1
2

Đỉnh Sanh Vương Nhơn Duyên Kinh

Tống Thí Hộ Đẳng dịch

Bản Việt dịch (1) của Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Bản Việt dịch (2) của Chúc Đức

***

Kinh Nhân Duyên Của Vua Đảnh Sinh

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật Thế Tôn ở tại khu lâm viên Kỳ-đà, cấp cô độc, thuộc nước Xá-vệ. Vua nước Kiều-tát-la là Thắng Quân đi đến chỗ Đức Phật. Đến nơi, nhà vua cung kính đảnh lễ ngang chân Đức Thế Tôn, rồi lui ra ngồi qua một bên bạch Phật:

-Bạch Đức Thế Tôn, xưa kia khi dốc cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Ngài đã thực hành bố thí và làm các việc thiện, phước như thế nào?

Đức Phật dạy:

-Đại vương, đó là sự việc của thời quá khứ lâu xa. Như Lai nhớ trong Hiền kiếp khi tu hạnh bố thí để cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, với nhân duyên của việc này, nay đại vương hãy lắng nghe và khéo nhớ nghĩ, Ta sẽ vì đại vương mà giảng nói.

-Đại vương, vào thời sơ kiếp, con người thọ vô lượng tuổi, bấy giờ có vua tên Bố-sa-đà. Trên đảnh của nhà vua bỗng nhiên sinh ra một cục thịt, giống như vết phỏng phồng lên và mềm như Đâu-la- miền, lại như tơ mịn cũng không cảm thấy đau đớn. Đến lúc cục thịt ấy đã chín muồi, tự nhiên bung ra sinh một đứa bé có tướng mạo vô cùng đoan nghiêm, tươi đẹp, thân như vàng ròng, trên đầu có tóc xoáy tròn giống như chiếc lọng, hai tay thẳng dài, trán rộng, phẳng, lông mi dài cong, mũi cao mà thẳng, thân thể cân phân đầy đặn, có ba mươi hai tướng Đại trượng phu trang nghiêm nơi thân. Đứa bé sinh ra rồi được đưa vào trong cung. Nhà vua có sáu vạn cung nữ quyến thuộc, họ trông thấy đứa bé này thì sữa tự chảy đầy, mỗi người đều nói:

-Tôi xin lo việc nuôi dưỡng thái tử!

Do đó đặt tên là Ngã Dưỡng. Hoặc có người nói thái tử từ nơi đảnh sinh ra nên gọi là Đảnh Sinh. Do đấy mới gọi thái tử là Đảnh Sinh, hoặc hiệu là Ngã Dưỡng.

Khi thái tử Đảnh Sinh còn bé, vui vẻ chơi đùa trải qua thời gian sáu đời Đế Thích, đến thời gian làm thái tử cũng trải qua sáu đời Đế Thích. Một hôm, thái tử ra khỏi hoàng cung, lần lượt dạo xem khấp phố phường, dân chúng, cho đến lúc vua Bố-sa-đà bỗng nhiên ngã bệnh, cận thần dâng đủ các thứ thuốc quý để trị liệu, tuy mọi người đều hết lòng lo lắng nhưng bệnh của nhà vua vẫn không thuyên giảm. Nhà vua ra lệnh cho các quan hầu cận:

-Các khanh hãy mau trao pháp quán đảnh của vua cho thái tử. Cận thần tuân lệnh, sai người đến chỗ thái tử và thưa:

-Phụ vương lâm bệnh rất nặng, bao nhiêu thuốc thang đều không thuyên giảm. Ngài lệnh cho tôi gọi thái tử ngay bây giờ nên trở về nhanh để nhận pháp quán đảnh của vua.

Sứ thần đi nửa đường thì vua Bố-sa-đà đã tạ thế. Khi ấy, quan hầu cận lại sai người chạy theo tiếp đến chỗ thái tử thưa:

-Phụ vương đã qua đời, thái tử hãy mau đến nhận pháp quán đảnh của vua.

Thái tử Đảnh Sinh suy nghĩ: “Phụ vương đã qua đời, ta có vọi vã về cũng đâu kịp!” Lúc ấy, các đại thần cùng bàn với nhau, rồi cử một đại thần cận vệ đi đến chỗ thái tử tâu:

-Xin Thái tử mau về nhận pháp quán đảnh của vua.

Thái tử đáp:

-Nếu ta có thể tiếp nối vương vị dùng chánh pháp trị nước tất tá sẽ nhận pháp quán đảnh.

Cận thần lại tâu:

-Thái tử là người nhận pháp quán đảnh.

Họ bàn thảo với nhiều phương thức:

-Chúng ta nên thiết lập tòa sư tử báu và mão báu, lọng thêu, vẽ… chuẩn bị thế nào cho đầy đủ những thứ cần dùng vào pháp lễ, lại họp nhau trong thành vua để thực hiện lễ quán đảnh. Vì thế thái tử sẽ đến trong cung để nhận pháp ấy.

Thái tử đáp:

-Nếu ta có thể nôi vương vị theo đúng chánh pháp thì tất cả những vật cần dùng hôm nay sẽ tự đến.

Khi ấy thái tử Đảnh Sinh có một thần Dạ-xoa hầu cận tên Nĩ-vũ-ca, liền vận dụng thần lực đi tìm tòa sư tử, lọng thêu, mão báu, tất cả những vật cần dùng, cho đến thành ấp, làng xóm, đều đem đặt ở trước thái tử. Mọi người trông thấy thảy đều kinh ngạc việc chưa từng có. Sau đó các cận thần, dân chúng và binh đội hùng mạnh mới đem tơ lụa, gấm vóc đẹp theo y pháp quán đảnh, vì muốn cho thái tử nhận pháp quán đảnh của họ, nên tất cả cùng tâu:

-Thái tử nên nhận pháp quán đảnh.

Thái tử nói:

-Ta nay làm lại sao dùng tơ lụa của nhân gian làm pháp quán đảnh để buộc nơi đỉnh đầu của mình? Nếu ta tiếp nối được vương vị đúng chánh pháp, ắt có trời đem tơ lụa vi diệu đến buộc nơi đảnh đầu ta.

Sau đó, tự nhiên trên trời giáng xuống tơ lụa vô cùng đẹp đẽ, quý giá, để làm công việc quán đảnh, tiếp nối dòng vương vị trị nước. Lại cũng có bảy báu xuất hiện theo. Đó là: Xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu Ma-ni, ngọc nữ báu, thần chủ kho tàng báu, thần chủ binh báu. Bảy báu như thế luôn luôn đầy đủ cùng với ngàn người con sắc tướng tột bậc dũng mãnh, không sợ hãi, có thể hàng phục các quân binh khác.

Thời đó, có thành tên Quảng nghiêm, chung quanh thành đều có những rừng cây sum suê bao bọc, ai cũng ưa thích. Trong rừng cây ấy có năm trăm vị Tiên nhân, dùng làm chỗ trú ngụ chuyên tu tập thiền định, năm thần thông. Khu rừng này lại có nhiều loại chim chóc bay đến tu tập, như cò trắng…, chúng hay kêu la inh ỏi làm cản trở công việc tu tập thiền định của các Tiên nhân. Có một vị trong số các Tiên nhân áy tên là Xú Diện, sinh tâm sân giận, liền niệm thần chú, khiến cho các bầy chim đều bị gãy cánh. Lúc ấy, đàn cò trắng bị gãy cánh bèn men theo đất từ từ đi đến nơi cổng thành vua Đảnh Sinh. Nhà vua vừa đi xem cổng thành bên trái mới hỏi quan hầu cận:

-Tại sao đàn cò trắng đều tụ tập bên cổng thành này?

Cận thần tâu:

-Bầy chim chóc ấy trú ngụ trong rừng chỗ các vị Tiên nhân tu thiền định, mà luôn kêu la inh ỏi, có vị Tiên nhân giận quá bèn niệm chú làm cho chúng bị gãy cánh, nên chúng men theo đất đến tụ tập nơi cửa thành vua.

Vua nói:

-Những vị Tiên nhân này tại sao đối với các chúng sinh không có tâm Từ bi thương xót! Nay ta ra lệnh cho những Tiên nhân ấy phải mau rời khỏi khu rừng kia.

Các quan tuân lệnh đi đến chỗ các vị Tiên nhân, truyền lại lệnh ban ra của nhà vua.

Các Tiên nhân suy nghĩ: “Bây giờ đại vương đã trị vì bốn châu lớn vô cùng tự tại, chúng ta nên vâng theo lệnh vua đi đến dừng chân nơi khu rừng bên núi Tu-di.”

Bấy giờ, vua Đảnh Sinh lần lượt suy tư, quán sát, cân nhắc về các sự việc trong nhân gian. Sau khi đã tính toán kỹ rồi, nhà vua lại nghĩ đến từng loại công việc. Đầu tiên, vua đi đến chỗ những người cày cấy, trồng trọt, khi đã trông thấy công việc, nhà vua hỏi quan hầu cận:

-Những người này đang làm công việc gì vậy?

Quan hầu tâu:

-Những người này cày xới đất đai để trồng các thứ hoa màu, tùy theo chỗ đất mà cây trái sinh sôi, để nuôi sống họ.

Vua nói:

-Ta là Thánh vương, sao lại để cho mọi người phải nhờ vào sự trồng trọt để nuôi sống? Trong trời đất có những loại trái cây tự sinh ra.

Khi vua Đảnh Sinh vừa suy nghĩ và nói như vậy thì có hai mươi bảy giống cây từ trời giáng xuống. Nhà vua liền hỏi mọi người:

-Đây có phải là do phước lực của con người đưa đến không?

Mọi người thưa:

-Đây là do phước lực của Thiên tử và cả của chúng tôi nữa.

Lại một hôm nhà vua đi dần đến chỗ người nông phu trồng các thứ cây để kéo sợi, dệt vải. Nhà vua hỏi cận thần:

-Những người này làm công việc gì vậy?

Quan hầu cận tâu:

-Đại vương, những người này đang trồng trọt loại cây hoa có quả, lấy bông của nó để kéo sợi dệt thành áo.

Vua bảo:

-Ta là Thánh vương, sao lại để cho mọi người trồng cây lấy bông dệt áo kéo sợi? Vì trong trời đất đã có sẵn loại áo tốt đẹp.

Khi vua vừa nói xong thì các loại áo tốt đẹp từ trời giáng xuống. Vua hỏi mọi người:

-Đây có phải do phước lực của con người đưa đến không?

Mọi người tâu:

-Đây là do phước lực của Thiên tử và của chúng tôi nữa.

Nhà vua đi dần, lại thấy người nông dân dùng bông se thành chỉ để may áo.

Vua hỏi cận thần:

-Những người này làm công việc gì vậy?

Quan hầu cận tâu:

-Thiên tử, những người này lấy bông se chỉ làm thành cuộn chỉ để may áo.

Vua bảo:

-Ta là Thánh vương, sao lại để cho mọi người phải làm như vậy? Tự trong trời đất đã có áo tốt để dùng.

Khi vua vừa nói xong thì có vô số áo tốt từ trời giáng xuống.

Nhà vua hỏi mọi người:

-Đây có phải do phước lực của con người đưa đến không?

Mọi người tâu:

-Đây là do phước lực của Thiên tử và cũng là do của chúng tôi.

Nhà vua lại tiếp tục du hành, trông thấy người nông phu lần lượt dệt từng đoạn vải để may áo.

Vua hỏi cận thần:

-Những người này làm công việc gì?

Quan hầu cận tâu:

-Thiên tử, những người này dàn ra khung cửi dệt từng đoạn vải để may áo.

Vua nói:

-Ta là Thánh vượng vì sao phải để cho mọi người dệt áo che thân? Tự trong trời đất đã có sẵn áo đẹp để mặc.

Khi vua vừa nói xong thì có áo đẹp vô cùng từ trời giáng xuống.

Nhà vua hỏi mọi người:

-Đây có phải do phước lực của con người đưa đến không?

Chúng nhân tâu:

-Đây là do phước lực của Thiên tử và của cả mọi người.

Lúc ấy vua Đảnh Sinh trông thấy các sự việc ấy rồi bèn suy nghĩ đến phước lực của mình, nay ở trong cõi đời này chưa thể hiển lộ được: “Ta đã thống trị trong biển cả ngoài phía Nam núi Tu-di, bên trong cõi này rộng lớn, bên ngoài có hình như bánh xe, dân chúng đông đúc, giàu có, an vui. Thành ấp, đất nước đó rất đẹp đẽ, tráng lệ, dân chúng ở đấy với thân sắc đều ưa nhìn. Ta có bảy báu: Đó là: Xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu Ma-ni, ngọc nữ báu, thần chủ kho báu, thần chủ binh báu. Bảy báu như thế luôn đầy đủ, lại có ngàn người con thân tướng uy nghi tột bậc, dũng mãnh, không sợ hãi, có thể hàng phục được các thứ quân binh khác. Nếu ta là người có sức mạnh vượt bậc thì thích biết bao! Hôm nay xin cho nơi trong cung của ta mưa tiền vàng trong bảy ngày, cho đến khiến không một đồng tiền nào rời bên ngoài cung.”

Khi vua vừa suy nghĩ xong thì trời liền mưa xuống đầy tiền vàng suốt bảy ngày, không một đồng tiền nào rơi bên ngoài cung, vua tùy theo phước lực từ chỗ thiện căn đã tạo, cùng oai đức thần thông mà tự nhận được quả phước ấy.

Nhà vua liền hỏi mọi người:

-Đây là do phước lực của người nào đưa đến vậy?

Mọi người đáp:

-Do phước lực của Thiên tử.

Vua bảo:

-Như các ông vừa nói là có cả phước lực của mọi người, vậy tại sao bây giờ không mưa tiền vàng đầy cả châu Thiệm-bộ, tùy theo ý muốn của tất cả dân chúng ai cũng có thể nhặt được? Vì thế các ngươi nên biết, nhân duyên từ đời trước rất là vi diệu, Đức Phật nói:

-Đại vương, vua Đảnh Sinh kia đem chánh pháp xử trị nơi thế gian lại trải qua sáu đời Đế Thích.

Vua Đảnh Sinh lại hỏi thần Dạ-xoa hộ vệ tên Nĩ-vũ-ca: Có châu lớn nào còn riêng biệt chưa thuộc về ta?

Nĩ-vũ-ca thưa:

-Tâu Thiên tử, trong biển lớn bên ngoài phía Đông núi Tu-di, có đại châu kia tên là Thắng thần. Châu ấy rộng lớn, bên ngoài như hình bán nguyệt, dân chúng đông đúc giàu có, an lạc, thành ấp thuộc châu đó đều trang nghiêm, đẹp đẽ, chỗ ở của mọi người khắp cõi đều hiện rõ màu sắc khả ái. Nhà vua nên đến đó tùy nghi hóa độ.

Vua Đảnh Sinh suy nghĩ: “Ta đã thống trị châu Thiệm-bộ này, có bảy báu và ngàn người con luôn vây quanh nơi cung, lại có mưa tiền vàng trong bảy ngày. Ta lại nghe trong biển lớn ngoài phía Đông núi Tu-di có châu Thắng thần, bây giờ ta đến đó để dẫn dắt, giáo hóa.”

Vua vừa suy nghĩ xong thì thân đã bay bổng lên trên không trung, cùng với mười tám ức binh đội mạnh mẽ, ngàn người con vây quanh có bảy báu theo cùng, chỉ trong sát-na đã đến châu Đông Thắng thần.

Này đại vương, vua Đảnh Sinh ở trong châu ấy trị vì và giáo hóa muôn dân lâu đến trăm ngàn năm, tùy theo căn lành và phước hạnh của mỗi chúng sinh ở đó đã tạo tác mà tự thọ nhận về quả phước, kể cả thần thông, uy đức. Trải qua thời gian như vậy là sáu đời Đế Thích.

Vua Đảnh Sinh lại hỏi thần Dạ-xoa hộ vệ Nĩ-vũ-ca:

-Còn có châu lớn nào chưa được ta thống lãnh chăng?

Dạ-xoa tâu:

-Tâu Thiên tử, trong biển lớn, bên ngoài phía Tây núi Tu-di, có đại châu kia tên Ngưu hóa, trong ngoài giáp vòng hình thể tròn đầy, dân chúng đông đúc, an cư lạc nghiệp, thành ấp lầu gác trong cõi ấy đều đồ sộ, nguy nga, chỗ ở của mọi người hiện rõ hình sắc vi diệu. Nhà vua nên đến đó để tùy nghi giáo hóa.

