Kinh Vua Thắng Quân Thưa Hỏi

Phật Thuyết Thắng Quân Vương Sở Vấn Kinh

Tống Thi Hộ dịch

Bản Việt dịch của Thích Hạnh Tuệ

***

Tôi nghe như vầy.

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, cùng chúng đại Tỳ kheo 1,250 vị câu hội.

Bấy giờ có đại vương Thắng Quân nước Kiều tát la, vị vua tôn quý có oai đức lớn, giàu có, tự tại, nơi ở, đất nước, cảnh trí rộng xa làm cho tất cả mọi người đều cùng tôn kính. Vị vua nầy phước đức lâu dài; trong Phật pháp sanh lòng tin tưởng lớn. Bấy giờ, đại vương lên xe trân bảo cùng với các quần thần, tuỳ tùng và vô số trăm ngàn Bà la môn, trưởng giả v.v… cùng vây quanh, dùng các âm nhạc mà dẫn đường phía trước, đi đến vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, nơi của Đức Phật Thế Tôn, cung kính cúng dường, nghe nhận chánh pháp.

“Thuở bấy giờ, vị vua của nhân dân nầy thường dùng chánh pháp mà thi hành trị nước, xả bỏ những điều không phải chánh pháp, chẳng thi hành. Vì sao vậy? Vì đại vương biết rằng nếu vua và quần thần vứt bỏ chánh pháp, thực hành phi pháp thì trong hiện đời nầy bị người khinh chê, cho đến khi thân hoại mạng chung không sanh vào chỗ tốt lành. Nếu vua và quần thần xả bỏ, xa lìa phi pháp, thực hành chánh pháp thì trong hiện đời được mọi người ca ngợi; cho đến lúc thân hoại mạng chung, sanh vào cõi trời hưởng quả báo tốt lành, giàu có, an vui, tự tại, trời người yêu mến, kính trọng.

“Đại vương, ví như người đời sanh dưỡng được đứa con một, cha mẹ yêu chìu giống như trân bảo, bày nhiều phương tiện khiến luôn vui thích. Đứa con ấy lớn lên cũng sanh hiếu thảo, kính trọng. Lòng từ ái của vua cũng lại giống như vậy. Tất cả nhân dân đều như đứa con một. Sự nhớ nghĩ, yêu thương của vua giống như cha mẹ. Thường dùng bốn pháp để mà nhiếp hoá, ấy là: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Thường hành bốn pháp như vậy nên tất cả nhân dân thảy đều quy phục. Vua lấy lòng từ mà xem nhân dân giống như con mình. Cũng vậy, tất cả nhân dân cũng lại xem vua như cha mẹ của họ.

“Lại như có người đang trong giấc mộng thấy nhiều sự việc như là: sông ngòi, suối hồ, vườn rừng, hoa trái, đường xá lớn nhỏ, xứ xứ trang nghiêm, trong sạch, làm đẹp lòng người yêu thích. Những sự việc như vậy, sau khi đã tĩnh mộng rồi đều chẳng có gì. Các pháp của thế gian cũng đều như vậy cả. Tất thảy đều như cảnh trong mộng, không thật có. Như vị vua ấy, làm vua trong nhân dân, thọ hưởng ba điều vui là: phú lạc, dục lạc, tự tại lạc. Thống trị quốc thành rộng lớn, có nhiều sở hữu: voi ngựa, xe cộ, vàng bạc, châu báu, kho chứa các vật, cho đến hoàng hậu, hoàng phi, quyến thuộc, các quần thần, người hầu v.v… Số lượng thật nhiều, giàu sang lớn mạnh mà không thể so bì. Như vậy, giàu sang tuy nhiều sở hữu không dùng để làm tối thắng được. Vì sao vậy? Vì dùng pháp lệch lạc, tâm bị sai khiến, tăng thêm phiền não.

“Đại vương phải biết, tất cả đây đều là pháp sanh diệt, vô thường, chẳng có gì bền chắc, chẳng có gì rốt ráo, như bọt nổi trên nước, chẳng có thật thể của nó. Cho nên, đại vương ở nơi các sự việc như vậy như thật rõ biết. Ở nơi các pháp thế gian thường luôn biết rõ để xa lìa các phiền não mà tu hành xuất thế.

