Chương Tâm Sanh (Cittuppādakaṇḍaṃ) (Abhidhammatthasangaha)
PHÁP THIỆN (kusalā dhammā) (1)
TÁM TÂM ÐẠI THIỆN DỤC GIỚI (Aṭṭha kāmāvacaramakākusalacitta)
TÂM THỨ NHẤT (Citta paṭhama) (2)
PHẦN TRÍCH CÚ (Padabhājanīyaṃ)
[16] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm dục giới sanh, câu hành hỷ (3) tương ưng trí (4) gặp cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền có cần quyền, có niệm quyền, có định quyền , có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tuệ lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô si, có vô tham ác, có vô sân ác, có chánh kiến có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có tỉnh giác, có chỉ tịnh, có quán minh, có chiếu cố, có bất phóng dật, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc (5) nào khác liên quan tương sinh (6). Ðây là cảnh pháp thiện.
[17] – Thế nào là xúc trong khi ấy? (7)
Trong khi ấy, pháp mà đụng chạm,va chạm tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
[18] – Thế nào là thọ (8) trong khi ấy?
Trong khi ấy pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, dể chịu thuộc về tâm, sanh từ xúc ý thức giới đó, là trạng thái cảm thọ sảng khoái, dể chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dể chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.
[19] – Thế nào là tưởng (9) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ cố nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó.
[20] – Thế nào là tư (10) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết, sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.
[21] – Thế nào là tâm(11) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức là ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là tâm trong khi ấy.
[22] – Thế nào là tầm (12)trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy. Ðây là tầm trong khi ấy.
[23] – Thế nào là tứ (13)trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, thái độ xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.
[24] – Thế nào là hỷ (14) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây là sự hỷ trong khi ấy.
[25] – Thế nào là lạc (15) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.
[26] – Thế nào là nhất hành tâm (16) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.
[27] – Thế nào là tín quyền (17 trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín ; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín quyền trong khi ấy.
[28] – Thế nào là tấn quyền (18) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là tấn quyền trong khi ấy.
[29] – Thế nào là niệm quyền (19) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tuỳ niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là niệm quyền trong khi ấy.
[30] – Thế nào là định quyền (20) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là định quyền trong khi ấy.
[31] – Thế nào là tuệ quyền (21) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát,thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tuệ quyền trong khi ấy.
[32] – Thế nào là ý quyền (22) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự biết tức là ý, tâm địa, tâm tạng, bạch định, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý quyền trong khi ấy.
[33] – Thế nào là hỷ quyền (23) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là hỷ quyền trong khi ấy.
[34] – Thế nào là mạng quyền (24) trong khi ấy?
Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc đó. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.
[35] – Thế nào là chánh kiến (25) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.
[36] – Thế nào là chánh tư duy (26) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đan tâm khắn khít cảnh, sự suy nghĩ chơn chánh. Ðây là chánh tư duy trong khi ấy.
[37] – Thế nào là chánh tinh tấn (27) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cần cố, cố gắng, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là chánh tinh tấn trong khi ấy.
[38] – Thế nào là chánh niệm (28) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là chánh niệm trong khi ấy.
[39] – Thế nào là chánh định (29) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ định, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là chánh định trong khi ấy.
[40] – Thế nào là tín lực (30) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín ; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín lực trong khi ấy.
[41] – Thế nào là tấn lực trong khi ấy? (31)
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là tấn lực trong khi ấy.
[42] – Thế nào là niệm lực (32)trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự ghi nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm.
[43] – Thế nào là định lực (33) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là định lực trong khi ấy.
[44] – Thế nào là tuệ lực (34) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tuệ lực trong khi ấy.
[45] – Thế nào là tàm lực trong khi ấy? (35)
Trong khi ấy, sự mà hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là tàm lực trong khi ấy.
[46] – Thế nào là úy lực (36) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là úy lực trong khi ấy.
[47] – Thế nào là vô tham trong khi ấy? (37)
Trong khi ấy, sự mà không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây là vô tham trong khi ấy.
[48] – Thế nào là vô sân (38) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác, vô sân là căn thiện. Ðây là vô sân trong khi ấy.
[49] – Thế nào là vô si (39 trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát,thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, vô si là căn thiện. Ðây là vô si trong khi ấy.
[50] – Thế nào là vô tham ác (40) trong khi ấy.
Trong khi ấy, sự không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây là vô tham ác trong khi ấy.
[51] – Thế nào là vô sân ác (41) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác, vô sân là căn thiện. Ðây là vô sân ác trong khi ấy.
[52] – Thế nào là chánh kiến trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát,thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.
[53] – Thế nào là tàm (43) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự hỗ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là tàm trong khi ấy.
[54] – Thế nào là úy (44) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là úy trong khi ấy.
[55] – Thế nào là tịnh thân (45) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự yên lặng, tỉnh lặng, lắng dịu, an tịnh, trạng thái an tịnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là tịnh thân trong khi ấy.
[56] – Thế nào là tịnh tâm (46)trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự yên lặng, tỉnh lặng, lắng dịu, an tịnh, trạng thái an tịnh của thức uẩn. Ðây là tịnh tâm trong khi ấy.
[57] – Thế nào là khinh thân (47) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhẹ nhàng, sự biến chuyển nhẹ nhàng, không chậm chạp, không chần chừ của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là khinh thân trong khi ấy.
[58] – Thế nào là khinh tâm (48) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhẹ nhàng, sự biến chuyển nhẹ nhàng, không chậm chạp, không chần chừ của thức uẩn. Ðây chính là khinh tâm trong khi ấy.
[59] – Thế nào là nhu thân (49) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhuyễn, sự mềm mại, trạng thái không thô cứng, trạng thái không cương ngạnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây chính là nhu thân trong khi ấy.
[60] – Thế nào là nhu tâm (50) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhuyễn, sự mềm maị, trạng thái không thô cứng, trạng thái không cương ngạnh của thức uẩn. Ðây là nhu tâm trong khi ấy.
[61] – Thế nào là Thích Thân (51)trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự thích nghi, cách thích nghi, tình trạng thích nghi của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là thích thân trong khi ấy.
[62] – Thế nào là thích tâm (52) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự thích nghi, cách thích nghi, tình trạng thích nghi của thức uẩn. Ðây là thích tâm trong khi ấy.
[63] – Thế nào là thuần thân (53) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là thuần thân trong khi ấy.
[64] – Thế nào là thuần tâm (54) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của thức uẩn. Ðây là thuần tâm trong khi ấy.
[65] – Thế nào là chánh thân (55) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong queo, không vặn vẹo, không quanh co của thọ uẩn, tưởng uẩn. Ðây là chánh thân trong khi ấy.
[66] – Thế nào là chánh tâm (56) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong quẹo, không vặn vẹo, không quanh co của thức uẩn. Ðây là chánh tâm trong khi ấy.
[67] – Thế nào là niệm (57) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là niệm trong khi ấy.
[68] – Thế nào là tỉnh giác (58) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẩn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tỉnh giác trong khi ấy.
[69] – Thế nào là chỉ tịnh (59) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền định lực, chánh định. Ðây là chỉ tịnh trong khi ấy.
[70] – Thế nào là quán minh (60) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là quán minh trong khi ấy.
[71] – Thế nào là chiếu cố (61) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là chiếu cố trong khi ấy. [72] – Thế nào là bất phóng dật (62) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững vàng, sự vững trú, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là bất phóng dật trong khi ấy.
[73] – Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.
DỨT PHẦN TRÍCH CÚ.
DỨT PHẦN THỨ NHẤT BẤT THIÊN TỰ (63)
Chú thích:
(1) Kusala. Thiện có 5 nghĩa: Không bệnh hoạn (Ārogya) – tốt đẹp suṇdara)- khôn khéo (cheka)- không lỗi lầm (anavajja) – có quả vui (Sukhavipāka).
(2) Tâm thứ nhất này, chỉ tâm đại thiện câu hành hỷ tương ưng trí vô trợ (Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).
(3) Somanassasahagataṃ, tức là tâm có cảm giác vui hay tâm thọ hỷ.
(4) Nāmasampayuttaṃ nghĩa là tâm có trí huệ phối hợp.
(5) Arūpī- Pháp phi sắc, ở đây chỉ cho những sở hữu tâm (Cetasika) có thể hợp với tâm đại thiện này.
(6) Paṭiccasamuppāda, Pháp mà đồng sanh tương ứng, hay sanh liên quan với tâm.
(7) a Phassa (√Phus; phusatī’ ti phasso)
(8) Vedanā (√vid; vedayatī ti vedanā )
(9) Saññā (√sam + nā; sanjānātī di sannā).
(10) Cetanā (√cit; cetayatī’ ti cetanā)
(11) Citta (√cint; cintetī’ ti cittaṃ).
(12) Vitakka (√vi + car; vicaranan’ ti vitakko).
(13) Vicāra (√vi + car; vicaranan’ ti vicāro)
(14) Pīti (√pin; pinayatīti’ pīti).
(15) Sukha (su + √kham; suṭṭhu khamatī’ ti sukho).
(16) Cittass’ ckaggatā (cittássa “cka + agga + tā”).
(17) Saddhindriya (saddhā + indriya).
(18) Viriyindriya (viriya + indriya).
(19) Satindriya (sati + indriya).
(20) Samādhindriya (samādhi + indriya)
(21) Paññidriya (paññā + indriya).
(22) Manidriya (mana + indriya).
(23) Somanassindriya (somanassa + indriya).
(24) Jīvitindriya (jīvita + indriya).
(25) Sammādiṭṭhi (sammā + diṭṭhi “√dis”).
(26) Sammāsaṅkappo (sammā + saṅkappa “sam + kapp”).
(27) Sammāvāyāma (sammā + vāyāma “vi + a √kapp”).
(28) Sammāsati (Sammā + sati “√sar”).
(29) Sammāsamādhi (sammā + samādhi “saṃ + ā + √dhā”).
(30) Saddhābala (saddhā “saṃ + √dah + bala).
(31) Viriyabala (viriya ” vi + √ir + bala).
(32) Satibala (sati ” √sar” + bala).
(33) Samādhibala (samādhi + bala).
(34) Paññābala (paññā “pa + (√ña” + bala).
(35) Hiribala (hiri + bala).
(36) Ottappabala (ottappa + bala “ava + √tap”)
(37) Alobha (na + lobha ” lubh”).
(38) Adosa (na + dosa ” √dus”).
(39) Amoha (na + moha “√muh”).
(40) Abyāpāda (na + byāpāda. “viā + √pad”).
(41) Abyāpāda (na + byāpāda. “viā + √pad”).
(43) Hiri.
(44) Ottappa (ava + “√tap”).
(45) Kāyappassaddhi (kāya + passaddhi. “pa + sammbh”).
(46) Cittappassaddhi (Citta + passaddhi).
(47) Kāyalahutā (kāya + lahutā. “từ lahu”)
(48) Cittalahutā (citta + lahutā. “từ lahu”).
(49) Kāyamudutā (kāya + muduta. “từ mudu”).
(50) Cittamudutā (citta + mudutā. “từ mudu”).
(51) Kāyakammaññatā (kāya + kamm + uya + tā).
(52) Cittakammaññatā.
(53) Kāyapāguññatā (kāya + pāguññtā, “pa + gun + ya”).
(54) Cittapaguññatā (citta + pāguññatā).
(55) Kāyujukatā (kāya + ujukatā. “uju”.
(56) Cittujukatā (citta + ujukatā).
(57) Sati (√sar).
(58) Sampajañña (saṃ +pa + √ñā).
(59) Samatha (√sam).
(60) Vipassanā (vi + √dis).
(61) Paggāha (pa + √gah).
(62) Avikkhepa (na + vikkhepa. “vi + √khip”).
(63) Bhānavāra. Phần gồm có 8.000 chữ (pāli).
PHẦN ÐIỀU PHÁP (KOṬṬHĀSAVĀRA)
[74] Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có năm chi thiền, có năm chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc, có một thọ, có một tưởng, có một tư, có một tâm, có một thọ uẩn, có một tưởng uẩn, có một hành uẩn, có một thức uẩn, có một ý xứ, có một ý quyền, có một ý thức giới, có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[75] – Thế nào là bốn uẩn (1) trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây là bốn uẩn trong khi ấy.
– Thế nào là thọ uẩn (2) trong khi ấy?
Trong khi ấy pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, dễ chịu thuộc về tâm, sanh từ xúc ý thức giới đó, là trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ uẩn trong khi ấy.
– Thế nào là tưởng uẩn (3) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tưởng uẩn trong khi ấy.
– Thế nào là hành uẩn (4) trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân ác, chánh kiến, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, tỉnh giác, chỉ tịnh, quán minh, chiếu cố, bất phóng dật, hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn . Ðây là hành uẩn trong khi ấy.
– Thế nào là thức uẩn (5) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là thức uẩn trong khi ấy.
Và đây là bốn uẩn trong khi ấy.
[76] – Thế nào là hai xứ (6) trong khi ấy?
Tức là ý xứ và pháp xứ.
– Thế nào là ý xứ (7) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý xứ trong khi ấy.
– Thế nào là pháp xứ (8) trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là pháp xứ trong khi ấy.
Và đây là hai xứ trong khi ấy.
[77] – Thế nào là hai giới (9) trong khi ấy?
Tức ý thức giới và pháp giới.
– Thế nào là ý thức giới (10) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức là ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý thức trong khi ấy.
– Thế nào là pháp giới (11) trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là pháp giới trong khi ấy.
Và đây là hai giới trong khi ấy.
[78] – Thế nào là ba thực (12) trong khi ấy?
Tức xúc thực, ý tư thực và thức thực.
– Thế nào là xúc thực (13) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà đụng chạm, va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc thực trong khi ấy.
– Thế nào là ý tư thực (14) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây là tự thực trong khi ấy.
– Thế nào là thức thực (15) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là thức thực trong khi ấy.
Và đây là ba thực trong khi ấy.
[79] – Thế nào là tám quyền (16) trong khi ấy?
Tức tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền.
– Thế nào là tín quyền (17) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín quyền trong khi ấy.
– Thế nào là tấn quyền (18) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn.
– Thế nào là niệm quyền (19) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là niệm quyền trong khi ấy.
– Thế nào là Ðịnh quyền (20) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm, có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là định quyền trong khi ấy.
– Thế nào là tuệ quyền (21) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tuệ quyền trong khi ấy .
– Thế nào là ý quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý quyền trong khi ấy .
– Thế nào là hỷ quyền (22) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự dễ chịu thuộc về tâm, sự cảm giác sảng khoái, dễ chiụ sanh từ tâm xúc. Ðây là hỷ quyền trong khi ấy.
– Thế nào là mạng quyền (23) trong khi ấy?
Sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp đễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn, của các pháp phi sắc ấy. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.
Và đây là tám quyền trong khi ấy.
[80] – Thế nào là năm chi thiền (24) trong khi ấy?
Tức tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm.
– Thế nào là tầm trong khi ấy? (25)
Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy. Ðây là tâm trong khi ấy.
