Kinh Vua A Xà Thế
Phật Thuyết A Xà Thế Vương Kinh
Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch
Bản Việt dịch của Phước Thắng
***
QUYỂN THƯỢNG
Nghe như vầy: Một thuở nọ, Phật ở tại La Duyệt Kỳ trong núi Kỳ Xà Quật, dự hội có một vạn hai ngàn Tỳ kheo, Bồ tát tám vạn bốn ngàn người. Tất cả đều tôn trọng lẫn nhau. Chư Bồ tát ma ha tát đều được các Tổng trì, đều đạt đến chỗ không còn bị dục chi phối, đều chứng được Vô sở tùng sanh pháp mà như vậy là đắc Tuệ tam muội, đều biết được sở hành của tâm mọi người, đem pháp giáo hóa như điều họ muốn, khiến mỗi người đạt được điều họ muốn. Các Tứ Thiên vương và Trời Ðế Thích, Thích thiên và các Thiên tử, rồng. Duyệt Xoa, Kiền Ðà La, A tu luân, Ca lưu la, Chơn đà la, Ma hưu lặc, nhơn phi nhơn, tất cả đều đến hội. Trong lúc ấy, Văn thù Sư lợi ở một mặt khác của núi này cùng với 25 Thượng nhân đến hội. Sao gọi là 25 người? Vì đều là Bồ tát, mỗi vị có tên gọi, ấy là: Nhã Na Sư Lợi, Na La đạt sư lợi, Tam ba sư lợi, Kiếp ba đầu sư lợi, Ba đầu sư lợi, Kiếp xà nhân đà lâu đà la ni, đà lâu la, đà ba ni la, đà mâu ha đa tư ha mạt sư ha duy ca xà câu la gia na ca xà sa ha chất đâu ba trầm ma giá già ba quát trấn giá tát, Hòa bà đà ba chì bàn câu lợi, Sa kiệt mạt ma ha, Nghê lâu kỳ phi đà biến A nan đà thí xoa ba chất kỳ la da a nan đà a lam duy ha la ma chì tra sa mâu già chì đà a dụ dạt tát hòa át. Ðây là tên của tất cả 25 vị thượng nhân. Bốn vị Thiên tử Ðâu thuật đến chỗ ở của Văn thù sư lợi, với ý muốn nghe pháp. Tên của các vị thiên tử này là: Sa ma đà cưu tốc ma la, Vô câu tốc ma, Mạn na la kiền đà sa ha, Aåu thuật đàm duy ha, đây là 4 vị thiên tử. Lại có một số ít thiên tử khác đi đến chỗ Văn thù sư lợi, vì muốn nghe pháp, các thiên tử Thượng nhân đều ngồi. Mỗi thiên tử nói Phật là một bậc rất trí tuệ, không có tột cùng, không thể nghĩ bàn, không thể đo, không thể lường, không thể để cho phàm mà để ứng với Thệ nguyện. Tất cả đều nói rằng: Phải tác khởi pháp phương tiện nào soi sáng để đến trí tuệ vô cực, cho đến nhất thiết trí Phật, không thể nghỉ bàn.
Tuệ Thủ Bồ tát nói: Ðối với công đức không bao giờ đủ. Ðối với mọi công đức không điều mong cầu. Làm hiện thực điều này là có thể đạt đến tuệ vô cực.
Tuệ Thí bồ tát nói: Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật, tâm ấy liền nắm giữ tâm Tát vân nhã mà kiên cố đối với Bốn Hoằng thệ nguyện. Thực hiện được điều này thì có thể đạt đến trí tuệ vô cực.
Cụ Túc Bình đẳng Bồ tát nói: Không thể so tính là bao nhiêu kiếp. Kiếp tương lai kia không thể kể xiết, không thể làm sao mà tính cho được, đây là hoằng thệ nguyện. Ðối với hoằng thệ nguyện không tự cống cao. Thực hiện được điều này là có thể đến được trí tuệ vô cực.
Cụ Túc Hạnh Bồ tát nói: Không tự nghĩ đến điều an là có thể đến được tuệ vô cực. Vì sao vậy? Vì muốn làm cho tất cả đều an. Thực hiện được niệm này thì không cầu cũng đều an tất cả. Ðiều này mà làm được thì có thể đạt đến tuệ vô cực.
Liên Hoa Cụ túc Bồ tát nói: kẻ nào không khắc phục được tâm mình thì cũng không thể khắc phục được tâm ý kẻ khác. Kẻ nào có khả năng khắc phục được tâm ý mình thì mới có khả năng khắc phục tâm ý người khác . Thực hiện được điều này là có thể đến tuệ vô cực.
Liên Hoa Cụ Hạnh Kiếp Bồ tát nói: Ai chạy theo ham muốn thì không thể cứu được ham muốn, còn không phụ thuộc vào ham muốn thì mới cứu vớt được ham muốn. Bồ tát kia, được lợi hay không được lợi, tâm ấy không có thay đổi. Hoặc khổ hoặc vui hoặc hủy báng hoặc khen ngợi hoặc xấu hoặc tốt, ở đây không có chỗ vướng mắc. Vì sao vậy? Vì cũng chẳng ưu buồn cũng không mừng vui. Thực hiện được việc này thì có thể đạt đến tuệ vô cực.
Bồ tát Chế Trì Chư Căn nói: Không niệm tha nhân, tạo ra công đức ta có thể làm được. Thực hiện điều ấy thì không thể đi vào được tuệ vô cực. Cần phải niệm một mình mà không có bè bạn. Vì sao vậy? – Vì nhớ đến tất cả. Mọi người không lo toan thì ta phải lo cho họ. Tinh tấn liên tục không được phép lười biếng nhằm hướng dẫn tất cả. Thực hiện được điều này là đạt đến tuệ vô cực.
Bồ tát Trì hạnh như địa nói: Hoặc giống như đất, tất cả cây cỏ, thuốc, nhà cửa, thành, quách không thứ gì không lấy đất làm nhân mà đứng vững. Ðất cũng không là chỗ để đặt, tất cả hướng nhìn lên để được sống còn, cũng không cho đó là sự phiền hà. Bồ tát cũng phải như vậy mà giữ lấy tâm. Phải như đất, cũng không vui, giận mà gìn giữ tâm. Phải làm cho tất cả, mỗi mỗi được chỗ đất kia, cũng không nhớ nghĩ rồi xoay về lại với nhớ nghĩ. Những ai làm được việc này là có thể đến được tuệ vô cực.
Bồ tát Bảo Nguyện nói: Phải nắm giữ tâm như một địa vị, không tự ty dù ở trong mộng cũng không nhị tâm. Vì sao vậy? Vì tâm không La Hán, Bích Chi Phật. Những ai thực hiện được việc này thì người ấy giống như báu vật không rời xa Tát vân nhã. Bằng không tâm của mọi người bị đánh mất. Ðối với tâm trân bảo, không chỗ để tham tiếc. Những ai đi theo sự cầu tìm này thì đều mở ra được con đường là Ma ha diễn. Vì sao vậy? Vì vô tâm cùng với tâm ngang bằng nhau và tuệ vô tâm cùng với tuệ tâm này là bình đẳng, cũng không chỗ tăng, không chỗ giảm. Tâm ấy không chỗ tham tiếc. Thực hiện được điều này là đạt đến trí tuệ vô cực.
Bồ tát Bảo Aán Thủ nói: Trông thấy 5 đường sống chết của con người giống như rớt xuống biển. Tâm Tát Vân nhã mà mẫn niệm họ thì phải đưa tay ra dắt dẫn họ. Vì sao vậy? – Vì người không thông tuệ thì tạo ra thông tuệ làm đầu. Người tham trước thì tạo không chỗ tham tiếc làm đầu. Người không trí giới thì dùng giới làm đầu. Người giận dữ thì lấy nhẫn nhục làm đầu. Người biếng nhác thì lấy tinh tấn làm đầu. Kẻ nào loạn ý thì vì họ mà tạo ra nhất tâm làm đầu. Kẻ nào vô tuệ thì vì họ mà tạo nên trí tuệ làm đầu. Kẻ nào không công đức thì vì họ mà tạo ra công đức làm đầu, đem công đức dẫn đầu ấn vào Ba pháp bảo. Sao gọi là ba?
– Khiến tất cả đầy đủ trí tuệ giáo hóa của Phật mà tạo tác.
– Tự hiểu rõ thân trân bảo của mình là công đức.
– Niệm tất cả các pháp giống như hư không cho nên là hàng đầu của pháp bảo. Ðó là ba.
Những ai thực hiện được như vậy là có thể đến tuệ vô cực.
Bồ tát Sư tử Ý nói: Thân kia tạo nên hoằng nguyện này, không chỗ khủng khiếp cũng chẳng sợ hãi, cũng không thoái lui, cũng không cởi áo, không dựng chân lông. Vì sao vậy? Vì đối với sanh tử không có điều ác. Cũng không vào Nê hoàn làm gì. Sống bình đẳng với khổ, vui không tạo ra nhị tâm. Thực hiện được việc ấy là đến được tuệ vô cực.
Bồ tát Sư tử bộ quá vô cụ nói: Kẻ nào yếu hèn thì không thể đạt đến tuệ này. Tuệ ấy là chỗ cấu thành của Ðại sĩ. Vì vậy sao? Vì loại bỏ được các điều ác, vì không dua nịnh vì lấy sự chất phác để ứng xử thì không cao ngạo không tâm nóng giận si mê. Chỗ cấu thành của đại sĩ không chạy theo phi pháp. Vì sao vậy? Vì dùng sự trung chánh thì không dâm dật không dùng tâm độc ác. Kẻ ngu si hoặc tối tăm mà không điều này thì thân, miệng, ý của họ được bình đẳng. Lời lẽ nói ra là ngôn ngữ của chân thật thì không làm mất ý của mình, ý kia vô cùng kính trọng điều muốn làm thành. Vì sao vậy? Vì dùng lòng chí thành đều từ pháp mà tự mình vui thích. Do như pháp mà không tham tiếc thọ mạng. Vì sao vậy? Vì không tham thân thể, mạng sống không xả bỏ tất cả. Chỗ thí giúp lòng không tham tiếc, muốn khiến người nhận được chỗ cứu giúp kia. Lối vào chân chánh thì chẳng phải tà đạo. Người nào ham thích đi vào là tạo nên kho trân bảo. Ai có bệnh thì vì bệnh mà làm thầy thuốc. Ai sợ hãi thì vì họ mà làm người bảo vệ. Ai yếu hèn thì vì sự hèn kém mà tạo ra đất đạo. Ai đi vào đường tà thì vì họ mà tạo nên lối đi chân chánh. Ai vô trí thì vì họ mà tạo nên trí tuệ. Tất cả là điều thuận, thì chỗ nào để lòng nỗi lên sâu hận? Ðại sĩ vì độ thoát mà ở trong giải thoát nhẫn nhục. Pháp nhận lãnh vốn nó như là chỗ trú ngụ. Thực hiện được việc ấy thì mới được tuệ vô cực.
Bồ tát Tử ma kim sắc nói: Niệm của mình coi như hư không. Vì sao vậy? Vì khắp cùng mọi nơi. Do lòng thương rộng lớn mà không chỗ nào là không che chở, tâm kia thường hiện lên vẻ mặt vui mừng mà lòng rạng rỡ. Các chốn dục lạc, tâm kia không ở trong đó. Việc đem thí giúp thì giống như trời không đâu là không che phủ. Giới nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ kia cũng lại che chở như vậy. Thực hiện được việc này là có thể đến được tuệ vô cực.
