1
2
3
4

KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ CỦA BẬC ĐẠI NHÂN

Phật Thuyết Bát Đại Nhơn Giác Kinh

Hậu Hán An Thế Cao dịch

Bản Việt dịch (1) của Nguyên Thuận

Bản Việt dịch (2) của Thích Minh Quang

Bản Việt dịch (3) của Thích Huyền Tôn

Bản Việt dịch (4) của Thích Nhất Hạnh

***

Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân

Việt dịch: Nguyên Thuận

Là đệ tử của Phật thì ngày đêm phải luôn chí tâm tụng niệm tám điều giác ngộ của bậc đại nhân.

Điều Giác Ngộ Thứ Nhất:

Thế gian vô thường. Quốc gia nguy hiểm, mỏng manh. Tứ đại khổ, không. Năm uẩn không có ngã. Sanh diệt biến đổi, hư ngụy, vô chủ. Tâm là gốc của ác; thân là nơi chứa của tội. Hãy quán sát như thế thì dần dần sẽ xa rời sanh tử.

Điều Giác Ngộ Thứ Nhì:

Nhiều ham muốn sẽ khổ. Sanh tử nhọc nhằn là do khởi từ lòng ham muốn. Ít ham muốn và không tạo tác thì thân tâm tự tại.

Điều Giác Ngộ Thứ Ba:

Cái tâm này không bao giờ biết đủ và mãi luôn mong cầu. Cho nên nó làm cho tội ác tăng trưởng. Bồ-Tát thì không như thế. Các ngài luôn có chánh niệm và biết đủ. Họ sống an nhàn giản dị là để tu Đạo. Việc làm duy nhất của họ là tu tập trí tuệ.

Điều Giác Ngộ Thứ Tư:

Lười biếng dẫn đến trụy lạc. Phải luôn tu hành tinh tấn, phá phiền não ác, tồi phục bốn loại ma, và ra khỏi ngục tù của năm uẩn.

Điều Giác Ngộ Thứ Năm:

Ngu si dẫn đến sanh tử. Vì lẽ đó nên Bồ-Tát luôn ở trong chánh niệm cùng đa văn học rộng để trí tuệ tăng trưởng và thành tựu biện tài. Giáo hóa chúng sanh là niềm vui lớn nhất của các ngài.

Điều Giác Ngộ Thứ Sáu:

Bần cùng khốn khổ nảy sanh nhiều oán hận và kết ác duyên ngang trái. Bởi vậy nên Bồ-Tát luôn thực hành bố thí. Họ cư xử oan gia và thân thuộc bình đẳng như nhau. Các ngài không ôm lòng tà ác hay căm ghét người xấu.

Điều Giác Ngộ Thứ Bảy:

Ngũ dục dẫn đến lỗi lầm và hoạn nạn. Cho dù là người tại gia thì cũng đừng bị dục lạc của thế gian làm nhiễm ô. Phải luôn tưởng nhớ đến ba y, bát sành, và Pháp khí. Phải lập chí nguyện xuất gia, thanh tịnh tu Đạo, sống Phạm hạnh cao thượng và từ bi với tất cả.

Điều Giác Ngộ Thứ Tám:

Sanh tử ví như ngọn lửa cháy phừng và chúng mang theo vô lượng khổ não. Hãy phát tâm Đại Thừa để rộng độ tất cả. Hãy nguyện vì chúng sanh mà thọ vô lượng khổ của họ và chỉ dẫn hết thảy đến niềm an lạc cứu cánh.

Đây là tám điều mà chư Phật, Bồ-Tát và các bậc đại nhân đã giác ngộ. Các ngài tinh tấn hành Đạo, từ bi tu tuệ, và chèo thuyền Pháp thân đến bờ Niết¬bàn. Rồi sau đó lại trở về sanh tử để độ thoát chúng sanh. Các ngài dùng tám điều trên để khai đạo tất cả, khiến các chúng sanh tỉnh ngộ nỗi khổ của sanh tử, xa lìa ngũ dục, và tu tâm nơi thánh Đạo.

Nếu đệ tử nào của Phật trì tụng tám điều này thì ở trong niệm niệm, họ sẽ diệt vô lượng tội, tiến bước trên Đạo Bồ-đề, và mau thành Chánh Giác. Họ sẽ vĩnh viễn đoạn trừ sanh tử và luôn sống an vui.

    Xem thêm:

  • Kinh Trung Bộ 65 – Kinh Bhaddàli (Bhaddàli sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Dạy Về Đối Trị Bệnh Tật - Kinh Tạng
  • Bài Tụng Bồ Tát Long Thụ Khuyến Giới Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Thiện Sanh Tử - Kinh Tạng
  • Kinh Nhập Định Bất Định Ấn - Kinh Tạng
  • Thức Xoa Ma Na Ni Giới Bổn - Kinh Tạng
  • Bồ Tát Giới Bổn Tiên Yếu - Kinh Tạng
  • Kinh Mục Kiền Liên Hỏi Năm Trăm Tội Khinh Trọng Trong Giới Luật - Kinh Tạng
  • Kinh Trung A-Hàm 10 – Phẩm Lâm - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 19 – Suy Nghĩ Thận Trọng - Kinh Tạng
  • Kinh Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập - Kinh Tạng
  • Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Vua Sư Tử Tố Đà Bà Không Ăn Thịt - Kinh Tạng
  • Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức – Tuệ Nhuận dịch - Kinh Tạng
  • Phật Thuyết Công Đức Của Tu Lại - Kinh Tạng
  • Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Vạn Phật Thánh Thành dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại An Ban Thủ Ý - Kinh Tạng
  • Ngữ Lục Của Thiền Sư Thụy Châu Động Sơn Lương Giới - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Bồ Tát – Thích Minh Lễ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – Đoàn Trung Còn & Nguyễn Minh Tiến dịch - Kinh Tạng