15. Kinh Ðại Duyên
(Mahànidàna sutta)
1. Như vậy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trụ tại bộ lạc Kuru (Câu-lâu), ở ấp Kuru tên là Kammassadhamma (Kiếm-ma-sắt-đàm). Tôn giả Ananda (A Nan) đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
– Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy, và giáo pháp này đối với con hết sức minh bạch rõ ràng.
– Này Ananda, chớ có nói vậy! Này Ananda chớ có nói vậy! Này Ananda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.
2. Này Ananda, nếu có ai hỏi: “Già và chết do duyên nào không?” Hãy đáp: “Có”. Nếu có hỏi: “Già và chết do duyên gì?” Hãy đáp: “Già và chết do duyên sanh”.
Này Ananda, nếu có ai hỏi: “Sanh có duyên nào không?” Hãy đáp: “Có”. Nếu có hỏi: “Sanh do duyên gì?” Hãy đáp: “Sanh do duyên hữu”.
Này Ananda, nếu có ai hỏi: “Hữu có do duyên nào không? Hãy đáp: “Có”. Nếu có hỏi: “Hữu do duyên gì?” Hãy đáp: “Hữu do duyên thủ”.
Này Ananda, nếu có ai hỏi. “Thủ có do duyên nào không?” Hãy đáp: “Có”. Nếu có hỏi: “Thủ do duyên gì?” Hãy đáp: “Thủ do duyên ái”.
Này Ananda, nếu có ai hỏi: “Ái có duyên nào không?” Hãy đáp: “Có”. Nếu có hỏi: “Ái do duyên gì?” Hãy đáp: “Ái do duyên thọ”.
Này Ananda, nếu có ai hỏi: “Thọ có do duyên nào không?” Hãy đáp: “Có”. Nếu có hỏi: “Thọ do duyên gì?” Hãy đáp: “Thọ do duyên xúc”.
Này Ananda, nếu có ai hỏi: “Xúc có do duyên nào không?” Hãy đáp: “Có”. Nếu có hỏi: “Xúc do duyên gì?” Hãy đáp: “Xúc do duyên danh sắc”.
Này Ananda, nếu có ai hỏi: “Danh sắc có duyên nào không?” Hãy đáp: “Có”. Nếu có hỏi: “Danh sắc do duyên gì? Hãy đáp: “Danh sắc do duyên thức”.
Này Ananda, nếu có ai hỏi: “Thức có do duyên nào không?” Hãy đáp: “Có”. Nếu có hỏi: “Thức do duyên gì?” Hãy đáp: “Thức do duyên danh sắc”.
3. Này Ananda, như vậy do duyên danh sắc, thức sanh; do duyên thức, danh sắc sanh; do duyên danh sắc, xúc sanh; do duyên xúc, thọ sanh; do duyên thọ; ái sanh; do duyên ái, thủ sanh; do duyên thủ, hữu sanh; do duyên hữu, sanh sanh; do duyên sanh, lão tử sanh, do duyên lão tử, sầu, bi, khổ, ưu não sanh. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi.
4. Trước đã nói: “Do duyên sanh; lão tử sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên sanh; lão tử sanh”? Này Ananda, nếu sanh không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như chư Thiên hay Thiên giới, Càn-thát-bà hay Càn-thát-bà-giới, Dạ-xoa hay Dạ Xoa giới. Quỷ thần hay Quỷ thần giới, loài Người hay Nhân giới, loại bốn chân hay tứ túc giới, loài chim hay điểu giới, loài trùng xà hay trùng xà giới. Này Ananda, nếu không có sanh cho tất cả, do sanh diệt thời lão tử có thể hiện hữu không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của lão tử, tức là sanh.
5. Trước đã nói: “Do duyên hữu, sanh sanh ra”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên hữu, sanh sanh ra”? Này Ananda, nếu hữu không có bất cứ loại nào giới nào, bất cứ chỗ nào xứ nào, như dục hữu, sắc hữu hay vô sắc hữu. Nếu không có hữu cho tất cả, do hữu diệt thời sanh có thể hiện hữu không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của sanh, tức là hữu.
6. Trước đã nói: “Do duyên thủ, hữu sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu hỏi: “Do duyên thủ, hữu sanh”? Này Ananda, nếu thủ không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ hay ngã chấp thủ. Nếu không có thủ cho tất cả, do thủ diệt thời hữu có thể hiện hữu không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của hữu, tức là thủ.
7. Trước đã nói: “Do duyên ái, thủ sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên ái, thủ sanh”? Này Ananda, nếu ái không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái hay pháp ái. Nếu không có ái cho tất cả, do ái diệt thời thủ có thể hiện hữu không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của thủ, tức là ái.
8. Trước đã nói: “Do duyên thọ, ái sanh”. Này Ananda, nếu thọ không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như nhãn xúc sở sanh thọ, nhĩ xúc sở sanh thọ, tỷ xúc sở sanh thọ, thiệt xúc sở sanh thọ, tỷ xúc sở sanh thọ, ý xúc sở sanh thọ. Nếu không có thọ cho tất cả, nếu thọ diệt thời ái có thể hiện hữu không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của ái, tức là thọ.
9. Này Ananda, như vậy do duyên thọ, ái sanh; do duyên ái, tìm cầu sanh; do duyên tìm cầu, lợi sanh; do duyên lợi, quyết định (sở dụng của lợi) sanh; do duyên quyết định, tham dục sanh; do duyên tham dục, đam trước sanh; do duyên đam trước, chấp thủ sanh; do duyên chấp thủ, hà tiện sanh; do duyên hà tiện, thủ hộ sanh; do duyên thủ hộ, phát sanh một số ác, bất thiện pháp như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ.
10. Trước đã nói: “Do duyên thủ hộ, phát sanh một số ác, bất thiện pháp, như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên thủ hộ, phát sanh một số ác, bất thiện pháp, như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ”? Này Ananda, nếu thủ hộ không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có thủ hộ cho tất cả, nếu thủ hộ diệt thời một số ác, bất thiện pháp như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ có thể hiện hữu được không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của một số ác, bất thiện pháp như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ, tức là thủ hộ.
