1
2

Phật Thuyết Nguyệt Dụ Kinh

Tống Thi Hộ dịch

Bản Việt dịch (1) của Thích Đức Thắng

Bản Việt dịch (2) của Thích Nữ Tịnh Quang

***

Kinh Dụ Mặt Trăng

Việt dịch: Thích Đức Thắng

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy sống như mặt trăng; khi đi vào nhà người khác với tàm quý, khiêm hạ, kiểm thúc tâm, thúc liễm thân hình như người mới học. Như người mắt sáng khi lội vực sâu, lên đỉnh núi, kiểm thúc tâm, thúc liễm thân hình và chậm rãi tiến tới trước.

“Tỳ-kheo cũng vậy, sống như mặt trăng; khi đi vào nhà người khác với tàm quý, khiêm hạ, kiểm thúc tâm, thúc liễm thân hình như người mới học.

“Tỳ-kheo Ca-diếp sống như mặt trăng; khi đi vào nhà người khác với tàm quý, khiêm hạ không cao mạn, kiểm thúc tâm, thúc liễm thân hình như người mới học. Như người mắt sáng lội vực sâu, lên đỉnh núi chế ngự tâm, thúc liễm thân, xem xét kỹ rồi mới tiến.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Ý các ông thế nào? Tỳ-kheo phải như thế nào mới vào nhà người?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là chỗ nương tựa của pháp, xin Thế Tôn nói rộng, các Tỳ-kheo nghe xong sẽ nhận lãnh phụng hành.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông giảng nói.

“Nếu Tỳ-kheo nào ở nhà người mà tâm không bị dính, không bị trói, không tham đắm dục lạc; đối với cái lợi mà người khác có, công đức mà người khác làm, hoan hỷ như là của chính mình, không sanh ra tư tưởng ganh tị; cũng không tự đề cao mình, hạ thấp người. Tỳ-kheo như vậy mới nên vào nhà người.”

Bấy giờ, Thế Tôn đưa tay sờ vào hư không, rồi hỏi các Tỳ-kheo:

“Hiện tại tay này của Ta có bị dính, bị trói, bị nhiễm bởi hư không chăng?”

Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, không,”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Pháp của Tỳ-kheo thường như vậy, với tâm không bị dính, không bị trói và không bị nhiễm khi vào nhà người. Chỉ có Tỳ-kheo Ca-diếp là với tâm không bị dính, không bị trói và không bị nhiễm khi vào nhà người. Đối với cái lợi mà người khác có, công đức mà người khác làm, hoan hỷ như là của chính mình, không sanh ra tư tưởng ganh tị; cũng không tự đề cao mình, hạ thấp người, chỉ có Tỳ-kheo Ca-diếp như vậy mới nên vào nhà người.”

Bấy giờ, Thế Tôn lại đưa tay sờ vào hư không, rồi hỏi các Tỳ-kheo:

“Ý các ông thế nào? Hiện tại tay này của Ta có bị dính, bị trói, bị nhiễm bởi hư không chăng?”

Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, không,”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Chỉ Tỳ-kheo Ca-diếp thường như vậy, với tâm không bị dính, không bị trói và không bị nhiễm khi vào nhà người.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo như thế nào mới đáng là thuyết pháp thanh tịnh?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là nơi nương tựa của pháp, xin Ngài nói rộng, chúng con nghe xong sẽ nhận lãnh phụng hành.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà giảng nói.

“Nếu có Tỳ-kheo nào thuyết pháp cho người mà khởi tâm như vầy: ‘Những ai khởi tín tâm thanh tịnh đối với ta? Làm như thế rồi, cúng dường y phục, ngọa cụ, mền nệm và thu c men.’ Thuyết như vậy, gọi là thuyết pháp không thanh tịnh.

“Nếu lại có Tỳ-kheo nào thuyết pháp cho người, khởi nghĩ như vầy: ‘Chánh pháp luật được Thế Tôn hiển hiện, lìa các nhiệt não, không đợi thời tiết, ngay nơi hiện thân này, duyên nơi tự tâm mà giác tri, hướng thẳng Niết-bàn. Nhưng chúng sanh thì đắm chìm vào già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Những chúng sanh như vậy nếu nghe được Chánh pháp, nhờ nghĩa lợi thì mãi mãi sẽ được an lạc. Nhờ nhân duyên Chánh pháp này, bằng tâm từ, tâm bi, tâm thương xót và tâm muốn Chánh pháp được trụ thế lâu dài mà thuyết cho người’. Đó gọi là thuyết pháp thanh tịnh.

“Chỉ có Tỳ-kheo Ca-diếp mới có tâm thanh tịnh như vậy mà vì người thuyết pháp; bằng Chánh pháp luật của Như Lai,… cho đến vì tâm muốn làm Chánh pháp được trụ thế lâu dài mà vì người thuyết pháp.

“Cho nên, các Tỳ-kheo, phải học như vậy, thuyết pháp như vậy, đối với Chánh pháp luật của Như Lai,… cho đến tâm muốn khiến cho Chánh pháp được thường trụ lâu dài mà vì người thuyết pháp.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

    Xem thêm:

  • Kinh A Hàm Khẩu Giải Mười Hai Nhân Duyên - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Nói Về Xá Lợi Phất Sám Hối Tội Lỗi - Kinh Tạng
  • Kinh Sám Hối Lỗi Lầm Qua Lời Dạy Cho Tôn Giả Xá Lợi Phất - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Bồ Tát – Thích Hằng Đạt dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Bồ Tát – Thích Minh Lễ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Ly Thùy - Kinh Tạng
  • Kinh Thân Nhật Nhi Bổn - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Dạy Tu Tập Mười Nghiệp Lành - Kinh Tạng
  • Kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung – Thích Nữ Tuệ Thành dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 3 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Ðâu Ðiều - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 2 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 8 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trang Nghiêm Vương Đà La Ni Chú - Kinh Tạng
  • Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Hư Không Dựng - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 5 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đức Phật Nói Về Hương Giới Đức - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 6 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng