sự hủy hoại, diễn nói Kinh pháp thì đó là pháp đối với lời nói của chư Phật.
Lại hỏi:
– Sao gọi là theo đến cùng lời nói của chúng sinh?
Đáp rằng:
– Theo tất cả ngôn ngữ, âm hưởng của loại chúng sinh người mà vì họ nói pháp thì đó là theo đến cùng đối với lời nói của tất cả chúng sinh nhân dân.
Lại hỏi:
– Thưa Tộc tính tử! Ngài mất lời nói đến nay đã bao lâu rồi?
Đáp rằng:
– Từ khi mất tâm niệm đến nay!
Lại hỏi:
– Thưa Tộc tính tử! Sao ngài nói lời này?
Đáp rằng:
– Do đó cho nên chẳng thân cận tâm niệm, cũng chẳng phải chẳng ưa, lòng không nghĩ gì, miệng thì không nói.
Lại hỏi:
– Thưa Tộc tính tử! Lời nói từ đâu phát ra? Là từ lòng phát ra ư? Từ thân phát ra ư?
Đáp rằng:
– Chẳng từ thân phát ra, cũng chẳng từ lòng phát ra! Sở dĩ vì sao? Vì thân chẳng phải thường còn, chẳng được tự tại. Còn lòng ấy thì như huyễn. Do đó nên chẳng từ thân phát ra cũng chẳng từ lòng phát ra.
Lại hỏi:
– Là từ đâu phát ra?
Đáp rằng:
– Giả sử muốn hỏi việc giảng nói thì ngôn từ là từ đâu phát ra? Là từ trống không phát ra. Trống không không có sắc, cũng chẳng thể thấy. Nay ngài hỏi tôi, là do đâu ư? Rằng, thật ra nhân vào trống không, không thấy, không hình dáng!
Đáp rằng:
– Thưa Tộc tính tử! Vậy nên nói rằng, như hư không mà chẳng thể thấy. Câu hỏi cũng như cái ngôn từ ấy cũng như hư không mà chẳng thể thấy. Hư không như vậy mãi chẳng thể nhìn thấy, cũng không có tướng. Do đó cho nên, cầu tất cả pháp và ngôn từ thì đều chẳng thể được. Như cầu ngôn từ chẳng thể được thì tất cả các pháp tịch mịch đạm bạc. Luận ngữ, âm từ cũng lại như vậy. Tất cả các pháp cũng như lời nói của người chợt chẳng biết chỗ. Lời nói như hư không, không thể thấy chỗ. Tất cả các pháp cũng như hư không, cũng không xứ sở. Cái ngôn từ là nhân duyên hợp thành. Tất cả các pháp cũng từ duyên khởi. Truy tìm căn nguyên các pháp sở tại thì duyên từ đâu khởi mà chẳng thể được? Kia chẳng thể được thì không chỗ khởi, liền không chỗ sinh. Lại không chỗ khởi thì không chỗ hưng. Kia không chỗ hưng thì không chỗ phát. Kia không chỗ phát thì đó không dấu vết của mắt, cũng không dấu vết của sắc, cũng không dấu vết của thức, cũng không dấu vết của tai, mũi, miệng, thân, ý, cũng không dấu vết của pháp, không dấu vết của ý thức. Kia không dấu vết thì không đi, không lại. Không đi, không lại thì gọi là độc bộ. Kia độc bộ thì không chỗ đi, đối với tất cả hành mà không sở kiến. Phải tác khởi sự quan sát đó thì chắc sẽ nhìn thấy cái mà vốn chẳng thấy ư?
Lại hỏi:
– Cái gì vốn chẳng thấy?
Đáp rằng:
– Chẳng sinh, chẳng khởi.
Lại hỏi:
– Sao gọi là chẳng sinh, chẳng khởi?
Đáp rằng:
– Cái chẳng thể xem xét, không có người lại!
Lại hỏi:
– Sao gọi là cái chẳng thể xem xét, không có người lại?
