Pháp Nghi Quỹ Tôn Thắng Phật Đỉnh Tu Du Già

Đường Thiện Vô Uý dịch,

Bản Việt dịch của Thích Quảng Trí

*

QUYỂN THƯỢNG

Phẩm tựa thứ nhất: Tôn Thắng Chơn Ngôn

Kính lạy hết thảy Bạt Già phạm

Cùng Kim cang Bộ ở phương Đông

Hùng mảnh A súc Kim cang tạng

Bảo sanh Như Lai Hư Không tạng

Đạt Ma Câu Ra Vô lượng thọ

Quán Tự Tại Vương mắt hoa sen

Tỳ Thủ Yết Ma Đại Mâu Ni

Bất Không Thành Tựu Tát Đoả Đôn

Bốn ba la mật bốn cúng dường

Tám Đại Phật Đảnh Chuyển luân vương

Vì muốn tất cả người tu hành

Mau thành Tôn Thắng đại Tất địa

Ham thích không tướng thì nói tướng

Người cầu nói tướng thì nói tướng

Có không một thể là Đại không

Do đó ta nay nói tương ưng

Chữ nghĩa quán rõ thật tường trì

Ba loại Bát nhã đồng một thể

Thân khẩu ý là ba môn mật

Ứng, hoá, pháp thân là tam mật

Năm luân tức là năm trí luân

Ngũ trí tức là năm phần thân

Năm luân nhiếp hết năm pháp giới

Ba mật tứcchính là ba thân

Do đó nay ta lễ du dà

Du dà tức là Đại Nhật Tôn

Cho nên ta nay tu du dà

Vì lợi pháp giới các hàm thức.

Nay ta nói lựơc pháp Tôn thắng đà la ni trừ tất cả chướng, diệt tất cả các thân nơi địa ngục, bàng sanh, nên nghĩa là Tôn Thắng Phật Đảnh. Do đó Như Lai vì Thiện Trụ Thiên tử nói trừ bảy lần làm thân súc sanh, tức là pháp Du dà không đồng sự pháp. Ở trong một niệm chứng vô chủ, chuyển năm trí thành năm phần piáp thân, ngộ ba mật là ba thân. Khi mới phát tâm thời có trăm sáu mươi thứ tâm, độ ba vô số kiếp tu hành, chứng Phổ hiện sắc thân Tam muội da, tức là lúc mới phát tâm thời Chánh giác.

Ta nay vì người cầu tướng có nên nói tướng có, nếu muốn cầu không tướng thời lại

nói pháp niệm tụng không tướng, có nhiều thứ nhưng ta chỉ nói hai thứ nhiếp hết thảy

– Một là vì người cầu Trừ tai, Tăng ích tại thế gian lược nói pháp có tướng.

– Hai là vì người cầu Vô Thượng Bồ Đề Du dà, nói pháp vô sanh, thuận nhập Phổ hiện Sắc thân. Trong pháp thế gian niệm tụng có bốn thứ là: Tức tai, Tăng ích, Hàng phục, Nhiếp triệu tức là các đàn pháp vuông, tròn, tam giác, bán nguyệt và các pháp hộ ma lư.

Nếu lúc niệm tụng tức cầu Tăng ích, mỗi chơn ngôn trên dưới thêm Na mô hai chữ.

Nếu niệm tụng cầu Tức tai, cuối câu chơn ngôn thêm sa ha hai chữ.

Nếu niệm tụng cầu Hàng phục, thêm hồng phần tra ba chữ.

Nếu niệm tụng cầu Nhiếp triệu, trước câu chơn ngôn thêm Ha lị ha ba chữ.

Tức tai, Tăng ích, Hàng phục, Nhiếp triệu thêm câu xưng tên của người cầu và việc làm, các màu sắc là vàng, trắng, đỏ, xanh, hoặc trên mặt hoặc y phục nơi thân. Các món cúng dường ăn uống hương vị đều tương ưng với màu sắc. Các pháp hộ ma cũng riêng khác nhau, trăm thứ củi thiêu đốt khác nhau. Nếu như muốn tu, cần phải theo bổn pháp mà làm cho tương ứng.

Phẩm thứ Hai: Tôn Thắng Chơn Ngôn Pháp Tắc Trì Tụng.

Lại nữa, muốn làm pháp trì tụng, trước cần nhập Thanh tịnh pháp giới tam ma địa nói trên, đảnh tưởng chữ “Lam” hình lửa ba góc, màu mặt trời vừa mọc, khắp thân là lửa trí thiêu đốt bốn đại, năm uẩn chỉ cón không tịch.

Pháp giới chơn ngôn rằng:

-Nam mô tam mãn đà một đà nẫm Lam.

Tâm niệm, miệng đọc, tưởng đảnh và khắp thân thành lửa trí ba góc *LAM*. Hình như đây lại nhập vào ngũ luân Tam ma địa.

Nhập Kim cang Luân Tam ma địa, tưởng từ rún trở xuống hình vuông, màu vàng tử kim là Kim cang Luân.

Chơn ngôn rằng:

-Nam mô tam mãn đà nột đà nẫm A.

Mỗi khi tưởng, thời miệng đọc và qui mạng, tâm tưởng bổn thể của chữ hình như tự *A* là Kim cang luân màu vàng, lại quán chữ * PHẠ* nơi rún, là Đại bi thuỷ luân màu như sửa, hình trăng tròn.

Chơn ngôn rằng:

-Nam mô tam mãn đà một đà nẫm vam *

Lại Hoả luân chơn ngôn rằng:

-Nam mô tam mãn đà một đà nẫm Lam *.

Ở nơi tâm tưởng hoả luân, ba góc màu như mặt trời mọc, ánh sánh chiếu như lửa mới cháy. Hình như tam giác mạn đà la *LAM*.

Lại tưởng chữ Ha như nửa mặt trăng ngửa * HA *màu đen, còn gọi là chữ *HÀM* tức Thiên Phong luân, an trú nơi mi.

Lại tưởng trên đảnh có chữ *KHIẾM* là Đại không luân. Hình gồm tất cả các màu sắc, đây là năm trí luân là: Địa, Thuỷ, Hoả, Phong, Không. Dùng Phổ Biến ấn gia trì năm chỗ thành Chơn Phật Trí. Lại nói Phổ Biến chơn ng6on.

-Um tát bà tha khiếm ót na nghiệt đế tát võng ra hê, hế dà dà na, kiếm sa bà ha.

Hai tay mười ngón xoa nhau, để trên đầu vàn thân năm chỗ, tức thành Kim Cang Bất Hoại thân, tức là nhập Tam muội da, đồng với tất cả chư Phật Bồ Tát tam muội thân, làm Thân Tam muội da, làm Phật sự.

Nhập Tam Muội chơn ngôn:

-Um phạ nhựt ra nhạ lị tam ma dã.

Mỗi chỗ đều tụng chơn ngôn gia trì.

Hai tay xoa nhau, chắp lại ngón trí áp ngón thiền, đây là Nhất Thiết Phật Tam muội da ấn, do một Ấn nầy sanh ra tất cả Ấn; nên kết Ấn nầy trước, dùng Ấn gia trì năm chỗ.

Năm uẩn bốn đại thành Kim Cang Bất hoại, năm uẩn gọi là Vô Lậu Trí thân, còn gọi Vô Vi Mạn Đà la địa, do Mạn đà la năm Luân gia trì. Địa, Thuỷ, Hoả, Phong, Không. Năm đại Hữu vi thành năm Vô vi. Do đó, quán tướng mạn đà la địa, trước khởi Không lần lượt đến Phong. (Quán ngược đồ hình ở dưới)

Dùng tâm tịnh pháp giới trước đốt các uế ác ở trong Địa mạn đà la, sau đó y trước sau an lập năm Đại Luân, tức dùng Kết giới, Hộ Thân, Tịch trừ quang hiển, Tịnh trừ ba nghiệp, Kiên cố tâm Bồ đề v.v.. sau đó lại nhập Kim Cang Tam Muội da chơn ngôn.

-Um phạ nhật ra mãn đà đát ra tra.

Kết như Ấn Kim cang ở trên, nắm lại thành quyền an để nơi tâm. Khi để nơi tâm, từ từ mở tay ra, đây là kết Kim Cang Giới ba lần. Để nơi tâm xong, do chơn ngôn và ấn lực hay tịnh ba nghiệp, vững chắc tâm Bồ đề.

Lại ở chỗ trì tụng trừ các uế ác và các chướng.

Phàm khi dâng hương hoa, mạt hương, đồ hương và các thứ cúng dường, trừ bỏ các uế ác, tăng trưởng sáng sủa. Tác Kim Cang giới, kết các phương giới hộ thân và hộ chỗ ở như trên đã nói. Khi tu các việc, đều nhất nhất tụng chơn ngôn, tác ấn gia trì mau được thành tựu, không có các chướng nạn, nên dùng Hàng Tam Thế chơn ngôn và ấn gia trì hay thành biện các việc.

Hàng Tam Thế chơn ngôn:

-Um nịnh tam bà phạ nhựt ra hồng.

Hàng Tam Thế chơn ngôn thủ ấn hay thành biện các việc vậy.

Hai tay nắm thành quyền, thẳng ngón phong, co hai ngón không nhập vào lòng bàn tay, dùng các ngón địa, thuỷ, hoả mà đè lên, dùng địng ấn để nơi tim, trí ấn chạm xúc các vật và kết đại giới bốn phương trên đưới. Xoay bên phải ba vòng tức thành kết giới.

Phẩm Thứ Ba: Triệu Thỉnh Bổn Tôn

Lại nữa, cần cảnh giác tất cả chư Phật, bát đại Bồ tát Phật Đảnh Luân Vương cùng Bổn bộ Tôn từ trong tam muội nhìn ngó xem xét người tu chơn, giáng đến đạo tràng.

Phát Sanh chơn ngôn:

– Úm phạ nhựt ra để sắc tra.

Định huệ hai tay ngón địa móc như cái khoá, ngón không nhập vào lòng bàn tay, dùng thủy luân và hỏa luân áp không luân, phong phan hướng tới trước dựa nhau, đưa chưởng lên trên. Tụng chơn ngôn, đem ấn đưa từ dưới lên phát khỏi chư Tôn. Đây là Phát Sanh ấn.

Lại Thỉnh Bổn Tôn ấn chơn ngôn:

– Úm phạ nhật ra tam man nhạ nhạ.

Hai tay xoa nhau làm thành Kim Cang quyền. Không mở quyền, dùng trí phong luân phát trí đại không, tay định cũng vậy như vậy ba lần bật tức thành Phụng Thỉnh Chư Tôn. Tâm tưởng tôn ở tại đàn trong lầu các. Tưởng trong lầu các có hoa sen báu, trên quán vòng tròn có chín vòng (luân) Kim Cang giới đạo, ở trong mỗi vòng có các Bổn tôn (mỗi số là mỗi luân). Trong vòng tròn lớn chia ra làm chín vòng nhỏ, tám bình báu, mười hai chày Kim Cang, bốn bánh xe báu. Trên tám miệng bình đựng tám chày Kim Cang. Bốn bánh xe bốn mặt là bốn chày Kim Cang, cổ bình và chày bình đều có dây cột nơi cổ. Bố trí quanh trong vòng lớn mỗi Tọa của chín vị Thánh (ở giữa là Tỳ Lô Giá Na Như Lai đầu đội mão báu ngũ trí, ngồi trên toà có bảy sư tử, kết già phu, kết Pháp giới ấn. Còn các chư Tôn, nơi phẩm mạn Như Lai đà la có chỉ đầy đủ.

Nghinh Thỉnh chơn ngôn:

– Úm phạ nhựt ra cu xá nhạ.

Dùng Hàng Tam Thế ấn, hai ngón phong làm như câu, động đậy tức thành Phụng thỉnh, cầu xin giáng lâm. Thỉnh nhập vào chỗ đạo tràng niệm tụng.

Thỉnh Nhập chơn ngôn:

– Úm phạ nhựt ra bạt xá hồng.

Kết Kim Cang quyền, thẳng hai ngón địa, hai ngón không xoa nhau trong lòng bàn tay, phải đè trái. Phụng Thỉnh nhập Tam muội da, y thỉnh mà trụ.

