1
2

Luận Thích Nhân Duyên Tâm Luận Tụng Nhơn Duyên Tâm

Nhơn Duyên Tâm Luận Tụng Nhơn Duyên Tâm Luận Thích

Mãnh Long Bồ Tát tạo

Bản Việt dịch (1) của Thích Như Điển

Bản Việt dịch (2) của Thích Tâm Châu

***

Luận Thích Nhân Duyên Tâm Luận Tụng Nhơn Duyên Tâm

Việt dịch: Thích Như Điển

Sai biệt mười hai nhánh

Năng nhơn nói duyên sanh

Với phiền não nghiệp khổ

Trong ba đều nhiếp hết

Đầu tám chín phiền não

Hai và mười là nghiệp

Ngoài bảy ấy là khổ

Mười hai chỉ nhiếp ba

Từ ba sanh nơi hai

Từ hai sanh nơi bảy

Một lại sanh nơi ba

Đây có bánh xe chạy

Các cõi chỉ nhân quả

Trong đây không chúng sanh

Chỉ từ nơi pháp không

Lại sanh nơi không pháp

Tụng, đèn, kính và ấn

Lửa toàn lại mai, tiếng

Các uẩn tương tục hết

Chẳng đổi trí nên rõ

Với những việc thật nhỏ

Nếu có kẻ thấy đoạn

Kia nhân duyên chẳng lành

Chưa thấy nghĩa duyên sanh

Trong đây không thể thấy

Lại không ít an lập

Với chơn lấy quán chơn

Thấy chơn mà giải thoát.

GIẢI THÍCH LUẬN VỀ NHÂN DUYÊN TÂM NGÀI LONG THỌ BỒ TÁT tạo.

Trong đây có Sa môn muốn nghe nên nghe, lành hay nhớ giữ, hay rõ, hay quán và đều dễ quên. Đến nơi thỉnh Thầy về lời dạy của Như Lai và hỏi như thế này.

Bạt Già Phạm! Sai biệt có 12 nhánh, Năng Nhơn nói duyên sanh và cái kia thì nhiếp chỗ nào? Bây giờ muốn vui nghe.

Khi muốn rõ biết lời hỏi về nghĩa chân thật này, nên Sư nói rằng:

Ngươi từ nơi phiền não nghiệp khổ, trong 3 ấy đều nhiếp tận, rồi tạo ra phân biệt này, nói chung là trong này có 10 và 2. Lại nói đúng là 12 nhánh. Tức có sai biệt vậy, cho nên nói là sai biệt. Như từng phần của xe, cho nên nói là nhánh. Có thể yên nơi thân miệng, cho nên gọi là Năng nhơn. Năng nhơn nghĩa là tuyên dương giải thích. Nói theo cách khác, tên ấy không có tự tánh, quyết định sĩ phu, giả tướng tự tại. Lúc ấy tự nhiên tùy theo sự ham muốn. Hóa chủ! Liền gặp ngẩu nhiên nên sanh, đây gọi là nhơn duyên sở sanh. Sự sai biệt này có 12 chi pháp. Đối với phiền não nghiệp khổ, thay đổi lần lượt như áo mặc, giống như bó cỏ lau. Trong ấy có ba cùng tất cả đều nhiếp tận. Lời nói tận tức là không có nghĩa dư vậy.

Hỏi rằng: Phiền não là những gì? Thế nào là nghiệp? Những gì là khổ? Pháp này sai biệt sẽ nhiếp nơi ấy những gì?

Đáp rằng: Đầu, tám, chín phiền não, sai biệt 12 chi pháp, đầu ấy chính là vô minh. Thứ tám ấy là ái, thứ chín đó là thủ. Ba cái này là phiền não sở nhiếp. thế nào là nghiệp? Hai và mười ấy là nghiệp, hai đó là hành, mười ấy là hữu. Hai pháp này là nghiệp sở nhiếp, ngoài bảy kia đều là khổ. Phiền não nghiệp là sở nhiếp và bảy loại kia chính là khổ. Sở nhiếp nên biết, đó là thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, sanh, lão tử. Nói rằng tất cả đều thuộc về chỗ nhiếp, tức là nhiếp ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc khổ. Đây chính là 12 chi pháp. Đối với trong nghiệp phiền não khổ cùng tất cả nhiếp hết, nói duy có nghĩa là sự che khuất này mà trong kinh nói pháp và trong đây nhiếp tận, lại chẳng có dư.

Hỏi rằng: Nghĩa này rõ rồi và nghiệp khổ phiền não kia vì sao lại tương sanh? Thỉnh Ngài vì con mà giải thích.

Đáp rằng: Từ ba sanh nơi hai, từ ba phiền não sanh nơi hai nghiệp, từ hai sanh nơi bảy nghĩa là như trên đã nói về pháp khổ. Bảy ấy lại sanh nơi ba, đó là các phiền não. Lại từ ba phiền não ấy sanh nơi hai nghiệp, đây có thay đổi chuyển động nhiều lần. Nói là hữu nghĩa là có ba loại này, đó là dục, sắc và vô sắc. Trong đó chẳng ngơi nghỉ mà tạo tác lưu chuyển, những thứ ấy sanh ra khác nhau ở thế gian mà tự lưu chuyển trôi nổi. Nói điều này nghĩa là hiển cái nghĩa bất định, chẳng giống như sự luân chuyển, lần lượt sanh nơi các hữu. Đây là điều bất định vậy.

