1
2

KINH PHẬT RĂN DẠY VẮN TẮT

Phật Thuyết Lược Giáo Giới Kinh

Đường Nghĩa Tịnh dịch

Bản Việt dịch (1) của Thích Quảng An

Bản Việt dịch (2) của Thích Nguyên Lộc

***

Kinh Phật Răn Dạy Vắn Tắt

Việt dịch: Thích Quảng An

Đúng như thế, chính tôi được nghe:

Một thời, Đức Phật cùng với vô lượng chúng tì-kheo cư trú ở Cấp Cô Độc viên, rừng Thệ-đa, thành Thất-la-phiệt.

Bấy giờ, Phật bảo các thầy Tỳ-kheo: “Các thầy phải biết!Ởtrong giáo pháp của Tacó pháp ít muốn, biết đủ để tự sinh sống. Đó là đệ tử củaTa cạo tóc, đắp nhiễm y, ôm bát đến nhà người khất thực để nuôi sống. Đâylà việc làm bị người ngu ở thế gian khinh thường. Nếu có người nam nào với lòng tin thanh tịnh, bỏ tục xuất gia tu hành việc này, không phải vì bị nạn vua bức bách, không phải vì sợ kẻ thù, không phải bị nợ nần, không phải vì sợ hãi, không phải vì kiếm sống mà chỉ vì phát tâmnhàm chán, xa lìa sanh, lão, bệnh, tử, lo, buồn, khổ, não; vì muốn đoạn trừ tận gốc rễ các khổ uẩn, những trói buộc của phiền não và cầu giải thoát. Các thầy há chẳng phải vì việc này mà mong cầu xuất gia sao?”.

Khi ấy, các thầy tì-kheo đồng thanh bạch Phât: “Bạch Thế Tôn! Đúng thế! Đúng thế! Chúng con vì giải thoát mà cầu xuất gia.”

Phật dạy: “Các thầy tỳ-kheo! Như có một hạng tỳ-kheo tội ác, tuy cũng xuất gia, nhưng tánh tham nhiễm nặng, đắm trước sâu cảnh ngũ dục, hoặc khởi sân hận, hoặc suy nghĩ xấu ác, tâm thường buông lung, không siêng năng gắng sức, luôn khởi nhiều vọng niệm, không tu tập các môn thiền định, bám theo các cảnh, thích các việc thấp hèn, không mong cầu các hạnh thù thắng, đến khi chết không đạt được gì.Người xấu xa như vậy, giống như những thứ gì?”.

Đức Phật lại dạy: “Các thầy tỳ-kheo hãy nghe ta nói thí dụ. Như trong đồng trống, có một khúc củi đốt xác người bị cháy hai đầu, khoảng giữa thì dính dơ. Khúc củi ấykhông được người trong làng và người trong đồng trống sử dụng. Nay Ta lấy việc này để dụ cho hạng người xuất gia lười biếng, ngu si kia. Họ đã bỏ những thú vui của thế tục, nhưng lại không tu tập những pháp nghĩa lợi của sa-môn, thường sanh ba loại tư duy bất thiện. Đó là tư duy về ngũ dục, tư duy sân hại, tư duy dối trá.

Ba loại tư duy bất thiện này vì đâu mà khởi? Phải biết đều do vô minh làm nhân mà sanh khởi, đến khi thân hoại mạng dứt thì rơi vào ba đường ác.Thế nên các thầy phải siêng năng tu tập để đoạn trừ vô minh. Ta là bậc đại sư, các thầy là đệ tử ở trong giáo pháp của Ta, nên nay Ta nói tóm tắt những việc quan trọng cho các thầy nghe. Vì lòng đại bi, vì lòng thương xót, vì lợi ích, vì vui sướng, các thầy nên thực hành như lời Ta dạy. Hoặc ở núi rừng, nơi thanh vắng, bên gốc cây, hoặc ở đồng trống, các thầy có thể khéo léo tư duy, không nên buông lung, chớ để sau này sanh lòng hối hận.Như lời Ta dạy mà tu hành, sẽ được giải thoát”.

Khi Đức Thế Tôn nói lời này xong, các thầy tỳ-kheo hoan hỷ phụng hành.

    Xem thêm:

  • Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Cú – Nguyên Thuận dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Dạy Vua Ưu Điền Dùng Chánh Pháp Trị Nước - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 28 – Rượi Thịt - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Cú – Tâm Minh Ngô Tằng Giao dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bổn Sự - Kinh Tạng
  • Kinh Năm Thiên Sứ Của Vua Diêm La - Kinh Tạng
  • Kinh Thái Tử Đức Quang - Kinh Tạng
  • Kệ Khuyến Phát Chư Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Tạp A-Hàm Quyển 46 - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 30 – Địa Ngục - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vì Thiên Tử Thắng Quang Dạy Vương Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Những Điều Trái Nghịch Của Ma - Kinh Tạng
  • Kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo Ứng - Kinh Tạng
  • Kim Cang Tràng Trang Nghiêm Bát Nhã Ba La Mật Đa Giáo - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 06 – Nhập Đạo - Kinh Tạng
  • Kinh Lời Dạy Cuối Cùng (Kinh Di Giáo) - Kinh Tạng
  • Kinh Luận Phát Tâm Bồ Đề - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Nói Về Thời Và Phi Thời - Kinh Tạng
  • Kinh Lão Ông Bần Cùng - Kinh Tạng