Nghi Quỹ Bố Đàn Pháp Tu Dược Sư
Thanh A Vượng Trát Thập Bổ dịch,
Bản Việt dịch của Thích Quảng Trí
*
Kinh chép:Khi xưa Đức Phật ở tại thành Quảng Nghiêm dùng Phạm Âm nói kinh Thất Phật Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức. Truyền đến đời Đường nhiều người thọ trì. Vua Tây Tạng là Tụng Tạng Cang Bố chuyển qua Tạng văn để trong nước tu tập. Đợi đến triều đại bây giờ, Vương Bối Lặc Lạt Ma chế ra nghi quỹ cúng dường, cách thức lễ lạy tôn trọng đầy đủ, người đời sau y theo đây tu trì, trong đủ lòng thành kính, ngồi đủ cách thức; khiến hay giải thốt các khổ trong đời, mau chứng Vô Thượng Bồ Đề, thật là lợi ích vô cùng. Nhưng có thêm các phần văn của Tây Tạng, nhiều người không rõ. Sau đó, Hiển Thân Vương truyền cho Nghĩa Tân Công Công Bố Tra Bó Sở giải thích bản chữ Hán, văn tự đầy đủ giống như trong Kinh, trong Nguyên bản không có lời Tựa và không có cách thức an bố Đàn Pháp nghi quỹ và các bày bố phương vị các Tôn. Nay khắc lại không dám giấu, chỉ muốn cho mọi người biết. Nhân vì sức không đủ, dùng giáo pháp dạy lại từ từ. Nay gặp đại Đàn việt Tông Chí giúp đỡ khắc lại bản Kinh này, thêm vào các nghi thức và Phật tượng ở mỗi phương vị, cùng 35 vị Phật Cứu Độ Phật Mẫu, 21 vị, cùng hoạ vẽ Phạn tự cho thêm phần trang trọng. Lại có đàn việt (thí chủ) Lý Lập Viện Chánh Lang Định Quan nghe khắc bản Kinh này cũng muốn phụ giúp, được gặp duyên lành, thỏa lòng mong ước, cùng nhau thích giải ra văn Hán các phần trong kinh có danh hiệu Phật đều viết ra hai loại chữ để cùng đối chiếu, cúi mong các chùa chiền cùng các bậc tín sĩ cùng nhau tu học là đồng chí, là kẻ hiền thảy không coi nhẹ. Nên khi khắc bản Kinh này rồi không thể không nhớ đến các vị đã bỏ tiền của, công sức cùng nhau làm việc Pháp thì nên có lời Tựa này.
Nhà Thanh hiệu Đạo Quang năm Giáp Thân tháng Chạp ngày lành
Chùa Tịnh Trụ
Trụ trì: Đặc Thụ
Thạnh Kinh chùa Chân Thắng
Chưởng ấn là LẠt Ma A Vượng Trá Kế viết
(Hình tượng Đàn Pháp)
PHÁP LẬP ĐÀN TU NGHI QUỸ DƯỢC SƯ
Tu tập theo nghi quỹ Pháp Dược Sư có ba phần. Như trong Thất Phật Bổn Nguyện Quảng Đại Công Đức Nghi Quỹ Kinh Niệm Tụng có nói: “Người muốn kính lễ 7 Đức Phật tu theo nghi quỹ cần phải tắm rửa thân thể, mặc áo mới sạch, ăn đồ ăn thanh tịnh, các thứ phiền não dơ uế nơi tâm cần phải dứt bỏ, các lợi ích công đức của Tam Bảo cần cung kính, hiểu rõ, tin chắc, tu bốn món vô lượng tâm; hành giả nếu là tại gia cần thọ trì Trai giới, ngày Tám mỗi tháng bắt đầu. Tìm chỗ vừa ý cần phải sái tịnh, treo các tràng phan để nghiêm sức, bên trong tạo đại Mạn Đà La, hoặc dùng bột màu, bột gạo, hoặc bột họa mà an bố, ở trên an trí tượng Phật (tượng vẽ, khắc, chạm trổ đều được), nếu có Xá Lợi nên để và quyến thuộc thế, xuất thế gian (Xá Lợi, ngọc của các loại) y Pháp trần thiết. Các món cúng dường tận lực sắm sửa dâng cúng trước 7 tượng Phật, trước mỗi tượng đốt 7 ngọn đèn, treo 7 cái phướng 5 màu, lại để các thứ hương, hoa, hương bột, đồ ăn uống, thuốc thang, thất trân, bát cát tường bình báu các vật … Như vậy an bố cúng dường xong, đại chúng ngồi tại chỗ nhập vào Không Tánh Thiền định, tùy sức đọc tụng Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh và Bát Nhã … phải tin sâu các kinh điển. Sau đó tận lực tụng Tổng Trì nghi quỹ này. Ít nhất là 7 ngày, hoặc 21, 35 cho đến 49 ngày, việc này trong các nghi quỹ cũng có nói. Pháp này có hai: một là Pháp Bố Đàn, hai là Pháp Tu Tập.