Thỉnh trụ chơn ngôn;

– Úm phạ nhựt ra kiện tra a.

Kết Kim Cang quyền, thẳng hai ngón địa, hai ngón không xoa nhau trong lòng bàn tay, phải dè trái. Thỉnh triệu cho đến hoan hỷ khiến kiên cố.

Kiên cố chơn ngôn:

– Úm tát ra phạ đát tha nghiệt đa tỳ phổ địa nại lặc mãn phạ nhựt ra để sắc tra.

Trí định chắp lại thật chặt

Lại tưởng Quán Tẩy Bổn Tôn và tự thân.

Quán đảnh chơn ngôn:

– Úm phạ nhựt ra nhược ca tra

Bàn tay định, Thủy luân và Không luân dựa nhau,bốn ngón chia thẳng. Bưng bình nước tưởng tắm gội Bổn tôn, hoán tự thân nơi đảnh, dâng hiến ứng già, tưởng quán tôn đảnh. Dùng ấn nầy tụng chơn ngôn bảy biến.

Phẩm thứ Tư: Tu du dà phụng hiến hương hoa.

Lại hiến hương, hoa, ẩm thực đèn sáng vv… dùng Bổn chơn ngôn gia trì, dâng hiến.

Dâng Thiêu hương chơn ngôn:

– Úm phạ nhựt ra độ tệ.

Kết Kim Cang quyền để trên lư hương, tụng chơn ngôn bảy biến, tức thành Chân thực Bảo hương, biến khắp mười phương hư không pháp giới.

Hiến hoa chơn ngôn:

– Úm phạ nhật ra phù sắc tệ.

Kim Cang chưởng gia trì, tụng chân ngôn bảy biến, tức thành Chân thật Bảo hoa.

Hiến Bảo Đăng chơn ngôn:

– Úm phạ nhật ra địa tệ.

Kết Kim Cang quyền, thẳng hai ngón, không để nơi tâm. Tụng chân ngôn bảy biến tức thành Bảo đăng biến khắp pháp giới.

Hiến Đồ Hương chơn ngôn:

-Úm phạ nhựt ra nga độ.

Hai tay úp lại, mở các ngón không trí, áp ngón không định, tụng chơn ngôn bảy biến.

Lại qui y Tam Bảo, Phát lộ sám hối, tùy hỷ công đức, khuyến thỉnh, phát tâm Bồ đề ngợi khen Phật đức pháp nguyện cao cả.

* Quy mạng Tam Bảo: Bắt đầu từ hôm nay cho đến khi ngồi nơi Bồ đề đạo tràng, qui y Ba Thân Vô Thượng của Như Lai. Qui y Phương Quảng Đại thừa Pháp tạng. Qui y tất cả Bồ tát ma ha tát, Tăng, không thối chuyển. Nên cần qui mạng Tam Bảo như vậy.

* Lại cần phát lộ sám hối : Từ vô thỉ cho đến hôm nay phiền não ngăn che, trôi lăn trong sanh tử, ba nghiệp tạo ra vô biên tội chướng. Ngày nay thành tâm sám hối tất cả. Sám hối như vậy, khiến các tội tiêu diệt.

* Lại phát tâm Bồ đề : Bắt đầu từ hôm nay cho đến khi ngồi nơi Bồ đề đạo tràng, nguyện phát tâm Bồ đề vô thượng.Thê độ vô lượng các loài hữu tình, đều khiến xa lìa các khổ sanh tử. Hôm nay phát tâm xa lìa ngã pháp hai tướng, ngã pháp bình đẳng không có tự tánh. Nên cần phát tâm Bồ đề như vậy. Dùng chân ngôn gia trì khiến tâm Bồ đề bền chắc không lui sụt.

Chơn ngôn rằng:

-Úm Bồ địa chất đa mâu đát bạt đà dạ nhị.

Kim Cang hợp chưởng, tụng Pháp tâm Bồ đề chơn ngôn bảy biến.

– Tuỳ hỉ công đức: Ba đời Như Lai và chư Bồ tát vì chúng sanh tu vô lượng công đức. Có tất cả các công đức, con đều tuỳ hỷ.

– Khuyến thỉnh Thường trụ: Duy nguyện chư Phật ở lâu nơi đời, y du dà lý thú, không trụ niết bàn.

– Lại thỉnh chuyển đại pháp luân: Biến khắp mười phương giới, phát các nguyện cao cả. Nguyện cho chúng sanh được nhiều tiền tài, của báu, thường ban phát trí huệ đầy đủ, thọ hưởng vui, kham nhẫn, làm đại thiện duyên, thường được túc mạng, trí huệ, nhớ niệm hữu tình. Nguyện cho chúng sanh sanh ra nơi nào, thường được các điều thù thắng như trên.

– Lai vận tâm cúng đường: Dùng tâm vận tưởng hết thảy các hoa đều đầy đủ, biến khắp hư không mười phương giới. Dùng các món thượng diệu nơi cõi trời như đồ hương, thiêu hương, đăng minh, tràn phan, bảo cái, kỹ nhạc, ca hát, trân châu, la võng, bảo linh, hoa man bạch phất, như ý bảo thọ vv… tối thắng thượng diệu cung điện, lầu các cột báu trang nghiêm ở cõi Trời, áo mão, anh lạc v.v… hành giả vận tâm biến khắp pháp giới, dùng tâm chí thành cúng đường. Đây là cúng đường trên hết. Do đó, hành giả phải có tâm quyết định hành pháp nầy. Trì tụng chơn ngôn và kết Thủ ấn tưởng như trên, tức được thành tựu.

Vận Tâm chơn ngôn:

– Úm tát bà tha khiếm ôn đát nghiệt đế tát võng ra hê ma am nga nga nẵng kiếm sa bà ha.

Tụng chơn ngôn bảy biến, tức thành cúng đường khắp hết.

Hai tay Kim Cang hợp chưởng để trên đảnh, tụng chơn ngôn bảy biến tứ thành các món cúng dường đầy đủ.

Lại tụng chơn ngôn và ấn thân năm chỗ hộ thân.

– Úm chất đa bát ra để phệ năng ca lộ nhị.

Tụng chơn ngôn khiến trụ trong Tam muội da của tất cả Như Lai mau thành biện, tất cả Phật sự mau được thành tựu .

Phẩm thứ năm : Tu Du Già Ngũ Trí

Lại nữa, người tu du dà trụ trong tâm Bồ đề mau vào quán tâm Bồ đề trí.

Quán Bồ Đề chân ngôn.

-Úm Bồ địa chất đa mâu đát bá na dạ nhị.

Đây là Bồ đề Tâm chơn ngôn, còn gọi là Đại Viên Cảnh trí, mau khiến phát tâm Bồ đề, vừa mới phát tâm thời thành Chánh giác, tức là nghĩa của pháp thân.

Lại nói Bình đẳng Tánh trí chơn ngôn.

-Úm để sắc tra phạt chiết la.

Tụng chơn ngôn nầy mau khiến tâm tánh không tán loạn, tức là nghĩa của Ứng thân.

Lại nói Thành sở Tác Trí chân ngôn.

-Úm duệ tha tát ra phạ đát tha nghiệt đa sa đa tha ngân.

Lại nói Diệu Quan Sát trí chơn ngôn:

– Úm sa phạ bà phạ truật độ ngân

Đây là Diệu Quán Sát Trí, nghĩa của Pháp thân, cũng là nghĩa của Hậu đắc trí

Pháp thân.

Lại nói Phương Tiện Cứu Cánh Trí chân ngôn.

– Úm tát ra phạ mộ ngân.

Đây là Phương Tiện Cứu Cánh Trí, nghĩa của Hoá thân, ở trong môn tu học dùng phương tiện làm cứu cánh, tức là nghiã của Hậu đắc trí Pháp thân. Trong Thai tạng, an ở năm phương.

Ngũ Trí chân ngôn ấn: Định huệ hai tay xoa nhau bên ngoài, nắm lại thành quyền, thẳng hai ngón hỏa, hai ngón địa hợp nhau, hai ngón phong co lại vịn lưng tiết trên hai ngón hỏa, cách hai ba phân. Hai ngón không thẳng hình như chày Kim Cang năm chia, ấn nầy dùng cho Ngũ Trí. Sau lại dùng Đại Nhật Pháp Giới ấn gia trì năm chỗ, tức thành đầy đủ năm phần Pháp thân, Vạn đức thân.

Pháp giới ấn: Hai tay kết Kim Cang quyền, tay trí nắm ngón phong, tay định gia trì năm chỗ, sau để nơi tâm. Thân ta tức là thân Tỳ Lô Giá Na, trên đầu có mão ngũ Phật, tức là năm Đảnh Luân Vương, đủ nghĩa năm Trí. Lại dùng Nhất thiết Phật Đảnh Luân Vương Tâm Ấn gia trì năm chỗ.

Nhất Thiết Phật Đảnh Luân Vương Tâm chân ngôn:

– Úm độ rô hồng, hồng phấn tra.

Hai tay xoa nhau bên trong, nắm lại thành quyền, thẳng hai ngón giữa. Chân ngôn ấn nầy thông dụng cho tất cả việc, triệu thỉnh, phụng tống, kết giới, hộ thân.

Lại nói Căn Bản ấn: Hai tay xoa nhau, bên ngoài chắp tay thành quyền, ngón phong bên phải co như câu, gia trì năm chỗ, tu Tăng Ích thì dùng ngón phong bên trái co như câu, làm pháp Nhiếp Triệu.

Lại trong Kinh nói: Hai tay chắp lại, ngón cái phải đè móng ngón cái trái, tu Tức Tai thì dùng. Khi làm pháp Hàng phục, dùng ngón cái trái đè móng ngón cái phải.

Cầm xâu chuổi trong bàn tay để trong đảnh, để nơi tâm niệm tụng, mau được thành tựu tất cả nguyện, trừ không khí tâm và làm các việc ác khiến tự hại.

Phẩm thứ Sáu: Tu Du Dà Bổn Tôn Chân Ngôn

Lại nữa, ta nay lược nói pháp tu Bổn tôn chân ngôn. Mỗi tháng ngày rằm tự tụng hoặc nhờ tụng mãn một ngàn biến, hay trừ tất cả tai ương, tăng trưởng thọ mạng, phước đức; hoặc mỗi ngày ba thời quán Bổn tôn nơi tâm nguyệt luân, hoặc tưởng tự thân là Bổn tôn nơi tâm nguyệt luân. Xoay vòng an bố Tôn Thắng chân ngôn như tự luân hình (chữ chạy theo vòng tròn). Khi trì tụng, tưởng màu sắc đều tương ứng, đều biến thành Mạn đà la Thánh chúng, tức tự thân là Tôn Thắng Phật Đảnh Pháp Giới Mạn Đà La.

Bổn Tôn Tôn Thắng Phật Đảnh chân ngôn.

Na mô bạt dà bà đế đát lệ lộ ca bát ra để vi thất sắc tra da bột đà da bạt dà bà đế, đát điệt tha.

Úm vĩ thú đà da sa ma tam mạn đa phạ bá sa tát pha ra nõa yết đé da ha na tát phạ bà phạ vi thuật đệ, a tì tiên dã đổ ma ám tô nghiệp đa phạ ra phạ dã a mê lặt đa tì sa kế a ha ra a ha ra, a du tán đà ra ni du đà da du đà da, da da na vi thuật đệ, sa ha sa ra ra thấp nhị tán chú địa đế tát bà đát tha nghiệt đa phạ lô yết nễ sa tra bà ra mật đa bà lợi bố ra ni tát bà đát tha nghiệt đa hật rị đà da, địa sắc tra da, địa sắc sỉ đa ma ha mẫu điệt lê phạt chiết ra ca da tăng ha đát na vi thuật đệ, tát bà phạ ra nõa bà da đột lặt yết đế bà lợi thuật đệ bát ra ra để nể phạ rị đa da a du thuật đệ tam ma da địa sắc sỉ đế ma nễ ma nễ ma ha ma nễ đát lân đa bộ đa câu trí bạt lị thuật đệ vi tát phổ tra bột địa thuật đệ nhạ da nhạ da, vị nhạ da vi nhạ da tát ma ra tát ma ra tát bà bột đà địa sắc sỉ đa thuật đệ, phạt chiết lê, phạt chiết ra yết tì phạt chiết lam bà phạ đổ ma ma ( tên…..) tả xá lợi lộtát phạ tát đỏa nẫm dã ca da bà lị tì thuật độ tát bà nghiệt đế bà lợi thuật đề tát bà đát tha nghiệt đa thất dã mê tam ma thấp phạ sa diễm đô tát phạ đát tha nghiệt đa tam ma thấp phạ sa địa sắc sỉ đế bột điệt bột điệt vi bộ đà da vi bộ đà da tam mạn đa bà lợi thuật đề tát bà đát tha nghiệt đa hật rị đà da địa sắt tra da địa sắc sỉ đa ma ha mẫu điệt lê sa bà ha.