Bồ tát Phát ý tức chuyển pháp luân, nói:
Có người nào mới phát ý thì không nên để cho ma được tiện lợi, không làm mất ý Chư Phật, thiên thần. Làm cho tâm trụ vững là ứng với việc chuyển pháp luân. Vì sao vậy? Vì dùng lòng tốt đẹp để phát khởi. Vì sao vậy? Vì tất cả các pháp không chỗ sanh. Thực hiện được điều ấy là có thể đến được tuệ vô cực.
Bồ tát Chư ngữ tự nhiên phổ vô bất nhập nói:
Phải nắm giữ tâm thì không nơi đâu là không tỏ ngộ. Vì sao vậy? Vì các pháp tự nhiên vốn có đềàu không, tất cả điều gì nói ra lời thì đều không. Thí như hư không, không nơi đâu là không thâm nhập đến. Bồ tát ấy lại phải như vậy, tâm Bồ tát ngộ nhập khắp nơi, hành động đúng như lời nói, trí Bồ tát hiểu hết mọi vấn đề. Những ai thực hiện được điều này là có thể đến được Tuệ vô cực.
Bồ tát Lạc bất động nói: các âm sở hữu được thì không có phát tiếng, mọi tiếng vang sở hữu được nhưng không thể thủ đắc được nó, do nhận biết vậy nên cũng không lấy gì vui, cũng không lấy gì buồn, cũng không lấy gì lười biếng. Vì sao vậy? Vì giống như Thái Sơn có thu hết gió cũng không bị lay động. Các âm tốt, âm xấu, tâm Bồ tát cũng không lấy đó mà vui vẻ, cũng không lấy đó làm ưa thích. Vì sao vậy? Vì không chỗ dính mắc. Không chỗ dính mắc thì gọi đó là Phật ngữ hoặc đạo ngữ khác, chúng hoàn toàn rỗng không, không sở hữu, nhìn thấy các dục hiện hữu chỗ tạo nên thì chúng đều hiện hữu sự chấm dứt. Do trí hết mà không cao ngạo. Thực hiện được pháp này thì mau đến chỗ thành Phật.
Hải ý Bồ tát nói:
Tâm mình phải như biển là nơi thu nhận. Tuệ mà vô cùng thì giống như biển thu nhận các dòng chảy, hợp lại làm một vị. Bồ tát đem các thứ sở hữu hợp lại làm một pháp. Vì sao vậy? Vì dụng vi diệu, không cùng với 12 nhân duyên biến đổi chỗ hiện hữu. Niệm pháp thân cũng không tăng, cũng không giảm là vì tất cả làm công đức. Chỗ tạo nên công đức là muốn khiến tất cả đều được công đức. Ðiều này cho thấy công đức không thể hết, phải bảo vệ, không dính mắc, không phân cắt. Lấy ý lực mà kiềm chế thân. Các chỗ có được, các chỗ tạo nên đều ngang bằng nhau không có khác. Thực hiện được điều này nên tuệ ý phát ra đầy đủ là có thể đến đươcï tuệ vô cực.
Bồ tát Ðại quang minh nói: Phải nắm giữ tâm thì trí tuệ ấy được sáng như Phật. Ðây chẳng phải là việc làm của kẻ tục. Tâm Bồ tát tập thành quang minh thì không đâu là không chiếu sáng. Vì sao vậy? Vì muốn khiến cho thế gian biết lấy quang minh làm pháp thì tâm kẻ đó tập thành Bố thí quang minh thì không đâu là không chiếu sáng. Tập giới quang minh thì không đâu là không chiếu sáng. Nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ đều tập thànhï quang minh này thì không đâu là không chiếu sáng. Thực hiện được những việc ấy là có thể đến được tuệ vô cực.
Bồ tát Diễm minh nói: Lấy công đức tuệ tâm làm ánh sáng, thanh tịnh được chỗ sắc nhìn thấy thì không có ác. Pháp thanh, hương, vị, xúc giác, cũng lại như vậy. Ðem sự trong sạch đi vào sáu việc. Sáu việc ấy là gì? Ðó là: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Các nơi này được thế thì bất cứ nơi nào cũng tạo ra niềm vui, bởi vì chúng là dụng của tâm trong sạch. Con người trong các nhìn của mình là muốn ai ai cũng đều thấu hiểu Phật pháp. Kẻ nào bất chính là do họ dùng pháp khinh suất, biến dạng. Sở hữu vật tốt đẹp của người lại sách nhiễu họ không chút thương tiếc. Ðã cho rồi thì đừng tiếc nuối. Thực hiện được điều học này là có thể đến được tuệ vô cực.
Bồ tát Khả ý vương nói: Có kẻ nào mắng chửi, lăng nhục, đánh đập cũng không sân giận chỉ niệm pháp nhẫn nhục. Vì sao niệm pháp? Chỗ nào mắng chữi? Chỗ nào nóng giận? Ai đánh đập kia cũng thế. Do trong rỗng không, không sở đắc, ở ngoài rỗng không, không chỗ nghi, tự mình với thân không chỗ thấy cũng không thấy ở người khác. Vì sao vậy? Vì kẻ nào bức sách bằng chân, tay thì lấy sự hoan hỷ trao cho họ. Ai muốn lấy đầu thì tâm kia vui lên nhiều lần. Hoặc thành quách và trân bảo, có kẻ nào bức lấy thì không tham tiếc. Ai cầu xin vợ con thì liền đáp ứng trao cho, không có tâm nào khác. Hoặc đọc tụng khởi đầu bằng kinh này là được một chương hoan hỷ. Không vui vì Kim luân vương hoan lạc. Vì mọi người thuyết pháp mà không làm buông lơi. Xin dành cái vui cho mọi người phát tâm là Bồ tát, không làm Phạm thiên. Nguyện vui thấy Phật. Không tham trân bảo của 3 ngàn đại thiên sát độ. Thực hiện được điều này thì thường không biếng nhác. Hoan hỷ như vậy là có thể được tuệ vô cực.
Bồ tát Sở Kiến Vô Ðễ nói: trông thấy tất cả các thứ sở hữu mà không nghĩ đến các thứ này là ngã sỡ, đều là sát độ thanh tịnh. Không niệm hữu cùng vô, thấy chư Phật mà không cầu tưởng sắc. Vì sao vậy? Vì dụng pháp thân, thấy được tâm mọi người mà không cầu cái sở hữu của mọi người. Vì sao vậy? Vì con mắt đức của mình được trở về với sự thanh tịnh, thế là có được đạo nhãn, thần túc hoàn bị. Từ việc đắc chứng tuệ nhãn mà liền biết điều sở hữu không là chỗ đáng tham, bởi thế mà được con mắt Phật, 18 pháp đều đầy đủ. Do được con mắt pháp mà đầy đủ 10 loại lực. Những ai làm hiện thực đúng 4 hoằng thệ nguyện thì liền đến được tuệ vô cực.
Bồ tát Tác vô đễ hạnh nói: Tất cả là vấn đề tạo tác như chỗ tạo ra Tát Vân Nhã. Vì sao vậy? Vì không chỗ trụ, do không chỗ trụ nên chỉ niệm các pháp. Bồ tát thực hiện điều này là không dùng lấy các thứ thuận. Ðọa là sao? Là cũng không từ tội mà đọa, cũng không từ ma sự mà đọa. Vì sao vậy? Vì không xả bỏ pháp, không phạm phi pháp, do thế mà đạt đến điều ấy. Do giải cứu tội mà tạo ra việc ma sự. Do tương ưng ấy mà có thể đến được tuệ vô cực.
Bồ tát Thuyết tức ái ý nói: Tất cả điều sở hữu cũng không đi theo người nhận nó. Vì chỗ tạo tác mà liền chú kính các ma. Do tự hiểu biết mà không sở hữu cũng không chỗ nào lại tạo ra. Do biết không chỗ nên lại liền tạo chế năm ấm. Do hiểu biết năm ấm mà không có ma sự. Do độ ma giới mà tạo nên trung đạo không chỗ nào che lấp. Ðã độ được rồi là không còn chỗ nào bị che lấp. Bồ tát ma ha tát thực hiện điều này là có thể đến tuệ vô cực.
Bồ tát Sở khởi tức hối nói: Các chỗ tạo ra tâm phi pháp mà hối tội và chỗ tạo tác như pháp thì hai tâm ấy không khác. Vì sao vậy? Vì luôn phải chuyên tâm làm thiện. Thân của ta có tạo ra được điều gì thì bao giờ cũng muốn cho người được tốt. Hoặc miệng, hoặc ý nói, nghĩ ra điều gì thì cũng muốn cho con người có điều không tốt. Kẻ nào có sầu ưu mà làm cho pháp rộng lớn ra là khiến sầu ưu không còn. Thực hiện như vậy thì đây là Bồ tát ma ha tát có thể đến tuệ vô cực.
Bồ tát Ðắc nhất thiết nguyện nói:
Ðiều gì hiện hữu như tịnh giới chẳng hạn thì sở nguyện ắt được. Vì như tịnh giới thì không lại phạm tục. Không phạm tục là ứng với 37 phẩm cội gốc, như Tát vân nhã nói chung. Kẻ nào áp dụng đúng tịnh giới thì không phạm 37 phẩm. Ðây là chỗ tạo tác củà Bồ tát ma ha tát, dẫn đến tuệ vô cực.
Thiên tử Phổ đẳng hoa nói: Giống như cây có hoa, ai thấy cũng lấy làm hoan hỷ. Nơi nào tạo ra tất cả công đức thì không ai là không cúi nhờ. Giống như cây Câu Kỳ trên cung trời Ðao lợi, một khi có hoa nở đầy rực rỡ thì chư thiên không ai là không vui thích. Bồ tát lấy pháp làm tất cả tạo ra con mắt giống như hoa, như báu ma ni trên trời không một vết bẩn. Bồ tát thanh tịnh thì tâm Bồ tát là như vậy. Người nào thực hiện được điều ấy thì có thể đến tuệ vô cực.
Thiên tử Quang minh hoa nói: Giống như mặt trời hiện ra là xua hết các tối tăm, sở hữu của các sắc đều thấy rõ. Bồ tát do trí tuệ mà không chỗ nào là không chiếu sáng. Những ai ngu si, nếu tối tăm mà xua được hết là họ mở rộng ra tầm thấy. Vì sao vậy? Vì cuối cùng kẻ ấy phải sáng ra. Kẻ nào ở trong tối mà thấy sáng thì liền được lối đi tắt của đạo. Bồ tát do trụ trong lối đi tắt của đạo nên ai quên mất lối đi này thì chỉ bày lộ trình đạo cho họ. Do như vậy mà có thể đến tuệ vô cực.
Thiên Tử Thiên hương hoa nói: Giống như hoa Mạn đà la, hương của nó nghe khắp ngang dọc, trên, dưới 4 hướng, mỗi phía đến 40 dặm, Bồ tát do nghe được tịnh giới tam muội, gìn giữ trí tuệ lấy đó làm hương mà ba ngàn đại thiên không đâu là không nghe. Hương này chữa lành không biết bao nhiêu người bệnh. Do chỗ nghe tịnh giới, tam muội, trí tuệ kia mà Bồ tát trú ngụ ở đây lấy đó làm phương tiện đến tuệ vô cực.
