1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

QUYỂN 2

Phẩm 2: ĐÀ-LA-NI HỘ TRÌ QUỐC GIỚI

Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn nói nghĩa lý thâm sâu để rõ nghĩa chắc thật sáu pháp Ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.

Ngay khi ấy, ở phương Đông có ánh sáng lớn màu vàng ròng rực rỡ chiếu khắp tinh xá Trúc lâm Ca-lan-đa-ca thuộc thành Vương xá, cho đến cả tam thiên đại thiên thế giới đều có màu vàng ròng. ở thế giới này, tất cả ánh sáng của chư Thiên Hộ thế tứ vương Thích Đề-hoàn Nhân cho đến Tha hóa tự tại Thiên vương, Đại phạm Thiên vương và mặt trời, mặt trăng, sao, đèn… không thể nào sánh bằng, trừ hai loại ánh sáng là của chư Phật Thế Tôn và khi Bồ-tát được thọ quán đảnh, còn những thứ ánh sáng khác đều bị che lấp không thể hiển hiện.

Lại nữa, sức ánh sáng mặt trời, mặt trăng đều chiếu khắp trong tam thiên đại thiên thế giới. Dù mặt trời, mặt trăng có oai đức lớn, có ánh sáng lớn như vậy, nhưng không thể nào chiếu đến chỗ chúng sinh ở nơi tối tăm. Còn ánh sáng của Phật làm cho hữu tình đều thấy nhau. Tất cả cung điện, nhà cửa, tường vách, núi rừng, cây cỏ, tất cả mọi vật trong thế giới này không thể nào ngăn cản, che lấp ánh sáng của Phật được.

Tất cả các núi: Hương sơn, Bảo sơn, Hắc sơn, Vân sơn, Diệu cao sơn, Thiết vi, Đại thiết vi, Mục-chân-lân-đà, Ma-ha Mục-chân-lân-đà, cùng nhiều núi khác, lúc gặp ánh sáng này rồi, ánh chiếu thấu cả trong lẫn ngoài, không có gì làm chướng ngại được. Dưới đến địa ngục A-tỳ, trên đến trời Phi tưởng, Phi phi tưởng đều nhờ ánh sáng này mà chiếu sang rực rỡ. Tất cả các ánh sáng trong tam thiên đại thiên thế giới như vậy hòa hợp thành một, không có hai tướng. Chúng sinh trong đó, ai gặp ánh sáng này, phiền não tội cấu đều được tiêu trừ, thân tâm an lạc và họ nghĩ rằng: “Chúng ta nhờ ánh sáng này mà được an lạc.”

Khi ấy, trong hội bỗng nhiên có sáu mươi câu-chi hoa sen bằng bảy báu giống như bánh xe, từ dưới đất vọt lên, mùi thơm ngào ngạt, màu sắc tươi đẹp và đủ thứ màu, ai nấy đều thích nhìn. Mỗi mỗi hoa lại có vô số trăm ngàn cánh. Phía trên hư không của chúng hội tự nhiên có lộng quý bằng lưới châu báu vi diệu, kết lại với nhau che khắp cả đại chúng, ai nấy đều vui thích giống như chạm vào áo Ca-gia-lân-để-ca mềm mại, đẹp đẽ. Từ trong những hoa sen ấy tỏa ra mùi thơm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới. Tất cả hương thơm của Trời, Rồng, Thần… và tất cả các hương thơm của cây cỏ trong thế gian cũng không sánh bằng hương thơm này. Tất cả hữu tình trong tam thiên đại thiên thế giới đều được xông ướp mùi hương và vui mừng không kềm chế được. Ai nấy đều phát đạo tâm, làm cho tất cả phiền não tội cấu đều tiêu trừ.

Lúc ấy, A-nan-đà thấy tướng ánh sáng hiếm có, kỳ lạ đặc biệt chưa từng thấy này, liền từ chỗ ngồi đứng dậy sửa sang lại pháp phục, bày vai phải, quỳ gối chắp tay, thưa Phật:

–Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà hiện tướng ánh sang kỳ lạ này? Ánh sáng và mùi thơm của hoa báu này từ xưa con chưa được nghe thấy. Từ đâu hiện đến điềm lành này? Cúi xin Thế Tôn phân biệt giải nói để cho tất cả chúng hội đây đều nghe biết.

Lúc ấy, Đức Thế Tôn dạy A-nan-đà rằng:

–Ông nên biết, cách đây về phương Đông có thế giới tên Bất thuấn, ở đó có Đại Bồ-tát tên Vô Tận Tạng cùng sáu mươi câu-chi chúng Đại Bồ-tát cung kính vây quanh, vì phát tâm muốn cầu Bồ-đề nên hiện điềm này.

Khi Thế Tôn nói như vậy, mặt đất chấn động sáu cách. Bồ-tát Vô Tận Tạng phóng ánh sáng lớn, hiện đại thần thông, oai đức tự tại, mưa hoa thơm đẹp. Vô lượng chư Thiên dùng nhiều loại âm nhạc nghinh tiếp, cúng dường Bồ-tát ấy.

Bồ-tát Vô Tận Tạng cùng sáu mươi câu-chi chúng Đại Bồ-tát đến tinh xá Trúc lâm Ca-lan-đa-ca này, đứng trong hư không cao bảy cây Đa-la, chắp tay cung kính hướng về Phật, đồng thanh nói vang khắp cả tam thiên đại thiên thế giới ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, dùng âm thanh vi diệu nói kệ:

Ôi! Bậc Đại Ngộ không nhiễm trước

Vô ngại diệu trí, mắt thanh tịnh

Trừ ba độc tập khí vô minh

Con lễ Vô Đẳng Đại Từ Tôn

Xa lìa sợ hãi các lưới nghi

Mười Lực, Biện tài, Vô sở úy

Tự tại giống như Sư tử chúa

Dị đạo tà kiến đều run sợ.

Tuệ nhật Như Lai ánh sáng lớn,

Chiếu khắp mười phương không chướng ngại

Vô minh ám chướng hoặc đã tận

Như mặt trời chiếu sáng thế gian.

Người đau khổ không nơi nương tựa

Sinh, già, bệnh, chết mãi nổi trôi

Cúi xin Đại Từ Tôn thương xót

Cứu nạn luân hồi trong biển khổ

Vô minh điên đảo gốc sinh tử

Tất cả vọng tưởng là sĩng dữ.

Hai chướng trừ xong, trí tự tại,

Dạo chơi không nhiễm giống hoa sen

Các pháp vô ngã, vốn không tịch

Giống như tiếng vang tánh không thật

Không làm không thọ, như huyễn hóa

Cứu đời thương xót luôn diễn nói.

Phật hiểu các pháp như mây nổi

Cũng như thác nước chảy rất nhanh,

Pháp đời không thật, người ngu học

Trí Phật quán rõ đều đoạn trừ,

Mắt Phật giống như hoa sen xanh

Vượt hơn nhật nguyệt trăm ngàn lần

Trời, người ba đời đều khen ngợi.

Con lễ Điều Ngự khó nghĩ bàn

Phật đủ vô lượng đức như vậy

Độ hết chúng sinh như hằng sa

Công đức vô lậu diệu trang nghiêm

Cho nên con nay xin kính lạy.

Khi ấy, Bồ-tát Vô Tận Tạng cùng sáu mươi câu-chi Đại Bồ-tát dùng kệ vi diệu ca ngợi Như Lai rồi từ trên hư không xuống lạy dưới chân Như Lai và đi nhiễu bảy vòng. Nương theo Thánh chỉ của Phật, tất cả đều đến ngồi kiết già trên hoa sen.

A-nan-đà nhờ thần lực của Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai phải, quỳ gối chắp tay, bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát Vô Tận Tạng này từ đâu đến đây? Đức Phật trong thế giới ấy hiệu là gì? Cách đây bao xa? Cúi xin Đức Thế Tôn phân biệt giải nói.

Lúc ấy, Phật dạy A-nan-đà:

–Ông hãy hỏi Đại Bồ-tát Vô Tận Tạng thì Bồ-tát sẽ vì ông mà nói rõ.

Lúc ấy, A-nan-đà hỏi Đại Bồ-tát Vô Tận Tạng:

–Ngài từ đâu đến? Phật trong thế giới đó hiệu là gì? Cách đây gần hay xa? Xin ngài hãy nói rõ.

Lúc ấy, Bồ-tát Vô Tận Tạng hỏi lại:

–Ông vẫn còn có tướng đến, đi, chưa bỏ được ư?

A-nan-đà nói:

–Tôi đã biết nghĩa này lâu rồi.

Bồ-tát Vô Tận Tạng hỏi:

–Ông đã biết rồi sao còn phải hỏi. Như vậy là có hai tâm phân biệt. Nếu nói đến là có nghĩa duyên khởi. Nếu nói đi là có nghĩa duyên diệt. Chỗ nào không có tướng sinh diệt này?

Chỉ quốc độ của tôi là không có tướng đến, đi, sinh, diệt. Nếu không đến, đi là chỗ sở hành của Thánh trí. Nếu có đến, đi tức là tướng sinh diệt của thế gian. Nếu có âm thanh, văn tự cũng là tướng sinh diệt khởi tận của thế gian. Nhưng quốc độ tôi vốn không có văn tự, cũng không có nói tướng sinh diệt. Nếu không sinh diệt tức là cảnh giới sở hành của thị giác Thánh trí, lìa tướng văn tự thì được giải thoát.

A-nan-đà thưa Bồ-tát Vô Tận Tạng:

–Thưa Thánh giả, tôi không dám hỏi Đại sĩ biện tài về nghĩa sâu xa như vậy. Chỉ hỏi chỗ thế giới Thánh giả ở cách đây gần hay xa, và danh hiệu của Phật mà tôi chưa từng nghe. Giống như người thâu thuế ở cửa ải đối với người qua lại, bất luận của cải nhiều ít, có hay không cũng đều hỏi. Thanh văn tôi nay cũng vậy, nghe người khác nói Chánh pháp, hiểu sâu mà tu hành, tự mình cầu Niết-bàn, đó gọi là Thanh văn. Nay tôi thấy pháp Thánh giả nên hỏi Ngài. Sau khi tôi được nghe sẽ ưa thích tu tập để được an lạc, vì tôi muốn làm tăng trưởng pháp Đại thừa, vì tất cả Thanh văn, Độc giác đều từ Đại thừa mà ra. Cho nên tôi hỏi Thánh giả từ đâu đến, cách đây gần hay xa, hiệu Phật là gì?

Bồ-tát Vô Tận Tạng trả lời A-nan-đà:

–Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở gần đây sao ông không hỏi. Ngài sẽ vì ông mà thọ ký điều này để cho chúng hội này không còn nghi ngờ.

Khi ấy, A-nan-đà từ chỗ ngồi đứng dậy sửa lại pháp phục, trịch áo bày vai phải, quỳ gối chắp tay bạch Phật:

Bạch Thế Tôn! Cúi xin Đại Thánh Thế Tôn hãy nói cho con rõ. Nhờ nghe được pháp này mà vô số hữu tình trong hội đây sẽ mặc áo giáp tinh tấn để tu hạnh Bồ-tát.

Đức Thế Tôn dạy A-nan-đà:

–Nay ông hãy nghe cho rõ, suy nghĩ thật kỹ, ta sẽ vì ông mà phân biệt diễn nói về gần xa của thế giới Phật kia và danh hiệu công đức trang nghiêm của Phật đó. Phật đó là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác Vô Ngại Vô Trước, đắc trí Nhất thiết trí. Đại chúng các ông nên tín thọ, đừng có nghi ngờ.

A-nan-đà bạch Phật:

–Bạch Đại Thánh Thế Tôn! Chúng con xin muốn được nghe.