(Bổn đà la ni nầy, Trung Thiên Trúc Thiện Vô Uý đem qua Trung quốc, sau lại có Ngài Phật Đà Ba Lợi lưu truyền, các bản đều thiếu. Đây là bản lưu truyền đầy đủ )

Niệm tụng tuỳ ý theo hơi thở hoặc tưởng an Bổn Tôn nơi tâm nguyệt luân, nơi tự thân từ từ rộng lớn biến khắp pháp giới. Dùng các chữ chân ngôn bố trí xung quanh nguyệt luân, tức phát nguyện rộng rãi hồi hướng cho tất cả hữu tình, đem các thiện nghiệp ban cho chúng sanh khiến xa lìa các khổ địa ngục v.v… tuỳ hỉ các việc, nhất y như trên, sau đó tụng chân ngôn cầu các thắng nguyện đều được đầy đủ.

Nguyện Hồi Hướng chân ngôn rằng:

– Úm tát ra phạ cu xá ra mộ ra ninh bát ra ninh độ da nhị tát ra phạ cu xá ra mộ la tam ma đa bát ra bán dá đạt ra mãn đa sa phạ bà phạ tất địa dạ ra nga nẵng đa huệ.

Trì tụng chơn ngôn xong, lại tưởng tiễn đưa Bổn tôn, giải Kim Cang giới. Lại dùng chân ngôn giải giới.

Giải Giới chân ngôn rằng:

-Úm phạt chiết ra mộ khất sa mộ.

Hai tay xoa nhau thành Kim Cang quyền, để lên đảnh. Đây là giải tất cả các kết giới, cũng hay tiễn đưa Bổn tôn.

Từ đây về sau là các việc hoạ tượng, hộ ma, các pháp sự.

* Pháp thứ nhất: Nếu người muốn được sống lâu không bị đoạ vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, A tu la v.v… và tiêu trừ các tội nghiệp, mỗi thời chí tâm tụng đà la ni hai mươi mốt biến, khởi tâm từ bi thương xót hết thảy chúng sanh, tức được tiêu trừ các tội chướng trong các đường ác.

* Pháp thứ hai: Nếu có các loại La Sát, quỉ thần vào trong nước làm não hại chúng sanh, xưng “ Nam mô Phật” . Chí tâm tụng đà la ni nầy một trăm tám biến, các tai nạn trên được tiêu trừ.

* Pháp thứ ba: Nếu có người không tin, chế tâm một chỗ chuyên tâm làm pháp nầy, tức được đại nghiệm khiến kẻ kia khởi lòng tin. Nếu làm pháp có hiệu nghiệm, tức có gió lớn thổi vào thân, trên thân có các ác nạn và đen xấu được gió kia thổi đến, thảy đều được tiêu diệt.

* Pháp thứ tư: Nếu muốn được đại tự tại, trong bảy ngày đối bốn phương, mỗi phương tụng trăm tám biến, dùng bảy thứ hoa đắp thành hình người để ở bốn phương, tức được thành tựu các nguyện.

* Pháp thứ năm: Nếu muốn tiêu trừ các tội chướng nơi thân, tức ở bốn chân cửa thành làm pháp như trên.

* Pháp thứ sáu: Nếu nguời muốn tiêu diệt các tội nặng trong đời trước, ở nơi ngã tư đường tụng chú.

* Pháp thứ bảy: Nếu người muốn tiêu các tội lỗi chúng sanh, ở trước tháp Phật làm pháp trên.

* Pháp thứ tám: Nếu người muốn cứu các tội khổ chúng sanh nơi địa ngục, mỗi ngày kết Phật Đảnh Ấn, tụng hai mốt biến, hướng bốn phương xả ấn tức được.

* Pháp thứ chín: Nếu người muốn cho ngạ quỉ uống nước, lấy nước sạch gia trì hai mốt biến, tán rãi bốn phương, trong tâm tưởng các ngạ quỉ đều được nước đầy đủ.

* Pháp thứ mười: Nếu người muốn cứu các tội khổ của loài súc sanh, lấy đất vàng sạch gia trì hai mốt biến, rãi trên thân súc sanh và rãi bốn phương, các tội khổ tức được tiêu trừ.

* Pháp thứ mười một: Nếu người muốn cứu tội khổ của loài người, trời, đọa lạc vào các chỗ khủng bố, lấy các thứ hoa đủ màu, gia trì hai mốt biến, tán rãi Tam Bảo và trên đảnh Phật, tất cả tội đều tự nhiên tiêu trừ.

* Pháp thứ mười hai: Nếu có vương nạn, bách quan nạn, quân binh, khẩu thiệt các nạn, gia trì hai mốt biến vào năm thứ nước nóng thơm, tắm rửa Phật và rãi trên đảnh Phật, các nạn tức tiêu trừ.

* Pháp thứ mưòi ba: Nếu Sa môn, Bà la môn, Tỳ xá, Thủ đà bốn chúng muốn được phứoc báo đầy đủ, mỗi ngày phát nguyện, sám hối, tụng chú bảy biến, đem công đức hồi thí cho tất cả chúng sanh, làm pháp nấy tức được như nguyện.

* Pháp thứ mười bốn: Nếu người muốn tiêu trừ tất cả nghiệp chướng cho chúng sanh, dùng lụa năm màu làm cái phất, gia trì chú nơi phất để phất tượng và kinh, thường làm pháp nầy khiến tội nghiệp chúng sanh được tiêu trừ.

* Pháp thứ mười lăm: Nếu bị khẩu thiệt, lấy mật đựng trong đồ sạch, dùng châu sa hoà mật, gia trì hai mốt biến, đem bôi nơi môi miệng Phật tượng, khẩu thiệt tức tiêu trừ.

* Pháp thứ mười sáu: nếu ngưòi bị bệnh nằm liệt giường, hoặc muốn được chúng sanh ái trọng, muốn được cứu các việc thế gian, xuất thế gian, tâm chưa quyết định, bị quỉ thần làm não loạn sanh ra vọng tưởng điên đảo, dùng trăm tám miếng vàng lá, gia trì chơn ngôn hai mốt biến, đem dán nơi đảnh tượng Phật, làm hình châu ma ni các việc, tức được tiêu trừ, cầu gì đều được.

* Pháp thứ mưòi bảy: Nếu ở trong nước bị quỉ làm bệnh, các bệnh thời khí tật dịch, nơi trên bốn cửa thành dùng vải xanh viết chơn ngôn, dùng gỗ bạch đàn hương làm một cái trắp đựng, dùng sáp gắn lại đem treo bốn cửa thành, dùng lọng năm màu che trên, tất cả quỉ thần, tật bệnh đều tiêu trừ.

* Pháp thứ mưòi tám: Nếu trong nước năm thứ lúa bị mất mùa, mưa gió không đều, dùng lụa trắng làm cái phướn viết chơn ngôn trên đó và vẽ Phật Đảnh ấn treo cao trăm tám thước ở chánh Nam, tức được mưa hoà gió thuận, lúa thóc được mùa, nhân dân an lạc, rồng ác chuyển tâm, vua A tu la không làm chướng ngại.

* Pháp thứ mười chín: Nếu mưa lớn không dứt dùng lụa vẽ chơn ngôn hai mốt tấm, treo hướng chánh Nam của đất nước, mưa tức dừng.

* Pháp thứ hai mươi: Nếu trong nước có giặc giã, dùng vải xanh viết chơn ngôn hai mốt bức, ở giữa vẽ Càn tháp bà nhi Thiên Trụ, hai tay cầm cung tên, đem treo ở hướng chánh Đông, ác giặc tự nhiên tan rã.

* Pháp thứ hai mốt: Nếu quốc vương bị tại nạn, nên dùng các vật tạo trăm tám cái tháp Phật, dùng lá vàng bạc dán và viết chơn ngôn trong tướng luân (tháp), đem để trong tráp, tức được tiêu trừ các tai hoạ, tăng các phước đức.

* Pháp thứ hai hai: Nếu có kẻ giàu người nghèo muốn hộ mình, hộ người, cầu tài bảo xứng ý, nên khởi lòng lành không tán loạn, mỗi ngày mỗi thời trước Phật kết ấn tụng chú bảy biến, nhìn ngắm mặt tượng, mắt không nháy, làm pháp nầy tức được phước đức tăng trưởng, sống lâu không đoạ ác độc.

* Pháp thứ hai ba: Nếu có người nữ muốn cầu con trai, con gái trong trăm ngày đem các đồ ăn uống ngon ngọt thí cho kẻ nghèo, kẻ bệnh, lúc cho miệng tụng chơn ngôn không ngớt, làm pháp như vậy tức được sanh con trai, con gái phước đức.

* Pháp thư hai bốn: Nếu vợ chông không hoà thuận lấy vải gia trì chơn ngôn hai mốt biến, đem may áo cho vợ chồng mặc, tức được hoà thuận.

* Pháp thứ hai lăm: Nếu người nữ không có chồng, lấy muối sạch không kể nhiều ít gia trì hai mốt biến, đem cúng hiện tiền Tăng, tức được.

* Pháp thứ hai sáu: Nếu có ngoại đạo, quốc vương, vương tử, đại thần, trăm quan không tin Phật pháp, lấy sữa ba con bò vàng không tật bệnh, tụng chơn ngôn gia trì nước hai mốt biến, cho bò uống. Mặt trời mọc đem sữa đựng trong đồ bằng bạc gia trì hai mốt biến, đem tán rãi nơi đất sạch bốn phương. Người cầm sữa nầy phải mặc đồ trắng, miệng nói: “Càn thát bà nhi Thiện Trụ và Thiên Đế Thích ! nNy có việc nầy cần phải làm đó”. Sau đó vào thành, quốc vương, vương tử, bá quan, ngoại đạo không tin Phật pháp, thấy hành giả đều hoan hỷ, nói gì đều tin theo, được lòng tin không thay đổi.

* Pháp thứ hai bảy: Nếu nơi chỗ ở có các ác quỉ thần, ác độc long v.v…hành giả muốn hàng phục, dùng sữa bò gia trì hai mốt biến, đem rãi trong ao có rồng, rồng tức hiện lại, hành giả bảo rằng:”Người không được làm tổn hại chúng sanh trong giới nầy” tức an trí rồng ở một chỗ. Nếu không lại và không ngừng việc ác, tức tụng chơn ngôn gia trì cát hai mốt biến rãi nơi ao, ao tức cạn khô. Hành giả đem rồng đi an trí nơi khác. Nếu là ác quỉ thần, hành giả gia trì đồ ăn uống hai mốt biến, thí cho họ và bảo rằng:” Nếu các ngươi không làm tổn hại chúng sanh thì được ở, nếu trái lại tức phải đi nơi khác”. Nếu quỉ thần không chịu liền dùng cây sắt dài mười hai chỉ, gia trì hai mốt biến, đóng nơi đất, ác quỉ thần tức bỏ chạy, hành giả an trí quỉ thần ở một chỗ không đi đâu.

* Pháp thứ hai tám: Hành giả khi muốn đi đâu, làm một cái phất trắng gia trì trăm tám biến, cầm nơi tay đi. Nếu gặp cácloài súc sanh, dùng phất phủi một cái, các loài đó được xa lìa các khổ, ác nghiệp được giải thoát.

