Quyển bốn
Phẩm pháp thứ hai
Phần hai
Ta nghe từ Đức Thế Tôn như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có Tỳ Kheo giảm thiểu sự ngủ nghỉ hay nhớ nghĩ chơn chánh thì tâm thường an trụ nơi cảnh an tịnh. Từ nơi thiện pháp hay xem pháp lành mà tu tập chánh niệm. Như thế đó các Tỳ Kheo! giảm thiểu ngủ nghỉ, nhớ nghĩ chơn chánh, tâm thường an lạc nơi cảnh giới thanh tịnh. Từ nơi thiện pháp thấy nghe pháp lành mà tu tập chơn chánh. Ở nơi 2 quả tùy chứng một quả, nghĩa là hiện pháp hoặc chứng Hữu Dư Y Niết Bàn, hoặc quả chẳng hoàn. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Giác ngộ hay nghe pháp
Tu hành đắc thắng quả
Chìm đắm nơi ngủ nghỉ
Chẳng có không gì cả
Kẻ giảm thiểu ngủ nghỉ
Đủ chánh niệm chánh tri
Tâm nầy thường yên ổn
Thường ở yên thanh tịnh
Từ nơi pháp lành ấy
Biết thời hay tu tập
Có cứu cánh siêu việt
Sanh lão bệnh tử khổ
Cho nên phải siêng tu
Giảm thiểu việc ngủ nghỉ
Thường hay quán tịch tĩnh
Được hai quả chẳng nghi
Hoặc đoạn sau kết quả
Chứng được quả chẳng hoàn
Hoặc đoạn phần bên trên
Độ sanh lão bệnh tử
Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có Tỳ Kheo ở nơi thanh nhàn thường ở chỗ yên chuyên tu thiền định, chẳng rời tĩnh lự, thành tựu minh tịnh Tỳ Bát Xá Na (quán sát), giữ gìn tự tâm làm cho chẳng toán loạn, nương nơi thiện pháp tu tập chẳng nhiễm. Như thế các Tỳ Kheo! nơi hai quả ấy ta nói nhất định có thể chứng một quả. Nghĩa là pháp hiện tại, hoặc chứng quả Hữu Dư Y Niết Bàn hoặc quả bất hoàn. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Vui không, sống ở yên
Đủ chánh niệm chánh tri
Lạc an trụ tâm nầy
Lìa hư vọng phân biệt
Hay phòng hộ tự tâm
Xa rời màn vô minh
Và các dục phiền não
Chẳng ưu hận, về chơn
Tâm nầy hay yên tịnh
Đầy chánh niệm tĩnh lự
Chẳng chấp có, giải thoát
Hay tận các việc tham
Thường vui chẳng buông lung
Thấy buông lung hay sợ
Những thấy hay xa lìa
Sớm chứng được Niết Bàn
Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có Tỳ Kheo chẳng xấu chẳng thẹn, người kia quyết định chẳng thể thông qua, chẳng thể hiểu biết, chẳng chứng quả vị, chẳng đến Niết Bàn, cũng chẳng thể chứng được vô thượng an lạc. Nếu có Tỳ Kheo có tàm có quý, kẻ ấy nhất định có thể thông qua, có thể hiểu biết, có thể chứng quả vị,có thể chứng Niết Bàn, cũng có thể chứng cứu cánh vô thượng an lạc. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Kẻ chẳng xấu chẳng thẹn
Lười biếng chẳng siêng năng
Nhiều hôn trầm ngủ nghỉ
Điểm cuối đến còn xa
Có xấu có hổ thẹn
Thường chẳng hay buông lung
Vui yên nơi thiền định
Đến Niết Bàn chẳng động
Kẻ kia dứt ràng buộc
Cùng sanh già bệnh chết
Sớm chứng quả giải thoát
Được vô lượng an lạc
Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Phàm là kẻ xuất gia, lược nói hai loại, nên làm những việc nếu có thể làm đúng, sẽ được những gì chưa được, sẽ gặp những gì chưa gặp, sẽ chứng những gì chưa chứng, sẽ tiêu sầu thán, có thể diệt trừ lo buồn, có thể tiếp xúc với chân lý, có thể được cam lồ, có thể chứng Niết Bàn. Sao gọi là hai? Một là Tĩnh Lự, hai là hay nghe. Sao gọi là Tĩnh Lự? Nghĩa là các Tỳ Kheo xa rời các ham muốn xấu, chẳng phải là pháp lành, có sai có quấy, ly sanh hỷ lạc, sống ở đầy đủ. Đây là sự tĩnh lự căn bản. Sự sai quấy dừng lại, bên trong sẽ được vui; nếu chẳng dừng sự sai quấy thì không sanh được hỷ lạc, sống yên ở đủ.
Thứ 2 Tĩnh Lự là sự lìa sống vui, bỏ chánh niệm và chánh tri, thân thọ niềm vui, vì chúng mà nói, có xả có niệm, an trụ khoái lạc, đầy đủ sống yên.
Thứ 3 Tĩnh Lự là đoạn khổ đoạn vui, trước diệt lo, vui, chẳng khổ chẳng vui, bỏ niệm, thanh tịnh đầy đủ sống yên.