Đáp rằng:
– Hư không chẳng thể thấy, không có người lại! Hư không bình đẳng. Tất cả các pháp cũng bình đẳng như hư không. Do đó cho nên các pháp bình đẳng cũng như hư không. Vậy nói rằng, tất cả các pháp bình đẳng như hư không.
Lại hỏi:
– Sao gọi là các pháp bình đẳng như hư không?
Đáp rằng:
– Không có bạn bè! Do vì chư Phật bình đẳng nên tất cả các pháp rốt ráo bình đẳng. Quá khứ vốn bình đẳng, đương lai vốn cũng bình đẳng, ở giữa vốn cũng bình đẳng, không có phân biệt kể ra những bình đẳng này là do tất cả các pháp bản tế như vậy như chơn. Bản tế vô bản, bản tế như chơn, bản tế như thẩm. Bản tế vô bản, bản tế bình đẳng không có khác. Đó gọi là không có “Nhị tế” cũng không ngần ấy. Sao gọi rằng hai? Vì kể ngô ngã nên gọi là hai. Nếu chẳng tham thân, chẳng kể ngô ngã thì không có hai. Sao gọi là “có hai”? – Có mắt, có sắc thì gọi là hai. Tai-tiếng, mũi-hương, lưỡi vị, thân-xúc, ý-pháp thì đó gọi là hai. Nói tóm lại, nếu có thể, chấp trước tất cả các pháp thì gọi là hai. Giả sử có hai cũng chẳng thể được. Sở dĩ vì sao? Vì quán vô sở đắc này thì không hai, cũng không ngôn từ. Pháp, tâm ý và thức sở hữu ấy, giả sử chẳng tu ba việc này thì gọi là không hai. Cái không hai này chẳng phải giảng nói. Sở dĩ vì sao? Vì có lời nói thì chẳng lìa khỏi hai. Không có lời nói thì mới không có hai.
Lại hỏi:
– Cái gọi là không hai thì ai tạo ra hai?
Đáp rằng:
– Cái không hai ấy chẳng thể tạo ra hai! Sở dĩ vì sao? Vì, giả sử hưng phát ngần ấy phương tiện, muốn biến đổi không hai khiến cho có hai thì nhất định chẳng thể thành được.
Lại hỏi:
– Việc nói về pháp luật là hai đó ư? Là không hai vậy sao?
Đáp rằng:
– Pháp luật ấy thì không có hai, kiên cố khó dời! Sở dĩ vì sao? Vì không tướng ngôn từ, cũng không gì chế ngự, lấy không lời nói mà mở lối dẫn đường, không thể phá hoại, chẳng thể hủy khuyết vì chẳng thể hoại. Vậy nên gọi là kiên cố đạo ngự thì không có hai.
Đến đây, Bồ tát Kim Cương Lữ bạch trước đức Phật rằng:
– Kính thưa đức Thế Tôn! Cái mà Bồ tát Vô Ngôn tuyên duơng thông suốt đều chính là ân đức dũng mãnh của Tuệ Minh tam muội vậy.
Đức Phật dạy rằng:
– Những điều nói của ông đều là ân uy của tam muội Tuệ Minh.
Lúc bấy giờ, các vị Bồ tát đều từ đất nước của đức Phật Chấp Tuệ Diệu hỏi ngài Vô Ngôn rằng:
– Thưa Tộc tính tử! Ngài được học pháp gì mà tuệ biện tài lồng lộng không lường đến như vậy?
Ngài Vô Ngôn đáp rằng:
– Như đức Phật đã nói, tất cả các pháp đều từ giới lập nên!
Lại hỏi nữa rằng:
– Thưa Tộc tính tử! Chắc ngài có thể rũ lòng hạ cố thương xót đến chúng tôi mà phân biệt phu diễn kiến lập giới cho!