11. Trước đã nói: “Do duyên hà tiện, thủ hộ sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên hà tiện thủ hộ sanh”? Này Ananda, nếu hà tiện không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có hà tiện, cho tất cả, nếu hà tiện diệt thời thủ hộ có thể hiện hữu không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của thủ hộ, tức là hà tiện.
12. Trước đã nói: “Do duyên chấp thủ, hà tiện sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên chấp thủ, hà tiện sanh”? Này Ananda, nếu chấp thủ không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không chấp thủ cho tất cả, nếu chấp thủ diệt thời hà tiện có thể hiện hữu được không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của hà tiện, tức là chấp thủ.
13. Trước đã nói: “Do duyên đam trước, chấp thủ sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên đam trước, chấp thủ sanh”? Này Ananda, nếu đam trước không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có đam trước cho tất cả, nếu đam trước diệt thời chấp thủ có thể hiện hữu được không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của chấp thủ, tức là đam mê.
14. Trước đã nói: “Do duyên tham dục, đam trước sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên tham dục, đam trước sanh”? Này Ananda, nếu tham dục không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có tham dục cho tất cả, nếu tham dục diệt thời đam trước có thể hiện hữu được không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của đam trước, tức là tham dục.
15. Trước đã nói: “Do duyên quyết định, tham dục sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên quyết định tham dục sanh”? Này Ananda, nếu quyết định không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có quyết định cho tất cả, nếu quyết định diệt thời tham dục có thể hiện hữu được không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của tham dục tức là quyết định.
16. Trước đã nói: “Do duyên lợi, quyết định sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên lợi quyết định sanh”? Này Ananda, nếu lợi không có không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu lợi không có cho tất cả, nếu lợi diệt thời quyết định có thể hiện hữu được không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của quyết định, tức là lợi.
17. Trước đã nói: “Do duyên tầm cầu, lợi sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên tầm cầu, lợi sanh”? Này Ananda, nếu tầm cầu không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu tầm cầu không có cho tất cả, nếu tầm cầu diệt thời lợi có thể hiện hữu được không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của lợi, tức là tầm cầu.
18. Trước đã nói: “Do duyên ái, tầm cầu sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên ái, tầm cầu sanh”? Này Ananda, nếu không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu ái không có cho tất cả, nếu ái diệt thời tầm cầu có thể hiện hữu được không?- Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của tầm cầu, tức là ái.
Này Ananda, như vậy hai phương diện (của ái) tuy hai nhưng hòa hợp thành một, nhờ thọ (làm duyên sanh).
19. Trước đã nói: “Do duyên xúc, thọ sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên xúc, thọ sanh”? Này Ananda, nếu xúc không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc, nếu xúc không có cho tất cả, nếu xúc diệt thời thọ có thể hiện hữu không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của thọ, tức là xúc.
20. Trước đã nói: “Do duyên danh sắc, xúc sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên danh sắc, xúc sanh”? Này Ananda, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo, nhờ đó mà danh thân và sắc thân thi thiết; nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có, thời danh mục xúc trong sắc thân có thể hiện hữu được không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy nhờ đó mà sắc thân được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có, thời hữu đối xúc trong danh thân có thể hiện hữu được không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo nhờ đó mà danh thân và sắc thân được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có, thời danh mục xúc hay hữu đối xúc có thể hiện hữu được không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo nhờ đó mà danh sắc được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có thì xúc có thể hiện hữu được không?
– Bạch Thế Tôn, không!
Do vậy, này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của xúc, tức là danh sắc.
21. Trước đã nói: “Do duyên thức, danh sắc sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên thức, danh sắc sanh”? Này Ananda, nếu thức không đi vào trong bụng của người mẹ, thời danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, nếu thức đi vào trong bụng bà mẹ rồi bị tiêu diệt, thời danh sắc có thể hình thành trạng thái này, trạng thái khác không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, nếu thức bị đoạn trừ trong đứa con nít, hoặc là đồng nam hay đồng nữ, thời danh sắc có thể lớn hơn, trưởng thành và thành mãn được không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Do vậy, này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của danh sắc, tức là thức.
22. Trước đã nói: “Do duyên danh sắc, thức sanh”. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: “Do duyên sanh sắc thức sanh “? Này Ananda, nếu thức không an trú được trong danh sắc, thời trong tương lai, có thể hiện hữu sự hình thành của sanh, lão, tử, khổ, tập không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Do vậy, này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của thức, tức là danh sắc.
– Này Ananda, trong giới hạn con người được sanh, con người được già, con người được chết, con người được diệt, hay con người được tái sanh, trong giới hạn ấy là danh mục đạo, trong giới hạn ấy là ngôn ngữ đạo, trong giới hạn ấy là thi thiết đạo, trong giới hạn ấy là tuệ giới, trong giới hạn ấy là lưu chuyển luân hồi hiện hữu trạng thái này trạng thái khác nghĩa là danh sắc và thức.
23. Này Ananda, có bao nhiêu lời tuyên bố về ngã? Này Ananda, hoặc ngã được tuyên bố là có sắc và hạn lượng trong câu: “Ngã của tôi có sắc và hạn lượng”. Này Ananda, hoặc ngã được tuyên bố là có sắc và vô lượng trong câu: “Ngã của tôi có sắc và vô lượng”. Này Ananda, hoặc ngã được tuyên bố là không có sắc và có hạn lượng trong câu: “Ngã của tôi không có sắc và có hạn lượng”. Này Ananda, hoặc ngã được tuyên bố là không có sắc và vô lượng trong câu: “Ngã của tôi không có sắc và vô lượng”.
24. Này Ananda, có người tuyên bố ngã có sắc và có hạn lượng trong hiện tại, người này tuyên bố hoặc ngã có sắc và có hạn lượng trong tương lai. Hoặc như thế này: “Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy”. Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và có hạn lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, có người tuyên bố ngã có sắc và vô lượng người này tuyên bố hoặc ngã có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc như thế này: “Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy”. Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, có người tuyên bố ngã không có sắc và có hạn lượng, người này tuyên bố hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong hiện tại hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong tương lai… hoặc ngã không có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc như thế này: “Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy”. Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi. Này Ananda, như vậy, là có bấy nhiêu lời tuyên bố về ngã.