Vua Đảnh Sinh suy nghĩ: “Ta đã thống trị châu Thiệm-bộ kia, có bảy báu và ngàn người con lại có mưa tiền vàng. Ta đã đến châu Đông Thắng thần thống trị, hóa độ, dẫn dắt muôn dân trong trăm ngàn năm, nay lại nghe nơi biển lớn bên ngoài phía Tây núi Tu-di có châu Ngưu hóa, ta phải đến đó để dẫn dắt, giáo hóa.”

Khi vua vừa suy nghĩ xong thì thân đã nhấc bổng lên không trung và mười tám câu-chi binh đội dũng mãnh, cùng với một ngàn người con vây quanh, có bảy báu theo cùng, chỉ trong sát-na đã đến châu Tây Ngưu hóa.

Này đại vương, vua Đảnh Sinh ở trong châu Tây Ngưu hóa thống trị, giáo hóa muôn dân trong nhiều trăm ngàn năm, tùy theo căn lành, phước hạnh của mỗi chúng sinh đã tạo mà tự thọ nhận quả phước, kể cả uy đức, thần thông. Trải qua thời gian như vậy là sáu đời Đế Thích.

Vua Đảnh Sinh hỏi thần Dạ-xoa hộ vệ Nĩ-vũ-ca:

-Còn có châu lớn nào ta chưa thống trị?

Nĩ-vũ-ca đáp:

-Tâu Thiên tử, trong biển lớn, bên ngoài phía Bắc núi Tu-di có đại châu tên là Câu-lô, trong ngoài giáp vòng, hình thể vuông vức, dân chúng đông đúc, giàu có, an vui, thành ấp nơi cõi nước ấy đều sầm uất, tráng lệ, chỗ ở của mọi người đều hiển bày sắc tướng vi diệu. Người ở châu đó luôn tự tại, không bị lệ thuộc, ràng buộc. Đại vương nên đến đó để dẫn dắt, giáo hóa họ.

Vua Đảnh Sinh suy nghĩ: “Ta đã thống trị châu Thiệm-bộ kia, có đủ bảy báu, ngàn người con lại có mưa tiền vàng! Rồi lại đến châu Đông Thắng thần, châu Tây Ngưu hóa, thống trị, giáo hóa muôn dân trong nhiều trăm ngàn năm! Bây giờ lại nghe trong biển lớn bên ngoài phía bắc núi Tu-di có châu Câu-lô, nay ta nên đến đó để hóa đọ.”

Khi vua vừa suy nghĩ xong thì thân đã bay lên không trung, cùng với mười tám câu-chi quân binh hùng mạnh, bảy báu theo kèm, ngàn người con vây quanh, tất cả cùng đến châu Bắc Câu-lô, chỉ trong sát-na là đến bên núi Tu-di. Từ xa, nhà vua đã trông thấy đất châu ấy màu trắng. Vua hỏi thần Dạ-xoa Nĩ-vũ-ca.

-Tại sao đất ở xứ ấy màu trắng?

-Tâu Thiên tử, dân ở châu Bắc Câu-lô ấy chỉ ăn lúa thơm, hạt gạo của lúa màu trắng, có đủ hương vị. Người dân không phải cày bừa, trồng trọt mà lúa tự nhiên mọc, hạt lúa dài đến bốn lóng tay, không có cỏ dại và lúa lép xen lẫn, trong trẻo, tinh khiết, đúng thời thì lúa chín, dân chúng ở châu ấy không mất công sức để lấy lúa gạo ăn. Bây giờ vua đến cõi đó cũng sẽ dùng lúa thơm để ăn.

Nhà vua nói với các quan hầu cận:

-Các ngươi có thấy đất ở đây màu trắng không? Các quan cùng thưa:

-Tâu đại vương, chúng thần có thấy!

Vua Đảnh Sinh bảo:

-Người dân ở châu Bắc Câu-lô kia chỉ ăn lúa thơm, hạt gạo của lúa màu trắng có đủ hương vị. Họ không phải cày bừa, trồng trọt mà lúa tự nhiên mọc, hạt lúa dài bốn lóng tay, không có cỏ dại và lúa lép xen lẫn, trong trẻo, tinh khiết cứ đúng thời thì lúa chín, dân chúng ở đấy không mất công sức để lấy lúa gạo ăn. Các ngươi đến đó, cũng sẽ dùng lúa thơm để ăn.

Vua Đảnh Sinh cũng ở phía bắc núi Tu-di, từ xa trông thấy các cây hình dáng trang nghiêm, tán tròn không khuyết giảm, vô cùng đẹp đẽ, ai cũng thích nhìn. Nhà vua hỏi Nĩ-vũ-ca:

-Vì sao những cây kia có hình dáng trang nghiêm như thế?

Nĩ-vũ-ca tâu:

-Người dân ở châu Bắc Câu-lô có bốn loại cây tạo ra vải vóc, y phục, đó là xanh, vàng, đỏ, trắng. Những cây ấy cho ra bốn màu áo vi diệu, muôn dân ở châu này hoặc nam hoặc nữ, người nào cần y phục mặc, khi tâm của họ vừa khởi lên thì cành cây kia tự nhiên cong xuống cho họ tha hồ lấy. Đại vương đến đó cũng sẽ mặc y phục như họ vậy.

Vua nghe xong bèn nói với các quan hầu cận:

-Các ngươi có trông thấy các cây với hình dáng trang nghiêm, tán tròn đầy đặn kia chăng? Các quan cùng tâu:

-Chúng thần đều trông thấy.

Vua bảo:

-Người dân ở châu Bắc Câu-lô kia hiện có bốn thứ cây tạo ra vải vóc, y phục, đó là xanh, vàng, đỏ; trắng. Những cây ấy luôn cho ra bốn màu áo vi diệu, muôn dân ở châu ấy, hoặc nam hoặc nữ, ai cần y phục để mặc, thì vừa khởi tâm suy nghĩ là cành cây kia tự nhiên cong xuống cho họ tha hồ lấy mặc. Các ngươi đến đó cũng sẽ được mặc y phục của họ.

Này đại vương, vua Đảnh Sinh ở châu Bắc Câu-lô ấy thống trị giáo hóa dân chúng trong hơn trăm ngàn năm, tùy theo phước lực và hạnh thiện của mỗi chúng sinh đã tạo mà tự thọ nhận quả phước kể cả thần thông, uy đức. Như vậy trải qua thời gian là sáu đời Đế Thích.

Vua Đảnh Sinh lại nói với thần Dạ-xoa hộ vệ Nĩ-vũ-ca:

-Còn có châu nào ta chưa thống lãnh chăng?

Nĩ-vũ-ca tâu:

-Tâu Thiên tử, không còn xứ nào mà đại vương chưa thống trị cả. Có cõi trời Ba mươi ba, sắc tướng trường thọ có nhiều diệu lạc tột bậc. Cõi trời này cao rộng, lầu gác đều kiên cố, an ổn. Đại vương nên đến đó để thăm chơi.

Vua Đảnh Sinh lại suy nghĩ: “Ta đã thống lĩnh bốn châu lớn, cai trị, giáo hóa. Nay lại nghe có cõi trời Ba mươi ba, sắc tướng trường thọ, với nhiều diệu lạc thù thắng. Cõi trời ấy hết sức cao rộng, lầu gác cung điện đều kiên cố. Ta nay nên đến cõi đó.”

Vua vừa mới nghĩ thì thân đã bay bổng lên không trung cùng với mười tám ức binh đội hùng mạnh, một ngàn người con vây quanh có bảy báu cùng theo.

Đến vòng ngoài nơi núi Tu-di là bảy lớp núi vàng, nhà vua đầu tiên đến núi Di-dân-đạt-la. Núi này hùng vĩ tươi đẹp thuần bằng vàng, có bốn Đại Thiên vương và các Thiên tử sống nơi đấy. Nhà vua đem binh đội dũng lực đến dẫn dắt, giáo hóa nước ấy, trải qua thời! gian sáu đời Đế Thích.

Kế đến, nhà vua tới núi Vỹ-na-niết-kế, núi này cũng hùng vĩ sầm uất, thuần bằng vàng, có bốn Đại Thiên vương và các Thiên tử sống tại đấy. Nhà vua đem quân binh thù thắng đến giáo hóa dẫn dắt cõi nước ấy, trải qua thời gian sáu đời Đế Thích.

Tiếp theo, nhà vua đến núi Mã nhĩ, núi này càng hùng vĩ cao vút, cây cối um tùm, tươi tốt, cũng thuần bằng vàng, có bốn Đại Thiên vương và các Thiên tử sống ở đấy. Nhà vua đem binh đội dũng mãnh đến giáo hóa cõi nước này, trải qua thời gian sáu đời Đế Thích.

Rồi nhà vua đến núi Thiện kiến, núi này cũng hùng vĩ không khác các núi trước, thuần bằng vàng, có bốn Đại Thiên vương và các Thiên tử sống tại đấy. Nhà vua đem quân binh hùng dũng đến để giáo hóa, trải qua thời gian sáu đời Đế Thích.

Tiếp theo, nhà vua đến núi Khư-nĩ-la-ca, núi này cũng như các núi kể trên, cũng thuần bằng vàng, ở đây cũng có bốn Đại Thiên vương và các Thiên tử cai quản. Nhà vua cũng ra sức giáo hóa, trải qua thời gian sáu đời Đế Thích.

Sau đó, nhà vua đến núi Trì trục, núi này lại càng hùng vĩ, xinh tươi, cao vút, cảnh quan càng đẹp, thuần bằng vàng, có bốn Đại Thiên vương và các Thiên tử sống ở đây. Nhà vua cũng đem binh đội dũng lực giáo hóa cõi nước ấy, trải qua thời gian sáu đời Đế Thích.

Sau khi đã đến núi Trì trục, vua Đảnh Sinh lại tới núi Trì song. Núi này cũng hùng vĩ, cảnh quan đẹp đẽ, thuần bằng vàng, có bốn Đại Thiên vương và các Thiên tử sống ở đấy. Núi chúa Tu-di là ngọn cao nhất trong các núi. Phía Đông núi này có vị Đại Thiên vương tên Trì Quốc, cung thành của vua trời cũng tên là Trì quốc. Thành nấy! ngang rộng bằng nhau đến hai trăm năm mươi do-tuần, chu vi thành là một ngàn do-tuần, trong ngoài đều trang nghiêm, tráng lệ. Thành Trì quốc có tường bằng vàng cao nửa do-tuần, trên thành vàng lại có tường Tứ nữ làm bằng vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca. Lại có lớp tường thông đến ngoài đường, cũng được làm bằng bốn thứ báu. Đất trong thành này cũng vi diệu, thù thắng, có cả trăm loại màu sắc xen lẫn để trang trí. Đất ở đây mịn màng như Đâu-la-miên và tơ mềm, nên khi bước xuống chân lún vào, nhấc lên thì trở lại như cũ. Trời tung rải hoa Mạn-đà-la trên đất này rất nhiều, ngập cả lối đi. Khi gió thổi, hương bay tỏa mang theo hoa héo và mưa xuống hoa mới. Những con đường thành dài hai trăm năm mươi do-tuần, rộng hai mươi lăm do-tuần, cát vàng trải khắp đất, chạm vào nơi nào cũng có nước hương Chiên-đàn rưới thơm. Dây vàng có chuông linh bằng vàng giăng mắc khắp bên đường đi để làm ranh giới cho hai phía. Lại có đủ các loại ao hồ trong mát, đáy ao rải kín bằng bốn thứ báu: Vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca. Quanh mặt ao có bốn bậc thang, phần đáy và các tầng cấp cũng được làm bằng bốn thứ báu. Lại nữa trong ao hồ có đài bốn báu xen lẫn nhau tăng thêm sự trang nghiêm, đẹp đẽ. Nếu đài làm bằng vàng thì trụ và cột kèo làm bằng bạc. Nếu đài làm bằng bạc thì trụ và cột kèo làm bằng vàng. Nếu đài làm bằng lưu ly thì trụ và cột kèo làm bằng pha-chi-ca. Nếu đài làm bằng pha-chi-ca thì trụ và cột kèo làm bằng lưu ly. Nước nơi các ao luôn đầy ắp trong mát, thơm ngọt. Hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-nột-ma, hoa Câu-mẫu-đà, hoa Bôn-noa- lợi-ca… phủ đầy mặt ao. Lại có các loại chim sống ở nước bơi lượn, vui đùa trong ao, phát ra âm thanh vi diệu, đó là: Tiếng cao vút bay xa, tiếng làm vui lòng người, tiếng hay đẹp… Chung quanh ao lại có loại cây, hoa quả, mọc thẳng đứng, sum suê hài hòa. Giống như người thợ kết hoa lấy tơ mềm khéo léo bện lại thành vòng hoa đẹp, rừng cây hoa quả ở đây cũng giống như vậy.

Rừng cây lại có những giống chim bay nhảy nơi cành cao, phát ra âm thanh hòa nhã như tiếng cao vút bay xa, tiếng làm vui lòng người, tiếng hay đẹp dịu dàng…

Nơi cung của Thiên vương có bốn loại cây tạo ra vải vóc, y phục màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Cây ấy luôn sinh ra bốn loại y phục màu sắc tươi đẹp, nếu chư Thiên hoặc nam hoặc nữ suy nghĩ đến y phục, khi tâm vừa phát sinh thì y phục liền hiện đến tận tay.

Lại có nhiều loại cây tạo ra âm nhạc vi diệu như là ống tiêu, ống sáo, đàn cầm, đàn tranh… Nếu chư Thiên hoặc nam hay nữ nào suy nghĩ đến âm nhạc, khi tâm vừa phát sinh thì âm nhạc đã tự hòa tấu.

Trong cung còn có những loại cây tươi đẹp, kỳ diệu chuyên sinh ra các thứ vòng, xuyến đeo tay, đeo chân, các vật đẹp đẽ khác để trang sức nơi thân. Nếu chư Thiên hoặc nam, hoặc nữ nào muốn có vật để trang sức, khi tâm vừa khởi thì các vật kia liền có ngay.

Lại có các thứ thức ăn Tô-đà gồm bốn màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Chư Thiên hoặc nam hoặc nữ nào nghĩ đến thức ăn, khi tâm mới vừa dấy lên thì thức ăn liền hiện ra trước mặt. Nước uống thì có bốn loại: Mạt-độ, Ma-đạt-cang, Ca-đàm-mạt-lê và Bá-nang…

Nhà cửa, lầu gác, cung điện ở đây đều hiện rõ vẻ uy nghiêm đường lệ, nguy nga. Các Thiên nữ trong cung luôn thư thái; đi, đứng, ngồi, nằm đều ung dung. Những khi dạo chơi đây đó đều có đầy đủ các loại xe thích hợp trang hoàng lộng lẫy, rèm che chỗ Thiên nữ ngồi, rồi trổi nhạc, đánh trống, xông các danh hương cùng chở đầy các thức ăn uống. Thiên vương Trì Quốc cùng hàng quyến thuộc sống trong cảnh an lạc, tùy theo phước lực của mỗi người mà thọ hưởng quả thù thắng.

Phía Nam núi Tu-di có Đại Thiên vương tên Tăng Trưởng, thành của Thiên vương cũng hiệu Tăng trưởng. Thành này dài rộng bằng nhau, mỗi chiều là hai trăm năm mươi do-tuần, chu vi thành là một ngàn do-tuần, trong ngoài đều theo đúng thứ lớp, đẹp mắt. Thành có tường vàng cao nửa do-tuần, trên thành vàng lại có tường Tứ nữ làm bằng vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca, lại có lớp tướng thông tới ngoài đường cũng được làm bằng bốn thứ báu. Đất đai ở đây có cả trăm loại màu sắc xen lẫn lại, mịn màng như Đâu-la-miên và tơ mềm nên khi bước xuống chân lún vào, nhấc chân lên thì trở lại như cũ. Hoa trời Mạn-đà-la tung rải khắp mặt đất, ngập cả lối đi, gió thổi hương thơm lan tỏa mang theo hoa héo và mưa xuống hoa mới. Những con đường trong thành dài hai trăm năm mươi do-tuần, cát vàng trải khắp đất, chạm vào nơi nào cũng có nước hương Chiên-đàn rưới thơm. Dây vàng có chuông linh bằng vàng giăng mắc khắp hai bên đường đi để làm ranh giới cho hai phía.

