Cúng cô hồn vào tháng 7 không còn quá xa lạ đối với người Việt Nam. Dù là Phật giáo hay là không Phật giáo chúng ta vẫn biết đến ngày này vì nó đã thành tập quán quen trong sự tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.
Trong kinh điển Tạp A Hàm có nêu về câu chuyện của Sanh Văn hỏi Phật rằng: Nếu người thân không nằm trong ngạ quỷ thì việc cúng này vẫn có ích cho người cúng. Theo đó, đức Phật giải thích rằng: Những chúng sinh đã tái sinh trong cõi ngạ quỷ mới nhận được vật bố thí, còn những chúng sinh trong cõi khác không thọ lãnh được vì không có sự tương đồng.
Ý nghĩa của việc cúng cô hồn là cách để chúng ta nhớ đến những người thân đã khuất, tạo thêm nhiều phước đức để hồi hướng cho họ được sớm siêu thoát, thể hiện tình người. Ý nghĩa thứ hai là việc cúng tế đó mang đến phước đức cho người còn sống, giúp họ có được phước báu cho hiện tại lẫn trong tương lai. Cuối cùng, cúng cô hồn còn tạo phương tiện để nhiều người đến với Phật giáo.
Người Phật tử cần phải hiểu ý nghĩa của việc cúng cô hồn một cách đúng pháp để tránh những tác động tiêu cực khiến nhận thức bị lầm lạc và bị đánh lừa từ những quan điểm tà kiến.
Bài giảng mới nhất 2017 của Thầy Thích Phước Tiến: Cúng Cô Hồn – Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa. Giảng tại chùa Xá Lợi (Quận 3, HCM), ngày 31-08-2017 (10-07-Đinh Dậu) nhân Đại Lễ Vu Lan