Thứ 4 Tĩnh Lự – sao gọi là hay nghe ? Nghĩa là các Tỳ Kheo nương nơi Phật nói, đầu, giữa, sau nghe hiểu và lý giải văn nghĩa rõ ràng, thuần đầy pháp phạm hạnh thanh tịnh. Cho nên hợp với khế kinh để tụng đọc như Già Đà, Tự Thuyết, Bổn Sự, Bổn Sanh cho đến Phương Quảng, vị tằng hữu… Nương nơi đó mà thọ trì đọc tụng nghe tập làm cho thông lợi, tuyên dương giải thích; nên có tên là hay nghe.
Như thế đó các người xuất gia lược nói hai loại là vậy! Nên làm những việc nếu có thể đúng đắn sẽ được những gì chưa được, gặp những gì chưa gặp, chứng những gì chưa chứng, có thể tiêu sầu thán, có thể diệt ưu khổ, có thể gặp chân lý như thật, có thể được cam lồ, có thể chứng Niết Bàn. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Xuất gia có hai loại
Muốn làm việc chơn chánh
Nên ở yên hay nghe
Xa sẽ chứng Niết Bàn
Yên lặng huệ là gốc
Huệ có từ yên lặng
Có ở yên có huệ
Xa sẽ chứng Niết Bàn
Trăm ngàn Tăng câm ngọng
Chẳng huệ không tĩnh lự
Nói kinh trăm ngàn năm
Chẳng chứng một Niết Bàn
Khuyên tu người trí huệ
Vui nghe pháp giải thoát
Nhớ nghĩ tất lợi lạc
Hay sớm chứng Niết Bàn
Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết. Sự tìm cầu có hai chẳng có thứ ba. Sao gọi là hai ? Nghĩa là tìm cầu thánh và chẳng tìm cầu thánh. Sao lại có tên gọi là chẳng tìm cầu thánh ? Nghĩa là có một loại pháp về già tìm cầu pháp già. Đã có bịnh rồi, tìm cầu pháp bịnh, đã có pháp chết rồi tìm cầu pháp chết, đã có pháp sầu rồi, tìm cầu pháp sầu, đã có pháp nhiễm rồi, đi tìm cầu pháp nhiễm.
Sao gọi là pháp già ? Nghĩa là vợ con, nô tỳ, kẻ ở, voi ngựa bò dê gà heo nhà cửa, vàng bạc tài sản v.v… đều có tên là pháp già. Đó là pháp lão vì lẽ những loại hữu tình nầy có căn bản sanh tử khổ não. Kẻ phàm phu sanh ra nương vào đó mà tồn tại, bị nhiễm ái đắm trước. Do lý do nầy mà chẳng thể giải thoát sanh tử nên có tên là pháp già.
Sao gọi là pháp bịnh ? Nghĩa là vợ con, nô tỳ, kẻ ở nói rộng cho đến nhiều loại do chẳng thể giải thoát sanh tử; nên có tên là bệnh pháp.
Sao gọi là tử pháp ? Nghĩa là vợ con, nô tỳ, kẻ ở rộng ra cho đến nhiều loại do chẳng thể giải thoát sanh tử nên có tên là pháp chết.
Sao gọi là pháp sầu ? Nghĩa là vợ con, nô tỳ, kẻ ở cho đến nói rộng ra các loại, do chẳng thể giải thoát sanh tử nên có tên gọi là pháp sầu.
Sao gọi là nhiễm pháp ? Nghĩa là vợ con, nô tỳ, kẻ ở, voi ngựa trâu dê, gà heo, nhà cửa, tiền bạc tài sản có tên là nhiễm pháp. Đó gọi là pháp nhiễm. Có nghĩa là chúng hữu tình có căn bản sanh tử khổ. Người ngu sanh ra nương vào nơi nầy bị nhiễm ái đắm trước, do vậy mà chẳng thể giải thoát sanh tử được; nên có tên là nhiễm pháp. Nếu nương nơi nầy mà tìm cầu ái lạc thì phải biết rằng chẳng tìm cầu thánh hạnh. Những tìm cầu như thế cuối cùng Đức Như Lai chẳng xưng dương tán thán. Chỉ thường hay khuyên nên biết mà xa rời.
Thế nào là nhân duyên chẳng tìm cầu thánh hạnh ? mà cuối cùng Như Lai chẳng xưng dương tán thán ? mà chỉ khuyên răn thôi để làm cho xa lìa ? Do việc tìm cầu nầy là không phải pháp của hiền thánh, chẳng thể ra khỏi, không thể vui Niết Bàn, chẳng trói buộc, chẳng xa lìa, chẳng mất, chẳng yên, chẳng có trí tuệ, chẳng thành đẳng giác, chẳng chứng Niết Bàn. Do vậy sự tìm cầu nầy có thể dẫn tất cả chúng sanh vào sanh già bệnh chết sầu than lo buồn khổ não. Như vậy cho nên đây gọi là phi thánh tìm cầu. Như Lai cuối cùng rồi chẳng xưng dương tán thán. Chỉ hay khuyên bảo cho biết và làm cho xa rời.