25. Này Ananda, có bao nhiêu lời không tuyên bố về ngã? Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là có sắc và có hạn lượng trong câu: “Ngã của tôi có sắc và có hạn lượng”. Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là có sắc và vô lượng trong câu: “Ngã của tôi có sắc và vô lượng”. Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là không có sắc và có hạn lượng trong câu: “Ngã của tôi không có sắc và có hạn lượng”. Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là không có sắc và vô lượng trong câu: “Ngã của tôi không có sắc và vô lượng”.
26. Này Ananda, có người không tuyên bố ngã có sắc và có hạn lượng, người này không tuyên bố, hoặc ngã có sắc và có hạn lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và có hạn lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: “Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy”. Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và có hạn lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, có người không tuyên bố ngã có sắc và vô lượng, người này không tuyên bố hoặc ngã có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này. “Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy”. Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, có người không tuyên bố ngã không có sắc và có hạn lượng, người này tuyên bố, hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong hiện tại, hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: “Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy”. Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã không có sắc và có hạn lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, có người không tuyên bố ngã không có sắc và vô lượng, người này không tuyên bố ngã không có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã không có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: “Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy”. Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, như vậy là có bấy nhiêu lời không tuyên bố về ngã.
27. Này Ananda, dưới bao nhiêu hình thức, ngã được quan niệm? Này Ananda, ngã được quan niệm như thọ trong câu: “Ngã của tôi là thọ”. Hay trái lại: “Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không có cảm thọ”. Này Ananda, hoặc ngã được quan niệm như trong câu: “Ngã của tôi không phải là thọ, cũng không phải là không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ”. Như vậy, này Ananda, ngã được quan niệm.
28. Này Ananda, ai nói: “ngã của tôi là thọ”. Người ấy cần được trả lời: “Này Hiền giả, có ba loại cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Trong ba loại thọ này, loại nào ông xem là ngã?”
Này Ananda, khi cảm giác một lạc thọ, chúng ta không cảm giác một khổ thọ, không cảm giác một bất khổ bất lạc thọ, khi ấy chỉ cảm giác một lạc thọ thôi. Này Ananda, khi cảm giác một khổ thọ, chúng ta không cảm giác một lạc thọ, không cảm giác một bất khổ bất lạc thọ, khi ấy chỉ cảm giác một khổ thọ thôi. Này Ananda, khi cảm giác một bất khổ bất lạc thọ, chúng ta không cảm giác một lạc thọ, không cảm giác một khổ thọ, khi ấy chỉ cảm giác một bất khổ bất lạc thọ thôi.
29. Lại nữa, này Ananda, lạc thọ là vô thường, hữu vi, là pháp duyên khởi, là pháp đoạn hoại, là pháp đoạn diệt, là pháp ly dục, là pháp diệt tận. Này Ananda, khổ thọ là vô thường, hữu vi, là pháp duyên khởi, là pháp đoạn hoại, là pháp đoạn diệt, là pháp ly dục, là pháp diệt tận. Này Ananda, bất khổ bất lạc thọ là vô thường, hữu vi, là pháp duyên khởi, là pháp đoạn hoại, là pháp đoạn diệt, là pháp ly dục, là pháp diệt tận. Khi cảm giác một lạc thọ mà nói rằng: “Ðó là ngã của tôi”, thời khi lạc thọ ấy diệt mất người ấy cũng nghĩ rằng: “Ngã của tôi cũng diệt”. Khi cảm giác một khổ thọ mà nói rằng: “Ðó là ngã của tôi”, thời khi khổ thọ ấy diệt mất người ấy cũng nghĩ rằng: “Ngã của tôi cũng diệt”. Khi cảm giác một bất khổ bất lạc thọ mà nói rằng: “Ðó là ngã của tôi”, thời khi bất khổ bất lạc thọ ấy diệt mất, người ấy cũng nghĩ rằng: “Ngã của tôi cũng diệt”.
Vậy những ai nói rằng: “Ngã của tôi là thọ”, người ấy sẽ xem ngã của mình như một cái gì trong hiện tại, cái gì ấy là vô thường, lạc khổ xen lẫn, là pháp sanh diệt. Do vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm “Ngã của tôi là thọ”.
30. Này Ananda, ai nói như sau: “Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không có cảm thọ”, người ấy cần được trả lời: “Này Hiền giả, chỗ nào không có một cảm thọ gì cả, chỗ ấy có thể xem là “Tôi có” được không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Do vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm “Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không có cảm thọ”.
31. Này Ananda, ai nói như sau: “Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không phải không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ”, người ấy cần được trả lời: “Này Hiền giả nếu tất cả mọi loại cảm thọ đều đoạn diệt hoàn toàn, khi không còn một loại cảm thọ nào cả, khi thọ đã tận diệt, thời ở tại chỗ ấy, có thể nói: “Tôi là như vậy” chăng?”
– Bạch Thế Tôn, không!
– Do vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm “Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không phải không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ”.
32. Này Ananda, khi có một vị Tỷ-kheo không quan niệm ngã là thọ, không quan niệm ngã không phải thọ, không quan niệm: “Ngã của tôi là thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ”, khi ấy vị này sẽ không chấp trước một điều gì ở trên đời, vì không chấp trước nên không sợ hãi; vì không sợ hãi nên hoàn toàn tự mình tịch diệt. Vị ấy biết sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, sau đời này không còn đời nào khác nữa.
Này Ananda, với vị Tỷ-kheo có tâm giải thoát như vậy, nếu có ai nói vị Tỷ-kheo ấy có tà kiến như sau: “Như Lai có tồn tại sau khi chết” thời thật hoàn toàn phi lý. Hoặc có tà kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại sau khi chết”, thời thật hoàn toàn phi lý. Hoặc có tà kiến như sau: “Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết”, thời thật hoàn toàn phi lý. Hoặc có tà kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại và không không có tồn tại sau khi chết”, thời thật hoàn toàn phi lý. Tại sao vậy? Này Ananda, ví dầu có bao nhiêu danh mục, bao nhiêu danh mục đạo, dầu có bao nhiêu ngôn ngữ, bao nhiêu ngôn ngữ đạo, dầu có bao nhiêu thi thiết, bao nhiêu thi thiết đạo, dầu có bao nhiêu trí tuệ, bao nhiêu trí tuệ giới, dầu có bao nhiêu luân chuyển, bao nhiêu vận hành, với thắng trí hiểu biết tất cả, vị Tỷ-kheo được giải thoát. Với vị Tỷ-kheo thắng trí giải thoát như vậy mà nói rằng vị Tỷ-kheo ấy không biết, không thấy, thời thật là một sự phi lý.
