Quả báo nhãn tiền là nói đến tinh thần nhân quả của Phật giáo. Nhân quả là một đề tài rất lớn, một mảng triết lý rất sâu, đó là chân lý mà không phải ai cũng hiểu hết về nhân quả.
Ca dao xưa có câu
“Ngày xưa trả báo thì trầy
Ngày nay trả báo một giây nhãn tiền”
Câu này khiến nhiều người nghĩ quả báo ngày xưa thì chậm, còn quả báo ngày nay nhanh. Thật ra nhân quả không nhanh hay chậm như chúng ta nghĩ mà nhân quả phụ thuộc vào tính chất của nó.
Sống trong một xã hội và tồn tại một cộng đồng, nếu chúng ta có suy nghĩ người ta sống sao thì kệ, sống chỉ biết mình thôi và gom hết quyền lợi cho mình thì đó là lối sống sai từ đạo đức, tình người, đến nguyên tắc của nhân duyên. Chúng ta nên nhớ rằng, vạn vật luôn có sự tương quan với nhau, sự tồn tại của chúng ta dựa vào sự tồn tại của người này hay của con vật này, cũng như hiệu ứng domino vậy.
Nếu chúng ta triệt tiêu đi quyền sống của các loài động vật để phục vụ cho nhu cầu ăn uống quá mức của mình, thì khi chúng bị tuyệt chủng thì thế hệ tương lai cũng không có gì để ăn. Đó là quy luật nhân quả trong vũ trụ.
Vì thế chúng ta phải biết sống cho hôm nay và sống vì ngày mai. Đừng vì quyền lợi của cá nhân mà hãm hại người khác rồi cho rằng, ai sống ai chết thì mặc ai. Rồi cuối cùng hậu quả lớn nhất sẽ thuộc về chính bản thân mình.
Bài pháp thoại “Quả Báo Nhãn Tiền (Fruit Before One’s Eyes)” được thầy Thích Phước Tiến giảng tại chùa Hương Lan (Hà Tây – Hà Nội) ngày 04/04/2016 (27/02/Bính Thân). Và được phụ đề tiếng Anh