Thiên tử Tín pháp hạnh đắc nói: Phải trụ ở nơi pháp, phải làm theo pháp, bởi vì, như pháp Bồ tát thì không bao giờ lười nhác, lại không có vấn đề hiểu mà lại không nhớ nghĩ, bèn thế mà được 10 việc, tập sáu Ba la mật, dùng bốn đẳng tâm, năm cú, bốn sự nói chung là ba giải thoát nhẫn nhục, lợi lạc, khiến người phát tâm. Thân kia không bỏ rơi nó, vận dụng Âu hòa câu xá la để chỉ bày, các pháp yếu đều nắm giữ. Lòng tin không có khác. Ðây là mười việc, những ai thực hiện điều ấy là có thể đến được tuệ vô cực.
Văn thù Sư lợi bảo với các Thượng nhân và các Thiên tử rằng: Bồ tát trụ mà không chỗ trụ. Sao gọi là vô sở trụ? Vì đối với ba cõi không lấy ba cõi làm việc tập. Không tập thì đây là bên trong cũng không cầu tập thì đây là bên ngoài. Mặc dù ngoài nhưng không bỏ rơi đệ tử, không chỗ tập, lại không mất địa vị Bích chi Phật. Tập thì gọi đó là sanh tử. Chỗ học tập sanh tử thì gọi đó là điều vô tri. Tập ấy chính đây là danh, nơi học tập danh thì đây là sắc. Tập đây là nhân duyên, chỗ học tập này thì bảo đó là có chỗ thấy. Tập đây gọi là ái, chỗ học tập ái thì gọi đó là cái gốc của sự hiện hữu. Tập đây là hữu ngã, chỗ học tập hữu ngã thì gọi đó là phi ngã. Tập ấy là tham, chỗ học tập của tham là sự bố thí không có khác. Tập ấy gọi là phạm giới, chỗ học tập này thì đối với giới không tự cống cao. Tập ấy gọi là sân giận, chỗ học tập này là nhẫn nhục mà không cao ngạo. Tập ấy là không tinh tấn, chỗ học tập này là tinh tấn mà không tự cao ngạo. Tập ấy gọi là loạn tâm, chỗ học tập này là nhất tâm mà không tự cao ngạo. Tập ấy gọi là vô tri, chỗ học tập này là trí tuệ không cao ngạo. Tập ấy gọi là không công đức, chỗ học tập này gọi là làm công đức mà không cao ngạo. Tập ấy gọi là pháp thế tục, chỗ học này gọi là đạo pháp mà không tự cao ngạo. Tập ấy gọi là vô thoát, chỗ học tập này gọi là được giải thoát mà đầy đủ không cao ngạo. Tập ấy gọi là có tội, chỗ học tập này là không có tội cũng không cao ngạo. Tập ấy gọi là có còn, chỗ học tập này là không còn gì hết, cũng không cao ngạo. Bồ tát tập mà không chỗ tập, bảo hộ tất cả cũng không dính mắc cũng không phân cắt. Thực hiện được điều ấy là liền đến tuệ vô cực.
Tất cả các pháp không chỗ đắc chứng. Vì sao vậy? Vì không chỗ chứng cũng không chỗ không chứng. Tất cả trí này liền đến được tất cả trí. Không chỗ đắc chứng là tất cả trí. Thụ đắc tất cả trí thì không thể dùng sự so tính sắc. Cảm thọ, tư tưởng, sanh tử, thức cũng như thế. Không từ pháp trí tuệ cũng không từ pháp phi trí tuệä cũng không tất cả trí bố thí là trí tuệ. Vì sao vậy? Vì bố thí cũng không rời xa tất cả trí. Giới, nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ cũng không là trí tuệ. Tại sao vậy? Vì tất cả trí là từ trí tuệ. Tất cả trí không chỗ nào là không tỏ ngộ, cũng không quá khứ, tương lai, cũng không hiện tại. Vì sao vậy? Vì do qua 3 đời. Tất cả trí ấy không do mắt mà nhìn thấy nó. Tai, mũi, miệng, ý cũng như thế. Tại vì sao vậy? Vì do qua các giới. Người nam, người nữ nào muốn cầu tất cả trí thì phải như tất cả trí mà trụ. Phải trụ làm sao? Vì đối với tất cả các pháp không chỗ trụ thì đây là chỗ trụ của tất cả trí. Khộng tự niệm pháp ngã sở này. Thực hiện được điều ấy là tất cả trí là tất cả nhân, pháp, Phật pháp v.v… Như vậy là không có sai khác đây là tất cả trí. Những ai cầu muốn được tất cả trí thì phải tổng hợp từ 4 đại. Vì sao vậy? Vì là thân thì không tạo nên thân so tính. Tại sao vậy? Vì không lấy nhân duyên tạo nên. Những ai có pháp công đức hay không có pháp công đức, những ai sở hữu nó cho đây là ngã sở thì đều chẳng phải ngã sở. Ngã ấy không chỗ sanh mà đã không chỗ sanh thì không có so tính. Những ai so tính thì đây là không sanh, kẻ nào chỉ bày hoặc thấy được thì đều không có sanh. Ðể biết không sanh, không chỗ sanh tuệ thì tạo ra cho nó sự bình đẳng ấy là nhất thiết trí (Tát vân nhã).
Văn thù Sư lợi khi thuyết pháp sự này thì hai ngàn thiên tử đều chứng được Vô sở tùng sanh pháp nhẫn. Một vạn hai ngàn người đều phát đạo tâm vô thượng bình đẳng.
Bồ tát Lạc bất động nói với Văn Thù Sư Lợi rằng chúng ta cùng đến chỗ Phật trú ngụ hỏi xem Bồ tát phải trụ như thế nào?
Ngay lúc ấy, Văn Thù Sư Lợi hóa làm Như Lai, ngồi ở giữa hội chúng. Hình dáng Văn Thù mặc pháp phục như là Thích Ca Văn Phật. Văn Thù Sư Lợi bảo Ba Chì Bàn Câu Lợi Bồ Tát rằng: để nối tiếp vấn đề đặt ra, nay Phật tại đây, có thể hỏi về Bồ Tát trụ.
Ba Chì Bàn Câu Lợi Bồ tát không biết đây là hóa Phật, đến trước quì, hỏi: Thưa Như Lai, Bồ tát có được chỗ trụ thì phải như thế nào?
Vị hóa Phật dạy: Như chỗ tạo ra ngã thì Bồ tát phải trụ như vậy.
Lại hỏøi: Trụ như Phật là trụ thế nào?
Vị Phật ấy dạy: Cũng không từ sự bố thí, cũng không từ giới, nhẫn nhục, tính tấn, nhất tâm (thiền định) trí tuệ. Cũng không từ dục, cũng không từ sắc, cũng không từ vô sắc, cũng không từ thân làm, cũng không từ miệng làm, cũng không từ ý làm, vì các sở hành không chỗ dính mắc.
Vì Phật kia hỏi Ba Chì Bàn Câu Lợi: Hóa ấy mà có chỗ nào từ hành không?
Bồ tát liền đáp rằng: không có chỗ từ hành.
Vị Phật kia dạy: Như hóa mà không chỗ từ hành thì Bồ Tát phải thực hiện hành này.
Ba Chì Bàn Câu Lợi Bồ tát lại hỏi: Văn Thù Sư Lợi là Phật thì đâu cần phải hóa Phật ư?
Văn Thù Sư Lợi Bồ tát đáp rằng: Ông tự biết các pháp như hóa không?
Bồ Tát liền bảo rằng: Sự thật, các pháp như là biến hóa.
Văn Thù Sư Lợi nói: Do biết các pháp biến hóa thì tại sao lại hỏi Như Lai biến hóa?
Văn Thù Sư Lợi bảo: Người nhân từ thì gọi đó là người được hóa ra từ chư Phật.
Bồ tát liền lại hỏi Văn Thù Sư Lợi rằng: Phật thì từ nơi đâu hóa hiện?
Văn Thù Sư Lợi bảo rằng: Chỗ hóa ra gốc là thanh tịnh.
Do bởi thế mà có biến hóa? Bồ tát hỏi
Văn Thù Sư Lợi bảo: Nên Phật không có ta, không có ngã, không có nhân, không có thọ không có mạng, cũng không dựa nơi Phật trụ, cũng không dựa nơi Phàm nhân trụ.
Ba Chì Bàn Câu Lợi Bồ tát lại hỏi vị hóa Phật: Học cái gốc này chỗ nào để tự đến được Phật.
Vị Phật kia nói: Không chỗ học là Bồ Tát học. Vì sao vậy? Vì cũng không tự niệm, ta muốn cầu điều này, cũng không cầu điều này, cũng không buồn cũng không vui cũng không duyên cũng không chỗø hóa, cũng không chỗ thấy, cũng không nơi chốn, cũng không có tưởng, cũng không có tên riêng, cũng không có sắc, tất cả không chỗ mong cầu. Bồ tát này học thì thực hiện sự học này bởi nó là cái học bình đẳng. Thực hiện sự học này thì không chỗ dính mắc, không chỗ ràng buộc. Thực hiện sự học này là không có ham muốn, không có nóng giận không có si mê, thực hiện sự học này thì không chỗ thương không chỗ ghét. Ai học được cái học ấy thì không niệm ngã của mình để tạo ra sự học này. Ðây là cách học để tạo nên sự học này. Học được sự học này thì không đọa vào đường ác.
Vị Phật kia dạy: nếu có cầu A nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm, muốn đến chỗ thành Phật thì phải thực hiện sự học như Ta.
Lại hỏi: Ðiều học Phật này học nơi nào?
Vị Phật kia dạy: Cũng không tạo ra tội cũng không rơi vào tội cũng không chỗ trao cho cũng không nơi nắm giữ, cũng không chỗ không nắm giữ, cũng không trì giới, cũng không có giới, cũng không nhẫn nhục, cũng không ác ý, cũng không tinh tấn, cũng không lười biếng, cũng không thiền, cũng không loạn tâm, cũng không trí tuệ, cũng không chỗ biết, cũng không chỗ học, cũng không có chỗ học, cũng không chỗ thành, cũng không có chỗ thành, cũng không Bồ tát, cũng không Phật pháp, cũng không tự niệm có thân, cũng không niệm người khác có thân. Chỗ thấy kia không có tưởng, cũng không pháp tưởng cũng chẳng không pháp tưởng, không phải tưởng vô tưởng. Vị Phật dạy: Hiểu rõ như vậy thì Bồ tát phải tác khởi sự học này. Vì sao vậy? – Vì tất cả các pháp như ảo hóa, đây là tướng của nó. Tất cả các pháp đều hợp lại. Vì sao vậy? – Vì tuy việc của nó nhiều không thể kể xiết song niệm của nó đều không, không sở hữu, hợp lại tức là không. Các pháp không thể thấy? – Vì sao vậy? Vì các pháp như nhau mà không đặc thù sai biệt. Các pháp đều vắng lặng. Vì sao vậy? Vì nó không lời lẽ, không ngôn từ cho nên không có nơi chốn. Vì sao vậy? – Vì các pháp không chỗ sanh. Ai tin như vậy thì cũng không nghĩ đến sở hành, cũng không nghĩ đến đắc chứng giải thoát, cũng không Bồ tát tự cống cao. Vị Phật kia dạy: nếu nghe sự học này mà không khủng hoảng không cuống quýt, không sợ hãi thì mới gọi là Bồ tát. Giống như hư không không sợ lửa, không sợ gió, không sợ mưa, không sợ khói, không sợ mây, cũng không sợ sấm, cũng không sợ chớp. Vì sao vậy? Vì pháp này rỗng không. Bồ tát phải như vậy, tất cả không chỗ kinh hãi, tâm Bồ tát do như hư không nên mới chế ngự được các ma liền có thể làm Phật, có thể vì tất cả mà làm việc giúp đỡ. Vị hóa Phật kia thuyết lời này xong thì không hiện ra lại.
