1
2
3
4

Quyển 16

Xuất ly Phồn Phược địa thanh bạch giải thoát đạo lộ đại quyết trạch phần – Thứ 31

Như vậy đã nói qua về tối cực quảng đại cụ hành sơn vương vô tận hải hải đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến xuất ly phồn trược địa thanh bạch giải thoát đạo lộ đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Trong giải thoát đạo lộ

Có ba mươi vô vi

Là mười không, mười có

Như thế những vô vi

Trong năm mốt vị ấy

Tất cả đầy đủ có

Nương pháp vị lập chuyển

Có hai loại hơn lên

Luận rằng: Xuất ly phồn phược địa thanh bạch giải thoát đạo lộ phần lại có 20 vô vi thường pháp. Đó là 10 không và 10 có vô vi. Mỗi mỗi đều sai biệt. Những gì là 10 không vô vi? –

Một là quảng đại hư không tự nhiên thường trụ ly tạo tác không vô vi.

Hai là đại hư không ảnh không vô vi.

Ba là hư không ảnh ảnh không vô vi.

Bốn là phá ảnh vô sở hữu không vô vi.

Năm là không không cụ phi không vô vi.

Sáu lý ly ngôn tuyệt thuyết không vô vi.

Bảy là tuyệt ly vị tốt không vô vi.

Tám là tuyệt ly tâm giải không vô vi.

Chín là tuyệt ly cùng cùng không vô vi.

Mười là vô chướng vô ngại đại không đại không không vô vi.

Đây chính là mười.

Còn những gì gọi là 10 hữu vô vi?

Một là tất cả ngôn thuyết quyết định thường trụ vô ngại phi không vô vi.

Hai là tất cả tâm thức quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.

Ba là tất cả đại chủng quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.

Bốn là tất cả cụ phi quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.

Năm là tất cả hữu thật quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.

Sáu là tất cả tánh đại quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.

Bảy là tất cả kim quang quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.

Tám là tất cả hữu danh quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.

Chín là tất cả vô danh quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.

Mười là quảng đại viên mãn tự tánh bổn hữu tất cả loại có, quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.

Đây gọi là mười.

Như trong bài kệ giải thoát đạo lộ có 20 vô vi. Là 10 không và 10 có. Như vậy 20 loại vô vi pháp. Năm mươi mốt loại Kim Cang vị đầy đủ viên mãn không khuyết thất, chuyển đổi.

Như kệ đã nói như thế các vô vi trong 51 vị tất cả đều đầy đủ có vậy. Nương vào 20 vô vi như thế, 51 vị ấy kiến lập chuyển tướng liền có 2 loại. Những gì là hai? – Một là trọng trọng hạch nhiếp vô chướng ngại môn. Hai là lần lượt loạn chuyển qua khỏi môn. Đây gọi là hai.

Như bài kệ, nương vào pháp vị để lập chuyển có hai trọng trọng siêu vậy. Riêng trọng trọng hạch nhiếp vô chướng ngại môn hình tướng như thế nào? – Kệ rằng:

Hai mươi pháp mỗi một

Mỗi nhiếp sau hai mươi

Năm mươi mốt loại vị

Một một đều mỗi mỗi

Nhiếp năm mươi mốt vị

Lại nhiếp sai tướng nầy

Là do nhơn duyên vậy

Kiến lập nhiều loại môn

Luận rằng: Sao gọi là tướng trọng trọng môn? – Là hạch nhiếp vậy. Hạch nhiếp những gì? – Đó là 20 loại vô vi thường pháp tín tâm đầy đủ. Một một đều nhiếp các vị sau và mỗi 20 loại vô vi pháp ấy. Như nói tín tâm dư vị lại cũng như vậy. Như kệ nói 20 pháp một một mỗi nhiếp lấy sau 20 vậy. Năm mươi mốt loại vị, mỗi nhiếp 51, lại chẳng có chướng ngại. Như kệ nói 51 loại vị một một tất cả mỗi mỗi nhiếp lấy 51 vị vậy. Một một pháp ấy nhiếp tất cả vị. Một một vị ấy nhiếp tất cả pháp, lại chẳng có chướng ngại. Như kệ lại nhiếp tướng nầy sai biệt. Từ đấy 2 loại hạch nhiếp môn vậy. Lập nên nhiều tên khác. Như kệ nói lấy đây làm nhơn duyên; cho nên kiến lập nhiều loại tên.