Thế nào gọi là tìm cầu thánh hạnh ? Nghĩa là có một loại về pháp già có thể tự biết là ta đã già, phải tự biết như thật là mình đã quá già, tìm cầu cứu cánh, không già thì không có vô thượng an lạc Niết Bàn. Cho đến pháp bịnh, có thể tự biết mình đã có bịnh, hay biết bịnh như thật, tìm cầu cứu cánh, không bịnh thì không chứng vô thượng Niết Bàn. Cho đến pháp chết cũng hay tự biết, mình sẽ phải chết, hay biết như thật về pháp chết, tìm cầu cứu cánh, chẳng chết thì chẳng có vô thượng an lạc Niết Bàn. Cho đến pháp sầu, cũng nên tự biết, ta có pháp sầu, có thể biết pháp sầu như thật, tìm cầu cứu cánh, không sầu thì không chứng vô thượng an lạc Niết Bàn. Cho đến pháp nhiễm cũng hay tự biết ta có nhiễm pháp, hay biết nhiễm pháp như thật, tìm cầu cứu cánh, không nhiễm chẳng có vô thượng an lạc Niết Bàn. Như thế ấy có tên là tìm cầu thánh hạnh. Như vậy tìm cầu, tất cả các Đức Như Lai xưng dương tán thán.
Thế nào là nhân duyên tìm cầu thánh hạnh ? mà tất cả Như Lai đều xưng dương tán thán? Do sự tìm cầu nầy mà gọi là pháp của hiền thánh. Có thể vĩnh viễn ra khỏi, có thể vui thú Niết Bàn, có thể chán có thể lìa, có thể diệt có thể tịnh, có thể được trí tuệ, có thể thành đẳng chánh giác, có thể chứng được Niết Bàn. Do sự tìm cầu nầy có thể siêu tất cả sanh lão bệnh tử sầu than, lo khổ về sanh và không phiền não cho nên như thế là tìm cầu thánh hạnh. Tất cả các Đức Như Lai hay xưng dương tán thán. Cho nên có tên là tìm cầu. Có 2 loại chẳng có 3, cho nên các ngươi phải biết như vậy. Ta nay xa rời như thế nào sự chẳng tìm cầu nơi thánh hạnh? phải như thế mà tìm cầu nơi thánh hạnh. Nầy các Tỳ Kheo! Phải nên hiểu như vậy. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Tất cả loài hữu tình
Có hai loại tìm cầu
Chẳng có pháp thứ ba
Nghĩa là Thánh, chẳng Thánh
Chẳng biết già bịnh chết
Sầu nhiễm pháp qua rồi
Lại cầu mong ái nhiễm
Tên chẳng thánh tìm cầu
Nầy tăng nhanh sự khổ
Xa lìa chưa ra khỏi
Từ sanh lại phải sanh
Hoặc cao hoặc nơi thấp
Hay biết già bịnh chết
Sầu nhiễm pháp qua đi
Tìm cầu nơi vắng vẻ
Tên là tìm cầu Thánh
Nầy giảm dần sự khổ
Xa lại chứng Niết Bàn
Hằng an lạc thanh lương
Thường hết sạch sợ hãi
So phi thánh tìm cầu
Chư Phật thường dạy bảo
Đó sanh tử căn bản
Trí giả thường xa lìa
Đây thật tìm cầu Thánh
Chư Phật hằng xưng tán
Đây nổi vui Niết Bàn
Kẻ có trí siêng tu.
Sâu vào nghĩa trước Uẩn Đà Nam viết :
Vì thông đạt luật nghi
Biết lìa, chẳng nơi tịnh
Qua giác ngộ ở yên
Tâm nương vào tầm cầu.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Lược nói hai loại – có loại pháp tự thanh tịnh hay hộ trì thế gian. Thế nào gọi là hai ? Có nghĩa là tàm và quý. Nếu không nương theo hai điều nầy thì không thành pháp tự thanh tịnh. Trong thế gian loài hữu tình tất cả đều thành chỗ uế tạp, giống như bò dê gà heo chó v.v… chẳng biết cha mẹ anh chị em, chẳng biết mô phạm, Thầy Tổ cùng Hòa Thượng v.v… Do điều nầy có hai pháp tự thanh tịnh. Phải ra rời sự uế trược nơi thế gian hữu tình nầy, chẳng phải như gà dê bò heo chó v.v… mà phải biết cha mẹ anh chị em, phải biết mô phạm, Thầy Tổ, Hòa Thượng v.v… cho nên các ngươi nên phải biết. Ta đã thành tựu hai loại tối thắng ấy như thế nào ?