33. Này Ananda, có bảy trú xứ của thức và hai xứ. Thế nào là bảy? Này Ananda, có những loại hữu tình, thân dị loại và tưởng dị loại, như loài Người, một số chư Thiên và một số trong địa ngục. Ðó là trú xứ thứ nhất của thức.
Này Ananda, có những loại hữu tình, thân dị loại nhưng tưởng nhất loại, như các vị Phạm Chúng thiên được sanh vào cõi ấy, nhờ sơ Thiền. Ðó là trú xứ thứ hai của thức.
Này Ananda, có những loại hữu tình, thân nhất loại nhưng tưởng dị loại, như các vị Quang Âm thiên (Abhassarà). Ðó là trú xứ thứ ba của thức.
Này Ananda, có những loại hữu tình, thân nhất loại và tưởng cũng nhất loại, như các vị Biến Tịnh thiên (Subhakinna). Ðó là trú xứ thứ tư của thức. Này Ananda, có những loại hữu tình, vượt ra khỏi tất cả sắc tưởng, đoạn trừ tất cả hữu đối tưởng, không suy tư đến mọi dị loại tưởng, chỉ có tưởng “Hư không là vô biên”, được sanh vào cõi Hư không vô biên xứ. Ðó là trú xứ thứ năm của thức. Này Ananda, có những loại hữu tình hoàn toàn vượt ra khỏi Không vô biên xứ, chỉ có tưởng “Thức là vô biên”, được sanh vào cõi Thức vô biên xứ. Ðó là trú xứ thứ sáu của thức.
Này Ananda, có những loại hữu tình, hoàn toàn vượt ra khỏi Thức vô biên xứ, chỉ có tưởng “Vô sở hữu”, được sanh vào cõi Vô sở hữu xứ. Ðó là trú xứ thứ bảy của thức.
Hai xứ là Vô tưởng hữu tình xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
34. Này Ananda, trong thức trú xứ thứ nhất có thân dị loại và tưởng dị loại này, như loài Người, một số chư Thiên và một số hữu tình trong địa ngục. Này Ananda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, trong thức trú xứ thứ hai … thứ ba … thứ tư … thứ năm … thứ sáu … Này Ananda, trong thức trú xứ thứ bảy, hoàn toàn vượt ra khỏi Thức vô biên xứ, chỉ có tưởng “Vô sở hữu”, được sanh vào cõi Vô sở hữu xứ. Này Ananda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, với Vô tưởng hữu tình xứ này, này Ananda, nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, với Phi tưởng phi phi tưởng xứ này, này Ananda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, bởi bảy thức trú xứ và hai xứ này, nếu có vị Tỷ-kheo đã như chơn hiểu được tập khởi, đoạn trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm, xuất ly của chúng, nhờ không còn chấp thủ, vị này được giải thoát. Này Ananda, vị Tỷ-kheo như vậy được gọi là Tuệ giải thoát.
35. Này Ananda, có tám giải thoát. Thế nào là tám?
Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là sự giải thoát thứ nhất.
Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là sự giải thoát thứ hai.
Quán tưởng (sắc là) tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là sự giải thoát thứ ba.
Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không tác ý đến những tưởng khác biệt, với suy tư “hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ; đó là sự giải thoát thứ tư.
Vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư “thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.
Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư “không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là sự giải thoát thứ sáu.
Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là sự giải thoát thứ bảy.
Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng; đó là sự giải thoát thứ tám.
Này Ananda, như vậy là tám giải thoát.
36. Này Ananda, khi một vị Tỷ-kheo thuận thứ thể nhập tám giải thoát này, có thể nhập và có thể xuất khỏi bất cứ giải thoát nào khi nào mình muốn, chỗ nào mình muốn và dài bao lâu mình muốn – và với các lậu hoặc được đoạn trừ, vị Tỷ-kheo chứng và an trú trong tám giải thoát và tuệ giải thoát, không còn lậu hoặc ngay trong thời hiện tại, tự mình thấu đạt và chứng ngộ. Này Ananda, không còn có một Câu giải thoát nào khác cao hơn và thù thắng hơn Câu giải thoát này.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
15. Maha-Nidana Sutta
The Great Causes Discourse
Translated by Bhikkhu Thanissaro
Translator’s Introduction
This is one of the most profound discourses in the Pali Canon. It gives an extended treatment of the teachings of dependent co-arising (paticca samuppada) and not-self (anatta) in an outlined context of how these teachings function in practice.
The first part of the discourse takes the factors of dependent co-arising in sequence from effect to cause, tracing them down to the mutual dependency of name-and-form (mental and physical activity) on the one hand, and consciousness on the other. In connection with this point, it is worth noting that the word “great” in the title of the discourse may have a double meaning: modifying the word “discourse” — it’s a long discourse — and modifying “causes,” referring to the fact that name-and-form and consciousness as causal factors can account for everything describable in the cosmos.
After tracing the basic sequence of factors in the causal pattern, the discourse then reviews their inter-relationships, showing how they can explain stress and suffering both on the individual and on the social level.
The second part of the discourse, taking up the teaching of not-self, shows how dependent co-arising gives focus to this teaching in practice. It begins with a section on Delineations of a Self, classifying the various ways in which a sense of “self” might be defined in terms of form. The scheme of analysis introduced in this section — classifying views of the self according to the variables of form and formless; finite and infinite; already existing, naturally developing in the future, and alterable through human effort — covers all the theories of the self proposed in the classical Upanisads, as well as all theories of self or soul proposed in more recent times. The inclusion of an infinite self in this list gives the lie to the belief that the Buddha’s teachings on not-self were denying nothing more than a sense of “separate” or “limited” self. The discourse points out that even a limitless, infinite, all-embracing sense of self is based on an underlying tendency in the mind that has to be abandoned.