Như vậy đã nói qua về trọng trọng hạch nhiếp vô chướng ngại môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến loạn chuyển siêu quá môn. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Trong năm mốt vị ấy

Tùy một qua năm mươi

Dần dần tăng pháp số

Cho biến chuyển rộng khắp

Luận rằng: Ở đây muốn làm rõ nghĩa gì của bài kệ nầy? – Vì muốn hiện thị 51 loại Kim Cang vị. Lấy niềm tin làm đầu trải qua 50 vị. Dùng sự phát tâm trụ ở phần đầu nầy trải qua 50 vị. Cho đến dùng tối cực địa mà vì phần đầu nầy trải qua 51 vị. Nếu phần 1 chuyển và tăng 41 lần số trăm pháp vị chuyển. Nếu chuyển cái thứ 2 tăng 82 lần số trăm pháp vị chuyển. Cho đến tối hậu địa vậy. Như trong kệ 51 vị, tùy theo một trải qua 50 rồi dần dần tăng pháp số, chu biến quảng đại chuyển vậy. Trong kinh Uẩn Cao Sơn Vương phẩm loại nói như thế nầy: Trong vô phá địa địa môn lại có tịch tịnh bảo kỳ số chúng đa. Nếu có hành giả nhập vào trong pháp môn nầy thì trải qua các pháp vô vi đại đạo, chẳng có chỗ chướng ngại, lại chẳng có chỗ nghi sợ. Tâm nầy tự tại quyết định thường trụ đại an lạc; dần dần tăng trưởng, thường công đức như biển cả; cho đến nói rộng ra.

Giải thoát Sơn Vương căn bản địa địa vô ngại tự tại đại quyết trạch phần – Thứ 32.

Như đã nói qua về xuất ly phồn phược địa thanh bạch giải thoát đạo lộ đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói về giải thoát sơn vương căn bản địa địa vô ngại tự tại đại quyết trạch phần. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Trong căn bản sơn vương

Không, có hỗ tương sanh

Các vị tương sanh vậy

Chuyển đổi, to lớn chuyển

Luận rằng: Trong bài kệ nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị 10 không vô vị. Một một mỗi mỗi ấy xuất sanh 10 hữu vô vị thường pháp. 10 hữu vô vị ấy một một mỗi mỗi xuất sanh 10 không vô vị thường pháp. 51 vị một một, mỗi mỗi xuất sanh 50 nương vào trọng trọng đẳng môn, viên mãn rộng rãi chuyển khắp. Như kệ nói trong sơn vương ấy không, có hỗ tương với nhau sanh ra các vị tương sanh; cho nên chuyển đổi rộng rãi hơn. Trong kinh Ma Ha Diễn Hải nói như thế nầy: Trong biển giải thoát ấy lại có, không có; lại có có không. Số nầy thật nhiều. Như vậy không, có tuy là thường diệt; nhưng phi thường lượng. Tuy là công đức mà chẳng sai quấy phẩm. Cho nên nói là giải thoát tạng hải; cho đến nói rộng ra.

Quyển 17

Giải Thoát Sơn Vương Đại Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần – Thứ 33

Đã nói qua về giải thoát sơn vương căn bản địa địa vô ngại tự tại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến Giải Thoát Sơn Vương đại đạo lộ đại quyết trạch phần. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Trong Sơn Vương đạo lộ

Trước nói về số lượng

Tăng không không, có có

Vị vị chuyển thắng sanh

Luận rằng: Trong Giải Thoát Sơn Vương đại đạo lộ phần lại có 3 chuyển. Những gì là ba? – Một là không không chuyển. Mười không vô vi một một mỗi mỗi sanh ra 10 không vậy. Hai là hữu hữu chuyển. Mười hữu vô vi, một một mỗi mỗi sanh ra 10 hữu. Ba là vị vị chuyển. 51 vị ấy một một mỗi mỗi sanh ra 50 vậy. Đây gọi là ba. Giữ tự tướng, sanh phi tha tướng vậy. Như kệ đã nói về Sơn Vương đạo lộ như trước, số lượng tăng không không hữu hữu, vị vị chuyển thắng sanh vậy. Ngoài chủng chủng môn, chuyển chuyển tăng số; nên rộng biết như thế.