Lúc ấy, Đức Thế Tôn bảo A-nan-đà:

–Cách đây về phương Đông, qua mười hằng hà sa vi trần thế giới, có một thế giới tên Bất thuấn. Trong thế giới đó có Thế Tôn hiệu Phổ Hiền Như Lai,Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, hiện đang nói pháp Đại thừa. Bồ-tát Vô Tận Tạng từ thế giới đó mà đến đây. Chúng hội của Đức Phật ấy chỉ là Đại Bồ-tát chứ không có danh từ Thanh văn, Bích-chi-phật, huống gì là có thật. Bồ-tát ấy đã tích chứa tịnh nghiệp đã từ lâu; bố thí, điều phục, khéo chế ngự sáu căn, luôn hành hạnh nhẫn nhục không bị chướng ngại, tâm Bồ-đề kiên cố, siêng năng tinh tấn, thành tựu hoàn toàn tịch tĩnh giải thoát và thành tựu chánh định Tam-ma-bát-đề, thần thông tự tại, đại trí quang minh, tự tại vô ngại, văn tự tinh hoa, Từ, Bi, Hỷ, Xả giống như hư không, có thể đánh bại tà luận dị đạo, chiến thắng quân ma oán thù, dũng mãnh không thoái lui, thành tựu được Phật trí thậm thâm vi diệu. Mười Lực của Như Lai, bốn Vô sở úy, biện tài không đoạn mất, trí tuệ vô ngại, đi sâu vào duyên khởi, có thể lìa bỏ hữu vô, tu hành Trung đạo, không còn ngã và ngã sở, tướng ngã, tướng người, tướng chúng sinh, tướng thọ mạng, người làm, người nhận, người biết, người thấy, đoạn kiến, thường kiến, xa lìa tất cả các kiến vọng chấp, chứng được Đà-la-ni vua của Tố-thư-lãm. Dùng ấn của Như Lai mà ấn quán khắp chúng sinh, kiên cố không xả bỏ, tất cả xem như con một, không có hai tâm, diễn pháp cam lồ như Sư tử hống. Tất cả hữu tình thượng, trung, hạ nghe được pháp này đều được lợi ích, mau chóng an trụ trên con đường chân chánh Niết-bàn. Ba Minh, sáu Thông, đủ tám Giải thoát, nối dòng Tam bảo, hữu, vô đều đoạn tuyệt. Người nhận chức Quán đảnh làm Pháp chủ, có thể hiểu rõ hữu tình, độ người chưa độ, đến đạo tràng ngồi ở gốc Bồ-đề, ngự tòa Sư tử, tự tại không lo sợ, chiến thắng ma oán, có thể hiện thân Phật, đầy đủ tướng tốt, có thể chuyển bánh xe pháp thanh tịnh vô thượng, chỉ toàn Đại Bồ-tát Tăng làm quyến thuộc vây quanh nói pháp làm lợi ích cho hữu tình.

Khi nghe Phật nói công đức của chư Đại Bồ-tát, tất cả chúng sinh trong hội rất vui mừng, không thể kềm chế được, liền dùng vô lượng hoa trời Ôn-bát-la, hoa Bát-đặc-ma, hoa Câu-mâu-đầu, hoa Bôn-trà-lợi-ca, hoa Mạn-trà-la, Ma-ha mạn-trà-la và nhiều loại hoa khác mà rải cúng dường Phật cùng Bồ-tát Vô Tận Tạng, sáu mươi câu-chi Đại Bồ-tát và đại chúng. Mọi người hoan hỷ và nói như vầy:

–Chúng ta ngày nay được lợi ích lớn, được thấy chúng Đại Bồ-tát này. Nếu chúng sinh ở quốc độ khác nghe ta cúng dường mà gần gũi ta thì cũng được lợi ích. Người nào nghe pháp công đức của Bồ-tát ấy đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác. Khi ấy, ba mươi sáu ức chúng sinh trong hội này đều phát tâm Vô thượng Bồ-đề.

Đức Thế Tôn dạy A-nan-đà:

–Thế giới của Phật Bất Thuấn ấy không có các khổ và ba đường ác, cũng không có tên ấy nữa, không có tên gọi năm chúng phạm giới, không có tiếng phiền não suy nghĩ, không có người nữ ganh tî, keo kiệt, giải đãi, sân nhuế, loạn ý, ngu si, cũng không có chướng ngại và các tập khí, cũng không có tên loại phức tạp của các loại bậc thượng, trung, hạ…, không có chỗ sai khác của ba thừa Phật, Pháp, Tăng bảo bình đẳng một tướng, không có ma, ma dân, dị đạo tà kiến, không có những việc đói, khát, lạnh, nóng, không có tướng ngã, ngã sở, tướng nam nữ và vô vàn tên gọi khác cùng nhau tồn tại. Thế giới đó rộng lớn, trang nghiêm, lấy sáu mươi vạn ức câu-chi cõi Phật làm một cõi Phật. Không có mặt trời, mặt trăng, chỉ dùng ánh sáng của nguyện lực Bồ-tát mà chiếu sáng, mặt đất bằng phẳng như bàn tay, thuần bằng ngọc biếc và nhiều loại châu bảo như Phệ-lưu-ly, mạt-ni châu và vô vàn thứ châu báu khác trang hoàng lẫn lộn. Lại dùng hoa sen xanh để rải lên, hoa sen ấy tươi sáng mềm mại không gì bằng, giống như áo Ca-già-lân-để-ca của trời. Có tám hàng cây bóng rợp với nhau sum suê bao quanh để làm tường vách và được trang hoàng bằng nhiều loại hoa, ở đó không có sắt đá, hầm hố, gò nổng, đất đá, núi hiểm, gai góc độc hại, mà chỉ toàn là vô số núi cao quý báu. Tuy có trời, người nhưng hình tướng giống nhau, không dựa vào những đồ ăn tạp nhạp để nuôi thân, không có những thứ tiểu tiện dơ nhớp bất tịnh, thường dùng Pháp hỷ, Thiền duyệt để làm vị thực. Cõi đó trang nghiêm thanh tịnh, chỉ có bậc Pháp vương, Phật ấy giáo hóa Đại Bồ-tát, không có văn tự và cũng không ngôn thuyết. Khi các Bồ-tát ấy nhận sự giáo hóa, thì liền đến chỗ Phật cung kính chắp tay, mắt nhìn chăm chú chime ngưỡng Như Lai mà tự nhiên thành tựu niệm Phật Tam-muội, cho nên thế giới ấy tên là Bất thuấn (tức là nhìn chăm chú).

Niệm Phật Tam-muội là gì? Nghĩa là chẳng phải do sắc tướng sinh; chẳng phải do thọ, tưởng, hành, thức sinh; chẳng phải do trí tuệ hai đời trước, sau sinh; chẳng phải hiện tại do thấy nghe sinh.

Phật dạy A-nan:

–Niệm Phật Tam-muội không thể nghĩ bàn. Đối với Phật pháp không có gì để hành, mà chỉ quán các pháp như thật tướng, không nói, không dạy, không tướng, không tên. Đây gọi là niệm Phật Tam-muội.

