Tịnh Lưu Ly Tịnh Độ Tiêu

Khuyết danh,

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

*

Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai có tồn thân màu xanh ngọc bích, ngự trong cung điện báu trên tòa sen trăm báu (Bách Bảo Liên Hoa tòa) , nhập vào Tam Muội ĐẠI KHÔNG phóng tỏa ra vô số ánh sáng. Trong mỗi một ánh sáng có vô số Phân Thân chư Phật đều là tướng của Tam Muội Đại Không. Chư Phật đều giương chưởng phải như thế bóc cánh hoa, tay trái co ngón út đặt dưới rốn , hiệu là Đại Bảo Lưu Ly Dược.

Đất của cõi ấy thuần màu xanh lưu ly, có vô lượng cây hoa báu nhiều như bụi nhỏ. Hoa lá của cây ấy hoặc có hình Phật phóng tỏa vô lượng ánh sáng, tên gọi là PHẬT BA LA MẬT. Hoặc là hình Bồ Tát sinh ra vô lượng kỹ nhạc, tên gọi là TAM MUỘI TỔNG TRÌ. Hoặc là hình cái nhà vàng (Kim Đường) phóng tỏa vô lượng đám mây trăm báu (Bách Bảo Vân), tên gọi là BỒ ĐỀ DIỆU NGHIÊM. Hoặc là hình cái tháp báu sinh ra vô lượng Thiên Chúng, tên gọi là GIÁC TRÍ THỌ MỘ NHẬT VŨ LUÂN THỌ có vô lượng trăm ngàn tràng phan bày thành hàng, vô lượng lưới báu, chuông báu, linh báu… trang nghiêm.

Trước mặt Đức Phật, ở hai bên phải trái có Tứ Tính Xuất Gia (Quốc vương, đại thần, bà la môn, cư sĩ) đều nhập định.

Bên trái : lớp thứ nhất làm Kim Cương Tạng Vương Bồ Tát với tồn thân màu xanh hồng, ngồi trên đài sen báu, tay phải ngửa chưởng nâng cái chày Kim Cương Tam Cổ đặt dựng đứng, cánh tay trái co lại đưa 5 ngón hướng lên trời và co ngón cái đè trên móng ngón út. Ngài có vô lượng số Bồ Tát làm Thị Giả. Các Vị ấy tên là : Vân Hương Bồ Tát, Hoa Vương Bồ Tát, Kim Cương Hợp Chưởng Bồ Tát, Hỏa Đầu Thiên Tướng Bồ Tát, Tiên Tướng Bồ Tát….

Bên phải: lớp thứ nhất làm Liên Hoa Tràng Kim Cương Thủ Bồ Tát với tồn thân màu xanh, ngồi trên đài sen báu, tay trái cầm viên ngọc Chân Đà Ma Ni (Cintàmanïi_ Như Ý Châu) được đặt trên đài sen trăm báu, tay phải co ngón giữa tác Ấn Dữ Nguyện. Ngài có vô lượng số Bồ Tát làm Thị Giả. Các vị ấy tên là : Thanh Liên Hoa Bồ Tát, Tam Cổ Kim Cương Xử Bồ Tát, Nhất Cổ Kim Cương Linh Đạc Bồ Tát…

Bên trái : lớp thứ hai làm Nhật Quang Bồ Tát với tồn thân màu hồng đỏ, ngửa chưởng trái nâng mặt trời, tay phải cầm hoa Mạn Thù Xích có dạng nở rộ hoặc nở một nửa hoặc chưa nở, hoặc được làm bằng cánh hoa báu. Ngài có vô lượng số Bồ Tát làm Thị Giả. Các vị ấy tên là : Trì Hương Lô Bồ Tát, Trì Ma Ha Mạn Thù Xích Hoa Bồ Tát…

Bên phải : lớp thứ hai làm Nguyệt Quang Bồ Tát với tồn thân màu hồng trắng, ngửa chưởng trái nâng mặt trăng, tay phải cầm hoa sen trắng hồng. Ngài có vô lượng số Bồ Tát làm Thị Giả. Các vị ấy tên là : Trì Câu Bồ Tát, Trì Câu Linh Bồ Tát…