Quảng đại vô tận giải thoát hải hải Ma Ha Sơn Vương đại quyết trạch phần – Thứ 34

Đã nói qua về Giải Thoát Sơn Vương đại đạo lộ địa quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói về quảng đại vô tận giải thoát hải hải Ma Ha Sơn Vương đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Trước đã nói các chuyển

Chẳng có cùng tận vậy

Luận rằng: Trong kệ nầy mưốn làm rõ ý nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị không sanh tự không, vô hữu cùng tận. Không sanh khác với không vô hữu cùng tận. Không sanh các hữu, không hữu cùng tận. Có lại như thế vô hữu cùng tận. Vị cũng lại như thế vô hữu cùng tận. Trọng trọng vô cùng, loạn chuyển vô cùng. Chẳng có ngằn mé, chẳng có trước sau, sâu xa sâu xa, chu biến chu biến quảng đại chuyển hành. Tức là giải thoát hải sơn vương vô ngại tự tại thể tướng dụng vậy. Như bài kệ trước đã nói về các chuyển, chẳng có cùng tận vậy.

Quyển 18

Ma Ha Không Trần Hải Tạng Sơn Vương Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần – Thứ 35

Đã nói qua về quảng đại vô tận giải thoát hải hải Ma Ha Sơn Vương đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến Ma Ha không trần hải tạng vương đạo lộ đại quyết trạch phần. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Trong biển vương đạo ấy

Đầy đủ trăm tự tại

Dùng đến nhân duyên nầy

Kiến lập tên hải vương

Luận rằng: Trong bài kệ nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị hải vương tạng, trong ấy không có pháp sai biệt. Chỉ có tự tại mà thôi. Có bao nhiêu tự tại? – Nghĩa là cả trăm loại vậy. Những gì là một trăm?

Một là thời tự tại, 32 pháp. Lại một lúc chuyển; lại một lúc chuyển khác. Lại lúc chuyển mà chẳng chuyển. Lại chẳng chuyển mà chuyển. Lại lúc chuyển xa, lại lúc chuyển gần cho đến vô lượng vậy.

Hai là xứ tự tại. Một khác với xứ chuyển, cho đến vô lượng.

Ba là vật tự tại; vì đồng dị cùng với dụng; cho đến vô lượng vậy.

Bốn là chu biến tự tại; chẳng có nơi nào mà chẳng thông; cho đến vô lượng vậy.

Năm là đại tiểu tự tại, cực trọng cực vi; cho đến vô lượng vậy.

Sáu là hữu vô tự tại, lại hiện lại ẩn; cho đến vô lượng vậy.

Bảy là tịch động tự tại; lại định lại tán vậy; cho đến vô lượng.

Tám là thậm thâm tự tại, bất khả tư nghì đẳng sự; cho đến vô lượng vậy.

Chín là bất tự tại tự tại, dùng việc nghịch lại; cho đến vô lượng vậy.

Mười là vô ngại tự tại, dùng việc thuận nghịch; cho đến vô lượng vậy.

Mãi cho đến thứ 10 tự tại tự tại. Vô tận tự tại và tất cả tự tại; cho đến vô lượng vậy.

Như trước đã nói về 32 pháp. Như vậy tự tại đầy đủ viên mãn, chẳng khuyết, thất, chuyển đổi. Dùng nghĩa nầy cho nên lập nên tên là Hải Vương; có như thế nên suy nghĩ phán xét. Như kệ đã nói về hải vương đạo lộ đầy đủ một trăm tự tại. Dùng nhơn duyên nầy cho nên kiến lập nên tên Hải Vương. Trong kinh Giác Hoa có nói như thế nầy: Đệ nhứt quảng phần đại hải môn trung nếu nói rộng ra thì có một và 10 phương thế giới vi trần số lượng tự tại. Nếu nói lược thì có 100 tự tại; cho đến nói rộng ra.

Đại bất khả tư nghì trọng trọng bất khả Xưng Lượng A Thuyết Bổn Vương Đại Quyết Trạch Phần – Thứ 36

Đã nói qua về Ma Ha không trần hải tạng vương đạo lộ đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến bất khả tư nghì trọng trọng bất khả xưng lượng A Thuyết Bổn Vương đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

A thuyết bổn vương trung

Có mười phương số trần

Mười phương không trần ấy

Ba mươi ba pháp hải

Luận rằng: Trong bài kệ nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị A Thuyết Hải; trong nầy đầy đủ viên mãn 10 phương thế giới trần số. Mười phương thế giới trần số ấy trong 33 pháp hải. Mười phương thế giới trần số ấy trong 10 phương hư không trần số của 33 pháp hải. Cho nên như kệ đã nói là A Thuyết Bổn Vương; trong ấy có 10 phương trần lượng và 10 phương hư trần lượng trong 33 pháp hải vậy. Trong kinh Bổn Vương nói như thế nầy:

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với Đại Chúng rằng: Ta dùng 3 đạt trí thông đạt tất cả pháp; chẳng có chỗ chướng ngại; chẳng có chỗ thiếu sót, mà lại có một biển bất khả tư nghì; bất khả tư nghì; chẳng thể rõ hết. Nghĩa là không trần bổn vương thanh đức viên mãn tự tại tự tại vô tận tạng hải; cho đến nói rộng ra.