Đáp rằng:
– Thưa hiền giả! Giới ấy chẳng trụ ở thân, chẳng trụ ở miệng, ở tâm. Đó là Lập Giới. Giới ấy chẳng trụ trong ngoài cũng không ở trung gian. Đó là Lập giới. Nếu không tư tưởng, không gì suy nghĩ và cùng dạy bảo bằng ngôn từ thì đó gọi là Lập Giới. Không ứng gì chẳng ứng, không niệm gì chẳng niệm, cũng không niệm khác thì đó gọi là Lập Giới. Chẳng trụ ở thiện cũng không bất thiện, chẳng ở với đời cũng chẳng độ thế, không tại chẳng tại, không hại chẳng hại, không lậu chẳng lậu, không làm chẳng làm, không sinh tử không diệt độ. Đây gọi là Lập Giới. Giả sử kiến lập hình tượng so sánh như vậy thì người trụ, đối với tất cả phép tắc không chỗ trụ. Chẳng trụ các pháp, chẳng tác khởi ý niệm đó là tôi đã có lời nói tuyên dương thông suốt phân biệt. Thưa hiền giả! Vậy nên đó tên là Giới. Có điều nói ra thì trụ ở “hai”. Chân bản tế ấy và trú xứ ấy đều cùng đến Vô bản. Lại, chỗ Pháp giới, tôi cho trụ ở đó mà có sở luận. Có sở luận thì mãi chẳng thể được. Lời nói ấy thì cũng không sở niệm. Sự tuyên dương thông suốt ấy cũng không sở tưởng.
Lại hỏi:
– Thưa Tộc tính tử! Kia không thể được, không sở niệm và không sở tưởng thì ngôn thuyết gì?
Đáp rằng:
– Số tự nhiên mà chẳng thể thu hoạch, cũng không sở niệm, không có sở tưởng, tự nhiên nói lên!
Lại hỏi:
– Lời nói ấy là ai nói?
Đáp rằng:
– Thưa hiền giả! Lời nói của tôi! Nó tức thời diệt tận, cũng không chỗ sinh. Sở dĩ vì sao? Hướng tới những lời giảng pháp đều về với tận (hết), tất cả các pháp đều không chỗ sinh. Chỗ sinh pháp chẳng thể biết chỗ. Sự hữu hình hiện tại đều không có hình chẳng thể được chỗ. Sở dĩ vì sao? Vì nhàn ấy tận mà không các tướng. Bản tế ấy thì không có ngôn giáo nên đức Thế Tôn nói rằng, chẳng thể tưởng tượng thủ lấy tâm quá khứ. Tâm đương lai, hiện tại cũng lại như thế đó. Nó liền khởi, liền diệt, tan nát, tiêu hết, chợt hiện, dễ chuyển đổi, chẳng thể nắm bắt, hình dáng loại gì? Đó muốn thủ lấy, tưởng đặt, ý niệm hư ngụy, cậy nhờ, thọ nhận, tư tưởng đều như huyễn hóa. Vậy nên truy xét cùng cực thì tất cả điều nói ra đều trống rỗng không thật, nghĩa ấy không thu hoạch, cũng chẳng thể dùng lời giảng nói đã có, chẳng thể miệng tuyên nói như lòng suy nghĩ vậy. Sở dĩ vì sao? Vì không sự tạo tác cũng không sở hành. Kia có giải biết, hưng khởi hướng về ý nghĩa này thì chẳng lại dùng ngôn từ của miệng, cũng chẳng dùng ý niệm sở hữu trong lòng. Còn có sự tuyên dương thông suốt, phân biệt giảng nói thì giống như sự đáp lại âm thanh bằng tiếng kêu vang. Như đức Hóa Như Lai có sự ban tuyên, sự giảng nói của người ấy cũng lại như thế. Đó là sự có thể bảo vệ ý nghĩa của các đức Phật và chúng Bồ tát, tất cả người đời chẳng thể nghĩ bàn, phương tiện thiện quyền không thể chế chỉ (chế ngự dừng lại), sự kiến lập pháp bằng lời của biện tài chẳng thể di động.
