Kim Cang Tràng Trang Nghiêm Bát Nhã Ba La Mật Đa Giáo

Tống Thi Hộ dịch,

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

*

Bấy giờ tất cả Như Lai ở mười phương lại vân tập lần nữa để khuyến thỉnh Đức Thế Tôn Kim Cương Du già đại bí mật chủ Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Hãy nói về Pháp môn Căn Bản Vô Tính Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Khi ấy Đức Thế Tôn Kim Cương Du già Đại bí mật chủ Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai nghe chư Như Lai khuyến thỉnh xong, liền nhập vào Nhất Thiết Phật Cảnh Giới Đại Trí Kim Cương Tam ma địa. Từ Tam ma địa ấy xuất ra rồi, trong khỏang sát na liền an trú trong Kim Cương chân thật Trí Tuệ Tính của tất cả Như Lai và Diệu Cát Tường bồ tát ở trong Tính đấy, lại nhập vào Nhất Thiết Như Lai Tâm Quang Minh Diệu Kiên Cố Tính Trí Tuệ Tam ma địa- ở trong Tam ma địa ấy, từ tâm của tất cả Như Lai hiện ra cảnh giới của tất cả Phật là Pháp giới Quang Minh Biến Chiếu rộng khắp tất cả, thảy đều chiếu diệu cùng tận giới hữu tình khiến cho tất cả hữu tình đưọc Trí Tuệ Thanh Tịnh- Từ tâm Bồ Đề của tất cả hữu tình sinh ra pháp Kính Aí, Câu Triệu, Quán Đỉnh. Như khéo thực hành, như lý an trú thì viên mãn công việc trong Kim Cương Tát Đỏa Tam ma địa.

Lại từ đại sĩ bí mật : Bảo, Quang, Tràng, Tiếu sinh ra tính đại tự tại tối thượng, an trú trong Tính Giác Ngộ của Kim Cương Tát đỏa Tam ma địa

Lại từ đại sĩ bí mật : Pháp, Lợi, Nhân, Ngữ, sinh ra tính Thanh tĩnh đã được tạo ra trong tâm Kiên cố, an trú nơi Tạng Pháp tính tối thượng thanh tĩnh tự tại của Liên Hoa Tát Đỏa Tam ma địa.

Từ đấy khiến lập mọi loại sự nghiệp tăng thượng. Dùng pháp hộ niệm để thành thục hữu tình từ Thân, Ngữ Tâm của tất cả Như Lai cho đến tận giới chúng sinh đều khiến cho khắp cả được thành thục.

Như Lý an trú xong, thì quay trở lại Tâm của Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai, tùy nhập vào trong Tính Trí Tuệ của tất cả Như Lai mà Trụ..

Bấy giờ Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai nói Già đà là :

Lớn thay ! Chính Tuệ, nhân vô lậu.

Nơi sinh ra tất cả Như Lai.

Chính Tuệ không dơ khó luận bàn.

Tụ Tính chúng sinh đến từ đấy.

Lớn thay! các pháp khó luận bàn

Tất cả việc Phật đều Thanh tịnh

Nếu lúc phân biệt Tính, Vô Tính

Tâm đấy liền chuyển ở hai nơi .

Lúc đó, Diệu Cát Tường Bồ Tát ma ha tát liền ở trong Hội hiện sức thần thông, từ Tâm Như Lai hóa ra 16 thân Đại bồ tát vây quanh Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai – ở bên trái, bên phải của tất cả Như Lai hiện ra ánh hào quang của Đại Nhật man noa la. Ở trong ánh hào quang ấy lại hiện ra Diệu nguyệt man noa la – và Diệu Cát Tường bồ tát ngồi ở bên trong đó nói là : “Cầu xin Đức Thế Tôn Kim Cương du già Đại Bí mật chủ Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai diễn nói về các câu Chính pháp của Kim Cương Tràng Bát Nhã Ba La Mật Đa Giáo”

