Danh mục: Trích đoạn ngắn
Đừng gieo thêm oan trái
Kiếp người sống được bao lâu, xuôi tay nhắm mắt qua cầu gió bay. Hãy vui cho hết kiếp này, đừng gieo oán hận, đọa đầy lẫn nhau.
Giải trừ vô minh
Đức Phật dạy, vì vô minh, phiền não mà con người phải khổ. Do không sáng suốt, nhận thức sai lầm, không đúng sự thật về các pháp, bản chất các sự vật hiện tượng trong đời sống, không hiểu duyên sinh nhân quả, từ đó sinh khởi các phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến…, dẫn đến khổ đau.
An vui trong chánh niệm
Từng bước chân đi trong chánh niệm
Từng hơi thở quán chiếu về tâm
Ta chỉ có ở trong hiện tại
Không tương lai và quá khứ đã qua
Chuyên tâm niệm phật
Mời quý vị cùng lắng nghe trích đoạn "Chuyên tâm niệm phật". Trích trong bài giảng: Phật Pháp Vấn Đáp 09
Oan trái ràng buộc
Người ta đem đến oan trái cho mình là do mình từng gieo oan trái cho người khác, chúng ta phải luôn tạc dạ ghi lòng cái lý lẽ này để luôn nhắc mình nhẫn nhục. Nếu không nhẫn nhục mà khởi tham, sân, si để đáp lại thì nghiệp cũ chưa kịp qua, thì nghiệp mới mình đã tạo ra thêm, thế thì khổ đau chỉ có cơ hội thêm trùng trùng điệp điệp không có ngày hết.
Người không biết chỗ sai của mình
Rắn không biết bản thân có độc, người không biết chỗ sai của mình. Kẻ địch lớn nhất của một người không phải là vô năng, mà là vô trí, tức thiếu hiểu biết, ngu dốt. Con người một khi vô tri, tầm nhìn sẽ hẹp lại, thiên hạ trong mắt họ cũng sẽ nhỏ lại. Vô tri là sự cố chấp với bản thân, nó giống như một chất độc kinh niên, từ từ làm tê liệt thần kinh của con người, nhấn chìm trí tuệ của họ, và cuối cùng để họ tự rơi xuống vực thẳm.
Khi tâm mệt mỏi, hãy buông bỏ
Tâm người sở dĩ mệt là bởi vì thường thường khăng khăng giữ mà không chịu buông bỏ. Trong cuộc sống, luôn có một số chuyện đáng nhớ, cũng có một số chuyện nhất định phải xả bỏ.
Tại Sao Phải Thờ Cúng Người Mất?
Tại Sao Phải Thờ Cúng Người Mất? Mời qúy vị cùng lắng nghe chia sẻ dưới đây.
Thử đặt niềm tin vào người khác
Chỉ có sự tin tưởng mới giúp người khác mở lòng với bạn và trở nên thân thiết hơn. Vì thế, đôi khi, chúng ta hãy thử mở lòng đặt niềm tin vào người khác sẽ thấy cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.
“Nhẫn” chính là thể hiện bản lĩnh của con người
Nhẫn không phải là cam chịu, cũng không phải biểu hiện của nhu nhược. Thường người có chí có đức, mới có thể bao dung điều người khác không thể bao dung.
Kiểm soát tâm trước những cám dỗ
Cám dỗ có thể hủy hoại một con người, làm con người sa ngã không thoát ra được. Làm cho con người đánh mất bản thân mình, hủy hoại hạnh phúc cũng như tương lai của bản thân và những người xung quanh.
Sống cân bằng bản năng và lý trí
Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng sự tiềm ẩn của bản năng là điều suốt đời chúng ta phải canh nó để giữ nó, phải kiềm nó, phải thúc liễm nó.
Trích trong bài giảng: Bản Năng Và Lý T
Ích kỷ – góc tối trong mỗi con người
Sự ích kỷ dường như đã nằm sẵn trong bản ngã của con người ngay từ lúc mới sinh ra. Và khi biết nhận thức thì cái mầm ích kỷ đó cũng bắt đầu trỗi dậy. Tốc độ phát triển của cái mầm ấy nhanh hay chậm tùy thuộc vào bản lĩnh, khả năng kiểm soát bản thân của mỗi người.
Tiêu giải nghiệp chướng
Nếu như bạn đã hiểu được rằng số phận là do Nhân quả Nghiệp báo chi phối, rằng đau khổ hay hạnh phúc, may mắn hay xui xẻo đều do bạn tự tạo ra chứ không do ai hay 1 vị thần thánh nào có thể ban phước hay giáng họa cho bạn. Thế thì, câu hỏi quan trọng được đặt ra, làm thế nào để giải trừ nghiệp chướng, chấm dứt được những nỗi khổ đang dày vò cuộc sống của bạn?
Sự mầu nhiệm
Đối với nhiều người, Phật pháp màu nhiệm chính là sự thần thông quảng đại. chư Phật nghe thấu, hiểu rõ tiếng lòng tiếng khổ của chúng sinh và ra tay giúp đỡ, giải quyết mọi khó khăn hoạn nạn ấy. Nhưng có phải chỉ cần quỳ dưới chân Phật, cầu xin khấn vái thì mọi việc sẽ được hanh thông, cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn không?