Bấy giờ Đại Bồ-tát Mạn-thù-thất-lị đứng dậy, bày áo vai phải, quỳ gối chắp tay, cung kính thưa Phật:

–Bạch Đại Thánh Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào thọ trì nghĩa lý sâu xa của kinh sáu Ba-la-mật-đa thì được bao nhiêu phước đức?

Phật dạy:

–Nếu thiện nam, thiện nữ nào ở nơi chín mươi ức hằng hà sana-do-tha trăm ngàn chỗ Phật cúng dường cung kính, tôn trọng, khen ngợi, ý ông thế nào? Công đức thiện nam, thiện nữ đó có nhiều không?

Mạn-thù-thất-lị thưa:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều!

Phật dạy:

–Nay ta sẽ vì ông mà phân biệt giảng nói về nghĩa đó. Nếu thiện nam, thiện nữ đối với pháp bảo Đại thừa nghĩa lý sâu xa của kinh sáu Ba-la-mật-đa này, cho đến một câu, một bài tụng, thọ trì, đọc tụng, ghi chép, giải nói và thực hành theo đó thì công đức này vượt trội hơn công đức trước kia. Vì pháp môn vi diệu sáu Ba-la-mật-đa Đại thừa lý thú chính là mẹ của chư Phật, sinh ra chư Như Lai.

Mạn-thù-thất-lị thưa:

–Bạch Đại Thánh Thế Tôn! Con muốn ủng hộ đất nước và người thọ trì kinh này, thường ủng hộ và tẩy trừ tất cả chướng ngại nguy nạn mà nói bài bí mật Đà-la-ni.

-Thứ nhất chân ngôn là Căn bản thân: Nam-mô Tát phạt vĩ nê, án phạ di thấp phạt la.

-Thứ hai chân ngôn là Tâm: Án mục.

-Thứ ba chân ngôn là Đầu: Án mẫu mục.

-Thứ tư chân ngôn là Đỉnh đầu: Án yêm ám mục.

-Thứ năm chân ngôn là Áo giáp: Án ái mục sa ha.

-Thứ sáu chân ngôn là Binh khí: Án lọc mục.

Bạch Đại Thánh Thế Tôn! Văn cú Đà-la-ni này là những chi tiết Pháp thân của chư Phật ba đời mà chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đã tuyên nói. Nếu thiện nam, thiện nữ ở nơi chỗ thanh vắng, mặc áo mới, phát tâm rộng lớn không phân biệt mà đọc tụng trăm ngàn lần, chắc chắn được nghe nhận, không bao giờ quên mất. Nếu thiện nam, thiện nữ thọ trì kinh ấy thì nên biết đó là Pháp sư. Nếu ai khinh chê, xúc phạm Pháp sư này, tức là khinh chê, xúc phạm chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn khen Đại Bồ-tát Mạn-thù-thất-lị:

–Lành thay, lành thay! Nay ông nói chân ngôn của chư Phật để làm lợi ích, ủng hộ, thương xót tất cả chúng sinh và tẩy trừ đi các chướng nạn cho họ.

Lúc ấy, Đại Bồ-tát Phổ Hiền từ chỗ ngồi đứng dậy, bày áo vai phải, quỳ gối chắp tay, cung kính thưa:

–Bạch Đại Thánh Thế Tôn! Con cũng muốn ủng hộ đất nước và người thọ trì kinh này, thường bảo vệ và tẩy trừ chướng nạn cho những chúng sinh nên con nói văn cú bí mật Đà-la-ni:

Nam-mô ra hộc đán,

Nam-mô tất đà nam,

Nam-mô a lị dã nam,

Nam-mô ta nộ nam đát địa tha.

Án, chỉ rị chỉ rị ni, tất rị tất rị ni, tứ rị tứ rị ni, tứ sất tứ sất ni, ế ê hề đà la ni tam ma sa ha.

Bạch Thế Tôn! Văn cú Đà-la-ni này chính là văn chú mà chư Phật ba đời đã tuyên nói. Nếu thiện nam, thiện nữ thọ trì kinh này, nên biết đó là Pháp sư. Nếu ai khinh chê Pháp sư này tức là đã xúc phạm đến chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai.

Bấy giờ Đại Bồ-tát Đại Thánh Quán Tự Tại đứng dậy, trịch áo bày vai phải, quỳ gối chắp tay cung kính thưa:

–Bạch Đại Thánh Thế Tôn! Con cũng muốn ủng hộ thiện nam, thiện nữ thọ trì kinh này, con luôn bảo hộ họ và quốc độ họ ở để diệt trừ tất cả chướng nạn cho họ mà nói văn cú Đà-la-ni:

Nam-mô ta mãn đa một đà nam, đát địa tha. Án rị nhĩ lê, rị nhĩ lê, nga la rị nhĩ lê, giản sá rị nhĩ lê, vĩ chỉ lê sa ha.

Bạch Thế Tôn! Đà-la-ni này được chư Phật ba đời đã tuyên nói. Nếu thiện nam, thiện nữ nào thọ trì kinh này thì nên biết đó là Pháp sư. Nếu ai khinh chê Pháp sư này tức là khinh chê chư Phật ba đời.

Khi ấy, Mạn-trà-la, chư Thiên và Bồ-tát đều tập hợp đầy đủ. Tên các vị ấy là: Kim Cang Tát-đỏa, Kim cang Vương, Kim cang Nhiễm, Kim cang Thiện Tai, Kim cang Bảo, Kim cang Oai, Kim cang Tràng, Kim cang Ái, Kim cang Pháp, Kim cang Lợi, Kim cang Nhân, Kim cang Ngữ, Kim cang Yết-ma, Kim cang Hộ, Kim cang Dược-xoa, Kim cang Quyền, Kim cang Tát-đỏa, Kim cang Bảo, Kim cang Pháp, Kim cang Yết-ma, Kim cang Hỷ Hý, Kim cang Man, Kim cang Ca, Kim cang Vũ, Kim cang Hương, Kim cang Hoa, Kim cang Đăng, Kim cang Đồ Hương, Kim cang Câu, Kim cang Tố, Kim cang Tỏa, Kim cang Linh, Kim cang A-vĩ-xa… đồng thanh nói Chủng tử Pháp thân Đà-la-ni rằng:

Án, mộ khiếm a hồng đát lan, hột rị ố.