– Thế nào là tứ (26) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, thái độ xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.
– Thế nào là hỷ (27) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phán khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây là hỷ trong khi ấy.
– Thế nào là lạc trong khi ấy (28)
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự dễ chịu thuộc về tâm, sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.
– Thế nào là nhất hành tâm (29) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.
Và đây là năm chi thiền trong khi ấy.
[81] – Thế nào là năm chi đạo (30) trong khi ấy?
Tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
– Thế nào là chánh kiến (31) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ lựa chọn cân nhắc trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông suốt, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, xắc xảo tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.
– Thế nào là chánh tư duy (32) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghỉ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy. Ðây là chánh tư duy trong khi ấy.
– Thế nào là chánh tinh tấn (33) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nổ lực, dóc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn, Ðây là chánh tinh tấn trong khi ấy.
– Thế nào là chánh niệm (34) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đảng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là chánh niệm trong khi ấy.
– Thế nào là chánh định (35) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là chánh định trong khi ấy.
Và đây là năm chi đạo trong khi ấy.
[82] – Thế nào là bảy lực (36) trong khi ấy?
Tức tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực.
– Thế nào là tín lực (37) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín lực trong khi ấy .
– Thế nào là tấn lực (38) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, siêng năng, tinh cần, nổ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủ chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là tấn lực trong khi ấy.
– Thế nào là niệm lực (39) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đảng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là niệm lực trong khi ấy.
– Thế nào là định lực (40) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là định lực trong khi ấy.
– Thế nào là tuệ lực (41) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tuệ lực trong khi ấy .
– Thế nào là tàm lực (42) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là tàm lực trong khi ấy.
– Thế nào là úy lực (43) trong khi ấy?
Trong khi ấy,sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các pháp ác bất thiện pháp. Ðây là úy lực trong khi ấy .
Và đây là bảy lực trong khi ấy.
– Thế nào là ba nhân (44) trong khi ấy?
Tức vô tham, vô sân và vô si.
– Thế nào là vô tham (45) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác; vô tham là căn thiện. Ðây là vô tham trong khi ấy.
– Thế nào là vô sân (46) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác; vô sân là căn thiện. Ðây là vô sân trong khi ấy.
– Thế nào là vô si (47) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, vô si là căn thiện. Ðây là vô si trong khi ấy.
Và đây là ba nhân trong khi ấy.
[84] – Thế nào là một xúc (48) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, sự va chạm, cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là một xúc trong khi ấy.
[85] – Thế nào là một thọ (49) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, là trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là một thọ trong khi ấy.
[86] – Thế nào là một tưởng(50) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, nhận biết, thái độ nhận biết. Ðây là một tưởng trong khi ấy.
[87] – Thế nào là một tư (51) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây là một tư trong khi ấy.
[88] – Thế nào là một tâm (52) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm trạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một tâm trong khi ấy.
[89] – Thế nào là một thọ uẩn (53) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, là trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là một thọ uẩn trong khi ấy.
[90] – Thế nào là một tưởng uẩn(54) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, nhận biết, thái độ nhận biết. Ðây là một tưởng uẩn trong khi ấy.
[91] – Thế nào là hành uẩn (55) trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân ác, chánh kiến, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, tỉnh giác, chỉ tịnh, quán minh, chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là một hành uẩn trong khi ấy.
[92] – Thế nào là một thức uẩn (56) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một thức uẩn trong khi ấy.
[93] – Thế nào là một ý xứ (57) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một ý xứ trong khi ấy.
[94] – Thế nào là một ý quyền (58) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ýxứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một ý quyền trong khi ấy.
[95] – Thế nào là một ý thức giới (59) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ýxứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một ý thức giới trong khi ấy.
[96] – Thế nào là một pháp xứ (60) trong khi ấy?
Tức thọ uẩn tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là một pháp xứ trong khi ấy.
[97] – Thế nào là một pháp giới (61)trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là một pháp giới trong khi ấy.
[98] Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
DỨT PHẦN ÐIỀU PHÁP
Chú thích:
(1) Khandha chùm, đống, khối, nhóm … thành phần của pháp thực tướng gồm có danh pháp và sắc pháp (Suññākāraṃ dhārentī’ ti khandhā), những pháp mang thực thể rỗng không gọi là UẨN.
(2) Vedanākhandha (Vedanā + khandha) ở đây nói đến tâm thiện thứ nhất, nên thành phần thọ uẩn là thọ hỷ (Somanassasahagata).
(3) Saññākkhandha (saññā + khandha).
(4) Saṅkhārakkhandha (saṅkhāra + khandha) ở đây chỉ lấy các sở hữu tâm hành uẩn phối hợp tâm đại thiện thứ nhất.
(5) Viññāṇakkhandha(viññāna + khandha) ở đây chỉ cho tâm đại thiện thứ nhất.
(6) Āyatana: cơ quan phát khởi tâm lý (Āyasaṅkhāte cittacetasikadhamme etāni tanonti vithārentī’ ti āyatanāni); gọi là xứ, tức những pháp đó nở sanh mở rộng tâm và sở hữu tâm tiên hành.
(7) Manāyatana (mana + āyatana) Ở đây chỉ cho tâm đại thiện thứ nhất.
(8) Dhammāyatana (dhamma + āyatana). Ở đây chỉ lấy các sở hữu tâm hợp tâm đại thiện thứ nhất
(9) Dhātu bản chất, bản thể, nguyên chất . . . bản thể riêng của thực pháp (nissattanijjī- vaṭṭhena dhātu, giới có nghĩa là không phải chúng sanh, không phải linh hồn. Attano sabhāvam dhāretī’ ti dhātu. Pháp tự mang thực tính gọi là giới).
(10) Manoviññāṇadhātu. Ở đây chỉ tâm đại thiện thứ nhất.
(11) Dhammadhātu ở đây lấy các sở hữu tâm hợp với tâm đại thiện thứ nhất.
(12) Āhāra, thức ăn của danh và sắc.
(13) Phassāhāra(phassa + āhāra), Sở hữu xúc sở hữu tư (Phassacetasika).
(14) Manosañcetanāhāra (manosañcetanā + āhāra), sờ hữu tư (Cetanācetasika).
(15) Viññāṇāhāra (vinnāna + āhāra Ở đây chỉ cho tâm đại thiện thứ nhất.
(16) Indriya, khả năng riêng của pháp (indantiparama-issari-yaṃ karontī’ ti indriyāni. Pháp chủ động, hoạt động độc quyền, gọi là quyền).
(17) Saddhindriya (saddhā + indriya).
(18) Viriyindriya.
(19) Satindriya.
(20) Samādhindriya.
(21) Paññindriya.
(22) Somanassindriya.
(23) Jīvitindriya.
(24) Jhānaṅga (Jhāna + aṅga)
(25) Vitakka.
(26) Vicāra.
(27) Pīti.
(28) Sukha.
(29) Cittassekaggatā
(30) Maggaṅga (magga + aṅga)
(31) Sammāditthi.
(32) Sammāsaṅkappa.
(33) Sammāvāyāma.
(34) Sammāsati.
(35) Sammāsamādhi.
(36) Bala.
(37) Saddhābala
(38) Viriyabala.
(39) satibala.
(40) Samādhibala.
(41) Paññābala.
(42) Hiribala.
(43) Ottappabala.
(44) Hetu.
(45) Alobha.
(46) Adosa.
(47) Amoha.
(48) Eko phasso.
(49) Ekā vedanā.
(50) Ekā sañña.
(51) Ekā cetanā.
(52) Ekaṃ cittaṃ.
(53) Eko vedanākkhandho.
(54) Eko saññakkhandho.
(55) Eko Saṅkhārakkhandho.
(56) Eko viññakkhandho.
(57) Ekaṃ manāyatanaṃ.
(58) Ekaṃ manidriyaṃ
(59) Ekā manoviññāṇdhātu.
(60) Ekaṃ dhammāyatanaṃ.
(61) Ekā dhammadhātu.
PHẦN KHÔNG TÁNH (SUÑÑATĀVĀRA) (1)
[99] Lại nữa, trong khi ấy có pháp, có uẩn có xứ, có giới, có thực, có quyền có thiền, có đạo, có lực, có nhân, có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm có thọ uẩn có tưởng uẩn, có hành uẩn, có thức uẩn có ý xứ có ý quyền, có ý thức giới, có pháp xứ, có pháp giới, hoặc là có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[100] – Thế nào là các pháp trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây løà các pháp trong khi ấy.
[101] – Thế nào là các uẩn trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây là các uẩn trong khi ấy.
[102] – Thế nào là các xứ trong khi ấy?
Tức ý xứ và pháp xứ. Ðây là các xứ trong khi ấy.
[103] – Thế nào là các giới trong khi ấy?
Tức là ý thức giới và pháp giới. Ðây là các giới trong khi ấy.
[104] – Thế nào là các thực trong khi ấy?
Tức xúc thực, ý tư thực và thức thực. Ðây là các thực trong khi ấy.
[105] – Thế nào là các quyền trong khi ấy?
Tức tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, và mạng quyền. Ðây là các quyền trong khi ấy.
[106] – Thế nào là thiền trong khi ấy?
Tức tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất hành tâm. Ðây là các thiền trong khi ấy?
[107] – Thế nào là đạo trong khi ấy?
Tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là đạo trong khi ấy.
[108] – Thế nào là các lực trong khi ấy?
Tức tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực. Ðây là các lực trong khi ấy.
[109] – Thế nào là các nhân trong khi ấy?
Tức vô tham, vô sân, vô si. Ðây là các nhân trong khi ấy.
[110] – Thế nào là xúc trong khi ấy?… (trùng) …
Ðây là xúc trong khi ấy.
[111] – Thế nào là thọ trong khi ấy?…(trùng)…
Ðây là thọ trong khi ấy.
[112] – Thế nào là tưởng trong khi ấy? …(trùng)…
Ðây là tưởng trong khi ấy.
[113] – Thế nào là tư trong khi ấy?…(trùng)…
Ðây là tư trong khi ấy.
[114] – Thế nào là tâm trong khi ấy? …(trùng)…
Ðây là tâm trong khi ấy.
[115] – Thế nào là thọ uẩn trong khi ấy? …(trùng)…
Ðây là thọ uẩn trong khi ấy.
[116] – Thế nào là tưởng uẩn trong khi ấy? …(trùng)…
Ðây là tưởng uẩn trong khi ấy.
[118] – Thế nào là thức uẩn trong khi ấy? …(trùng)…
Ðây là thức uẩn trong khi ấy.
[119] – Thế nào là ý xứ trong khi ấy? …(trùng)…
Ðây là ý xứ trong khi ấy.
[120] – Thế nào là ý quyền trong khi ấy? …(trùng)…
Ðây là ý quyền trong khi ấy.
[121] – Thế nào là ý thức giới trong khi ấy? …(trùng)…
Ðây là ý thức giới trong khi ấy.
[122] – Thế nào là pháp xứ trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là pháp xứ trong khi ấy.
[123] – Thế nào là pháp giới trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là pháp giới trong khi ấy.
[124] – Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện trong khi ấy.
DỨT PHẦN KHÔNG TÁNH
DỨT TÂM THỨ NHẤT
Chú thích:
(1) Suññatā (suññā + tā)
TÂM THỨ HAI (1)
[125] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn (2) bắt cảnh sắc… (trùng)… cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
DỨT TÂM THỨ HAI
TÂM THỨ BA (3)
[126] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khỏi câu hành hỷ bất tương ưng trí, bắt cảnh sắc… (trùng)… cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô tham ác, có vô sân ác, có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hay là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[127] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có bảy quyền, có năm chi thiền, có bốn chi đạo, có sáu lực, có hai nhân, có một xúc …(trùng).. có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
[128] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, hỷ quyền, mạng quyền, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân ác, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy …(trùng)…
Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
DỨT TÂM THỨ BA.
TÂM THỨ TƯ (4)
[129] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ bất tương ưng trí (5) hữu dẫn, bắt cảnh sắc …(trùng)… cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
DỨT TÂM THỨ TƯ
TÂM THỨ NĂM (6).
[130] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành xả (7) tương ưng trí, bắt cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tuệ lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô si, có vô tham ác, có vô sân ác, có chánh kiến, có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có tỉnh giác, có chỉ tịnh, có quán minh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy, có những sắc pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[131] – Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, các pháp là sự đụng chạm, va chạm, cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
– Thế nào là thọ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, sanh từ xúc ý thức giới đó, cách cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ cảm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy …(trùng)…
– Thế nào là xả (8) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, cách cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc từ tâm xúc. Ðây là xả trong khi ấy …(trùng)…
– Thế nào là xả quyền trong khi ấy? (9)
Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, cách cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ cảm xúc. Ðây là xả quyền trong khi ấy.
Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[132] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có bốn chi thiền, có năm chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc …(trùng).. có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
[133] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân ác, chánh kiến, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, tỉnh giác, chỉ tịnh, quán minh, chiếu cố, bất phóng dật hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy…(trùng)…
Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
DỨT TÂM THỨ NĂM
TÂM THỨ SÁU (10)
[134] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc …(trùng)… cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
DỨT TÂM THỨ SÁU
TÂM THỨ BẢY (11).
[135] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khỏi câu hành xả tương ưng trí, bắt cảnh sắc …(trùng)… cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô tham ác, có vô sân ác, có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
[136] – Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có bảy quyền, có bốn chi thiền, có bốn chi đạo, có sáu lực, có hai nhân, có một xúc … (trùng) … có một xứ, có một giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện … (trùng)…
[137] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, mạng quyền, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân ác, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy…(trùng)…
DỨT TÂM THỨ BẢY
TÂM THỨ TÁM (12).
[138] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc … (trùng) … cảnh pháp hoặc cảnh chi; trong khi ấy có xúc …(trùng) …
Có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
DỨT TÂM THỨ TÁM
DỨT TÁM TÂM ÐẠI THIỆN DỤC GIỚI
DỨT PHẦN THỨ HAI BẤT THIỆN TƯ
Chú thích:
(1) Chỉ tâm thiện dục giới thứ hai, tức là tâm đại thiện câu hành tương ưng trí hữu dẫn (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ mahākusalacittaṃ).
(2) Sasaṅkhārikaṃ, tâm sân khởi phải nhờ động lực thúc đẩy. Tâm sân khởi không cần động lực thúc đẩy, gọi là Vô Dẫn (asaṅkhārikaṃ).
(3) Là tâm đại thiện câu hành hỷ bất tương ưng trí vô dẫn (somanassahagataṃ) ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).
(4) Là chỉ cho tâm đại thiện câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn (somanassasahagataṃ ñāṇavippyuttaṃ sasaṅkhārikaṃ mahākusacittaṃ).
(5) Ñāṇavippayuttaṃ, tâm mà không có trí phối hợp.
(6) Là chỉ cho tâm đại thiện câu hành xả tương ưng trí vô dẫn (upekkhāsahagataṃ ñāṇa – sampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ mahākusalacittaṃ).