Quyển 19

Giảo Lượng (so sánh) Công Đức Tán Thán Tín Hành Hiện Thị Lợi Ích Đại Quyết Trạch Phần – Thứ 37

Đã nói qua về đại bất khả tư nghì trọng trọng bất khả xưng lượng A Thuyết Bổn Vương đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến Tỷ Lượng Công Đức tán thán tín hành hiện thị lợi ích đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Giống như đám lửa cháy

Sức sáng bung ra xa

Với ánh sáng mạnh ấy

Hay trừ tối tận xa

Huyền Văn Bổn Luận nầy

Lại cũng như thế ấy

Nếu có những chúng sanh

Cùng ở chung thế giới

Tuy chưa được thấy, học

Luận nầy giống sáng kia

Hay phá chúng sanh xa

Tâm tướng chẳng sáng thấy

Làm cho thấy rõ ràng

Tùy phần tỏ nhiễm nầy

Giống như đám lửa kia

Chuyển hơn gần nơi ấy

Ánh sáng dần dần rõ

Hay phá tối lại tăng

Huyền văn bổn luận này

Lại cũng như thế ấy

Nếu có chúng sanh nào

Cùng ở chung một nước

Tuy chưa được thấy, học

Luận nầy như ánh sáng

Trừ chúng sanh vô trí

Chuyển đổi làm cho sáng

Giống như đám lửa kia

Chuyển đổi đến gần hơn

Ánh sáng càng rõ thêm

Huyền văn bổn luận nầy

Lại cũng như thế ấy

Nếu có chúng sanh nào

Cùng một nơi ở chung

Tuy chưa được thấy, học

Luận nầy như ánh sáng

Trừ chúng sanh vô trí

Chuyển đổi lại sáng thêm

Giống như đám lửa kia

Lại đến gần nơi đây

Ánh sáng càng tăng thêm

Sưởi ấm cả thân nầy

Huyền văn bổn luận nầy

Lại cũng như thế ấy

Nếu có chúng sanh nào

Cùng sống trong một nhà

Tuy chưa được thấy, học

Luận nầy ánh sáng kia

Trừ tâm mê, hộ thân

Chuyển đổi tăng trưởng mãi

Giống như có một người

Được gặp lửa lớn kia

Người nầy liền rõ ngay

Sáu loại lợi ích lớn

Nghĩa là dẹp sự lạnh

Hay thành thục đầy đủ

Độc trùng chẳng nhập vào

Phá tối thường rõ ràng

Tùy thỉnh người, cho thêm

Thường đốt xấu xa đi

Huyền văn bổn luận nầy

Lại cũng như thế ấy

Nếu có chúng sanh nào

Được gặp luận huyền văn

Người nầy liền sẽ được

Sáu loại lợi ích lớn

Liền ngăn quân phiền não

Thành tựu phẩm công đức

Tà ma chẳng nhập vào

Phá vô minh tất cả

Bát nhã huệ hiện tiền

Bần cùng giống Phật Pháp

Lại đến cầu chúng sanh

Tùy thuận mà thí cho

Thiêu đốt phẫn phiền não

Giống như có hoa đẹp

Sinh trưởng trong hồ sâu

Tên là hoa sen xanh

Có người trong khoảnh khắc

Thấy tướng hoa sen nầy

Một trăm lẽ bảy ngày

Với nhãn căn thanh bạch

Cuối ngày không bụi bặm

Huyền văn bổn luận nầy

Lại cũng như thế ấy

Nếu có chúng sanh nào

Tuy chưa rõ luận nầy

Văn nghĩa như biển lớn

Mà mắt thấy luận nầy

Mắt ấy sẽ thanh tịnh

Thấy ba đời chư Phật

Có mắt thêm phương tiện

Giống như có trống trời

Cao như trên đọt cây

Tên gọi rõ nghe hay

Rất nhiều các thiên nữ

Nghe tiếng trống ấy rồi

Hai ngàn lẽ bảy ngày

Tai nầy hằng nghe xa

Chẳng bị hề hấn gì

Huyền văn bổn luận nầy

Lại cũng như thế ấy

Nếu có chúng sanh nào