Ba Chì Bàn Câu Lợi Bồ Tát hỏi Văn Thù Sư Lợi: Nay Như Lai là chỗ để thưa trình?
Văn Thù liền đáp rằng: chỗ từ đó đến là nơi mà mình thưa trình, chỗ thưa trình của mình là nơi đến từ chỗ ấy.
Ba Chì Bàn Câu Lợi bảo Văn Thù Sư Lợi rằng: Sự hóa hiện kia không chỗ từ đâu đến, không chỗ từ đâu đi, sao gọi là từ đó đến?
Văn Thù Sư Lợi trả lời rằng: Ví bằng như hóa thì đến không đường lối, đi không đường lối, các pháp cũng như thế, không chỗ từ đâu đến không chỗ từ đâu đi.
Ba Chì Bàn Câu Lợi lại hỏi: nơi nào là nơi chốn của các pháp này?
Văn Thù liền trả lời rằng: Tự nhiên trụ là nơi chốn các pháp này.
Lại hỏi: tất cả nơi chốn nào là nơi chốn của pháp kia?
Như chỗ mình tạo nên là chỗ pháp kia. Văn Thù đáp.
Lại hỏi: các pháp không chỗ tạo tác là không có tội?
Văn Thù Sư Lợi nói: Như vậy thì các pháp không chỗ tạo tác, không có tội. Pháp kia, cũng không có tạo tác, không có tạo ra tội, các sở hữu pháp đều chứng nhập pháp thân.
Bồ tát liền hỏi Văn Thù Sư Lợi: Không có tạo tác không có tội, sao lại bảo con người tùy theo chỗ tạo tác kia?
Văn Thù Sư Lợi bảo: Xét kỹ thì giống như điều người ta hỏi là cũng không chỗ tạo tác cũng không có tội. Vì sao vậy? Vì pháp của người này là pháp thân vậy, cũng không có tạo tác, cũng không có tội, như chỗ tạo ra, như chỗ nhận được. Ba việc này là như nhau.
Ba Chì Bàn Câu lợi Bồ Tát lại hỏi: Ba việc này là đồng đều với nhau sao?
Văn Thù Sư Lợi bảo: Như Lai là bình đẳng cho nên 3 việc tạm dừng lại ở bình đẳng.
Lại hỏi: Như Lai ấy là vô tác, vô tội, vô đắc, ba việc này sao lại cùng duyên với nhau?
Văn Thù Sư Lợi nói: Như Lai là vô tác, vô tội, vô đắc. Tác kia, tội kia, đắc kia là ba việc như nhau cho nên bình đẳng. Tội kia do qua rồi nên không thấy tội, tội cũng không rời ra khi sang đến tương lai, Như Lai bởi thế mà thuyết.
Lúc này, như đang ở Phật sở của Thích Ca Văn. Tôn Giả Xá Lợi Phất, A nan và Chư tôn Tỳ kheo, tất cả nương theo oai thần Phật đều nghe Văn Thù Sư Lợi thuyết pháp.
Xá lợi Phất nói: Lành thay! Lành thay! Việc làm của Thượng nhân, lấy pháp làm cảm động khắp mọi nơi mà không rời pháp thân, ai là người có trí nghe thuyết giảng này, chẳng ai là không phát tâm.
Phật dạy: Như qua lời lẽ, xét kỷ thì Bồ tát học mà không chỗ học. Vấn đề trình bày bình đẳng là không có khác. Như gieo trồng hạt nào thì cho ra quả ấy. Bồ tát kia đều phải học là tuệ. Như vậy vấn đề được đề cập đến đúng là tuệ.
Phật bảo Xá Lợi Phất: Như sở học của ông thì tự đến tuệ này.
Bồ Tát Ðảnh Trung Quang Minh bạch Phật:
Sở học của Thanh Văn là học vấn đề nào? Sở học của Bồ tát là học điều gì?
Phật dạy: Có mức độ, có vướng mắc cho nên là đệ tử học. Không có giới hạn không có nghi đây là Bồ tát học. Như Thanh văn thì sự học của họ nho,û trí của họ ít. Bồ tát thì cái học rộng lớn. Chỗ nhận biết của họ không có cùng, vấn đề trình bày không có điều gì trở ngại.
Bồ tát Quang Trí bạch Phật: Chỉ mình Như Lai mới tạo được cảm ứng, khiến hội chúng của Văn Thù Sư Lợi đều đến núi này. Vì sao vậy? Vì tại phía núi kia của hội này đều khiến hội chúng nhận được những vấn đề hoàn hảo. Vì sao vậy? Vì điều thuyết giảng của văn Thù Sư lợi sâu thẩm vi diệu, những ai muốn nghe thì tuỳ theo điều muốn nghe kia mà mỗi một đều nhận được điều nghe ấy. Phật liền làm cảm động Văn Thù Sư lợi, ngay khi ấy cùng với 25 thượng nhân và các thiên tử đều đến nơi Phật, trước Phật tác lễ mà đứng.
Quang Trí Bồ tát hỏi Văn Thù Sư Lợi:
Phật đang ở tại giữa này song vì lý do nào Văn Thù được phép ở chỗ khác để thuyết pháp?
Văn Thù Sư Lợi bảo rằng: Sở dĩ không ở cõi Diêm phù này nhưng vì Phật vô cùng tôn kính của chúng ta không thể nhận cho việc ấy. Hoặc vấn đề tôi đề cập có thể là ý của Như Lai hoặc không thể là ý của ngài, nên ở tại một mặt núi khác là vậy.
Bồ tát kia hỏi:Thuyết pháp nào mà cơ thể là ý của Như Lai?
Văn Thù Sư Lợi đáp rằng: Phật tự biết pháp ấy.
Lại hỏi: Mặc dù như thế song ý của Văn Thù và ý của Phật được tổng hợp để nói lên vấn đề?
Văn Thù Sư Lợi thì nói: Như điều gì tôi biết chút ít thì phải thuyết điều ấy.
Liền bảo: Lời nào thì phải thuyết? Bồ tát kia hỏi.
Văn Thù Sư Lợi bảo: Như vấn đề trình bày thuyết minh được chỗ pháp ấy mà không sai biệt, như Như Lai, như bổn tế không thể luận bàn, như pháp trụ, như pháp thuyết đó là ý của Như Lai, không chỗ dừng, không chỗ đoạn, cũng không duyên, cũng không chỗ duyên, cũng không chỗ tăng, cũng không chỗ giảm. Nói lên điều thuyết này mà không mất ý Như Lai. Ðối với thân cũng không chỗ lỗi, cũng không khiến người khác có chỗ lỗi, cũng không mất pháp, cũng không mất sanh tử, cũng không mất Nê hoàn. Nói lên sự thuyết này thì cũng không mất ý Như Lai.
Phật dạy:Lành thay! Lành thay! Như điều Văn Thù thuyết, đó có thể là ý của Như Lai. Vì sao vậy? Vì cũng không quá mức cũng không bớt đi, ở trong đó vừa hợp vô sở tưởng. Vì sao vậy? Vì Văn Thù Sư Lợi liên tục Tam muội thuyết sự việc như vậy. Không thấy các pháp có chỗ tăng, có chỗ giảm. Như lời lẽ Văn Thù Sư Lợi trình bày thì không làm mất ý Như Lai.
Khi thuyết lời chỉ bảo này, 800 thiên tử đều chứng được vô sở tùng sanh pháp nhẫn.
Lúc bấy giờ trong hội chúng, lại có 200 thiên tử, trước đó đều đã phát tâm Bồ đề mà chưa được kiên cố, đều muốn, đọa lạc. Mỗi người đều nhớ nghĩ Phật pháp nhưng không được rốt ráo nên khó được đến Phật. Chúng ta không ở trong hàng Bồ tát để học, không chấp như La Hán, Bích Chi Phật mà Bát Niết bàn. Phật đều biết hạng người này có thể trở thành Bồ tát, ở trong dục mà chuyển ý. Phật liền hóa làm một Ca La Việt mang bình bát đầy thức ăn trăm vị đến chỗ ở của Phật, trước Ngài, Ca La Việt tác lễ rồi đem bát dâng cúng Phật: Xin Ngài thương xót nhận cho. Phật liền nhận bát. Văn Thù Sư Lợi liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vòng tay bạch Phật: Tuy ăn nhưng phải nghĩ đến ân xưa.
Xá Lợi Phất tâm niệm: Phật xưa thuộc đẳng cấp nào mà văn Thù Sư Lợi bảo phải nghĩ đến ân cũ là sao? Liền hỏi Phật:
Văn Thù Sư Lợi xưa có công đức gì mà đặt để Như Lai?
Phật dạy: Lại nhẫn thôi! Nay vì ông khơi mở điều nghi của riêng ông. Phật liền lấy bát bỏ xuống đất. Bát ấy liền biến mất trong đất để sang các nước Phật, thẳng xuống quá72 sát độ nhiều như cát cạnh sông Hằng. Sát độ có tên gọi là Âu Ha Sa (Thiên Trúc gọi là Âu Sa Ha còn ngữ Hán nói là Minh Khai Tịch), vị Phật của đất nước này hiệu là Ðồ Tỳ La Da (Quang minh vương theo nghĩa Hán). Hiện giờ, bát kia dừng lại ở trong hư không, tại quốc độ Phật ấy, cũng không ai cầm lấy. Bát đi qua các nước Phật thì người hầu Phật các nước ấy đều hỏi Phật: – Bát này từ đâu đến đây?
Chư Phật bảo: Phương trên có nước gọi là Sa Ha, Phật nước này hiệu là Thích Ca Văn. Bát từ Phật ấy đến. Vì sao vậy? Vì cứu hộ tâm đọa lạc của Bồ tát, lấy sự biến hóa làm cảm động.
Phật bảo Xá Lợi Phất: Oâng đi tìm bát đem về.
Xá Lợi Phất liền vâng theo oai thần Phật, tự đem tuệ lực nhập vào vạn Tam muội qua vạn nước Phật cũng không thấy cũng không tìm được bát. Từ Tam muộïi trở về, bạch Phật: Tìm bát chẳng thấy bát đâu, chẳng nhận được.
Phật dạy: Bỏ ư?
Phật lại gọi bảo Ðại Mục Kiền Liên: Ông đi tìm kiếm bát về.
Mục Liên liền vâng theo oai thần Phật, tự nương thần túc lực nhập vào tám ngàn Tam muội qua tám ngàn nước Phật không đâu tìm thấy, không đâu nhận được. Mục Liên liền từ Tam muội trở về, bạch Phật: Tìm bát chẳng thấy đâu, không thể nhận được.
Phật bảo Tu Bồ Ðề đi tìm bát về. Tu Bồ Ðề liền nhập một vạn hai ngàn Tam muội qua một vạn hai ngàn nước Phật, cũng không tìm thấy cũng không nhận được, liền từ Tam muội trở về, bạch Phật: Tìm bát chẳng thấy đâu, chẳng thể nào được bát.