Các vị Bồ tát khen ngài Vô Ngôn rằng:
– Hay thay! Hay thay! Thưa Tộc tính tử! Ngài nói lời nói ấy hay quá! Đó là cửa vào pháp! Chúng tôi cũng nghe, việc về với cửa thật không có cửa, ngang bằng như hư không. Đức Phật Thế Tôn ấy và các Bồ tát thị hiện nói như vậy. Sự thọ nhận của chúng tôi cũng lại như thế này!
Đến đây, Bồ tát Kim Cương Lữ hỏi ngài Vô Ngôn rằng:
– Thưa Tộc tính tử! Hãy lại đây để cùng đến thế giới Trụ Ư Kiên Cố Kim Cương Căn, diện kiến đức Chấp Tuệ Diệu Như Lai Chí Chơn Đẳng Chánh Giác, quan sát đất nước đó.
Ngài Vô Ngôn đáp rằng:
– Lại, này Tộc tính tử! Nghe điều ấy thì chính là thế giới Trụ Ư Kiên Cố Kim Cương Căn, đức Thế Tôn Chấp Tuệ Diệu cũng ở tại đây. Thân tôi sao phải bỏ đây đến đó?
Ngài Kim Cương Lữ hỏi rằng:
– Hôm nay, thế giới này tạo thành bằng bùn đất, chẳng phải bằng kim cương!
Ngài Vô Ngôn đáp rằng:
– Thưa Tộc tính tử! Khoảnh khắc phát ý của ông, vượt hằng hà sa số đất nước chư Phật, thông qua núi Thiết Vi không bị trở hoại là có thể đủ sức thủ lấy cõi Phật này và nhấc lên được một hạt bụi đất chăng? Vậy mới sẽ biết là thế giới này do bùn đất tạo thành.
Bồ tát Vô Ngôn liền theo tiếng nói dùng Kim Cương Đạo Tràng tam muội chánh thọ, ngay tức thời ở ba ngàn đại thiên thế giới này tự nhiên hóa thành rất kiên cố chẳng thể hủy thương, đều là Kim cương. Đến đây, ngài Kim Cương Lữ tạo tác uy lực lớn, hưng khởi thần biến, mặc áo giáp đại kiên cố giới đức, muốn nâng lên một hạt bụi của đất này mà chẳng thể thắng được. Tự lòng ông nghĩ rằng: ” Quái lạ! Chưa từng có! Đây là sự kiến lập biến hóa lồng lộng của đức Đại Thánh? Hay đó là sự hưng khởi cảm động của ngài Vô Ngôn?” Ngài Kim Cương Lữ bạch đức Phật rằng:
– Kính thưa đức Thế Tôn! Con, lúc trước, trong khoảnh khắc phát tâm, thông qua núi Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi, vượt qua hằng hà sa số đất nước chư Phật mà hôm nay muốn nhấc lên một hạt bụi đất của cõi đất này mà chẳng thể thắng được! Kính thưa đấng Thiên Trung Thiên! Sự hưng lập uy thần này là của ai? Chính là ân từ thánh chỉ của đấng Thiên Trung Thiên? Hay là sự cảm động biến hóa của ngài Vô Ngôn?
Đức Phật dạy rằng:
– Là sự kiến lập của Bồ tát Vô Ngôn vậy! Sở dĩ vì sao? Vì Bồ tát Vô Ngôn dùng Kim cương Đạo Tràng tam muội, chánh thọ nên khiến cho ba ngàn đại thiên thế giới này rất là kiên cố, chẳng thể hủy khuyết, đều trở thành Kim cương. Nếu có Bồ tát trụ ở tam muội đó thì mặc theo ý mình, muốn biến bao nhiêu đất nước của chư Phật thành Kim cương thì liền được như ý, tâm Thánh trí tuệ hưng hiển đạo đức. Dùng tam muội này mà chánh thọ thì khiến cho các cõi Phật đều thành Kim cương không thể hủy phạm chạm, đều là cảnh giới uy thần của tam muội đó.
Đến đây, ngài Kim Cương Lữ và sáu mươi ức Bồ tát đi theo ngài bạch trước đức Phật rằng:
– Bồ tát tu hành pháp gì mới có thể chứng được tam muội Kim Cương Đạo Tràng?