Tuy chưa rõ nghĩa ấy

Mà tai nghe luận nầy

Tai ấy liền thanh tịnh

Nghe được tiếng chư Phật

Tạo thêm phương tiện tai

Giống như có thuốc tốt

Như tuyết trên đỉnh núi

Tên gọi như mùi quý

Có người lấy thuốc nầy

Đem thấm vào nơi lưỡi

Thân hương gây hứng khởi

Chẳng muốn cần ăn uống

Mà mạng sống dài lâu

Giống như chim trên không

Huyền văn bổn luận này

Lại cũng như thế ấy

Nếu có chúng sanh nào

Trong luận nầy một chữ

Một câu hay một dòng

Hay trích một phần thôi

Hoặc cả một quyển thảy

Dùng lưỡi để đọc tụng

Tuy chẳng rõ nghĩa lý

Mà thường được hết thảy

Biển cả của kinh điển

Tụng đọc kinh công đức

Giống như có Bồ Tát

Tên gọi bất tư nghì

Bậc đại lực giải thoát

Bồ Tát đại sĩ nầy

Thần thông tự tại vậy

Với tất cả chỗ tạo

Tất cả chẳng chướng ngại

Tùy đó mà hiện tiền

Huyền văn bổn luận này

Lại cũng như thế ấy

Nếu có các chúng sanh

Quán thấu nghĩa lý nầy

Rõ biết văn chú giải

Thấu rõ tất cả pháp

Đều chẳng có chướng này

Mỗi mỗi rõ phân minh

Giống như có sức thần

Tên gọi an lạc lớn

Có người làm nhà nhỏ

Thờ tự vị thần nầy

Như cùng với bảy báu

Làm cho được an lạc

Huyền văn bản luận này

Lại cũng như thế ấy

Nếu có nam và nữ

Huyền văn bản luận nầy

Siêng thọ trì đọc tụng

Có người tạo việc nhỏ

Chuyên tâm cúng người nầy

Tức liền vô cùng tận

Phước đức trí huệ nhỏ

Chẳng có tâm nghi kỵ

Giống như hoa hương quý

Tên gọi Phần Mãn Bố

Có người mang hương nầy

Du hành đến phương xa

Trải qua nhiều nơi khác

Trong thời gian bảy ngày

Hương thơm ấy chẳng hết

Huyền văn bổn luận nầy

Lại cũng như thế ấy

Có có người nam nữ

Xách mang bộ luận nầy

Du hành đến phương xa

Hay qua sông biển lớn

Nếu có các chúng sanh

Tất cả đều được lợi

Nếu qua cả núi rừng

Mà chúng sanh gặp được

Thì cũng lợi ích lớn

Giống như có châu quý

Tên gọi ngọc như ý

Theo đây châu ở kia

Cùng vô lượng ngọc báu

Chung quanh vây cùng khắp

Huyền văn bổn luận nầy

Lại cũng như thế ấy

Tùy nơi chốn dừng lại

Trong mười phương thế giới

Thần vương nhiều như bụi

Mỗi mỗi Thần vương kia

Được che chở mười phương

Những thần quyến thuộc thảy

Giữ giùm châu luận nầy

Nếu lúc chánh pháp diệt

Lâm vi trần tan mất

Mà có các Thần vương

Phát tiếng khóc to lên

Tùy đó mà còn lại

Qua đó được bảo hộ

Người thọ trì luận nầy

Như những vị Thần kia

Khi sanh, sau lúc chết

Thường chẳng lìa giữ gìn

Công đức thật khó lường

Đây lược nói như thế

Giảo lượng quá xung Kha Tính Phỉ Báng hiện thị chúng nghiệp đại quyết trạch phần – Thứ 38

Như vậy đã nói qua về giảo lượng công đức tán thán tín hành hiện thị lợi ích đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói về giảo lượng quá hoạn kha tính phỉ báng hiện thị tội nghiệp đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Giống như có một núi