Thứ nhất là xấu hổ về pháp tự thanh tịnh. Nầy các Tỳ Kheo! Phải nên biết rằng như thế đó. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Hai pháp tự thanh tịnh
Hay giữ gìn thế gian
Làm chẳng mất trời người
Nghĩa tàm và hay quý
Nếu không có hai nầy
Đều chẳng rõ tôn ti
Dơ nhớp giống bò dê
Gà heo cùng chó thảy
Do có hai pháp nầy
Hay rõ biết trên dưới
Chẳng giống bò cùng dê
Làm các việc dơ uế
Này những người hiểu biết
Thành tựu hai pháp nầy
Thường hộ trì trời người
Chết chẳng đọa tam đồ
Ta từ Đức Thế Tôn nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Ta vì Như Lai ứng chánh đẳng giác mà lúc chưa thành Phật, còn ở địa vị Bồ Tát đa phần ở yên chẳng tìm đến niềm an lạc tuyệt đối, như vậy ở yên, chẳng tìm đến niềm an lạc tuyệt đối; nên có tên là phần tầm tư thứ nhất. Do ở yên như thế để tu tập cùng với các loài hữu tình lại cũng chẳng làm tổn hại. Do vậy sự tầm tư nầy chứng đắc vô lượng viên mãn phạm hạnh. Hai là khi Như Lai còn ở địa vị Bồ Tát đa phần an trụ nơi xa lìa tầm tư sống an lạc hoan hỷ, như thế ở yên, luôn luôn xa rời tầm tư và sống an lạc hoan hỷ; nên có tên thứ hai là đa phần tầm tư. Do ở như vậy mà tu hành, nương nơi bất thiện pháp, hay xa lìa, do tầm tư nầy mà chứng được căn lành đầy đủ thắng đạo. Ta lúc ấy an trụ như vậy nơi hai loại tầm tư, siêng năng tinh tấn, cho đến tự mình tất cả máu thịt đều đông khô cứng lại, chỉ trừ thân mình và xương cốt, lại chẳng buông lung cho đến chưa biết chưa thấy chưa được, chưa hiểu, chưa chứng mà muốn thấy biết được giải chứng thì ở nơi khoảng giữa chẳng sanh lười biếng, siêng năng tinh tấn chẳng hề lui sụt. Do chẳng buông lung nầy, sự siêng năng tinh tấn nầy, chẳng giải đãi nầy vậy, sẽ chứng được vô lượng chánh đẳng bồ đề. Sớm chứng được vô thượng thanh lương Niết Bàn. Mau chứng được vô thượng nhất thiết tri kiến. Cho nên các ngươi nên biết, ta sẽ vì sao mà an trụ, chẳng hại thường hay an lạc và nhiều phần tầm tư, an trụ xa rời, vui vẻ đa phần trầm tư. Nầy các Tỳ Kheo phải nên học như thế. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Phật lúc còn Bồ Tát
Thường ở yên hai pháp
Nghĩa chẳng hại, xa rời
Vui vẻ và ý yên
Chẳng hại những hữu tình
Tu từ bi hỷ xả
Chứng vô lượng phạm trụ
Đầy đủ chẳng làm khó
Xa rời pháp chẳng lành
Tất cả những phiền não
Chứng được những thiện căn
Đầy đủ đường tốt đẹp
Thường tinh tấn dõng mãnh
Chẳng buông lung mà ở
Chứng vô lượng Bồ Đề
Thanh lương Niết Bàn vậy.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Các Bà La Môn, Trưởng Giả, Cư Sĩ, Sát đế lợi v.v.. đã làm nhiều việc, nghĩa là thí cho các ngươi ví như áo quần, ăn uống, chỗ nằm, thuốc cho người bệnh, nhà ở đồ dùng. Các Tỳ Kheo nên biết! họ đã làm nhiều. Nghĩa là có thể vì họ mà tuyên thuyết chánh pháp; đầu, giữa, cuối phải hay, văn nghĩa rõ ràng, thuần chỉ đầy đủ pháp thanh tịnh tu hành. Điều nầy mà có thể giải thoát pháp sanh, già, bệnh, chết, sầu than, lo buồn, khổ não. Các ngươi nên vì họ mà dùng thuyền pháp, chuyển xe pháp, nương vào lời của Như Lai khuyên tu phạm hạnh, sớm đến nơi vô thượng Niết Bàn. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Xuất gia và cư sĩ
Nương vào nhau mà sống
Do giáo pháp hai nơi
Sớm đến vui Niết Bàn
Xuất gia nương người tục
Được như pháp đồ dùng
Người tục nương xuất gia
Nhờ chánh pháp vi diệu
Hai chúng nương vào nhau
Thọ niềm vui trời người
Độ sanh già bệnh chết
Đến thanh lương Niết Bàn