(7) Upckkhāsahagataṃ, tức là tâm có cảm giác khôngvui không buồn, thản nhiên hay là tâm thọ xả.
(8) Upekkhā (upa + (√ikkh) cảm giác tâm lý không vui không buồn, không khổ không lạc. Ở đây là sở hữu thọ xaû (upekkhāvedanācetasika).
(9) Upekkhindriya (upekkhā + indriya).
(10) Là chỉ tâm đại thiện thọ xả tương ưng trí hữu dẫn (upekkhāsahagataṃ ñāṇsampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ mahākuaslācittaṃ)
(11) Là chỉ đại thiện câu hành xả bất tương ưng trí vô dẫn (upekkāsahagataṃ ñānavip – payuttaṃ asaṅkhārikaṃ mahākusalacittaṃ)
(12). Là tâm đại thiện câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn (Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ mahākusalacittaṃ)
THIỆN SẮC GIỚI (RŪPĀVACARAKUSALA)
THIỀN HOÀN TỊNH (Kasiṇajhānaṃ) (1)
THIỀN BỐN BẬC (2)
[139] – Thế nào là các pháp thiện? (3).
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục, ly các bất thiện pháp, chứng và trú sơ thiền đề mục đất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[140] – Thế nào là các pháp thiện? (4).
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm, tứ, chứng và trú nhị thiền đề mục đất, một trạng thái hỷ lạc sanh từ định, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tâm, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn …(trùng)… có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
[141] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có ba chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc … (trùng) … có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện … (trùng) …
[142] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, hỷ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, …(trùng)… chiếu cố, bất phóng dật hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy…(trùng)… đây là các pháp thiện.
[143] – Thế nào là các pháp thiện? (5).
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly hỷ trú xả, ức niệm tiûnh giác, thân cảm lạc thọ, điều mà Chư Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú tam thiền đề mục đất; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tầm, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn …(trùng)… có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[144] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có hai chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc … (trùng) … có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện … (trùng) …
[145] – Thế nào là các hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn, …(trùng)… chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy…(trùng)… đây là các pháp thiện.
[146] – Thế nào là các pháp thiện (6).
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú tứ thiền đề mục đất, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tầm, có xả có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn …(trùng)… có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[147] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có hai chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc … (trùng) … có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện … (trùng) …
[148] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn, …(trùng)… chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là các pháp thiện.
DỨT THIỀN BỐN BẬC
Chú thích:
(1) Kasiṇajhāna, thiền tu theo đề mục hoàn tịnh, tức là thiền sắc giới. Có 10 đề mục hoàn tịnh (kasiṇa) là: đất, nước, lửa, gió, xanh, và, đỏ, trắng, hư không và ánh sáng.
(2) Thiền sắc giới, nói theo sự tu chứng hay nói theo hệ King Tạng thì có bốn bậc là: Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.
(3) Pháp thiện ở đây chỉ cho tâm thiện sơ thiền (paṭhamajjhānakusalacitta), cùng sở hữu hợp trong tâm ấy.
(4) Pháp thiện này chỉ cho tâm thiện nhị thiền (dutiyajjhāṇakusalacitta) cùng với các sở hữu hợp trong tâm ấy.
(5) Pháp thiện nầy chỉ tâm thiện tam thiền (tatiyajjhāṇakusalacitta) cùng các sở hữu hợp trong tâm ấy.
(6) Pháp thiện nầy chỉ cho tâm thiện tứ thiền (catutthajjhāṇakusala) cùng sở hữu hợp trong tâm ấy.
THIỀN NĂM BẬC (1)
[149] – Thế nào là các pháp thiện? (2)
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[150] – Thế nào là các pháp thiện? (3).
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chứng và trú nhị thiền đề mục đất, một trạng thái hỷ lạc sanh từ định, không tầm có tứ; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn …(trùng)… có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
[151] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có bốn chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc … (trùng) … có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện … (trùng) …
[152] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tứ, hỷ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn, …(trùng)… chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[153] – Thế nào là các pháp thiện? (4)
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm, tứ …(trùng)… chứng và trú tam thiền đề mục đất, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn …(trùng)… có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
[154] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có ba chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc … (trùng) … có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện … (trùng) …
[155] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, hỷ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn, …(trùng) … chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy…(trùng)… Ðây là pháp thiện.
[156] – Thế nào là các pháp thiện? (5)
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly hỷ …(trùng) … chứng và trú tứ thiền về mục đất; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn …(trùng)… có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
[157] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có hai chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc … (trùng) … có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện … (trùng) …
[158] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn, …(trùng)… chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy…(trùng)… Ðây là pháp thiện.
[159] – Thế nào là các pháp thiện? (6)
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, đoạn trừ lạc …(trùng)… chứng và trú ngũ thiền đề mục đất, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có xả có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn …(trùng)… có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
[160] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có hai chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc … (trùng) … có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện … (trùng) …
[161] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn, …(trùng)… chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy…(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
DỨT THIỀN NĂM BẬC
Chú thích:
(1) Thiền sắc giới kể theo chi pháp, hay theo hệ vi diệu pháp thì có năm bậc là: Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền và ngũ thiền. Nhị thiền theo bốn bậc thì vắng lặng tầm tứ, theo năm bậc thì chỉ diệt tầm, tam thiền mới diệt tứ. Như vậy, nhị thiền và tam thiền năm bậc tương đương với nhị thiền bốn bậc.
(2) Pháp thiện này chỉ có sơ thiền (Paṭhamajjhāna).
(3) Pháp thiện này chỉ cho nhị thiền (dutiyajjhāna).
(4) Pháp thiện này chỉ cho tam thiền (tatiyajjhāna).
(5) Pháp thiện này chỉ cho tứ thiền (Catutthajjhāna).
(6) Pháp thiện này chỉ cho ngũ thiền (pañcamajjhāna).
BỐN TIẾN TRÌNH (CATASSO PAṬIPADĀ) (1)
[162] – Thế nào là pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[163] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc cấp; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[164] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc trì; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[165] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[166] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm, tứ …(trùng)… chứng và trú nhị thiền …(trùng)… tam thiền …(trùng)… tứ thiền …(trùng)… sơ thiền …(trùng)… ngũ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì …(trùng)… đề mục đất, hành nan đắc cấp trùng …(trùng)… đề mục đất, hành dị đắc trì, … (trùng) … đề mục đất, hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
DỨT BỐN TIẾN TRÌNH
BỐN CẢNH (CATTĀRI ĀRAMMAṆĀNI) (2)
[167] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[168] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[169] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[170] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[171] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm, tứ …(trùng)… chứng và trú nhị thiền …(trùng)… tam thiền …(trùng)… tứ thiền …(trùng)… sơ thiền …(trùng)… ngũ thiền đề mục đất, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu …(trùng)… đề mục đất, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng …(trùng)… đề mục đất, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu … (trùng) … đề mục đất, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
DỨT BỐN CẢNH
TÁM ÐỀ MỤC HOÀN TỊNH (3)
MƯỜI SÁU CÁCH (AṬṬHAKASIṆAM SOḶASAKKHATTUKAṂ) (4)
[172] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc…(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[173] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc…(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[174] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[175] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc…(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc…(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
[176] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm, tứ …(trùng)… chứng và trú nhị thiền …(trùng)… tam thiền …(trùng)… tứ thiền …(trùng)… sơ thiền …(trùng)… ngũ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu …(trùng)… đề mục đất, hành nan đắc trì năng lực hy thiểu cảnh vô lượng …(trùng)… đề mục đất, hành nan đắc trì năng lực vô lượng cảnh hy thiểu …(trùng)… đề mục đất hành nan đắt trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng …(trùng)… đề mục đất, hành nan đắc cấp năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu …(trùng)… đề mục đất, hành nan đắc cấp năng lực hy thiểu cảnh vô lượng …(trùng)… đề mục đất, hành nan đắc cấp năng lực vô lượng cảnh hy thiểu …(trùng)… đề mục đất, hành nan đắt cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng …(trùng)… đề mục đất,hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu …(trùng)… đề mục đất,ø hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng …(trùng)… đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu …(trùng)… đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng …(trùng)… đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu …(trùng)… đề mục đất,ø hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng …(trùng)… đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu …(trùng)… đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
DỨT THIỆN MƯỜI SÁU CÁCH – ÐỀ MỤC ÐẤT
[177] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền đề mục nước …(trùng)… đề mục lửa …(trùng)… đề mục gió …(trùng)… đề mục xanh …(trùng)… đề mục vàng …(trùng)… đề mục đỏ …(trùng)… đề mục trắng …(trùng)… ; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
DỨT TÁM ÐỀ MỤC HOÀN TỊNH – CHIA MƯỜI SÁU CÁCH
ÐỀ MỤC THẮNG XỨ (ABHIBHĀYATANAKASINA)
[178] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục…(trùng)… chứng và trú sơ thiền, trong khi ấy có xúc …(trùng) … có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, vắng lặng tầm tứ…(trùng)… chứng và trú nhị thiền, tam thiền …(trùng)… tứ thiền …(trùng)… sơ thiền …(trùng)… ngũ thiền; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
BỐN TIẾN TRÌNH (Paṭipadā)
[179] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng : “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền, hành dị đắt trì; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền, hành dị đắt cấp; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, vắng lặng tầm tứ…(trùng)… chứng và trú nhị thiền, tam thiền …(trùng)… tứ thiền …(trùng)… sơ thiền …(trùng)… ngũ thiền, hành nan đắc trì …(trùng)… hành nan đắc cấp …(trùng)… hành dị đắt trì …(trùng)… hành dị đắt cấp; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
DỨT BỐN TIẾN TRÌNH
HAI CẢNH (Dve-ārammaṇāni) (5)
[180] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng : “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng : “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … , tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu … (trùng) … năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc … (trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
DỨT HAI CẢNH
CHIA THIỀN TÁM CÁCH (Aṭṭhakkhattukajjhāna) (6)
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, năng lực hy thiểu, cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì , năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục …(trùng)… chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp, năng lực vô lượng, cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc …(trùng)… có bất phóng dật …(trùng)… Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu, cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc trì, năng lực vô lượng, cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu, cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện .
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng, cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, vắng lặng tầm, tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền, hành nan đắc trì, năng lực hy thiểu, cảnh hy thiểu … (trùng) … hành nan đắc trì, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu … (trùng) … hành nan đắc cấp, năng lực hy thiểu … (trùng) … hành nan đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu … (trùng) … hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu … (trùng) … hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu … (trùng) … hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu … (trùng) … hành dị đắc cấp năng lực vô lượng cảnh hy thiểu … (trùng) … trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
DỨT THIỀN CHIA TÁM CÁCH
[182] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, tốt xấu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, tốt xấu, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền, trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
Ðây là thiền tám cách khác.
[183] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy”, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền, trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
BỐN TIẾN HÀNH (CATASSOPAṬIPADĀ)
[184] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy”, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy”, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy”, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy”, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy”,vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền, tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
DỨT BỐN TIẾN TRÌNH.
HAI CẢNH . (Dve-ārammaṇāni).
[185] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy”, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, năng lực hy thiểu, cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy”, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, năng lực vô lượng, cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy” vắng lặng tầm tứ (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng … (trùng) … năng lực vô lượng, cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
DỨT HAI CẢNH
THIỀN TÁM CÁCH KHÁC (Aṭṭhakkhattukajjhāna)
[186] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghỉ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy,” ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghỉ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy,” ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghỉ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy,” ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghỉ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy,” ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghỉ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy,” ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghỉ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy,” ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghỉ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy,” ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghỉ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy,” ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghỉ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy,” vắng lặng tầm tứ …(trùng) … chứng và trú nhị … (trùng) … tam thiền, … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền, hành nan đắc trì, năng lực hy thiểu, cảnh vô lượng … (trùng) … hành nan đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng … (trùng) … hành nan đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng … (trùng) … hành nan đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng … (trùng) … hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng … (trùng) … hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng … (trùng) … hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng … (trùng) … hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng … (trùng) … ; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
DỨT THIỀN TÁM CÁCH KHÁC.
THIỀN TÁM CÁCH KHÁC NỮA (Aṭṭhakkhattukajjhāna).
[187] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, tốt, xấu, nghỉ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy,” ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, tốt, xấu, nghỉ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy,” vắng lặng tầm tứ …(trùng) … chứng và trú nhị … (trùng) … tam thiền, … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
Ðây là thiền tám cách khác.
CHIA MƯỜI SÁU CÁCH. (Soḷasakkhattuka).
[188] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc xanh, màu xanh, xanh trong, xanh lấp lánh, nghỉ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy,” ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vàng, màu vàng, vàng trong, vàng lấp lánh … (trùng) … sắc đỏ tươi, màu đỏ, đỏ trong, đỏ lấp lánh … (trùng) … sắc trắng, màu trắng, trắng trong, trắng lấp lánh, nghĩ rằng: “sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy,” ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
Ðây là các thắng xứ chia mười sáu cách.
DỨT ÐỀ MỤC THẮNG XỨ.
BA GIẢI THOÁT (TĪNI VIMOKKHĀNI) (7)
[189] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, có sắc, thấy các sắc, ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc, ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, nghĩ rằng: “tốt”, ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
Ðây là ba giải thoát chia làm mười sáu cách.
DỨT BA GIẢI THOÁT.
BỐN THIỀN PHẠM TRÚ (CATTĀRI BRAHMAVIHĀRAJJHĀNĀNI) (8)
[190] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền, câu hành từ tâm; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm tứ …(trùng) … chứng và trú nhị thiền câu hành từ tâm; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly hỷ chứng và trú tam thiền câu hành từ tâm; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục chứng và trú sơ thiền câu hành từ tâm; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chứng và trú nhị thiền câu hành từ tâm một trạng thái hỷ lạc sanh từ định, không tầm có tứ; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm tứ …(trùng) … chứng và trú tam thiền câu hành từ tâm; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly hỷ … (trùng) … chứng và trú tứ thiền câu hành từ tâm; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp bất thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền câu hành bi tâm; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm tứ chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … tứ thiền câu hành bi tâm; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền câu hành hỷ tâm; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm tứ …(trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … tứ thiền câu hành hỷ tâm; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, đoạn trừ lạc …(trùng) … chứng và trú tứ thiền câu hành xả tâm; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
ÐÂY LÀ BỐN THIỀN PHẠM TRÚ CHIA THÀNH MƯỜI SÁU CÁCH.