Phía sau , gần Đức Như Lai làm 10 vị Đệ Tử với 21 hoặc 35 vị La Hán đều có vô lượng số chúng Thanh Văn làm quyến thuộc. Vị Thượng Thủ đều cầm vật y theo Bản Hình Khế, nhóm quyến thuộc đều trụ tại Pháp Hình lưu giữ bên phải của Thừa Pháp và đứng ở hai bên phải trái phía sau của các Ngài.

Lại ở phía sau, hai bên phải trái làm vô số Tiên Nhân, Tiên Nữ… dâng rải các loại hoa theo mùa.

Phía trước Đức Phật, ở hai bên phải trái của Ngoại Viện làm vô số Thiên Chúng với dung mạo tấu kỹ nhạc. Các vị ấy là : Càn Đạt Bà Nữ với dáng phụng hiến đàn cầm, Khẩn Na La với dung mạo tấu kỹ nhạc của tự tâm, Ca Lâu La Nữ với dung mạo thổi sáo, Địa Thiên nữ với dung mạo tấu kỹ nhạc, A Tu La Nữ với dung mạo dâng kỹ nhạc, Ma Hầu La Già Nữ với dung mạo gõ cái sênh (2 miếng gỗ dùng gõ nhịp) , Đại Ma Lã Thiên Chúng với dung mạo ca múa.

Tám phương trên dưới của ngoại viện làm 12 chúng Thần Tướng với vô số Chúng Kim Cương Đồng Tử làm quyến thuộc. Hình tượng của 12 vị Thần Tướng là :

1 ) CUNG TỲ LA là Khả Úy Đại Tướng ở phương Y Xá Na (Hoặc ghi là Phương Đông Bắc) với thân hình màu vàng, cỡi con cọp, cầm cây kiếm Chiến Trà (Canïdïa) tay phải nắm quyền đặt ở eo trái

2 ) PHẠT CHIẾT LA là Kim Cương Đại Tướng ở phương Nhân Đạt (Hoặc ghi là Phương Đông) với thân hình màu xanh, mắt đỏ, cỡi con thỏ, cầm Tam Cổ Bạt Chiết La, tay trái co ngón Phong (ngón trỏ) ngửa về bên trái.

3 ) MÊ XÍ LA là Hộ Pháp Đại Tướng ở phương A Yết Noa (Hoặc ghi là Phương Đông Nam) với thân hình màu khói xanh hiện trên ngọn lửa, cỡi con Rồng, cầm cây mâu trên có lửa rực tỏa quanh hai bàn tay.

4 ) AN NỄ LA là Hộ Tỷ Đại Tướng ở phương A yết Đa (Hoặc ghi là Phương Nam) với thân hình màu khói vàng trên ngọn lửa, cỡi con rắn, cầm cây búa Chiến Trà, tay trái nắm quyền duỗi ngón trỏ nân viên ngọc lửa (Hỏa Châu)

5 ) AN ĐỂ LA là Chính Pháp Đại Tướng ở phương Diễm Ma (Hoặc ghi là Phương Tây Nam) với thân hình màu đỏ, mắt phóng ra ánh điện lửa, tóc như lửa, cỡi con ngựa Lưỡng Kỳ, tay trái cầm Phạt Nguyệt Lô, tay phải cầm cái gương trên có ánh lửa.

6 ) SAN ĐỂ LA là La Sát Đại Tướng ở phương Niết Ly Kiên Để (Hoặc ghi là Phương Tây) với thân hình La Sát màu vàng đỏ , cỡi con dê, tay trái cầm cái gương, tay phải cầm cây kiếm Chiến Trà hoặc cầm Phạt Chỉ Lị.

7 ) NHÂN ĐẠT LA là Đế Sứ Đại Tướng ở phương Niết Ly Để (Hoặc ghi là Phương Tây Bắc) với thân hình màu vàng, cỡi con gấu, tay trái cầm cây phất trần trắng, tay phải cầm cái gương soi.