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Hãy nương vào nơi giới có thể tu hai pháp. Thế nào gọi là hai ? Nghĩa là Xa Ma Tha, Tỳ Bát Xá Na. Nghĩa là kẻ tu hành nương vào giới để tu Xa Ma Tha (Chỉ). Tức tu nơi sự dừng lại, làm cho tâm đầy đủ, vì các sự việc mà tu tập tâm nầy. Kẻ tu tập nơi tâm là làm cho đoạn tham dục vậy. Những kẻ tu hành như thế đều nương vào giới, tinh tấn tu hành Tỳ Bát Xá Na (Quán), tức tu như vậy về quán rồi, làm cho trí huệ đầy đủ. Vì vậy phải tu tập quán để có trí huệ. Kẻ tu tập trí huệ như thế vì đoạn sự si mê vậy. Sự tham nhiễm làm tâm dơ, làm cho chẳng giải thoát, si nhiễm làm dơ trí huệ, làm cho chẳng sáng suốt. Nếu xa rời sự tham dục, tâm lành giải thoát. Nếu xa rời sự si mê thì trí lành giải thoát. Nếu y như thế nơi hai loại này thì giải thoát, có thể chánh tri kiến cho đến được, gặp và chứng. Ta nói đây là tâm lành giải thoát vậy, là huệ lành giải thoát, gặp một sự tu tập tối thượng trượng phu. Nầy các đệ tử của ta! Đây là những kẻ chứng đạo nhờ vào tâm giải thoát. Nếu mà xem nhẹ việc nầy thì chẳng phải do nhân duyên nầy mà phát sanh nhiều loại chẳng nhẫn, chẳng tin, làm cho tâm bị tổn hoại. Vì sao vậy ? Vì có thể thấy được sự sai trái nơi kẻ kia có tội hay làm cho họ không tổn hại. Nầy các Thánh đệ tử! Kẻ có tâm giải thoát chơn chánh như thế thì sẽ được tán thán bằng những lời đẹp, cung kính lễ bái cúng dường; chẳng phải do nhơn duyên nầy phát sanh những loại hoan hỷ, xưng tụng về tâm tốt đẹp. Vì sao thế ? Vì lẽ hay thấy rõ mà tán thán sự đẹp đẽ ấy. Nơi kẻ kia có phước, không phải vô ích. Nếu mà như vậy thì gọi là được tâm bình đẳng ở trong đời, chẳng lo chẳng sợ, an ổn tự tại. Cho nên các ngươi nên biết như vậy. Ta nay vì sao mà ở nơi giới để tu chỉ và tu quán ? Các Tỳ Kheo nên biết như thế mà học. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Nương vào nơi giới luật
Tu vô tội chỉ quán
Tất giúp căn và ý
Chứng cam lồ Niết Bàn
Tu chỉ làm tâm điều
Tâm điều lìa tham dục
Lìa dục chứng giải thoát
Chứng giải thoát tâm bình
Tu quán làm huệ sáng
Huệ sáng diệt si ám
Diệt ám chứng giải thoát
Giải thoát, tâm bình đẳng
Nên các Thầy Tỳ Kheo
Tinh tấn chớ phóng dật
Thường nương tựa vào giới
Tu chẳng tội, chỉ quán.
Ta từ Đức Thế Tôn đã từng được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết Tu học thắng lợi, nương nơi Như Lai tu hành phạm hạnh, huệ là đầu mối, giải thoát kiên cố, niệm tối quan trọng, nếu có kẻ thành tựu tu học thắng lợi, nương nơi Như Lai tu hành phạm hạnh, huệ là đứng đầu, giải thoát kiên cố, niệm tối quan trọng thì kẻ kia cuối cùng chẳng nhiễm tâm nầy vào mùi vị, sắc đẹp lẫn tham ái. Lại cũng chẳng làm cho tâm nầy đắm nhiễm vào vị, thanh, hương, xúc pháp của sự tham ái. Khi tâm đã chẳng tham luyến bị ràng buộc rồi thì chẳng có sự đắm trước nơi sắc tướng của thức và cũng chẳng làm cho thức đắm trước vào thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Ở nơi hai quả tùy chứng một quả. Nghĩa là hiệu pháp chứng được Hữu Dư Y Bát Niết Bàn. Hoặc bất hoàn quả. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Kẻ tu học thắng lợi
Nương Phật tu phạm hạnh
Huệ chính là dẫn đầu
Và giải thoát ngục tù
Niệm cũng tối quan trọng
Hai quả tùy chứng một
Nghĩa hiện pháp Niết Bàn
Cùng hay, bất hoàn quả
Do huệ làm đầu đàn
Tham chẳng dính tâm nầy
Không bởi sắc cùng duyên
Tương tục nơi ý thức
Hiếu thắng lợi đầy đủ
Sanh thắng định trí huệ
Tận sanh già cùng chết
Chứng Hữu Dư Y Cảnh
Cho nên các Tỳ Kheo
Phải siêng tu giới định
Sanh vi diệu trì tuệ
Hết sanh già bệnh chết
Ở nơi pháp luật ta
Thường hay chỉ buông lung
Định mất, ma quân hiện
Làm cho tất cả khổ