Chư Đại Bồ-tát này cung kính chắp tay thưa:

–Bạch Đại Thánh Thế Tôn! Chúng con nếu thấy người nào thọ trì kinh này, dù một bài tụng một câu, sẽ cúng dường tôn trọng người đó giống như cung kính tôn trọng Như Lai Tỳ-lô-giá-na không khác.

Khi ấy sáu Bồ-tát ba-la-mật-đa đầy đủ oai nghi đứng trước Phật tự nói văn cú bí mật Đà-la-ni:

1.Bồ-tát Bố thí ba-la-mật-đa nói chân ngôn:

Nam-mô bạt già phạt đế duệ đát rị cầm noa rị, ma ha bát thố mê hồng tố.

2.Bồ-tát Trì giới ba-la-mật-đa nói chân ngôn:

Nam-mô bạt già phạt đế duệ hạ ra hạ ra ưu thí lược, nãi dó đê cát lê bát ra một đà hồng phát sất.

3.Bồ-tát Nhẫn nhục ba-la-mật-đa nói chân ngôn:

Nam-mô bạt già phạt đế duệ tô la bát để nãi dĩ để mặc hồng nhĩ, nhĩ phệ sái tố.

4.Bồ-tát Tinh tấn ba-la-mật-đa nói chân ngôn:

Nam-mô bạt già phạt đế duệ cáo tư nhó da, mạt lãm vi mao hạ da hồng phát sất.

5.Bồ-tát Thiền định ba-la-mật-đa nói chân ngôn:

Nam-mô bạt già phạt đế duệ tứ lý tứ lý, chỉ lý chỉ lý, nhó lý nhó lý, cũ sát sất, củ sát sất. Án, mộ rị mộ rị phạ sa ha.

6.Bồ-tát Trí tuệ ba-la-mật-đa nói chân ngôn:

Nam-mô bạt già phạt đế duệ yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, mạo địa sa ha.

Khi ấy, sáu Bồ-tát Ba-la-mật, chư Thiên…. đều bạch Phật:

–Bạch Đại Thánh Thế Tôn! Chúng con muốn ủng hộ người thọ trì kinh này mà nói văn cú Đà-la-ni này. Nếu thiện nam, thiện nữ nào thọ trì kinh này, cho đến một bài tụng một câu, chúng con sẽ cúng dường cung kính, tôn trọng, khen ngợi giống như Phật không khác.

Lúc ấy, Thiên vương Tỳ-sa-môn cũng muốn ủng hộ quốc độ và người trì kinh này, nên nói tự tâm chân ngôn:

Đát địa tha câu na lý, a để miệt đế nại đế, a na để, câu na lý sa ha.

Thiên vương Tỳ-lâu-lặc-xoa cũng muốn ủng hộ quốc giới và người thọ trì kinh này mà nói chân ngôn:

Đát địa tha, a nga ninh nga ninh, ngao rị ngạn na rị chiên noa lý ma đăng thị bốc yết tư tăng củ lê một lô, sái lê sa ha.

Thiên vương Đề-đầu-lại-sất cũng vì ủng hộ thế giới và người thọ trì kinh này mà nói chân ngôn:

Đát diệt tha, y lê, nộ mễ lê, nộ bế nhĩ, nội y lê, bế lê, bế nhĩ, sa ha.

Lúc ấy, Thiên vương Tỳ-lâu-bác-xoa cũng vì muốn ủng hộ người thọ trì kinh này và quốc giới nên nói chân ngôn rằng:

Đát địa tha, a ni phạ ni, quẩn nhi nộ noa mê, nộ củ lê, tất rị nộ rị nhó rị nộ sa ha.

Khi ấy Tứ Thiên vương bạch Phật:

–Bạch Đại Thánh Thế Tôn! Chúng con cũng vì muốn ủng hộ thiện nam, thiện nữ thọ trì kinh này và quốc giới nên nói văn cú bí mật Đà-la-ni. Nếu ai khinh chê người thọ trì kinh này tức là khinh chê chư Phật ba đời.

Bồ-tát Chấp Kim cang cũng vì ủng hộ người thọ trì kinh này mà nói chân ngôn:

Nam-mô ra đát nẵng đát ra dã da. Nam-mô thất noa miệt nhật ra bá noa duệ, ma ha dược tụng xoa tê na ky đới duệ, ninh để da, bát ra nhập phược lý đa, câu lỗ đà da, ngật thúc đa tỷ, câu chi mục khiếp da, lỗ ma cát rị sa noa muội dựng yết rạ da, đích khất thân na, nan cầm xoa lỗ yết sất da, bát ra niệm bột đa miệt nhật ra hạ tát đa da, tát phược vĩ thổ na, vi na dạ ca vĩ đặc vấn. Sa na yết ra da, đát địa tha hồng miệt nhật la củ lỗ na đát thích sất.

Khi ấy Linh-hoàn Nhĩ-vi-na-dạ-ca cũng vì ủng hộ người thọ trì kinh nên nói chân ngôn:

Đát địa tha, án, tất trí tất trí, ma tất trí, ma tất trí, ma vĩ xa ma vĩ xa, ma nhập phược, ra ma nhập ra ra, sa ha.

Vua Diêm-ma-la cũng muốn ủng hộ người thọ trì kinh nên nói chân ngôn:

Đát địa tha, tất rị, vĩ tất rị ni, chất rị, vĩ chất rị ni, nhĩ xích nhĩ xích y ê hề mộ đa bát để, sa ha.

Ha-lý Để-ái Tử Mẫu cũng vì ủng hộ người thọ trì kinh, nên nói chân ngôn:

Đát địa tha, na nhĩ na nhĩ, đốn nhĩ đốn nhĩ, tát vĩ sơn vi na dạ ca nam, mục khiếp nhiêm ma nam, thước ngật để tất đởm ma nam, ma phạ đô, sa ha.

Ma-lợi-chi Thiên cũng vì ủng hộ người thọ trì kinh mà nói chân ngôn:

Đát để lê ma ninh, mãn đát ra, bát na ninh, ma vãn để đát địa tha át ca mạt tư, mạt ca mạt tư, án đát na, nam mạt tư, bát thổ mê lạc xoa, ốt bát thổ mê lạc xoa, tát phạ muội dó biểu, tát vũ bát tát nghê, biểu hạt lạc xoa, sa ha.