8 ) BẠT Y LA là Lang Long Đại Tướng ở phương Truyền Tào Trà (Hoặc ghi là Phương Bắc) với thân hình màu trắng, cỡi con chim Kim Xí Điểu, tay trái cầm trái châu Như Ý, tay phải cầm Kim Cương Đạc.

9 ) MA HẦU LA là Chiết Phong Đại Tướng ở phương Phộc Dữu (Hoặc ghi là Phương trên) với thân hình màu gió đen (Hắc Phong) cỡi con chó có hình đáng sợ gọi là Thiên Cẩu , quyền trái duỗi ngón trỏ, tay phải co ngón trỏ.

10 ) CHÂN ĐẠT LA là Chiết Thủy Đại Tướng ở phương Phộc Dữu (hoặc ghi là Phương dưới) với thân hình màu như nước đen (Hắc Thủy) , cỡi con heo, tay phải cầm móc câu, tay trái co địa thủy (ngón út và ngón vô danh

11 ) CHIÊU ĐỔ LA là Hộ Thế Đại Tướng hoặc Ma Ni Đại Tướng ở phương Tỳ Sa Môn (hoặc ghi là phương Tây)với thân hình màu mây đen mùa hạ , cỡi con chuột, tay phải cầm trái châu Như Ý, tay trái cầm sợi dây.

12 ) TỲ YẾT LA là Cần Nhẫn Đại Tướng ở phương Y Xá Na (Hoặc ghi là phương chủ chốt) với thân hình màu xanh đen, cỡi con bò hoặc con trâu, tay cầm cung tên báu.

Trước mặt Đức Phật, bên trong được làm các loại chim Ca Lăng Tần Già, Bạch Hạc. Các hàng thượng thủ của lồi chim này diễn nói 5 thứ âm thanh thuyết pháp đều cùng nhau hót xướng nên có hiệu là Cộng Mệnh Điểu.

Tịnh Lưu Ly Thổ có thể tác pháp Tức Tai .

    Xem thêm:

  • Pháp Lược Tối Yếu Bí Mật Thứ Đệ Niệm Tụng Đô Biểu Như Ý Ma Ni Chuyển Luân Thánh Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Thất Tinh Như Ý Luân Bí Mật Yếu - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Quán Thế Âm Bí Mật Tạng Như Ý Luân Đà La Ni Thần Chú - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Quán Thế Âm Như Ý Ma Ni Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Ngữ Lục Của Thiền Sư Thụy Châu Động Sơn Lương Giới - Kinh Tạng
  • Ngữ Lục Của Thiền Sư Quân Châu Động Sơn Ngộ Bổn - Kinh Tạng
  • Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Căn Bổn Đại Giáo Vương Kinh Kim Sí Điểu Vương Phẩm - Kinh Tạng
  • Kinh Thiện Ác Nhơn Quả – Thích Giác Quả dịch - Kinh Tạng
  • Ngữ Lục Của Thiền Sư Đàm Châu Quy Sơn Linh Hựu - Kinh Tạng
  • Truyện Các Vị Cao Tăng Triều Tiên - Kinh Tạng
  • Tập Vãng Sanh - Kinh Tạng
  • Đại Đường Tây Vực Ký - Kinh Tạng
  • Truyện Các Vị Tỳ Kheo Ni - Kinh Tạng
  • Truyện Cao Tăng Sang Tây Vực Cầu Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 4 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 32 – Linh Tinh - Kinh Tạng
  • Bồ Tát Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Luân Du Già - Kinh Tạng
  • Truyện Các Vị Tăng Thần Dị - Kinh Tạng
  • Bích Nham Lục Của Thiền Sư Phật Quả Viên Ngộ – Thích Thanh Từ dịch - Kinh Tạng
  • Pháp Nghi Quỹ Tôn Thắng Phật Đỉnh Tu Du Già - Kinh Tạng