Ta từ nơi Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này. Các Tỳ Kheo nên biết! Tất cả thế gian xấu xa chẳng có pháp lành thì tất cả đều vô minh. Vì điều nầy dẫn đầu mà làm cho sanh trưởng, vì chẳng xấu hổ, điều nầy hỗ trợ phía sau; nên đã làm cho tổn giảm. Vì sao thế? Vì các thú có sanh lão bệnh tử, sầu thán, khổ, nhiệt não v.v… Vì tất cả đều dùng vô minh làm căn bản mà sanh trưởng vậy. Khi sanh trưởng rồi y vào nơi đó mà phát khởi tất cả những việc ác, làm việc chẳng lành. Khi ác pháp sanh vì do chẳng xấu hổ, cả việc chẳng thay đổi. Vì chẳng hối quá nên sanh tổn giảm. Ở trong tất cả thế gian pháp thanh tịnh đều do trí tuệ dẫn đầu mà sanh trưởng, có tàm có quý. Do sự hỗ trợ đó mà chẳng tổn hại. Vì sao thế ? Vì phía trước sáng, tàm quý đứng sau, hay xa lìa vĩnh viễn, các thú có sanh lão bệnh tử, hay siêu tất cả sầu than ưu khổ phiền não v.v… hay gặp chân lý, hay được cam lồ, hay chứng Niết Bàn; cho nên các ngươi nên học như vậy. Ta nay vì sự đoạn diệt vô minh, phát khởi trí huệ, xa rời tất cả các thú, có sanh lão bệnh tử, xa rời tất cả sầu thán ưu khổ phiền não v.v… gặp được hơn lý, được có cam lồ, chứng được Niết Bàn. Nầy các Tỳ Kheo nên biết! nên biết như vậy. Lúc ấy Đức Thế Tôn vào sâu nơi nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Đời nầy và đời sau
Sanh già cùng bệnh chết
Tham ái cùng phiền não
Do vô minh làm gốc
Vô minh chỗ tối tăm
Làm cho mãi sanh tử
Đời nầy và đời sau
Qua lại thú cao thấp
Đầu mối do vô minh
Cuối cùng chẳng tàm quý
Sanh trưởng các pháp ác
Tùy sanh vào ác thú
Cho nên phải siêng năng
Lìa tham ái ngu si
Phát khởi trí huệ sáng
Đoạn sanh tử khổ gốc
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều thương thế gian mà ra đời. Vì muốn xa lìa bỏ đi hai pháp, chuyển thành hiền thánh của vô thượng pháp luân và tất cả thế gian đều có pháp môn vi diệu, hoặc Bà La Môn, Thiên ma phạm v.v… chưa hề có thể như hai pháp luân. Thế nào là hai pháp ? Một là vô minh, hai là ái dục. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thương xót thế gian mà ra đời, đều vì xa rời từ bỏ hai pháp mà chuyển pháp luân để trở nên hiền thánh. Nói rộng cho đến kẻ chưa thể cũng có thể nghe pháp và nếu có thể vĩnh viễn xa rời bỏ tất cả vô minh cho đến ái dục, làm cho điều nầy hết đi không còn nữa và có thể làm cho các phiền não vĩnh viễn được đoạn trừ các tạp nhiễm. Vì vậy có tên là ra khỏi sự đối kháng, vượt lên những tường ngăn, phá đi tất cả sự ràng buộc của ngoại đạo, nên có tên là hiền thánh. Có tên là cờ chánh pháp. Đó là Đại Sa Môn, đó là Bà La Môn, đó là trí tuệ chơn chính, đó là sự gội rửa chân chính, đó là kẻ trí chơn chánh, đó là sự điều thuận đến nơi điều thuận, có tên là phước điền ở đời. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Vô thượng chánh đẳng giác
Ông chủ ở trong đời
Đại hùng đại trượng phu
Làm xa rời tên độc
Thương xót các thế gian
Vì dứt bỏ hai pháp
Đó vô minh và ác
Chuyển vô thượng pháp luân
Đó là khổ, nhơn khổ
Những khổ nầy đoạn diệt
Làm tám đường chánh đạo
Vui cảnh diệt Niết Bàn
Người trí nghe pháp nầy
Lòng tin chắc kiên cố
Đạt các pháp ngay thẳng
Đoạn vô minh và ái
Vô minh và ái trừ
Các tạp nhiễm đều diệt
Đến điều thuận đất lành
Tên là ruộng phước tốt
Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Có hai việc khổ khó có thể nhẫn được, thứ nhất là cạo tóc, thứ hai là thường cầu đói khát. Vì sao vậy ? Vì thế gian nhiều giận hờn và khó khăn, nên có lời nguyện rằng, nguyện được nghèo khó, cắt bỏ râu tóc, ăn mặc đơn giản, tay cầm bình bát, từ nhà nầy đến nhà khác, sống đời xin ăn ở nơi những người thí chủ nam nữ, muốn giữ được pháp nầy, phải là người xuất gia, chẳng làm kẻ giàu có mà tham lam, chứa nhóm sự lo sợ với mọi người. Chẳng sợ chẳng lo mà bỏ đi nhà cửa, cũng chỉ vì mục đích là thoát ly sanh lão bệnh tử, sầu than ưu khổ, nhiệt não v.v… Cũng chỉ vì diệt trừ những nỗi khổ của các uẩn. Các đệ tử của ta nên cầu những việc như thế, chánh tín xuất gia vì lợi ích cho kẻ khác nên gìn giữ pháp nầy. Hoặc đã xuất gia rồi mà chưa trải qua, sanh tâm ngã mạn, lười biếng, giãi