Khi ấy 500 vị Tỳ kheo tôn túc, mỗi vị dùng thần túc đi tìm kiếm bát, cũng không thể tìm thấy, cũng không thể được.
Tu Bồ Ðề từ tòa ngồi đứng lên bạch Bồ tát Di Lặc: Bậc nhân đức, bậc cao tài nhất sanh Bổ xứ, hiện là vị Phật tương lai.Chúng tôi đi tìm bát không thể được, mong Bồ tát đi tìm cho.
Bồ tát Di Lặc đáp lời: Như lời ông nói, nhất sanh Bổ Xứ là thật đi nữa, thì hiện giờ cũng không bằng Văn Thù Sư Lợi là nơi tạo ra Tam muội và danh tự Tam muội. Hãy lắng nghe điều ta nói: Khi Ta làm Phật, nhiều như cát sông Hằng đều là Văn Thù Sư Lợi song lại không thể biết bước đi của ta là sự việc đưa chân lên hạ chân xuống. Còn như hiện nay thì quả thật chẳng sánh kịp được. Chi bằng bảo Văn Thù Sư Lợi, để Bồ tát đi tìm bát cho.
Tu Bồ Ðề liền bạch Phật: Cúi mong Như Lai hãy khiến Văn Thù Sư Lợi đi tìm bát.
Phật liền bảo Văn Thù Sư Lợi đi tìm bát về. Văn Thù Sư Lợi im lặng nhận. Do nhận lời chỉ bảo liền tự tư niệm mà ngồi yên tại chỗ ngồi, không rời Phật không bỏ hội chúng, ở nơi đây mà liền có thể đến chỗ bát. Văn Thù liền dùng tức thì Tam muội để đến khắp nơi, nhưng ở nơi chúng hội, lấy tay chỉ đất, còn tay kia hạ xuống là đi sang đến các đất Phật. Phật ở các sát độ này đều vì Văn Thù mà tiếp rước đầy đủ. Phương dưới không đâu không nghe âm thanh đạo kia, ấy là lời thăm hỏi đến từ Thích Ca Văn Phật. Cánh tay Văn Thù mỗi một sợi lông phóng ra trăm, ức, ngàn ánh sáng. Mỗi một ánh sáng có ức, trăm, ngàn hoa sen. Trên mỗi một hoa sen đều có Bồ tát. Tất cả Bồ tát kia, vị nào cũng đều khen ngợi Thích Ca Văn Phật. Nơi sát độ đi qua này đều vì Bồ tát mà sáu phen chấn động. Quốc độ ấy đều trang nghiêm cờ phướn lộng bay. Qua nơi chốn nào đều thấy Văn Thù Sư Lợi lấy tay phải rờ chân tất cả Chư Phật, đều nói lên lời thăm hỏi của Thích Ca Văn Phật. Qua 72 sát độ nhiều như cát sông Hằng đến quốc độ Minh Khai Tịch cho đến chỗ ở Phật Ðồ Tỳ La Da, trước Phật tác lễ và đạt lời thăm hỏi của Thích Ca Văn Phật. Trên cánh tay Văn Thù mỗi sợi lông có ức trăm ngàn ánh sáng, ức trăm ngàn hoa sen, Trên mỗi hoa sen có Bồ tát ngồi. Các Bồ tát đều khen ngợi công đức củaThích Ca Văn Phật. Aùnh sáng của Chư Bồ tát và ánh sáng của Phật Ðồ Tỳ La Da không lẫn lộn vào nhau. Mỗi một ánh sáng thấy Phật Quang Minh Vương, một bên có người đứng hầu rất tôn nghiêm. Bồ tát tên gọi là Quang Tôn tự hỏi vị Phật Ðồ Tỳ La Da:
– Cánh tay của ai đây, sao mà xinh đẹp đến thế? Mỗi sợi lông tay là đóa sen sáng ngời. Lời ca ngợi của Bồ tát về công đức Phật ấy, nơi đó là chỗ nào?
Phật Ðồ Tỳ La Da bảo: Thượng phương qua 72 sát độ nhiều như cát sông Hằng, tên gọi là Sa Ha, Phật ở đây hiệu là Thích Ca Văn Phật. Hiện nay trước mặt có Bồ tát tên là Văn Thù Sư Lợi, thệ nguyện của Bồ tát không thể nghĩ bàn. Trí của Bồ tát không đâu thấu lường hết. Ðể nối tiếp nên ở trước Phật Thích Ca, Văn Thù ngồi nơi chỗ bát mà vươn dài tay đến tận giữa nơi này. Bồ tát của sát độ đây đều có suy nghĩ này nên cùng bạch Phật Ðồ Tì La Da: Giống như người khát nước muốn được uống nước, nguyện mong được thấy Thích Ca văn Phật, Văn Thù Sư Lợi và quốc độ Sa Ha.
Phật Ðồ Tì La Da liền dùng tướng ở giữa hai mi phóng ra ánh sáng chiếu suốt qua 72 sát độ nhiều như cát sông Hằng cho đến quốc độ Sa Ha (Ta Bà) đều mở rộng ra cho Bồ tát thấy. Bất cứ người nào nhìn thấy ánh sáng phóng ra ấy thì đều được an ẩn, thân họ giống như Già Ca Việt La. Có phàm Tỳ kheo nào chứng Tu Ðà Hoàn, ai đã vượt qua khỏi ba đường ác đều là người có được thiền, Duy vụ thì lúc ấy chứng đắc La Hán. Còn ai là thân Bồ tát được ánh sáng này đều đạt chứng Nhật minh Tam muội.
Các Bồ tát của quốc độ Ðồ Tì La Da Phật, từ nơi đây họ đều nhìn thấy thế gian này và các Thanh văn, Các Bồ tát, vì nhìn thấy đất nước thế gian ấy mà nuớc mắt họ chảy ròng, liền nói rằng:
Nếu lưu ly trong ngần và Ma ni kia mà rớt xuống bùn nhơ ấy, thì quả thật đáng tiếc cho nó. Vì sao vậy? Vì Quốc độ Sa Ha, các Bồ tát như lưu ly mà sanh ơ ûthế gian ấy thì quả thật đáng tiếc cho họ.Phật Ðồ Tì La Da bảo Bồ tát Ba Kỳ Ðầu rằng: Ông không hiểu rõ Bồ tát ở đây thì chẳêng được phép nói về họ. Vì sao vậy? Vì quốc độ ta 10 kiếp hành thiền không bằng người của đất nước Phật kia làm việc từ, từ sáng sớm đến trưa, những công đức ở đó gấp bội công đức ở sát độ này. Bồ tát của thế gian ấy tuy có túc mạng song việc hành pháp của họ như thiền chỉ khoảnh khắc , tội hạ đều không còn.
Bồ tát ở Sa Ha đều hỏi Phật: Aùnh sáng này từ đâu đến khiến thân đều an ẩn?
Phật Thích Ca liền bảo: Phương dưới qua 72 sát độ nhiều như cát sông Hằng, gọi là Âu Ha Sa. Phật ấy có hiệu là Ðồ Tì La Da phóng ra ánh sáng từ tướng Quang minh ở giữa hai mi.
Bồ tát đều bạch Phật: Nguyện muốn nghe thấy quốc độ Âu Ha Sa và Như Lai Ðồ Tì La Da.
Bấy giờ Thích Ca Văn, dưới chân phóng ra ánh sáng chiếu xuống phương dưới, qua 72 sát độ nhiều như cát sông Hằng, sát độ Âu Ha Sa và Phật Ðồ Tì La Da, cuối cùng là mở rộng toàn bộ. Bồ tát ở sát độ Aåu SaHa thấy ánh sáng Phật Thích Ca đi vào trong thân họ, họ đều được đầy đủ Tam muội Ma Tỳ đê (Tam muội là theo Thiên Trúc còn ngôn ngữ Hán hiểu đó là tên gọi Tu Di Quang Minh). Bồ tát ở thế gian Sa Ha tận mắt thấy vị Phật ấy và quốùc độ của Ngài. Giống như đứng ở mặt đất, mọi người đều nhìn thấy, trời, trăng , sao đêm. Hạ phương thấy rõ thế gian này, cũng như thế gian này thấy rõ Hạ phương, là sát độ Âu Ha Sa của Ðồ tỳ La Da Phật.
Văn Thù Sư Lợi với tay phải cầm lấy bình bát kia rồi cùng với vô số Câu lợi Na thuật đầy đủ trăm ngàn Bồ tát mà vềlại phương trên. Nơi các sát độ đã đi qua, mỗi một sợi lông hoa sen kia, ánh sáng mờ nhạt dần rồi mất hẳn. Bát tìm được liền nằm gọn trong tay, ở giữa hội, Văn Thù Sư Lợi từ chỗ ngồi đứng lên tác lễ Phật, rồi lấy bát dâng lên Phật, Phật nhận bát. Tất cả Bồ tát từ thượng, hạ phương đều tác lễ. Mỗi vị Bồ tát tự đem Phật danh mà tạ Thích Ca Văn Phật. Ngay khi ấy, Như Lai khiến mỗi Bồ tát về lại chỗ ngồi. Tất cả Bồ tát đều vâng theo Ngài mỗi mỗi đều ngồi xuống.
Phật bảo Xá lợi Phất: Ðiều ông thắc mắc về mối liên hệ nên dùng Văn Thù Sư Lợi trả lời cho vấn đề đã đặt ra.
Nay ta vì ông mà nói rõ sự việc: Thuở qúa khứ, vô số A tăng kỳ kiếp không thể tính được. Lúc bấy giờ có Phật hiệu là Dũng Mạc năng thắng. Sát độ đó có gọi là Vô thường. Lúc ấy các Thanh văn là 8 vạn bốn ngàn người. Bồ Tát 1 vạn hai ngàn người, tất cả cùng dự hội. Vị Phật kia vì ba đạo gia mà thuyết pháp. Phật nói: Hồi Như Lai Dũng Mạc năng thắng ở đời 5 ác mà làm Phật, có Tỳ kheo tên là Tuệ Vương, kinh pháp rất sáng, mang bát vào nước Duy Trí mà đi khất thực, nhận được cơm trăm vị và rất nhiều thức ăn ngon. Bấy giờ có người con quyền quí tên là Ly Cấu Vương là đứa con được chăm sóc nuôi nấng bởi người nhũ mẫu, đứng ở ngoài cửa thành. Ðứa trẻ này còn xa đã trông thấy Tỳ kheo minh kinh, nó định lòng chạy đến ôm chân Tỳ kheo. Khi được ôm chân, nó lấy làm thích thú, xin thức ăn ngon kia. Tỳ kheo liền lấy bánh mật trao cho nó. Ðứa bé ăn ngay. Biết mùi vị thơm ngon, đứa bé lẻo đẻo theo Tỳ kheo không còn nhớ về nhũ mẫu nữa. Cứ thế đi đến chỗ ở của Phật Dũng Mạc năng thắng, nó liền tác lễ Phật rồi ngồi sang một bên. Tỳ kheo Nhã Na la da lấy bát đồ ăn khất thực được đưa cho đứa bé này bảo nó dâng lên Phật Dũng Mạc năng thắng. Ðứa bé nhận bát rồi dâng bát lên Như Lai. Phật này nhận bát ăn thì bát đầy. Bát đồ ăn mà đứa bé đem dâng cúng kia luôn luôn như cũ. Lại lấy thức ăn này trao khắp 8 vạn 4 ngàn Tỳ kheo và Bồ tát, 1 vạn 2 ngàn người, tất cả các vị đều no đủ nhưng thức ăn mà đứa trẻ mang trao cúng vẫn lại như cũ. Phật dùng oai thần khiến đứa trẻ vui mừng, kể cả việc đứa bé cúi nhờ công đức của chính nó tức là hết lòng tin, cứ thế lòng tin của nó luôn đối diện với Phật, tức ca ngợi Phật kia bằng cách đem bát thức ăn dâng cúng lên Phật, bởi thế bát lúc ấy cứ đầy và thức ăn đem cúng kia cũng không lưng bớt, dù cóù biến khắp Tỳ kheo và Bồ Tát, thức ăn cũng vẫn đầy trong bát. Mới biết tôn kính Phật thì không bao giờ cạn hết mong cầu mà lại tăng ích. Cúng dường Phật kia thì công đức trở thành sức nặng mà tăng lên. Phật dạy Xá lợi Phất: đứa bé này, do một bát thức ăn đến nỗi 7 ngày đồ ăn kia cũng không lưng bớt , vẫn đầy như cũ. Ðức Phật A ba la kỳ đà tha ấy chỉ bày dẫn dắt đứa bé này, tự nó quay về với Phật và pháp, Tỳ kheo tăng, trao cho 5 giới, chỉ bảo hối tội, khuyến trợ công đức bèn phát A nậu đa la tam da bồ đề tâm.