THIỀN BẤT TỊNH TƯỞNG (Asubhajjhāna) (9)
[191] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục …(trùng) … chứng và trú sơ thiền câu hành tưởng tử thi sình; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới,ly các dục, chứng và trú sơ thiền câu hành tưởng tử thi tái sanh … (trùng) … câu hành tưởng tử thi có nước vàng … (trùng) … câu hành tưởng tử thi bị cắt đoạn … (trùng) … câu hành tưởng tử thi bị thú ăn … (trùng) … câu hành tưởng tử thi rã rời … (trùng) … câu hành tưởng tử thi bị bầm nát … (trùng) … câu hành tưởng tử thi máu đọng … (trùng) … câu hành tưởng tử thi dòi tửa … (trùng) … câu hành tưởng hài cốt; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện … (trùng) …
DỨT THIỀN BẤT TỊNH TƯỞNG CHIA THÀNH MƯỜI SÁU CÁCH
DỨT THIỆN SẮC GIỚI
Chú thích:
(1) Catasso paṭipadā, bốn cách tu chứng laø: dukkhāpaṭipadaṃ dandhāhbiññam hành nan đắc trì (hành khó đắc chậm); dukkhāpaṭipadaṃ dandhāhbiññam hành nan đắc cấp (hành khó đắc nhanh); dukkhāpaṭipadaṃ dandhāhbiññam hành dị đắc trì (hành dễ đắc chậm); dukkhāpaṭipadaṃ dandhāhbiññam hành dị đắc cấp (hành dễ đắc nhanh). Tu chứng năm bậc thiền theo bốn cách.
(2) Cattāri ārammaṇāni, tức là: parittaṃ parittārammaṇaṃ năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; parittaṃ parittārammaṇaṃ năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; parittaṃ parittārammaṇaṃ năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; parittaṃ parittārammaṇaṃ năng lực vô lượng cảnh vô lượng. Tu chứng năm bậc thiền, mỗi bậc thiền có bốn cảnh.
(3) Tám đề mục hoàn tịnh(kasiṇa) là: đề mục đất, đề mục nước, đề mục lửa, đề mục gió, đề mục màu xanh, đề mục màu vàng, đề mục màu đỏ, đề mục màu trắng, ở đây lại không lấy hai đề mục hư không và ánh sáng (?)
(4) Bốn hành trình (paṭipadā), mỗi hành trình có bốn cảnh (ārammaṇa) thành ra mười sáu cách).
(5) Ðối với thiền đề mục hoàn tịnh (kasiṇa) thì được bốn cảnh (ārammaṇa), còn với thiền đề mục thắng xưù (abhibhāyatana) thì chỉ có hai cảnh là: (parittaṃ parittāram – maṇaṃ) năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; (appamānaṃ parittārammaṇaṃ) năng lực vô lượng cảnh hy thiểu.
(6) Thiền đề mục thắng xứ (abhibhāyatana) có hai cảnh, nhân với bốn tiến trình (paṭipadā), do đó trở thành tám cách.
(7) Tīni vimokkhāni ba giải thoát là: annmittavimokkha (vô tướng giải thoát) suññatavimokkha (không tánh giải thoát), appanihitavimokkha (phi nội giải thoát).
(8) Brahamavihāra phạm trú, tức thiền tu bốn đề mục vô lượng tâm (appamañña) là: Tưø (mettā), bi (karuṇā), hỷ (muditā) và xả (upekkhā).
(9) Thiền bất tịnh tưởng (asubhajjhāna) là thiền tu với các đề mục tưởng tử thi. Có đề mục tử thi tưởng là: tử thi sình (uddhumātaka), tử thi tái sanh (vinīlaka), tử thi có nước vàng (vipubbaka), tử thi bị cắt đoạn (vicchiddaka), tử thi bị thú ăn (vikkhāyita), tử thi rã rời (vikkhittaka), tử thi bị bầm nát (hatavikkhittaka), tử thi máu đọng (lohitaka), tử thi dòi tửa (puḷụvaka) và tử thi hài cốt (aṭṭhika).
THIỆN VÔ SẮC GIỚI (ARŪPĀVACARAKUSALA)
BỐN THIỆN VÔ SẮC (Cattārārūpajjhāna)
[192] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, vượt qua mọi sắc tưởng (1), dập tắt các đối ngại tưởng (2), không tác ý dị biệt tưởng (3) và đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng không vô biên xứ, câu hành xả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, vượt qua mọi không vô biên xứ, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng, thức vô biên xứ, câu hành xả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi thức vô biên xứ, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc … (trùng) … trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi thức vô sở hữu, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ, câu hành xả, trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện
BỐN THIỆN VÔ SẮC CHIA THÀNH 16 CÁCH
DỨT THIỆN VÔ SẮC
-ooOoo-
PHÁP THIỆN BA CÕI (Kusalā dhammā tebhūmikā)
CHIA THEO BA BẬC THIỆN DỤC GIỚI (Kāmāvacarakusala)
[193] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … dục trưởng (4) … (trùng) … cần trưởng (5) … (trùng) … tâm trưởng (6) … (trùng) … thẩm trưởng (7) … (trùng) … dục trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … cần trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … tâm trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … thẩm trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn … (trùng) … câu hành hỷ bất tương ưng trí … (trùng) … câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn … (trùng) … câu hành xả tương ưng trí … (trùng) … câu hành xả tương ưng trí hữu dẫn … (trùng) … câu hành xả bất tương ưng trí … (trùng) … câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … dục trưởng … (trùng) … cần trưởng … (trùng) … tâm trưởng … (trùng) … dục trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … cần trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … tâm trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … trong khi đó có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
DỨT TÂM THIỆN DỤC GIỚI
THIỆN SẮC GIỚI (Rūpāvacarakusala) (8)
[194] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền đề mục đất, bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … dục trưởng … (trùng) … cần trưởng … (trùng) … tâm trưởng … (trùng) … thẩm trưởng … (trùng) … dục trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … cần trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … tâm trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … thẩm trưởng … (trùng) … bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền … (trùng) … đề mục đất, bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … dục trưởng … (trùng) … cần trưởng … (trùng) … tâm trưởng … (trùng) … thẩm trưởng … (trùng) … dục trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … cần trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … tâm trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … thẩm trưởng … (trùng) … bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng; trong khi đó có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
DỨT THIỆN SẮC GIỚI
THIỆN VÔ SẮC GIỚI (Arūpāvacarakusala)
[195] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi sắc tưởng, dập tắc các đối ngại tưởng không tác ý dị biệt tưởng, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng không vô biên xứ, bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … dục trưởng … (trùng) … cần trưởng … (trùng) … tâm trưởng … (trùng) … thẩm trưởng … (trùng) … dục trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … (trùng) … tâm trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … thẩm trưởng … (trùng) … bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi không vô biên xứ, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng ly các dục … (trùng) … chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng thức vô biên xứ bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … dục trưởng … (trùng) … cần trưởng … (trùng) … tâm trưởng … (trùng) … thẩm trưởng … (trùng) … dục trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … cần trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … tâm trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … thẩm trưởng … (trùng) … bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi thức vô biên xứ, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng vô sở hữu xứ bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … dục trưởng … (trùng) … cần trưởng … (trùng) … tâm trưởng … (trùng) … thẩm trưởng … (trùng) … dục trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … cần trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … tâm trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … thẩm trưởng … (trùng) … bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … dục trưởng … (trùng) … cần trưởng … (trùng) … tâm trưởng … (trùng) … thẩm trưởng … (trùng) … dục trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … cần trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … tâm trưởng bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng … (trùng) … thẩm trưởng … (trùng) … bậc hạ … (trùng) … bậc trung … (trùng) … bậc thượng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
DỨT THIỆN VÔ SẮC GIỚI
Chú thích:
(1) Rūpasaññā
(2) Paṭighasaññā
(3) Nānattasaññā
(4) Chandādhipateyya
(5) Viriyāadhipateyya
(6) Cittādhipateyya
(7) Vīmaṃsādhipateyya
(8) Thuộc thiền hiệp thế (lokiyajjhāna) hay thiền đáo đại (mahaggatajhāna), gồm có bốn hoặc năm tâm, tức là: sơ thiền, nhị thiền, tam thiên, tứ thiền hoặc ngũ thiền .
TÂM THIỆN SIÊU THẾ (LOKUTTARAKUSALACITTA)
TÂM ÐẠO THỨ NHẤT (Pathama magga citta) (1)
[196] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất (2), nhân đến tịch diệt (3), đoạn trừ thiên kiến (4), chứng đạt đệ nhất địa vức (5), ly các dục, ly các bất thiện pháp chứng và trú sơ thiền (6), hành nan đắc trì, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ; trong khi ấy, có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có tri vị tri quyền, có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có chánh ngữ, có chánh mạng, có chánh nghiệp, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tuệ lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô si, có vô tham ác, có vô sân ác, có chánh kiến, có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có tỉnh giác, có chỉ tịnh, có quán minh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[197] – Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy pháp mà va chạm, đụng chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
[198] – Thế nào là thọ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm sanh từ xúc ý thức giới đó, là trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.
[199] – Thế nào là tưởng trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết sanh, thái độ nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tưởng trong khi ấy.
[200] – Thế nào là tư trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.
[201] – Thế nào là tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là tâm trong khi ấy.
[202] – Thế nào là tầm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tầm trong khi ấy.
[203] – Thế nào là tứ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, trạng thái xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.
[20 – Thế nào là hỷ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự vui mừng, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm, hỷ giác chi. Ðây là hỷ trong khi ấy.
[205] – Thế nào là lạc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ dễ chịu, sảng khoái sanh từ tâm xúc, sư cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.
[206] – Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.
[207] – Thế nào là tín quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín quyền trong khi ấy.
[208] – Thế nào là tấn quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tấn quyền trong khi ấy.
[209] – Thế nào là niệm quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là niệm quyền trong khi ấy.
[210] – Thế nào là định quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là định quyền trong khi ấy.
[211] – Thế nào là tuệ quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tuệ quyền trong khi ấy.
[212] – Thế nào là ý quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý quyền trong khi ấy.
[213] – Thế nào là hỷ quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là hỷ quyền trong khi ấy.
[214] – Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?
Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc đó. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.
[215] – Thế nào là tri vị tri quyền (7)trong khi ấy?
Trí tuệ mà pháp chưa từng biết, thấy pháp chưa từng thấy, chứng đạt pháp chưa từng chứng đạt, hiểu pháp chưa từng hiểu pháp tác chứng pháp chưa từng tác chứng, trí tuệ; pháp là trí hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, mẩn, mẩn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tri vị tri quyền trong khi ấy.
[216] – Thế nào là chánh kiến trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẩn, mẩn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.
[217] – Thế nào là chánh tư duy trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh tư duy trong khi ấy.
[218] – Thế nào là chánh ngữ trong khi ấy? (8)
Trong khi ấy, sự chừa bỏ, sự kiên tránh, sự ngăn ngừa, sự chừa cải, sự không làm, sự không hợp tác, sự không vi phạm, sự không vượt quá giới hạn … sự trừ khử bốn khẩu ác hạnh, chánh ngữ, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh ngữ trong khi ấy.
[219] – Thế nào là chánh nghiệp (9) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự chừa bỏ, sự kiên tránh, sự ngăn trừ, sự chừa cải, sự không làm, sự không hợp tác, sự không vi phạm, sự không vượt quá giới hạn … sự trừ khử ba thân ác hạnh, chánh nghiệp, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh nghiệp trong khi ấy.
[220] – Thế nào là chánh mạng (10) (11)trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự chừa bỏ, sự kiên tránh, sự ngăn ngừa, sự chừa cải, sự không làm, sự không hợp tác, sự không vi phạm, sự không vượt quá giới hạn … sự trừ khử tà mạng, chánh mạng, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh mạng trong khi ấy.
[221] – Thế nào là chánh tinh tấn trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh tấn, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh tinh tấn trong khi ấy.
[222] – Thế nào là chánh niệm trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo liên quan đạo.Ðây là chánh niệm trong khi ấy.
[223] – Thế nào là chánh định trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh định trong khi ấy.
[224] – Thế nào là tín lực trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín lực trong khi ấy.
[225] – Thế nào là tấn lực trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, không nhủn chí, nghị lực không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tấn lực trong khi ấy.
[226] – Thế nào là niệm lực trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là niệm lực trong khi ấy.
[227] – Thế nào là định lực trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là định lực trong khi ấy.
[228] – Thế nào là tuệ lực trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẩn, mẩn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tuệ lực trong khi ấy.
[229] – Thế nào là tàm lực trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là tàm lực trong khi ấy.
[230] – Thế nào là úy lực trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi , sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là úy lực trong khi ấy.
[231] – Thế nào là vô tham trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây là vô tham trong khi ấy.
[232] – Thế nào là vô sân trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác, vô sân là căn thiện. Ðây là vô sân trong khi ấy.
[233] – Thế nào là vô si trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẩn, mẩn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là vô si trong khi ấy.
[234] – Thế nào là vô tham ác trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây là vô tham ác trong khi ấy.
[235] – Thế nào là vô sân ác trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác, vô sân là căn thiện. Ðây là vô sân ác trong khi ấy.
[236] – Thế nào là chánh kiến trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẩn, mẩn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.
[237] – Thế nào là tàm trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là tàm trong khi ấy.
[238] – Thế nào là úy trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là úy trong khi ấy.
[239] – Thế nào là tịnh thân trong khi ấy?
Trong khi ấy, tịnh là sự yên lặng, tỉnh lặng, lắng dịu, an tịnh, trạng thái an tịnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, tịnh giác chi. Ðây là tịnh thân trong khi ấy.
[240] – Thế nào là tịnh tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự yên lặng, tỉnh lặng, lắng dịu, an tịnh, trạng thái an tịnh của thức uẩn, tịnh giác chi. Ðây là tịnh tâm trong khi ấy.
[241] – Thế nào là khinh thân trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhẹ nhàng, sự biến chuyển nhẹ nhàng, không chậm chạp, không chần chừ của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là khinh thân trong khi ấy.
[242] – Thế nào là khinh tâm trong khi ấy trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhẹ nhàng, sự biến chuyển nhẹ nhàng, không chậm chạp, không chần chừ của thức uẩn. Ðây là khinh tâm trong khi ấy.
[243] – Thế nào là nhu thân trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhuyễn, sự mềm mại, trạng thái không thô cứng, trạng thái không cương ngạnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là nhu thân trong khi ấy.
[244] – Thế nào là nhu tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhuyễn, sự mềm mại, trạng thái không thô cứng, trạng thái không cương ngạnh của thức uẩn. Ðây chính là nhu tâm trong khi ấy.
[245] – Thế nào là thích thân trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự thích nghi, cách thích nghi, tình trạng thích nghi của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là thích thân trong khi ấy.
[246] – Thế nào là thích tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự thích nghi, cách thích nghi, tình trạng thích nghi của thức uẩn. Ðây là thích tâm trong khi ấy.
[247] – Thế nào là thuần thân trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự thuần thục, cách thuần thục, của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là thuần thân trong khi ấy.
[248] – Thế nào là thuần tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của thức uẩn. Ðây là thuần tâm trong khi ấy.
[249] – Thế nào là chánh thân trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong quẹo, không vặn vẹo, không quanh co của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là chánh thân trong khi ấy.