đãi, sống trong thụt lùi, làm mất chánh niệm,chẳng có chánh kiến, tâm loạn chẳng định, nương theo các căn mà tham lam nhiều thứ, tâm bị tham hận, ngu si vô trí, chìm đắm nơi dục lạc, hư vọng tư duy, phá các giới cấm, sa môn hư thật mà tự xưng là Sa Môn, chẳng đúng phạm hạnh mà tự xưng là phạm hạnh. Bên trong chiều theo như cỏ như trùng bị đồ che khuất, như tiếng chó sủa, chứa toàn chuyện ác. Vừa chứa việc lành vừa làm không biết bao nhiêu là chuyện ác. Cũng giống như có người từ nơi tối. Từ chỗ chống đối sâu và chống đối. Từ chỗ sợ hãi đến chỗ sợ hãi. Ta nói đây là những người xuất gia si mê. Lại cũng như vậy cũng giống như một cây cả hai đều cháy, ở giữa mục nát. Nếu ở giữa làng hay ở nơi vắng vẻ cũng đều vô dụng. Ta nói như thế là người xuất gia ngu si. Lại cũng như vậy làm cho mất sự tin tưởng nơi người tại gia, chẳng phải là kẻ Sa Môn xuất thế, chẳng lợi ích gì cả. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Kẻ xuất gia phá giới
Cả hai đều chẳng thành
Làm mất lòng tại gia
Và hủy hoại Sa Môn
Thà nuốt hòn sắt nóng
Và ngậm nước đồng sôi
Chẳng thọ của tín thí
Mà phạm điều giới cấm
Nếu ai phạm giới cấm
Chẳng hối chẳng xấu hổ
Mà thọ của cúng dường
Chắc chắn sanh địa ngục
Hỡi những người có trí
Nên giữ gìn tịnh giới
Chẳng thọ của tín thí
Nếu mà phạm giới cấm.
Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Trên đời có hai loại Bổ Đặc Già La (Pudgala = chúng sanh) hay giữ gìn tăng trưởng hoặc ác thú địa ngục. Đó là pháp lành và pháp chẳng lành. Thế nào là hai loại Bổ Đặc Già La ? Loại chúng sanh thứ nhất hay phạm tịnh giới, chẳng phải là Sa Môn mà tự xưng là Sa Môn, chẳng phải phạm hạnh mà tự xưng là phạm hạnh, bên trong thì thuận theo sự dơ uế như côn trùng, đứng đi như chó sủa, bụng chứa những điều ác, có ai sửa sai thì chẳng theo ý mà cũng chẳng làm, chỉ tăng trưởng tội ác. Loại chúng sanh thứ hai là đầy đủ tịnh giới, chẳng hề trái phạm, tinh tấn tu hành, thanh bạch phạm hạnh, Tỳ Kheo có đức, không có căn nào là không phạm hạnh, chẳng hề phỉ báng làm mất uy đức. Đó là hai loại chúng sanh, thường hay tăng trưởng và hay vào địa ngục. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Có hai loại chúng sanh
Sanh trưởng nơi nghiệp ác
Là hay phạm tịnh giới
Cũng phỉ báng người hiền
Như thế hai loại người
Có tên là đồ giặc
Hiện tại người chẳng tin
Thọ khổ nơi vị lai
Cho nên các Tỳ Kheo
Phải nên chớ buông lung
Thọ giữ giới thanh tịnh
Chẳng hủy báng người khác
Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Trong đời có hai loại chúng sanh, ân sâu khó báo. Thế nào là hai ? Đó là cha mẹ. Giả sử có người một vai cõng cha, một vai cõng mẹ cho đến nơi đâu cũng không ngừng nghỉ, lo lắng đồ ăn đồ mặc, cho đến khi bịnh lo cho thuốc men và những vật dụng khác cũng chưa thể báo ân sâu của cha mẹ được. Vì sao vậy ? Vì cha mẹ đối với con cái, ân thật sâu xa, bởi vì sanh sản lòng từ nuôi con, nuôi nấng ẵm bồng, cho đến khi lớn lo cho đủ thứ nhu cầu của thân tâm, dạy cho những điều cần học của cuộc đời, tâm thường muốn cho con xa khổ được vui, chưa bao giờ ngơi nghỉ như bóng theo hình. Cha mẹ đối với con cái tức như vậy đó, cho nên gọi là ân sâu, làm sao báo được ? Nếu cha mẹ chưa có lòng tin thanh tịnh nơi Phật Pháp Tăng thì người con phải phương tiện khuyên thỉnh tán dương, khiến cho sanh tín tâm. Nếu chẳng may cha mẹ chẳng giữ giới thanh tịnh thì người con phải phương tiện thị hiện khuyên răn, tán dương ca ngợi làm cho cha mẹ thọ trì thanh tịnh cấm giới. Nếu cha mẹ chẳng nghe hiểu biết thì người con phải phương tiện thị hiện khuyến thỉnh, tán dương làm cho cha mẹ thường nghe chánh pháp của chư Phật. Nếu cha mẹ vì tánh tham lam chẳng hay bố thí, thì người con phải phương tiện thị hiện khuyến thỉnh, tán thán làm cho bố thí. Nếu cha mẹ vì tánh u tối chẳng có trí tuệ, người con phương tiện thị hiện khuyến thỉnh, tán dương làm cho tu theo trí tuệ. Người con kia mới có tên là chơn thật báo ân cha mẹ. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Có hai loại chúng sanh
