Kinh Thân Pháp

Phật Thuyết Pháp Thân Kinh

Tống Pháp Hiền dịch

Bản Việt dịch của Bùi Đức Huề

***

Khi Đó Thế Tôn, ở trong đại chúng dĩ âm vi diệu nói như thế này: Các Phật Như Lai có hai loại Thân, đều đầy đủ công đức nhiều như cát sông.

Thế nào là hai? Gọi là Thân Do Biến hóa, Thân Pháp (Thân sinh ra từ các Pháp). Thân do Biến Hóa: Thân xuất hiện do được cha mẹ sinh. Đủ ba mươi hai hình tướng, tám mươi diện mạo đẹp, trang nghiêm thân này. Dùng mắt trí tuệ quan sát chúng sinh. Người trí chiêm ngưỡng, tâm sinh vui thích. Nghiệp Thân, Khẩu, Ý thanh tịnh. Mỗi một hình tướng diện mạo đầy đủ trăm phúc, trăm ngàn phúc tụ như thế dùng để trang nghiêm. Hình tướng Đại trượng phu, đều thu giữ Uẩn sắc, lại có đầy đủ mười lực. Bốn không sợ hãi, ba Pháp không rỗng Không, ba Niệm trụ Pháp, ba không hộ Pháp. Bốn Vô lượng tâm Pháp. Đầy đủ tướng Đại trượng phu, từng loại có sức lực tối cao của thân Kim cương bất hoại. Nói qua Công Đức đầy đủ trang nghiêm của Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác như thế.Tên là Hóa Thân.

Lại có các Phật Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác có được Thân Pháp, không thể suy bàn không thể đọc đo đếm số lượng. Mà không có người nào có khả năng đọc nói rộng khắp. Giả sử Duyên Giác và các Thanh Văn Xá Lợi Phất. Căn thiện lợi tối cao hiểu pháp thâm sâu, trí lớn thông tỏ hiểu rõ các loại nghĩa. Cũng không đọc nói rộng khắp Công Đức lớn của Thân Pháp. Các Phật Như Lai là thầy của ba cõi dục giới, Sắc giới, và Không có Sắc giới.

Đại Bi này vì các chúng sinh làm lợi ích lớn. Bình đẳng Hộ Niệm không phân biệt, ở trong yên tĩnh quan sát phân biệt thấy đúng. Mà lại hiểu rõ Ba Pháp Điều Phục, dễ độ thoát bốn Nạn, đủ bốn thần thông ở trong bóng tối lâu dài thực hành bốn Thu giữ Pháp. Rời bỏ năm Dục vượt qua năm Đường khổ: Trời, Người, Địa Ngục, quỷ đói, Súc sinh.

Đầy đủ sáu Phần Pháp đầy đủ sáu Đạo Bồ Tát, Khai mở bảy nhánh giác, diễn tám Đạo Đúng, dể hiểu chín loại Nhớ Giữ Chính Pháp. Đầy đủ mười Trí lực, dùng Trí Lực này, mười phương biết tên. Vì thế gọi là Trời Thực tướng Không Tướng.

Với thời lượng sáu thời khắc ở các phương dễ quan sát nội công Pháp công đức của các Phật như thế. Không có người nào có khã năng nói rộng khắp.Vì thế ta nay nói sơ lược pháp này, đó là Thân Pháp.

Duy Nhất không có hai, hết phiền não không hình tướng, cần nên tu chứng, các pháp có hình tướng sinh từ Pháp Không có Hình Tướng. Chân thực như thế, không sạch không nhiễm ô uế, không suy niệm, không dựa đỡ. Rời bỏ các phương tiện và cùng chúng sinh tạo tác dựa dừng lớn. Tất cả chúng sinh hành được Pháp, không bị uỗng công. Là Pháp thực thiện rời bỏ các ghi nhớ suy niệm, với môn Trí tuệ vô biên Tam Muội. Yên tĩnh không rung lắc mà được giải thoát, dùng hai loại yên tĩnh quan sát phân biệt thấy đúng. Rời bỏ dục trong dục mà được giải thoát, ngu tối muốn có Pháp dùng Trí tụê giải thoát.