Đức Phật dạy rằng:
– Này Tộc tính tử! Bồ tát có bốn pháp để chứng được tam muội Kim Cương Đạo Tràng này. Những gì là bốn?
– Một là trì chí kiên cố như Kim Cương, thường mang tâm đạo siêu việt tất cả các gốc công đức.
– Hai là tánh hạnh đầy đủ, vô ương số kiếp tu sửa phương tiện trang nghiêm đại nghiệp.
– Ba là vào đến thâm pháp phân biệt nguồn gốc mười hai duyên khởi.
– Bốn là Thánh tuệ hoàn bị, đều không có sự khuyết lậu.
Đó là bốn.
Lại có bốn thứ mà Bồ tát tự vui sướng. Những gì là bốn?
– Một là siêu độ tuệ đức, đầy đủ ngũ thông.
– Hai là cửa không, vô tướng, vô nguyện, nhất tâm giải thoát, tam muội chánh thọ, lòng chẳng hí dật mà tự vui sướng.
– Ba là kiến lập nên giới (cấm) mà trụ ở pháp giới (cõi), chỗ ở không nguồn gốc, thành tựu tuệ minh.
– Bốn là rốt ráo chí thành như ý nghĩa thâm sâu, hiểu rõ tịch diệt Kinh nghĩa, các pháp không gì chẳng đạt.
Lại có bốn thứ nữa. Những gì là bốn?
– Một là tuân theo đại ai, tu bốn phạm hạnh.
– Hai là phụng hành Bát nhã Ba la mật và Lục độ vô cực.
– Ba là hành thiện quyền phương tiện ba mươi bảy pháp trợ đạo phẩm.
– Bốn là vì các chúng sinh tu các giải thoát môn và bốn Thánh đế. Đó là bốn.
Lại có bốn thứ. Những gì là bốn?
– Một là sự tạo nghiệp của thân giống như Kim Cương.
– Hai là lời nói của miệng thanh tịnh, vi diệu, nhu hòa cũng như Kim cương.
– Ba là nắm giữ lòng kiên cố chẳng thể động chuyển cũng như Kim cương.
– Bốn là Chí tính chẳng thể hủy hoại.
Đó là bốn pháp mà Bồ tát tu hành để mau chóng chứng được tam muội Kim Cương Đạo Tràng đó. Khi nói lời nói này, thì các Bồ tát liền thu hoạch được Tam muội Kim Cang đạo tràng này.
Đến đây, Bồ tát Vô Ngôn tự bạch với cha mình là tướng quân Sư Tử rằng:
– Thưa đại nhân! Ngài há thấy các đức Phật ra đời, đức hưởng vang lừng, uy thánh không lường, đạo tuệ cao vời, siêu tuyệt không bạn bè, được chưa từng có, khó bì kịp, khó bì kịp! Hình tượng so sánh như vậy chẳng thể thí dụ được lòng Bi xưa mà nay đều hiện lên hết vậy. Các đức Phật đã vì vô ương số loài chúng sinh dẫn đường bày lối Diệt độ đến với Đại An. Xin nguyện đại nhân phát khởi ý đạo Vô Thượng Chánh Chơn!
Tướng quân Sư Tử đáp lại ngài Vô Ngôn rằng:
– Con phải biết rằng, bảy ngày sau khi sinh, trời đến thấy tướng mệnh mà bảo là con sẽ phát ý đạo lớn, Phật đấng trời trong trời, quan sát bằng mắt đạo biết được chí tháo của ta. Lòng ấy ngày đêm (sớm tối) nghĩ đến Phật đạo, không phát tâm qui y thầy khác mà chỉ qui mạng đấng Đại Thánh Vô Cực.