Bấy giờ Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai khen ngợi Diệu Cát Tường Bồ tát ma ha tát là : “Lành thay! Lành thay Diệu Cát Tường! ông hay hỏi Phật về nghĩa chính như vậy. Oâng hãy lắng nghe và tác ý cho khéo. Nay Tướng ấn là tuyên nói ”

Khi ấy, Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai an trú trong tính tự tại của tất cả Như Lai liền nói câu cú Đại Minh của các pháp trong Kim Cương Trường Bát Nhã Ba La Mật Đa là nhóm Tứ Niệm Xứ

_ Bốn Niệm Xứ là : Ở trong thân, bên trong và bên ngoài thân, tùy theo quán hạnh mà chính niệm chính tri.

Ở trong Thọ, bên trong và bên ngoài thọ, tùy theo quán hạnh mà chính niệm chính tri.

Ở trong Tâm, bên trong và bên ngoài tâm, tùy theo quán hạnh mà chính niệm chính tri.

Ở trong pháp, bên trong và bên ngòai pháp, tùy theo quán hạnh mà chính niệm chính tri.

Thân, Thọ, Tâm, Pháp như vậy là Tứ Niệm Xứ Quán.

Nếu Chính niệm chính tri thì tất cả Thanh tĩnh, trú ở hạnh không có dính mắc cho nên dù ở trong thế gian đều không có sở hữu mà thân, ngữ, tâm thường trú nơi pháp môn bình đẳng của Bát Nhã ba la mật đa . Đây gọi là Tứ Niệm Xứ bình đẳng pháp Bát Nhã ba la mật đa giáo.- Đại Minh là :

“Án- Cương- Án tạt đỏa ly sa mật ly đát du ba tắc tha na nẳng “

Lại đến Bốn Chính Đoạn là : lúc chưa sinh các pháp Bất Thiện thì phát khởi tinh tiến, khiến cho nó chẳng sinh mà nhiếp tâm chính niệm .

Đã sinh các pháp Bất thiện thì phát khởi tinh tiến; khiến cho nó bị cắt đứt mà nhiếp tâm chính niệm .

Chưa sinh các pháp thiện thì phát khởi tinh tiến khiến cho nó sinh trưởng mà nhiếp tâm chính niệm.

Đã sinh các pháp thiện thì phát khởi tinh tiến; khiến cho nó tăng trưởng bền chắc mà nhiếp tâm chính niệm .

Bốn Chính Đoạn như vậy tức là Chẳng Đoạn mà Đoạn của tất cả pháp. Đấy là hiểu biết rốt ráo Đệ Nhất Nghĩa Đế .- Đây là Chính Đoạn Quảng Đại Môn Ba la mật đa giáo .- Đại Minh là :

“Án-Tam Miệu Ngật Bát La Hạ Noa – Tát Ly Phộc Đát Tha Nga Đa Tam Ma Đa Địa Sắc Noa Dã – Ác – La – Hồng ”

Lại đến Bốn Thần Túc là : Dục Tam Ma Địa đoạn hạnh cụ túc thần túc, Tinh Tiến Tam ma địa đoạn hạnh cụ túc thần túc, Tâm Tam ma địa đoạn hạnh cụ túc thần túc, Tuệ Tam ma địa đoạn hạnh cụ túc thần túc.

Bốn Thần Túc như vậy từ tướng như huyễn của tất cả pháp mà sinh ra – Tức là chuyển tất cả bánh xe pháp, là Thể Môn Đệ Nhất Nghĩa Đế của Bát Nhã ba la mật đa – Đây gọi là Thần Túc Bát Nhã Ba la mật đa bình đẳng Trí Bát Nhã ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“Án- Ly Đề Bá Na Bá La Di Đế – La Phộc Dã La Hồng Hồng ”

Lại đến Năm Căn là “ Tín Căn, Tinh Tiến căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn .

Năm căn như vậy đều không có lý luận mà chuyển tính bình đẳng của tất cả pháp – Đây gọi là căn bình đẳng Bát Nhã Ba la mật đa giáo Đại Minh là :

“Án- Án Nại Ly Dạ Phộc Mạo Đạt Bát La Nghê – Nhất Thí Nhạ Na Ma – Tra Ba Nga Dã – A – Áùn- ”

_ Lại đến năm lực là : Tín lực, Tinh Tiến lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực.

Năm lực như như vậy tức là hạnh bình đẳng của tất cả pháp – ở tất cả lực đều xa lìa lý luận, xưa nay thanh tĩnh- Đây gọi là Lực Tăng Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“Án- Tát Ly Phộc Đát Tha Nga Đa Mạt La A – Hồng Hồng – Phộc ”

_Lại đến Bảy Giác Chi là : Niệm giác chi, Trạch giác chi, Pháp giác chi, Tinh Tiến giác chi, Hỷ giác chi, Khinh An giác chi, Định giác chi, Xả giác chi.

Bảy pháp như vậy trụ nơi tính bình đẳng – Đây gọi là bình đẳng xuất sinh Tướng Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“Án- Táp Bát Đa Mạo Đình Nga Tam Ma Đa – Tô Bát La Đề Sắt Sỉ Đế – Đột Lung – Noan “

Lại đến Tám Chính Đạo là : Chính Kiến, Chính Tư Duy, Chính Ngữ, Chính Nghiệp, Chính Mệnh, Chính Cần, Chính Niệm, Chính Định..

Tám pháp như vậy từ tâm Đại Bồ Đề mà sinh ra chính đạo không cùng tận mà khéo hiểu biết rốt ráo Nhất Thiết Trí Trí – Đây gọi là Bát Chính Đạo Bình Đẳng Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“Án-A Ly Dã Sắt Hám Ngọ Ma Ly Nga Ma Khuể “

_ Lại đến Ba Tam Ma Địa là : Không, Vô Tướng, Vô Nguyện.

Thế nào là Không Tam Ma Địa ? : như Tướng Không, tướng không có sở hữu, tướng không có tự tính và tất cả pháp đồng một tướng, là tướng không có sinh – Đây gọi là Tam Ma Địa .

Thế nào là Vô Tướng Ma Địa ? : như ở tất cả pháp :không có tướng tạo tác, không có hy vọng, không có sai khác – trụ nơi tướng vắng lặng, tướng xa lìa – tâm ngừng ở một cảnh Đây gọi là Vô Vi Vô Tướng Tam ma địa .

Thế nào gọi là Vô Nguyện Tam Ma Địa ? như tướng khổ, vô thường … ở tất cả pháp : không có khởi tác tính ,không hiểu biết rốt ráo . Hoặc biết như vậy , hoặc sai khác cái biết như vậy,-Không có cầu, không có hành, không có hy vọng – Đây gọi là Vô Nguyện Tam Ma Địa.

Ba Tam Ma Địa như vậy cho đến tất cả Tính, tất cả Môn Tam Ma Địa , tùy nhập vào môn Bát Nhã Ba la mật đa.- Đại Minh là :

“Án- Yết Tam Ma Tát Ly Phộc Đạt Ly Ma – Cang-”

_ Lại đến Tám Giải Thóat là :

Hữu sắc quán chư sắc giải thóat.

Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thóat

Tĩnh giải thóat

Lại vượt qua các sắc tưởng chẳng khởi tưởng nghi ngờ, chẳng tác ngã tưởng, duyên vào các không vô biên mà tác quán hạnh tức là không vô biên xứ giải thóat .