Pháp Bố Đàn: tìm đất tốt thù thắng, trên, dưới, bốn bên sái tịnh, sạch sẽ trang nghiêm. Ở giữa để một cái kệ, nếu không có kệ lập một đài sạch sẽ, trên dùng thuộc thơm mà bôi, trên làm cung điện không thể sánh được, 4 góc có 4 cửa trừ bỏ các Bài Phòng (các cánh cửa) Điện này phải như nghi thức làm chuẩn. Trong Điện khởi 8 tòa Đại Thừa cho đến các ngạch cửa cũng phải đúng nghi thức (cung điện y trong Mật Bộ Pháp giăng dây)
Pháp chia màu sắc: Trong vô tỷ cung điện, trung vị, bốn phương, đài, có ba bậc, bậc trên màu trắng, giữa và dưới, hướng Đông màu xanh, hướng Nam màu vàng, hướng Tây màu đỏ, hướng Bắc màu lục; bề mặt thượng đài để 8 hoa sen, trên mặt trung đài để 16 hoa sen, trên mặt đài dưới để 24 hoa sen; thượng đài trung tâm và các phương bên trên hoa sen để tòa báu hình mặt trăng. Đài Giới bắt đầu từ cửa Đông, theo bên phải để 10 Hộ phương Thần, và Nhật, Nguyệt thiên đều để tòa núi, theo bên trái bắt đầu để 12 Đại Tướng Dạ Xoa, để tòa bằng lụa là, trong 4 cửa để 4 Thiên Vương đều để Liên Hoa Nhật Luân tòa (tồ hình mặt trời có hoa sen), hoặc dùng bột màu an bố mặt đất phía ngồi dùng cát báu mà rải, dùng các thứ hoa tốt, thơm để nghiêm sức, như cảnh giới trang nghiêm của cõi Cực Lạc, bên ngồi có tường bao bọc dùng núi sắt bao quanh, trên tường có các cọc báu trang trí như trong vườn rộng lớn, cung điện, đất Phật cần biết.
Phàm lập ra nghi quỹ có nhiều, khiến người Phật tử không gặp các Thầy dạy rõ ràng, bị dính mắc nghi quỹ.
Thượng đài nơi trung ương nơi tòa Sư tử an để hình Mạn Tư, nơi trên để bức kinh (tấm vải), trên để 8 hộp đựng kinh.
Hướng Đông an Phật Thích Ca màu vàng, tay phải trấn Địa ấn, tay trái Chánh Định ấn.
Hướng Nam an Oai Âm Vương Như Lai màu vàng, tay phải Thí Nguyện ấn, tay trái Chánh Định ấn.
Hướng Tây an Vô Ưu Tối Thắng Như Lai màu hồng nhạt, hai tay Trì ấn.
Hướng Bắc Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai màu vàng, tay phải Thí Vô Úy ấn, tay trái Chánh Định ấn.
Đông Bắc Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai màu lam, tay phải Thí Nguyện ấn cầm trái A Rô Lợi, tay trái Chánh Định ấn, trên để bình bát.
Đông Nam Kim Sắc Vô Cấu Như Lai màu vàng, hai tay Thuyết Pháp ấn.
Tây Nam Pháp Hải Lôi Âm Như Lai màu đỏ, hai tay Thuyết Pháp ấn.
Tây Bắc Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai màu đỏ, tay phải Thí Nguyện ấn, tay trái Chánh Định ấn. Như trên các Đức Như Lai đều mặc Pháp y màu vàng đỏ, tướng hảo trang nghiêm, kết Kim Cang già phu (ngồi Kim Cang).
Trung đài trên hoa sen chính Đông an Văn Thù Sư Lợi màu vàng đỏ, tay trái cầm kinh, tay phải cầm kiếm, bên phải Ngài để Cứu Thốt Bồ Tát màu trắng, hai tay Kim Cang Quyền ấn để nơi hai bắp vế, tướng hơi dữ.
Đông Bắc an Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát màu vàng đỏ, tay phải cầm Ô Bà Lạp Hoa, trên hoa để trắp kinh, trên có mặt trời, tay trái Kim Cang Quyền ấn để nơi bắp đùi. Bên trái Văn Thù Sư Lợi an Kim Cang Thủ Bồ Tát màu lục, tay phải cầm chày đặt ở ngực, tay trái cầm cái chuông báu
Góc Đông Nam Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát màu trắng, tay phải cầm Ô Ba Lạp Hoa, trên hoa có trắp kinh, trên trắp có Nguyệt Nha tướng (trăng lưỡi liềm), tay trái Kim Cang Quyền ấn để nơi đùi. Ở ngồi có 11 vị Bồ tát y trong bổn kinh có nói.