Tên là Bảo Luân Thượng

Núi nầy đầy bảy báu

Lại chẳng có cùng tận

Bần cùng cầu của quý

Vô lượng vô biên số

Có châu bị cấm lấy

Tên gọi Đảnh Pha Lê

Nếu người có châu nầy

Liền giữ cả bảy báu

Xa lìa khổ bần cùng

Liền được an lạc lớn

Nếu người không châu nầy

Chẳng thể lấy cấm kia

Cuối ngày chẳng thể được

Hỏi vì sao như vậy

Nếu người đến không châu

Tuy thấy cọp lang sói

Cùng với trùng, rắn xanh

Đủ loại các côn trùng

Cuối chẳng thấy của báu

Chỉ thấy toàn đồ độc

Tên nầy thật sợ hãi

Cuồng loạn khiến chạy thoát

Cho đến chết ngất đi

Trân bảo tự nhiên đó

Mà người cầu trân kia

Phước mỏng tội thật dày

Chẳng thể thấy được vậy

Chúng sanh cũng như thế

Căn lành người sâu xa

Giữ chặt niềm tin châu

Vào biển sâu đại thừa

Lấy công đức làm quý

Ra khỏi sanh tử khổ

Người căn lành ít ỏi

Được thấy luận sâu xa

Mà chẳng có tín tâm

Nương chánh tạo việc tà

Thọ các khổ chẳng dứt

Giống như sanh ra mù

Được đồ quý tốt đẹp

Mà chẳng có hoan lạc

Người si cũng như thế

Tuy được luận sâu nầy

Vì kẻ ngu si ấy

Chẳng rõ của xuất thế

Chẳng có tâm nghiên tầm

Giống như rồng trong ruộng

Từ nước trôi ra biển

Mê lớn lại loạn lớn

Quở biển rồi chết mất

Người si cũng như vậy

Tự chỗ chấp cứng kia

Nhứt định chẳng thay đổi

Chưa từng nghe pháp nầy

Mê lớn càng sai lớn

Phỉ báng càng rộng rãi

Đọa lạc vào đường dữ

Chẳng có ngày ra khỏi

Nếu có chúng sanh nào

Thấy nghe vui luận nầy

Chẳng tin, tâm hủy báng

Người nầy lại hủy báng

Ba đời tất cả Phật

Ba đời các Pháp tạng

Ba đời các biển Tăng

Người nầy sẽ bị tội

Vô lượng vô biên số

Chẳng thể rõ ngằn mé

Mười phương thế giới trần

Chư Phật Đại Bồ Tát

Một lúc đều xuất hiện

Tuyên thuyết nhiều như vậy

Pháp môn như biển lớn

Chuyên dạy dỗ người nầy

Trải qua vô lượng kiếp

Cuối chẳng thể dạy dỗ

Hỏi vì sao như vậy

Tuy tuyên nói pháp nầy

Chẳng ra khỏi đường khác

Như vậy các chúng sanh

Mười phương thế giới trần

Chư Phật Đại Bồ Tát

Dùng đại thần thông lực

Hướng về kiếp vị lai

Quan sát thế giới ấy

Thấy thời gian không hạn

Hỏi vì sao như vậy

Chẳng học ba mươi bốn

Quy tắc Đại Kim Cang

Đến bờ Đại Niết Bàn

Chẳng có nơi như vậy

Cho nên các hành giả

Nên cần tu phương tiện

Nến quán biển pháp nầy

Chẳng thể đến bờ kia

Dừng sanh tâm phỉ báng

Đọa lạc vào đường ác

Chẳng có lúc ra khỏi

Quyết định chẳng nên làm

Quyết định chẳng nên làm

Tội nghiệp tuy rất nhiều

Mà lược nói như vậy.

Quyển 20

Hiện thị bổn nhơn quyết định chứng thành trừ nghi sanh tín đại quyết trạch phần – Thứ 39

Đã nói qua về giảo lượng quá hoạn kha tính phỉ báng hiện thị tội nghiệp đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói về hiện thị bổn nhơn quyết định chứng thành trừ nghi sanh tín đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Con từ xưa nay vô lượng kiếp