Lại vượt qua không vô biên xứ, duyên vào các thức vô biên mà tác quán hạnh tức là thức vô biên xứ giải thóat

Lại vượt qua thức vô biên xứ, duyên vào nơi không có sở hữu mà tác quán hạnh tức là vô sở hữu xứ giải thóat

Lại vượt qua thức vô sở hữu xứ, duyên vào nơi “Chẳng phải tưởng, chẳng phải phi tưởng” mà tác quán hạnh tức là phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thóat

Lại vượt qua phi tưởng phi phi tưởng xứ, mà chính quán hạnh nơi Tưởng Thọ Diệt Tam ma bát đề tức là Tưởng thọ diệt giải thóat

Tám pháp như vậy tức là tất cả pháp lìa tướng lý luận, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng định, chẳng loạn, chẳng phải Tam ma bát đề – Đây gọi là ly xứ Phi xứ Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“Án- Tam Mãn Đa Bạt Nại Ly – Tát Ly Phộc Bà Phộc Vĩ Thú Đề – Đường – Thang – Cường ”

_ Lại đến Chín Thứ Đệ Định là :

Xa lìa ham muốn, các điều ác, pháp bất thiện – Có tầm, có tư,ù xa lìa, sinh ra hỷ lạc là Sơ thiền định

Tầm, Tứ ấy ngưng bặt – Nội tâm thanh tĩnh, trụ ở một cảnh tính – Định không có tầàm, không có tư,ù mà sinh ra hỷ lạc là Nhị Thiền Định

Xa lìa dính mắc nơi hỷ, trụ vào hạnh Xả niệm mà thân được diệu lạc – Xa lìa được Diệu lạc là Tam Thiền Định.

Hoặc Khổ hoặc Lạc -Hai pháp đều cắt đứt – Như lúc trước đã khởi ý vui thích, ý buồn phiền mà đều ngưng bặt được – Không có Khổ, không có Lạc, xả niệm, Thanh tĩnh là Tứ Thiền Định.

Vượt qua các sắc tưởng, chẳng khởi tưởng nghi ngờ – Nơi mọi loại tưởng mà chẳng tác ý – Duyên vào cái không vô biên mà tác quán hạnh Tức là Không Vô Biên Xứ Định

Vượt qua không vô biên xứ, duyên vào cái Thức vô biên mà tác quán hạnh tức là Thức Vô Biên Xứ Định

Vượt qua Thức vô biên xứ, duyên vào nơi không có sở hữu mà tác quán hạnh tức là Vô Sở Hữu Xứ Định

Vượt qua Vô sở hữu xứ, duyên vào nơi “chẳng phải tưởng, chẳng phải phi tưởng” mà tác quán hạnh tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ định.

Cuối cùng là Tưởng Thọ Diệt Định

Chín pháp như trên – Hoặc có tính hoặc không có tính thảy đều xa lìa phân biệt tức là tất cả pháp không có hai, hiểu biết rốt ráo tính bình đẳng – Đây gọi là Nhất thiết giải thóat bình đẳng Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“Án – A Nan Đa Vĩ Mộ Xoa Mục Kha Xuân ”

_ Lại đến Sáu Niệm là :Niệm Phật, niệm Tăng, niệm Xả, niệm Giới, niệm Thiên.

Sáu pháp như vậy và tất cả pháp đồng một niệm tức là Thắng Nghĩa Không – Tất cả pháp động tướng tức là Vô Tướng. Tướng này cũng lìa – Đây gọi là Bình đẳng môn Tam ma địa danh xưng Bát Nhã Ba la mật đa giáo . Đại Minh là :

“ Án – Tát Ly Phộc Nậu Sa Mật Ly Đề – Phộc Lảng – Đường – Khang – Bát Na Nỉ Thủy – Hồng Hồng Hồng -”

Lại đến Mười Phần Vị của bồ tát là : Phát tâm phần vị, Đồng chân phần vị, Sơ tập nghiệp phần vị, Tu hành phần vị, Sinh quý phần vị, tương ứng cụ túc phần vị, Chính tâm phần vị, Bất thóai chuyển phần vị, Đắc quán đỉnh phần vị, Nhất sinh bổ xứ phần vị