Lại có đủ các loại ao hồ trong mát, đáy ao rải kín bằng bốn thứ báu: Vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca. Quanh mặt ao có bốn bậc thang phần đáy và các tầng cấp cũng được làm bằng bốn thứ báu. Lại nữa; ; trong ao hồ có đài trang nghiêm do bốn báu tạo thành xen lẫn nhau. Nếu đài làm bằng vàng thì trụ và cột kèo làm bằng bạc. Nếu đài làm bằng bạc thì trụ và cột kèo làm bằng vàng. Nếu đài làm bằng lưu ly thì trụ và cột kèo làm bằng pha-chi-ca. Nếu đài làm bằng pha-chi-ca thì trụ và cột kèo làm bằng lưu ly. Nước trong các ao luôn đầy ắp trong mát, thơm ngọt. Các loại hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-nột-ma, hoa Câu-mẫu, hoa Bôn-noa-lợi-ca… phủ kín mặt ao.

Lại có các loại chim sống ở nước bơi lặn, vui đùa trong ao phát ra âm thanh vi diệu như tiếng cao vút bay xa, tiếng làm vui lòng người, tiếng hay đẹp dịu dàng… Chung quanh ao lại có các loại cây, hoa quả, mọc thẳng đứng, sum suê, đều đặn. Giống như người thợ kết vòng hoa lấy tơ mềm khéo léo bện lại thành hoa đẹp, rừng cây hoa quả ở đây cũng giống như vậy.

Rừng cây ấy lại có những giống chim bay nhảy trên cành cao, phát ra âm thanh hòa nhã như tiếng cao vút bay xa, tiếng làm vui lòng người, tiếng hay đẹp dịu dàng…

Nơi cung của Thiên vương có bốn loại cây tạo ra vải vóc y phục màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Cây ấy luôn sinh ra bốn loại y phục mầu sắc tươi đẹp. Nếu chư Thiên hoặc nam hoặc nữ suy nghĩ đến y phục, khi tâm vừa phát sinh thì y phục liền hiện đến tận tay.

Lại có nhiều loại cây tạo ra âm nhạc vi diệu như là ống tiêu, ống sáo, đàn cầm, đàn tranh… Nếu chư Thiên hoặc nam hoặc nữ nào suy nghĩ đến âm nhạc, khi tâm vừa dấy khởi thì âm nhạc đã tự hòa tấu.

Trong cung còn có các loại cây tươi đẹp, kỳ diệu, chuyên sinh ra các thứ vòng xuyến đeo tay, đeo chân, các vật đẹp đẽ khác để trang sức nơi thân. Chư Thiên hoặc nam hay nữ nào muốn có vật để trang sức, khi tâm vừa phát khởi thì vật kia liền hiện đến ngay.

Lại có các thứ thức ăn Tô-đà gồm bốn màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Nếu chư Thiên nam hoặc nữ nào nghĩ đến thức ăn, khi tâm vừa dấy lên thì thức ăn liền có ngay trước mặt. Thức uống thì có bốn loại: Mạt-độ, Ma-đạt-cang, Ca-đàm-mạt lê và Bá-nang…

Nhà cửa, lầu gác cung điện ở đây đều nguy nga, uy nghiêm. Các Thiên nữ ở trong cung luôn thư thái; đi, đứng, ngồi, nằm đều ung dung. Những khi dạo chơi đây đó đều có đầy đủ các loại xe thích hợp trang hoàng lộng lẫy, có rèm che chỗ Thiên nữ ngồi, rồi trổi nhạc, đánh trống, xông các danh hương cùng chở đầy các thức ăn uống. Thiên vương Tăng Trưởng và quyến thuộc thọ hưởng mọi sự an lạc, tuy theo phước lực của mình mà nhận lấy thắng quả ấy.

Phía Tây núi Tu-di có Đại Thiên vương tên Quảng Mục, thành của Thiên vương cũng tên là Quảng mục. Thành này dài rộng bằng nhau mỗi chiều là hai trăm năm mươi do-tuần, chu vi thành là một ngàn do-tuần, trong ngoài đều theo đúng thứ lớp, uy nghiêm, tráng lệ. Thành có tường vàng cao nửa do-tuần, trên thành vàng lại có tường Tứ nữ làm bằng vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca, lại có lớp tường thông đến ngoài đường, cũng được làm bằng bốn thứ báu. Đất đai ở đây có cá trăm loại màu sắc xen lẫn lại rất mịn màng như Đâu-la-miên và tơ mềm nên khi bước xuống chân lún vào nhấc lên thì trở lại như cũ. Hoa trời Mạn-đà-la tung rải khắp mặt đất, ngập cả lối đi, gió thổi hương thơm lan ra mang theo hoa héo và mưa xuống hoa mới. Những con đường trong thành dài hai trăm năm mươi do-tuần, cát vàng trải khắp đất, chạm vào nơi nào cũng có nước hương Chiên-đàn rưới thơm. Dây vàng có chuông linh bằng vàng giăng mắc khắp bên đường đi để làm ranh giới cho hai phía. Lại có đủ các loại ao hồ trong mát, đáy ao rải kín bằng bốn thứ báu vàng, bạc, lưu ly, pha-chi ca. Quanh mặt ao có bốn bậc thang, phần đáy và các tầng cấp cũng được làm bằng bốn thứ báu. Lại nữa, trong ao hồ có đài trang nghiêm do bốn báu tạo thành xen lẫn nhau. Nếu đài làm bằng vàng thì trụ và cột kèo làm bằng bạc. Nếu đài làm bằng bạc thì trụ và cột kèo làm bằng vàng. Nếu đài làm bằng lưu ly, thì trụ và cột kèo làm bằng pha-chi-ca. Nếu đài làm bằng pha-chi-ca thì trụ và cột kèo làm bằng lưu ly. Nước trong các ao luôn đầy ắp trong mát, thơm ngọt. Các loại hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-nột-ma và hoa Câu-mẫu-đà, hoa Bôn-noa-lợi-ca… phủ kín mặt ao. Lại có các loại chim sống ở nước bơi lặn vui đùa trong ao, phát ra âm thanh vi diệu như tiếng cao vút bay xa, tiếng làm vui lòng người, tiếng hay đẹp dịu dàng… Chung quanh ao lại có các loại cây, hoa quả mọc thẳng đứng, đều đặn, cân đối. Giống như người thợ kết hoa lấy tơ mềm khéo léo bện lại thành vòng hoa, rừng cây hoa quả ở đây cũng giống như vậy. Rừng cây ấy lại có những giống chim bay nhảy trên cành cao, phát ra âm thanh hòa nhã như tiếng cao vút bay xa, tiếng làm vui lòng người, tiếng hay đẹp dịu dàng.

Nơi cung của Thiên vương có bốn loại cây tạo ra vải vóc y phục màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Cây ấy luôn sinh ra bốn loại y phục màu sắc tươi đẹp. Nếu chư Thiên hoặc nam hoặc nữ suy nghĩ đến y phục, khi tâm vừa dấy khởi thì y phục liền hiện đến tận tay.

Lại có nhiều loại cây tạo ra âm nhạc vi diệu như là ống tiêu, ống sáo, đàn cầm, đàn tranh. Nếu chư Thiên hoặc nam hay nữ nào suy nghĩ đến âm nhạc, khi tâm vừa phát khởi thì âm nhạc đã tự hòa tấu.

Trong cung còn có các loại cây đẹp đẽ, kỳ diệu, chuyên sinh ra các thứ vòng, xuyến đeo tay, đeo chân, các vật đẹp đẽ khác để trang sức nơi thân. Nếu chư Thiên hoặc nam hay nữ nào muốn có vật để trang sức, khi tâm vừa dấy khởi thì vật liền đến tận tay.

Lại có các thứ thức ăn Tô-đà gồm bốn màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Chư Thiên hoặc nam, hay nữ nào nghĩ đến thức ăn, khi tâm vừa phát khởi thì thức ăn liền hiện ra ngay trước mặt. Thức uống thì có bốn loại: Mạt-độ, Ma-đạt-cang, Ca-đàm-mạt-lê và Bá-nang…

Nhà cửa, lầu gác cung điện ở đây đều nguy nga, uy nghiêm. Các Thiên nữ ở trong cung luôn thư thái, đi đứng, ngồi, nằm đều ung dung. Những khi dạo chơi đây đó đều có đầy đủ các loại xe thích hợp, trang hoàng lộng lẫy có rèm che chỗ Thiên nữ ngồi, rồi trổi nhạc, đánh trống, xông các danh hương cùng chở đầy các thức ăn uống. Thiên vương Quảng Mục và các quyến thuộc thọ hưởng mọi sự an lạc, tùy theo phước lực của mình mà nhận lấy thắng quả ấy.

Phía Bắc núi Tu-di có Đại Thiên vương tên Đa Văn, cung thành của Thiên vương tên A-noa-ca-phạ-đế. Thành này dài rộng bằng nhau mỗi chiều dài là hai trăm năm mươi do-tuần, chu vi của thành là một ngàn do-tuần, trong ngoài đều theo đúng thứ lớp, uy nghiêm, đẹp đẽ. Thành có tường vàng cao nửa do-tuần, trên thành vàng lại có tường Tứ nữ làm bằng vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca, lại có lớp tường thông đến ngoài đường, cũng được làm bằng bôn thứ báu. Đất đai ở đây có cả trăm loại màu sắc xen lẫn, mịn màng như Đâu-la-miên và tơ mềm, nên khi bước xuống thì chân lún vào, nhấc chân lên thì đất trở lại như cũ. Hoa trời Mạn-đà-la tung rải khắp mặt đất, ngập cả lối đi. Khi gió thổi hương thơm lan tỏa mang theo hoa héo và mưa xuống hoa mới. Những con đường trong thành dài hai trăm năm mươi do-tuần, cát vàng trải khắp đất, chạm vào nơi nào cũng có nước hương Chiên-đàn rưới thơm. Dây vàng có chuông linh bằng vàng giăng mắc khắp hai bên đường đi để làm ranh giới cho hai phía. Lại có đủ các loại ao hồ trong mát, đáy ao rải kín bằng bốn thứ báu: Vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca. Quanh mặt ao có bốn bậc thang, phần đáy và các tầng cấp cũng được làm bằng bốn thứ báu. Lại nữa trong ao hồ có đài trang nghiêm do bốn báu tạo thành xen lẫn nhau. Nếu đài làm bằng vàng thì trụ và cột kèo làm bằng bạc. Nếu đài làm bằng bạc thì trụ và cột kèo làm bằng vàng. Nếu đài làm bằng lưu ly thì trụ và cột kèo làm bằng pha-chi-ca. Nếu đài làm bằng pha-chi-ca thì trụ và cột kèo làm bằng lưu ly. Nước trong các ao luôn đầy ắp, uống mát thơm ngọt. Hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-nột-ma, hoa Câu-mẫu-đà, hoa Bôn-noa-lợi-ca… phủ kín mặt ao. Lại có các loại chim sống ở nước bơi lặn vui đùa trong ao phát ra âm thanh vi diệu như tiếng cao vút bay xa, tiếng làm vui lòng người, tiếng hay đẹp dịu dàng…

Chung quanh ao lại có các loại cây hoa quả, mọc thẳng đứng, sum suê, cân đối. Giống như người thợ kết hoa lấy tơ mềm khéo lép bện lại thành vòng hoa đẹp, rừng cây hoa quả ở đây cũng như vậy. Rừng cây ấy lại có những giống chim bay nhảy trên cành cạo phát ra âm thanh vi diệu như tiếng cao vút bay xa, tiếng làm vui lòng người, tiếng hay đẹp dịu dàng.

Nơi cung của Thiên vương có bốn loại cây tạo ra vải vóc, y phục màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Cây ấy luôn sinh ra bốn loại y phục màu sắc tươi đẹp. Nếu chư Thiên hoặc nam hoặc nữ suy nghĩ đến phục, khi tâm vừa dấy lên thì y phục liền hiện đến tận tay.

Lại có những loại cây tạo ra âm nhạc vi diệu như là ống tiêu, ống sáo, đàn cầm, đàn tranh… Nếu chư Thiên hoặc nam hay nữ suy nghĩ đến âm nhạc, khi tâm vừa khởi lên thì âm nhạc đã tự hòa tấu. Trong cung còn có các loại cây đẹp đẽ, kỳ diệu chuyên sinh ra các thứ vòng, xuyến đeo tay, đeo chân, các đồ vật đẹp đẽ khác để trang sức nơi thân. Nếu chư Thiên hoặc nam hay nữ muốn có đồ vật để trang sức, khi tâm vừa phát khởi thì vật kia liền hiện đến ngay. Lại có các thứ thức ăn Tô-đà gồm bốn màu xanh, vàng đỏ, trắng. Chư Thiên hoặc nam hoặc nữ nào nghĩ đến thức ăn, khi tâm vừa phát khởi thì thức ăn liền hiện ra ngay trước mặt. Nước uống thì có bốn loại: Mạt-độ, Ma-đạt-cang, Ca-đàm-mạt-lê và Bá-nang. Nhà cửa, lầu gác, cung điện ở đây đều nguy nga. Các Thiên nữ ở trong cung luôn thư thái, đi đứng, ngồi nằm đều ung dung. Những khi dạo chơi đây đó đều có đủ các loại xe cộ thích hợp trang hoàng lộng lẫy, có rèm che chỗ Thiên nữ ngồi, rồi trổi nhạc, đánh trống xông các danh hương cùng chở đầy các thức ăn uống. Thiên vương Đa Văn và hàng quyến thuộc thọ hưởng mọi sự an lạc, tùy thẹo phước lực của mình mà nhận lấy quả thù thắng. Như vậy là trải qua sáu đời Đế Thích.

Tiếp đến, vua Đảnh Sinh đi về phía núi Trì song, nơi có năm trăm Tiên nhân đang trú ngụ. Từ xa họ trông thấy vua Đảnh Sinh tới, Tiên nhân Xú Diện nổi sân, nói:

-Ông vua chuyên gây sự tranh chấp kia nay lại đến đây nữa!

Nói rồi, ông ta đưa hai tay vốc nước tạt vào đoàn người hộ tống nhà vua, không cho họ tiến đến. Khi ấy, thần chủ binh nói với các Tiên:

-Người tu tịnh hạnh nếu sinh tâm sân hận thì ở bất cứ nơi nào sự tu tập cũng không thành tựu. Vua Đảnh Sinh đây là bậc Đại nhân từ, chẳng phải là người để các ông nguyền rủa.

Vua Đảnh Sinh đi dần đến chỗ các vị Tiên, hỏi:

-Vị nào đã ngăn cản không cho đoàn tùy tùng của ta đến?

Thần chủ binh đáp:

-Các Tiên ngăn chận.

Vua nói:

-Các Tiên ở đây thích làm gì nhất?

Thần chủ binh đáp:

-Các tiên ở đây thích bện tóc nhất.

Vua nói:

-Bây giờ các vị hãy cắt mái tóc ấy đi và theo làm người hộ tống cho ta.

Vua Đảnh Sinh vừa nói xong thì tóc của các Tiên nhân thảy đều tự rụng hết, tất cả đều tự nhiên tay cầm cung tên đứng hầu bên vua.

Lúc đó, ngọc nữ báu liền đến tâu vua:

-Thiên tử, những vị Tiên nhân này đều là người tu hành, xin đại vương tha cho họ.

Vua nói:

-Tùy ý.

Các Tiên nhân ở lại chỗ cũ, nhờ dốc sức tinh tấn tu tập nên chứng được năm thứ thần thông.

Vua Đảnh Sinh cùng đoàn người hộ tống cất thân lên không trung bay dần về phía trước.

Núi Tu-di có nhiều dòng nước chảy ra vào, mỗi dòng như vậy dài đến tám vạn do-tuần, bốn mặt đều rộng tám vạn do-tuần, chu vi là ba mươi hai vạn do-tuần. Đất dưới chân đều bằng vàng, tất cả đều do bốn báu tạo thành hết sức trạng nghiêm đẹp đẽ.