* Pháp thứ hai chín: Nếu cho tiên vong xa lìa khổ được giải thoát, hành giả ngồi nơi Thi đà lâm bảy ngày, ngày ba thời tụng chơn ngôn nhiều ít tuỳ ý. Mãn bảy ngày xong, lấy đất nơi chỗ ngồi mà rãi, các vong tức xa lìa các khổ, được giải thoát, sanh lên cõi Trời vĩnh viễn, xa lìa ác độc.

* Pháp thứ ba mưoi: Néu có người làm ăn buôn bán ế ẩm, cầu gì không được. Hành giả kết ấn tụng hai mốt biến, an trí hình tượng Thiên Trụ nơi bí mật cúng dường, tức được thành tựu việc cầu.

* Pháp thứ ba mốt: Nếu có người đi vào trong rừng núi muốn phòng hổ lang, sư tử, độc xà ác thú, trước khi vào ở nơi cửa núi tụng chú hai mốt biến, gia trì nơi đất vàng bảy biến, ngậm nơi miệng thổi vào trong núi rừng bảo rằng:”Tất cả các loài, độc dữ trong núi đều tiêu, đất nầy là của ta nếu y theo ta thì được ở, nếu không vâng lệnh ta thì mau đi chỗ khác, nếu không đi miệng bị cấm bế mở ra không được”. Hành giả thấy hổ lang, sư tử các cầm thú không hả miệng tức bảo đi. Nếu không đi, hành giả thấy chúng mở miểng tức hội chúng lại một chỗ, dùng tay phải xoa nơi đầu chúng gia trì hai mốt biến bảo rằng:”Ta khiến các ngươi được mở miệng, đi ra và giữ gìn vùng đất nầy”. Hành giả đuổi chúng xong. Hành giả ở trong núi chừng hai tháng, không được đi nơi đây đó ở lâu, khiến các cầm thú không được an ổn.

* Pháp thứ ba hai: Nếu trong núi có các quỉ thần, rồng không muôn cho hành giả ở ẩn trong núi, hành giả biết vậy tức y theo pháp phân chia bảo rằng:”Ta muốn chỗ nầy cần các ngưòi đồng ý, nếu như không bằng lòng cho ta cùng ở, các ngưòi phải đi ra khỏi ba trăm do tuần. Nếu không chịu nghe theo, ta sẽ cấm các người không biết Đông Tây, ở mãi một chỗ. Liền dùng cây sắt dài mười hai chỉ, gia trì trăm tám biến, đóng nơi đầu cửa, thì các loại kia liền đi khỏi trăm do tuần an ở

* Pháp thứ ba ba: Nếu có các rồng bị ngoại đạo cấm chế cột trói khiến trong nước không mưa, hành giả ở nơi có rồng, làm một tiểu đàn dùng cây dâu làm tám cái then để giữa đàn, để ba chén sữa, lạc, để trên đàn gia trì sữa lạc và then trăm tám biến, đem then đóng bốn phương tám hướng của ao rồng, dùng bơ lạc rãi xuống ao, lại lấy vàng lá gia trì dán lên lá sen trong ao bảo rằng:”Thiện tri thức bị ách nạn, ngoại đạo cột trói, nay ta làm pháp nầy dùng đà la ni giúp người được thoát, khiến cho pháp và chơn ngôn trôi theo nước”. Hành giả thổi ba hơi, cấm pháp của ngoại đạo tức bị tiêu, rồng được giải thoát các nạn, hiện lại cúng dường hành giả thưa rằng:” Ngài cần bảo việc gì?” Hành giả đáp:” Ông nên theo thời tiết làm mưa, đem đà la ni an trí nơi đảnh, từ đây về sau, ông không còn bị nạn nữa”

* Pháp thứ ba bốn: Nếu như có mưa lụt lớn làm tổn hại người, tụng chơn ngôn gia trì trong nước hai mốt biến, đem đổ nơi nước lụt, tức không hại người.

Phẩm Thứ Bảy: Tu Du Dà Hoạ Tượng

Nay ta lại nói tu Du dà, hữu tướng vô tướng mau thành Tất địa, chỉ có khác trong ngoài thôi. Tướng pháp bên ngoài là trước cần vẽ tượng, chọ lựa ngày tháng tốt buổi sáng bắt đầu vẽ, tháng tốt là tháng giêng, hai ba, tư, năm, sáu, bảy, mười hai đây là các tháng tốt. Ngày tốt là ngày nhật nguyệt thực, ngày động đất, ngày quỉ tú, đây là những ngày tốt nhất; hoặc ngày rằm, ngày hai ba. Chọn ngày tháng xong, kêu thợ vẽ tắm gội, thọ Tam muội da giới, hoặc thọ pháp Quán đảnh, mỗi khi ra vào cần tắm rửa thay quần áo, ăn ba món bạch thực, không ăn các món uế ác, không trả giá cả, dùng lụa trắng mà vẽ như trong pháp hoạ tượng, y theo đồ tượng, lớn nhỏ tuỳ ý.

Nơi trung tâm vẽ vòng tròn lớn chia ra làm chín vòng nhỏ, một vòng ở giữa, tám vòng tám hướng; tám hướng có tám bình báu, trong miệng bình để các hoa thơm, trên để Chày Kim Cang ba chia, bốn góc nơi vòng tròn ở giữa để bốn bảo luân (bánh xe báu). Nơi trên để chày Kim Cang đứng. Cổ bình và chày đều cột các dây lụa để thòng xuống. Nơi vòng tròn ở giữa vẽ Phật Tỳ Lô Giá Na, đầu đội mão ngũ Phật, có các hoa báu, ngồi kết già phu trên toà, có bảy sư tử, tay kết Pháp giới ấn.

Trong vòng tròn bên trái vẽ Bạch tán cái Phật Đảnh luân vương, đầu đội mão báu ngũ Phật, tay trái cầm hoa sen, trên hoa để Bạch Tán Cái, tay phải đưa lên, ngồi bán già quanh thân có hào quang năm màu. Vòng tròn bên phải vẽ Tối Thắng Phật Đảnh Luân Vương, đầu đội mão ngũ trí, các món trang nghiêm, quanh thân hào quang đủ màu bao bọc, tay phải cầm hoa sen, trên hoa có bánh xe báu tám căm, tay trái dơ lên, ngồi kết già phu trên toà sen. Chỗ vòng tròn phía trước, vẽ Tôn Thắng Phật Đảnh còn gọi là Trừ Chướng Phật Đảnh Luân vương, ngồi kết già trên tòa sen, thân màu da thịt (bạch nhục) trắng, hai tay để dưới rún như đang nhập định, tay bưng hoa sen có Kim Cang Câu như luân vương. Ở trên đầu đội mão ngũ trí, các món trang nghiêm đều như vậy, thảy đều ngồi trên hoa sen trắng, vòng tròn phía sau Đức Tỳ Lô vẽ Phóng quang Phật đảnh, còn gọi là Quang Tụ Phật Đảnh Luân vương, tay trái cầm hoa sen trên hoa sen hình Phật Đảnh ấn, trên đảnh phóng quang, đầu đội mão năm trí báu quang minh, trang nghiêm như trên, tay phải dơ bàn tay lên.

Bên trái của Tôn Thắng Phật Đảnh trong vòng tròn vẽ Châu Thắng Phật Đảnh Luân vương, tay trái cầm đao, tay phải dơ bàn tay lên, áo mão, trang sức như các vị trên. Trong vòng tròn bên phải Tôn Thắng Phật đảnh vẽ Quảng sanh Phật Đảnh Luân vương, tay trái cầm chày Kim Cang, tay phải đưa bàn tay lên, áo mão, trang sức v.v…đều như trên. Vòng tròn bên phải Quang Tụ Phật Đảnh vẽ Vô Biên Thanh Phật Đảnh Vương, tay phải cầm hoa sen, trên hoa có khương thư (ốc tù và), tay trái đưa bàn tay lên mão, trang nghiêm v.v… như trên. Vòng bên trái Quang Tụ Phật Đảnh vẽ Phát Sanh Phật Đảnh Luân Vương, tay trái cầm hoa sen nở, tay phải để nơi gối phải, hào quang áo mão trang nghiêm y trên, các vị đều có mặt mày từ bi. Phía dưới, bên trái vẽ Hàng Tam Thế trong nữa vòng tròn, đứng một chân như đang chạy, thân màu xanh có nanh nhe ra nơi miệng, có bốn tay. Hai tay kết tam muội da ấn, một tay kêt tâm ấn, một tay cầm chày Kim Cang. Bên phải trong hình tam giác màu lửa cháy, vẽ Bất Động ngồi bán già trên cục đá, trợn một mắt, một mắt liếc về phía trái, tóc màu đỏ thòng một búi ở bên trái, thân như đồng tử, một tay cầm kiếm, một tay cầm quyển sách. Ở giữa Minh Vương vẽ hành giả, trước mặt để lư hương, trên tượng vẽ lọng báu, hai bên vẽ sáu vị trời Thủ đà hội cỡi mây hiện ra nữa thân, bưng hương, hoa nhất nhất y như trên. Hoặc như quán tưởng ở ngoài hành giả, tưởng thân mình là Pháp thân Tỳ Lô Giá Na biến khắp pháp giới, đồng một thể tướng không khác.

Nay ta lược nói pháp quán tưởng và hoạ tượng xong. Phàm người muốn làm pháp thọ trì thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng đà la ni, trước cần họa tượng.

Pháp hoạ tượng: Dùng luạ tốt màu trắng, cao một trượng, màu sắc vẽ không được dùng keo da mà dùng các chất keo thơm sạch. Hoạ sĩ phải thanh tịnh không ăn mặn, ngũ tân ( thịt cá, các thứ cay hôi). Ngày mồng một bắt đầu, trong bảy ngày phải vẽ xong. Trước vẽ núi Cam Lộ, trong núi có cây cối, hoa quả, chim thú, sông, suối, trong có hang thiền định. Trong hang, vẽ Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi kết già phu, bên phải vẽ Thiên Đế Thích và các quyến thuộc vây quanh, bên trái vẽ Càn Thát bà nhi Thiện Trụ, dung mạo trang sức như hình Bồ tát, đầu tóc áo mão các thứ trang nghiêm cũng như vậy. Tay trái cầm quạt, tay phải cầm gậy và vẽ các quyến thuộc Càn Thát Bà vây quanh Thiện Trụ ca hát v.v…Bên phải Phật vẽ Bốn Thiên Vương và các quyến thuộc, phía trái vẽ Phạm Thiên Vương và các ma vương cùng các quyến thuộc, vẽ xong lập đàn thọ pháp.

Pháp làm đàn: Trước cần chọn đất sạch không có gạch đá, dùng năm thứ nước thơm hoà đất sạch làm bùn, dùng đất vuông một trượng nơi giữa đàn vuông vứt một khuỷu. ở giữa làm Phật đảnh màu xanh, nơi bốn mặt đàn an để đồ ăn uống, chia làm bảy phần. Bốn bên để bốn lư hương, đốt các thứ hương thơm. Cửa phía Nam để một bình bằng đồng đựng đầy nước thơm. Phía Đông để toà Đế Thích.. Phía Bắc để toà Càn thát bà Thiện Trụ. Phía Tây toà của hành giả, mặt xoay về Đông. Tượng Phật ở hướng Đông, mặt xoay về Tây. Laị dùng vải năm màu làm phướn treo. Bốn bên ngoài đàn, an để năm chén đàn, một chén ở giữa cao, bốn chén để bốn gốc thấp như hình cái tháp. Trong đạo tràng, tán rãi các thứ hoa, và các vật cúng dường an trí ngoài đàn.

Ở trong đàn bảy ngày tụng chú mãn vạn biến, Phật Đảnh phóng hào quang. Chú sư trong bảy ngày cần phải phát lồ sám hối, khởi lòng đại bi, phát nguyện rộng lớn, cầu không thối chuyển. Được như vậy tức biết thành tựu, không còn nghi ngờ.