Cha mẹ đứa bé ấy cầu mong con mình đến khắp nơi, để rồi đến nơi Phật. Trước Phật tác lễ Ngài mà xin trú ngụ. Ðứa bé kia gặp lại cha mẹ, đối diện nó bái lễ cha mẹ rồi ngõ lời: Con nay tỏ ngộ pháp Bồ Tát, tất cả nguyện xưa, con lại dùng để phát tâm. Vì sao vậy? Vì gặp được Phật là khó. Với lời dạy ấy thì cha mẹ sẽ nhìn thấy hình ảnh Phật và các vẽ đẹp của Ngài, tuệ Phật không nơi đâu là không khắp cùng, đạo của Ngài là đạo cứu độ. Nguyện muốn sao thân con được làm Sa môn. Vì sao vậy? Vì cái khó là được cùng hội với Như Lai.
Cha mẹ liền nói: Lành thay! Lành thay! Cha mẹ chiều theo ước muốn của con, vui mừng với lời cầu ấy của con, cũng như tất cả nguyện ấy của con. Chúng tôi cũng lại phát tâm, phải làm theo pháp của ông thì nay phải bỏ đi tất cả đất đai, nhà cửa cũng lại noi theo ông mà làm Sa môn.
Phật dạy Xá lợi Phất: Lời lẽ của đứa trẻ này khiến cha mẹ nó và 500 người đều phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, đều được sống nơi Phật A ba la kỳ đà tha, họ đều làm Sa môn.
Phật dạy Xá lợi Phất: Ðiền nghi ngờ của ông tức là Tỳ kheo Nhã Na la da hay Văn thù Sư lợi là khi ấy đứa bé quí trọng kia là con của Duy ma la hòa da chính là thân ta. Văn thù Sư lợi dùng thức ăn cùng với ta, tạo ra công đức kia mà làm việc phát tâm. Chính đây là công đức gốc là nhân của tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Phật dạy Xá lợi Phất: Ông muốn biết điều ấy thì nay 10 thứ lực Phật, bốn sự không điều gì phải sợ hãi, trí tuệ ấy không thể luận bàn, tất cả đều do Văn thù Sư lợi làm điểm khởi đi. Vì sao vậy? Vì tâm đó là điều căn bản.
Phật lại dạy Xá lợi Phất: Như thân ta, thứ lớp không thể tính được A tăng kỳ sát độ Chư Phật, tất cả đều do Văn thù Sư lợi làm điểm xuất phát, có tên gọi đều là tên Thích Ca Văn Phật, con số Phật là như vậy. Lại có hiệu là Ðề Thức Phất Phật, lại có hiệu Thức Phật, lại có hiệu Ðề hòa Kiệt Phật, lại có hiệu Duy Vệ Phật…
Phật bảo Xá lợi Phất: Ngồi kể tên của Chư Phật này từ kiếp này đến kiếp khác thì chẳng biết bao giờ cho hết, tất cả đều từ Văn thù Sư lợi làm nơi xuất phát. Hiện nay đều có trong Chuyển pháp luân, có trong Bát Nê hoàn, có trong hành Bồ tát đạo, có ở trong Ðâu Thuật thiên thượng, có ở trong Phúc trung, có trong sanh ra, có trong bỏ nhà cầu Phật, có trong Phật ngồi dưới cây, có trong thành Phật, … Không thể nào nói cho hết. Phật bảo Xá lợi Phất: Văn thù Sư lợi là cha mẹ của Bồ Tát …, đây chính làCa la mật, thuộc vấn đề được đặt ra là vì lý do nào mà đặt để Như Lai, mà bao sở đắc của ta đều chịu ân Văn thù Sư lợi. Bởi thế mà mang ân Văn thù. Hai trăm thiên tử kia liền tự nghĩ: Học các pháp thì chỗ thành mới có thể xảy ra, chúng ta còn có thể học. Vì sao vậy? Vì hiện Thích Ca Văn Phật này là Văn thù Sư lợi là nơi phát tâm để tự mình đi đến thành Phật. Chúng ta vì sao lười biếng? Ýù niệm này vận dụng được thì tâm kia ắt kiên cố, đều được tâm tận tín A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề.
Văn thù Sư lợi dùng tay biến hóa mà lấy được bát, làm cảm động khắp nơi. Ðây được gọi là cách học tập tận cội nguồn. Từ sát độ này cho đến hạ phương, qua vô số người, tất cả đều phát tâm A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề. Muời phương Chư Phật hiện nay đều đem trân bảo, lọng hoa để làm pháp cúng dường nên sát độ của ba ngàn đại thiên đều che phủ. Từ lọng hoa dù kia nghe rõ âm thanh Phật như tiếng nói của Thích Ca Văn Phật, đều là sức cảm động của Văn thù Sư lợi.
Phật dạy Xá lợi Phất: Người nam kẻ nữ nào muốn chóng Bát Nê hoàn thì phải phát tâm A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề. Vì sao vậy? Vì có người sợ sanh tử mà không thể phát tâm là tâm A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề. Muốn cầu Thanh Văn làm A la hán sớm nhận được Bát nê hoàn thì kẻ ấy phải thể hiện được lời dạy này. Ta luôn trông thấy ở trong sanh tử, nơi đây có Bồ tát mà tinh tấn thì họ đã trở thành Phật. Vì sao vậy? Vì từ quá khứ qua vô số A tăng kỳ kiếp không thể tính được, bấy giờ có Phật hiệu là Nhất Thiết Ðộ, thọ 1 vạn tuổi, có trăm ức đệ tử, có vị Tỳ kheo, tên là Mạc Năng Thắng, trí tuệ của vị này rất vòi vọi. Sau đó có vị Tỳ kheo, tên là Ðắc Ðại Nguyện. Thần Túc của vị này cũng rất cao vọi. Lúc bấy giờ Như Lai, y phục rất mực trang nghiêm, bát bên mình, cùng với đầy đủ Tỳ kheo vào một nước, thường nỗi tiếng là nước Khất thực. Vị Tỳ kheo trí tuệ đầy đủ đi bên phải Phật còn vị Tỳ kheo Thần Túc đi bên trái Phật. Ði sau Phật để hầu Ngài là vị Tỳ kheo tên là Hối Trí. Tám ngàn Bồ Tát đi trước dẫn đường. Trong hàng ngũ đó hình như có Trời Ðế Thích, có người mặc y phục như Thiên tử, có người giống như Trời, có người giống như 4 thiên vương, lanh lợi thông minh đều sai bảo người sửa sang đường sá cho Như Lai đi.
Phật dạy Xá lợi Phất: Khi ấy để vào thành nước đó, Phật rẽ sang lối tắt đi ngang qua chợ. Có 3 người con sang trọng, cả ba đều còn nhỏ, trang nghiêm, mặc y phục cực kỳ đẹp đẽ, chúng ngồi chung lại đùa giỡn. Một trong 3 đứa trẻ này, từ xa đãø trông thấy Phật đi về phía nó và các Tỳ kheo, Bồ Tát ánh sáng thật vời vợi. Ðứa bé ấy gọi 2 bạn mình và lấy tay chỉ về phía xa ấy cho thấy Như Lai sẽ đến. Aùnh sáng theo cùng với đoàn đẹp đến thế là cùng. Hai đứa bé kia trầm trồ: Ðã thấy Phật rồi. Còn đứa trẻ thấy Phật đầu tiên thì bảo: Ðấy là một trong tất cả, tột bậc không còn gì sánh bằng được. Chúng ta phải cùng chung nhau cúng dường. Vì sao vậy? Vì phước cúng dường là vô lượng. Hai đứa trẻ kia liền đáp lời: Hương hoa cũng chẳng có gì thì lấy chi để cúng đây?
Ðứa trẻ kia thì cởi chuỗi bạch châu đeo trên mình mắc vào trong tay, bảo với hai người bạn trẻ rằng:
Do Bạch châu này có thể đem cúng dường Phật trí mà gặp Như Lai, không cần phải tham làm gì.
Phần vật chất của hai đứa trẻ kia, thì noi theo bạn, hai đứa mở lấy bạch châu quấn trên đầu mắc vào trong tay mình. Cả ba đều lấy làm vui liền bảo nhau đi đến chỗ Phật trú ngụ giống như chúng được sang sông. Vì sao vậy? Vì do tâm của chúng trong sạch mà sự sống như nhau. Ðứa trẻ ấy lại hỏi 2 bạn: Ðem công đức này để mong cầu điều gì?
Một đứa kia nói: Nguyện như vị Tỳ kheo ở bên phải Phật.
Ðứa kia thì bảo: Nguyện được như Tỳ kheo Thần Túc ở bên trái Phật.
Hai đứa này, cả hai sau khi nói lên lời nguyện này, rồi lại cùng hỏi người bạn của mình:
Bạn khổ nguyện như thế nào?
Người bạn liền trả lời:
Tôi muốn được như Phật, ánh sáng của Ngài không gì sánh nỗi, như Sư Tử đi một mình luôn có số đông đi theo tôi. Khi đứa trẻ ấy nói lên lời này thì trên hư không có 8 ngàn thiên tử đồng nói: Lành thay! Lành thay! Như lời nguyện của ông thì cả thế gian này đều chịu ân người.
Ba đứa trẻ này cùng dắt nhau đến trước Phật. Ðức Như Lai ấy gọi người hầu Sa Kiệt. Oâng thấy ba đứa trẻ này mới đó màđã mang bạch châu đến không? Ðứa bé đi ở giữa kia lòng hớn hở, bước đi lại tinh tấn. Khi một chân đưa lên thì tội của nó lùi lại một trăm kiếp còn một chân để xuống thì sau đó mọi việc lại phải thêm vào trăm Già Ca Viết La. Cứ như vậy tính thì tội tiêu tan cũng lại phải tăng lên như vậy. Và như vậy là cũng ngang bằng với Phạm Thiên kia. Công đức của một chân đưa lên kia là công đức được gặp Phật một trăm lần. Vừa dứt lời thì ba đứa trẻ đã đến, trước Như Lai chúng tác lễ rồi mỗi đứa lấy bạch châu của mình tung lên Phật. Hai đứa trẻ phát tâm Thanh Văn thì số ngọc tung ấy mỗi hạt chỉ lên đến vai Phật, còn lại một đứa phát tâm A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề thì bạch ngọc được tung lên đến trên đầu Phật, giữa hư không chúng hóa thành chiếc màng hoa ngọc giao tiếp giữa trời trùm khắp bốn phương ở trong có giường, Như Lai ngồi ở trên giường này.