The following section, on Non-delineations of a Self, shows that it is possible for the mind to function without reading a “self” into experience. The remaining sections focus on ways in which this can be done by treating the sense of self as it relates to different aspects of name-and-form. The first of these sections — Assumptions of a Self — focuses on the sense of self as it relates to feeling, one of the “name” factors in name-and-form. The next section — Seven Stations of Consciousness — focuses on form, formlessness, and perception, which is another one of the “name” factors that allows a place for consciousness to land and grow on the “macro” level in the cycle of death and rebirth. The last section — Eight Emancipations — focuses on form, formlessness, and perception on the “micro” level in the practice of meditative absorption (jhana).
In each of these cases, once the sense of attachment and identification with name-and-form can be broken, the mutual dependency between consciousness and name-and-form is broken as well. This brings about total freedom from the limits of “the extent to which there are means of designation, expression, and delineation… the extent to which the sphere of discernment extends, the extent to which the cycle revolves for the manifesting (discernibility) of this world — i.e., name-and-form together with consciousness.” This is the release at which the Buddha’s teachings are aimed.
(Dependent Co-arising)
I have heard that on one occasion the Blessed One was living among the Kurus. Now, the Kurus have a town named Kammasadhamma. There Ven. Ananda approached the Blessed One and, on arrival, having bowed down to the Blessed One, sat to one side. As he was sitting there he said to the Blessed One: “It’s amazing, lord, it’s astounding, how deep this dependent co-arising is, and how deep its appearance, and yet to me it seems as clear as clear can be.”
[The Buddha:] “Don’t say that, Ananda. Don’t say that. Deep is this dependent co-arising, and deep its appearance. It’s because of not understanding and not penetrating this Dhamma that this generation is like a tangled skein, a knotted ball of string, like matted rushes and reeds, and does not go beyond transmigration, beyond the planes of deprivation, woe, and bad destinations.
“If one is asked, ‘Is there a demonstrable requisite condition for aging and death?’ one should answer, ‘There is.’
“If one is asked, ‘From what requisite condition do aging and death come?’ one should say, ‘Aging and death come from birth as their requisite condition.’
“If one is asked, ‘Is there a demonstrable requisite condition for birth?’ one should answer, ‘There is.’
“If one is asked, ‘From what requisite condition does birth come?’ one should say, ‘Birth comes from becoming as its requisite condition.’
“If one is asked, ‘Is there a demonstrable requisite condition for becoming?’ one should answer, ‘There is.’
“If one is asked, ‘From what requisite condition does becoming come?’ one should say, ‘Becoming comes from clinging as its requisite condition.’
“If one is asked, ‘Is there a demonstrable requisite condition for clinging?’ one should answer, ‘There is.’
“If one is asked, ‘From what requisite condition does clinging come?’ one should say, ‘Clinging comes from craving as its requisite condition.’
“If one is asked, ‘Is there a demonstrable requisite condition for craving?’ one should answer, ‘There is.’
“If one is asked, ‘From what requisite condition does craving come?’ one should say, ‘Craving comes from feeling as its requisite condition.’
“If one is asked, ‘Is there a demonstrable requisite condition for feeling?’ one should answer, ‘There is.’
“If one is asked, ‘From what requisite condition does feeling come?’ one should say, ‘Feeling comes from contact as its requisite condition.’
“If one is asked, ‘Is there a demonstrable requisite condition for contact?’ one should answer, ‘There is.’
“If one is asked, ‘From what requisite condition does contact come?’ one should say, ‘Contact comes from name-and-form as its requisite condition.’
“If one is asked, ‘Is there a demonstrable requisite condition for name-and-form?’ one should answer, ‘There is.’
“If one is asked, ‘From what requisite condition does name-and-form come?’ one should say, ‘Name-and-form comes from consciousness as its requisite condition.’
“If one is asked, ‘Is there a demonstrable requisite condition for consciousness?’ one should answer, ‘There is.’
“If one is asked, ‘From what requisite condition does consciousness come?’ one should say, ‘Consciousness comes from name-and-form as its requisite condition.’
“Thus, Ananda, from name-and-form as a requisite condition comes consciousness. From consciousness as a requisite condition comes name-and-form. From name-and-form as a requisite condition comes contact. From contact as a requisite condition comes feeling. From feeling as a requisite condition comes craving. From craving as a requisite condition comes clinging. From clinging as a requisite condition comes becoming. From becoming as a requisite condition comes birth. From birth as a requisite condition, aging, death, sorrow, lamentation, pain, distress, and despair come into play. Such is the origination of this entire mass of stress.
(Aging and Death)
“‘From birth as a requisite condition come aging and death.’ Thus it has been said. And this is the way to understand how from birth as a requisite condition come aging and death. If there were no birth at all, in any way, of anything anywhere — i.e., of devas in the state of devas, of celestials in the state of celestials, of spirits in the state of spirits, of demons in the state of demons, of human beings in the human state, of quadripeds in the state of quadripeds, of birds in the state of birds, of snakes in the state of snakes, or of any being in its own state — in the utter absence of birth, from the cessation of birth, would aging and death be discerned?”
“No, lord.”
“Thus this is a cause, this is a reason, this is an origination, this is a requisite condition for aging and death, i.e., birth.
(Birth)
“‘From becoming as a requisite condition comes birth.’ Thus it has been said. And this is the way to understand how from becoming as a requisite condition comes birth. If there were no becoming at all, in any way, of anything anywhere — i.e., sensual becoming, form becoming, or formless becoming — in the utter absence of becoming, from the cessation of becoming, would birth be discerned?”
“No, lord.”
“Thus this is a cause, this is a reason, this is an origination, this is a requisite condition for birth, i.e., becoming.
(Becoming)
“‘From clinging as a requisite condition comes becoming.’ Thus it has been said. And this is the way to understand how from clinging as a requisite condition comes becoming. If there were no clinging at all, in any way, of anything anywhere — i.e., clinging to sensuality, clinging to precepts and practices, clinging to views, or clinging to doctrines of the self — in the utter absence of clinging, from the cessation of clinging, would becoming be discerned?”