“Lại nữa, pháp thế gian như một cây lớn, tưới tẩm gốc rễ thì sanh cành lá, cành lá tốt tươi thì có thể nở hoa, nở hoa chẳng bao lâu bèn kết thành quả. Quả đã chín rồi sắc hương thơm đẹp, mọi người đều yêu thích. Cây ấy bỗng nhiên bị lửa lớn đốt cháy, bốn phía đều cháy mạnh. Ngọn lửa hồng sáng rỡ che rợp mặt trời, mặt trăng. Bốn phía, trên dưới đều một ánh sáng lớn nầy. Cây đáng yêu ấy chẳng còn gì nữa, chỉ hiện còn ánh sáng rỡ của lửa, mà ánh lửa sáng kia không lâu liền bị cơn mưa lớn dập tắt. Mây mưa, sấm sét xuất hiện, ánh chớp điện giao nhau. Bấy giờ nhóm lửa kia không còn có nữa, chỉ còn cơn mưa lớn liên miên không dứt. Cơn mưa ấy không lâu cũng dừng lại. Đại vương nên biết, như trước đã nói, các pháp trong thế gian cũng giống như vậy, hoại diệt trong từng sát na, trọn chẳng có thật. Như chỗ thống trị của vua, dù cho chất chứa sở hữu rộng lớn, phút chốc tiêu tan. Ý nghĩa nầy cũng thế đó. Cho nên đại vương, ở nơi các pháp vô thường, chớ sanh tư tưởng thường còn; ở nơi các pháp có chỗ kết thúc, chớ có sanh tư tưởng không có kết thúc. Mỗi niệm suy tư vô thường có mặt. Xả bỏ các pháp thế gian, xa lìa các chấp trước, tu hành xuất thế để căn lành tăng trưởng lợi ích.

“Đại vương! Lại nữa, như bốn phương có núi lớn từ hư không mà xuống. Núi ấy cao rộng, thảy đều bền cứng, rơi xuống cõi Diêm phù, mà trong cõi đất nầy có tất cả cỏ cây, lùm rừng… thảy đều diệt hết, không còn gì nữa. Người có sức mạnh không thể cứu giúp. Đại vương! Các thế gian nầy đây có bốn điều sợ hãi lớn mà bị bức bách. Cũng lại như vậy, tất cả chúng sanh không nơi nào trốn thoát, người có thế lực lớn chẳng thể cứu giúp được. Bốn điều sợ hãi là gì? Một là sợ hãi hành động sai trái, hai là sợ hãi sự già nua, ba là sợ hãi bệnh tật, bốn là sợ hãi chết chóc. Đại vương! Hành động sai trái nếu sanh ra sẽ làm hoại diệt hành động chân chánh. Nỗi sợ hãi sự già nua nếu đến sẽ hoại diệt tướng trạng tuổi trẻ. Nỗi sợ hãi bệnh tật nếu đến sẽ hoại diệt niềm an lạc. Nỗi sợ chết nếu đến sẽ hoại diệt thọ mạng. Đại vương! Lại như sư tử là vua trong loài thú, nếu vào trong bầy thú chọn lấy một con thú để ăn. Con thú bị chọn lấy ấy làm sao có thể trốn thoát được, vào bụng sư tử thì tiêu mất hết chẳng còn gì nữa. Đại vương! Lực lớn của vô thường ở trong các chúng sanh cũng lại như vậy đó.

“Đại vương! Con người trong thế gian khi sắp mạng chung, trước nhiễm bệnh khổ như trúng tên độc, sức lực suy yếu, gân xương, chi tiết thảy đều đau đớn. Da thịt khô héo, tay chân run rẩy, nước dơ xấu chảy tràn. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.v.v… các căn chẳng thể sinh được thức. Các cảnh chẳng hiện, chỉ thấy cảnh tự tạo nghiệp chẳng lành ở ngay trước mặt lúc nầy, phát sinh nỗi sợ hãi lớn, không nơi nương tựa, ai làm người cứu giúp cho? Cha mẹ, quyến thuộc, mọi người đều vây quanh, thầy thuốc nổi tiếng, thuốc hay lừng danh không thể trị lành. Vị ngon ẩm thực không thể ăn nỗi. Trong mỗi mỗi niệm, khởi sợ vô thường, hơi thở vào ra, dần dần nhỏ yếu. Như vậy, nỗi sợ bệnh tật trước tiên rồi mới khởi tâm niệm làm nghiệp lành. Lời nói ra nhỏ, bảo với cha mẹ rằng: “Con nay quá sợ hãi, cảnh ác trước mặt, thọ mạng sắp hết. Cha mẹ vì con làm các lợi ích, bố thí Phật cùng Tăng, nguyện Người cứu giúp.” Lời nói như vậy vừa xong, trong khoảng sát na, thọ mạng liền dứt. Chỗ nầy đã giã biệt, chỗ khác lại sanh ra, tuỳ nơi nghiệp đã tạo mà thọ lãnh các quả báo.

