Kinh Vua Mạt La

Phật Thuyết Mạt La Vương Kinh

Lưu Tống Trở Cừ Kinh Thinh dịch

Bản Việt dịch của Thân An – Minh Quý

***

Nghe như vầy. một thời Phật tại vườn Kì Thọ Cấp Cô Độc nước Xá Vệ Cùng với một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ Kheo câu hội.

Lúc ấy có vị vua hiệu là Mạt la. Có đất đai phì nhiêu, dân chúng hùng mạnh. Trong nước có một tảng đá vuông. chu vi rộng vài mươi cây số. Ngay trên đường lộ của vua, chúng thần cùng nhau nghị bàn, rồi tấu vua để dọn tảng đá đó. Vua liền tuyển chọn được khoảng chín ức dân[1] trong nước, ra lệnh cuốc rời tảng đá. Trải qua năm tháng, dân chúng rất mệt nhọc, vẫn không di động được tảng đá .

Phật nghĩ rằng dân chúng ngu si, uổng công khổ cực. Mà đá không hề rời được, liền kêu A Nan cùng đi với Phật. trong khoảng thời gian đàn chỉ[2], đi đến nước đó, lúc đó đức Phật làm thành Sa Môn. Bị phục[3] ở tại bên hông đá. Hỏi dân chúng rằng: Vì sao lại cuốc dọn đá này?

Trước không ai trả lời, nhẫn đến lần ba, dân chúng trách rằng, ta cuốc đá này, siêng cực lâu năm, khanh là người gì. Ngược lại hỏi tôi. Mọi người đều bỏ đi.

Phật liền cười ngay. Lấy ngón chân khều đá. Tay nhặt rồi quăng lên trên không gian. Lại dùng tay chụp lấy rồi để dưới đất. Đức Phật liền phóng ra ánh sáng và hiện ra tướng hảo. Chín ức dân thấy sự oai thần của Phật, không ai không rung động. Cả đều khấu đầu nói rằng: Chúng tôi ngu si. Không phân biệt thiệt giả, tưởng là Thần ở trời nào?

Đức Phật nói: Ta là Phật đây.

Nhân dân hỏi rằng: Phật dùng lực gì có thể giở lên tảng đá này?

Đáp rằng: Ta có bốn lực. Thế nào là bốn? Một là tinh tấn lực. Hai là nhẫn nhục lực. Ba là bố thí lực. Bốn là phụ mẫu lực.

Thế nào là tinh tấn lực?

Là không giết hại, cướp giựt, dâm đảng, lừa gạt, mở rộng trình bài Kinh Pháp. Khai mở hướng dẫn nhân vật, chưa từng giải đải. gọi là tinh tấn lực.

Thế nào là nhẫn nhục lực?

Dám gánh chịu tàn hại hủy nhục, gia hại đến ta, lòng ta vững như đất. Không gì mà không nhận. Đó gọi là nhẫn nhục lực.

Thế nào là bố thí lực?

Là lấy quốc độ, chân báo, vợ con, đầu mắt. dùng để bố thí không cảm thấy hối hận. Đó là bố thí lực.

Thế nào là phụ mẫu lực?

Là thọ ân thân thể cha mẹ, bú sữa, dưỡng dục, hoặc tích tập chân báo từ đất lên tới trời hai mươi tám cả đều bố thí người, chi bằng cúng dưỡng cha mẹ. Đó gọi là phụ mẫu lực.

Dân chúng lại hỏi rằng : Sau đó lại có lực nào?

Đức Phật nói: lại có bốn lực.

Thế nào là bốn?

Là sanh, lão, bệnh, tử, đó là bốn lực.

Lại hỏi rằng: Phật nên thường trụ thế gian không?

Đức Phật nói: ta cũng phải Bát Nê hoàn.

Dân chúng nói: Phật là Thần Thánh, tướng hảo kim sắc, thế gian đương thời hiếm có. Vẫn phải bát nê hoàn huống chi là vua, thần và dân chúng tôi.

Chín ức người cùng lúc ý giải (hiểu nghĩa) xin thọ năm giới mười thiện quy mệnh ba Tôn. Tiêu trừ cấu trần. Liền chứng được đạo Tu đà hoàn.

A Nan chỉnh ngay y phục đảnh lễ đức Phật và bạch rằng: Vua này và chín ức người dân đều có công đức nào, nay nghe Kinh mà liền được giải thoát?

Đức Phật nói: là xưa kia thời Câu Lưu Tần Phật. Vua và chín ức người trong nước, đồng thời lập chí. Hoặc là người thọ năm giới mười thiện, hoặc là người trì chay. Hoặc là người nhiên đăng[4]. Hoặc là người đốt nhang rải hoa. Hoặc là người phúng tụng Kinh sách, hoặc là người nghe Kinh. nay đến hội họp. Nghe Kinh liền giải.

Các Tỳ Kheo vui vẻ tiến đến phía trước đảnh Lễ đức Phật.

Phật Nói Kinh Mạt La Vương

*

Chú thích:

[1] chín ức dân : 900 triệu dân, trong chữ Hán, một ức tức là 100 triệu

[2] khoảng thời gian đàn chỉ : khoảng thời gian rất ngắn như khải móng tay

[3] Bị phục : y phục trang sức như thường lệ.

[4] nhiên đăng : đốt đèn

    Xem thêm:

  • Quy Nguyên Trực Chỉ - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Bản Hạnh Tập Phẩm 11 Đến Phẩm 20 - Kinh Tạng
  • Bài Tán Dương Kiền Trùy Bằng Tiếng Phạn - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 1 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Bản Hạnh Tập Phẩm 1 Đến Phẩm 10 - Kinh Tạng
  • Vạn Pháp Quy Tâm Lục - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Bản Hạnh - Kinh Tạng
  • Kinh Vu Lan – HT Thích Trí Quảng soạn - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Thọ Đề Già - Kinh Tạng
  • Kinh Hiền Ngu - Kinh Tạng
  • Thanh Quy Của Ngài Bách Trượng - Kinh Tạng
  • Xưng Tán Ba Thân Phật Bằng Phạn Ngữ - Kinh Tạng
  • Kinh Vu Lan Bồn - Kinh Tạng
  • Kinh Lục Độ Tập - Kinh Tạng
  • Kinh Cựu Tạp Thí Dụ - Kinh Tạng
  • Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ - Kinh Tạng
  • Kinh Nhân Quả Trong Đời Quá Khứ Và Hiện Tại - Kinh Tạng
  • Kinh Tăng Nhất A-Hàm Tập 1 – HT Thích Thanh Từ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Vua Sư Tử Tố Đà Bà Không Ăn Thịt - Kinh Tạng