Vị Phật kia, khi ấy cười. Sa Kiệt, bỗng chợt hỏi Phật:
Như Lai cười, con hiểu là phải có ý gì? Xin được nghe Ngài nói ra điều ấy.
Phật dạy:
Có thấy hai đứa bé phát tâm Thanh Văn không? Vì sao vậy? Vì đều sợ hãi sanh tử, bởi vậy mà không phát tâm Bồ tát. Vì sao vậy? Vì muốn mau Bát Nê hoàn.
Người hầu kia hỏi: Ðứa trẻ còn lại thì sao?
Phật lại bảo rằng: Ðứa trẻ đi ở giữa ấy về sau tự đi đến thành Phật. Còn hai đứa trẻ bởi làm Thanh Văn mà một thì trí tuệ vượt bậc, còn một, Thần Túc cũng lại như thế.
Thích Ca Văn Phật hỏi Xá lợi Phất: Ông có biết đứa trẻ đi giữa là ai không?
Xá lợi Phất thưa: Con không rõ.
Phật bảo: Chính là thân ta đây.
Ông biết đứa trẻ ở bên phải là ai không?
Xá lợi Phất thưa: Con không rõ.
Ðứa trẻ ở bên phải lúc ấy chính là Xá lợi Phất này. còn đứa trẻ ở bên trái kia là Mục Kiền Liên đây. Phật dạy Xá lợi Phất:
Các ông vốn sợ sanh tử, không phát tâm Bồ Tát mà muốn mau Bát nê hoàn. Hãy nhìn kỹ đứa trẻ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề kia, tức là nay Ta tự đi đến chỗ thành Phật, còn các ông vì không rời pháp của Ta mà làm Thanh Văn bèn được giải thoát.
Phật lại bảo Xá lợi Phất: Ai muốn mau Nê hoàn thì phải phát tâm cầu Phật như Ta. Nói đến sự mau chóng này là vì không qua Tát Vân Nhã. Vì sao vậy? Vì không có điều trở ngại, vì địa vị của nó đặc dụng, vì công dụng vô tận, vì dùng tâm A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề, vì không gì có thể sánh nổi, vì có cái tốt đặc thù, vì vượt qua các Thanh Văn, Bích Chi Phật. Người nào muốn phát tâm cầu Phật thì liền được tâm Tát Vân Nhã.
Cũng lại như vậy, khi thuyết về phẩm Ma ha diễn thì vạn người đều phát tâm A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề. Tất cả Chư vị Tỳ kheo kia như Xá lợi Phất, Ma ha mục Kiền Liên, A nan, Hàm tỷ, Ma ha ca diếp, Mâu việt nan đầu da, Hòa trí nan ly phân đà đầu đà, Tu bồ đề v.v…, đều đem đầu mặt đặt lên chân Phật, đồng cất lời:
Người nam kẻ nữ nào muốn cầu đạo thì phải tôn kính phát tâm. Vì sao vậy? – Vì như Phật đã vì chúng ta mà nói ra trăm ngàn pháp, chúng ta lại không thể phát tâm bồ đề, bởi thế mà chúng ta có điều hối là đã làm La Hán. Không như tạo tội căn bản ngũ nghịch, tội kia do có giải thoát nên có thể phát tâm, là A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề. Nay thì dùng lấy cái không ích của nó. Vì sao vậy? – Chỉ vì hạt giống Phật bị thiêu rụi. Kẻ nào là một thứ đồ vật thì mới không kham nổi tâm Bồ tát. Vì sao vậy? – Vì giống như người chết không còn ích gì cho sự sống. Nay chúng ta đã được thoát ra khỏi cái vô ích. Ở trên trời, dưới trời có loài hai chân hoặc bốn chân, đều nương dựa vào đất mà được sống còn, nếu có loài nào phát tâm là tâm A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề, thì gọi họ là Trời và người, đều phải chịu ân họ.
Lúc bấy giờ Vua A xà Thế ngồi xe tứ mã cùng với đầy đủ quần thần ra thành đi đến nơi Phật ngụ, trước Phật nhà vua tác lễ mà đứng rồi bạch Phật:
Thưa Thế Tôn: Mọi người do từ nhân duyên nào mà tạo ra tội?
Phật bảo A Xà Thế: – Do sống với cái ta với nhân, ngã mà liền tạo ra tội. Vì tham thân mà dụng có thân, cho nên tội nằm ở trong thân, không cách ly được nó.
Vua A Xà Thế hỏi: Hổ trợ cho tham ái thì gốc của nó nằm ở chỗ nào?
Phật dạy: Không sáng suốt là gốc vậy.
Vua liền hỏi: Căn nguyên của không sáng suốt là ai?
Phật dạy: Chỗ tạo tác cùng với các niệm khác. Ðây chính là nguyên do…
Vua lại hỏi: Chỗ nào giúp cho niệm khác?
Phật dạy: Thân kia vốn không đồng với chỗ tạo ra thì gọi đó là chỗ ấy.
Vua lại hỏi: Vốn nó khác thì sao gọi là chỗ giúp cho niệm khác?
Phật dạy: Chỗ hóa hiện như trò ảo không sở hữu được cho nên là khác.
Vua lại hỏi: Ai là kẻ biến hóa?
Phật dạy: Không có người tạo cho nên nó là biến hóa.
Vua lại hỏi: Không chỗ sanh, không sở hữu thì phải so tính như thế nào?
Phật dạy: Vì dụng của nó là không chỗ sanh, không sở hữu, nên không thể so tính.
Vua lại hỏi: Chỗ nghi ngờ thì từ nhân duyên nào mà khởi phát?
Phật dạy: Vì không chỗ để căn cứ.
– Sao gọi là không chỗ dựa? Vua hỏi.
Phật dạy: Như lời nói ra, điều nghe được thì ấy là chỗ nghi. Ðây gọi là điều không căn cứ.
Vua lại hỏi: Ðạo này ở chỗ nào? Chỗ nào là tín?
Phật dạy: Thoát ra khỏi dâm, nôï, si thì đây là đạo.
Chỗ nào là niềm tin này? Vua hỏi.
Phật dạy: Các pháp căn bản không được chỉ bày, song tâm kia không khác cho nên là tín.
Vua A Xà Thế liền nói: Lành thay! Lành thay! Như điều Như Lai thuyết dạy, thì vì lý do nào mà mọi người không tin tự tạo tác là sao? Nay ta nghe theo lời của người ác ra lệnh cho kẻ hạ thần là tự giết chết cha ta. Bởi vì cái tham lợi nước sai khiến, vì cái tham tài bảo sai khiến, vì cái tham lợi làm chúa tể của dân sai khiến, vì tham lợi cái địa vị cao quí sai khiến. Nay ta sai bảo kẻ hạ thần đểø sát hại cha ta. Tham thân, nghi ngờ cô độc không thể tự mình cỡi trói, hoặc uống, hoặc ăn, ở nơi vui đùa trác lạc. Hoặc nơi điện ngự, nghe ngóng xét dò việc nước. Hoặc ở trong cung với 5 thứ dục lạc, hoặc một mình cùng với mọi thứ đều đầy đủ, ngày đêm với nó mà nào có quên. Uống ăn thì không thể nào tiêu, thân này cũng đâu có nằm, nhan sắc cũng không hòa vui. Khi ấy, tâm ta thường là yếu điểm của lo sợ, biết không thể rời bỏ được địa ngục Nê Lê thì lại đem lời giải bày. Nếu mù lòa thì phải nhờ ơn Phật mà được con mắt sáng. Nếu bị nhận chìm bởi nước thì nương theo Phật mà ra khỏi. Những ai có nỗi khổ niềm đau thì Phật là người khiến họ được an ổn. Những ai có khiếp sợ thì Phật là người làm việc bảo hộ họ. Những ai đang bần cùng thì Phật có thể vì họ mà làm ra trân bảo. Những ai có mất đi lối đạo thì Phật có thể chỉ bày cho họ con đường đạo. Phật vì lòng thương càng lớn mà không cho việc làm ấy là sự cần mẫn thái quá, tâm bình đẳng đối với tất cả, kiên cố với nó mà làm dày lên, thường nhẫn với khổ, vui mà không bỏ đối với bất cứ một ai. Nay thân ta như là tấm thân của sợ hãi, sầu bi chỉ có Phật là đang gia hộ ta, khiển nguy mà được an. Thân không có khả năng để cứu lấy, chỉ cúi xin Phật mà ta được sự cứu giúp. Không nơi quay về thì con cúi xin Ngài nhận làm nơi để con quay về. Giống như không con mắt, chỉ mong sao được mắt để mà nhìn thấy, như ước muốn của người què là mơ ước làm sao để được đứng vững. Nay phải vào địa ngục A tỳ cho đến đại địa ngục Nê Lê, điều khiến được là xin không vào. Ngưỡng mong Như Lai nay hãy vì con mà nói rõ điều hồ nghi của con khiến lòng được giảøi tỏa, đến chết cũng không còn ngờ vực, khiến trọng tội từ đó được giảm nhẹ.
Phật nghĩ đến vua A Xà Thế đã nói lên được các điều kia, nó sâu thẳm mà vi diệu, bệnh này chẳng thể nào trị liệu được, chỉ riêng có Phật, Văn thù sự lợi mới có được cảm ứng. Xá lợi Phất nhờ oai thần Phật, nói với A Xà Thế rằng: Muốn giải tỏa hồ nghi thì sáng mai làm thức ăn thỉnh mời Văn thù Sư lợi v.v… đến cung kia để nhận sự cúng dường. Những ai là người của quan thuộc thì đều phải được cái phước kia kể cả các sắc dân của nước La Duyệt đều nhân công đức này mà có thể làm công đức cho mình. Vua A Xà Thế liền bạch Văn thù Sư lợi:
Mong đoái tưởng ban đại ân, sáng mai, xin được chiếu cố, mời Bồ tát đến cung dùng bửa cúng dường.
Văn thù Sư lợi bèn đáp rằng: Bằng sự đầy đủ thì có thể đó là sự cúng dường rồi. Văn thù Sư lợi lại nói: Phật pháp đâu phải vì đồ ăn, áo mặc!
A Xà Thế liền bạch: Phải lấy cái gì để cúng đây?
Văn thù Sư lợi đáp lời: Nếu đã thấu rõ được sự vi diệu thì việc cúng kia xét cho cùng không chỗ nào vẫn đục, cũng không chỗ vướng mắc, cũng không chỗ nghi ngờ, không chỗ khó khăn, không chỗ sợ sệt, không một chỗ kinh hãi. Như vậy là do lòng thương xót mà được. Văn thù Sư lợi lại bảo A Xà Thế: Ýniệm về các Pháp cũng không niệm hữu, cũng không niệm vô, điều này là do lòng thương mà được. Không phải niệm tâm quá khứ, cũng không phải niệm tâm tương lai, cũng không phải niệm tâm hiện tại, ý niệm về niệm này là để lòng thương càng được nhân lên. Nhà ngươi không phải nhớ nghĩ đến bất cứ chỗ nào để có thể thấy được tất cả, cũng chẵng chân thành tạo ra niệm ấy là để lòng thương càng được nhân lên.