QUYỂN HẠ

Phẩm thứ tám: Đại Quán Đảnh mạn Đà la

Nay ta lại nói Quán Mạn đà la và các Thánh chúng, tịnh cùng không tịnh, cần phát tâm Bồ đề, làm tịnh trong ngoài như nhau, không cần chọn lựa ngày giờ. Nếu chọn lựa thanh tịnh nhất nhất phải y theo trong ngoài như đã nói ở trên. Ngày, tháng, thời tiết, đất đai sạch sẽ, Phật đường, chùa chiền, chốn Lan nhã già lam, núi rừng, cây cối phải y theo bốn loại mạn đà la: vuông, tròn, ba góc, bán nguyệt và các màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng. Mỗi mỗi đều y theo phương hướng mà làm mạn đà la.

Nay lược từ trong Kim Cang Đảnh Đại Tỳ Lô Giá na Kinh và mười quyển giải thích: Tô bà hô, Tô tất địa, Như ý luân, Thát cu chi, Ma Hê Thủ La, BấtKkhông quyến sách, các kinh theo nghi thức làm đàn, chọn một pháp có ba loại chỉ có màu sắc là khác nhau như: Trước tưởng năm luân (vòng tròn) như đã nói và tụng pháp giới xong. Sau đó nếu vẽ mạn đà la và tượng, kiết giới, phụng thỉnh, cúng dường v.v…đều dùng Nhất Thiết Phật Đảnh Luân Vương Tâm chơn ngôn và khế. Tịch trừ hộ thân, sau đó bắt đầu làm các pháp sự, hoà các màu sắc đều dùng hai chú ấn trên.

Nhất Thiết Phật Đảnh Luân Vương chơn ngôn:

– Úm độ rô hồng hồng phấn tra.

Ấn: Hai tay xoa nhau bên trong, chắp tay lại, thẳng hai ngón giữa đầu dựa nhau, gia trì năm chỗ để hộ thân, gia trì các vật dùng, màu sắc, đất, quang hiển, thanh tịnh các vật. Nếu khi Triệu thỉnh, hai ngón giữa đưa qua lại ra vào ba lần. Nếu Phụng Tống Bổn tôn hướng ra ngoài bật ba lần. Nếu kết giới hộ thân, tịch trừ v.v… dùng Năng Thắng Phẫn nộ Minh Vương và Thủ Ấn khiến mọi sự đều thành, tất cả chỗ đều dùng.

Nan Thắng Phẫn Nộ Minh Vương chân ngôn:

– Úm vi chỉ ra na độ na độ na hồng.

Nếu không có hai Minh Vương và ấn nầy, làm các pháp của Phật Đảnh không thành tựu. Cần phải làm các pháp chơn ngôn ấn khế xong, sau mới thêm hai ấn chơn ngôn nầy. Nếu không như vậy, không được vậy thì không nói chơn ngôn ấn khế nầy cho. Dùng tất cả Phật Đảnh chơn ngôn ấn, Năng Thắng Phẩn nộ Vương Chơn Ngôn tức tất cả mọi sự nghiệp đều được thành biện. Mọi việc, thỉnh triệu, kết giới, quang hiển, tịch trừ, hộ thân, hộ mình, hộ người, hộ giới đạo tràng, Phụng tống chư Tôn đều dùng hai Chơn ngôn Ấn khế. Công đức của ấn khế chơn ngôn nầy, chỉ có Phật mới nói hết được. Tất cả Bồ tát, Thanh văn, đều không hiểu hết được, vì sao? Vì tất cả Phật đảnh, Tâm là tối thượng. Trong tất cả Phật Đảnh, Tôn Thắng Phật Đảnh hay trừ tất cả phiền não nghiệp chướng, nên gọi là Tôn Thắng Phật Đảnh Tâm, còn gọi là Trừ Chướng Phật Đảnh.

Vô Năng Thắng Phẫn Nộ Vương Ấn như Phật Đảnh Tâm Ấn đổi lại, tiết trên ngón giữa phải co dựa vào tiết trên ngón giữa trái, tức thành.

Pháp tắc hoạ mạn đà la: Vuông tám khuỷu, mười hai khuỷu, hoặc ba tám khuỷu, nếu vì chúng sanh mà làm thì bảy khuỷu hoặc tám khuỷu cũng được. Nếu làm lớn hoặc quan phủ trong nước tạo một trăm tám khuỷu, ít là ba tám khuỷu.

Tám khuỷu, bốn khuỷu làm chính giữa, trong vòng tròn lớn chia làm năm vòng tròn nhỏ. Bốn góc hình bán nguyệt , mỗi vòng vẽ chín Tôn vị. Trong vòng bán nguyệt vẽ Lục Túc tôn. Bốn mặt vòng tròn lớn vẽ tám cái bình, bốn bánh xe, mười sáu chày Kim Cang dựng đứng, thảy đều cột các dây lụa. Bốn khuỷu chia làm hai viện, mỗi viện hai khuỷ. Lại hai khuỷ chia ra làm hai viện, lại mỗi viện chia ra làm ba đạo. Ở viện thứ hai phía ngoài vẽ ba đạo, trắng, vàng, đỏ y nghi ba Phật Đảnh và giới, định, huệ nghĩa. Phía ngoài viện thứ ba vẽ năm đạo, trắng, vàng, đỏ, xanh, đen là nghĩa năm Phật đảnh, năm trí. Trong hai viện, chia làm ba đạo, ở trong viện thứ nhất là chư Thánh chúng ngồi xoay về phía trong. Đạo thứ hai để bảo bình, lư hương, đèn sáng, ứ già các món ăn uống, hoa quả.. Đạo thứ ba là biện sự thị giả, chỗ cho các người lui tới dâng các món cúng dường. Ở viện thứ hai cũng như vậy.

Nơi trung đài vẽ tám vòng tròn lớn, chia ra làm chín vòng, trong mỗi vòng tròn lại chia ra làm chín vòng, ở trong vẽ chín vị Thánh. Vòng tròn ở giữa vẽ Phật Tỳ Lô Giá na, bốn mặt vẽ Tôn Thắng Phật và bốn đảnh Luân Vương. Bốn góc vẽ bốn Ba la mật Bồ tát. Ở giữa hình bán nguyệt, bốn góc vẽ bốn Đại Đảnh Luân Vương, bốn cúng dường ba la mật, đều y theo pháp tắc. Viện thứ nhì hướng đông, vẽ Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi kết già phu, tướng đang nói pháp. Ở dưới toà hai bên, vẽ Đế Thích và Thiện Trụ, hai gối sát đất, chắp tay cung kính nhìn ngắm Như Lai, thưa thỉnh làm sao trừ tai nạn, làm sao được sống lâu, tại sao bảy lần sanh làm súc sanh v.v…Như vậy thưa thỉnh xong. Khi ấy Thế Tôn từ bi thương xót liền vào Trừ Chướng Tam Ma Địa, tướng như Luân Vương màu trắng, đầu đội mão báu ngũ Phật, tay cầm Kim toả câu, nơi ót chiếu hào quang quanh thân tròn như bánh xe. Khi hiện Tam ma địa nầy, mười phương thế giớ sáu lần chấn động, mưòi phương thế giới tất cả địa ngục, sáu đường, chúng sanh đoạ nơi ác đạo, thảy đều trừ diệt các nghiệp ác, không còn thọ lại nữa, đều được sanh về cõi Trời và mười phương Tịnh độ. Do Thiên Trụ Thiên tử tiêu trừ bảy lần phải sanh vào ác đạo nên gọi là Trừ Chướng Phật Đảnh Luân Vương, tức là thứ nhất trong năm Phật Đảnh Luân Vương và ba Phật đảnh tám Đại Luân Vương vậy. Hai bên trái, phải của Phật, vẽ Bồ tát Di Lặc tay cầm Pháp Giới ấn, Bồ tát Mạn Thù Thất Lợi tay cầm hoa sen xanh. Các vị đều kết Bổn ấn, một tay cầm phất và đều hướng về phía Phật. Lại hai bên phải, trái của Phật vẽ Như Lai hào tướng, Như Lai tâm, Như Lai thiệt tướng, Như Lai nhãn, Như Lai tỉ, Như Lai nha, Như Lai nhĩ, Như Lai thần, Như Lai yêu, Như Lai sóc, Như Lai vô uý, Như Lai mã âm tàng, Như Lai mi, Như Lai khẩu, Như Lai vô năng thắng Minh vương, Như Lai vô năng thắng Minh phi. Bốn góc viện, hương ba la mật tam muội da, bảo ba la mật tam muội da, hoa ba la mật tam muội da, đồ hương ba la mật tam muội da, đối nhau ở trong vòng tròn, ngoài ra Như Lai hào tướng v.v… thảy đều cầm bổn ấn khế, các thứ trang nghiêm, ngồi kiết già. Bốn mặt vẽ mười phương chư Phật và Bồ tát, bốn Đại A la hán, bốn Phật Bích Chi chia ở bốn góc mặt, ở giữa mặt phía Bắc vẽ Bồ tát Quán Tự tại, hai bên vẽ Liên Hoa bộ nội quyến thuộc, Bồ tát Đắc Đại Thế v.v…Bồ tát Bạch Xứ Tôn Quán tự Tại, Bồ tát Thất cu chi Quán tự Tại, bồ tát Bất không Quyến sách Quán tự Tại, Bồ tát Đa la Quán tự Tại, Bồ tát Như ý luân Quán tự Tại, Bồ tát Quán Thương ly Quán tự Tại, Bồ tát Phật Cát tường Quán tự Tại, Bồ tát Đại cát tướng Quán tự Tại, Bồ tát Phật Cát tường Quán tự Tại, Bồ tát Thuỷ Cát tường Quán tự Tại, Bồ tát Mã Đầu Minh vương Quán tự Tại, Bồ tát Liên Hoa Quân trà lợi Minh vương Quán tự Tại, Bồ tát Nhất kế Minh vương Quán tự Tại, các vị Thánh giả đều chấp bổn khế và trang nghiêm đầy đủ, ngồi bán già trên toà sen.

Lại ở giữa mặt phía Nam, vẽ Bồ tát Chấp Kim Cang vương Bí mật chủ, tay cầm chày Kim Cang, ngồi kết già phu. Hai bên vẽ Kim Cang bộ nội Thánh chúng, an trí thứ lớp: Bồ tát Kim Cang Mẫu, Bồ tát Kim Cang Quyền, Bồ tát Kim Cang Tỏa, Bồ tát Kim Cang Nhãn, Bồ tát Kim Cang Phẫn nộ, Bồ tát Kim Cang Sách, Bồ tát Kim Cang Quân Trà lợi, Bồ tát Kim Cang Tiếu, Bồ tát Kim Cang Hỏa, Bồ tát Kim Cang Đạt, Bồ tát Kim Cang Hỉ, Bồ tát Kim Cang Bổn, Bồ tát Kim Cang Tâm, Bồ tát Kim Cang Tô bà hô, Bồ tát Kim Cang Đồng tử, Bồ tát Kim Cang Xích thân, Bồ tát Kim Cang Thanh diện, các vị Bồ tát đều cầm chày Kim Cang, luân, quyến sánh, gậy, lòi tói, bổn ấn khế ngồi bán dà, quanh thân lửa cháy rực rỡ, anh lạc trang nghiêm nơi thân, thảy đều như pháp hình (hình đã ghi rõ trong nghi qũi).