Núi Tu-di có bốn mặt vuông: mặt phía Đông do pha-chi-ca tạo thành, mặt phía Tây do bạc trắng tạo thành, mặt phía Nam do lưu ly tạo thành, mặt phía Bắc do vàng ròng tạo thành. Bốn góc lại có bốn ngọn núi cao. Ngọn phía Đông nam ngang rộng bằng nhau, mỗi chiều là một trăm hai mươi lăm do-tuần, chu vi là năm trăm do-tuần, cao bốn do-tuần rưỡi, do lưu ly tạo thành, thần Dạ-xoa Kim Cang Thủ trấn giữ núi này. Ngọn ở phía Tây nam ngang rộng bằng nhau, mỗi chiều là một trăm hai mươi lăm do-tuần, chu vi là năm trăm do-tuần, cao bốn do-tuần rưỡi, do pha-chi-ca tạo thành, thần Dạ-xoa Kim Cang Thủ trấn giữ ở đây. Ngọn phía Tây bắc ngang rộng bằng nhau, mỗi chiều là một trăm hai mươi lăm do-tuần, chu vi là năm trăm do-tuần, cao bốn do-tuần rưỡi, do vàng ròng tạo thành, được thần Dạ-xoa Kim Cang Thủ trấn giữ. Ngọn phía Đông bắc cũng ngang rộng bằng nhau, mỗi chiều là một trăm hai mươi lăm do-tuần, chu vi là năm trăm do-tuần, cao bốn do-tuần rưỡi, cũng do thần Dạ-xoa Kim Cang Thủ trấn giữ. Núi Tu-di có bốn tầng: Tầng thứ nhất rộng một vạn sáu ngàn do-tuần, do bốn báu tạo thành, Thiên vương Kiên Thủ ở nơi tầng này. Tầng thứ hai cao một vạn do-tuần, rộng tám ngàn do-tuần, do bốn báu tạo thành, là trú xứ của Thiên vương Trì Man. Tầng thứ ba cao một vạn do-tuần, rộng bốn ngàn do-tuần, do bốn báu tạo thành, Thiên vương Thường Kiêu trấn giữ. Tầng thứ tư cao một vạn do-tuần, rộng hai ngàn do-tuần, cũng do bốn báu tạo thành, do Tứ đại Thiên vương cai quản.

Lại nữa, này đại vương, trên đỉnh núi Tu-di, tức trụ xứ của cõi trời Ba mươi ba, có các Long vương ở vùng nước, đó là Long vương Nan-đà, Long vương Ô-ba-nan-đà, Long vương Ma-na-tư, Long vương Y-la-bát-đát-la. Các Long vương này đã trải qua nhiều kiếp dốc sức hộ trì thế gian, không ai có thể chống cự. Những Long vương ấy lại cùng với các trời Kiên Thủ, trời Trì Man, trời Thường Kiêu, Tứ đại Thiên vương lo công việc gìn giữ cõi trời Ba mươi ba. Nếu khi nào có A-tu-la đến gây chiến, tức thì các vị này đều chống cự lại khiến cho kẻ địch sợ hãi thoái lui.

Bấy giờ, vua Đảnh Sinh lại tiến lên phía trước, hướng đến cõi trời Ba mươi ba. Đoàn tùy tùng nhà vua bị các Long vương ngăn chận. Nhà vua hỏi kẻ hầu cận:

-Sao đám tùy tùng không đi tới?

Vị thần chủ binh đáp:

-Tâu Thiên tử, những Long vương này ngăn chận quân binh.

Vua nói:

-Long vương là loài súc sinh, chẳng phải là chỗ đối địch của chúng ta. Bây giờ, tất cả Long vương phải hộ tống và dẫn đường theo lệnh của ta.

Nhà vua nói xong, các Long vương liền hướng dẫn vua đến chỗ của Thiên vương Kiên Thủ. Thiên vương hỏi:

-Vì sao các ngươi vội vã chạy đến đây?

Các Long vương đáp:

“Có vua của cõi nhân gian là Đảnh Sinh, sắp đến đây, nên chúng tôi phải đi trước dẫn đường.

Thiên vương Kiên Thủ liền ngăn chặn không chịu cho vào. Vua Đảnh Sinh hỏi kẻ hầu cận:

-Tại sao đám tùy tùng không đi tới?

Thần chủ binh đáp:

-Tâu Thiên tử, ở đây có Thiên vương Kiên Thủ đã ngăn chặn binh đội không cho tiến tới.

Vua nói:

-Trời Kiên Thủ này cũng phải làm người hộ tống, dẫn đường cho ta.

Nhà vua nói xong thì vị trời đó liền đi trước dẫn đường cho nhà vua đến chỗ ở của Thiên vương Trì Man.

Thiên vương Trì Man hỏi:

-Hôm nay sao ông vội vã đến đây?

Kiên Thủ đáp:

-Ở nhân gian có vua tên Đảnh Sinh, ngài sắp đến đây cho nên tôi đi trước dẫn đường.

Thiên vương Trì Man ngăn chặn không chịu cho vào. Nhà vua hỏi:

-Tại sao không cho chúng ta vào?

Thần chủ binh đáp:

-Tâu Thiên tử, Thiên vương Trì Man ngăn chặn binh chúng. -Trời Trì Man đây cũng phải làm người hộ tống dẫn đường cho ta.

Nhà vua nói xong thì vị trời đó liền đi trước dẫn đường cho nhà vua đến chỗ ở của Thiên vương Thường Kiêu. Thiên vương hỏi:

-Hôm nay sao ngài vội vã chạy đến đây?

Vị trời ấy đáp:

-Ở nhân gian có vua tên Đảnh Sinh, ngài sắp đến đây cho nên tôi đi trước dẫn đường.

Thiên vương Thường Kiêu ngăn chặn không chịu cho vào. Nhà vua hỏi:

-Tại sao không cho chúng ta vào?

Thần chủ binh đáp:

-Tâu Thiên tử, Thiên vương Thường Kiêu ngăn chận binh chúng.

-Trời Thường Kiêu đây cũng phải làm người hộ tống dẫn đường cho ta.

Nhà vua nói xong thì vị trời đó liền đi trước dẫn đường cho nhà vua, đến chỗ ở của Tứ đại Thiên vương. Thiên vương hỏi:

-Hôm nay sao ngài vội vã chạy đến đây?

Thiên vương đáp:

-Ỏ nhân gian có vị vua tên Đảnh Sinh, ngài sắp đến đây cho nên tôi đi trước dẫn đường.

Lúc bấy giờ Tứ đại Thiên vương cùng bàn với nhau: “Vị vua ở nhân gian này có đủ đại danh xưng và đại phước đức, chúng ta đâu có thể chống trái lại được”. Họ cùng nhau đến chỗ Đế Thích trình bày sự việc trên. Thiên chủ Đế Thích nói:

-Vị vua có đại danh xưng và đại phước này ta cũng không thể chống trái lại được.

Nói xong liền đem bình nước thơm Át-già đi nghênh đón vua Đảnh Sinh.

Khi ấy vua Đảnh Sinh trông thấy trên núi Tu-di rừng cây hoa nở từng chùm, những tàng lá cây chi chít giống như màu mây biêng biếc trên trời cao chót vót trông rất đẹp đẽ khác thường. Nhà vua hỏi thần Dạ-xoa ủng hộ Nĩ-vũ-ca:

-Rừng cây phía trước chúng ta tên gì thế?

-Tâu Thiên tử, đây là cây trong cõi trời Ba mươi ba, như cây Ba-lợi-chất-đa-la, Câu-tỳ-đà-la… Trong bốn tháng mùa hạ, các vị trời thường ở trong khu rừng này vui chơi giải trí năm dục tự tại. Tâu Thiên tử, bây giờ chúng ta đến đó cũng thọ hưởng khoái lạc như vậy.

Vua Đảnh Sinh nói với các quan cận thần:

-Các ông có thấy rừng cây phía trước giống như mây trời xanh biếc không?

-Thưa vâng, chúng tôi có thấy.

-Đó là những loại cây trong cõi trời Ba mươi ba như cây Ba-lợi-chất-đa-la, cây Câu-tỳ-đà-la… Các vị trời trong bốn tháng mùa hạ, thường ở dưới cây này vui chơi thọ hưởng năm dục tự tại. Chúng ta đến đó cũng sẽ vui vẻ như vậy.

Vua Đảnh Sinh tiếp tục tiến bước, thấy mây trắng bay cao tụ lại như ngọn núi trên núi Tu-di. Vua hỏi Nĩ-vũ-ca:

“Phía trước có mây trắng tụ lại như ngọn núi cao, ở đó gọi là gì thế?

-Tâu Thiên tử, đây là Thiện pháp đường trong cõi trời Ba mươi ba, là nơi các vị Thiên tử và Tứ đại Thiên vương thường cùng nhóm họp để tư duy, quan sát, suy tính việc ở thế gian, hoặc các vật của trời, của người. Tâu Thiến tử, bây giờ chúng ta nên đến đó.

Nhà vua nói với các quan cận thần:

-Các ông có thấy mây trắng tụ lại như ngọn núi cao ở phía trước không?

-Thưa vâng, chúng tôi có thấy.

-Đó là Thiện pháp đường trong cõi trời Ba mươi ba, là nơi các vị Thiên tử và Tứ đại Thiên vương thường cùng nhóm họp để tư duy, quan sát, suy tính việc ở thế gian hoặc các việc của trời, người. Bây giờ chúng ta nên đến đó.

Trong cõi trời Ba mươi, ở núi chúa Tu-di lại có thành Thiện kiến, thành này ngang rộng hai ngàn năm trăm do-tuần bằng nhau, giáp vòng là mười ngàn do tuần, có bảy lớp thành, mỗi thành như vậy cao một do-tuần rưỡi, hoàn toàn được làm bằng vàng, trên mỗi một thành vàng lại có tường Tứ chúng nữ do vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca tạo thành. Lại có lớp tường thông ra ngoài đường cũng được làm bằng bốn thứ báu. Đất trong thành đó được trang điểm bởi cả trăm loại màu sắc xen lẫn. Đất mềm mại như Đâu-la-miên và như tơ mịn nên khi bước xuống chân lún vào, nhấc chân lên trở lại như cũ. Hoa trời Mạn-đà-la tung ra khắp mặt đất tràn ngập cả lối đi, khi gió thổi hương thơm mang theo hoa héo và mưa xuống hoa mới. Thành Thiện kiến có một ngàn lẻ một cửa, mỗi một cửa dài hai do-tuần rưỡi, rộng nửa do-tuần, tất cả cửa đều làm bằng gỗ thơm Ngưu đầu chiên-đàn. Mỗi một cửa được trang nghiêm bốn thứ báu xen lẫn như vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca, tướng trạng giống như tinh tượng và bán nguyệt. Mỗi một cửa lại có năm trăm Dạ-xoa thanh y, mình mặt áo giáp để bảo vệ thành, cũng có thể hộ trì cõi trời Ba mươi ba.

Các Thiên tử luôn sống bằng các nghiệp thiện lợi. Những con đường trong thành dài hai trăm năm mươi do-tuần, rộng mười hai do-tuần. Cát vàng trải khắp đất, nơi nào cũng trang nghiêm, chạm vào nơi nào cũng có nước chiên-đàn rưới khắp, dây vàng có chuông linh bằng vàng, giăng bên đường đi để làm ranh giới phải trái bên đường. Lại có các loại ao hồ trong mát, dưới đáy ao có rải bốn thứ báu: vàng, bạc, pha-chi-ca, lưu ly. Bốn phía ao có bốn thang cấp, đáy có-bôn báu và tầng cấp cũng được làm bằng bôn thứ báu. Lại trong ao hồ có đài trang nghiêm bốn báu xen lẫn nhau. Nếu đài làm bằng vàng thì trụ và cột làm bằng bạc. Nếu đài làm bằng bạc thì trụ và cột kèo làm bằng vàng. Nếu đài làm bằng lưu ly thì trụ và cột kèo làm bằng pha-chi-ca. Nếu đài làm bằng pha-chi-ca thì trụ và cột kèo làm bằng lưu ly. Trong ao đầy nước trong mát thơm ngọt, hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-nột-ma và hoa Mẩu-đà, hoa Bôn-noa-lợi-ca… phủ đầy trong ao. Lại có các loại chim nước bay liệng trong ao phát ra âm thanh vi diệu như tiếng cao vút bay xa, tiếng vui lòng người, tiếng hay vi diệu… Chung quanh đó, các loại cây hoa quả mọc vươn lên thẳng đứng không thưa thớt, giống như người thợ kết vòng hoa lấy tơ mềm khéo léo bện lại thành vòng hoa đẹp, rừng cây hoa quả cũng giống như vậy. Rừng cây ấy lại có những giống chim bay nhảy trên cành cao phát ra muôn âm thanh vi diệu.

Ở trong thành đó có loại cây vải y phục màu xanh, vàng, đỏ, trắng, cây này cho ra bốn loại y phục màu sắc xinh đẹp. Nếu Thiên nam hoặc Thiên nữ suy nghĩ đến y phục, khi tâm vừa phát sinh thì y phục đã đến tận nơi. Có những loại cây âm nhạc vi diệu như là ống tiêu, ống sáo, đàn cầm, đàn tranh… Nếu Thiên nam hay Thiên nữ vừa nghĩ đến âm nhạc, khi tâm vừa khởi thì âm nhạc đã tự trổi.

Lại có các loại cây trang nghiêm vi diệu, nơi cây ấy sinh ra vòng, xuyến đeo tay, đeo chân và các vật tốt đẹp để trang nghiêm thân. Nếu Thiên nam hay Thiên nữ nào muốn có vật trang sức, khi tâm vừa phát khởi thì vật đó đã đến nơi tay.

Lại có bốn vị thức ăn Tô-đà màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Nếu thiên nam hoặc Thiên nữ nào nghĩ đến thức ăn, khi tâm vừa phát khởi thì thức ăn đã đến nơi tay. Có bốn loại nước uống: Mạt-độ tương, Ma-đạt-cang tương, Ca-đàm-mạt-lê tương, Bá-nang tương.

Lại có các loại lầu gác, điện, đường trang nghiêm thù thắng vi điệu. Gác Thiên nữ ở trong lầu gác đó, hoặc ngồi hoặc dạo chơi đều được an ổn, luôn có các thứ xe chuyên chở vật dụng y phục trang nghiêm, cố rèm che cho Thiên nữ, đánh trống, trổi nhạc, xông các danh hương và nhiều các loại thức ăn uống. Chư Thiên và hàng quyến thuộc vui vẻ hạnh phúc, tùy theo phước lực cửa mỗi người mà thọ hưởng quả thù thắng này.

Phía Đông thành Thiện kiến hai mươi do-tuần có khu vườn tên Bảo xa, ngang rộng hai trăm năm mươi do-tuần bằng nhau, giáp vòng một ngàn do-tuần, trong ngoài trang nghiêm thù thắng vi diệu. Vườn có tường vàng cao nửa do-tuần, trênì tường vàng có tường Tứ nữ được làm bằng vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca. Lại có lớp tường thông đến ngoài đường cũng được làm bằng bốn thứ báu. Đất trong vườn này có trăm loại màu sắc xen lẫn để trang trí, đất mềm mại như Đâu-la-miên và như tơ mịn nên khi bước xuống chân lún vào, nhấc chân lên trở lại như cũ. Hoa trời Mạn-đà-la tung ra đất đầy ngập cả lối đi. Khi gió thổi hương thơm mang theo hoa héo và mưa xuống hoa mới. Trong vườn Bảo xa có ao hồ lớn năm mươi do-tuần. Dưới đáy ao có rải bốn báu vàng bạc, lưu ly, pha-chi-ca. Bốn phía ao có bốn thang cấp cũng được làm bằng vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca. Trong ao hồ đó có đài bốn báu được trang nghiêm vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca xen lẫn nhau. Nếu đài làm bằng vàng thì trụ và cột kèo làm bằng bạc. Nếu đài làm bằng bạc thì trụ và cột kèo làm bằng vàng. Nếu đài làm bằng lưu ly thì trụ và cột kéo làm bằng pha-chi-ca. Nếu đài làm bằng pha- chi-ca thì trụ và cột kèo làm bằng lưu ly. Trong ao đầy nước trong mát thơm ngọt. Hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-nột-ma, hoa Mẫu-đà, hoa Bốn-noa-lợi-ca… phủ đầy trong ao. Lại có các loài chim nước bay liệng trong ao phát ra âm thanh vi diệu như tiếng cao vút bay xa, tiếng vui lòng người, tiếng hay vi diệu… Chung quanh ao đó có các loại cây hoa quả, mọc vươn lên thẳng đứng sum suê, không thưa thiếu, vi diệu. Giống như người thợ kết vòng hoa lấy tơ mềm khéo léo bện lại thành vòng hoa đẹp, rừng cây hoa quả cũng giống như vậy. Rừng cây ấy lại có những giống chim bay nhảy trên cành cây cao phát ra âm thanh vi diệu. Chạm vào cây nào đều có cây vải y phục màu xanh, vàng, đỏ, trắng, cây này cho ra bốn loại y phục màu sắc xinh đẹp. Ở trong cung đó, có bốn loại cây vải y phục màu xanh, vàng, đỏ, trắng; cây này cho ra bốn loại y phục màu sắc xinh đẹp. Lại có nhiều loại cây âm nhạc vi diệu như là ống tiêu, ông sáo, đàn cầm, đàn tranh. Có các loại cây trang nghiêm vi diệu, nơi cây ấy sinh ra vòng, xuyến đeo tay, đeo chân và các vật tốt đẹp để trang nghiêm thân. Có bốn vị thức ăn Tô-đà màu xanh, vàng, đỏ, trắng.