Ơn sâu dày khó báo
Đó là cha và mẹ
Hay sanh trưởng ở đời
Giả sử nơi hai vai
Mãi cõng cha cùng mẹ
Thường cúng dường cung kính
Đó chưa gọi báo ân
Cha mẹ ở thế gian
Hay dạy bảo cho mình
Lòng từ bi lợi tha
Như bóng cùng với hình
Nếu cha mẹ chẳng có
Tin giới và trí tuệ
Người con khiến cho tin
Đó báo ân chơn thật
Cung kính và tùy thuận
Trong hiện đời an lạc
Làm cho tu tịnh giới
Cứu cánh chứng Niết Bàn
Ta từ Đức Thế Tôn nghe được như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Trên đời có hai loại chẳng dối lừa. Thế nào là hai ? Nghĩa là nghiệp và trí. Nếu có loài hữu tình huân tập các nghiệp, đến lúc thành thục, hoặc chưa hiện ra; nhưng cuối không mất đi. Nếu các hữu tình phát sanh trí tuệ, tất cả phiền não, nếu chưa đoạn trừ, cuối chẳng xả được. Như thế có tên là hai loại chẳng dối lừa ở trên đời. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Hai pháp không lừa dối
Chư Phật đều nói đến
Nghĩa huân tập nên sanh
Các nghiệp và trí tuệ
Dị thục quả chưa sanh
Các nghiệp vẫn chưa hết
Phiền não nếu chưa đoạn
Trí cuối chẳng xa rời
Nghiệp là nhơn sanh tử
Trí vì mất, căn cảm
Cho nên phải tu trí
Chắc chắn dứt hết khổ
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe rằng. Các Tỳ Kheo nên biết! Có hai loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) hay sâu vào việc lễ bái cúng dường, có tâm tôn kỉnh, thường hay ở gần. Sao lại có hai ? Đó là cha mẹ. Nếu có loài hữu tình từ nơi cha mẹ, thân tâm tôn trọng, lễ bái cúng dường, gọi tâm kỉnh ái, thân cận mà ở, sanh vô lượng phước. Nầy các người trí! Hoặc cùng xưng tán, tên tuổi đều nghe, ở chúng chẳng sợ, sau chẳng bị rầu, không hận. Khi thân hoại mệnh chung, chết rồi sanh vào cảnh lành, hoặc sanh nơi cõi trời. Những loài hữu tình, nên nơi cha mẹ có tâm tôn trọng, lễ bái cúng dường, có tâm kính ái, thường hay ở gần, cha mẹ với con có ân sâu xa, cho nên sinh sản, tâm từ cho bú, tắm rửa nuôi dưỡng, làm cho lớn khôn cung cấp đủ loại cho thân tâm đầy đủ, dạy dỗ cho nên người trong cuộc đời. Tâm thường muốn cho con chẳng khổ được vui, chẳng hề quên lãng như bóng theo hình. Đó là cha mẹ, nên kính trọng ân sâu nầy, ở yên gần gũi. Hoặc có loài hữu tình kính thương cha mẹ, thân cận gần gũi mà ở gần cha mẹ rồi sanh tâm từ bi lo cho cha mẹ, thọ nhận những điều lợi ích, ngăn những việc ác, khuyên làm những việc lành, vì sự trong sạch, sống đời ngay thẳng cung cấp những trân bảo, đồ ăn; trong đời trời người hoặc cùng xưng tán cung kính cúng dường, thân cận bảo bọc, làm cho chẳng sầu não. Cho nên loài hữu tình nầy đối với cha mẹ thường hay tôn trọng lễ bái cúng dường, do vì có tâm thương kính, nên thân cận gần gũi. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
Những người có phước đức
Nên tôn trọng mẹ cha
Lễ bái cùng cúng dường
Cung kính sống gần gũi
Thế gian người ấy trí
Cung kính nơi cha mẹ
Thường hay tu cúng dường
Thường sanh tâm hoan hỷ
Cha mẹ ở nơi đời
Ơn sâu khó báo đáp
Ngăn việc ác chẳng làm
Thọ lợi khuyên tu thiện
Cùng vợ con tài sản
Lòng từ đem giúp đỡ
Đó là tu cúng dường
Vô lượng phước cùng sanh
Hiện đời được Thanh Văn
Hoặc cúng dường cung kính
Chết sanh vào cõi trời
Thọ diệu lạc vô cùng
Nếu muốn sanh trời người
Thọ ngũ dục vui sướng
Giống như Thiên Đế Thích
Nên cúng dường cha mẹ
Sâu vào nghĩa trước nầy Uẩn Đà Nam viết:
Lành tìm học giới đức
Vô minh dùng huệ trừ
Khổ cũng phải báo ân
Chẳng khinh chê cha mẹ.