“Đại vương nên biết, chúng sanh trong thế gian hoặc lành hoặc chẳng lành, hoặc hơn hoặc kém đều từ nhân sanh ra quả, không có chỗ nào mất đi được. Người tạo nghiệp lành thì chỗ quay về là chỗ nương tựa, lúc mạng chung không sanh sợ hãi. Duyên chỗ này từ biệt, sanh ở chỗ khác thọ quả báo tốt hơn. Cho nên đại vương, ông nay nên phải bỏ pháp thế gian, lìa xa các nhiễm trước, tu hành xuất thế, mau vào cửa pháp lành, trong mỗi mỗi niệm, tưởng nhớ vô thường. Nếu được như vậy thì ở trong pháp lành được gọi là tinh tấn.

“Lại nữa, đại vương, giống như người thế gian vào trong chỗ lửa lớn, ví như có được phương tiện liền có thể thoát khỏi. Trong chỗ phiền não nóng bức, như có được mát mẻ, trong sạch mà tỉnh ngộ. Lúc đói khát đến ví như được uống ăn thì có thể cứu tế. Lúc bị bệnh khổ ví như được thuốc hay liền có thể chữa khỏi. Ở trong chỗ nguy nan có được người mạnh mẽ là các thiện tri thức bèn thoát được các nạn. Lúc bị nghèo khốn được nhiều tài bảo có thể cứu giúp. Lúc vào chiến trận được trang bị áo giáp cứng cáp, mạnh mẽ thì được chiến thắng. Ở tất cả nơi chỗ, không nương không tựa, lẻ loi buồn khổ, có được bạn thân làm chỗ nương nhờ. Đại vương! Pháp thiện xuất thế cũng giống như vậy. Ở trong thế gian đều giống như trên đã nói, ăn uống, thuốc hay, bạn bè các loại, có thể làm chỗ nương nhờ, có thể làm nơi cứu giúp. Đại vương nếu người đời không tu pháp lành xuất thế đều không có chỗ cậy nhờ. Lúc mạng chung đến tự sinh sợ hãi, ai làm người cứu giúp? Xả bỏ báo thân nầy rồi, tự mình nhận lấy khổ đau, ai làm người cứu vớt? Vì vậy cho nên, ta như thật mà nói.

“Đại vương! Các pháp thế gian trôi qua mau chóng, bỏ các cái thấy thường còn dùng tư tưởng vô thường; bỏ cái nhìn chấp trước cho là bền chắc, dùng tư tưởng hoại diệt đổ vỡ như bọt nổi của nước mà không có thật thể. Phải nhớ thiện pháp tu hành xuất thế, tự làm xong rồi, sang khuyên người khác. Như vậy liền được ở trong pháp lành. Đây gọi là tinh tấn.

“Đại vương! Nên quán sát thân mình không chút sung sướng nào có được, tuy là có được đầy đủ các loại hương vị ăn uống ngon lành, sạch tốt để mà nuôi dưỡng, chưa từng một lần có chỗ đói khát. Như vậy tạm thời có thể duy trì các căn, thân mạng. Các thọ báo kia hết rồi, liền lúc ấy tan hoại, trở về pháp vô thường. Đại vương lại quán sát thân mình tuy có nhiều y áo quý báu, tuyệt diệu, đủ đầy sự trang nghiêm, cho đến nhiều kho tàng chất chứa các đồ vật, không có chỗ túng thiếu. Voi, ngựa, xe cộ đủ cả bốn bộ binh, số ấy thật nhiều, không ai bằng được. Thọ phước báo ấy hết rồi liền trở lại sự vô thường.

