Phật Thuyết Mã Hữu Tam Tương Kinh

Hậu Hán Chi Diệu dịch

Việt dịch: Trần Văn Nghĩa

Tôi nghe như vậy, có một thời Đức Phật ở tại nước Xá Vệ, trong tịnh xá Kì-Thọ Cấp-Cô-Độc viên.

Đức Phật bảo các Tỳ-Kheo rằng: Ngựa tốt có ba tướng tốt, để cho các vua quan cưỡi dùng. Nếu được vua thích thì được gọi là ngựa quan. Cái gì gọi là ba tướng tốt? Tướng thứ nhất, ngựa có thiện tính, dễ cưỡi dễ chạy, tướng thứ nhì là có sức lực, tướng thứ ba là đoan trang và có mầu sắc đẹp. Đó là ba tướng tốt của ngựa. Ngựa tốt được xếp vào loại ngựa của vua quan.

Người thiện cũng có ba tướng tốt. Người có thiện tính, nổi tiếng và hào sảng, sẵn sàng giúp đỡ những khó khăn của người khác, được mọi người tôn kính, được mọi người lễ ngộ, làm phúc cho thiên ha. Cái gì gọi là ba cái tướng tốt của người thiện ? Người thiện đắc ý, cố chạy để giúp đời, đầy nghị lực, có tướng mạo đoan chính.

Cái gì là người thiện đắc ý cố chạy để giúp đời. Người thiện đắc ý, đầy khổ tâm để tìm biết, tìm học, vì tìm biết, tìm học mà chịu nhiều thất bại, chỉ vì tìm biết đạo để giúp đời. Đó là những người thiện đắc ý cố chạy giúp đời.

Cái gì gọi là người thiện đắc ý đầy nghị lực ? Khi người thấy được những hành vi tệ bại sẽ tận lực tìm đoạn tuyệt nó. Cầu tinh tiến, bỏ những điều xấu. Những điều tệ bại. Những điều xấu chưa xuất hiện không cho nó xuất hiên. Những điều thiện chưa xuất hiện làm cho nó xuất hiện. Những điều thiện đã nẩy sinh, đừng để quên đi, luôn làm nó tăng trưởng lên. Tận lực tận ý làm cho hành động và ý niệm của mình đều thiện, ức chế những ý niệm xấu, từ bỏ những điều ác. Đó là người thiện có nghị lực.

Cái gì gọi là người thiện đắc ý có sắc đoan chánh ? Đó là người thiện cố tránh các khoái lạc về ngũ dục của con người, tránh những tệ ác, tránh xa các điều xấu có thể đưa đến tứ khí. Đó là người thiện đắc ý có sắc đoan chánh. Đó là ba nhân duyên của chân đế về tu hành

Người thiện đắc ý, danh được lưu truyền, giúp được những khó khăn của đời, được thiên hạ trong vọng, đức Phật nói như vậy

 

    Xem thêm:

  • Truyền Tâm Pháp Yếu Của Thiền Sư Hoàng Bá - Kinh Tạng
  • Phạn Ngữ Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh - Kinh Tạng
  • Ý Nghĩa Phát Xuất Từ Kim Cang Đỉnh Du Già Ba Mươi Bảy Tôn Vị - Kinh Tạng
  • Kinh Tám Bộ Danh Hiệu của Chư Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Tối Thắng Hỏi Về Việc Trừ Cấu Đoạn Kết Của Bồ Tát Thập Trụ - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Tối Thượng Ý - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 132 – Kinh A Nan Nhất Dạ Hiền Giả (Anandabhaddekaratta sutta) - Kinh Tạng
  • Uyển Lăng Lục Của Thiền Sư Hoàng Bá Đoạn Tế - Kinh Tạng
  • Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh - Kinh Tạng
  • Kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung – Thích Đức Niệm dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luân - Kinh Tạng
  • Đà La Ni Bí Mật Phật Đỉnh Tôn Thắng Tâm Phá Địa Ngục Chuyển Nghiệp Chướng Xuất Tam Giới - Kinh Tạng
  • Ngữ Lục Của Thiền Sư Thụy Châu Động Sơn Lương Giới - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Giáo Hóa Phạm Chí A Bạt - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Lí Thú Lục Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Truyện Các Vị Cao Tăng Triều Tiên - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán - Kinh Tạng
  • A Di Đà Thông Tán Sớ - Kinh Tạng
  • Ngữ Lục Của Thiền Sư Quân Châu Động Sơn Ngộ Bổn - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 138 – Kinh Tổng Thuyết Và Biệt Thuyết (Uddesavibhanga sutta) - Kinh Tạng