Phần vị của bồ tát như vậy tức chẳng phải phần vị, lìa các phần vị vào Đệ Nhất Nghĩa, an trú nơi Tính của một phần vị – Một phần vị tức là không có phần vị – Đây gọi là Vô Phần Vị Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“ Án – Tát Ly Phộc Mê Phộc Sa Tha Na Vĩ Nga Đế Hồng ”

_ Lại đến Mười Tự Tại của bồ tát là : Thọ mệnh tự tại, Nghiệp tự tại, Tư cụ tự tại, Tín giải tự tại, Nguyện tự tại, Thần thông tự tại, Xuất sinh tự tại, Lực tự tại, Pháp tự tại, Tâm tự tại.

Mười tự tại như vậy tức chẳng phải tự tại vì tự tại xa lìa cho nên liền được vắng lặng tối thượng trong tất cả tự tại, tât cả pháp khéo trụ nơi tính thanh tịnh- Đây gọi là Nhất Thiết Tự Tại Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh Là :

“ Án – Tát Ly Phộc Phộc Thủy Đế – Đát Lãm- Đột Lung – Hồng -”

_ Lại đến Mười Ba La Mật Đa là : Bố thí ba la mật đa, Trì giới ba la mật đa, Nhẫn nhục ba la mật đa, Tinh tiến ba la mật đa, Thiền định ba la mật đa, Tuệ ba la mật đa, Phương tiện ba la mật đa, Nguyện ba la mật đa, lực ba la mật đa, Trí ba la mật đa.

Mười ba la mật đa như vậy nhiếp tất cả ba la mật đa – Đấy tức là : Vô đẳng đẳûng ba la mật đa, Ly Hí Luận ba la mật đa, Như Thật nghĩa ba la mật đa, Nhất thiết pháp chân thật nghĩa ba la mật đa, Kim Cương ba la mật đa, Bảo ba la mật đa, Pháp ba la mật đa, Yết Ma ba la mật đa, Nhất thiết pháp bình đẳng ba la mật đa,

Pháp của đẳng như vậy mà đều an trú nơi pháp môn kiên cố tùy thuận tương ưng – Đây gọi là Nhất Thiết ba la mật đa bình đẳng Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“ Án – Tát Ly Phộc Bá La Di Đa Ly Tha Ba Ly Bố La Ni – Án – Bát Lãm – Hồng – Đương ”

_ Lại đến Mười Địa là : Hoan Hỷ địa, Ly Cấu Địa, Phát Quang địa, Diễm Tuệ địa, Nan Thắng địa, Hiện Tiền địa, Viễn Hành địa, Bất Động địa, Thiện Tuệ địa, Pháp Vân địa.

Mười địa như vậy, tức là tất cả địa mà đồng một nghĩa, ấy là Trí Nghĩa – Tức Trí Nghĩa cũng không có sở hữu, không có tướng, không có văn tự, không có tiếng, không có tên, chẳng thể ghi riêng biệt, xưa nay thanh tĩnh, hiển hiện ánh sáng vô cấu, trú nơi nghĩa chân thật – Đây gọi là Địa Thanh Tĩnh Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“ Án – Bộ Di Vĩ Thuật Đà Nễ – Tát Ly Phộc Ly Tha Ba Ly Bố La Ni – Noan – Lung ”

_ Lại đến Bốn Phạm Hạnh là : Từ, Bi, Hỷ, Xả

Bốn Pháp như vậy an trụ nơi Phạm Hạnh – Đây gọi là Nhất Thiết Pháp Bình Đẳng Tính Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“ Án – Một La Hạ Ma Vĩ Hạ La A Địa Sắt Xá Na – Cương – Hàm- Nột Lung – Xoa – Hồng – Noa Lung ”

_ Lại đến Mười Lực là : Xứ Phi Xứ Trí Lực, Nghiệp báo Trí lực, Chủng chủng giới Trí lực, Liễu biệt Tự Tha Căn Trí Lực, Chủng chủng Tín giải Trí lực, Khổ diệt đạo Trí lực, Nhiễm tịnh Trí lực, Túc trú Tùy niệm Trí lực, Ngũ Thần Thông Trí lực, Lậu Tận Trí Lực.