[250] – Thế nào là chánh tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong quẹo, không vặn vẹo, không quanh co của thức uẩn. Ðây là chánh tâm trong khi ấy.
[251] – Thế nào là niệm trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là niệm trong khi ấy.
[252] – Thế nào là tỉnh giác (12) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chỉ tịnh trong khi ấy.
[254] – Thế nào là quán minh trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẩn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là quán minh trong khi ấy.
[255] – Thế nào là chiếu cố trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ quên phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chiếu cố trong khi ấy.
[256] – Thế nào là bất phóng dật trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm, pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là bất phóng dật trong khi ấy.
[257] Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[258] Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có chín quyền, có năm chi thiền, có tám chi giới, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc, có một thọ, có một tưởng, có một tư, có một tâm, có một thọ uẩn, có một tưởng uẩn, có một hành uẩn, có một thức uẩn, có một ý xứ, có một ý quyền, có một ý thức giới, có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện … (trùng) …
[259] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, mạng quyền, tri vị tri quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân ác, chánh kiến, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, tỉnh giác, chỉ tịnh, quán minh, chiếu cố, bất phóng dật, hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là các hành uẩn trong khi ấy … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
DỨT PHẦN DẪN HẸP BỐN
PHẦN DẪN RỘNG HAI MƯƠI (13)
PHẦN THUẦN TIẾN TRÌNH (Suddhikapaṭipadā)
[260] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … đây là các pháp thiện.
[261] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … đây là các pháp thiện.
[26] Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … đây là các pháp thiện.
[263] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … đây là các pháp thiện.
[264] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền, … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền, hành nan đắc trì … (trùng) … hành nan đắc cấp … (trùng) … hành dị đắc trì … (trùng) … hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … đây là các pháp thiện.
DỨT PHẦN THUẦN TIẾN TRÌNH
PHẦN KHÔNG TÁNH (Suññataṃ)
[265] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … đây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền không tánh; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … đây là các pháp thiện.
DỨT PHẦN KHÔNG TÁNH
PHẦN TIẾN TRÌNH CĂN KHÔNG TÁNH (Suññatamūlakapaṭipadā)
[266] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … đây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh hành nan đắc cấp; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … đây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành dị đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … đây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly sắc dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … đây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền không tánh, hành nan đắc trì … (trùng) … không tánh, hành nan đắc cấp … (trùng)… không tánh, hành dị đắc trì … (trùng) … không tánh hành dị đắc cấp trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … đây là các pháp thiện.
DỨT PHẦN TIẾN TRÌNH CĂN KHÔNG TÁNH
PHẦN PHI NỘI (Appaṇihitaṃ)
[267] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền phi nội; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
DỨT PHẦN PHI NỘI
PHẦN TIẾN TRÌNH CĂN PHI NỘI (Appaṇihitamūlakapaṭipadā)
[268] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc cấp; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành dị đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền phi nội, hành nan đắc trì … (trùng) … phi nội, hành nan đắc cấp … (trùng) … phi nội, hành dị đắc trì … (trùng) … phi nội, hành dị đắc cấp … (trùng) … trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
DỨT PHẦN TIẾN TRÌNHCĂN PHI NỘI
[269] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến đạo siêu thế … (trùng) … tu tiến niệm xứ siêu thế … (trùng) … tu tiến chánh cần siêu thế … (trùng) … tu tiến như ý túc siêu thế … (trùng) … tu tiến quyền siêu thế … (trùng) … tu tiến lực siêu thế … (trùng) … tu tiến giác chi siêu thế … (trùng) … tu tiến để siêu thế … (trùng) … tu tiến chỉ tịnh siêu thế … (trùng) … tu tiến pháp siêu thế … (trùng) … tu tiến uẩn siêu thế … (trùng) … tu tiến xứ siêu thế … (trùng) … tu tiến giới siêu thế … (trùng) … tu tiến thực siêu thế … (trùng) … tu tiến xúc siêu thế … (trùng) … tu tiến thọ siêu thế … (trùng) … tu tiến tưởng siêu thế … (trùng) … tu tiến tư siêu thế … (trùng) … tu tiến tâm siêu thế … (trùng) … tu tiến pháp siêu thế pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
DỨT PHẦN GIÃI RỘNG HAI MƯƠI
TRƯỞNG (Adhipati)
[270] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền dục trưởng … (trùng) … cần trưởng … (trùng) … tâm trưởng … (trùng) … thẩm trưởng … (trùng) … hành nan đắc trì, trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền, dục trưởng … (trùng) … cần trưởng … (trùng) … tâm trưởng … (trùng) … thẩm trưởng, hành nan đắc trì, trong khi ấy có xúc … (trùng) … (trùng) … Ðây là các pháp thiện … (trùng) …
– Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến đạo siêu thế … (trùng) … tu tiến niệm xứ siêu thế … (trùng) … tu tiến chánh cần siêu thế … (trùng) … tu tiến như ý túc siêu thế … (trùng) … tu tiến quyền siêu thế … (trùng) … tu tiến lực siêu thế … (trùng) … tu tiến giác chi siêu thế … (trùng) … tu tiến đế siêu thế … (trùng) … tu tiến chỉ tịnh siêu thế … (trùng) … tu tiến pháp siêu thế … (trùng) … tu tiến uẩn siêu thế … (trùng) … tu tiến xứ siêu thế … (trùng) … tu tiến giới siêu thế … (trùng) … tu tiến thực siêu thế … (trùng) … tu tiến xúc siêu thế … (trùng) … tu tiến thọ siêu thế … (trùng) … tu tiến tưởng siêu thế … (trùng) … tu tiến tư siêu thế … (trùng) … tu tiến tâm siêu thế pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, dục trưởng … (trùng) … cần trưởng … (trùng) … tâm trưởng … (trùng) … thẩm trưởng, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
DỨT TRƯỞNG
DỨT TÂM ÐẠO THỨ NHẤT
TÂM ÐẠO THỨ HAI (DUTIYAMAGGACITTA) (14)
[271] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để giảm nhẹ dục ái và sân độc, đạt đến đệ nhị địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có tri dĩ tri quyền (15) … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện … (trùng) …
DỨT TÂM ÐẠO THỨ HAI
TÂM ÐẠO THỨ BA (Tatiyamaggacitta) (16)
[272] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào là vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ hoàn toàn dục ái và sân độc, đạt đến đệ tam địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có tri dĩ tri quyền … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện … (trùng) …
DỨT TÂM ÐẠO THỨ BA
TÂM ÐẠO THỨ TƯ (CATUTHAMAGGACITTA) (17).
[273] – Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào là vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ hoàn toàn sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cữ và vô minh, chứng đạt đệ tứ địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có tri dĩ tri quyền … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện.
[274] Thế nào là tri dĩ tri quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với sự tác chứng các pháp đã được hiểu, được thấy, được đạt, được thông, được chứng đắc, có trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẩn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tri dĩ tri quyền trong khi ấy … (trùng) … bất phóng dật … (trùng) … Hoặc trong là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
DỨT TÂM ÐẠO THỨ TƯ
DỨT TÂM SIÊU THẾ
Chú thích:
(1) Tâm đạo thứ nhất ở đây là Dự lưu đạo, hay tu đà hườn Ðạo (Sotāpattimagga).
(2) Niyyānika (√ni) đem đi, dẫn đi, hướng thượng đem ra khỏi … Ở đây theo chi pháp chú giải là pháp đưa ra khỏi luân hồi, tức là bốn loại tâm đạo (maggacitta).
(3) Apacayagāmī ( “apeta + caya” + (√gam) pháp làm nhân vật đạt đến diệt tận. Apacaya (sự diệt tận) chỉ có Níp Bàn. Pháp là nhân đến Níp Bàn tức bốn đạo.
(4) Diṭṭhigat = Micchādiṭṭhi, thuộc về tà kiến. Tâm Ðạo Tu Ðà Hườn đoạn trừ tà kiến.
(5) Paṭhamabhūmi đệ nhất địa vức, ở đây chỉ tâm đạo thứ nhất (sơ đạo), tức là Tu Ðà Hườn Ðạo (Sotāpattimagga).
(6) Tâm sơ đạo chia theo thiền chi (jhānaṅga) có 5 bậc: Sơ đạo sơ thiền, sơ đạo nhị thiền, sơ đạo tam thiền, sơ đạo tứ thiền, sơ đạo ngũ thiền. Tuy nhiên thường kể thiền chi bốn bậc; vắng lặng tâm tứ là bậc nhị thiền, vì thế nhị thiền và tam thiền (5 bậc) tương đương với nhị thiền (4 bậc).
(7) Anaññatññ assāmītindriya, tức là trí hiểu pháp chưa từng hiểu. Ở đây chỉ cho trí trong tâm sơ đạo “Sotāpattimagga” vì là được Níp Bàn lần đầu tiên.
(8) Sammāvāca.
(9) Sammākammanta
(10) Sammā – ājīva
(11) (1) – (2) – (3) đây gọi là ba sở hữu tâm giới phần (Viraticetasika), ba sở hữu tâm này khi phối hợp trong thiện dục giới thì bật định và riêng biệt nhau, nhưng trong tâm đạo (maggacitta) ba sở hữu tâm này phối hợp nhất định và đồng loạt.
(12) Sampajañña, thuộc sở hữu trí tuệ.
(13) Tâm sơ đạo bốn bậc thiền giải theo năm phần là: phần thuần tiến trình (suddhika – paṭipadā), phần chủng không tánh (Suññata), phần tiến trình căn không tánh (suñña – tamūlapaṭīpadā), phân chủng phi nội (appaṇihita) và phần hành trình căn phi nội (appaṇihitamūlapaṭipaṭipadā), do đó thành hai mươi cách giải rộng.
(14) Tâm đạo thứ hai hay nhị đạo, tức là Nhất Lai Ðạo hay là Tư Ðà Hàm đạo (Sakadā gāmimagga).
(15) Aññindriyaṃ tức là trí biết pháp đã biết, hiểu pháp đã hiểu. Ở đây chỉ trí trong tâm đạo, quả hữu học cao, các bậc này thấy rõ Níp Bàn sau bậc sơ đạo.
(16) Tâm đạo thứ ba hay tam đạo, tức Bất Lai Ðạo hay A Na Hàm đạo (anāgāmimagga).
(17) Tâm đạo thứ tư hay tứ đạo, tức là Ứng Cúng Ðạo hay A La Hán đạo (Arahattamagga).
PHÁP BẤT THIỆN (AKUSALA DHAMMA) (1)
MƯỜI HAI TÂM BẤT THIỆN
TÂM BẤT THIỆN THỨ NHẤT (2)
[275] – Thế nào là các pháp bất thiện?
Khi nào có tâm bất thiện sanh khởi câu hành hỷ tương ưng tà kiến, bắt cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi ; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định quyền, có ý quyền, có mạng quyền, có tà kiến, có tà tư duy, có tà tinh tấn, có tà định, có tấn lực, có định lực, có vô tàm lực, có vô úy lực, có tham, có si, có tham ác, có tà kiến, có vô tàm, có vô úy, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.
[276] – Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà đụng chạm, va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
[277] – Thế nào là thọ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, dễ chịu thuộc về tâm sanh từ xúc ý thức giới đó, là trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.
[278] – Thế nào là tưởng trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tưởng trong khi ấùy.
[279] – Thế nào là tư trong khi ấy?
Trong khi ấy ,pháp là sự tính toán, sự cố quyết ,thái độ cố quyết ,sanh từ xúc ý thức giới đó .Ðây là tư trong khi ấy.
[280] – Thế nào là tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch định, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là tâm trong khi ấy.
[281] – Thế nào là tầm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, tà tư duy. Ðây là tầm trong khi ấy.
[282] – Thế nào là tứ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, thái độ xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.
[283] – Thế nào là hỷ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây là hỷ trong khi ấy.
[284] – Thế nào là lạc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.
[285] – Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, tà định. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.
[286] – Thế nào là tấn quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, tà tinh tấn. Ðây là tấn quyền trong khi ấy.
[287] – Thế nào là định quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực. Ðây là định quyền trong khi ấy.
[288] – Thế nào là ý quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự biết tức là ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý quyền trong khi ấy.
[289] – Thế nào là hỷ quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sản khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là hỷ quyền trong khi ấy.
[290] – Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?
Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc đó. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.
[291] – Thế nào là tà kiến (3) trong khi ấy?
Trong khi ấy, kiến nào là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây là tà kiến trong khi ấy.
[292] – Thế nào là tà tư duy (4) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm sự đem tâm khắn khít cảnh, sự suy nghĩ tà vạy. Ðây là tà tư duy trong khi ấy.
[293] – Thế nào là tà tinh tấn (5) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, tà tinh tấn. Ðây là tà tinh tấn trong khi ấy.
[294] – Thế nào là tà định trong khi ấy?(6)
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, tà định. Ðây là tà định trong khi ấy.
[295] – Thế nào là tấn lực trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, tà tinh tấn. Ðây là tấn lực trong khi ấy.
[296] – Thế nào là định lực trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, tà lực. Ðây là định lực trong khi ấy.
[297] – Thế nào là vô tàm (7)lực trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, không hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là vô tàm lực trong khi ấy.
[298] – Thế nào là vô úy lực (8) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không sợ hãi với điều đáng sợ hãi , không sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là vô úy lực trong khi ấy.
[299] – Thế nào là tham (9) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tham muốn, cách tham muốn, trạng thái tham muốn, sự quyến luyến, cách quyến luyến, trạng thái quyến luyến, sự tham ác, tham là căn bất thiện. Ðây là tham trong khi ấy.
[300] – Thế nào là si (10) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không biết, sự không thấy, không lãnh hội, không liểu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không tiếp thụ, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản kháng, không phản tỉnh, thiểu trí, khờ khạo, không tỉnh giác, mê muội, si mê, si ám, vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên,vô minh xâm nhập, vô minh then chốt, si là căn bất thiện. Ðây là si trong khi ấy.
[301] – Thế nào là tham ác (11) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tham muốn, cách tham muốn, trạng thái tham muốn, sự quyến luyến, cách quyến luyến, trạng thái quyến luyến, sự tham ác, tham là căn bất thiện. Ðây là tham ác trong khi ấy.
[302] – Thế nào là tà kiến (12) trong khi ấy?
Trong khi ấy, kiến nào là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây là tà kiến trong khi ấy.
[303] – Thế nào là vô tàm trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, không hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là vô tàm lực trong khi ấy.
[304] – Thế nào là vô úy trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là vô úy trong khi ấy.
[305] – Thế nào là chỉ tịnh (13) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, tà định. Ðây là chỉ tịnh trong khi ấy.
[306] – Thế nào là chiếu cố trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, tà tinh tấn. Ðây là chiếu cố trong khi ấy.
[307] – Thế nào là bất phóng dật trong khi ấy? (14)
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, tà định. Ðây là bất phóng dật trong khi ấy.