Chánh hướng Đông Nam an Quan Thế Âm màu trắng, tay cầm hoa sen, bên trái Ngài là Đại Huệ Bồ Tát màu vàng, tay cầm hoa sen, trên hoa sen để một con mắt, bên phải là Từ Thị Bồ Tát màu vàng, tay cầm cây Long Hoa, trên có Bình Quân Trì.
Tây Nam Biện Ích Bồ Tát màu trắng, tay cầm kiếm.
Chánh Tây Bất Không Siêu Việt Bồ Tát màu trắng, tay cầm kiếm, bên tả Diệu Đoan Bồ Tát màu trắng, tay cầm cây hoa sen, trên hoa có trắp kinh, trên trắp có bảo châu, bên phải Phá Minh Tuệ Bồ Tát màu trắng, tay cầm gậy.
Tây Bắc Thiện Tư Duy Bồ Tát màu trắng, tay cầm Bảo bình.
Chánh Tây Bắc Tu Di Tích Bồ Tát màu trắng, tay cầm cây hoa sen, trên hoa có Nguyệt Nha tướng, bên trái Vi Diệu Âm Bồ Tát màu lam nhạt, tay cầm Ô Ba Lạp Hoa, trên hoa có chày và Bảo châu chiếu sáng, bên phải Diệu Cao Phong Vương Bồ Tát màu vàng, tay cầm Bảo Tuệ (bông lúa). 11 vị Bồ Tát tay phải đều kết Tự ấn để nơi ngực, tay trái Kim Cang Quyền ấn để nơi đùi, dùng các báu trang nghiêm, thân mặc Thiên y nhiều màu, tướng hiền lành vui vẻ ngồi kết già.
Hạ đài trên hoa sen trong cửa Đông, bên trái Cực Ý Dạ Xoa Đại Tướng màu vàng cầm gậy, bên phải Kim Cương Dạ Xoa Đại Tướng màu xanh cầm kiếm, lại Chấp Trang Dạ Xoa Đại Tướng màu vàng cầm gậy.
Đông Bắc Chấp Tinh Dạ Xoa Đại Tướng màu lam nhạt cầm gậy
Hướng Bắc Chấp Phong Dạ Xoa Đại Tướng màu đỏ cầm Tam xoa, Cư Xử Dạ Xoa Đại Tướng màu khói am kiếm, Chấp Lực Dạ Xoa Đại Tướng nàu đỏ cầm gậy, Chấp Ẩm Dạ Xoa Đại Tướng màu vàng cầm gậy.
Tây Bắc Chấp Ngôn Dạ Xoa Đại Tướng màu càng cầm búa.
Hướng tây Chấp Tưởng Dạ Xoa Đại Tướng màu vàng cầm dây Quyến sách, Chấp Động Dạ Xoa Đại Tướng màu lam cầm gậy, Viên Tác Dạ Xoa Đại Tướng màu đỏ cầm bánh xe.
Các Dạ Xoa Đại Tướng tay đều kết Tự ấn để nơi ngực, tay trái đều cầm chuột báu, miệng phun bảo châu, dùng các báu trang nghiêm, thân mặc Thiên y, thân hình vạm vỡ to lớn, hình tướng đáng sợ, đều ngồi tòa Đế Vương (ngai).
Trong cửa Đông trên tòa sen để Nhật Quang Thiên Tử màu đỏ, hai tay bưng mặt trời, bên trái trên tòa Ngỗng Nguyệt Quang Thiên Tử màu trắng, hai tay bưng mặt trăng. Lại trên tòa Ngỗng (con ngỗng) an Phạm Thiên bốn mặt, màu vàng, tay phải cầm bánh xe, tay trái cầm Bảo bình.
Đông Nam trên tòa Voi an Đế Thích Thiên màu trắng cầm chày.
Hướng Nam tòa Dê núi an Hỏa Thiên màu đỏ tay bưng Lư lửa, trên tòa Trâu nước an Diêm Ma Thiên màu lam cầm gậy, trên tòa Khởi Tử Thi an La Sát Thiên màu xanh cầm kiếm, trên tòa Nước Thủy Thiên màu trắng, hai tay cầm con rắn quấn thành dây
Góc tây nam Lộc tòa (con nai) Phong Thiên màu lam nhạt, tay cầm phan gió
Hướng Tây tòa Ngựa Dạ Xoa Thiên màu vàng tay cầm gậy, trên tòa Bò Tự Tại Thiên màu trắng cầm xoa, trên tòa Heo Địa Thiên Mẫu màu vàng hai tay cầm bình. Các chư Thiên đầu đội mão báu, thân mặc áo Trời.
Trong cửa Đông Trì Quốc Thiên Vương màu trắng, hai tay cầm đàn Tỳ Bà.