Khi ấy, Ca-lỗ-noa vương vì muốn ủng hộ quốc vương, đại thần và người thọ trì kinh, nói chân ngôn Ca-lỗ-noa vương lý thú:

Khất sử bá án, sa ha.

Chân Thật Ca-lỗ-noa vương vì muốn ủng hộ đất nước và người thọ trì kinh mà nói chân ngôn:

Nam-mô tát đa đỏa, nga lô noa da, một nghiệt ra ma ha một nghiệt ra, man thứ man thứ tát phạ na ngạn, ma ra da vĩ sa nhập sách, ốt niết tô rị da, nhó bào, mộ phan nga ma rị bổ, thước ngật đa tát na, tốt đổ man ninh, tát bản lật đa, vĩ diêm, hạ rị đa la, giản để, lỗ chất ra, tăng ngật ra minh, nại lý dữ nại ra, nhĩ ca ra, xà da tát ma nẵng, nê dũ để thương khiếp, ngật sử ra, một rị na la, quẩn đa, na phạ la, tam miệu khiếp, vĩ sái, khất sử bạt ninh.

Ca-lỗ-ca vương vừa nói chân ngôn xong, tất cả độc khí của ác long đều tiêu diệt, đất nước được an ổn.

Vì muốn ủng hộ người thọ trì kinh, thiên vương Đại tự tại nói chân ngôn:

Đát địa tha, án đát sất da, sa ha, tất đát sất da, sa ha, phạ sất da, sa ha, vật sất da, sa ha, xả đốt lỗ nhĩ ngật. Liễn đát nẵng da, sa ha. Nam-mô ca sất, vĩ ca sất, yết nê ca la, bá sất la da. Nhục da ra, nhĩ cầm sất giản nhó cầm sất, giản nhó du thứ nan để, nga la, nhó vĩ nga la, vĩ xả bát ra vĩ xả, a vĩ xả, lỗ nại ra, lao nại lê na hãn nang hãn nang, nặc hạ nặc hạ, bả giả bả giả, bôn tha bôn tha, vĩ đặc vấn bà dã, vĩ đặc vấn bà dã, du nghê thỉ phạ ra, ma ê thỉ phược ra. Nam-mô tất đế tốt đổ, bá ma ê nha từ. Nam-mô thỉ chiến noa da sa ha, bát ra chiến noa da, sa ha, phản ngật ra da, sa ha, bạt ngật ra đế nhạ da, sa ha, tuất la da, sa ha, tuất la nặc ha phạ da, sa ha, thủy nga da, sa ha, thủy nga cát sái da, sa ha. Tát la da, sa ha, tát la lô bá da, sa ha, khiếp ra da, sa ha, khíếp ra lỗ bá da, sa ha, nhó đát đa ra da, sa ha, ốt đặc phược da, sa ha, ốt đặc phạ hệ xá da, sa ha, nặc hạ na da, sa ha, bát giả na da, sa ha, a mục khiếp da, sa ha, a ninh miệt đa ca da, sa ha, ô bồ sám ma da, sa ha, ô bồ sám ma lỗ niết ra da, sa ha, du mãn nhó vĩ cầm để, dã thất giả ca thất chất, a mị nại ra miệt để, nghiệt để mạt để, bá na, hoại nga, ô lô, minh noa ra, cốc khất sử, hột lật nại lam, ma hồ, tắt kiến na, ngật-rị phạ, hạ nổ, cưu cầm đà, nặc hạ phạ,ï na bà, thất lỗ đát ra, la la sất, thất rị sơn, nặc hạ nhĩ, sa ha, phát sất.

Thiên vương Tỳ-sa-môn và chư Thiên nói Đà-la-ni như vậy xong, rồi cùng nhau thưa Phật:

–Bạch Đại Thánh Thế Tôn! Con thấy nếu Pháp sư thọ trì đọc tụng kinh, cho đến một bài tụng một câu như vậy, chúng con sẽ ủng hộ tẩy trừ tất cả tai nạn khổ ách và các khí độc, mắng chửi, đánh đập cho họ, những tật bệnh yêu mị vọng lượng, những việc không tốt lành đều được tiêu trừ.

Phật dạy các Đại sĩ và Thiên vương Tỳ-sa-môn:

–Các ngươi khéo ủng hộ Pháp sư thọ trì kinh như vậy nhưng tên kinh này còn chưa thể nghe thì sao có thể thọ trì, đọc tụng, cung kính cúng dường, tôn trọng khen ngợi. Hãy dùng tất cả hương thoa, hương bột, hương đốt, hoa man, y phục và tàng lọng, vải lụa, tràng phan, đèn dầu… trăm ngàn loại như vậy dâng cúng dường Pháp sư. Trước tiên nên phát nguyện rằng: “Sau khi nghe kinh này rồi thì phải như pháp tu hành.”

Nay ta phó chúc Pháp sư trì kinh này cho các ông, các ông phải nên ủng hộ vị Pháp sư đó và quyến thuộc của vị ấy nữa để không còn nguy hoạn và được an lạc.

Phẩm 3: PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ

Bấy giờ Thế Tôn rống tiếng sư tử làm sáng rõ môn Đà-la-ni bí mật rồi thì có Đại Bồ-tát Từ Thị đứng dậy trịch áo bày vai phải, quỳ gối chắp tay, nhất tâm thưa Phật:

–Lành thay, lành thay! Đại Thánh Thế Tôn đã đem lòng đại Bi khen ngợi vị Pháp sư giữ gìn bí mật Cam lồ Đà-la-ni thắng pháp như vậy. Cúi xin Thế Tôn thương xót chúng sinh mà nói pháp Vô thượng Bồ-đề. Các hữu tình nào chưa phát tâm, phải phát tâm thế nào? Người phát tâm rồi, phải tu hành thế nào? Và làm thế nào để tâm Đại thừa không thoái lui?

Thế Tôn bảo Đại Bồ-tát Từ Thị rằng:

–Nếu thiện nam, thiện nữ nào muốn vì hữu tình mà tu hạnh Đại thừa, muốn độ hữu tình đạt đại Niết-bàn thì trước tiên phải phát năm loại thắng tâm:

1.Phát tâm đại Từ bi bình đẳng rộng khắp đối với các loài hữu tình.

2.Với Nhất thiết trí, tâm không thoái chuyển.