[308] Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[309] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có năm chi thiền, có bốn chi đạo, có bốn lực, có hai nhân, có một xúc …(trùng).. có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện …(trùng)…
[310] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền, tà kiến, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, tấn lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, tà kiến, vô tàm, vô úy, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật, hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy … (trùng) …
Và đây là các pháp bất thiện.
Chú thích:
(1) Akusala – bất thiện có năm nghĩa là: (attha:nghĩa) bịnh hoạn (rogyattha), không tốt đẹp (asundarattha), không khéo léo (achekattha), có sai lỗi (savajjattha), có quả khổ (dukkhavipākattha).
(2) Ở đây chỉ tâm tham cầu hành hỷ tương ưng tà kiến vô dẫn (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ lobhamūlacitaṃ).
(3) Micchādiṭṭhi.
(4) Micchāsaṅkappa.
(5) Micchāvāyāma.
(6) Micchāsamādhi (micchā + samādhi).
(7) Ahirikabala.
(8) Anottappabala.
(9) Lobha (@lubh)
(10) Moha (@moh)
(11) Abhijjhā (abhi +@jhe)
(12) Micchādiṭṭhi (Micchā + @dis)
(13) Samatha, ở đây là sỡ hữu tâm nhất hành (ekaggatacetasika) trong tâm tham, thuộc về bất thiện pháp).
(14) Avikkhepa, ở đây cũng là sỡ hữu tâm nhất hành (ckaggatacetasika) trong tâm tham thuộc về bất thiện pháp)
TÂM BẤT THIỆN THỨ HAI (1)
[311] – Thế nào là các pháp bất thiện?
Trong khi ấy, tâm bất thiện sanh khởi câu hành hỷ tương ưng tà kiến hữu dẫn, bắt cảnh sắc …( trùng ) …cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc … (trùng) …có bất phóng dật …( trùng )… Ðây là các pháp bất thiện …(trùng )…
DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ HAI
TÂM BẤT THIỆN THỨ BA (2)
[312] – Thế nào là các pháp bất thiện?
Trong khi ấy, có tâm bất thiện sanh khởi câu hành hỷ bất tương ưng tà kiến, bắt cảnh sắc hoặc cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp hay cảnh chi chi, trong khi ấy có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có tà tư duy, có tà tinh tấn, có tà định, có tấn lực, có định lực, có vô tàm lực, có vô qúy lực, có tham, có si, có tham ác, có vô tàm, có vô úy, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện … (trùng) …
[313] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có 5 chi thiền, có ba chi đạo, có bốn lực, có hai nhân, có một xúc … (trùng) … có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh đây là các pháp bất thiện … (trùng) …
[314] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, tấn lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, vô tàm, vô úy, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật, hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy … (trùng) …
Và đây là các pháp bất thiện … (trùng) …
DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ BA
TÂM BẤT THIỆN THỨ TƯ (3)
[315] – Thế nào là các pháp bất thiện?
Khi nào có tâm bất thiện khởi câu hành xả tương ưng tà kiến hữu dẫn, bắt cảnh sắc … (trùng) … cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp bất thiện … (trùng) …
DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ TƯ
TÂM BẤT THIỆN THỨ NĂM (4)
[316] Thế nào là các pháp bất thiện?
Khi nào có tâm bất thiện khởi câu hành xả bất tương ưng tà kiến, bắt cảnh sắc, hay cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tâm, có tư, có tầm, có tứ, có xả có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có tà kiến, có tà tư duy, có tà tinh tấn, có tà định, có tấn lực, có định lực, có vô tàm lực, có vô úy lực, có tham, có si có tham ác, có tà kiến, có vô tàm, có vô úy, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện?
[317] – Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy pháp là sự đụng chạm, sự va chạm, cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
– Thế nào là thọ trong khi ấy?
Trong khi ấy pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, sanh từ tâm xúc có ý thức giới đó, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy … (trùng) …
– Thế nào là xả trong khi ấy?
Trong khi ấy pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả trong khi ấy … (trùng) …
– Thế nào là xả quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả quyền trong khi ấy … (trùng) …
Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.
[318] Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có 5 chi quyền, có bốn chi thiền, có bốn chi đạo; có bốn lực, có hai nhân, có 1 xúc … (trùng) … có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện … (trùng) …
[319] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền, tà kiến, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, tấn lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, tà kiến, vô tàm, vô úy, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ có thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy … (trùng) …
Và đây là các pháp bất thiện.
DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ NĂM
TÂM BẤT THIỆN THỨ SÁU (5)
[320] – Thế nào là các pháp bất thiện?
Khi nào tâm bất thiện sanh khởi câu hành xả tương ưng tà kiến hữu dẫn, bắt cảnh sắc … (trùng) … cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp bất thiện … (trùng) …
DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ SÁU
TÂM BẤT THIỆN THỨ BẢY (6)
[321] – Thế nào là các pháp bất thiện?
Khi nào tâm bất thiện sanh khởi câu hành xả bất tương ưng tà kiến vô dẫn bắt cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí cảnh vị cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có tà tư duy, có tà tinh tấn, có tà định, có tấn lực, có định lực, có vô tàm lực, có vô úy lực, có tham, có si, có tham ác, có vô tàm, có vô úy có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện …(trùng)…
[322] – Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có bốn chi thiền, có ba chi đạo, có bốn thực, có hai nhân, có một xúc …(trùng )… có một pháp xứ, có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện … (trùng )…
[323] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tâm, tứ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, tấn lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, vô tàm, vô úy, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật; hoặc trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy …(trùng )…
Và đây là các pháp bất thiện .
DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ BẢY
TÂM BẤT THIỆN THỨ TÁM (7)
[324] – Thế nào là các pháp bất thiện?
Khi nào có tâm bất thiện sanh khởi câu hành xả bất tương ưng tà kiến hữu dẫn, bắt cảnh sắc … (trùng) … cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp bất thiện … (trùng) …
DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ TÁM
TÂM BẤT THIỆN THỨ CHÍN (8)
[325] – Thế nào là các pháp bất thiện?
Khi nào có tâm bất thiện khởi câu hành ưu (9) tương ưng phẫn nộ (10) bắt cảnh sắc, hay cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ có khổ, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có tà tư duy, có tà tinh tấn có tà định, có tấn lực, có định lực có vô tàm lực, có vô úy lực, có sân, có si, có vô tàm, có vô úy có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.
[326] – Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, sự va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
– Thế nào là thọ trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự không sảng khoái thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm sanh từ xúc ý thức giới đó; trạng thái cảm thọ không sảng khoái, khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không sảng khoái, khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.
– Thế nào là khổ trong khi ấy? (11)
Trong khi ấy, có pháp là sự không sảng khoái thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không sảng khoái, khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không sảng khoái, khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là khổ trong khi ấy … (trùng) …
– Thế nào là ưu quyền (12) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự không sảng khoái thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không sảng khoái, khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không sảng khoái, khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là ưu quyền trong khi ấy … (trùng) …
– Thế nào là sân (13) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nóng nảy, sự hãm hại, thái độ hãm hại, sân độc, sự sân hận, thái độ sân hận, sự đối lập, sự chống đối, sự hung dữ, sự lỗ mãng, sự không hoan hỷ của tâm. Ðây là sân trong khi ấy … (trùng) …
– Thế nào là sân ác (14) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nóng nảy, sự hãm hại, thái độ hãm hại, sân độc, sự sân hận, thái độ sân hận, sự đối lập, sự chống đối, sự hung dữ, sự lỗ mãng, sự không hoan hỷ của tâm. Ðây là sân ác trong khi ấy … (trùng) …
Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.
[327] Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có bốn chi thiền, có ba chi đạo, có bốn lực, có hai nhân, có một xúc …(trùng )… có một pháp xứ, có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện … (trùng )…
[328] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tâm, tứ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, tấn lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, sân, si, sân ác, vô tàm, vô úy, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật; hoặc trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy …(trùng )…
Và đây là các pháp bất thiện.
DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ CHÍN
TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI (15).
[329] – Thế nào là các pháp bất thiện?
Trong khi ấy, có tâm bất thiện sanh khởi câu hành ưu tương ưng phẫn nộ hữu dẫn, bắt cảnh sắc … (trùng) … cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp bất thiện … (trùng) …
DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI
TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI MỘT (16)
[330] – Thế nào là các pháp bất thiện?
Trong khi ấy, có tâm bất thiện sanh khởi câu hành xả tương ưng hoài nghi(17) bắt cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí cảnh vị cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có tà tư duy, có tà tinh tấn, có tà định, có tấn lực, có định lực, có vô tàm lực, có tà tinh tấn, có tà định, có tấn lực, có định lực, có vô úy lực, có hoài nghi, có si, có vô tàm, có vô úy, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.
[331] – Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, sự va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
– Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy … (trùng) …
– Thế nào là hoài nghi (18) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự, sự dị nghị, sự không xác định, sự lưỡng ước, sự phân vân, sự ngờ vực, sự không nhất quyết, sự tính vớ vẫn, sự lẫn quẫn, sự không quyết đoán, tình trạng lay động của tâm, sự rối ý. Ðây là hoài nghi trong khi ấy … (trùng) …
Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.
[332] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có bốn quyền, có bốn chi thiền, có hai chi đạo, có ba lực, có một nhân, có một xúc …(trùng )… có một pháp xứ, có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện … (trùng )…
[333] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tâm, tứ, nhất hành tâm, tấn quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tấn lực, vô tàm lực, vô úy lực, hoài nghi, si, vô tàm, vô úy, chiếu cố, bất phóng dật; hoặc trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy …( trùng )…
Và đây là các pháp bất thiện.
DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI MỘT
TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI HAI (19)
[334] – Thế nào là các pháp bất thiện?
Khi nào có tâm bất thiện sanh khởi câu hành xả tương ưng trạo cử(20) bắt cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí cảnh vị cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có tà tư duy, có tà tinh tấn có tà định, có tấn lực, có định lực có vô tàm lực, có vô úy lực, có trạo cữ, có si, có vô tàm, có vô úy, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.
[335] – Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, sự va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy … (trùng) …
– Thế nào là trạo cữ trong khi ấy? (21)
Trong khi ấy, pháp là sự phóng dật của tâm, sự không vắng lặng, tâm lao chao, tình trạng toán loạn của tâm. Ðây là trạo cữ trong khi ấy … (trùng) …
Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện … (trùng) …
[336] Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có bốn chi thiền, có ba chi đạo, có bốn lực, có một nhân, có một xúc …(trùng )… có một pháp xứ, có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện … (trùng )…
[337] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tâm, tứ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, tấn lực, định lực, vô tàm lực,vô úy lực, trạo cữ, si, vô tàm, vô úy, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật; hoặc trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy …(trùng ) …
Và đây là các pháp bất thiện.
DỨT MƯỜI HAI TÂM BẤT THIỆN
Chú thích:
(1) Là tâm tham câu hành hỷ tương ưng tà kiến hữu dẫn (Somanassahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ).
(2) Là tâm tham câu hành hỷ bất tương ưng tà kiến vô dẫn (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ).
(3) Là tâm tham câu hành hỷ bất tương ưng tà kiến hữu dẫn (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ)
(4) Là tâm tham câu hành xả tương ưng tà kiến vô dẫn (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ)
(5) Là tâm tham câu hành xả tương ưng tà kiến hữu dẫn (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ)
(6) Là tâm tham câu hành xả bất tương ưng tà kiến vô dẫn (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ)
(7) Là tâm tham câu hành xả bất tương ưng tà kiến hữu dẫn (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ)
(8) Là tâm sân câu hành ưu tương ưng phẫn nộ vô dẫn (domanassasahagataṃ paṭigha – sampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ dosamūlacittaṃ)
(9) Domanassasahagataṃ là tâm mà có cảm thọ buồn, cảm giác khổ tâm, tức tâm sân, có sở hữu thọ ưu phối hợp.
(10) Paṭighasampayuttaṃ là tâm có sỡ hữu sân phối hợp. Còn domanassavedanā – cetasika là sỡ hữu thọ ưu.
(11) Dukkha (duṭṭhu khamatī’ti dukkhaṃ) tức là sở hữu thọ ưu.
(12) Domanassindriya.
(13) Dosa (√dus )
(14) Byāpāda (vi + ā + √pad)
(15) Là tâm sân câu hành ưu tương ưng phẫn nộ hữu dẫn (domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ dosamūlacittaṃ)
(16) Là tâm si câu hành xả tương ưng hoài nghi (Upekkhāsahagataṃ vicikicchāsam – payutam mohamūlacittaṃ)
(17) .Vicikicchāsampayutta là tâm có sở hữu hoài nghi (vicikicchācetasika) phối hợp).
(18) Vicikicchāvi + √cikit)
(19) Là tâm si câu hành xả tương ưng trạo cử (upekkhāsahagataṃ uddhaccasam – payuttaṃ mohamūlacittaṃ)
(20) Uddhaccasampayutta, tâm mà có sở hửu trạo cử (uddhaccacetasika) phối hợp. Cả mười hai tâm bất thiện đều có sở hữu trạo cử phối hợp, nhưng những tâm bất thiện khác có những khuynh hướng riêng. Còn tâm si này chỉ có khuynh hướng tán loạn tâm đối với cảnh, nên được gọi là si trạo cử.
(21) Uddhacca (u + √har)
PHÁP VÔ KÝ (ABYĀKATĀ DHAMMĀ) (1)
TÂM DỊ THỤC DỤC GIỚI (Kāmāvacaravipākacitta) (2)
NĂM THỨC DỊ THỤC THIỆN (Pañca vĩnñānakusalacitta) (3)
[338] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào có nhãn thức dị thục quả (4)sanh khởi do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới câu hành xả, bắt cảnh sắc, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[339] – Thế nào là Xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
[340] – Thế nào là Thọ (5) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không vui, không buồn, thuộc về tâm, sanh từ xúc nhãn thức giới đó, trạng thái không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.
[341] – Thế nào là Tưởng trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc nhãn thức giới đó. Ðây là tưởng trong khi ấy.
[342] – Thế nào là Tư trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết sanh từ xúc nhãn thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.
[343] – Thế nào là Tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, nhãn thức giới sanh từ đây. Ðây là tâm trong khi ấy.
[344] – Thế nào là Xả trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là Xả trong khi ấy.
[345] – Thế nào là Nhất Hành Tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.
[346] – Thế nào là Ý quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, nhãn thức giới sanh từ đó. Ðây là ý quyền trong khi ấy.
[347] – Thế nào là Xả quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả quyền trong khi ấy.
[348] – Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?
Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc khác. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.
[349] – Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[350] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc … (trùng) … có một nhãn thức giới, có một pháp xứ, có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[351] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, nhất hành tâm, mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy… (trùng) …
Và đây là các pháp vô ký.
[352] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào nhĩ thức dị thục quả sanh khỏi, do sự tạo tác tích lũy của tâm thiện dục giới câu hành xả, bắt cảnh thinh … (trùng) … tỷ thức sanh khởi, câu hành xả, bắt cảnh khí … (trùng) … Thiệt thức sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh vị … (trùng) … thân thức sanh khởi câu hành lạc, bắt cảnh xúc; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư có tâm, có lạc, có nhất hành tâm, có ý quyền, có lạc quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[353] – Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự va chạm, đụng chạm, tư cách đối xúc, trạng thái dối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
[354] – Thế nào là thọ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về thân sanh từ xúc thân thức giới đó, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.