Cửa Nam Tăng Trưởng Thiên Vương màu lam cầm kiếm.
Trong cửa Tây Quảng Mục Thiên Vương màu đỏ cầm dây rắn.
Trong cửa Bắc Đa Văn Thiên Vương màu vàng tay cầm chuột báu.
Bốn Thiên Vương đầu đội mão báu, thân mặc áo Trời, hai chân đều đứng; như vậy các tượng chạm, khắc, vẽ … đều được. Nếu dùng vàng bạc mà đúc thì rất là tốt, cần theo nghi quỹ phân bố, mặt các Vị đều xây vào ở trong Đàn.
Trong bản xưa có nói rằng, tùy theo phương tiện mà làm. Nếu không có họa tượng, dùng Mạn Tra y theo nghi quỹ, dùng bột hoa mà phân bố cũng được. Nhưng như vậy mà nói thì khiến người không tưởng đến Phật, điều này cần phải biết đó, cần phải một lòng tin tưởng liền thành tòa rộng lớn. Trên thỉnh Chư Phật giáng lâm, không cần như trước bày biện y trong kinh tạo tượng Phật, 7 Vị là chính yếu. Bảy vị Phật cùng với quyến thuộc nương vào sức này mà hiện như mời khách đến, có trí huệ thì hiểu rõ không nên nghi ngờ, đây là do các vị Hiền giả nói ra. An trí xong, sau đó an bày cácmón cúng dường. Trước mỗi vị Phật đốt 7 ngọn đèn, treo 7 cái phướng. Nhân vì Cứu Thốt Bồ Tát nguyện văn có nói. Lại dùng các thứ hương dược, nước công đức, hương xoa, hoa mới, hoặc hoa tạo (như hoa vải, giấy), Chiên Đàn Hương, A Hạ Rô Hương, Đổ Hạ Rô Hương, các thứ hương đốt cho đến các loại hương đều có thể cúng dường, các món ăn uống ngon ngọt dâng cúng, các thứ thuốc, tràng phan, y phục, thất trân, bát bảo, bát Cát Tường … các món dâng cúng đầy đủ chia làm 7 phần dâng hiến các Dạ Xoa Đại Tướng, giữ gìn các Phương thần, không cúng cũng được.Nay theo nghi quỹ trong bản kinh này dâng đồ ăn uống mỗi thứ mỗi phần, sau đó đem nước hương thơm đổ đầy trong bình báu, dùng dây lụa cột cổ bình, miệng bình cắm cành cây có bông trái để trang nghiêm, chỉ có thí chủ ở trong hội cùng các đại chúng Tỳ Kheo tụng 800 bài tụng và kinh Bát Nhã, các kinh sâu màu, để trợ Pháp.
Nghi quỹ này tùy thời có thể tu tập, nên tu trong 7 ngày tốt Công đức rất là thù thắng gấp trăm ngàn vạn ức, 7 ngày đó là: ngày Phật nhập thai, là năm Kỷ Mùi mùa Hạ ngày Rằm ; hai là ngày Phật giáng sinh, năm Canh Thân tháng Tư ngày mùng Bảy; ba là ngày Phật xuất gia, năm Mậu Tý mùa Xuân ngày Tám ; bốn là ngày Phật thành đạo, năm Giáp Ngọ tháng Tư ngày Rằm ; năm là ngày Phật chuyển Pháp luân tại Lộc Uyển ( ngày thành đạo là cuối Hạ tháng Sáu ngày Bốn) ; sáu là Phật từ Trời Đao Lợi trở về, Canh Tý Trung Thu ngày Hai Mươi Hai ; bảy là ngày Phật nhập Niết Bàn, Canh Thìn tháng Tư ngày Rằm; đó là các ngày tốt, rõ ràng không sai. Nếu dùng Tát Chú Nghĩa Pháp sư nói ngày giáng sinh là năm Đinh Mẹo mùa Xuân ngày Tám, nếu theo Phổ Giải Tử Đại sư nói ngày giáng sanh năm Giáp Ngọ, nếu theo Lạc Thiết Ban Thiền và Niệp Phổ La Tạp Oát hai vị Đại sư nói ngày Phật trở về ngày Hai Mươi Hai, tháng Hệ Lâu ( ? ). Đó là do các vị nói rất là bí mật khó lường không thể hiểu được, ta cũng như các vị thôi. Lại thấy trong kinh Tạp A Hàm và Niết Bàn có nói rằng Phật thần biến ( tháng Hai ngày Hai), ngày chứng đạo Bồ Đề, ngày đầu tiên chuyển Pháp luân, và ngày từ Đao Lợi trở về là bốn ngày tốt nhất, phàm làm các việc thiện, trội hơn ngày thường trăm ngàn ức, công đức không lường được.