Tướng quân Sư Tử và chánh phu nhân, thân thuộc nội ngoại trai gái, năm trăm nhóm tùy tùng đều phát ý đạo Vô Thượng Chánh Chơn. Bồ tát Vô Ngôn tự đáp lại cha mẹ, anh em chị em và thân tộc cùng mọi người rằng:
– Các ngài, ngày hôm nay đã phát ý lớn, phải tinh tấn hành đạo tâm trang nghiêm!
Tức thời, họ hỏi rằng:
– Sao gọi là phát ý trang nghiêm đạo tâm?
Ngài Vô Ngôn đáp rằng:
– Có bốn mươi việc trang nghiêm đạo tâm. Những gì là bốn mươi việc?
1- Hết lòng tin Phật đạo, lòng chẳng nghi ngờ hủy báng.
2- Ưa thích pháp mà khiến cho tồn tại mãi.
3- Chẳng khinh mạn Thánh chúng, cung kính khiêm tốn
4- Luôn phải làm quen bạn lành.
5- Thấy các Bồ tát, nhìn họ như Phật.
6- Chưa từng mang lòng hại hướng về chúng sinh.
7- Cung kính phụng sự tôn trưởng, chúng hựu.
8- Lòng bình đẳng yêu ghét.
9- Vào pháp không chán.
10- Siêng nghe Kinh điển.
11- Nghe chỉ thú tôn trọng học tập.
12- Vì người khác diễn nói.
13- Không lòng mong giúp đỡ.
14- Pháp không có thầy.
15- Việc nghĩ như ứng
16- Phụng hành vô bổn.
17- Tất cả cái yêu thích mà chẳng quí tiếc.
18- Phụng thuận cấm giới chưa từng khuyết lậu.
19- Tuyên dương thông suốt, phân bố sức nhẫn nhục.
20- Việc hành tinh tấn không đâu chẳng cùng khắp.
21- Làm cho hoàn bị tu tập thiền định nhất tâm.
22- Mà nghĩ thuận theo phẩm trí tuệ.
23- Dùng quyền phương tiện khai hóa chúng sinh.
24- Điều có thể khuyến trợ thì chưa từng bỏ quên.
25- Theo hộ quần lê .
26- Tự điều hòa lòng mình, hàng phục ý người khác.
27- (nguyên bản khuyết một pháp thứ hai bảy).
28- Với dục dạy trao, chẳng nhiễm trước trần lao.
29- Thường bỏ ồn ào rối loạn, ưa thích tịch tịnh.
30- Nghĩ ngợi ở với nhàn cư là đức được ngợi khen.
31- Tu hạnh Hiền thánh mà biết tiết hạn.
32- Thường hành chỉ túc, chẳng thể di động.
33- Ở tại tục pháp, chẳng cùng đồng trần.
34- Mà theo thuận tùng sáu pháp kiên cố.
35- Lại chẳng phế bỏ hạnh bốn ân.
36- Mà thường tuân phụng chí nguyện kiên cố.
37- Luôn luôn chẳng hủy mất gốc thiện đức.
38- Với nghiệp sở học mà chẳng buông lung.
39- Chẳng ưa Tiểu thừa.
40- Đạo tâm chẳng động.
Lòng tin dốc hết, chí vi diệu, chẳng khiếp nhược, bỏ tất cả ác, không sự vi phạm, đầy đủ hết tất cả công huân, hợp tập danh vang, vô lượng phước tụ hội, đeo mang đạo pháp, ở chốn đạo tràng mà chẳng thoái chuyển. Đó là bốn mươi việc làm của bậc trượng phu, hiển phát tất cả các thông tuệ vậy. Đạo tâm trân bảo do công đức này mà tự trang nghiêm. Trong khoảnh khắc phát ý thì sự hưng khởi gốc đức của ba ngàn đại thiên cảnh giới Phật đều hiện ở trước mắt, chẳng cầu đâu xa nữa. Ví như mặt trời ở giữa hư không thì không đâu chẳng sáng.
Tướng quân Sư Tử đáp lại con mình rằng:
– Thưa Chánh sĩ! Ông phải thỉnh thoảng qua lại, nghĩ đến sự tương kiến với người thân để nhân đó mà bảo bày, răn dạy, tương tế, ủng hộ khiến cho mọi người chẳng thoái chuyển, rốt ráo đạo Vô Thượng Chánh Chơn.