Ở cửa phía Tây, hai bên an trí tám Đại Bồ tát là: Bồ tát Hư không Tạng, Bồ tát Địa Tạng, Bồ tát Trừ cái Chướng, Bồ tát Từ Thị, Bồ tát Mạn Thù Thất lợi đồng tử, Bồ tát Trì địa, Bồ tát Liên Hoa Thủ, Bồ tát Bí mật chủ v.v…mỗi mỗi đều chấp bổn khế ấn và trang nghiêm nơi thân đầy đủ. Ngoài viện, an trí mười Phương các thần Hộ pháp cùng các quyến thuộc, hai bên vẽ bốn trụ giả. Góc Đông Bắc, vẽ Y xá na tay cầm Đát lợi thư la, hai bên có hai thị giả tay cầm ấn khế. Cửa Đông phía Đông Bắc, vẽ Đề Đầu lại tra Thiên Vương, tay cầm đàn tỳ bà có bốn thị giả. Cửa Đông phía trên hướng Nam, vẽ Hộ pháp Đế Thích Thiên tay cầm chày Kim cang, có bốn thị giả. Bốn mặt ngoài viện, vẽ bốn Phật Bích chi, bốn Thanh văn. Góc Đông Nam vẽ Hoả Thiên Thần ngồi trong lửa, tay cầm xâu chuổi, hai bên vẽ hai thị giả. Phía Nam vẽ Diêm la vương tay cầm tử vương ấn. Diêm la phi và các loài quỉ quyến thuộc. Hai bên góc Tây Nam, vẽ La Sát vương tay cầm kiếm, có hai thị giả tay cầm đao, đều ngồi hai bên. Mặt cửa phía Tây hướng Tây Nam, vẽ Thủy Thiên Thần mặc giáp mũ trên đầu có đầu rắn, tay cầm quyển sách, có bốn thị giả quỳ hai bên chắp tay. Phương dưới cửa Bắc vẽ Địa thần, A tu la vương tay cầm bảo bình, có bốn thị giả. Cửa Nam mặt phía Tây, vẽ Nhật Thiên tử và phi cỡi xe năm con ngựa, hai tay cầm hoa sen nở, ngồi trong vòng tròn.Vẽ bảy sao y theo Bổn sắc, cầm bổn ấn, vẽ hai bên, Nhật thiên tử và quyến thuộc. Mặt phía Đông, vẽ Nguyệt thiên tử và quyến thuộc. Mặt phía Đông, vẽ Nguyệt thiên tử và phi cỡi xe năm con ngỗng, tay cầm phướn, gió trên có con thỏ ngồi trong vành trăng, có hai tám sao đều cầm bổn khế, tuỳ theo phương hướng, màu sắc, hình chư Thiên ngồi quanh Nguyệt thiên tử. Mặt Đông và Nam vẽ các Tất địa chư Tiên, có ba bốn thị giả như trên. Các Thánh chúng y theo pháp vẽ bổn hình đầy đủ, đây là Mạn đà la Thượng. Nếu như vẽ ấn khế, trên đài sen vẽ phóng ánh sáng rực rỡ, đây là Mạn đà la bậc Trung. Nếu trên đài sen vẽ các chủng tự Phạm tự phóng ánh sáng chung quanh, đây là Mạn đà la bậc Hạ. Nếu quốc vương muốn trừ tai nạn, ở giữa viện thứ ba vẽ năm non, bốn biển, vua chúa, quan binh, các thần kỳ trong nước, như pháp mà vẽ. Nếu bị nghich tặc nỗi lên ở viện thứ tư vẽ hình nghịch tặc và các hình trạng biến dị, ở trong dưới nữa mà trấn. Như vậy vẽ xong kết giới, tịch trừ, triệu thỉnh, dâng các bảo bình, lư hương đèn sáng, hoa quả, ứ già v.v…đều an trí dưới toà các Thánh vị, tuỳ theo lớn nhỏ sắp đặt. Nếu lớn một trăm tám khuỷu, ba lăm khuỷu, mười lăm khuỷu. Bảo bình hai lăm cái, nếu tám khuỷ trở lại thì mười lần một cái, hoặc sáu cái, còn các món cúng dường khác tuỳ thời mà dâng cúng. Trong chín vòng tròn ở giữa, hai viện ngoài cộng chung là mười sáu, bốn gốc bốn cửa đối nhau.

Nếu làm Mạn đà la Tăng ích, Tức tai, thì tròn; nếu Hàng phục thì làm hình tam giác; nếu Nhiếp triệu thì làm hình bán nguyệt. Các thứ khác giống nhau.

Phẩm thứ Chín: Chứng Du Dà Tất Dịa

Lại nữa, như vậy vẽ mạn đà la thượng, trung, hạ, y pháp cúng dường, niệm tụng mãn mười vạn biến, tức được Thượng Tất địa; nếu một trăm, hai trăm, ba trăm cho đến bốn trăm vạn biến, dầu không tác pháp, cũng được thành tựu, được thành tựu các việc mong cầu trong thế gian, trừ những người tạo tội ngũ nghịch, phản bội ân đức. Nếu tụng đủ ngàn vạn biến, tức được Vô sanh Tất địa, thân đồng Bổn tôn; Nếu tụng mười vạn cho đến trăm vạn biến, tức có hiện tướng, không được thủ xã, một lòng chuyên chú không nghĩ khác, tự tâm làm Phật, thật trí nơi tâm tức là Bồ đề, do đó kẻ trì chỉ cầu Vô thượng Bồ đề. Có tướng hiện tự biết, không nên sanh tâm phân biệt, sẽ bị đoạ vào trong cảnh giới Tỳ na da ca. Nếu đèn tự nhiên cháy cao lên hai trượng v.v…, chưa đốt hương, lư hương tự nhiên phát lửa, hoặc phướn không có gió tự nhiên lay động, hoặc mưa các hoa v.v…răng rụng lại mọc, tóc trắng thành đen, hoặc trước có bệnh tự nhiên khỏi, hoặc phước đức tăng trưởng, hoặc ngu si tự nhiên thông minh, hoặc tự nhiên làm thơ hay văn giỏi, thế xuất thế các việc tuỳ ý đều thành: hoặc chưa hiểu chơn ngôn ấn khế, các pháp bí mật tự nhiên hiểu rõ… các việc như vậy đều do tội chướng tiêu trừ, chưa phải tướng thành tựu chân ngôn.

Hoặc thấy các cõi Phật, hoặc thấy tự thân là cõi Phật đều các pháp giới, các việc như vậy không nói hết, là tướng gần thành tựu chân ngôn cần nên cố gắng niệm tụng, tức được thành tựu, như pháp tụng trì tức được Vô sanh Tất địa. Tất địa có ba loại: Hạ Tất địa được trường sanh bất tử, làm chúa trong hàng Địa tiên, hoặc các việc trong thế gian công diệu, hợp luyện xích bạch (các pháp luyện đơn) đa văn, trí huệ, phước đức đầy đủ, sống lâu ngàn ngàn năm. Trung Tất địa là ẩn hình, làm Chuyển luân Thánh vương, sống lâu một kiếp. Thượng Tất địa là gia trì vào thuốc hiện ra ba tướng, được chứng từ Năm địa đến Bát địa, thành thân Bồ tát, chỉ trong khoảng khắc, vô lượng chư Thiên, Đại phạm, Thiên vương Đế Thích, Tỳ sa môn thống lãnh vô lượng các Thiên chúng lại nghinh đón, trong một niệm đến mười cõi vi trần các thế giới của chư Phật, trước mỗi Đức Phật thừa sự cứng dường, tùy loại chúng sanh mà hoá độ, như vậy gọi là Hữu tướng Tất địa. Niệm tụng các thứ thuốc, khí tượng, quang minh, sa hùng hoàng, ngưu hoàng, lớn nhỏ, viễn chí, long não hương, thuỷ tinh. Trân châu v.v…đều có số lượng, các khí tượng là: Phạt chiết la, chày năm chia, chày một chia, bánh xe, câu, xâu chuỗi, bảo quang v.v… tất cả thảy đều y pháp mà làm. Vô tướng Tất địa là: ba loại Tất địa. Trên là Hạ Tất địa, Trung Tất địa là Vô tướng Tất địa. Hoặc thân thành Bổn tôn, hoặc được Thân Ứng hoá, cho đến mưòi địa thành thân Bồ tát, là Trung tất địa. Thượng tất địa được ba nghiệp thành ba mật: Ba mật là ba thân, ba thân tức là trí Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai, nếu được thân Tỳ Lô Giá Na, chứng Pháp Giới Phổ Hiện Sắc Thân, cùng pháp giới đồng một để tánh, ngoài tâm ra khôngcó vật gì là sở đắc, là tướng hư không. Hư Không cùng có tướng; tâm đồng hư không. Người tu Du già cũng đồng một thể, trong một niệm vượt qua ba vọng chấp, vượt qua ba tăng kỳ các hạnh, vừa phát tâm liền thành Chánh giác, tức là Thân Tất địa là Vô tướng Tất địa, là pháp Tất địa Tối thượng.

Phẩm thứ Mười: Du Dà Hộ Ma

Nay ta lại nói pháp Hộ ma. Hộ ma có nhiều thứ, nay ta lại nói bốn thứ, nhiếp được hết thảy các pháp hộ ma như là: Tức tai lư tròn, Tăng ích lư vuông, Nhiếp triệu lư bán nguyệt, Hàng phục lư tam giác. Như vậy bốn loại Hộ ma lại có hai thứ: Một là Ngoại Hộ ma, hai là Nội Hộ ma.

Ngoại Hộ ma là y theo nghi tắc độ lượng đối mạn đà la ở ngoài trừ địa, bùn đất bốn khuỷu ở giữa đào sâu một khuỷu vuông rộng v.v… cao tám chỉ, vành rộng 4 chỉ, phía ngoài để các duyên cũng rộng 4 chỉ, hai khuỷu chia ra hai bên, có bốn mặt an trí Thánh chúng. Bốn phía trãi vỏ chanh, dùng thanh gỗ mới đè lên, dùng bùn sạch làm một cái bánh xe rộng một cánh tay, cao một chỉ, có tám căm để dưới đáy lò, lấy cây phong làm củi dài một khuỷu. Khi nhen lửa, không được dùng miệng thổi, cần phải tịnh trừ lò lửa theo pháp mà làm, dùng quạt mà quạt. Đốt lửa xong, rãi nước thơm, thỉnh Hỏa Thiên ngồi vào trong lò, ném hoa vào trong lò dâng hiến nước ứ già, lấy muỗng lớn múc bơ mỗi chút bỏ vào trong lửa, làm ba lần; sau đó lấy dầu sữa lạc mật, mỗi thứ Hộ ma ba biến. Lại lấy cháo sữa cơm nếp và cháo ngũ cốc hộ ma; lại lấy hắc trầm hương, Bạch đàn hương, tử đàn hương, dài một tấc, nhúng bơ ba lần bỏ vào trong lửa; lại lấy cây bá dài mười hai chỉ, chặt hai đầu bằng, bôi bơ, quăng vào trong lửa; lại dùng dương chi (nhành dương) y trên, quăng vào lửa; lại lấy trầm hương quăng vào. Lại lấy trầm hương, bạch đàn, tử đàn, tiễn hương, các thứ bôi bơ, mật mà đốt. An tức hương, đinh hương, huân lục hương, kiên đát ra sa hương, hoà bơ mà đốt; cam tùng linh lăng hòa mật đốt; như đầu, an tức, sa dà la, long não, đinh hương hoà đậu khấu, bạch giới tử, kiên mộc, chỉ hương, trước sau mỗi thứ hộ ma ba lần. Sau đó, phụng tống Hoả thiên trở về bổn vị.

Lại thỉnh triệu Bổn tôn, dâng hoa hiến ứ già, thỉnh ngồi trong lò, khiến sanh hoan hỷ, liền lấy bơ các vật v.v..dùng muỗng lớn hộ ma ba lần, muỗng nhỏ múc hộ ma trăm tám lần hoặc ngàn lần, sau lại hộ ma mật, sửa, lạc dầu các thứ hương và ngũ cốc y như ở trên, dâng ứ già, thỉnh Bổn tôn về bổn vị. Mỗi chỗ cúng dường hương và cây đều ba lần, để cháo ngũ cốc tại trong bình, chén, trước sau tại mạn đà la các Phật Đảnh Luân Vương và chư Phật, Bồ tát ở ngoại viện cho đến các Hộ thế Thiên thần, tất cả đều hộ ma cúng dường. Theo các màu sắc, mỗi thứ hộ ma ba lần, bơ phải hộ ma cho hết, các thứ hương cúng dường hoà với cháo ngũ cốc. Trước vì quốc chủ, hoàng hậu, thái tử, vương công, tể tướng, bá quan, chúng sanh trong các giới, cho đến tự thân, mỗi loại phải ba lần hộ ma cúng dường. Sau cuối, ở bên phía lò cúng dường, cơm bánh, trái tất cả đều gia trì hộ ma. Bốn góc hoả đàn để bốn bảo bình, lư hương, đĩa trái cây v.v … thảy đều y theo đại đàn pháp: vuông, tròn, ba góc, bán nguyệt lư lửa y như đại đàn pháp mà dùng, nếu hay như vậy làm pháp đều thành tựu.