Nếu Thiên nam hoặc Thiên nữ nào nghĩ đến thức ăn, khi tâm vừa mới phát khởi thì thức ăn liền tự đến. Có bốn loại thức uống: Mạt-độ tương, Ma-đạt-cang tương, Ca-đàm-mạt-lê tương, Bá-nang tương.

Trong khu vườn này lại có nhà cửa, lầu gác, cung điện trang nghiêm vi diệu. Các Thiên nữ ở trong cung ngồi, nằm hoặc dạo chơi rất an ổn. Có các loại xe chuyên chở vật dụng phục sức trang nghiêm, có rèm che cho Thiên nữ, trổi nhạc, đánh trống, xông các danh hương và đầy các loại thức ăn uống. Chư Thiên và hàng quyến thuộc vui vẻ hưởng lạc tùy theo phước lực của mình mà thọ thắng quả này. Những con đường trong vườn dài hai mươi do-tuần, rộng nửa do-tuần, cát vàng trái khắp đất để trang nghiêm thanh tịnh. Chạm vào nơi nào cũng có hương Chiên-đàn rưới thơm. Dây vàng có chuông linh bằng vàng giăng bên đường đi, dọc hai bên đường cũng có các loại rừng cây hoa quả, chim bay liệng hót vang những âm thanh vi diệu. Cũng có cây vải y phục bốn màu và cây âm nhạc, cây trang nghiêm…

Lại có bốn loại xe chuyên chở, như xe voi, xe ngựa, xe kéo, xe báu. Nếu Thiên nam hoặc Thiên nữ nghĩ đến việc có chiếc xe để dạo chơi, tâm mới vừa phát khởi tùy theo ý muôn đi đâu thì xe sẽ đưa đi dạo chơi thỏa thích.

Vì sao vườn này có tên Bảo xa? Vì trong vườn này có đủ ao hồ, rừng cây hoa quả, cây y phục trang nghiêm đầy đủ và Thiên nữ…, đều do các báu trang nghiêm tạo thành, lại có xe báu để chở các Thiên nữ đi dạo chơi, vì lý do này mà vườn có tên là Bảo xa.

Lại về phía Đông vườn Bảo xa hai mươi do-tuần có đất Bảo nghiêm ngang rộng hai trăm năm mươi do-tuần bằng nhau, giáp vòng một ngàn do-tuần. Đất trong vườn này có cả trăm loại màu sắc xen lẫn, sạch sẽ mềm mịn để trang trí. Trong vùng đất này có đài bốn báu xen lẫn trang nghiêm. Hoa trời Mạn-đà-la tung ra khắp mặt đất, con đường dài hai mươi do-tuần, rộng nửa do-tuần rất trang nghiêm thù thắng. Rừng cây hoa quả, y phục, âm nhạc… Tất cả các loại cây đều đầy đủ trang nghiêm. Cũng có các loại xe chuyên chở tùy theo ý muốn của chư Thiên ưa thích vui chơi. Ở đó có Thiên tiên tu tập phạm hạnh.

Phía Nam thành Thiện kiến hai mươi do-tuần có khu vườn tên Thô kiên ngang rộng hai trăm năm do-tuần bằng nhau, giáp vòng một ngàn do-tuần, trong ngoài đều trang nghiêm, xinh đẹp, thù thắng vi diệu. Vườn có bức tường vàng cao một do-tuần, trên tường vàng có tường Tứ nữ được tạo thành bằng vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca. Lại có lớp tường thông đến ngoài đường cũng được làm bằng bốn thứ báu. Đất trong vườn này có cả trăm loại màu sắc xen lẫn làm trang trí, đất mềm mại như Đâu-la-miên và như tơ mịn, nên khi bước xuống chân lún vào, nhấc chân lên trở lại như cũ. Hoa trời Mạn-đà-la tung ra đất ngập đầy cả lối đi. Khi gió thổi hương thơm mang theo hoa héo và mưa xuống hoa mới. ‘

Trong vườn Thô kiên có ao hồ lớn năm mươi do-tuần, ngang rộng bằng nhau, giáp vòng hai trăm do-tuần, dưới đáy ao có rải bốn thứ báu: vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca. Bốn phía có bốn thang cấp cũng được làm bằng vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca. Trong ao hồ có đại bốn báu được trang nghiêm bằng vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca xen lẫn nhau. Nếu đài làm bằng vàng thì trụ và cột kèo làm bằng bạc. Nếu đài làm bằng bạc thì trụ và cột kèo làm bằng vàng. Nếu đài làm bằng lưu ly thì trụ và cột kèo làm bằng pha-chi-ca. Nếu đài làm bằng phai chi-ca thì tụ và cột kèo làm bằng lưu ly. Trong ao đầy nước trong mát thơm ngọt. Hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-nột-ma, hoa Mẫu-đà, hoa; Bôn-noa-lợi-ca… phủ đầy trong ao. Lại có các loại chim nước bay liệng trong ao phát ra âm thanh vi diệu như tiếng cao vút bay xa, tiếng vui lòng người, tiếng hay vi diệu.

Chung quanh ao đó có các loại cây hoa quả mọc vươn lên thẳng| đứng sum suê, không thưa thiếu. Giống như người thợ kết vòng hoa lấy tơ mềm khéo léo bện lại thành vòng hoa đẹp, rừng cây hoa quả cũng giống như vậy. Rừng cây ấy có những giống chim bay nhảy trên cành cao phát ra âm thanh vi diệu. Chạm vào cây nào đều có cây vải y phục màu xanh, vàng, đỏ, trắng, cây này cho ra bốn màu sắc xinh; đẹp. Lại có nhiều loại cây âm nhạc vi diệu như là ống tiêu, ông sáo, đàn cầm, đàn tranh… Có các loại cây trang nghiêm vi diệu, nơi cây ấy sinh ra vòng, xuyến đeo tay, đeo chân và các vật tốt đẹp để trang nghiêm thân.

Có bốn vị thức ăn Tô-đà màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Nếu Thiên nam hoặc Thiên nữ nào nghĩ đến thức ăn, khi tâm vừa mới phát khởi, thức ăn đều tự đến. Có bốn loại thức uống: Mạt-độ tương, Ma-đạ cang tương, Ca-đàm-mạt-lê tương, Bá-nang tương.

Trong khu vườn này lại có các nhà cửa, lầu gác, cung điện trang nghiêm vi diệu. Các Thiên nữ ở trong cung ngồi, nằm hoặc dạo chơi rất an ổn. Có các loại xe chuyên chở vật dụng phục sức trang nghiêm, có rèm che cho Thiên nữ, trổi nhạc, đánh trống, xông các danh hương và đầy các loại thức uống. Chư Thiên và các quyến thuộc vui vẻ hưởng lạc, tùy theo phước lực của mình mà hưởng thọ quả thắng diệu này.

Con đường trong vườn dài hai mươi do-tuần, rộng nửa do-tuần, cát vàng trải khắp đất thanh tịnh trang nghiêm, chạm vào nơi nào cũng có nước hương Chiên-đàn rưới thơm. Dây vàng có chuông linh bằng vàng giăng bên đường đi, dọc hai bến đường cũng có các loại cây, hoa quả; chim bay lượn hót lên những âm thanh vi diệu. Cũng có bổn loại cây vải y phục và cây âm nhạc, cây trang nghiêm… Lại có bốn loại xe tốt đẹp như là xe voi, xe ngựa, xe chuyên chở, xe báu. Nếu các Thiên nam, Thiên nữ nghĩ đến việc có chiếc xe để dạo chơi, tâm mới vừa phát khởi, tùy theo ý muốn đi đâu thì sẽ đưa đi dạo chơi thỏa thích.

Tại sao vườn này có tên là Thô kiên? Bởi vì trong này có ao hồ, rừng cây, hoa quả, y phục trang nghiêm đầy đủ và các Thiên nữ ở đây đều thô cứng. Các Thiên tử trong vườn này thân tâm đều dũng mạnh mà lại thích chiến đấu. Vì vậy cho nên gọi là vườn Thô kiên.

Về phía Nam vườn Thô kiên hai mươi do-tuần có vùng đất Thô kiên ngang rộng hai trăm năm mươi do-tuần bằng nhau, chu vi một ngàn do-tuần, có cả trăm loại màu sắc xen lẫn để trang trí, đất mềm mịn, sạch sẽ.

Ở giữa vùng đất Thô kiên có đài làm bằng bốn thứ báu xen lẫn rất trang nghiêm. Hoa trời Mạn-đà-la rải khắp đất. Đường đi dài hai mươi do-tuần, rộng nửa do-tuần, thanh tịnh trang nghiêm. Rừng cây hoa quả, cây y phục, cây âm nhạc, tất cả đều đầy đủ trang nghiêm. Cũng có các loại cây chuyên chở tùy theo ý muốn của chư Thiên ưa thích dạo chơi, ở đó có Thiên tiên tu tập phạm hạnh.

Phía Tây thành Thiện kiến hai mươi do-tuần có khu vườn tên Tạp chủng ngang rộng hai trăm năm mươi do-tuần bằng nhau, chu vi một ngàn do-tuần, trong ngoài đều tráng lệ, thù thắng, vi diệu. Trong vườn có tường vàng cao một do-tuần, trên tường vàng có bốn tường Tứ nữ do vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca làm thành. Lại có lớp tường thông đến ngoài đường cũng được làm bằng bốn thứ báu. Đất trong vườn này có trăm loại màu sắc xen lẫn để trang trí, đất mềm mại như Đâu-la-miên và như tơ mịn nên khi bước xuống chân lún vào, nhấc chân lên trở lại như cũ. Hoa trời Mạn-đà-la bay ra khắp đất, ngập đầy cả lối đi, khi gió thổi hương thơm mang theo hoa héo và mưa xuống hoa mới.

Trong vườn Tạp chủng có ao hồ lớn ngang rộng năm mươi do- tuần bằng nhau, chu vi hai trăm do-tuần, dưới đáy ao có rải bốn thứ báu: Vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca. Trong ao hồ, có đài bốn báu được trang nghiêm bằng vàng, bạc, pha-chi-ca, lưu ly xen lẫn nhau. Nếu đài làm bằng vàng thì trụ và cột kèo làm bằng bạc. Nếu đài làm bằng bạc thì trụ và cột kèo lăm bằng vàng. Nếu đài làm bằng pha-chi-ca thì trụ và cột kèo làm bằng lưu ly. Nếu đài làm bằng lưu ly thì trụ và cột kèo làm bằng pha-chi-ca. Trong ao đầy nước trong mát thơm ngọt. Hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-nột-ma, hoa Mẩu-đà, hoa Bôn- noa-lơi-ca…, phủ đầy trong ao. Lại có các loại chim nước bay liệng trong ao phát ra âm thanh vi diệu như tiếng cao vút bay xa, tiếng vui lòng người, tiếng hay vi diệu. Chung quanh đó có các loại cây hoa quả mọc vươn lên thẳng đứng sum suê không thưa thiếu. Giống như người thợ kết vòng hoa lấy tơ mềm khéo léo bện lại thành vòng hoa đẹp, rừng cây hoa quả cũng giống như vậy. Rừng cây ấy lại có những giống chim bay nhảy trên cành cây phát ra âm thanh vi diệu. Chạm vào đều cây nào đều có cây vải y phục màu xanh, đỏ, vàng, trắng, cây này cho ra bốn màu sắc xinh đẹp. Lại có nhiều loại cây âm nhạc vi diệu như là ống tiêu, ống sáo, đàn cầm, đàn tranh… Có các loại cây trang nghiêm vi diệu, nơi cây ấy sinh ra vòng, xuyến đeo tay, đeo chân và các vật tốt đẹp để trang nghiêm thân. Có bốn vị thức ăn Tô-đà màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Nếu Thiên nam hoặc Thiên nữ nào nghĩ đến thức ăn, khi tâm vừa phát khởi, thức ăn đều tự đến. Có bốn loại thức uống: Mạt-độ tương, Ma-đạt-cang tương, Ca-đàm-mạt-lê tương, Bá-nang tương.

11Trong khu vườn này lại có các loại nhà cửa, lầu gác, cung điện trang nghiêm vi diệu. Các Thiên nữ ở trong cung ngồi, nằm hoặc dạo chơi rất an ổn, có các loại xe chuyên chở vật dụng phục sức trang nghiêm, có rèm che cho Thiên nữ, trổi nhạc, đánh trống, xông các danh hương và nhiều các loại thức ăn uống. Chư Thiên và các quyến thuộc vui vẻ hưởng lạc tùy theo phước lực của mình mà hưởng thọ quả thù thắng vi diệu ấy.

Con đường trong cung dài hai mươi do-tuần, rộng nửa do-tuần, cát vàng trải khắp đất, thanh tịnh trang nghiêm, chạm vào nơi nào cũng có nước hương Chiên-đàn rưới thơm. Dây vàng có chuông linh bằng vàng giăng bên đường đi, dọc hai bên đường cũng có các loại rừng cây hoa quả, chim bay liệng hót lên những âm thanh vi diệu. Cũng có bốn loại cây vải y phục và cây âm nhạc, cây trang nghiêm. Lại có bốn loại xe tốt đẹp như là xe voi, xe ngựa, xe kéo, xe báu. Nếu các Thiên nam, Thiên nữ nghĩ đến việc có chiếc xe để dạo chơi, tâm vừa phát khởi tùy theo ý muốn đi đâu thì xe sẽ đưa đi dạo chơi thỏa thích.

Tại sao vườn này có tên là Tạp chủng? Bởi vì trong vườn này có ao hồ, rừng cây hoa quả, y phục trang nghiêm đầy đủ và các Thiên nữ họp lại. Các Thiên nữ trong vườn này do nhiều người hợp lại, vui chơi khoái lạc. Vì lý do này mà có tên Tạp chủng.

Phía Tây vườn Tạp chủng hai mươi do-tuần có vùng đất Tạp chủng ngang rộng hai trăm năm mươi do-tuần bằng nhau, chu vi một ngàn do-tuần. Đất trong vườn này có trăm loại màu sắc xen lẫn, sạch sẽ, mềm mịn, trang nghiêm. Trong vùng đất này có đài bốn báu xen lẫn trang nghiêm. Hoa trời Mạn-đà-la rải khắp mặt đất, con đường dài hai mươi do-tuần, rộng nửa do-tuần rất trang nghiêm thanh tịnh. Rừng cây hoa quả, y phục, âm nhạc…, tất cả loại cây đều đầy đủ trang nghiêm. Cũng có các loại xe chuyên chở tùy ý các vị trời dạo chơi vui vẻ. Ở đó có Thiên tiên tu tập phạm hạnh.

Phía Bắc thành Thiện kiến hai mươi do tuần, có vườn tên Hoan hỷ ngang rộng hai trăm năm mươi do-tuần bằng nhau, chu vi một ngàn do-tuần, trong ngoài đều trang nghiêm xinh đẹp. Vườn có bức tường vàng cao một ngàn do-tuần, trên tường vàng có tường Tứ nữ được tạo thành bằng vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca. Lại có lớp tường thông đến ngoài đường cũng được làm bằng bốn thứ báu. Đất trong vườn này có cả trăm loại màu sắc xen lẫn trang trí. Đất mềm mịn như Đâu-la-miên và mềm như tơ nên khi bước xuống chân lún vào, nhấc chân lên trở lại như cũ. Hoa Mạn-đà-la rải khắp đất, đầy ngập cả lối đi, khi gió thổi hương thơm mang theo hoa héo và mưa xuống hoa mới.