“Lại nữa, đại vương, như người trong thế gian có nhiều tiền tài, giàu sang. Ngày ngày hằng tắm gội sạch sẽ, dầu thơm xoa thân, lại dùng các y phục thượng diệu để trang nghiêm, các vòng trang sức tuyệt đẹp, cùng các châu báu, ngọc ngà, tai đeo vòng ngọc. Các vật như vậy đã trang nghiêm rồi, chỗ ngồi toà báu, giàu sang tự tại, oai đức không sánh và các quyến thuộc đều cùng vây quanh trổi lên trăm ngàn loại âm nhạc hay tuyệt. Nơi nơi lầu gác quí báu đẹp sang, đều đốt các loại hương quí như chiên đàn, trầm thuỷ.v.v… cùng các hương thơm khác. Tướng của sanh diệt luôn luôn luân chuyển không có chỗ kết thúc, đều bởi vô minh làm nhân mà sanh ra. Đây đều do có sự tham lam nơi các pháp. Nếu dứt trừ được vô minh, tham lam chẳng còn sanh khởi nữa. Tham lam đã dứt được, các hạnh chân chánh được khởi lên, xa lìa các lỗi lầm. Đây gọi là pháp xuất thế gian.

“Lại nữa, đại vương! Cảnh giới, chỗ duyên theo tất cả trong thế gian, lúc được lúc mất, lúc quyết định lúc không quyết định, lúc đáng yêu lúc chẳng đáng yêu. Tâm tham sanh khởi không có chỗ chán ghét thì là một mất mát lớn. Nếu ở trong Thánh đạo, pháp xuất thế gian, ai người yêu thích, mong cầu, không chán ghét, gọi là hạnh chân chánh, là lợi ích lớn.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

“Đại vương nay nên biết

Chết kia pháp cực ác

Lấy thọ mạng người đi

Cùng phá hoại các uẩn

Ấy là nỗi sợ lớn

Người đời chẳng yêu thích

Khi pháp chết kia đến

Phổ biến tất cả nơi

Hư không cùng biển lớn

Hố sâu và núi cao

Đất rộng cùng các hướng

Chẳng nơi nào trốn được

Chỉ các bậc có trí

Trú trong pháp chân thật

Vững vàng không lay động

Tất cả không thể hại

Lúc thọ báo chưa hết

Nên phát siêng năng lớn

Rộng tu các nhân lành

Siêng làm các phạm hạnh

Nhờ căn lành mạnh mẽ

Được đến cõi Niết bàn

Đến cõi Niết bàn rồi

Xa lìa nỗi sợ chết.”

Bấy giờ, đại vương Thắng Quân nước Kiều tát la nghe Đức Phật Thế Tôn dùng các phương tiện, khéo léo thí dụ nói diệu pháp xong, vui mừng hớn hở, cung kính ca ngợi, đảnh lễ chân Đức Phật rồi trở về lại cung vua.

Đức Phật nói kinh nầy xong, các vị Tỳ kheo nghe Đức Phật nói đều rất hoan hỷ, tin thọ phụng hành.

Phật nói chỗ hỏi Kinh của vua Thắng Quân.

Đại vương đã ra khỏi thành, dần dần về phía Kỳ Viên. Bấy giờ vị vua ấy xa thấy Đức Thế Tôn ngồi an lành ở dưới gốc cây, các chúng Tỳ kheo đều cùng nhau vây quanh.

Bấy giờ, vua nhìn thấy rồi sanh niềm hoan hỷ lớn, tôn kính, tin tưởng thâm sâu, xuống xe, bỏ lọng che, chấp tay, cúi rạp mình, ca ngợi rằng: “Thân Phật bao la tợ núi vàng. Thân Phật đoan nghiêm, tuyệt diệu không sánh, có ánh sáng lớn như trăm ngàn mặt trời, an lành, vút cao như đám lửa lớn; các căn điều hoà, vắng lặng, an trú trong thiền định; các đức trang nghiêm đủ ba la mật, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp tròn trịa, đủ đầy. Làm người tối thắng trong hàng người, trong hàng người rồng, trong hàng người sư tử, trong hàng người đại tiên, ở trong thế gian như núi lớn xuất hiện.”