“No, lord.”
“Thus this is a cause, this is a reason, this is an origination, this is a requisite condition for becoming, i.e., clinging.
(Clinging)
“‘From craving as a requisite condition comes clinging.’ Thus it has been said. And this is the way to understand how from craving as a requisite condition comes clinging. If there were no craving at all, in any way, of anything anywhere — i.e., craving for sensuality, craving for becoming, craving for no becoming — in the utter absence of craving, from the cessation of craving, would clinging be discerned?”
“No, lord.”
“Thus this is a cause, this is a reason, this is an origination, this is a requisite condition for clinging, i.e., craving.
(Craving)
“‘From feeling as a requisite condition comes craving.’ Thus it has been said. And this is the way to understand how from feeling as a requisite condition comes craving. If there were no feeling at all, in any way, of anything anywhere — i.e., feeling born of contact at the eye, feeling born of contact at the ear, feeling born of contact at the nose, feeling born of contact at the tongue, feeling born of contact at the body, or feeling born of contact at the intellect — in the utter absence of feeling, from the cessation of feeling, would craving be discerned?”
“No, lord.”
“Thus this is a cause, this is a reason, this is an origination, this is a requisite condition for craving, i.e., feeling.
(Dependent on Craving)
“Now, craving is dependent on feeling,
seeking is dependent on craving,
acquisition is dependent on seeking,
ascertainment is dependent on acquisition,
desire and passion is dependent on ascertainment,
attachment is dependent on desire and passion,
possessiveness is dependent on attachment,
stinginess is dependent on attachment,
defensiveness is dependent on stinginess,
and because of defensiveness, dependent on defensiveness, various evil, unskillful phenomena come into play: the taking up of sticks and knives; conflicts, quarrels, and disputes; accusations, divisive speech, and lies.
“And this is the way to understand how it is that because of defensiveness various evil, unskillful phenomena come into play: the taking up of sticks and knives; conflicts, quarrels, and disputes; accusations, divisive speech, and lies. If there were no defensiveness at all, in any way, of anything anywhere, in the utter absence of defensiveness, from the cessation of defensiveness, would various evil, unskillful phenomena — the taking up of sticks and knives; conflicts, quarrels, and disputes; accusations, divisive speech, and lies — come into play?”
“No, lord.”
“Thus this is a cause, this is a reason, this is an origination, this is a requisite condition for the coming-into-play of various evil, unskillful phenomena — the taking up of sticks and knives; conflicts, quarrels, and disputes; accusations, divisive speech, and lies — i.e., defensiveness.
“‘Defensiveness is dependent on stinginess.’ Thus it has been said. And this is the way to understand how defensiveness is dependent on stinginess. If there were no stinginess at all, in any way, of anything anywhere, in the utter absence of stinginess, from the cessation of stinginess, would defensiveness be discerned?”
“No, lord.”
“Thus this is a cause, this is a reason, this is an origination, this is a requisite condition for defensiveness, i.e., stinginess.
(Similarly back through the chain of conditions: stinginess, attachment, possessiveness, desire and passion, ascertainment, acquisition, and seeking.)
“‘Seeking is dependent on craving.’ Thus it has been said. And this is the way to understand how seeing is dependent on craving. If there were no craving at all, in any way, of anything anywhere — i.e., craving for sensuality, craving for becoming, craving for no becoming — in the utter absence of craving, from the cessation of craving, would seeking be discerned?”
“No, lord.”
“Thus this is a cause, this is a reason, this is an origination, this is a requisite condition for seeking, i.e., craving. Thus, Ananda, these two phenomena [the chain of conditions leading from craving to birth, aging, and death, and the chain of conditions leading from craving to quarrels, etc.], as a duality, flow back into one place at feeling.
(Feeling)
“‘From contact as a requisite condition comes feeling.’ Thus it has been said. And this is the way to understand how from contact as a requisite condition comes feeling. If there were no contact at all, in any way, of anything anywhere — i.e., contact at the eye, contact at the ear, contact at the nose, contact at the tongue, contact at the body, or contact at the intellect — in the utter absence of contact, from the cessation of contact, would feeling be discerned?”
“No, lord.”
“Thus this is a cause, this is a reason, this is an origination, this is a requisite condition for feeling, i.e., contact.
(Contact)
“‘From name-and-form as a requisite condition comes contact.’ Thus it has been said. And this is the way to understand how, from name-and-form as a requisite condition comes contact. If the qualities, traits, themes, and indicators by which there is a description of name-group (mental activity) were all absent, would designation-contact with regard to the form-group (the physical body) be discerned?”
“No, lord.”
“If the permutations, signs, themes, and indicators by which there is a description of form-group were all absent, would resistance-contact with regard to the name-group be discerned?”
“No, lord.”
“If the permutations, signs, themes, and indicators by which there is a description of name-group and form-group were all absent, would designation-contact or resistance-contact be discerned?”
“No, lord.”
“Thus this is a cause, this is a reason, this is an origination, this is a requisite condition for contact, i.e., name-and-form.
(Name-and-form)
“‘From consciousness as a requisite condition comes name-and-form.’ Thus it has been said. And this is the way to understand how from consciousness as a requisite condition comes name-and-form. If consciousness were not to descend into the mother’s womb, would name-and-form take shape in the womb?”
“No, lord.”
“If, after descending into the womb, consciousness were to depart, would name-and-form be produced for this world?”
“No, lord.”
“If the consciousness of the young boy or girl were to be cut off, would name-and-form ripen, grow, and reach maturity?”
“No, lord.”
“Thus this is a cause, this is a reason, this is an origination, this is a requisite condition for name-and-form, i.e., consciousness.”
(Consciousness)
“‘From name-and-form as a requisite condition comes consciousness.’ Thus it has been said. And this is the way to understand how from name-and-form as a requisite condition comes consciousness. If consciousness were not to gain a foothold in name-and-form, would a coming-into-play of the origination of birth, aging, death, and stress in the future be discerned?
“No, lord.”
“Thus this is a cause, this is a reason, this is an origination, this is a requisite condition for consciousness, i.e., name-and-form.