Trong vườn Hoan hỷ có ao hồ lớn năm mươi do-tuần, chu vi hai trăm do-tuần, dưới đáy ao có rải bốn thứ báu: vàng, bạc, pha-chi-ca, lưu ly. Trong ao hồ đó, đài bốn báu được trang nghiêm bằng vàng, bạc, pha-chi-ca xen lẫn nhau. Nếu đài làm bằng vàng thì trụ và cột kèo làm bằng bạc. Nếu đài làm bằng bạc thì trụ và cột kèo làm bằng vàng. Nếu đài làm bằng pha-chi-ca thì trụ và cột kèo làm bằng lưu ly. Nếu đài làm bằng lưu ly thì trụ và cột kèo làm bằng pha-chi-ca. Trong ao đầy nước trong mát thơm ngọt. Hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-nộ ma, hoa Mau-đà, hoa Bôn-noa-lợi-ca… phủ đầy trong ao. Lại có các loại chim nước bay liệng trong ao phát ra âm thanh vi diệu như tiếng cao vút vang xa, tiếng vui lòng người, tiếng hót hay vi diệu.

Chung quanh ao có các loại cây hoa quả mọc vươn lên thẳng? đứng sum suê không thưa thiếu. Giống như người thợ kết vòng hoa lấy tơ mềm khéo léo bện lại thành vòng hoa đẹp, rừng cây ăn quả cũng giống như vậy. Rừng cây ấy lại có những giống chim bay nhảy trên cành cao phát ra âm thanh vi diệu. Chạm vào cây nào đều có cây vải y phục màu xanh, vàng đỏ, trắng. Cây này cho ra bốn loại màu sắc xinh đẹp. Lại có nhiều loại cây âm nhạc vi diệu như là ông tiêu, ống sáo, đàn cầm, đàn tranh. Có các loại cây trang nghiêm vi diệu, nơi cây ấy sinh ra vòng đeo tay, đeo chân và các vật tốt đẹp để trang nghiêm thân.

Có bốn vị thức ăn Tô-đà màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Nếu Thiên nam hoặc Thiên nữ nghĩ đến thức ăn, khi tâm mới vừa phát khởi, thức ăn đều tự đến. Có bốn loại thức uống: Mạt-độ tương, Ma-đạt-cang tương, Ca-đàm-mạt-lê tương, Bá-nang tương.

Trong khu vườn này lại có các nhà cửa, lầu gác, cung điện trang nghiêm vi diệu. Các Thiên nữ ở trong cung ngồi, nằm hoặc dạo chơi rất an ổn. Có các loại xe chuyên chở vật dụng phục sức trang nghiêm đầy đủ. Thiên nữ đi xe có rèm che, nhạc trổi, đánh trống, xông các danh hương và nhiều loại thức ăn uống. Chư Thiên và các quyến thuộc vui vẻ hưởng lạc, tùy theo phước lực của mình mà hưởng thọ quả thắng diệu này.

Con đường trong vườn dài hai mươi do-tuần, rộng nửa do-tuần, cát vàng trải khắp mặt đất, thanh tịnh trang nghiêm, chạm vào nơi hào cũng có nước hương Chiên-đàn rưới thơm. Dây vàng có chuông linh bằng vàng giăng bên đường đi, dọc hai bên đường cũng có các rừng cây hoa quả, chim bay liệng hót lên những âm thanh vi diệu. Cũng có bốn loại cây y phục kiếp-ba và cây âm nhạc, cây trang nghiêm… Lại có bốn loại xe tốt đẹp như là xe voi, xe ngựa, xe báu, xe kéo. Nếu các Thiên nam, Thiên nữ nghĩ đến việc có chiếc xe để đi dạo chơi, tâm mới vừa phát khởi, có ý muốn đi đâu thì xe sẽ đưa đi dạo chơi vui vẻ.

Tại sao vườn này có tên Hoan hỷ? Bởi vì trong vườn này có ao hồ, rừng cây hoa quả y phục trang nghiêm đầy đủ. Chư Thiên và các Thiên nữ tùy theo chỗ thọ dụng vui vẻ khoái lạc, tùy theo phước lực của họ tâm sinh hoan hỷ, an vui. Vì lý do đó mà tên khu vườn này có tên là Hoan hỷ.

Phía Bắc vườn Hoan hỷ hai mươi do-tuần có vùng đất Hoan hỷ ngang rộng hai trăm năm mươi do-tuần bằng nhau, chu vi là một ngàn do-tuần. Đất trong vườn này có trăm loại màu sắc xen lẫn, sạch sẽ, mềm mại, trang nghiêm. Trong vùng đất này có đài bốn báu xen lẫn tốt đẹp. Hoa trời Mạn-đà-la rải khắp mặt đất, con đường dài hai mươi do-tuần, rộng nửa do-tuần, rất trang nghiêm thanh tịnh. Rừng cây hoa quả, y phục, âm nhạc… Tất cả loại cây đầy đủ xinh tốt! Cũng có các loại xe chuyên chở tùy ý các vị trời dạo chơi vui vẻ. Ở đó có Thiên tiên tu tập phạm hạnh.

Phía Đông bắc thành Thiện kiến có cội cây tên Ba-lợi-chất-đa- la Câu-tỳ-đà-la. Cây này có rễ lan tỏa trong đất năm mươi do-tuần, mỗi một cành cây dài năm mươi do-tuần. Cành thứ nhất ở phía Đông dài năm mươi do-tuần, cành thứ hai ở phía Nam dài năm mươi do-tuần, cành thứ ba ở phía Tây dài năm mươi do-tuần, cành thứ tư ở phía Bắc dài năm mươi do-tuần. Cành chính giữa cao chót vót trên hư không năm mươi do-tuần. Như vậy cây này cao một trăm năm mươi do-tuần, đường kính năm mươi do-tuần, chu vi là ba trăm do-tuần. Mùi hương của cây thơm bay theo gió lan xa đến trăm do-tuần, mùi thơm nghịch trong gió năm mươi do-tuần, màu sắc chiếu sáng đến tám mươi do-tuần. Cành, lá, hoa, quả khi nở, khi rụng đúng thời. Những Thiên chúng ở cõi trời Ba mươi ba nếu khi thấy (Bán-nô-bát- la-thâu) lá cây héo úa thì sinh tâm hoan hỷ, chư Thiên vui vẻ dạo chơi. Chẳng bao lâu lại thấy (Thỉ-lan-noa-bát-la-thâu) cây rễ sinh hoa trái thì chư Thiên sinh tâm hoan hỷ, vui vẻ dạo chơi. Chẳng bao lâu lại thấy (Hựu-ra-ca-nhạ-đô) nụ hoa mới chớm của cây này thì chư Thiên sinh tâm hoan hỷ, vui vẻ dạo chơi. Chẳng bao lâu lại thấy (Cốt-châm-ma-la-ca-nhạ-đổ) búp của hoa thì chư Thiên sinh tâm hoan hỷ, vui vẻ dạo chơi. Chẳng bao lâu lại thấy (Ca-ca-tả-yết-nhạ đổ) đóa hoa của cây này thì chư Thiên sinh tâm hoan hỷ, vui vẻ dạo chơi. Chẳng bao lâu hoa nở rộ, hương thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi, chư Thiên biết cây Ba-lợi-chất-đa-la Câu-tỳ-đà-la kia đã nở khắp ị nơi, họ sinh tâm hoan hỷ, trong bốn tháng mùa hạ ở dưới cây này vui chơi khoái lạc, hưởng thọ năm dục tự tại, tùy theo phước lực của mình mà thọ quả thắng diệu này.

Đức Phật dạy:

-Đại vương do có oai lực, phước đức cho nên ở trong cõi trời Ba mươi ba, dưới cây Ba-lợi-chất-đa-la Câu-tỳ-đà-la hưởng lạc thù thắng không khác với chư Thiên.

Dưới cây Ba-lợi-chất-đa-la Câu-tỳ-đà-la thuộc cõi trời Ba mươi ba có vùng đất Tạp sức ngang rộng năm mươi do-tuần bằng nhau, chu vi hai trăm do-tuần, trông rất đẹp đẽ thù thắng. Đất ở đây có cả trăm loại màu sắc xen lẫn trang trí, đất mềm mại như Đâu-la-miên và như tơ mịn nên khi bước xuống chân lún vào, nhấc chân lên trở lại như cũ. Hoa trời Mạn-đà-la rải khắp đất. Khi gió thổi hương thơm mang theo hoa héo và mưa xuống hoa mới. Tòa ngồi được tạo hoàn toàn bằng vàng rất tốt đẹp, bền chắc, Thiên chủ Đế Thích ngồi ở trên tòa này. Các Thiên tử của cõi trời Ba mươi ba trong bốn tháng mùa hạ thường dừng chân tại đây vui vẻ dạo chơi, thọ hưởng năm dục tự tại.

Lại nữa, chung quanh vùng đất Tạp sức này đất rất mềm mại, có các loại cây hoa quả, thán cây vươn thẳng, cành lá nảy tròn bốn phía như người thợ kết vòng hoa lấy tơ mềm khéo léo bện lại thành vòng hoa đẹp, rừng cây hoa quả cũng giống như vậy. Có những loại chim bay nhảy trên cành cao phát ra âm thanh vi diệu. Có cây vải y phục bốn màu, cây này cho ra bôn loại màu sắc xinh đẹp. Lại có nhiều loại cây âm nhạc vi diệu như là ông tiêu, ống sáo, đàn cầm, đàn tranh… Có nhiều loại cây trang nghiêm vi diệu, nơi cây ấy sinh ra vòng đeo tay, đeo chân và đầy đủ các vật tốt đẹp trang nghiêm thân.

Có bốn vị thức ăn Tô-đà màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Nếu có Thiên nam hoặc Thiên nữ nào nghĩ đến thức ăn, thức ăn sẽ tùy theo ý nghĩ đó tự đến cho họ.

Có bốn loại thức uống: Mạt-độ tương, Ma-đạt-cang tương, Ca- đàm-mạt-lê tương, Bá-nang tương.

Trong vùng đất này lại có các nhà cửa, lầu gác, cung điện trang nghiêm. Các Thiên nữ ở trong cung ngồi, nằm hoặc dạo chơi rất an ổn. Có các loại xe chuyên chở vật dụng phục sức trang nghiêm đầy đủ. Thiên nữ ngồi xe có rèm che, nhạc trổi, đánh trống, xông các danh hương và loại thức uống. Chư Thiên và các quyến thuộc trong bốn tháng mùa hạ vui vẻ hưởng lạc. Tùy theo phước lực của mình mà thọ hưởng quả thù thắng vi diệu này.

Trong cõi trời Ba mươi ba lại có voi chúa tên Ái-la-phạ-noa canh giữ khu thượng uyển. Voi có thân tướng tốt đẹp, toàn một màu trắng như hoa bảy cánh Câu-mẫu-đà. Đầu của voi chúa rất xinh đẹp tối thắng, bên trong màu đỏ, bên ngoài màu xanh, có đủ sáu ngà nhự màu xanh của cuống hoa. Thân voi dài hai do tuần rưỡi, chiều ngang cân đối một do-tuần, toàn thân là bảy do-tuần, cao một do-tuần rưỡi. Voi chúa đó có tám ngàn voi quyến thuộc, thân đều màu trắng như hoa bảy cánh Câu-mẫu-đà trồng trên đất, Mỗi một đầu voi có đủ sắc tướng, có sáu ngà như màu xanh của cuốn hoa.

Nếu khi nào chư Thiên có ý muôn dạo chơi trong khu thượng uyển thì tượng vương Ái-la-phạ-noa liền biết ý muốn của vị trời đó, dùng thần lực mọc ra ba mươi hai đầu, mỗi một cái đầu có sáu ngà, trên mỗi cái ngà có bốn mươi chín ao hồ, ở mỗi một ao hồ có bốn mươi chín hoa sen, trong mỗi một hoa sen có bốn mươi chín đài, trong mỗi một đài có bốn mươi chín lầu gác, trong mỗi một lầu gác có bốn mươi chín người bảo vệ, mỗi một người bảo vệ có bốn mươi chín Thiên nữ, mỗi một Thiên nữ có bốn thị nữ, mỗi một thị nữ đánh bốn mươi chín trống trời. Đế Thích ngồi ở trên đầu chính tối thượng của voi chúa. Còn Ba mươi hai vị trời khác thì theo thứ tự ngự trên những đầu voi hóa ra rất an ổn. Ngoài ra các vị trời tùy theo đó mà đứng. Lúc voi chúa vận chuyển còn nhanh hơn gió, Thiên tử, Thiên nữ đều không thể thấy được đầu đuôi của voi chúa. Voi chúa Ái-la-phạ-noa chở các vị trôi, dạo đi trong vườn hoa, voi chúa đều dùng thần lực biến hóa thu nhiếp? lại một hình như tướng oai đức thần thông của các Thiên tử, Thiên nữ giống như chư Thiên vui vẻ thọ hưởng năm dục tự tại, tùy theo phước lực mà thọ quả thù thắng vi diệu này.

Đức Phật dạy:

-Đại vương, oai lực bảo vệ khu thượng uyển trong cõi trời Ba mươi ba của voi chúa Ái-la-phạ-noa như vậy.

Phía Tây nam thành Thiện kiến có Thiện pháp đường dài ba trăm đo-tuần, rộng sáu trăm do tuần, giáp vòng là chín trăm do-tuần, cao ba trăm năm mươi do-tuần, rất trang nghiêm tốt đẹp. Thiện pháp đường này dùng pha-chi-ca làm đất, lầu, gác, thang cấp cũng đều làm bằng pha-chi-ca. Có đài bốn báu vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca… xen lẫn trang nghiêm. Nếu đài làm bằng vàng thì trụ, cột kèo làm bằng bạc. Nếu đài làm bằng bạc thì trụ và cột kèo làm bằng vàng. Nếu đài làm bằng lưu ly thì trụ, cột kèo làm bằng pha-chi-ca. Nếu đài làm bằng pha-chi-ca thì trụ và cột kèo làm bằng lưu ly.

Con đường ở Thiện pháp đường chạy quanh co, cát vàng rải đất trang nghiêm thanh tịnh, chạm vào nơi nào cũng có nước hương Chiên-đàn rưới thơm. Dây vàng có chuông linh bằng vàng giăng bên đường đi. Lại có các loại cây hoa quả thân cây vươn thẳng tròn đầy không thưa thiếu. Giống như người thợ kết vòng hoa lấy tơ mềm khéo léo bện lại thành vòng hoa đẹp, rừng cây hoa quả cũng giống như vậy. Rừng Gây ấy lại có những giống chim bay nhảy trên cành cay cao phát ra âm thanh vi diệu. Lại có những cây vải y phục màu xanh, vàng đỏ, trắng, cây này cho ra bốn loại màu sắc xinh đẹp. Lại có nhiều loại cây âm nhạc vi diệu như là ống tiêu, ống sáo, đàn cầm, đàn tranh. Có các loại cây trang nghiêm vi diệu, nơi cây ấy sinh ra vòng xuyến đeo tay, đeo chân và các vật tốt đẹp để trang nghiêm thân.

Có bốn vị thức ăn Tô-đà màu xanh, vàng đỏ, trắng. Có bốn loại thức uống: Mạt-độ tương, Ma-đạt-cang tương, Ca-đàm-mạt-lê tương, Bá-nang tương. Nếu Thiên nam hoặc Thiên nữ nào nghĩ đến thức ăn uống, khi tâm vừa phát khởi, thức ăn đều tự đến. Trong Thiện pháp đường này lại có các nhà cửa, lầu gác, cung điện trang nghiêm vi diệu. Gác Thiên nữ ở trong cung ngồi hoặc nằm dạo chơi rất an ổn. Có các loại xe chuyên chở vật dụng phục sức trang nghiêm, có rèm che cho Thiên nữ, trổi nhạc, đánh trống, xông các danh hương và nhiều loại các thức ăn uống. Chư Thiên và quyến thuộc vui vẻ hưởng lạc, tùy theo phước lực của mình mà hưởng quả thù thắng vi diệu này.