Mười lực như vậy tức là tính khéo xuất sinh bình đẳng của tất cả Như Lai- Đây gọi là Thập Lực Bình đẳng Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“ Án – Nại Xá Mạt La Ma Đế Sảng ”

_ Lại đến Bốn Sở Uùy là Như Lai Ưùng Cúng Chính Đỉnh giác biết rõ pháp Như Thị mà thành Chính Đẳng Giác, đủ Nhất thiết trí – Ở trong đại chúng của nhóm trời, ngưòi, ma phạm, Sa môn, Bà la môn … trong thế gian được sự không sợ hãi – Bình đẳng quán sát được hạnh đại an lạc , được hạnh dũng mãnh chuyển bánh xe chính pháp , chẳng chuyển pháp của tất cả thế gian –

Lại nữa, Như lai biết rõ pháp Như Thị, cắt đứt hết các lậu mà được sự không sợ hãi .

Lại nữa Như Lai nói các pháp nhiễm làm chướng ngại Thánh đạo – do nơi nói bình đẳng mà được sự không sợ hãi .

Lại nữa Như Lai tác thuyết Như Thị là tu các Chính Hạnh hay dứt hét các khổ – do nơi nói bình đẳng mà được sự không sợ hãi.

Bốn pháp như vậy dều nói như thật là nghĩa chính trong chính, tức là không sợ hãi – Bình đẳng trụ nơitướng Như Huyễn của tất cả pháp, xa lìa tính ngã và Ngã sở – đây gọi là Vô Sở Uùy bình đẳng Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“ Án – Phệ Xá La Ninh Tam Ma Đa Bát La Bát Đa – A À – Ám – Ác “

_ Lại đến Bốn Vô Ngại Giải là : Từ ( văn tự lời nói) Vô ngại giải, Pháp vô ngại giải, Nghĩa vô ngại giải, nhạo thuyết vô ngại giải.

Bốn pháp như vậy trú nơi tính bình đẳng Đây gọi là Nhất Thiết Pháp Như Huyễn Tướng Vô Ngại Giải Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“ Án – Bát La Đề Tam Vĩ Na – Sa – Hồng ”

_ Lại đến Mười Tám Pháp Bất Cộng là : Như Lai Thân Vô Thất, Ngữ Vô Thất, Ý Vô Thất, Vô Bất Định Tâm, Vô Dị tưởng, Vô bất trạch Xả, Dục vô giảm, Tinh Tiến vô giảm, Niệm vô giảm, Tuệ vô giảm, Giải thóat vô giảm, Giải thóat Tri Kiến vô giảm, Quá khứ vô ngại vô trước nguyện tri kiến chuyển, Vị lai vô ngại vô trước nguyện tri kiến chuyển, Hiện tại vô ngại vô trước nguyện Tri kiến chuyển, Thân nghiệp tùy trí tuệ hành, Ngữ nghiệp tùy Trí tuệ hành, Ý nghiệp tùy trí tuệ hành .

Mười tám phsp như vậy – Như Lai ở tất cả thời, tất cả xứ, tất cả bình đẳng ma økhéo an trú tức tùy nhập vào tính không của tất cả pháp là Đại Tuệ Thanh Tĩnh – Đây gọi là Bất Cộng pháp bình đẳng Bát Nhã Ba la mật đa giáo – Đại Minh là :

“Án – A Vĩ Ni Ca Một Đà Đạt Ly Ma Tam Ma Đế – A Vĩ La Hồng – Cang “

Bấy giờ tất cả Như Lai ở mười phương đi đến nghe Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai tuyên nói các cú pháp bí mật xong, đều khen ngợi mà nói Già Đà là ”

Lành thay! tâm Bồ đề vô thượng.