3.Đối với các hữu tình phải coi là thân thuộc, nguyện cứu độ họ ra khỏi đường hiểm nạn.

4.Thường phải nghĩ rằng mình mắc nợ hữu tình.

5.Luôn luôn ôm lòng xấu hổ vì không biết lúc nào trả hết.

Ai phát năm loại tâm như vậy thì mau chứng Vô thượng Bồ-đề.

Này Bồ-tát Từ Thị! Trong Đại thừa, làm thế nào để nhất tâm tu hành chứng quả vị không thoái chuyển? Ví như thuở xưa có một thương nhân trí tuệ thông minh, hiếu hạnh. Thấy cha mẹ, dòng họ nghèo khổ, ông ta đau buồn, thân tâm ray rứt và nghĩ làm cách nào để cứu giúp họ. Ông nghĩ: “Hay là ta vào biển tìm châu như ý để giúp đỡ cha mẹ không còn phải nghèo khổ nữa.” Vì nhân duyên đó, ông ta nuôi chí dũng mãnh, không tiếc thân mạng mà ra đi. Ông tìm đủ mọi cách để kiếm lương thực, bạn bè tốt, thuyền và người chèo. Đi giữa đường ông ta gặp một người từ biển trở về và hỏi ông rằng: “Ông muốn đi đâu mà vội vàng như vậy?”

Thương nhân trả lời đầy đủ như trên là vì muốn cứu thoát sự nghèo khổ mà vào biển tìm châu như ý để giúp đỡ nhau.

Người kia nói: “Trước đây tôi vì muốn cứu dòng họ hết khổ nghèo đói cũng bỏ nhà ra đi như ông vậy, băng qua đồng hoang, vượt qua sa mạc không có cây cỏ nước non, có nhiều voi, hổ, sĩi, sài lang, rắn độc, sư tử, hoặc gặp giặc cướp, núi cao, sông rộng, đói khát, lạnh nóng, sợ hãi kinh hoàng. Tôi cùng người lái thuyền vừa đến biển lớn thì gặp gió dữ, cá lớn, rồng ác, sấm chớp, mưa đá, sĩng lớn cuốn tròn… gặp nhiều nguy hiểm không thể nói hết. Đã bị các khổ như vậy mà còn không lấy được bảo châu như ý để tự nuôi thân, nói gì đến cứu người thân thoát sự nghèo khổ. Nay tôi khuyên ông đừng cố gian khổ mà uổng công lao nhọc. Tôi muốn cùng ông làm nghề khác. Vì sao? Vì trong biển có nhiều gian khổ, nào gió dữ, núi ác, Dạ-xoa, La-sát, rồng… những gian nguy ấy rất nhiều, chẳng phải một. Chỉ từng nghe tên châu như ý mà trước đây ngàn vạn người đi, được nó không đến một hai người. Do vậy, tôi khuyên ông hãy mau quay về.”

Nghe nói vậy, người buôn càng phát tâm mạnh mẽ, quyết chí vào biển không thoái lui, vì có ba nguyên nhân:

1.Vì cha mẹ anh em dòng họ nghèo khổ, nếu về tay không thì không cứu giúp nhau được.

2.Vì khi xưa cha mẹ dòng họ của ta rất giàu có, họ đã cho ta cơm ăn áo mặc và thương mến ta. Nay nghèo khổ không ai giúp đỡ, làm sao có thể buông thả mà quay trở về.

3.Khi ta còn ở nhà cai quản gia đình, sai sử đánh đập, quở trách tôi tớ lớn nhỏ. Họ nghèo khổ như thế nào ta cũng không biết cứu giúp. Nay vì giúp họ được vui vẻ sao ta lại muốn quay về.

Do nghĩ đến ân đức ấy mà người buôn rất dũng mãnh, quyết định tiến tới, chỉ cốt yếu là được vào biển để tìm châu như ý, được rồi đem về nhà cứu giúp thân thuộc, sử dụng tùy ý, vĩnh viễn không còn gian khổ nữa.

Đại Bồ-tát cũng như vậy, phát tâm Bồ-đề quán tất cả bốn loài, sáu thú trong mười phương đều là cha mẹ kiếp trước của ta. Vì thương xót ta mà họ đã tạo ra bao nghiệp ác, phải đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh chịu các khổ não. Do đó mà tự suy nghĩ: “Làm cách nào để cứu khổ nạn ấy.” Nghĩ như vậy rồi, thì chỉ có cách vào trong biển đại pháp sáu Ba-la-mật tìm châu như ý Phật chủng trí để cứu vớt khổ sinh tử của hữu tình. Nghĩ như vậy rồi, phát tâm dũng mãnh không thoái lui, tinh tấn  siêng năng tìm cầu không giải đãi, tìm mọi cách để kiếm tư lương, bạn lành Bồ-đề, pháp và Pháp sư. Đi giữa đường gặp ma vương thống lãnh quyến thuộc hoặc hiện thân trời, hoặc hiện thân người, Bà-la-môn hoặc chủ buôn, hoặc Bí-sô, Bí-sô-ni và nhiều loại than khác. Ma quân hỏi Bồ-tát:

–Ông đi đâu mà vội vàng vậy?

Bồ-tát trả lời:

–Vì tất cả chúng sinh khổ não nên tôi muốn vào biển lớn sáu Độ tìm châu như ý Phật chủng trí để cứu tất cả chúng sinh nghèo khổ.

Ma vương lại nói:

–Khi tôi mới phát tâm cũng vậy, vì muốn độ tất cả chúng sinh khổ não ra khỏi nhà sinh tử, vượt qua bao biến đổi, đồng hoang, sa mạc, chịu đủ đói khát, giặc cướp, hoảng sợ, nguy nan và rất nhiều khổ nạn như vậy, chẳng phải một. Vừa mới đến biển Đại pháp sáu Độ thì gặp người xin đầu, xin mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tay chân từng khúc, tim, phổi, ruột, bao tử, tỳ, mật; quốc thành, vợ con, nô tỳ, đầy tớ… Họ xin thứ gì, ta cho thứ đó, khôngthương tiếc, chỉ cần cầu châu bảo trí tuệ. Trải qua vô lượng kiếp, cứ ở mãi trong biển khổ luân hồi sinh tử. Tuy chịu bao nhiêu khổ nạn ấy mà còn không được Vô thượng Bồ-đề, đành phải quay về cầu quả A-la-hán, vượt ra ba cõi, đạt Niết-bàn tịch tĩnh. Nay tôi khuyên ông đừng cố công khổ nhọc, nên tự mình tu trì, tôi muốn ông ngang hàng cùng quả với tôi. Vì tôi nghĩ: ba cõi luôn bị đói khổ, tâm nghĩ đến việc ăn nuốt, ngửa mặt hướng lên hư không, cái gì vào miệng cho ta no nê? Đủ những loại khổ nạn hành hạ thân tâm như vậy. Mạng người vô thường, nhanh hơn thác chảy, Thiện tri thức rất khó gặp. Nếu ông không tin, sau này hối hận sao kịp, để rồi về sau bị luân hồi trong biển sinh tử. Tâm vô thường giống như trăng trong nước, đâu có thật. Bạn ác dễ thấy, dễ gặp, họ luôn thích khuyên người hành Bồ-tát đạo, xả bỏ tài sản, thân mạng, mong hướng đến Bồ-đề, huống gì chư Phật ra đời chỉ có một. Người cầu thì ngàn vạn, nhưng được thì không có một hoặc hai người. Do đó tôi khuyên ông không cần phải gian khổ nữa, nên cầu giải thoát cho chính mình để chứng Niết-bàn. Lại phải trải qua ba vô số kiếp chịu các khổ sở mới có thể chứng được Phật quả Bồ-đề. Đời này là đời chót, chứng A-la-hán, đạt đến hàng vô học rồi thì phải khổ làm gì! Người ngu vô trí mong cầu quả Phật mà phải trải qua vô lượng kiếp chịu đủ gian khổ còn chưa nghe chứng quả A-la-hán, huống gì có thể chứng Vô thượng Bồ-đề. Ví như có người bắt một con chim nhỏ, lại thấy có một chim chúa Ca-lỗ-ca, ông ta liền thả con chim đang nắm trong tay rồi đến bắt chim chúa Ca-lỗ-ca. Con lớn thì bay đi, con nhỏ thì lại mất. Người ngu cầu quả Phật cũng như vậy, bỏ cái này cầu cái khác thì cả hai đều mất. Biết vậy rồi, ông hãy nên sớm hồi tâm lại, ngay trong đời này chắc chắn chứng A-la-hán.

Nghe như vậy rồi, Bồ-tát càng dũng mãnh phát ba loại tâm:

1.Tất cả chúng sinh từ vô thỉ bị sinh tử đến nay đều là cha mẹ của ta, hoặc là bạn bè hiện đang chịu khổ não chưa được thoát khỏi; như vậy sao ta lại thoái lui.

2.Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay đã cho ta cơm ăn áo mặc, rất thương mến ta. Nay bị luân hồi khổ nạn chẳng phải một, vì sao chưa báo đáp ân họ mà ta lại có tâm thoái lui.

3.Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay đều là quyến thuộc của ta, bị ta sai sử làm việc, quở trách. Ta chưa báo ân họ một phần nhỏ nào cả, cho nên ta không thể thoái lui.

Thế rồi, Bồ-tát càng dũng mãnh cầu chứng Bồ-đề. Nếu chứng báu Bồ-đề Nhất thiết trí thì sẽ cứu giúp chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ nạn. Đó gọi là Đại Bồ-tát ở trong Đại thừa nhất tâm tu hành chứng quả vị không thoái chuyển.

Từ Thị nên biết! Đại Bồ-tát ấy tu hành Đại thừa, phát năm loại tâm:

1.Khởi tâm đại Bi với các hữu tình.

2.Vì các hữu tình mà cầu Nhất thiết trí, tâm không thoái chuyển.

Hai tâm này là pháp Đại thừa, phải tinh tấn tu hành.

3.Tất cả hữu tình là cha mẹ, bạn bè của ta.

4.Ta phải mang ân với tất cả hữu tình đó, nhưng ta chưa có mảy may nào để đền đáp.

5.Tất cả hữu tình đều là quyến thuộc của ta, ta đã từng tạo nghiệp bất thiện với họ, nào quở trách, quở phạt vô lý, nên lòng rất xấu hổ không biết khi nào trả hết.

Ba tâm này làm cho các Bồ-tát dũng mãnh không thoái lui, cho đến lúc chứng Vô thượng Bồ-đề.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Diệu Kim Cang Đại Cam Lộ Quân Nã Lợi Diệm Man Sí Thạnh Phật Đỉnh - Kinh Tạng
  • Phẩm Đại Oai Đức Tối Thắng Kim Luân Tam Muội Chú Kinh Đà La Ni Đại Phật Đỉnh Như Lai Phóng Quang Tất Đát Đa Bát Đát La Đại Thần Lực Đô Nhiếp Nhứt Thiết Chú Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Bí Mật Bát Danh Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Bảo Tạng Văn Thù Sư Lợi - Kinh Tạng
  • Kinh Nhơn Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni Kinh Pháp Nghi Quĩ Niệm Tụng - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Đại Phật Đỉnh Quảng Tụ - Kinh Tạng
  • Pháp Nghi Quỹ Tôn Thắng Phật Đỉnh Tu Du Già - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Bồ Đề Trường Trang Nghiêm - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Nhứt Thiết Như Lai Kim Cang Thọ Mạng - Kinh Tạng
  • Đại luân Kim Cang Tổng Trì đà-ra-ni kinh - Kinh Tạng
  • Phẩm Nhứt Thiết Như Lai Liên Hoa Nghi Quỹ Đại Mạn Đồ La Kim Cang Đỉnh Hàng Tam Thế Đại Pháp Vương Giáo Trung Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Chơn Ngôn - Kinh Tạng
  • Kinh Tâm Phật - Kinh Tạng
  • Nghi quỹ Đà-la-ni Tùy Cầu Tức Đắc Thần biến gia trì thành tựu Kim cang đảnh Du-già tối thắng Bí mật thành Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán - Kinh Tạng
  • Kinh Bổn Nguyện Công Đức Của Bảy Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai – Thích Nữ Tâm Thường dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Nhứt Thiết Như Lai Tâm Bí Mật Toàn Thân Xá Lợi Bảo Khiếp Ấn Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Nghi thức Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực - Kinh Tạng
  • Nghi thức Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực - Kinh Tạng
  • Kinh Đồng Tử Tô Bà Hô Thưa Hỏi - Kinh Tạng