Bên Thiện pháp đường có ba ý dòng nước lớn, mỗi một dòng sâu rộng một do-tuần, dưới đáy sông cố rải bốn báu: vàng, bạc, pha-chi-ca, lưu ly. Bôn phía sông có bốn thang cấp cũng được làm bằng vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca. Trong sông đó có đài bốn báu được trang nghiêm bằng vàng, bạc, pha-chi-ca xen lẫn nhau. Nếu đài làm bằng vàng thì trụ và cột kèo làm bằng bạc. Nếu đài làm bằng bạc thì trụ và cột kèo làm bằng vàng. Nếu đài làm bằng lưu ly thì trụ và cột kèo làm bằng pha-chi-ca. Nếu đài làm bằng pha-chi-ca thì trụ và cột kèo làm bằng lưu ly. Trong ao dòng nước đầy nước trong mát thơm ngọt. Hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-nột-ma, hoa Câu-mẫu-đà, hoa Bôn-noa-lợi-ca…, phủ đầy trong ao. Lại có các loại chim nước bay liệng trong ao phát ra âm thanh vi diệu. Có rừng cây hoa quả, cây y phục, cây âm nhạc, mỗi một loại cây đều đầy đủ trang nghiêm. Trong bảy dòng nước lớn lại có các loại đình đài rất đẹp. Các vị trời vui vẻ dạo chơi thỏa thích.

Cổng Thiện pháp đường rất tôn nghiêm xinh đẹp, phía trên cổng lại có những bậc thang lên lầu gác rất trang nghiêm đẹp đẽ, mỗi một bậc thang có mười sáu trụ và bảy con đường giáp vòng, ở bên đường có trụ Bát giác được làm bằng lưu ly rất nghiêm tịnh tốt đẹp. Ở trên có nhiều lâu đài liên kết và xếp chồng lên nhau như không trở ngại nhau. Ở trong Thiện pháp đường có tòa Tối thắng hiền được làm toàn bằng vàng, Thiên chủ Đế Thích an tọa trên tòa này, còn các vị trời khác ngồi thứ tự theo vị trí của họ, tòa cuối cùng được sắp đặt cho vua Đảnh Sinh.

Lúc bấy giờ Thiên chủ Đế Thích cùng các vị trời cầm bình nước thơm Át-già đi nghênh đón vua Đảnh Sinh. Vua Đảnh Sinh là người đại oai đức, y theo thứ tự mà vào, còn các thị tùng đều đứng bên ngoài. Nhà vua suy nghĩ: “Bây giờ ta cũng phải ngồi ở tòa này sao? Nếu Thiên chủ Đế Thích chia phân nửa tòa cho ta cùng ngồi chẳng phải hay lắm sao?”

Đức Phật dạy:

-Đại vương, khi vua Đảnh Sinh suy nghĩ như thế, trời Đế Thích liền biết nên chia nửa tòa cho vua Đảnh Sinh cùng ngồi. Khi vua Đảnh Sinh cùng Thiên chủ Đế Thích ngồi trên tòa, toàn thân đều uy nghi chói sáng, âm thanh ngôn ngữ cũng trang nghiêm như nhau không khác, nhà vua chỉ khác Thiên chủ Đế Thích lúc chớp mắt.

Đức Phật dạy:

-Đại vương, vua Đảnh Sinh đó ở trong cõi trời Ba mươi ba trải qua thời gian như vậy là sáu đời Đế Thích. Một thời gian sau, chư Thiện trong cõi trời Ba mươi ba cùng A-tu-la đánh nhau. Nếu quân lực của A-tu-la bị bại trận, họ vào cung khóa cửa lại ẩn núp. Nếu quân của trời bị bại trận, họ vào cung khóa cửa lại ẩn núp.

Lại nữa, trong cõi trời Ba mươi ba có voi chúa tên Thiện Trụ, thân tướng tốt đẹp, toàn một màu trắng tinh như hoa bảy cánh Câu-mẫu-đà, đầu của voi chúa bên trong màu đỏ, bên ngoài màu xanh như màu của cuốn hoa. Voi chúa có sáu ngà, thân dài hai do-tuần rưỡi, chiều ngang cân đối một do-tuần, toàn thân là bảy do-tuần, cao một do-tuần rưỡi. Voi chúa cố tám ngàn voi quyến thuộc, thân đều màu trắng tinh như hoa bảy cánh Câu-mẫu-đà, mỗi một đầu voi có đủ sắc tướng như màu xanh cuốn hoa, mỗi con voi có sáu ngà. Voi chúa Thiện Trụ cùng với quyến thuộc của voi suốt trong bốn tháng mùa đông ở chung, gần gũi với A-tu-la.

về phía Bắc cách núi Hương túy hai mươi do-tuần gần chỗ A-tu- la ở có một gò đất cao lớn, ngang rộng bằng nhau năm mươi do-tuần rưỡi, giáp vòng hai trăm do-tuần, cao ba do-tuần rưỡi, toàn bằng vàng, cát vàng trải khắp đất để trang trí, chạm vào nơi nào cũng có nước hương Chiên-đàn rưới thơm. Dây vàng có chuông, linh bằng vàng giăng bên đường đi, không có đá sỏi, gai gốc. Ở bốn phía gò lớn này lại có tám ngàn gò đất nhỏ cũng bằng vàng, cát vàng trải khắp đất để trang trí, chạm vào nơi nào cũng có nước hương Chiên-đàn rưới thơm. Tây vàng có chuông linh bằng vàng giăng bên đường đi, không có đá sỏi; gai gốc. Con đường trong núi đó dài hai mươi do-tuần, rộng một do-tuần rưỡi, tất cả đều thanh tịnh, trang nghiêm, tốt đẹp. Nếu voi chúa Thiện Trụ trong bốn tháng mùa hạ dừng chân ở trên gò cao đó thì tám ngàn voi quyến thuộc cũng đều ở vây quanh, âm thầm bảo vệ voi chúa.

Về phía Nam của gò đất cao lớn hai mươi do-tuần có Đại Sa-la thọ vương tên Thiện trụ, xếp theo thứ tự một dãy bảy lớp, các cây Sa-la giáp vòng chung quanh. Gốc của Thiện Trụ thọ vương mười bốn gang tay. Chiều rộng gốc cây hàng thứ nhất mười ba gang tay, hàng cây thứ hai mười hai gang tay, hàng cây thứ ba mười một gang tay, hàng cây thứ tư mười gang tay, hàng cây thứ năm chín gang tay, hàng cây-thứ sáu tám gang tay, hàng cây thứ bảy bảy gang tay. Cành lá của Thiện Trụ thọ vương sum suê đan nhau phủ kín lớn nhất trong các hàng cây. Hàng cây thứ nhất lại bao phủ che hàng cây thứ hai, như vậy hàng cây thứ ba cho đến hàng cây thứ sáu bao phủ hàng cây thứ bảy, cành lá to lớn cao vút trên hư không. Đất ở đây thanh tịnh trang nghiêm, tốt đẹp. Con đường trong vùng đất này dài hai mươi do-tuần, rộng một do-tuần rưỡi cũng đều sạch đẹp.

Nếu lúc voi chúa Thiện Trụ từ chỗ trú ngụ đi đến chỗ Thiện trụ Sa-la vương, hoặc để nguyên tướng voi tùy ý đi, hoặc dùng sức thần thông oai đức hiện tướng trời, người cỡi trên một con voi, hoặc ngồi trên vai, hoặc ngồi trên đầu, tự nhiên đi trên không trung đánh trông, trổi nhạc, ca hát, dạo chơi. Nếu trở lại làm voi chúa thì ngồi nghỉ dưới cội đại Thọ vương, tức thời có tám ngàn con voi quyến thuộc, theo thứ tự giữa bảy lớp hàng cây Sa-la đứng hướng vào bên trong, hàng cây thứ nhất đàn voi đứng vào bên trong, hàng cây thứ hai, thứ ba, cho đến hàng cây thứ bảy cũng hướng vào bên trong như vậy. Tất cả bầy voi đều âm thầm bảo vệ voi chúa.

Phía Đông của Thiện trụ Ta-la thọ vương hai mươi do-tuần có ao hồ lớn tên Mãn-đà-cát-nĩ, ngang rộng bằng nhau năm mươi do- tuần, giáp vòng hai trăm do-tuần, trong ao đầy nước ngọt ngào, trong mát. Hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-nột-ma, hoa Câu-mẫu-đà, hoa Bôn-noa- lợi-ca…, phủ đầy trong ao. Lại có các loại chim nước bay liệng trong ao phát ra âm thanh vi diệu như tiếng cao vút bay xa, tiếng vui lòng người, tiếng hay vi diệu. Hoa sen trong ao lớn như bánh xe, cành hoa lại to bằng cái gọng xe, lá mềm mại và rộng bằng Ngưu vương, ngó sen rất tuyệt hảo, ngọt như sữa. Bốn phía ao lại có tám ngàn ao hồ nước luôn đầy tràn và trang nghiêm đẹp đẽ, cũng có hoa đẹp phủ đầy mặt ao, chim nước bay liệng phát ra âm thanh vi diệu. Hoa sen trong ao lớn bằng bánh xe, cành lá và gốc cũng đều lớn như vậy.

Con đường trong ao hồ dài hai mươi do-tuần, rộng một do-tuần rưỡi, cát trải khắp đất, nơi nào cũng trang nghiêm thanh tịnh. Chạm vào nơi nào cũng có nước hương Chiên-đàn rưới khắp, dây vàng có chuông linh bằng vàng giăng bên đường đi, tự nhiên trừ được cát đá, gai gốc.

Nếu khi voi chúa Thiện Trụ từ chỗ Thiện trụ Sa-la thọ vương đi đến ao hồ Mãn-đà-cát-nhĩ, hoặc để nguyên tướng voi tùy ý đi, hoặc dùng sức thần thông oai đức hiện tướng trời, người cỡi trên một con voi, hoặc ngồi trên vai, hoặc ngồi trên đầu, tự nhiên đi trên không trung đánh trống, trổi nhạc, ca hát, dạo chơi. Nếu khi voi chúa vào trong ao vui đùa thì có tám ngàn voi quyến thuộc cũng đứng xung quanh trong ao, âm thầm bảo vệ voi chúa.

Lúc voi chúa Thiện Trụ ở trong ao tha hồ vui đùa rồi lên bờ thì một con voi đầu đàn trong tám ngàn con voi liền lặn vào trong ao chỗ nước sâu, trong sạch, đem dâng cúng cho voi chúa trước. Voi chúa đã ăn no rồi, bầy voi quyến thuộc mới lần lượt vào trong ao hồ, cùng nhau vui vẻ nô đùa và cũng hái ngó sen rửa sạch mà ăn.

Đức Phật dạy:

-Đại vương, oai lực voi chúa Thiện Trụ ở trong cõi trời Ba mươi ba như vậy.

Sau đó A-tu-la điều chỉnh bốn loại binh: Tượng binh, mã binh, xa binh và bộ binh, chuẩn bị bốn loại áo giáp bền chắc, vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca tốt đẹp xen lẫn nhau. Họ cầm bốn loại binh khí như cung, kiếm, gươm, dao, từ cung A-tu-la ra đi đánh nhau với chư Thiên trong cõi trời Ba mươi ba.

Khi ấy, ở Thủy cung, Long vương thấy A-tu-la điều chỉnh bốn loại binh, mặc bốn loại áo giáp, rời cung đi đánh nhau với chư Thiên, họ cũng chuẩn bị bốn binh, mặt áo giáp bằng vàng, bạc, lưu ly, pha-chi-ca, tay cầm binh khí bốn báu tốt đẹp để đánh nhau với A-tu-la. Nếu Long vương thắng trận, quân của A-tu-la bại trận, thoái lui vào trong cung. Nếu A-tu-la thắng trận, quân của Long vương bại trận lúc ấy vị cầm đầu binh lực trong cõi trời Ba mươi ba đánh bại A-tu-la, liền vội vã chạy vào biển lớn, nơi tầng thứ nhất của núi chúa Tu-di dừng chân trú ngụ ở chỗ Thiên vương Kiên Thủ.

Lúc bấy giờ Thiên vương Kiên Thủ cùng với Long vương ở thủy cung chiến đấu với A-tu-la. Nếu hai vị thủ hộ thắng được A-tu-la thì khi đó A-tu-la bị bại trận, liền chạy vào trong cung. Nếu A-tu-la thắng, hai vị thủ hộ bại trận, tức thì binh lực của hai vị thủ hộ trong cõi trời Ba mươi ba liền vội vã chạy vào tầng cấp thứ nhất đến tầng cấp thứ hai của núi chúa Tu-di, trú ngụ tại vùng đất ở giữa của Thiên vương Trì Man.

Lúc bấy giờ ba vị thủ hộ là Thiên vương Trì Man, Thiên vương Kiên Thủ và Long vương Thủy Cư cùng nhau hợp sức để đánh nhau với A-tu-la. Được thắng, khi đó A-tu-la thua, liền chạy vào trong cung. Nếu A-tu-la được thắng, ba vị thủ hộ trong cõi trời Ba mươi ba bị thua, tức thì binh lực bị bại trận của ba vị đều kéo nhau vào tầng thứ hai của núi chúa Tu-di rồi chạy vào tầng thứ ba, giữa chỗ trú ngụ của Thiên vương Thường Kiêu.

Khi ấy Thiên vương Thường Kiêu, Thiên vương Trì Man, Thiên vương Kiên Thủ và Long vương Thủy Cư cùng hợp lực với nhau để chiến đấu với A-tu-la bị bại, chạy lui vào cung của họ. Nếu A-tu-la được thắng thì bốn vị thủ hộ bị thua, tức thì binh lực bị bại trận của bốn vị thủ hộ trong cõi trời Ba mươi ba của núi chúa Tu-di, rồi đến tầng thứ tư, giữa chỗ trú ngụ của Tứ đại Thiên vương.

Lúc ấy Tứ đại Thiên vương, Thiên vương Thường Kiêu, Thiên vương Trì Man, Thiên vương Kiên Thủ và Long vương Thủy Cư cùng nhau hiệp lực để chiến đấu với A-tu-la. Nếu năm vị thủ hộ được thắng, khi đó A-tu-la bị bại, chạy lui vào cung của họ. Nếu A-tu-la được thắng thì năm vị thủ hộ bị thua, tức thì binh lực của năm vị thủ hộ trong cõi trời Ba mươi ba bị phá tan, họ liền từ tầng thứ tư của núi chúa Tu-di, đến nơi ở của Đế Thích ở trong cõi trời Ba mươi ba, họ muốn phá tan quân A-tu-la cho đến cùng, nên binh lực của năm vị thủ hộ đã được chuẩn bị trở lại, bốn đoàn binh kéo đến chỗ trời Đế Thích để xin chiến đấu.

Lúc ấy Tứ đại Thiên vương vào trong cung trời Đế Thích tâu:

-Thiên chủ, chúng A-tu-la đã đem quân đến gây chiến với bốn loại binh của chúng tôi, năm chúng trong trời đều bị phá tan bỏ chạy, hôm nay chúng tôi đến chỗ Thiên chủ, vì chúng A-tu-la hùng mạnh hơn chúng tôi. Cúi xin Thiên chủ ban sức cho chúng tôi.

Thiên chủ Đế Thích nghe các vị trời tâu, ngài bảo các vị trời trong cõi trời Ba mươi ba rằng:

-Các ngài nên biết, chúng A-tu-la có sức mạnh chiến đấu, họ đã phá tan được năm chúng thủ hộ, các ngài phải đến đây cầu chiến với ta. Ta sẽ ban sức mạnh cho các ngài.

Thiên chủ Đế Thích suy nghĩ: “Phải có voi chúa Thiện Trụ chở ta đi”.

Voi chúa Thiện Trụ biết ý nghĩ của trời Đế Thích. Như người tráng sĩ co duỗi cánh tay, chỉ trong khoảnh khắc, từ châu Thiệm-bộ, voi chúa đã đến cõi trời Ba mươi ba, hiện ra ba mươi hai cái đầu, mỗi cái đầu đều có sáu ngà, trên mỗi cái ngà có bốn mươi chín ao hồ, mỗi ao hồ có bốn mươi chín hoa sen, trong mỗi hoa sen có bốn mươi chín lâu đài, trong mỗi lâu đài có bốn mươi chín lầu gác, trong mỗi lầu gác có bốn mươi chín người bảo vệ, mỗi người bảo vệ có bốn mươi chín Thiên nữ, mỗi Thiên nữ có bốn mươi chín thị nữ, mỗi thị nữ sử dụng bốn mươi chín trống trời. Đế Thích ngồi ở trên đầu chính tối thượng của voi chúa, còn ba mươi hai vị trời khác thì theo thứ tự ngự trên những đầu voi hóa ra rất an ổn. Ngoài ra các vị trời tùy theo đó mà đứng. Lúc voi chúa chuyển động còn nhanh hơn gió, Thiên tử, Thiên nữ đều không thể thấy được đầu đuôi của voi chúa.