Vua A Xà Thế lại bạch Văn thù Sư lợi: Như lời Bồ Tát nói thì chỗ chuyển tải của pháp đều không có khác? Cúi xin hãy vì con nên càng phải thương mà nhận cho lời mời của con.
Văn thù Sư lợi lại bảo: Dừng lại thôi! Ðạo kia, vì chẳng phải do điều ấy nên hoặc uống hoặc ăn, hoặc vua không niệm có ta, có ngã, thọ mạng, người, là vì niệm ấy do bởi lòng thương được tăng cường. Nếu tâm không chỗ nắm, cũng không chỗ duyên, cũng không 4 đại, cũng không 5 ấm, cũng không sáu suy, cũng không nắm giữ ba cõi, cũng không ở công đức, cũng không niệm không có công đức, cũng không ở tục, cũng không ở đạo, cũng không ở tội, cũng không ở vô tội, cũng không ở còn, cũng không ở hết, cũng không ở thoát, cũng không ở không thoát, cũng không ở sanh tử, cũng không ở niết bàn. Thực hiện được như vậy là do bởi lòng thương xót được tăng cường.
Vua A Xà Thế lại bạch Văn thù Sư lợi: Nghe pháp này lòng hăng hái lại bội phần phấn khích, do vậy nên con muốn thỉnh Bồ tát nhằm để con nhờ pháp ấy mà được an ổn.
Văn thù Sư lợi đáp lời: Nhà ngươi mong cầu có được chỗ duyên, muốn được an ẩn, bởi vậy không duyên thì không an ổn. Vì sao vậy ? Vì nhân của pháp kia là không chỗ duyên, không có an, không niệm pháp ấy cũng không cống cao. Tất cả không chỗ niệm cho nên duyên, cho nên an. Ở trong đây không có ác ý,về sau lại không có tai biến, tiếp theo có tai biến, ấy là không an. Từ xưa đến mãi mãi không có khác biệt, bởi vậy mới là an.
A Xà Thế lại hỏi: Nói lên chỗ pháp nào mà không có sai biệt là có thể được an?
Văn thù Sư lợi nói: Nếu vô tác rỗng không, cái khả năng tạo tác không có thì không thì không có tướng, không có nguyện, không có tạo tác, cũng không có người tạo tác. Ai có ý niệm về ngã, có chỗ tạo ra, không chỗ tạo ra, cho nên là sai khác. Cũng không cầu, không chỗ duyên với thân, iệng, ý thì đây là tạo tác. Vì sao vậy? Vì không có tướng sống chết, cho nên các pháp nếu có chỗ duyên thì phải biết tất cảđều không chỗ để duyên.
A Xà Thế lại hỏi: Vì sao gọi là sống chết, không sống chết?
Văn thù liền bảo:Không niệm quá khứ cùng tận, cũng không niệm tương lai chưa đến, cũng không niệm hiện tại mà niệm vô thường.Với các pháp không niệm có chỗ tăng, có chỗ giảm. Hiện thực được sự sống chết như thế này thì không còn sống chết.
A Xà Thế lại hỏi: Chưa giải thoát thì phải như thế nào để hợp cùng với đạo?
Văn thù Sư lợi bảo: Nhà ngươi biết ánh sáng trời, trăng cùng với bóng tối hợp lại được không?
A Xà Thế thưa: Hợp không được. Vì sao vậy? Vì mặt trời xuất hiện thì các tối tăm bị xua tan.
Văn thù Sư lợi lại hỏi: Phải chăng Vua biết được bóng tối từ chỗ nào đến rồi ư?
Nhà Vua đáp lời: Không thể biết được xuất xứ của nó là từ chỗ nào.
Văn thù Sư lợi bảo: Ðiều ấy là thời của đạo trí. Giống như mặt trời mọc không thể biết các tối tăm đang ở đâu. Như vậy là thời, cũng không biết bóng tối chưa thoát ra đang ở nơi nào? Văn thù Sư lợi lại bảo: Ðạo cùng với cái “chưa thoát” giống nhau. “Chưa thoát” cùng với đạo giống nhau. Vì sao vậy? Vì hoàn toàn là cái rỗng không, vì chưa thoát cùng với đạo bình đẳng. Các pháp đều bình đẳng. Ai biết điều này thì “chưa thoát”, ấy là đạo. Vì sao vậy? – Vì cầu không thoát, không biết nơi chốn, cho nên gọi là đạo. Vì sự cầu kia không chỗ thoát mà không thể thấy thì đây là đạo.
A Xà Thế lại hỏi: Vì sao bảo rằng không thoát mà là đạo. Văn thù Sư lợi dạy: Với không thoát thì đây là đạo?
_ Không làm hiện thực nó, đó là đạo _ Văn Thù bảo.
A Xà Thế lại hỏi: Ðạo kia, phải học như thế nào?
Văn Thù liền đáp lời: Giống như học các pháp.
A Xà Thế lại hỏi: Do bởi học các pháp, há lẽ các pháp có nơi chốn ư?
Văn thù Sư lợi bảo: Học cái học này thì không thể đến được đạo.
A Xà Thế lại hỏi: Với cái học kia thì phải đến Nê hoàn không?
Văn thù Sư lợi bảo: Hóa ra có pháp từ Nê hoàn đến, rằng ngã từ Nê hoàn lại?
A Xà Thế liền thưa: Cũng không đi, cũng không đến .
Văn thù Sư lợi nói với A Xà Thế rằng: Ai học đạo mà biết không nơi chốn, cho nên đó là đạo.
A Xà Thế lại hỏi: Phải trụ đạo vào chỗ nào để học cái học này?
VănThù liền đáp rằng: Vô sở trụ, đây là học đạo.
A Xà Thế lại hỏi: Việc học đạo kia thì không trụ ở việc học tịnh giới, Tam muội trí tuệ?
Văn Thù liền đáp rằng: Ðạo kia, bằng không duyên vào giới, không cầu tam muội, thì không cống cao trụ ở nơi trí tuệ. Văn thù Sư lợi bảo A Xà Thế: Thế ra, có thể duyên vào giới, cầu tam muội, cống cao ở nơi trí tuệ, làm như vậy thì co ùchỗ cho trú ngụ không?
A Xà Thế thưa: Không có chỗ.
Văn thù Sư lợi bảo: Cho nên phải biết đạo không nơi chốn để trụ.
A Xà Thế lại hỏi: Người nam, người nữ phải như thế nào để tự mình đối diện với đạo?
Văn thù Sư lợi bảo: những ai muốn học đạo thì không thấy pháp hữu thường, vô thường, không thấy pháp có thoát, không có thoát, cũng không thấy pháp an hoặc khổ, cũng không thấy pháp là ngã hoặc mọi người, cũng không thấy pháp từ nơi sanh, tử đến niết bàn. Học cái học đạo này là đối diện với đạo.
Vua A Xà Thế liền thưa: Lành thay! Lành thay! Như điều thuyết dạy của Bồ tát Văn thù Sư lợi, con cúi mong Văn Thù nhận cho lời mời của con. Vì sao vậy? Vì để giải tỏa nổi cô độc nghi ngờ ở trong con. Từ trong con chín muồi những nghĩ suy rằng như các pháp không ta, không ngã, không thọ, không mạng mà ta có nỗi nghi ngờ cô độc.
Văn thù Sư lợi bảo: Như không có thì không thể khiến có. Bởi không có ấy nên cũng không thoát, cũng chẳng không chỗ thoát. Ai nói về ngã mà có thoát khỏi ngã. Do bởi không có thoát nên cũng chẳng thoát, cũng không chỗ thoát, Vì sao vậy? Vì các pháp đều thoát ra khỏi nó.
Phật bảo Văn thù Sư lợi nhận lời mời của Vua A xà Thế vì công dụng của nó là được vô số người.
Văn thù Sư lợi thưa: Xin nhận sự chỉ giáo của Như Lai. Vì sao vậy? Vì không trái với lời dạy.
A Xà Thế rất lấy làm phấn khởi vui mừng liền từ tòa ngồi đứng lên, vì Phật các tỳ kheo và Văn thù Sư lợi tác lễ mà ra về. Vừa đi, A Xà Thế lại hỏi Xá Lợi Phất :Văn thù Sư lợi với đoàn tuỳ tùng là bao nhiêu người?
Xá Lợi Phất bảo: 500 người đều được mời đến thọ trai ở vương cung.
Nhà Vua bèn theo đường về lại thành. Vua liền ban lệnh cho đại quan sai người làm thức ăn trăm vị. Ngay ngày ấy cho sửa sang trên điện Vua. Nơi đây, tràng phan, màn trướng, lộng hoa được trang hoàng để đón rước. Hoa được rãi khắp đất cung điện, đem danh hương xông đều khắp nơi. Sắp đặt 500 sàn cao, tất cả sàn đều trải danh ngọc được chuốt gọt đủ kiểu, màu sắc của nó đẹp vô ngần. Nội cung họp lại, tất cả điều chỉnh lại sắc đẹp bằng hương hoa khắp người. Ban lệnh cho thành, quách, các ngã tư đường, chợ, làng mạc đều phải quét dọn sạch sẽ, đặt hương hoa hai bên đường. Cạnh đường thì đều dàn dựng màng trướng, cờ phan làm nổi bật uy nghiêm. Cổng làng nào cũng đều dựng song kết hoa đón mừng. Ra lệnh cho nhân dân, mọi người sáng sớm ấy phải đón đường nghinh tiếp cúng dường.
Văn thù Sư lợi liền vào sơ dạ.Văn Thù tự nghĩ: Ta cùng với một số ít xuất hiện đến chỗ mời hội thì cũng không ai cảm động, chi bằng đến cõi khác để mời Chư Bồ tát đi đến nơi ấy rồi khiến họ đến thỉnh, tất cả đều nghe lời thuyết pháp của ta. Khi niệm này hiện lên, bấy giờ thời gian như cái duỗi cánh tay, Văn Thù liền từ đó mất dạng, đến Phương Ðông, qua tám vạn hai ngàn cõi Phật. Cõi độ này có tên gọi là Thường Danh Văn. Vị Phật ở đây có hiệu là Duy Tịnh Thủ. Hiện tại có chúng Bồ tát không dị đạo, cõi độ này thường chuyển pháp luân A Duy Việt Trí. Tất cả các thứ cây trên đất cõi đều là các báu, hoa, lá, quả của nó vô số sắc màu. Một khi gió thổi qua các cây này thì chỉ nghe tiếng Phật, chỉ nghe tiếng pháp và tiếng Tăng A Duy Việt Trí. Ở đây cái thường dùng là nghe âm thanh Tam bảo, cho nên cõi của Phật ấy tên gọi là Sa đà duy cù tra. Văn thù Sư lợi đã có mặt tại nơi đây, vì Phật, Văn Thù tác lễ, bạch Như Lai Duy Tịnh Thủ rằng: Xin vì lời mời của tôi mà ngài khiến bảo hết Bồ tát sang quốc độ Sa Ha, đến vương quốc A Xà Thế, dự bữa cúng dường.
Phật liền nói với Bồ tát: Ai muốn đi thì hoan hỉ đến dự hội.