Theo Thế Tôn tu Bồ Tát hạnh

Một thuở làm tôi, nhà Thế Tôn

Tên nước Kim, vua tên Thủy Kỳ

Bảo Kim Luân tạng vị vua nầy

Có ba mươi ức nô tỳ thảy

Có sáu mươi ức ngựa trắng lớn

Vàng bạc đồ quý lại vô tận

Có người ở thấp tên Thường Tín

Đại vương bảo cho Thường Tín biết

Ngươi giữ sáu mươi ức ngựa nầy

Chẳng rời, gìn giữ không bị thương

Lúc ấy nô kia nhận các ngựa

Thường hay chẳng lìa, không thương tích

Như vậy sáu mươi ức ngựa trắng

Qua một ngày ăn tiền gấp trăm

Lúc ấy Thường Tín nghĩ thế nầy

Thân ta một ngựa trong nhiều ngựa

Khó thay khó thay chẳng thương tích

Những con ngựa xấu, chạy khó cấm

Lấy gì phương tiện để gìn giữ

Thường Tín suy nghĩ như vậy rồi

Liền đến nương Thầy để học cách

Pháp thuật thay giữ vạn ngựa trắng

Trong sáu mươi ức ngựa trắng ấy

Có con ngựa quý hóa thành ngựa

Phát ra tiếng lớn nói thế nầy

Ngựa ngựa tất cả nên tuân thủ

Lúc ấy có ngựa đã hóa ngựa

Đều đến ở trước mà lễ bái

Những con ngựa khác đều theo lễ

Sau khi làm những việc ấy rồi

Hóa ngựa việc nhỏ cũng thành tựu

Tất cả các ngựa đều phục tùng

Thường Tín chỗ nguyện được thành tựu

Chẳng có tâm nào để lo lắng

Thường Tín lại liền nghĩ thế nầy

Tất cả ngựa kia do ta dạy

Trừ được mọi việc đủ vàng ròng

Tạo nên việc lành dễ, uế báo

Bảo các ngựa nên nói như vầy

Hãy nghe hãy nghe! Các súc sanh

Thân ta cùng thân của các ngươi

Ở đời quá khứ, tâm sám hối

Đều tạo tất cả những nghiệp ác

Cả nô và ngựa sanh xứ nầy

Trong tất cả lúc chẳng tự tại

Bịnh khổ hay gặp, đói lạnh thảy

Một thuở chẳng được an lạc nầy

Nếu mà sanh ra chẳng làm thiện

Đời sau lại thọ quả báo nầy

Mãi mãi chẳng có lúc ra khỏi

Như nói các ngươi cùng súc sanh

Tự lo đầy đủ nơi công đức

Tu Di đói khát, cảm vui dài

Ta, người có tâm muốn tu hành

Chẳng có lúc nhàn hay trống vắng

Huống nữa các ngươi thân súc sanh

Hình dơ tâm trược, tu lúc nào

Như bảo từ ta hóa, chẳng nghịch

Trong nước nầy có chim thù thắng

Tên là nhã âm thinh giác ngộ

Chim nầy tiếng bất khả tư nghì

Người nghe âm nầy tâm bi khởi

Lúc ấy sáu mươi ức ngựa kia

Nghe Thường Tín nói lời ấy rồi

Một lúc khóc lớn tiếng bi ai

Cho đến mười ngày chẳng dừng nghỉ

Như thế các ngựa cùng rống lên

Cùng chim hòa cùng tiếng giác ngộ

Bình đẳng bình đẳng chẳng sai biệt

Lúc ấy ngựa Thường Tín đều vui

Hai trăm phần vàng làm hai phần

Một phần để làm thân sanh trưởng

Một phần để làm cho ruộng phước

Phần phước điền năm mươi vàng ấy

Tạo tác một tượng Phật Kim Cang

Tổng cộng sáu mươi ức tượng Phật

Trên cùng hết thảy tượng ngựa trắng

Tên là Trường Nghiêm Tạp Sắc Kiến

Thường Tín, các ngựa đều bị chết

Lần hai sanh lại đều làm người

Cùng làm quyến thuộc chẳng xa rời

Xuất gia học đạo siêng tu hành

Sáu mươi ức người xuất gia kia

Đều tên Mã Minh chẳng có khác

Từ quá khứ đã có tên nầy

Thường Tín quá khứ, nay Thích Ca

Sáu mươi ngựa trắng từ thuở kia

Nay thời sáu mươi ức Mã Minh

Con ngựa đầu ấy Tạp Sắc Kiến

Nay là thân ta đây vậy

Lần thứ ba lại sanh làm người

Theo Thế Tôn hành Bồ Tát hạnh

Lần thứ tư sanh lại làm người

Theo Thế Tôn tập tu nhẫn nhục

Chuyển năm trăm lần sanh như thế

Có lần sanh trong cảnh sân hận

Bị làm thân rắn thọ khổ lớn

Lần khác sanh thân cá thật to

Lần khác nữa bị làm thân rắn

Rắn ấy được ở chỗ Thế Tôn

Gục đầu sám hối phát tàm quý

Do kệ rõ ý phát tâm lớn

Lần khác sanh được làm người vậy

Theo Thế Tôn phát nguyện quyến thuộc

Liền đó nguyện với Thế Tôn rằng

Nếu ta thành đạo giác ngộ rồi

Tuyên nói trăm ức kinh điển thảy

Làm cho lợi ích cả chúng sanh