Hỏi rằng: Thế nào là thân tự tại nơi chúng sanh? Tác dụng kia cũng như việc này như thế nào?

Đáp rằng: Các cõi thêm nhân quả, thêm sự giả danh, trong ấy không có chúng sanh. Đây chính là nghĩa chân thật, chẳng phải giả mà lập nên thành hữu, ấy là cảnh giả lập, chẳng thành vật thật.

Hỏi rằng: Nếu như vậy thì ai có từ cuộc đời này cho đến cuộc đời kia?

Đáp rằng: Chẳng có những pháp cực vi nhỏ từ trong đời này di chuyển đến đời khác. Tuy nhiên chỉ có từ nơi pháp không rồi sanh lại nơi không pháp. Từ vô ngã, vô ngã sở, phiền não nghiệp, 5 loại không có nhân lại sanh không, vô ngã và vô ngã sở. Bảy loại pháp của quả khổ mà nó tức là vô ngã, vô ngã sở kia đối với tay này là vô ngã, vô ngã sở. Tuy nhiên từ tự tánh vốn là pháp vô ngã, rồi lại sanh pháp tự tánh vô ngã. Nên rõ như thế và làm như lời dạy.

Trong đây lại hỏi rằng: Từ tự tánh, pháp vốn vô ngã lại sanh tự tánh pháp vô ngã, có thí dụ nào chăng?

Xin đáp lại rằng: Tụng, đèn, kiếng và ấn, lửa, tình, giống, mai, tiếng. Đây là những ví dụ và giả dụ lập thành tự tánh vô ngã và thành tựu đời kia nên biết. Giống như khi sư tụng kinh rồi chuyền đến cho đệ tử, sau đó sư liền chẳng nói gì, cho nên không đến. Đệ tử kia tụng lại chuyển từ đó được thừa ra, thành vô nhân quả vậy. Như chỗ sư tụng khi thức tâm lâm chung lại cũng như vậy, thành thường quá vậy, chẳng đến đời kia, đời kia lại chẳng từ sự được thừa kia, thành vô nhân quả vậy. Như chỗ sư tụng cùng với đệ tử tụng, tức kia khác với kia, chẳng dễ thiết lập. Như thế nương vào kia tâm thức lúc lâm chung sanh phân biệt, tâm thức liền được sanh. Lại cũng như thế, tức kia khác kia, chẳng dễ thiết lập. Như thế từ ánh sáng sanh ra ánh sáng, rồi nương vào nơi hình tượng của mặt, trong kiếng ấy hiện lên hình tượng này. Từ dấu ấn ấy thành văn, từ sự tình ấy thành lửa, từ hạt sanh mầm, từ hạt mai sanh nước dãi, từ tiếng nghe dội lại. Tức kia khác với kia, chẳng dễ thiết lập. Như thế các mẫu tương tục nối kết lại, chẳng di dời, nên rõ biết điều này.

Nói Uẩn có nghĩa là sắc, thọ, tưởng, hành, thức uẩn vậy, nói tương tục kết nghĩa là diệt rồi từ kia làm nhân rồi sanh ra thêm cái này vậy. Chẳng có cực vi đẳng pháp từ đây sanh ra đời này di chuyển cho đến đời khác, cho nên gọi là lưu chuyển. Từ nơi hư vọng phân biệt tập khí mà sanh.

Lời nói sau ấy chính là nghịch quán, nghĩa là biết ngược lại. Kẻ kia nên quán các pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã. Tức chẳng ngu si các việc, nếu chẳng gặp tức là chẳng có tham. Nếu không có tham sân tức chẳng sanh, nếu không có sân tức không có nghiệp. Nếu chẳng có nghiệp tức chẳng có thủ, nếu không có thủ tức chẳng tạo có về sau. Nếu không hữu tức là không sanh, nếu chẳng sanh tức thân tâm này khổ không sanh nữa. Như vậy chẳng huân tập năm loại làm nhân vậy, tức đối với nơi kia mà quả lại chẳng sanh. Quả này giải thoát, cho nên đoạn trừ, đoạn thường với những ác kiến vậy. Trong này có hai bài tụng như sau:

Nơi việc thật nhỏ nhặt

Nếu có thấy bằng đoạn

Kia chẳng nhân duyên lành

Chưa thấy nghĩa duyên sanh

Trong này không thể đổi

Lại chẳng ít an lập

Với chơn lại quán chơn

Thấy chơn mà giải thoát

    Xem thêm:

  • Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn - Luận Tạng
  • Luận Thích Du Già Sư Địa - Luận Tạng
  • Luận Nhập Đại Thừa - Luận Tạng
  • Luận Về Sự Hiểu Biết Rõ Ràng - Luận Tạng
  • Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật - Luận Tạng
  • Chứng Đạo Ca - Luận Tạng
  • Luận Thích Ma Ha Diễn - Luận Tạng
  • Luận Hồi Tránh - Luận Tạng
  • Trung Luận – Thích Thiện Siêu - Luận Tạng
  • Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội - Luận Tạng
  • Thập Nhị Môn Luận – Thích Viên Lý - Luận Tạng
  • Thiền Lâm Bảo Huấn - Luận Tạng
  • Luận Tịnh Độ - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ (Trọn bộ 5 tập) - Luận Tạng
  • Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận - Luận Tạng
  • Luận Bồ Tát Bổn Sanh Man - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận - Luận Tạng
  • Luận Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Viên Tập Yếu Nghĩa - Luận Tạng
  • Tây Phương Hiệp Luận - Luận Tạng