Nếu có tướng ác: khi đang làm hộ ma tự nhiên lửa tắt hoặc có khói đen hoặc có tiếng như lừa kêu là các tướng không thành. Nếu màu lửa cùng bổn pháp tương ưng tức là thành tựu, hoặc có tiếng liên tục, cùng bổn pháp không tương ưng là tướng không thành. Nếu làm pháp Tức tai lửa màu trắng, làm pháp Tăng ích lửa màu vàng, làm pháp Hàng phục lửa màu đỏ, làm pháp Nhiếp triệu lửa màu xanh. Tương tục là như tán cái, bạc chiết la, liên hoa, đạt, ánh lửa phát ra âm thanh vi diệu đều là tướng cùng bổn pháp tương ưng là tướng thành tựu. Phạm lúc niệm tụng hộ ma tác pháp, y thời mà làm, mau được Tất địa như là đầu hôm, canh hai, canh ba, làm Tức tai. Nữa đêm làm Nhiếp triệu, sáng sớm là Tăng ích, giữa trưa làm Hàng phục. Bốn thứ hộ ma, mỗi thứ, cây, hương, hình lò đều khác nhau. Tô Tất địa có nói đầy đủ, khi lấy củi làm pháp, đã có nói trong nghi Hộ ma.

Thứ hai Nội hộ ma: Ba chỗ đồng một thể là Đại mạn đà la tức Hộ ma mạn đà la. Hộ ma mạn đà la tức tụ nơi thân, nơi thân tức là Hỏa Thiên, Hỏa Thiên tức Như Lai Tỳ Lô Giá Na. Như Lai Tỳ Lô Giá Na, Hoả Thiên tự thân ba thứ không hai, không có sai biệt. Đồng một thể đầy đủ ba thân.. Đại nhật biến chiếu cả pháp giới, không nơi nào không có, không sanh, không diệt, lìa nói năng, suy nghĩ, sanh và không sanh, không gì không là Đại Nhật, gọi là Pháp thân.

Hộ ma là: phương này gọi là Hỏa Thiên. Lửa hay thiêu cây cỏ v.v… không gì còn sót. Hỏa Thiên tức là Trí. Trí hỏa hay thiêu đốt tất cả vô minh không còn dư sót. Giá Na Đại Nhật tức là Pháp thân, Hỏa Thiên Trí hỏa tức là Ứng thân. Tự thân hay trụ phương tiện tức Hoá thân, do đó kinh nói rằng: Phương tiện là cứu cánh hay làm các việc Phật, cho nên tự thân là Hóa thân. Ba thứ đều đồng một thể tánh, nhập vào năm trí luân, trên đảnh quán pháp giới chúng sanh trí, Hỏa Thiên trừ tất cả nghiệp chướng hay mãn tất cả nguyện. Bốn loại hộ ma tuỳ bổn mà làm pháp, nếu Tức tai y ngoại hộ ma hay chuyển tất cả chướng, sanh tất cả phước đức, nhất nhất y Kinh Tỳ Lô Giá Na nói mười hai loại hỏa pháp, trước sau mà dùng.

Phẩm thứ Mười Một: Du Dà Cầu Hộ Pháp

Ta nay lại nói pháp cầu mưa, do vì lợi quần sanh vậy. Thời tiết nóng nảy không có mưa, cây lúa không sanh mọi vật hoang tàn, trong nước không an, hạn hán kéo dài, các loài chết khát. Hành giả thấy chúng sanh bị thọ các khổ như vậy, khởi lòng từ bi tức tạo Mạn đà la cầu mưa.

Mạn đà la lớn nhỏ tuỳ theo mà tạo, đài cao một thướt, dùng bùn sạch hòa ngưu phẩn đồ đất, thêm ở ngoài đàn bốn năm thước, dùng bùn đất sạch tô đắp, dùng bột hương hoà nước mà đồ bùn đất sạch tô đắp, dùng các bột hương hòa nước mà đồ (đắp) dưới và phía ngoài ba thướt. Mạn đà là cao một thước, bốn cửa để bốn đường. Ngoài đài một hai khuỷu hoạ vẽ tám Đại Long Vương, phi và các quyến thuộc: Đông phương, ba đầu, thân dài ba khuỷu. Nam phương, năm đầu, thân dài năm khuỷu. Tây phương, bảy đầu, thân dài bảy khuỷu. Bắc phương, tám đầu, thân dài tám khuỷu. Trung ương, chín đầu, thân dài chín khuỷu; phi cũng y như trên. Các tuỳ tùng một đầu, hai đầu, ba đầu, bốn đầu, sáu bảy, tám đầu. Đàn cầu mưa lớn nhỏ khác nhau, nếu cầu cả nước thì vuông ba tám khuỷu, nếu tỉnh, quận thì vuông mười lăm khuỷu, nếu thành ấp làng xả thì vuông tám khuỷu.

Nếu không có Chủ Thỉnh, tự mình làm thì vì pháp giới chúng sanh mà làm. Hoặc tại núi rừng, nơi lan nhã, hoặc tại chùa, tịnh xá, già lam, tụ lạc thành ấp niệm tụng. Rộng bốn khuỷu hoặc hai khuỷu, tuỳ ý lớn nhỏ. Mạn đà la chia làm ba viện, ở gữa vòng lớn chia làm năm vòng, trong mỗi vòng chia ra làm năm vòng. Ở giữa vẽ Phật Đảnh Tôn Thắng Luân Vương ngồi toà, Kim Xí Điểu Vương giương cánh giận dữ như đang muốn bắt rồng để ăn óc, đứng một chân, các rồng đều chấp tay cúi đầu. Bổn tôn cầm Kim Cang Câu, giận dữ nhìn về phía trước. Bốn vòng kia, các vòng trung tâm đều vẽ Bạch Tán cái Phật Đảnh, còn bốn vòng nọ vẽ bốn Ba la mật Bồ tát, đều ngồi toà Kim Xí điểu, hình trạng như ở trung viện, dơ chân thế như bắt rồng. Dùng bốn ấn đè nơi đuôi các rồng.

Ngoại viện bốn góc vẽ bốn cúng dường, mặt Đông vẽ Phật và hai Bồ tát, hai bên vẽ Vô Năng Thắng Vương, Nan Thắng Phẫn Nộ Vương. Mặt Bắc, nơi trung tâm, vẽ Bồ tát Quán Tụ Tại, hai bên Bộ mẫu Tôn. Bộ Tâm Tôn Minh Vương, Tôn Bà Phạ Ha Na Yết Lợi Bà Trì Minh Vương. Mặt phía Nam, vẽ Bồ tát Bí mật Chủ Chấp Kim Cang Vương, hai bên vẽ Bộ mẫu Tôn, Bộ Tâm Tôn, Quân Trà Lợi, Bồ tát Kim Cang, Phẫn nộ Đại Minh Vương v.v…Cửa Tây Nam Bắc, vẽ hàng Tam Thế, Bất Động Minh Vương, ngoại viên vẽ bốn phương, mười phương các Thần hộ giới đàn và quyến thuộc, bốn vị thị giả. Cửa Nam Đông Tây, vẽ Nhật Thiên tử, Nguyệt Thiên tử và phi, bốn mặt trên không vẽ bảy sao, hai tám sao, các vị đều cầm bổn ấn. Bốn mặt nhân xứ vẽ các Tất địa Tiên, mỗi mỗi đều có thị giả, cùng các Đại Bồ tát và các thị giả, y theo thứ lớp mà an để.

Đàn ba tám khuỷu là làm cho cả nước, mười lăm khuỷu, tám khuỷu y như trên hoạ vẽ, trong nước năm non bảy núi có các rồng đều vẽ ngoài mạn đà la. Tạo mạn đà la xong trong ngoài các viện, dâng các món ăn uống cơm canh, như Đại đàn cứng dường, ẩm thực, hương hoa như nhau. Nếu đàn bốn khuỷu hoặc hai khuỷu không cần như pháp hoạ tượng, chỉ vẽ ấn khế, hoặc vẽ chủng tự hoặc viết tên. Ngoài đất bằng hai thước ở mạn đà la dùng lá khổ luyện dã nhỏ hoà nước màu xanh. Bốn mặt vẽ các Đại Long Vương cùng quyến thuộc thị giả, cùng các phi ba đầu, năm đầu, bảy, tám, chín đầu v.v… y theo bổn phương mà vẽ nơi bốn cửa trong các giới đạo hiện ra nữa thân. Long Vương ở trung ương và phi cùng quyến thuộc hướng chư Tôn cung kính cúng đường, hàng phục mưa xuống đầy đủ. Nếu đàn ba tám khuỷu, mười lăm khuỷu trở lên để bảo bình hai lăm các; tám khuỷu trở xuống để năm cái bảo bình cũng được, mỗi ngày dùng nước mới sạch hoà ngũ cốc, ngũ bảo, bỏ trong bình, nơi miệng bình để cành lá trúc, lấy lụa xanh dài bảy, tám thước cột nơi cổ bình, trên đàn treo tám cái màu xanh, bốn mặt treo phan màu xanh, bốn bảy cái. Chánh Đông treo phan xanh bốn chín thước, các vật cứng dường hương hoa, ăn uống y như Đại đàn. Bốn mặt phía ngoài, cách đàn ba năm khuỷu, làm một lò hộ ma, đủ bốn loại. Trong lò, bốn phương vẽ chủng tử tự, chữ “A” hình vuông, màu vàng. Ở phía Đông, chữ HA màu xanh, hình bán nguyệt. Ở hướng Tây, chữ VAM màu trắng, hình tròn. Ở hướng Bắc, chữ LAM màu đỏ hình tam giác. Ở hướng Nam, đáy lò vẽ các ấn khế, hướng Đông vẽ bánh xe (luân), hướng Bắc vẽ hoa sen, hướng Nam vẽ chày Kim Cang , hướng Tây vẽ câu y theo các phương mà vẽ

Triệu thỉnh Hỏa Thiên, Bổn tôn và các Minh Vương, y như pháp hộ ma không khác, chỉ có ngày đầu là Tiêu tai, ngày thứ hai Tăng ích, ngày thứ ba Nhiếp triệu, ngày thứ tư và năm Hàng phục, thứ sáu và bảy Cực phẫn nộ hàng Phục. Nếu trong ngày có mưa, tức ngưng tác pháp, phải cần hộ ma Tức Tai Tăng ích, vì các rồng vậy. Khi Hàng phục, dùng cây gừng hai đầu nhọn dùng để chạm vào lửa, đem cây khổ luyện, gai và hắc giới tử du bôi hai đầu hộ ma, hoặc đem sáp hoà hắc giới tử độc được làm hình rồng hộ ma. Khi được mưa rồng, cầu xin hoan hỷ.

Lại pháp nơi lụa trắng, vẽ chữ Phạn chú Tôn Thắng Đà La Ni, bốn phía vẽ ấn khế gia trì niệm tụng đem quăng xuống ao có rồng, tức được mưa. Nếu trong nước, mưa gió không đều, âm dương không thuận, hạn hán lâu ngày, cỏ cây không mọc, luá thóc không lên v.v… hoặc có nghịch tặc sát hại vô số chúng sanh. Thấy việc như thế hành giả phát tâm đại từ, đại bi làm pháp Hàng phục. Do lòng từ bi, kẻ kia được sanh Thiên, không có các tội trước. Cần vì nước, trừ các chướngức được, tụng Phật Đảnh Tôn Thắng chơn ngôn một ngàn hoặc một vạn biến. Nếu vì pháp giới chúng sanh, tụng một ngàn biến, sau đó nhất nhất y pháp làm Hộ ma Hàng Phục, tức được như ý.

Lại pháp mỗi ngày bốn thời hộ ma, niệm tụng gia trì bạch giới tử ném nơi tim Long Vương một ngàn tám biến, tức được tuỳ ý.