“This is the extent to which there is birth, aging, death, passing away, and re-arising. This is the extent to which there are means of designation, expression, and delineation. This is the extent to which the sphere of discernment extends, the extent to which the cycle revolves for the manifesting (discernibility) of this world — i.e., name-and-form together with consciousness.
(Delineations of a Self)
“To what extent, Ananda, does one delineate when delineating a self? Either delineating a self possessed of form and finite, one delineates that ‘My self is possessed of form and finite.’ Or, delineating a self possessed of form and infinite, one delineates that ‘My self is possessed of form and infinite.’ Or, delineating a self formless and finite, one delineates that ‘My self is formless and finite.’ Or, delineating a self formless and infinite, one delineates that ‘My self is formless and infinite.’
“Now, the one who, when delineating a self, delineates it as possessed of form and finite, either delineates it as possessed of form and finite in the present, or of such a nature that it will [naturally] become possessed of form and finite [in the future/after death], or he believes that ‘Although it is not yet that way, I will convert it into being that way.’ This being the case, it is proper to say that a fixed view of a self possessed of form and finite lies latent [within that person].
“The one who, when delineating a self, delineates it as possessed of form and infinite, either delineates it as possessed of form and infinite in the present, or of such a nature that it will [naturally] become possessed of form and infinite [in the future/after death], or he believes that ‘Although it is not yet that way, I will convert it into being that way.’ This being the case, it is proper to say that a fixed view of a self possessed of form and infinite lies latent [within that person].
“The one who, when delineating a self, delineates it as formless and finite, either delineates it as formless and finite in the present, or of such a nature that it will [naturally] become formless and finite [in the future/after death], or he believes that ‘Although it is not yet that way, I will convert it into being that way.’ This being the case, it is proper to say that a fixed view of a self formless and finite lies latent [within that person].
“The one who, when delineating a self, delineates it as formless and infinite, either delineates it as formless and infinite in the present, or of such a nature that it will [naturally] become formless and infinite [in the future/after death], or he believes that ‘Although it is not yet that way, I will convert it into being that way.’ This being the case, it is proper to say that a fixed view of a self formless and infinite lies latent [within that person].
(Non-Delineations of a Self)
“To what extent, Ananda, does one not delineate when not delineating a self? Either not delineating a self possessed of form and finite, one does not delineate that ‘My self is possessed of form and finite.’ Or, not delineating a self possessed of form and infinite, one does not delineate that ‘My self is possessed of form and infinite.’ Or, not delineating a self formless and finite, one does not delineate that ‘My self is formless and finite.’ Or, not delineating a self formless and infinite, one does not delineate that ‘My self is formless and infinite.’
“Now, the one who, when not delineating a self, does not delineate it as possessed of form and finite, does not delineate it as possessed of form and finite in the present, nor does he delineate it as of such a nature that it will [naturally] become possessed of form and finite [in the future/after death], nor does he believe that ‘Although it is not yet that way, I will convert it into being that way.’ This being the case, it is proper to say that a fixed view of a self possessed of form and finite does not lie latent [within that person].
“The one who, when not delineating a self, does not delineate it as possessed of form and infinite, does not delineate it as possessed of form and infinite in the present, nor does he delineate it as of such a nature that it will [naturally] become possessed of form and infinite [in the future/after death], nor does he believe that ‘Although it is not yet that way, I will convert it into being that way.’ This being the case, it is proper to say that a fixed view of a self possessed of form and infinite does not lie latent [within that person].
“The one who, when not delineating a self, does not delineate it as formless and finite, does not delineate it as formless and finite in the present, nor does he delineate it as of such a nature that it will [naturally] become formless and finite [in the future/after death], nor does he believe that ‘Although it is not yet that way, I will convert it into being that way.’ This being the case, it is proper to say that a fixed view of a self formless and finite does not lie latent [within that person].
“The one who, when not delineating a self, does not delineate it as formless and infinite, does not delineate it as formless and infinite in the present, nor does he delineate it as of such a nature that it will [naturally] become formless and infinite [in the future/after death], nor does he believe that ‘Although it is not yet that way, I will convert it into being that way.’ This being the case, it is proper to say that a fixed view of a self formless and infinite does not lie latent [within that person].
(Assumptions of a Self)
“To what extent, Ananda, does one assume when assuming a self? Assuming feeling to be the self, one assumes that ‘Feeling is my self’ [or] ‘Feeling is not my self: My self is oblivious [to feeling]’ [or] ‘Neither is feeling my self, nor is my self oblivious to feeling, but rather my self feels, in that my self is subject to feeling.’
“Now, one who says, ‘Feeling is my self,’ should be addressed as follows: ‘There are these three feelings, my friend — feelings of pleasure, feelings of pain, and feelings of neither pleasure nor pain. Which of these three feelings do you assume to be the self?’ At a moment when a feeling of pleasure is sensed, no feeling of pain or of neither pleasure nor pain is sensed. Only a feeling of pleasure is sensed at that moment. At a moment when a feeling of pain is sensed, no feeling of pleasure or of neither pleasure nor pain is sensed. Only a feeling of pain is sensed at that moment. At a moment when a feeling of neither pleasure nor pain is sensed, no feeling of pleasure or of pain is sensed. Only a feeling of neither pleasure nor pain is sensed at that moment.
“Now, a feeling of pleasure is inconstant, fabricated, dependent on conditions, subject to passing away, dissolution, fading, and cessation. A feeling of pain is inconstant, fabricated, dependent on conditions, subject to passing away, dissolution, fading, and cessation. A feeling of neither pleasure nor pain is inconstant, fabricated, dependent on conditions, subject to passing away, dissolution, fading, and cessation. Having sensed a feeling of pleasure as ‘my self,’ then with the cessation of one’s very own feeling of pleasure, ‘my self’ has perished. Having sensed a feeling of pain as ‘my self,’ then with the cessation of one’s very own feeling of pain, ‘my self’ has perished. Having sensed a feeling of neither pleasure nor pain as ‘my self,’ then with the cessation of one’s very own feeling of neither pleasure nor pain, ‘my self’ has perished.