[355] – Thế nào là Tưởng trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc thân thức giới đó. Ðây làtưởng trong khi ấy.
[356] – Thế nào là tư trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết sanh từ xúc thân thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.
[357] – Thế nào là tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm tạng ,bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, thân thức giới sanh từ đó. Ðây là tâm trong khi ấy.
[358] – Thế nào là lạc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về thân, sự dễ chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.
[359] – Thế nào là Nhất hành tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ. Ðây là Nhất hành tâm trong khi ấy.
[360] – Thế nào là ý quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, thân thức giới sanh từ đây. Ðây là ý quyền trong khi ấy.
[361] – Thế nào là lạc quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về thân, sự dễ chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc. Ðây là lạc quyền trong khi ấy.
[362] – Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?
Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc đó. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.
[363] – Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[364] – Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc … (trùng) … có một thân thức giới, có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là những pháp vô ký … (trùng) …
[365] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, nhất hành tâm, mạng quyền, hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy … (trùng) …
Và đây là các pháp vô ký.
DỨT NĂM THỨC DỊ THỤC THIỆN .
Ý GIỚI QUẢ THIỆN (Kusalavipākamanodhātu) (6)
[366] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào ý giới dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lủy nghiệp thiện dục giới câu hành xả, bắt cảnh sắc … (trùng) … cảnh xúc hay cảnh chi chi, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[367] – Thế nào là Xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, tư cách đôi xúc, trạng thái đôi xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
[368] – Thế nào là Thọ (7) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, sanh từ ý giới đó, trạng thái không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.
[369] – Thế nào là Tưởng trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ ý giới đó. Ðây là tưởng trong khi ấy.
[370] – Thế nào là Tư trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ quyết sanh từ ý giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.
[371] – Thế nào là tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới sanh từ đó. Ðây là tâm trong khi ấy.
[372] – Thế nào là tầm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh. Ðây là tầm trong khi ấy.
[373] – Thế nào là tứ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, trạng thái xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.
[374] – Thế nào là xả trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không vui, không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả trong khi ấy.
[375] – Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.
[376] – Thế nào là ý quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức lấy, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới sanh từ đó. Ðây là ý quyền trong khi ấy.
[377] – Thế nào là xả quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không vui, không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả quyền trong khi ấy.
[378] – Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?
Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc ấy. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.
[379] – Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[380] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc … (trùng) … có một ý giới, có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký … (trùng) …
[381] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tâm, tứ, nhất hành tâm, mạng quyền, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoài trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy… (trùng) …
Và đây là các pháp vô ký.
DỨT Ý GIỚI QUẢ THIỆN.
Ý THỨC GIỚI CÂU HÀNH HỶ QUẢ THIỆN (Kusalavipākasomanassasahagatamanoviññāṇadhātu) (8)
[382] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào ý thức dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lủy nghiệp thiện dục giới, câu hành hỷ, bắt cảnh sắc … (trùng) … cảnh pháp hoặc cảnh chi chi, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có ý quyền, có mạng quyền, có hỷ quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[383] – Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
[384] – Thế nào là thọ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, dễ chịu thuộc về tâm, sanh từ xúc ý thức giới đó, là trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.
[385] – Thế nào là tưởng trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tưởng trong khi ấy.
[386] – Thế nào là tư trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.
[387] – Thế nào là tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đó. Ðây là tâm trong khi ấy.
[388] – Thế nào là tầm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm đến cảnh. Ðây là tầm trong khi ấy.
[389] – Thế nào là tứ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, trạng thái xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.
[390] – Thế nào là hỷ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây là hỷ trong khi ấy.
[391] – Thế nào là lạc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.
[392] – Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.
[393] – Thế nào là ý quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đó. Ðây là ý quyền trong khi ấy.
[394] – Thế nào là hỷ quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là hỷ quyền trong khi ấy.
[395] – Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?
Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì , sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc ấy. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.
[396] Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[397] – Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc … (trùng) … có một ý thức giới, có một phap xứ, có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký … (trùng) …
[398] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ nhất hành tâm, mạng quyền, hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy.
Và đây là các pháp vô ký.
DỨT Ý THỨC GIỚI CÂU HÀNH HỶ QUẢ THIỆN.
Ý THỨC GIỚI CÂU HÀNH XẢ QUẢ THIỆN (Kusalavipākūpekkhāsahagatamanoviññāṇadhātu) (9)
[399] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào ý thức giới dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới câu hành xả. Bắc cảnh sắc … (trùng) … cảnh pháp hay cảnh chi chi, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[400] – Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
[401] – Thế nào là thọ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không vui, không buồn thuộc về tâm sanh từ xúc ý thức giới đó, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả trong khi ấy.
[402] – Thế nào là tưởng trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó.
[403] – Thế nào là tư trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.
[404] – Thế nào là tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đó. Ðây là tâm trong khi ấy.
[405] – Thế nào là tầm trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét xự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít với cảnh. Ðây là tầm trong khi ấy.
[406] – Thế nào là tứ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, trạng thái xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.
[407] – Thế nào là xả trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không vui, không buồn thuộc về tâm, trạng thái không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả trong khi ấy.
[408] – Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.
[409] – Thế nào là ý quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đó. Ðây là ý quyền trong khi ấy.
[410] – Thế nào là xả quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không vui, không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là quyền trong khi ấy.
[411] – Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?
Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc đó. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.
[412] Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[413] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc … (trùng) … có một ý thức giới, có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký… (trùng) …
[414] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, mạng quyền, hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là hành uẩn trong khi ấy … (trùng) …
Và đây là các pháp vô ký.
DỨT Ý THỨC GIỚI CÂU HÀNH XẢ QUẢ THIỆN
TÁM TÂM ÐẠI QUẢ (Aṭṭha mahāvipāka). (10)
[415] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào ý thức giới dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới, câu hành hỷ tương ưng trí … (trùng) … câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn … (trùng) … câu hành hỷ bất tương ưng trí … (trùng) … câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn … (trùng) … câu hành xả tương ưng trí … (trùng) … câu hành xả tương ưng trí hữu dẫn … (trùng) … câu hành xả bất tương ưng trí … (trùng) … câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc … (trùng) … cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký… (trùng) …
[416] Vô tham là căn vô ký … (trùng) … vô sân là căn vô ký … (trùng) … vô si là căn vô ký … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
DỨT TÁM TÂM ÐẠI QUẢ.
QUẢ SẮC GIỚI (Rūpāvacaravipāka).(11)
[417] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền đề mục đất, Trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện sắc giới đó, bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền đề mục đất thành tựu dị thục quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
– Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền đề mục đất, Trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện sắc giới đó, bậc đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú ngũ thiền đề mục đất thành tựu dị thục quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
DỨT QUẢ SẮC GIỚI
QUẢ VÔ SẮC GIỚI (Arūpāvacaravipāka) (12)
[418] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi sắc tưởng (dị biệt tưởng), dập tắt các đối ngại tưởng, không tác ý các dị biệt tưởng, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng không vô biên xứ; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện vô sắc giới đó, bậc vượt qua mọi sắc tưởng, dập tắc các đối ngại tưởng, không tác ý các dị biệt tưởng, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng không vô biên xứ, thành tựu dị thục quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[419] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi không vô biên xứ, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng thức vô biên xứ; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện vô sắc giới đó, bậc vượt qua mọi không vô biên xứ, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng thức vô biên xứ, thành tựu dị thục quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[420] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi thức vô biên xứ, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng vô sở hữu xứ; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện vô sắc giới đó, vị vượt qua mọi thức vô biên xứ đó, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng thức vô sở hữu xứ, thành tựu dị thục quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[421] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện vô sắc giới đó, bậc vượt qua mọi vô sở hữu xứ , đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ, thành tựu dị thục quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
DỨT QUẢ VÔ SẮC GIỚI
QUẢ SIÊU THẾ (Lokuttaravipāka) (13)
DẪN RỘNG HAI MƯƠI TÂM
PHẦN THUẦN TIẾN TRÌNH (Suddhikapaṭipadā)
[422] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì mà thành tựu quả, trong khi ấy có xúc … (trùng) … có tri vị tri quyền … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[423] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền vô tướng, hành nan đắc trì mà thành tựu quả, trong khi ấy có xúc … (trùng) … có tri vị tri quyền … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[424] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì mà thành tựu quả, trong khi ấy có xúc … (trùng) … có tri vị tri quyền … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[425] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền hành nan đắc trì, thiện như đây … (trùng) … không tánh, hành nan đắc trì, quả như thế … (trùng) … hành nan đắc trì, thiện như đây … (trùng) … vô tướng, hành nan đắc trì, quả như thế … (trùng) … hành nan đắc trì, thiện như đây … (trùng) … phi nội, hành nan đắc trì, quả như thế; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[426] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp … (trùng) … hành dị đắc trì … (trùng) … hành dị đắc cấp … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền, hành dị đắc cấp, thiện như đây … (trùng) … không tánh, hành dị đắc cấp, quả như thế … (trùng) … hành dị đắc cấp, thiện như đây … (trùng) … vô tướng, hành dị đắc cấp, quả như thế … (trùng) … hành dị đắc cấp, thiện như đây … (trùng) … phi nội, hành dị đắc cấp, quả như thế; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
DỨT PHẦN THUẦN TIẾN TRÌNH.
PHẦN THUẦN KHÔNG TÁNH (Suddhikasuññata)
[427] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện si êu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[428] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền vô tướng, trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[429] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[430] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm, tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền, không tánh thiện như đây … (trùng) … không tánh, quả như thế … (trùng) … không tánh thiện như đây … (trùng) … vô tướng quả như thế … (trùng) … không tánh thiện như đây … (trùng) … phi nội quả như thế; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng). Ðây là các pháp vô ký.
DỨT PHẦN THUẦN KHÔNG TÁNH
PHẦN KHÔNG TÁNH TIẾN TRÌNH (Suññatapaṭipadā).
[431] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh; hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng). Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[432] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh; hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng)… có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền vô tướng, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[433] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật… (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật… (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[434] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền không tánh, hành nan đắc trì, thiện như đây … (trùng) … không tánh, hành nan đắc trì, quả như thế… (trùng) … không tánh, hành nan đắc trì, thiện như đây … (trùng) … phi vô tướng, quả như thế … (trùng) … không tánh, hành nan đắc trì, thiện như đây … (trùng) … phi nội, hành nan đắc trì, quả như thế; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[435] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc cấp … (trùng) … không tánh, hành dị đắc trì … (trùng) … không tánh, hành dị đắc cấp … (trùng) … chứng và trú nhị thiền… (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền, không tánh, hành dị đắc cấp, quả như thế … (trùng) … không tánh, hành dị đắc cấp, thiện như đây … (trùng) … vô tướng, hành dị đắc cấp, quả như thế… (trùng) … không tánh, hành dị đắc cấp, thiện như đây … (trùng) … phi nội hành dị đắc cấp, quả như thế, trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
DỨT PHẦN KHÔNG TÁNH TIẾN TRÌNH .
PHẦN THUẦN PHI NỘI (Suddhika – appaṇihita)
[436] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiềnphi nội; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiềnphi nội thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[437] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó,nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền vô tướng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[438] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[439] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế , pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền phi nội, thiện như đây … (trùng) … phi nội, quả như đây … (trùng) … phi nội, thiện như đây… (trùng) … không tánh, quả như thế; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
DỨT PHẦN THUẦN PHI NỘI
PHẦN PHI NỘI TIẾN TRÌNH (Appaṇihitapaṭipadaà)
[440] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật… (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[441] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng)… Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền vô tướng hành nan đắc trì, thành tựu quả;trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[442] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêuthế đó, nên vị ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[443] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, ly các dục … (trùng)… vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền phi nội, hành nan đắc trì, thiện như đây… (trùng) … phi nội hành nan đắc trì, quả như thế … (trùng) … phi nội hành nan đắc trì, thiện như đây… (trùng) … vô tướng, hành nan đắc trì, quả như thế… (trùng) … phi nội, hành nan đắc trì, thiện như đây … (trùng) … không tánh hành nan đắc trì quả như thế; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[444] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng)… chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc cấp … (trùng) … phi nội, hành dị đắc trì … (trùng) … phi nội, hành dị đắc cấp… (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền phi nội hành dị đắc cấp, thiện như đây … (trùng) … phi nội hành dị đắc cấp, quả như thế… (trùng) … phi nội, hành dị đắc cấp, thiện như đây … (trùng) … vô tướng hành dị đắc cấp, quả như thế … (trùng) … phi nội, hành dị đắc cấp, thiện như thế; … (trùng) … không tánh, hành dị đắc cấp, quả như thế; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật… (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
DỨT PHẦN PHI NỘI TIẾN TRÌNH
[445] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến đạo siêu thế … (trùng) … tu tiến niệm xứ siêu thế … (trùng) … tu tiến chánh cần siêu thế … (trùng) … tu tiến như ý túc siêu thế … (trùng) … tu tiến quyền siêu thế, tu tiến lực siêu thế… (trùng) … tu tiến giác chi siêu thế … (trùng) … tu tiến đế siêu thế … (trùng) … tu tiến chỉ tịnh siêu thế … (trùng) … tu tiến pháp siêu thế … (trùng) … tu tiến uẩn siêu thế … (trùng) … tu tiến xứ siêu thế … (trùng) … tu tiến giới siêu thế … (trùng) … tu tiến thực siêu thế … (trùng) … tu tiến xúc siêu thế … (trùng) … tu tiến thọ siêu thế … (trùng) … tu tiến tưởng siêu thế … (trùng) … tu tiến tư siêu thế … (trùng) … tu tiến tâm siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến tâm thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh … (trùng) … vô tướng … (trùng) … phi nội, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký … (trùng) …
DỨT PHẦN DẨN RỘNG HAI MƯƠI
TÂM QUẢ SƠ ÐẠO (Paṭhamamaggavipāka) (14)
[446] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền hành nan đắc trì có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly dục… (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật… (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[447] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền thiện siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng) … chứng và trú sơ thiền hành nan đắc trì có dục trưởng; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly dục… (trùng) … chứng và trú sơ thiền vô tướng, hành nan đắc trì có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc… (trùng) … có bất phóng dật… (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[448] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền hành nan đắc trì có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[449] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền… (trùng) … tứ thiền… (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền, hành nan đắc trì có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … không tánh, hành nan đắc trì có dục trưởng, quả như thế… (trùng) … hành nan đắc trì có dục trưởng, thiện như đây… (trùng) … vô tướng, hành nan đắc trì có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … hành nan đắc trì có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … phi nội, hành nan đắc trì, quả như thế; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[450] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp có dục trưởng … (trùng) … hành dị đắc trì, có dục trưởng … (trùng) … hành dị đắc cấp, có dục trưởng … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền, hành dị đắc cấp có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … không tánh, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … hành dị đắc cấp, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … vô tướng, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … hành dị đắc cấp, có dục trưởng thiện như đây … (trùng) … phi nội, hành dị đắc cấp, có dục trưởng quả như thế; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[451] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, không tánh, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó,nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[452] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền vô tướng, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[453] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội,có dục trưởng, thành tựu quả … (trùng)… trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[454] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền không tánh, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … không tánh, có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … không tánh, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … vô tướng, có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … không tánh, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … không tánh, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … phi nội, có dục trưởng, quả như thế; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[455] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền thiện siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[456] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền vô tướng, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[457] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[458] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thiện như đây… (trùng) … không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … không tánh hành nan đắc trì, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … vô tướng hành nan đắc trì, có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … không tánh hành nan đắc trì, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … phi nội hành nan đắc trì, có dục trưởng, quả như thế; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[459] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền thiện siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc cấp, có dục trưởng… (trùng) … không tánh, hành dị đắc trì, có dục trưởng … (trùng) … không tánh, hành dị đắc cấp … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền không tánh, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … không tánh, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế …(trùng)… không tánh, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, thiện như đây …(trùng)… vô tướng, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … không tánh hành dị đắc cấp, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … phi nội hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[460] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội (15) , có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[461] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức (16) ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[462] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng)… có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế, nên bật ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh (17) có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[463] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền phi nội, có dục trưởng, thiện như đây… (trùng) … phi nội, có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … phi nội, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … vô tướng, (18) có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … phi nội, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … không tánh, có dục trưởng, quả như thế; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[464] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[465] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền vô tướng, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[446] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[467] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … vô tướng, hành nan đắc trì, có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng, quả như thế, trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[468] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc cấp, có dục trưởng … (trùng) … phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng … (trùng) … phi nội hành dị đắc cấp, có dục trưởng … (trùng) … chứng và trý nhị thiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền, phi nội hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế… (trùng) … phi nội, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … phi nội, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … vô tướng, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế … (trùng) … phi nội, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, thiện như đây … (trùng) … không tánh, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[469] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến đạo siêu thế … (trùng) … tu tiến niệm xứ siêu thế … (trùng) … tu tiến chánh cần siêu thế … (trùng) … tu tiến như ý túc siêu thế … (trùng) … tu tiến quyền siêu thế … (trùng) … tu tiến lực siêu thế … (trùng) … tu tiến giác chi siêu thế … (trùng) … tu tiến đến siêu thế … (trùng) … tu tiến chỉ tịnh siêu thế … (trùng) … tu tiến pháp siêu thế … (trùng) … tu tiến uẩn siêu thế … (trùng) … tu tiến xứ siêu thế … (trùng) … tu tiến giới siêu thế … (trùng) … tu tiến thực siêu thế … (trùng) … tu tiến xúc siêu thế … (trùng) … tu tiến thọ siêu thế… (trùng) … tu tiến tưởng siêu thế… (trùng) … tu tiến tư siêu thế… (trùng) … tu tiến tâm siêu thế … (trùng) … pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh … (trùng) … vô tướng … (trùng) … phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng … (trùng) … cần trưởng … (trùng) … tâm trưởng… (trùng) … thẩm trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
DỨT TÂM QUẢ SƠ ÐẠO.