Thắng Tự Tại của các Như Lai

Lành Thay! pháp tối thượng của Phật

Tức là danh xưng Tam ma địa.

Lành thay! Kim Cương quảng đại trí

Khéo trụ Kim Cương Kiên cố tâm

Lành thay! các pháp, vô lượng môn

Khéo trụ Đệ Nhất Nghĩa Thanh tĩnh.

Khéo nói câu Bí mật Như Thị

Tất cả Như Lai từ đấy sinh

Khi ấy Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai vui vẻ quy mệnh với tất cả Như Lai, cũng dùng Già Đà mà khen ngợi là :

Quy mệnh đỉnh lễ các Như Lai

Tự tha Thanh Tĩnh đại pháp thân

Trước, Ta là quy mệnh lời bí mật

Đại Lực Kim Cương kiên cố Trí

Các pháp rốt ráo, Thể vắng lặng

An Trụ Kim Cương Pháp Tính môn.

Đã được Câu Đại Thừa viên mãn

Quy Mệnh Đại Bi Đại Tự Tại

Xưa nay Thanh Tĩnh, Đại Vô Uùy.

Tối thượng Tối Thắng Tối Đệ nhất.

Tín lễ tất cả Thiện Thệ Tôn.

Văn Tự của chính pháp tối thượng.

Làm nơi tuyên nói môn Chính Pháp.

Cúng dường rộng khắp tất cả Phật.

    Xem thêm:

  • Xưng Tán Một Trăm Lẻ Tám Danh Hiệu Bồ Tát Thánh Kim Cang Thủ Bằng Phạn Ngữ - Kinh Tạng
  • Bố Thí Ẩm Thực Cho Các Ngạ Quỷ Và Thuỷ Pháp - Kinh Tạng
  • Phật Nói Văn Thù Sư Lợi 108 Danh Phạn Tán - Kinh Tạng
  • Đà La Ni Bí Mật Phật Đỉnh Tôn Thắng Tâm Phá Địa Ngục Chuyển Nghiệp Chướng Xuất Tam Giới - Kinh Tạng
  • Kinh Du Già Tập Yếu Cứu A Nan Đà La Ni Diệm Khẩu Quỹ Nghi - Kinh Tạng
  • Nghi thức Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực - Kinh Tạng
  • Nghi thức Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực - Kinh Tạng
  • Kinh Phổ Hiền Mạn Noa La - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Cát Tường Bồ Tát Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Kim Cang Thọ Mạng - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Cang Đỉnh Nhứt Thiết Như Lai Chơn Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương - Kinh Tạng
  • Kim Cang Đỉnh Du Già Hàng Tam Thế Thành Tựu Cực Thâm Mật Môn - Kinh Tạng
  • Pháp Kinh Đà La Ni Kim Cang Thọ Mạng - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Tối Thượng Ý - Kinh Tạng
  • Kinh Nghi Quỹ Kim Cang Đỉnh Du Già Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Tu Hạnh - Kinh Tạng
  • Kinh Nghi Quỹ Huyễn Hoá Võng Đại Du Già Giáo Thập Phẫn Nộ Minh Vương Đại Minh Quán Tưởng - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Diệu Kim Cang Đại Cam Lộ Quân Nã Lợi Diệm Man Sí Thạnh Phật Đỉnh - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Cang Khủng Bố Tập Hội Phương Quảng Quỹ Nghi Quán Tự Tại Bồ Tát Tam Thế Tối Thắng Tâm Minh Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Bồ Đề Trường Trang Nghiêm - Kinh Tạng
  • Mười Sáu Tôn Phật Trong Kiếp Hiền - Kinh Tạng