Khi voi chúa Thiện Trụ đến trong cõi trời Ba mươi ba xong, liền đến cổng phía Nam vườn Thô kiên, dùng thần lực hiện tướng người, trời, cùng với chư Thiên vui vẻ chơi đùa.

Khi ấy, Thiên chủ Đế Thích ngồi trên voi chúa cùng với bốn đoàn binh nghiêm chỉnh mặc áo giáp bằng bốn thứ báu, đoàn binh hùng mạnh, hăng hái mang theo bốn loại binh khí bén nhọn để chiến đấu cùng A-tu-la.

Vua Đảnh Sinh trông thấy sự kiện như vậy, tâu với Đế Thích:

-Thiên chủ, hôm nay ngài đang dàn binh bố trận tôi cũng muốn hợp sức với ngài.

Thiên chủ-đáp:

-Tùy theo ý ngài, bây giờ thật đúng lúc.

Vua Đảnh Sinh cùng với mười tám câu-chi binh chúng hùng mạnh, bay lên hư không điều khiển dây cung, âm thanh phát ra thần tốc. Chúng A-tu-la nghe thây âm thanh này vội hỏi:

-Ai đã kéo dây cung như thế?

Có người biết đáp:

-Đây là tiếng kéo dây cung của vua Đảnh Sinh.

Chúng A-tu-la nghe vậy, trong lòng vô cùng kinh dị. Trong lúc các vị trời và chúng A-tu-la đánh nhau, binh lực ngang nhau, không phân thắng bại thì đoàn binh của vua Đảnh Sinh mới xuất hiện. Đoàn binh của vua Đảnh Sinh đứng trên hư không vô cùng mạnh mẽ, hùng tráng hơn quân của A-tu-la. Khi ấy A-tu-la suy nghĩ và nói:

-Từ lâu ta đã nghe danh ông vua Đảnh Sinh này trong loài người, dũng mạnh, nghiêm túc và có đại phước đức, oai đức cao vời không ai có thể sánh bằng. Ông ta đã vượt quá hư không, cao hơn chúng ta.

A-tu-la nói xong hoảng sợ chạy lui vào trong cung của họ. Vua Đảnh Sinh hỏi các quan:

-Bây giờ phần thắng thuộc vệ ai?

-Muôn tâu, nhà vua đắc thắng.

Nhà vua liền suy nghĩ: “Ta đã thắng cõi trời Ba mươi ba, ta đã thống trị Nam thiệm-bộ châu, Đông thắng thần châu, Tây ngưu hóa châu, Bắc câu-lô châu. Ta có đủ bảy báu và có ngàn người con, có sắc tướng tối thượng và dũng mạnh, không sợ bị quân khác hàng phục. Lại ở trong cung ta có mưa tiền vàng trong bảy ngày. Ta đã đến cõi trời Ba mươi ba và vào trong cung Đế Thích, được ngồi nửa tòa trong Thiện pháp đường. Nếu Thiên chủ Đế Thích tạ thế, bỏ lại vương vị này, ta sẽ là vua thống trị cõi trời cũng như cõi người, là người tối thắng trong trời người, chẳng khoái lắm sao?”. Khi vua vừa sinh tâm nghĩ như vậy, tức thì oai lực thần thông liền diệt mất, bị xuống trở lại nơi cung cũ ở châu Thiệm-bộ, thân sinh các bệnh khổ đau đớn, lại thêm gầy gò khổ nhọc kề cận với thần chết.

Lúc đó trong các quan lại có bậc kỳ lão đến tâu với vua:

-Thiên tử, nếu sau này có người đến hỏi: “Vua Đảnh Sinh khi sắp tạ thế có nói điều gì không?”. Lúc ấy sẽ trả lời họ thế nào?

Nhà vua bảo:

-Sau khi ta tạ thế, nếu có người đến hỏi như vậy ngươi hãy trả lời. “Đại vương Đảnh Sinh có oai đức tối thượng và đầy đủ bảy báu, là người duy nhất có đủ bốn thần lực. Những gì là bốn? Đó là:

1. Vua Đảnh Sinh được thọ mạng dài lâu trong thế gian, trải qua tất cả một trăm mười lăm đời Đế Thích. Đó là thần lực thứ nhất về thọ mạng.

2. Vua Đảnh Sinh có dung nghi tốt đẹp thù thắng, tối thượng, với hình dáng của trời, vượt hơn loài người. Đó là thần lực thứ hai về sắc tướng.

3. Vua Đảnh Sinh đầy đủ các vật cần dùng, ít bệnh, ít buồn, sắc lực khang kiện, ăn uống hoàn toàn tự tiêu hóa, không bệnh hoạn, thời tiết tự điều hòa, không lạnh không nóng, tùy theo sinh hoạt đời sống, tất cả đều được an lạc. Đó là thần lực thứ ba về vô bệnh.

4. Tất cả mọi người trông thấy vua Đảnh sinh đều ưa thích chiêm ngưỡng không nhàm chán, cũng như con yêu quý cha. Vua Đảnh Sinh lại lo lắng thương dân, sinh tâm vui vẻ như cha yêu con, hoặc lúc vua đi dạo xem khu thượng uyển, nói với người đánh xe: “Ngươi có thể cho xe tiến tới từ từ để cho mọi người chiêm ngưỡng dung nhan của ta”. Mọi người lại nói với người đánh xe: “Nhân giả, xin cho xe đi chậm lại để chúng tôi có thể trông thấy tướng hảo của vua”. Đó là thần lực thứ tư về ái lạc..

Vua Đảnh Sinh là chủ cao tột, thống trị bốn đại châu, sau đó đến cõi trời Ba mươi ba được Đế Thích chia nửa tòa của ngài. Đầy đủ các việc như thế mà đối với năm dục vua vẫn cảm thấy không biết đủ.

Khi sắp tạ thế, nhà vua nói kệ:

Khổ thay, thế gian tham cảnh dục

Châu báu tuy nhiều không biết đủ

Nơi ấy vui ít, khổ lại nhiều

Bậc trí thấy rõ điều như thế.

Đến như dục lạc trong cõi trời

Tâm tham ái nên không giải thoát

Người nào có thể dứt cội nguồn?

Chỉ Thánh đệ tử Đấng Từ Tôn.

Giả sử châu báu nhiều vô lượng

Chất cao bằng với núi Tu-di

Không ai có thể sinh nhàm chán

Bậc trí khéo biết rõ điều này.

Nếu nghĩ ái dục là nhân khổ

Sao đối cảnh dục còn tham ái

Tham ái cội nguồn khổ thế gian

Bậc trí điều phục nên khéo học.

Đức Phật dạy:

-Đại vương, vì lý do đó nên vua Đảnh Sinh lại nói: “Rất ít người trong cuộc đời có thể ở trong cảnh năm dục hiểu rõ biết đủ, cuối cùng đưa đến mạng chung. Nhiều người trong cuộc đời, ở trong cảnh năm dục không giác ngộ, không sinh tâm nhàm chán biết đủ, nên cuối cùng đưa đến mạng chung”.

Lại nữa, vua Đảnh Sinh vì lợi ích khắp cả mọi người đời sau, cho nên nói kệ:

Cực ác lưu chuyển trong sinh tử

Biết rõ thọ mạng tùy giảm thiểu

Phải mau tu tập các hạnh lành

Không tu phước hạnh nên đau khổ.

Thế nên tu phước là cao tột

Tùy theo hành thí như pháp nghi

Trong đời này và đời khác nửa

Nhờ tu phước tuệ được hỷ hoan.

Lúc bấy giờ trăm ngàn vô số nhân dân trong nước nghe tin nhà vua lâm bệnh đều vội vã đến thăm viếng, hỏi han. Vua Đảnh Sinh đem các vấn đề tham dục và phương pháp đối trị giảng thuyết rộng rãi cho mọi người, khiến cho nhiều người từ giã gia đình đi xuất gia học đạo. Khi ấy có vô số trăm ngàn người nghe lời giảng dạy liền đi xuất gia tu bốn phạm hạnh. Lại có nhiều người đoạn trừ tham dục, được sinh đến cõi Phạm thiên.

Đức Phật dạy:

-Đại vương, vua Đảnh Sinh đó từ lúc ấu thơ cho đến lúc làm Thái tử và lên ngôi vương vị, thống trị các cõi Nam thiệm-bộ châu, Đông thắng thần châu, Tây ngưu hóa châu, Bắc câu-lô châu, ở ngôi vị luân vương trong bảy núi vàng và đến cõi trời Ba mươi ba, trải qua các ngôi vị, trong thời gian ấy tất cả là một trăm mười bốn đời Đế Thích.

Đại vương nên biết, tuổi thọ của Đế Thích tính bằng: Một trăm năm ở nhân gian bằng một ngày đêm ở cõi trời Ba mươi ba, ba mươi ngày đêm là một tháng, một năm cũng có mười hai tháng. Tuổi thọ của Đế Thích là một ngàn năm, tức bằng ba ức sáu trăm vạn năm ở nhân gian.

Đại vương, thuở trước lúc vua Đảnh Sinh khởi niệm dục ở cõi trời Ba mươi ba, lúc Thiên chủ Đế Thích chia cho nửa tòa ngồi, khi ấy Tỳ-kheo Ca-diếp mới làm Đế Thích. Vua Đảnh Sinh lại khởi niệm như thế này: “Nếu Thiên chủ Đế Thích ở nơi tòa này tạ thế, ta sẽ làm vua cả cõi trời, cõi người, chẳng phải sướng lắm sao!”

Lúc đó Ca-diếp Như Lai làm Thiên chủ Đế Thích, vua Đảnh Sinh là người có đại danh tiếng, có phước vô lượng, chỉ trong một niệm sinh tâm lầm lỗi mà bị giảm thần lực và sa đọa, bị phiền não tật bệnh trói buộc phải qua đời.

Đức Phật dạy:

-Đại vương, vua Đảnh Sinh đâu phải người nào lạ, nay chính là Ta. Lúc đó Ta ban bố khắp quần sinh được lợi ích an lạc, đạt đến vô thượng, nhưng lại bị các ma chướng nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Do nhân duyên này mà phải đưa đến sự kiện như vậy.

Lúc đó đại vương Thắng Quân nước Kiều-tát-la bỗng có ý nghi-ngờ, đến trước Đức Phật bạch:

-Thế Tôn, vua Đảnh Sinh từ kiếp lâu xa, nhờ tu nhân gì và hành nghiệp gì mà được cảm nhận quả trong cung vua, tự nhiên mưa tiền vàng trong bảy ngày?

Đức Phật đáp:

-Đại vương, thời quá khứ xa xưa có Đức Phật ra đời hiệu Nhất Thiết Tăng Thượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Khi ấy có con của người trưởng giả đến nước kia y theo nghi lễ và phép tắc kết hôn cùng một cô con gái. Người vợ đem bốn thứ báu làm thành tràng hoa xinh đẹp và nấu các món ăn ngon ngọt cung cấp cho chồng. Người chồng thọ nhận xong đem tràng hoa báu trở về, giữa đường ông ta thấy Đức Phật Nhất Thiết Tăng Thượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác đang khoan thai tiến bước. Người con trưởng giả thấy Đức Phật Thế Tôn có ba mươi hai tướng tốt trang nghiêm liền sinh tâm kính tin, ưa thích, vô cùng thanh tịnh. Ông ta xuống xe, cung kính dâng hoa cúng dường. Vì Đức Phật Thế Tôn có sức oai thần cho nên biến hoa báu ấy lớn bằng bánh xe xoay vòng trên không trung, hoặc bay không ngừng. Ông trưởng giả sinh tâm thanh tịnh, thuyết kệ:

Do nhân bố thí rộng lớn này

Thành Phật thế gian trí tự nhiên

Nguyện con mau thoát dòng sinh tử

Những ai chưa độ đều được độ.

Nhất Thiết Tăng Thượng Phật đại tiên

Hoa con dâng cúng vui lòng nhận

Con nguyện nhờ nhân rộng lớn này

Viên mãn mong cầu đạo Vô thượng.

Đức Phật dạy:

-Đại vương, vua Đảnh Sinh nhờ nhân duyên đó nên trong cung vua tự nhiên mưa tiền vàng trong bảy ngày.

Đại vương Thắng Quân lại bạch Đức Phật:

-Thế Tôn, vua Đảnh Sinh nhờ duyên gì mà làm vua thống lĩnh cả bốn đại châu? Và có thể đến cõi trời Ba mươi ba?

-Đại vương, thời quá khứ xa xưa có Đức Phật ra đời hiệu Tỳ-bà-thi Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Chánh Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Đức Phật này đem chánh pháp giáo hóa chúng sinh, dần dần Ngài đi đến thành Mãn-độ-ma-đề. Một hôm Đức Như Lai vào thành khất thực, lúc đó có , một thương chủ tên Quảng Tác trông thấy Đức Như Lai có tướng hảo thù thắng hy hữu đang tuần tự đi khất thực. Ông ta phát tâm thanh tịnh đem một ít đậu xanh đặt vào trong bát dâng cúng Đức Thế Tôn. Có bốn hạt đậu vào trong bát, còn lại một hạt lại xoay vòng phát ra tiếng động rồi rơi xuống đất, còn lại bao nhiêu hạt đậu khác cũng theo đó rơi xuống. Người thương chủ thấy vậy khởi tâm thanh tịnh, phát nguyện:

Do nhân bố thí rộng rãi này

Thành Phật thế gian trí tự nhiên

Nguyện con mau thoát dòng sinh tử

Những ai chưa độ đều được độ.

Đức Phật dạy:

-Đại vương, người thương chủ đối với Đức Tỳ-bà-thi Như Lai tuy chỉ cúng dường chút ít nhưng do tâm thanh tịnh mà bốn hạt đậu được vào trong bát Đức Như Lai nên về sau được phước báu làm vua thống lĩnh bốn đại châu, còn có một hạt đậu rơi trong bát phát ra tiếng mới rơi xuống đất, thì được phước báo có thể đến cõi trời Ba mươi ba.

Lại nữa, này đại vương, hạt đậu kia nếu không rơi xuống đất mà được đặt vào trong bát, về sau thương chủ chắc chắn sẽ được làm chủ trong cõi trời, nhưng vì bị rơi xuống đất nên chỉ được làm chủ thống trị nhân gian.

Đại vương, người thương chủ đó tức là vua Đảnh Sinh vậy. Do đối với Đức Phật, ông ta đã gieo căn lành, được Đức Thế Tôn đại bi tiếp nhận cho nên được quả báu lớn, có đủ oai đức lớn và nhiều tiếng tốt. Vì thế, bậc trí tuệ như đại vương đối với Đức Phật Thế Tôn tùy theo khả năng của mình nên tu các hạnh bố thí. Những điều Ta dạy nên học tập như vậy.

    Xem thêm:

  • Kinh Luân Vương Thất Bảo - Kinh Tạng
  • Kinh Ðảnh Sanh Vương Cố Sự - Kinh Tạng
  • Kinh Vua Văn Ðà Kiệt - Kinh Tạng
  • Kinh Ưu Bà Di Tịnh Hạnh Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Kinh Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật - Kinh Tạng
  • Phật nói Luận A Tỳ Đàm về Sự Thế Giới Thành Lập - Kinh Tạng
  • Kinh Tu Hành Bản Khởi - Kinh Tạng
  • Kinh Cửu Sắc Lộc - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 16 – Phóng Sanh - Kinh Tạng
  • Kinh Hạnh Người Cư Sĩ - Kinh Tạng
  • Kinh Từ Thị Bồ Tát Hạ Sanh Thành Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 4 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Bản Hạnh Tập Phẩm 31 Đến Phẩm 40 - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Thọ Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Khổ Ấm - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Pháp Thiên Thủ Quán Âm Tạo Thứ Đệ - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Tịnh Lưu Ly Tịnh Độ Tiêu - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Tòng Đâu Thuật Thiên Hàng Thần Mẫu Thai Thuyết Quảng Phổ - Kinh Tạng
  • Kinh Từ Thị Bồ Tát Đại Thành Phật - Kinh Tạng