TÂM QUẢ NHỊ – TAM – TỨ – ÐẠO (Dutiya – Tatiya – Catutthamaggavipāka) (19).
[470] – Thế nào là các vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để giảm trừ dục ái và sân độc, để đạt đến đệ nhị địa vức … (trùng) … tuyệt trừ dục ái và sân độc, đạt đến đệ tam địa vức … (trùng) … tuyệt trừ sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cữ, và vô minh, đạt đến đệ tứ địa vức, ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … có tri dĩ tri quyền … (trùng) … Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó,nên bậc ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có tri cụ tri quyền … (trùng) … có bất phóng dật, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[471] – Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy … (trùng) …
– Thế nào là tri cụ tri quyền trong khi ấy?
Ðiều mà đối với các pháp đã thấu triệt, có sự toàn tri, hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẩn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tri cụ tri quyền trong khi ấy … (trùng) …
Hoặc là, trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
DỨT PHẦN QUẢ SIÊU THẾ
VÔ KÝ QUẢ BẤT THIỆN (Akusalavipāka abyākata) (20)
[472] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào do sự tạo tác tích lũy nghiệp bất thiện, quả nhãn thức sanh khởi câu hành xả bắt cảnh sắc xấu … (trùng) … nhĩ thức sanh khởi câu hành xả bắt cảnh thinh … (trùng) … tỷ thức câu hành xả bắt cảnh khí … (trùng) … thiệt thức sanh khởi câu hành xả bắt cảnh vị … (trùng) … thân thức sanh khởi câu hành khổ bắt cảnh xúc, trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tầm, có khổ, có nhất hành tâm, có ý quyền, có khổ quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[473] – Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
– Thế nào là thọ (21) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có sự bất an thuộc về thân, sự đau đớn thuộc về thân sanh từ xúc ý thức giới đó, trạng thái cảm thọ bất an đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ thân xúc. Ðây là thọ trong khi ấy … (trùng) …
– Thế nào là khổ trong khi ấy?
Trong khi ấy, có sự bất an thuộc về thân, sự đau đớn thuộc về thân, trạng thái cảm thọ bất an đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ thân xúc. Ðây là khổ trong khi ấy … (trùng) …
– Thế nào là khổ quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, có sự bất an thuộc về thân, sự đau đớn thuộc về thân, trạng thái cảm thọ bất an đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ thân xúc. Ðây là khổ quyền trong khi ấy … (trùng) …
Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[474] Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc …(trùng )… có một thân thức giới, có một pháp xứ có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký … (trùng )…
[475] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tứ, nhất hành tâm, mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy. Và đây là các pháp vô ký.
[476] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào do sự tạo tác tích lũy nghiệp bất thiện mà ý giới sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh sắc … (trùng) … cảnh xúc hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký … (trùng) …
[477] Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc …(trùng )… có một ý giới, có một pháp xứ có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký … (trùng )…
[478] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, mạng quyền; hoặc là khi trong ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy … (trùng) …
Và đây là các pháp vô ký.
[479] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào do sự tạo tác tích lũy nghiệp bất thiện mà ý thức giới sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh sắc … (trùng) … cảnh xúc hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký … (trùng) …
[480] Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc …(trùng )… có một ý thức giới, có một pháp xứ có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký … (trùng )…
[481] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy … (trùng) …
Và đây là các pháp vô ký.
DỨT PHẦN VÔ KÝ QUẢ BẤT THIỆN
TỐ DỤC GIỚI (Kāmāvacarakiriyā) (22)
[482] – Thế nào là các pháp vô ký? (23)
Khi nào có ý giới sanh khởi, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp câu hành xả, bắt cảnh sắc … (trùng) … cảnh xúc hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[483] Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc …(trùng )… có một ý giới, có một pháp xứ có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký … (trùng )…
[484] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, mạng quyền; hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy … (trùng) …
Và đây là các pháp vô ký.
[485] – Thế nào là các pháp vô ký? (24)
Khi nào có ý giới sanh khởi, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp câu hành hỷ, bắt cảnh sắc …(trùng)… cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tầm, có tâm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[486] – Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy … (trùng) …
– Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy … (trùng) …
– Thế nào là tấn quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực. Ðây là tấn quyền trong khi ấy.
– Thế nào là định quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực. Ðây là định quyền trong khi ấy.
Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.
[487] Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có một xúc …(trùng )… có một ý thức giới, có một pháp xứ có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký … (trùng )…
[4ù88] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền; hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy … (trùng) …
Và đây là các pháp vô ký.
[489] – Thế nào là các pháp vô ký? (25)
Khi nào có ý giới sanh khởi, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp câu hành xả, bắt cảnh sắc … (trùng) … cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tầm, có tâm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký … (trùng) …
[490] Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có một xúc …(trùng )… có một ý thức giới, có một pháp xứ có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký … (trùng )…
[491] – Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tâm, tứ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền; hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy … (trùng) …
Và đây là các pháp vô ký.
[492] – Thế nào là các pháp vô ký? (26)
Khi nào có ý giới sanh khởi, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp câu hành hỷ tương ưng trí … (trùng) … câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn … (trùng) … câu hành hỷ bất tương ưng trí … (trùng) … câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn … (trùng) … câu hành xả tương ưng trí … (trùng) … câu hành xả tương ưng trí hữu dẫn … (trùng) … câu hành xả bất tương ưng trí … (trùng) … câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc … (trùng) … cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[493] Vô tham là căn vô ký … (trùng) … vô sân là căn vô ký … (trùng) … vô si là căn vô ký … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
DỨT TÂM TỐ DỤC GIỚI
TỐ SẮC GIỚI (Rūpāvacarakiriya) (27)
[494] Khi nào vị tu tiến thiền sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú ly các dục … (trùng) … chứng và trú sơ thiền đề mục đất trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[495] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú, vắng lặng trầm tứ … (trùng) … chứng và trú nhị htiền … (trùng) … tam thiền … (trùng) … tứ thiền … (trùng) … sơ thiền … (trùng) … ngũ thiền đề mục đất; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký … (trùng) …
DỨT TỐ SẮC GIỚI
TỐ VÔ SẮC GIỚI (Arūpāvacarakiriyā)
[496] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền vô sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú, vượt qua mọi sắc tưởng, dập tắt các đối ngại tưởng, không tác ý dị biệt tưởng, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng không vô biên xứ; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[497] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền vô sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú, vượt qua mọi không vô biên xứ, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng thức vô biên xứ; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[498] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền vô sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú, vượt qua mọi thức vô biên xứ, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng vô sỡ hữu xứ; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
[499] – Thế nào là các pháp vô ký?
Khi nào vị tu tiến thiền vô sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú, vượt qua mọi vô sỡ hữu xứ, đoạn trừ lạc … (trùng) … chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có xúc … (trùng) … có bất phóng dật … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký … (trùng) …
[500] – Vô tham là căn vô ký … (trùng) … vô sân là căn vô ký … (trùng) … vô si là căn vô ký … (trùng) … Ðây là các pháp vô ký.
DỨT TỐ VÔ SẮC
Chú thích:
(1) Abyākatadhamma (na + “vi + ā + √kar”) Pháp không thành nhân tố tạo quả, tức là pháp phi thiện phi bất thiện)
(2) Vipāka – dị thục, tức là tâm quả (quả chín muồi của nghiệp thiện hay bất thiện).
Quả của thiện, trước hết là nói đến ngũ thức vô nhân, tức nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức
(3) Quả của thiện, trước hết là nói đến ngũ thức vô nhân, tức nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức.
(4) Nhãn thức dị thục thuộc quả thiện, chuyên nhận biết cảnh sắc tốt.
(5) Vedanā, trong 5 thức thì nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức thuộc về xả thọ (Upekkhāvedanā)
(6) Manodhātu – Ý giới, ở đây là tâm tiếp thâu (sampaṭtcchanacitta) thuộc giác quan thứ sáu, trong khi ngũ thức trước thuộc ngũ giác quan.
(7) Tâm tiếp thâu (sampaṭicchanacitta) thuộc thọ xả (upekkhāvedanā)
(8) Manoviññāṇadhātu ý thức giới thuộc quả thiện vô nhân. Ở đây là tâm thẩm tấn (santīranacitta); có hai thứ: thọ hỷ (somanassavedanā) và thọ xả (upekkhāve – danā).
(9) Manoviññānadhātu, ý thức giới quả thiện vô nhân này cũng là tâm thẩm tấn (santīrana), nhưng ở đây là thẩm tấn thọ xả (upekkhā).
(10) Tâm đại quả (mahāvipāka) còn lại là tâm quả thiện dục giới hữu nhân (sahetu – kakāmāvacarakusalavipākacitta). Quả thiện dục giới có hai loại là: 8 tâm quả vô nhân (ahetuka) và 8 tâm quả hữu nhân (sahetuka).
(11) Quả sắc giới (Rūpāvacaravipāka) gồm có 4 hoặc 5 tâm, là quả thành tựu do thiện sắc giới là nhân.
(12) Quả vô sắc giới (Arūpāvacaravipāka) gồm có 4 tâm; là quả thành tựu do thiện vô sắc giới làm nhân .
(13) Quả siêu thế thuộc tâm thiền siêu thế (lokuttarajjhāna) như tâm đạo; quả siêu thế là thành quả của tâm đạo hay thiện siêu thế (lokuttarakusala) .
(14) Tức là quả dự lưu, hay Tu Ðà Hườn quả Nhập Lưu quả hoặc quả sơ đạo (sotāpatti – phala).
(15) Appaṇihitaṃ (vô nguyên)
(16) Paṭhamāyabhūmiya
(17) Suññataṃ(chân không)
(18) Animittaṃ
(19) Tâm quả nhị đạo, tức là nhị quả (dutiyaphala), còn gọi là Nhất Lai quả, hay tư Ðà Hàm quả (sakadāgāmiphala); tâm này thành tựu do nhị đạo. Tâm tam quả, tức là tâm quả tam đạo, còn gọi là Bất Lai quaû hay A Na Hàm quả (Anāgāmiphala), tâm này thành tựu do tam đạo. Tâm tứ quaû (Catutthapala) còn gọi là tâm Ưng Cúng Quả, hay quả A La Hán (Araha ttaphala), tâm này thành tựu do tứ đạo.
(20) Quả bất thiện cũng thuộc về tâm vô nhân (ahetukacitta), gồm có 7 tâm là 5 thức (viññāṇa), 1 tâm tiếp thâu (sampaṭicchana) và một tâm thẩm tấn (santīrana).
(21) Ðây là sở hữu khổ thọ (dukkavedanācetasika) hiệp trong thân thức quả bất thiện.
(22) Tố (kiriyā, “√kar+ iriya”), có khi dịch là Hạnh, Duy Tác, nghĩa là những tâm phi nhân (không phải là nhân), cũng không phải là quả, thuộc pháp vô ký. Ðây là những hệ thống tư tưởng, có hành động nhưng không tạo quả.
(23) Tâm vô ký tố này là tâm khai ngũ môn (pañcadvārāvajjanacitta).
(24) Ðây là tâm sinh tiếu (hasituppādacitta). Tâm này chỉ sanh trong cơ tánh của vị A La Hán.
(25) Tâm vô ký tố này là tâm khai ý môn (manodvārāvajjanacitta)
(26) Các tâm vô ký này là 8 tâm tố dục giới hữu nhân (sahetukakāmāvacarakiriyātta). Ðây là những tâm của bậc A La Hán.
(27) Tâm tố sắc giới và tâm tố vô sắc giới là tâm thiền chứng của vị A La Hán tu tiến thiền hiệp thế.