Ngài Vô Ngôn đáp rằng:
– Thưa Đại nhân! Ngài muốn biết, lại có mười pháp sở hành của Bồ tát mà chư Phật Đại Sĩ đã thấy thường nghĩ đến. Những gì là mười?
1- Luôn làm tinh tấn, muốn an chúng sinh, chẳng nghĩ thân mình riêng được đại an, lực thân kiên cường, nhiều sự dỗ dành tiến lên, thấy người yếu đuối mà an ủi bảo rõ.
2- Việc tạo gốc đức đều đem phóng xả, bố thí cho tất cả mọi người, chưa từng mang âu lo, người có thể hóa độ khuyên phát đạo tâm.
3- Mặc áo giáp đại đức mà tự thề nguyền, các chúng sinh này nếu được Phật đạo, thọ nhận chánh pháp thì phải dùng cúng dường mà phụng sự họ, nhiên hậu ta mới thủ lấy Tối Chánh Giác.
4- Vì chánh pháp nên bỏ mất thân mạng, chẳng bỏ chánh điển, tuyên sướng phân biệt ý nghĩa “nhất phẩm”, ở trong trăm ngàn kiếp lưu bố tất cả.
5- Mặc áo giáp đại đức, chẳng lười biếng mệt mỏi, chẳng mang lòng khiếp nhược.
6- Tất cả các pháp đều là bản tịnh, giả sử, nghe lời nói này mà chẳng lấy làm sợ hãi, chẳng hạn lượng đại đạo, chẳng xả Phật pháp, chẳng lấy làm rỗng không thì sự quan sát nhìn thấy vừa biết chẳng trống rỗng, bình đẳng với ngô ngã, cũng bình đẳng với chúng sinh.
7- Đã bình đẳng với chúng sinh thì bình đẳng với pháp.
8- Đã bình đẳng với Kinh pháp thì liền tin ưa.
9- Hư không bình đẳng chẳng rơi vào Chỉ quán, chẳng lại đọa lạc vào đường não hoạn sinh già bệnh chết.
10- Vì sự nhìn thấy các thế gian chuyển động, vô ương số chúng sinh cần khổ tỳ vết dơ bẩn, những Ma Ba Tuần đã có thể hưng khởi, đến nói mọi khó khăn, dạy răn, bài báng rằng, Phật đạo khó được, kinh pháp khó gặp, chẳng bằng sớm cầu Thanh văn mà sớm được độ vậy. Bồ tát nghe điều này mà vẫn kiên trì một lòng phát khởi chí vô cực, chẳng lười chán, chẳng thoái, chẳng chuyển, chẳng bỏ Đại thừa, vẫn trụ ở pháp chơn chánh thẩm đế, lời nói việc làm tương ứng, chưa từng hy vọng, thân hành chí thành, chẳng dối thân mình, chư thiên, chúng sinh và mười phương Phật.
Đó là mười pháp sự của bậc Đại Nhân. Sở hạnh của Bồ tát tức là sở kiến của chư Phật và các chánh sĩ thường nghĩ đến.
Khi nói lời nói đó thì tướng quân Sư Tử cùng với quyến thuộc tức thời chứng được Nhu Thuận pháp nhẫn.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo hiền giả A Nan rằng:
– Ông hãy thọ Kinh pháp mà trì đọc phúng tụng, vì người khác giảng nói đầy đủ rộng khắp. Sở dĩ vì sao? Vì sự hưng khởi đạo đức của các đức Phật Đại Thánh quá khứ, đương lai và hiện nay đều phát xuất từ cửa pháp kinh điển tạng đó. Hôm nay, Bồ tát Vô Ngôn đi đến đây, suy nghĩ Chân đế, tuyên xướng pháp môn không lường ấy, khuyến hóa vô số tất cả nhân dân, khiến cho họ học Phật đạo. Vậy nên, này A Nan! Ông muốn phụng trì pháp tạng của các đức Phật Thế Tôn quá khứ, đương lai và hiện tại đã khải thọ thì phải phụng trì Kinh này, hoài bão ở trong lòng, rộng vì người nói môn pháp tạng này để phát khởi vô ương số chúng sinh nhân dân khiến cho họ thành Phật đạo. Như Lai tại thế hay sau khi diệt độ, giả sử có người thọ trì kinh này thì đều chính là thánh chỉ của Phật kiến lập sự đạt đến. Nếu họ trì đọc phúng tụng, làm đúng như lời dạy ở trên – Đức Phật nói với ngài A Nan – thì có ba việc phước chẳng thể lường. Những gì là ba?