Ta liền thệ nguyện như thế nầy

Tạo tác hằng trăm giải thích hiện

Phần lợi ích để cho chúng sanh

Như vậy sau nầy trải nhiều đời

Thế Tôn đầy đủ biển hành nhơn

An trụ pháp giới vị Sơn Vương

Ta cũng lần lần tu nhơn hạnh

Chứng vào Bất Động Địa Thứ Tám

Ta liền đến trước Đức Thế Tôn

Cúi đầu đảnh lễ đứng một phía

Lúc ấy Thế Tôn bảo ta rằng

Ta nhớ từ xưa vô lượng kiếp

Ta ngươi cùng ở chung một nơi

Phát nguyện tạo nhơn duyên quyến thuộc

Như bảo ngươi tạo ra luận dạy

Sau ta diệt độ cùng chánh pháp

Ta liền đảnh lễ chung tất cả

Hướng đến Thế Tôn bạch thế nầy

Con nay chẳng rõ tạo luận pháp

Tối tăm chẳng chỗ rõ biết hết

Duy nguyện Thế Tôn vì con mê

Khai bày tạo tác luận giáo pháp

Lúc ấy Thế Tôn bảo ta rằng

Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử

Hãy nghe hãy nghe và suy ghĩ

Ta sẽ vì ngươi phân biệt nói

Thiện Nam Tử! Chư Phật Pháp Tạng

Vô lượng vô biên chẳng nói hết

Vô cùng tận lại chẳng phân giới

Như vậy biển pháp cũng vô tận

Hoặc nói luận rộng hay nói gọn

Tất đều nhiếp thảy chẳng dư ra

Tên gọi tạo tác luận giáo pháp

Ta lại nghi thêm liền thưa thỉnh

Pháp môn biển, rộng không lường nổi

Con nay chưa đủ biển trí tuệ

Ở nơi học vị chưa rốt ráo

Tất nhiếp chẳng dư giữ được gì

Lúc ấy Thế Tôn bảo ta rằng

Pháp môn tuy nhiều như biển cả

Chỉ nhiếp vô lượng Tông Bổn Pháp

Nếu nhiếp đủ Tông Bổn Pháp nầy

Tên là nhiếp cả các pháp tạng

Ta lại liền bạch như thế nầy

Vì sao gọi là Tông Bổn Pháp

Số lượng bao nhiêu rõ biết chăng ?

Lúc ấy Thế Tôn bảo ta rằng:

Nói là Tông Bổn Pháp Thể ấy

Là ba mươi bốn pháp biển lớn

Nếu có người luận cùng pháp nầy

Tên gọi luận đầy đủ biển lớn

Nếu có người luận chẳng đầy đủ

Tên gọi một phần luận Tiểu Trí

Đây là nhơn duyên chính yếu ấy

Ta nương vào ba mươi bốn pháp

Nhiếp lấy điều chính chẳng nói dư

Nhơn duyên phẩm loại tuy vô lượng

Mà tổng nói lược như thế nầy.

Khuyến trì lưu thông phát đại nguyện hải địa quyết trạch phần – Thứ 40

Như vậy đã nói xong phần hiện thị bổn nhơn quyết định chứng thành trừ nghi sanh tín đại quyết trạch phần; bây giờ lần lượt nói về khuyên trì lưu thông phát đại nguyện hải đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Nguyện cho đầy đủ luận lớn nầy

Biến khắp cõi bất khả tư nghì

Xuất sanh trí Bát Nhã vô lượng

Tiêu trừ vô biên tối, vô minh

Chuyển đổi Tam Bảo biển lớn ấy

Chẳng phi pháp, mưa công đức tạng

Chẳng thỉnh mời, khắp cả tương ưng

Chẳng khuyến tấn tự nhiên thành tựu.

    Xem thêm:

  • Luận Chư Giáo Quyết Định Danh Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề - Luận Tạng
  • Luận Nhập Đại Thừa - Luận Tạng
  • Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Luận Tạng
  • Luận Về Sự Hiểu Biết Rõ Ràng - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Thích Ma Ha Diễn - Luận Tạng
  • Tam Luận Lược Chương - Luận Tạng
  • Ngộ Tánh Luận - Luận Tạng
  • Luận Tối Thượng Thừa - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 3 - Luận Tạng
  • Luận Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn - Luận Tạng
  • Giảng Giải Kinh Viên Giác - Luận Tạng
  • Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Lược Sớ - Luận Tạng
  • Sớ Thần Bảo Ký Nhơn Vương Hộ Quốc Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Luận Tạng
  • Thiền Tông Khảo Luận - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 2 - Luận Tạng
  • Một Trăm Câu Hỏi Đáp Về Pháp Môn Niệm Phật - Luận Tạng
  • Tán Thuật Kinh Kim Cang Bát Nhã - Luận Tạng
  • Ý Nghĩa Quán Âm Huyền Diệu - Luận Tạng