“Thus he assumes, assuming in the immediate present a self inconstant, entangled in pleasure and pain, subject to arising and passing away, he who says, ‘Feeling is my self.’ Thus in this manner, Ananda, one does not see fit to assume feeling to be the self.
“As for the person who says, ‘Feeling is not the self: My self is oblivious [to feeling],’ he should be addressed as follows: ‘My friend, where nothing whatsoever is sensed (experienced) at all, would there be the thought, “I am”?'”
“No, lord.”
“Thus in this manner, Ananda, one does not see fit to assume that ‘Feeling is not my self: My self is oblivious [to feeling].’
“As for the person who says, ‘Neither is feeling my self, nor is my self oblivious [to feeling], but rather my self feels, in that my self is subject to feeling,’ he should be addressed as follows: ‘My friend, should feelings altogether and every way stop without remainder, then with feeling completely not existing, owing to the cessation of feeling, would there be the thought, “I am”?'”
“No, lord.”
“Thus in this manner, Ananda, one does not see fit to assume that ‘Neither is feeling my self, nor is my self oblivious [to feeling], but rather my self feels, in that my self is subject to feeling.’
“Now, Ananda, in as far as a monk does not assume feeling to be the self, nor the self as oblivious, nor that ‘My self feels, in that my self is subject to feeling,’ then, not assuming in this way, he is not sustained by anything (does not cling to anything) in the world. Unsustained, he is not agitated. Unagitated, he is totally unbound right within. He discerns that ‘Birth is ended, the holy life fulfilled, the task done. There is nothing further for this world.’
“If anyone were to say with regard to a monk whose mind is thus released that ‘The Tathagata exists after death,’ is his view, that would be mistaken; that ‘The Tathagata does not exist after death’…that ‘The Tathagata both exists and does not exist after death’…that ‘The Tathagata neither exists nor does not exist after death’ is his view, that would be mistaken. Why? Having directly known the extent of designation and the extent of the objects of designation, the extent of expression and the extent of the objects of expression, the extent of description and the extent of the objects of description, the extent of discernment and the extent of the objects of discernment, the extent to which the cycle revolves: Having directly known that, the monk is released. [To say that,] ‘The monk released, having directly known that, does not see, does not know is his opinion,’ that would be mistaken.
(Seven Stations of Consciousness)
“Ananda, there are these seven stations of consciousness and two spheres. Which seven?
“There are beings with diversity of body and diversity of perception, such as human beings, some devas, and some beings in the lower realms. This is the first station of consciousness.
“There are beings with diversity of body and singularity of perception, such as the devas of the Brahma hosts generated by the first [jhana]. This is the second station of consciousness.
“There are beings with singularity of body and diversity of perception, such as the Radiant Devas. This is the third station of consciousness.
“There are beings with singularity of body and singularity of perception, such as the Beautifully Lustrous Devas. This is the fourth station of consciousness.
“There are beings who,with the complete transcending of perceptions of [physical] form, with the disappearance of perceptions of resistance, and not heeding perceptions of diversity, thinking, ‘Infinite space,’ arrive at the sphere of the infinitude of space. This is the fifth station of consciousness.
“There are beings who, with the complete transcending of the sphere of the infinitude of space, thinking, ‘Infinite consciousness,’ arrive at the sphere of the infinitude of consciousness. This is the sixth station of consciousness.
“There are beings who, with the complete transcending of the sphere of the infinitude of consciousness, thinking, ‘There is nothing,’ arrive at the sphere of nothingness. This is the seventh station of consciousness.
“The sphere of non-percipient beings and, second, the sphere of neither perception nor non-perception. [These are the two spheres.]
“Now, as for the first station of consciousness — beings with diversity of body and diversity of perception, such as human beings, some devas, and some beings in the lower realms: If one discerns that [station of consciousness], discerns its origination, discerns its passing away, discerns its allure, discerns its drawbacks, discerns the escape from it, would it be proper, by means of that [discernment] to take delight there?”
“No, lord.”
(Similarly with each of the remaining stations of consciousness and two spheres.)
“Ananda, when knowing — as they actually are — the origination, passing away, allure, drawbacks of — and escape from — these seven stations of consciousness and two spheres, a monk is release through lack of clinging, he is said to be a monk released through discernment.
(Eight Emancipations)
“Ananda, there are these eight emancipations. Which eight?
“Possessed of form, one sees forms. This is the first emancipation.
“Not percipient of form internally, one sees forms externally. This is the second emancipation.
“One is intent only on the beautiful. This is the third emancipation.
“With the complete transcending of perceptions of [physical] form, with the disappearance of perceptions of resistance, and not heeding perceptions of diversity, thinking, ‘Infinite space,’ one enters and remains in the sphere of the infinitude of space. This is the fourth emancipation.
“With the complete transcending of the sphere of the infinitude of space, thinking, ‘Infinite consciousness,’ one enters and remains in the sphere of the infinitude of consciousness. This is the fifth emancipation.
“With the complete transcending of the sphere of the infinitude of consciousness, thinking, ‘There is nothing,’ one enters and remains in the sphere of nothingness. This is the sixth emancipation.
“With the complete transcending of the sphere of nothingness, one enters and remains in the sphere of neither perception nor non-perception. This is the seventh emancipation.
“With the complete transcending of the sphere of neither perception nor non-perception, one enters and remains in the cessation of perception and feeling. This is the eighth emancipation.
“Now, when a monk attains these eight emancipations in forward order, in reverse order, in forward and reverse order, when he attains them and emerges from them wherever he wants, however he wants, and for as long as he wants, when through the ending of the mental fermentations he enters and remains in the fermentation-free release of awareness and release of discernment, having directly known it and realized it in the here and now, he is said to be a monk released in both ways. And as for another release in both ways, higher or more sublime than this, there is none.”
That is what the Blessed One said. Gratified, Ven. Ananda delighted in the Blessed One’s words.
See also:
Bodhi, Bhikkhu, trans., The Great Discourse on Causation: The Maha-Nidana Sutta and its Commentaries (Kandy, Sri Lanka: Buddhist Publication Society, 1984).
Warder, A. K., Indian Buddhism (Delhi: Motilal Banarsidass, 1980), Chapter 5.