– Một là tương hộ chánh pháp.
– Hai là thân biết đạo tâm.
– Ba là người chưa phát ý thì khuyên phát đạo tâm.
Đó là ba phước công đức chẳng thể hạn lường. Giả sử, Như Lai khen công huân ấy mà chẳng thể tận, huống gì là bậc Thanh văn.
Lúc bấy giờ, trong hội có bảy ức các chúng Bồ tát, nghe lời nói của đức Phật, đều đứng dậy, muốn ủng hộ chánh pháp, mỗi mỗi đều nói rằng:
– Bọn chúng con sẽ chung phụng trì chánh điển của đức Thế Tôn và lưu bố xa rộng, giữ gìn quyển Kinh này, vì người khác giảng nói, khuyến phát đạo ý.
Bồ tát Vô Ngôn bạch đức Phật rằng:
– Kính thưa đức Thế Tôn! Cái có thể giảng nói thông suốt, chứng Chánh Giác thì pháp đó chắc có thể nhận lấy giữ gìn ư?
Đức Phật dạy:
– Chẳng phải vậy!
Lại hỏi đức Phật rằng:
– Do những cớ gì mà các Tộc tính tử hướng theo đức Phật nói ở đây, các vị Bồ tát đều khởi lên sự trụ lập, muốn hộ trì chánh pháp?
Đức Phật dạy:
– Ta dùng đem nuôi các Tộc tính tử. Ta dùng hình tượng đó là muốn có sự ủng hộ. Việc vô vi kia chẳng thể được pháp mà ta vì họ ban tuyên. Nhân văn tự, ngôn giáo hộ trì pháp mà thuận theo ý ấy. Sự ngôn hộ là chẳng dùng lời hỏi nói, chẳng dùng văn tự mà hành đạo. Đó gọi là hộ trì chánh pháp. Lại, này Tộc tính tử! Có hai việc hộ chánh pháp. Những gì là hai?
– Một là ” chẳng thể được” thì mới đạt đến Chánh pháp. Việc phải ủng hộ thường tương thuận, chẳng do lời nói mà ủng hộ vậy.
– Hai là cũng chẳng tương tế đối với các hư vọng. Nghe lời nói thì liền có thể phụng hành, chẳng vì kiêu mạn phóng túng cầu được tiếng khen. Đó là hai việc.
Các vị Bồ tát muốn cúng dường đức Phật và Bồ tát Vô Ngôn cùng kinh điển này nên khắp trời mưa hoa, tung lên trên đức Phật và các vị Bồ tát, cùng khắp cả đại hội. Miệng các vị ấy tuyên nói lời này:
– Nguyện xin cho đức Thế Tôn Thích Ca Văn Ni tồn tại ở thế gian lâu dài! Nguyện khiến cho Kinh pháp này tự nhiên lưu bố khắp cõi Diêm phù lợi!
Đức Phật nói như vậy, Bồ tát Vô Ngôn, tướng quân Sư Tử cùng các quần thần đi theo, Bồ tát Kim Cương Lữ và sáu mươi ức các vị Bồ tát.v.v… Ngài Xá Lợi Phất, ngài Mục Kiền Liên, ngài A Nan, chư thiên, người đời, A tu luân… nghe lời đức Phật nói không ai chẳng vui mừng.