Bấy giờ, đại vương đã khen ngợi rồi, đi bộ mà đến chỗ của Đức Phật rồi, đầu mặt sát đất, đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn, cầm lấy mão báu, lọng che, kiếm báu, châu báu, giày da trang trọng, các vật như vậy, dâng lên Đức Thế Tôn, mà nói thế nầy: “Ngưỡng mong Đức Thế Tôn, thọ nhận vật cúng của con.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nạp thọ. Vua liền lạy dưới chân Đức Thế Tôn lần nữa rồi lui đứng về một phía, chấp tay cung kính mà bạch Đức Phật rằng: “Thế Tôn, mong Phật từ bi nói chỗ trọng yếu của pháp khiến cho đêm dài của con có được nhiều lợi lạc.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn ngợi khen vua rằng: “Lành thay! lành thay! Đại vương, ông ở nơi tôn trọng tin tưởng sâu xa Như Lai; ở chỗ khế hợp thuần hậu, yêu thích, mong cầu chánh pháp của Phật. Này đại hiền giả, như chỗ ông đã nói, muốn nghe chỗ trọng yếu của pháp. Ông nên lóng nghe, khéo mà để tâm nhớ nghĩ, tu tập, sẽ vì ông mà nói.”

Đức Phật dạy rằng: “Đại vương! Ông thống lĩnh nước lớn, thường có trăm ngàn trong ngoài thân tộc cung kính, ca ngợi. Tuy được như vậy, giàu sang tự tại. Lúc thọ hưởng phước báu này xong rồi liền sanh khổ não, tất cả quyến thuộc cùng nhau vây quanh, khóc than sầu khổ. Đang trong lúc ấy, tất cả những sở hữu không thể giữ được. Mạng sống đã hết, người thân trong ngoài cùng nhau vây quanh đi đến rừng nghĩa trang. Mọi thứ của cơ thể ấy chia lìa, ly tán. Da thịt, gân xương, phân khắp các nơi, có các chim muông, côn trùng đến rỉa rứt ăn. Chúng ăn xong rồi, thân giả dối nầy đều không còn gì sở hữu.

“Đại vương! Dùng duyên này để quán sát thế gian như bọt nước nổi, có gì bền thật? Ấy là vô thường chẳng phải pháp rốt ráo. Khởi lên ý nghĩ thường còn là điên đảo. Các pháp hữu lậu niệm niệm hoại diệt. Ta quán sát sự vật thâm sâu như vậy mà sanh lòng thương xót. Cho nên, Đại vương, cần tu mau chóng, xả bỏ các pháp thế gian, luôn nhớ nghĩ tu hành pháp xuất thế gian. Vì sao vậy? Đại vương phải biết, các pháp sanh diệt ấy đều do vô minh làm nhân duyên. Đó là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già chết, buồn rầu sầu khổ. Như vậy thì một khổ lớn được tạo thành. Cho nên, nếu vô minh hết thì hành hết, hành hết thì thức hết, thức hết thì danh sắc hết, danh sắc hết thì sáu xứ hết, sáu xứ hết thì xúc hết, xúc hết thì thọ hết, thọ hết thì ái hết, ái hết thì thủ hết, thủ hết thì hữu hết, hữu hết thì sanh hết, sanh hết thì già chết, buồn rầu sầu khổ hết. Như vậy thì một khổ uẩn lớn hết.”

    Xem thêm:

  • Kinh Tôn Giả Hộ Quốc Hỏi Về Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Thiện Ác Nhơn Quả – Thích Giác Quả dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật – Thích Trung Quán dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Vua A Xà Thế - Kinh Tạng
  • Kinh Cư sĩ Tịnh Ý Thưa Hỏi - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Lí Thú Lục Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán - Kinh Tạng
  • Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Kinh Tạng
  • Kinh Thiện Ác Nhơn Quả – Thích Trung Quán dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Vua A Xà Thế Hỏi Về Năm Tội Nghịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Bồ Tát – Thích Hằng Đạt dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật – Thích Thiền Tâm dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Vô Úy Thọ Sở Vấn Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Tối Thắng Hỏi Về Việc Trừ Cấu Đoạn Kết Của Bồ Tát Thập Trụ - Kinh Tạng
  • Kinh A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhơn Đạo - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Quán Thế Âm Như Ý Ma Ni Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Chúng Hứa Ma Đế - Kinh Tạng
  • Nghi quỹ Kiên Lao Địa Thiên - Kinh Tạng
  • Bích Nham Lục Của Thiền Sư Phật Quả Viên Ngộ – Thích Thanh Từ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm - Kinh Tạng