Hoặc tưởng thân mình là thân Trừ Chướng Phật Đảnh, cỡi Kim xí Vương hung dữ bay đi muốn bắt rồng mà ăn, dùng Kim Cang Câu, móc lấy rồng tức được mưa. Hoặc mỗi ngày tụng vào bạch giới tử ném rồng hoặc hoà bạch giới tử, an tức hương, dầu xích giới tử, hộ ma ngàn biến hay trăm tám biến hoặc ở trong đàn, nơi các Minh Vương hộ ma thảy đều hàng phục như pháp mà làm, tức mưa xuống, tai nạn đều tiêu, tức cần Quán đảnh, các Long Vương rộng bày cúng dường khiến sanh hoan hỷ, tăng thêm các món cứng dường. Các thức ăn uống đem để trên lá sen đem bỏ xuống sông suối, hoặc trong ao rồng, các lụa dây ở năm phương, đem chôn duới đất, các thứ cúng Phật, Bồ tát y pháp xử trí. Khi làm pháp, mặc áo màu xanh. Trong đàn hộ ma, để năm bình các món ăn uống, y đại đàn pháp không khác; nếu không đúng như vậy, làm pháp không thành. Sau nầy có làm nữa, cần như trước đúng pháp mà làm, mau được thành tựu.

Phẩm thứ Mười hai: Nhập Thành Tựu Cảnh Giới

Nay ta lại nói hành giả muốn thành tựu tướng của chơn ngôn. Nếu nói cho đều đủ hết kiếp cũng không nói đặng, chỉ có Phật mới hay nói đặng thôi. Nếu hành giả tụng trăm ngàn vạn biến tức thành tựu. Nếu khi sắp thành tựu, trước có bảy cảnh giới cát tường, phải biết hành giả mau được Tất địa.

* Thứ nhất: Mộng thấy vào mười phương quốc độ ba đời tất cả Phật Tỳ Lô Giá Na Như Lai, Đại Như ý Quảng Đại Tôn Thắng Đại Quán Đảnh Bí Mật Mạn đà La Ấn Tam Muội Da, ta được tát cả Như Lai thọ ký hoán đảnh mạn đà la ấn tam ma địa. Ta và Như Lai một lúc cùng phát thệ rằng:”Lành thay! Lành thay! Thiên nam tử, ông được vào mười phương cõi Phật. Lui tới tự tại, trong mỗi cõi có chín hằng ha sa cu chi na dữu đa trăm ngàn tất cả Như Lai nhớ nghĩ gia bị”. Được cảnh giới nầy, nên gia công tinh tấn không nên thủ xả.

* Thứ hai: Mộng thấy mười phương quốc độ ba đời tất cả chư Phật, Đại liên hoa tộc Tôn thắng Phật đảnh Đại ma ni Bảo mạn đà la ấn tam muội da cung điện. Ta cùng Như Lai thọ Đại liên hoa tộc Tôn Thắng Phật Đảnh Đại ma ni quán đảnh mạn đà la ấn tam muội da phẩm. Hiện tiền, ta cùng Như Lai cùng nói lời rằng: Lành thay! Thiện nam tử, ông được Đại Liên hoa chủng tộc tôn Thắng Phật đảnh quán đảnh mạn đà la ấn tam muội da phẩm, được chư Như Lai nhiếp thọ gia bị Đại ma ni ấn tam muội da.

* Thứ ba: Mộng thấy vào mười phương quốc độ ba đời tất cả chư Phật, Đại Kim Cang chủng tộc Tôn Thắng Phật đảnh Đại ma ni bảo quán đảnh mạn đà la ấn tam muội da. Ta và chư Như Lai thọ Kim Cang chủng tộc Tôn Thắng Phật đảnh đại ma ni bảo quán đảnh mạn đà la ấn tam muội da phẩm và ta thọ tất cả Như Lai Kim Cang chủng tộc tôn Thắng Phật đảnh đà la ni tam muội da phẩm. Tất cả Kim Cang đồng khen rằng:“Lành thay! Lành thay!, Thiện nam tử, ông được các Như Lai Kim Cang chủng tộc Tôn Thắng Phật đảnh đại ma ni bảo Đại mạn đà la ấn tam muội da phẩm, được chư Kim Cang nhiếp thọ gia bị đại ma ni bảo Kim Cang ấn tam muội da.”

* Thứ tư: Mộng thấy vào mười phương quốc độ ba đời tất cả Như Lai đại ma ni bảo chủng tộc Tôn Thắng Đại Quán đảnh Đại mạn đà la ấn tam muội da phẩm, thấy ta và các Như Lai Đại ma ni bảo chủng tộc Tôn Thắng Phật đảnh đại ma ni Bảo Quán đảnh mạn đà la ấn bí mật thành tựu tam muội da. Được các Như Lai khen rằng: “Lành thay! Lành thay!, Thiên nam tử, ông nay được tất cả Như Lai Đai ma ni bảo chủng tộc Tôn Thắng Phật đảnh quán đảnh mạn đà la ấn bí mật tâm phẩm hiện tiền gia bị, pháp quán đảnh nầy là tất cả Như Lai Đại Như ý bảo chủng tộc bí mật tâm chơn ngôn tam muội da phẩm.”

* Thứ năm: Mộng thấy vào mười phương quốc độ. Tất cả Như Lai bất thối chuyển Tôn Thắng đại quán đảnh bí mật mạn đà la ấn tam muội da, được các Như Lai thọ bất thối chuyển đại quán đảnh bí mật mạn đà la ấn tam muội da phẩm, được chư Như Lai đều khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, ông nay được mười phương quốc độ ba đời chư Phật, tất cả Như Lai bất thối chuyển Tôn Thắng Phật đảnh Đại quán đảnh Bí mật mạn đà la ấn tam muội da phẩm.”

* Thứ sáu: Mộng thấy ta và mười phương quốc độ ba đời tất cả Như Lai ngồi cội Bồ đề, nơi toà Kim Cang thành Đẳng Chánh giác, làm Đại pháp vương quán đảnh địa pháp. Thấy khắp mười phương quốc độ ba đời tất cả Như Lai ngồi toà sư tử thọ tất cả Như Lai Bất thối Pháp vương quán đảnh đại pháp. Chư Như Lai đều khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Người thật bền chắc, nay được tất cả Như Lai bất thối Như Lai quán đảnh hộ niệm lâu dài không bỏ.”

* Thứ bảy: Mộng thấy Như Lai Thích Ca Mâu Ni nơi cội Bồ đề, ngồi toà Kim Cang, phóng Đại quang minh, chuyển Đại pháp luân, đốt đại pháp cự, Vũ đại pháp võ, dựng đại pháp tràng, thổi đại pháp loa, đánh đại pháp nhạc, phá đại ma quân và thấy mười phương quốc độ ba đời tất cả Như Lai ngồi Cội bồ đề nơi toà Kim Cang chuyển đại pháp luân, dẹp đại ma quân, Tối Thắng đại bí mật mạn đà la ấn tam muội gia phẩm. Thời chư Như Lai đều khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, ông được chân ngôn bảo kiên cố giải thoát chuyển pháp luân Đại quán đảnh bí mật mạn đà la ấn tam muội da.”

Như vậy, y pháp cần phải cố gắng quán tưởng thọ trì đọc tụng không có gián đoạn, tức được bảy loại mộng tốt. Chứng nhất thiết Như Lai năm Đảnh Luân vương Tôn Thắng Phật Đảnh, còn gọi là Trừ Chướng Phật Đảnh Luân vương chơn ngôn thần biến pháp, nhập vào mười phương quốc độ ba đời tất cả Phật Đảnh Luân vương Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai đại nạn đà la ấn tam muội da hội. Nhập tất cả tam muội da xứ. Được thấy mười phương quốc độ ba đời tất cả Như Lai Tôn Thắng Phật Đảnh Luân Vương, Như Lai Đại Tỳ Lô Giá Na, bốn Ba la mật v.v…Đông phương Như Lai A Súc, Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ v.v… Nam phương Như Lai Bảo Sanh, Hư Không Bảo v.v… Tây phương Như Lai Vô Lượng Thọ, Liên Hoa Nhãn v.v… Bắc phương Như Lai Bất Không Tất Địa, Tỳ Thủ Yết Ma v.v…bốn trí, bốn tam muội da v.v…vô lượng Thánh chúng sắc thân vi diệu cung kính cứng dường, giữ gìn mười phương quốc độ ba đời tất cả Tôn Thắng Phật Đảnh Tỳ Lô Giá Na Như Lai, tất cả danh hiệu được mưòi phương quốc độ ba đời tất cả Tôn Thắng Phật Đảnh Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai thọ cho Trừ Chướng Phật đảnh ấn đà la ni muội dạ thần thông pháp phẩm trên hết.

Nếu trong quá khứ đã tạo mười ác, năm nghịch, bốn trọng, các tội nặng nề thảy đều trừ sạch. Nếu có chúng sanh ở nơi có đoạ xứ được nghe Đại Quán Đảnh Quang Vương Tôn Thắng Phật Đảnh Luân Vương chơn ngôn qua tai một, hai, ba, bảy lần tức được tiêu trừ tất cả tội chướng. Nếu hành giả Du dà thương xót sáu nẽo hữu tình, ở nơi Đảnh núi cao lễ mười phương, mỗi phương tụng Tôn Thắng chơn ngôn một biến, mắt nhìn các loại chúng sanh, đều được xa lìa tất cả tội khổ. Đời sau được sanh vào cõi Bất Động Phật, hoặc viết trên phướn, treo trên đảnh núi cao, trên đầu ngọn cây, phướn bay hướng nào tất cả chúng sanh hướng ấy có các tội mười ác, năm nghịch, bốn trọng, thảy đều tiêu diệt. Hoặc viết chữ Phạn, an trí trên phướn, cũng được như trên đã nói.

Bảy loại mộng tốt tương ưng, nên biết hành giả Du dà mau được chứng Phổ Hiện Sắc Thân Đại Tam ma địa, nhập vào Vô Sanh Bình Đẳng năm trí, thành tựu thân Như Lai Đại Tỳ Lô Giá Na.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Diệu Kim Cang Đại Cam Lộ Quân Nã Lợi Diệm Man Sí Thạnh Phật Đỉnh - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Bố Đàn Pháp Tu Dược Sư - Kinh Tạng
  • Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni Kinh Pháp Nghi Quĩ Niệm Tụng - Kinh Tạng
  • Bồ Tát Đại Thánh Diệu Cát Tường Dạy Trừ Tai Giáo Linh Pháp Luân - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Đại Phật Đỉnh Quảng Tụ - Kinh Tạng
  • Đại luân Kim Cang Tổng Trì đà-ra-ni kinh - Kinh Tạng
  • Phẩm Nhứt Thiết Như Lai Liên Hoa Nghi Quỹ Đại Mạn Đồ La Kim Cang Đỉnh Hàng Tam Thế Đại Pháp Vương Giáo Trung Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Chơn Ngôn - Kinh Tạng
  • Nghi thức Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực - Kinh Tạng
  • Nghi thức Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Du Già Tập Yếu Cứu A Nan Đà La Ni Diệm Khẩu Quỹ Nghi - Kinh Tạng
  • Phẩm Đại Oai Đức Tối Thắng Kim Luân Tam Muội Chú Kinh Đà La Ni Đại Phật Đỉnh Như Lai Phóng Quang Tất Đát Đa Bát Đát La Đại Thần Lực Đô Nhiếp Nhứt Thiết Chú Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 4 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Nhân Duyên Của Vua Đảnh Sinh - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 4 - Kinh Tạng
  • Kinh Tùy Cầu Tức Đắc Đại Tự Tại Đà-ra-ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 1 - Kinh Tạng
  • Kinh Bổn Nguyện Công Đức Của Bảy Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai – Thích Nữ Tâm Thường dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Tòng Đâu Thuật Thiên Hàng Thần Mẫu Thai Thuyết Quảng Phổ - Kinh Tạng
  • Kinh Đồng Tử Tô Bà Hô Thưa Hỏi - Kinh Tạng