Pháp Thanh Văn A La Hán dùng để biết rỏ suy niệm, dùng Trí Sáng Giải Thoát Dễ thông tỏ Tự tính. Và với các Pháp có thể suy niệm thâm sâu, hay sử dụng A Bát Để mà sinh A Bát Để Pháp.Hay sử dụng Nhớ Giữ Đúng mà sinh Pháp Nhớ Giữ Đúng. Với tất cả các Pháp không cầu, không chứng. Rời bỏ hai Pháp này tức thời không có duyên lại không có tu và sử dụng Trí hết tận và Trí không sinh. Sau cùng thành công ba pháp cuối cùng

Pháp Ba Căn Thiện, ba môn phương tiện rời bỏ các ảo tưởng mà sinh chân thực. Hiểu rỏ ba loại Tuệ, gọi là Nghe Tuệ, Tư Duy Tuệ, Tu Tuệ, rời bỏ ba Nhiễm tạp, gọi là Phiền Não, nghiệp, khổ.

Có ba loại Trí tam muội gọi là Rỗng Không, Không Hình Tướng, Không Nguyện. Lại có tên là Ba môn Giải Thoát, Tức là môn Giải Thoát Rỗng Không, Không Hình Tướng, Không Nguyện.

Ba loại Uẩn Pháp, gọi là: Giới Uẩn, Định Uẩn, Tuệ Uẩn.

Ba loại học Pháp, gọi là: Học Giới, Học Định, Học Tuệ.

Có ba loại tu hành gọi là: Tu Giới, Tu Định, Tu Tuệ. Có học, không học, có học sai, không học sai.

Có ba loại Đạo, gọi là: Đạo Nhìn Thấy, Đạo Tu Hành, Đạo Không Học.

Có ba loại Căn, gọi là: Chưa Biết Căn, Đã biết Căn, biết đủ Căn.

Có ba loại Pháp Hành, gọi là: Hành Đạo Thánh, Hành Đạo Trời, Hành Đạo Phạm.

Có Ba Phân Biệt, gọi là: Uẩn, Nơi, Cõi Giới, hiểu rõ xong ba Pháp thu hoạch Phúc tụ lớn. Chứng được Giải Thoát, Vắng Lặng Niết Bàn.

Ba không có: Rỗng Không, Suy Niệm, Ở Lại. Như Lai với các chúng sinh bình Đẳng che chở. Ba loại Uẩn Pháp.

Có ba Bổ-Đặc-Già-La, gọi là; Đầu Giữa Cuối.

Các Phật Như Lai đủ ba loại Đại Bi, gọi là: Vô Duyên Đại Bi, Vi Diệu Đại Bi, Đại Bi vì tất cả Chúng Sinh.

Có ba loại Tư tại, gọi là: Thân Tự Tại, Đời Tự Tại, Pháp Tự Tại.

Có ba loại không Hộ Pháp, gọi là: Nghiệp Thân của các Như Lai thanh tịnh rời bỏ Pháp không thanh tịnh. Nghiệp Miệng thanh tịnh rời bỏ Pháp không thanh tịnh. Nghiệp Ý thanh tịnh rời bỏ Pháp không thanh tịnh.

Có ba loại Kiếm, gọi là: Nghe Kiếm, Tư Duy Kiếm, Tu Kiếm.

Có ba loại cao nhất, gọi là: Định cao nhất, Tuệ cao nhất, Giãi thoát cao nhất.

Có ba loại Cảnh giới Pháp, gọi là: Đoạn trừ đúng, rời bỏ dâm dục, vắng lặng tuyệt đối.

Lại cá ba cõi giới, gọi là Cõi giới có Dục Vọng, Cõi giói có Sắc Thân, Cõi giới không có Sắc Thân.

Có ba loại Sáng tỏ của bật không học, gọi là: Sáng Tỏ Mệnh Kiếp Quá khứ, Sáng tỏ mệnh đời Tương lai, Sáng tỏ pháp hết Phiền não đời Hiện tại.

Có ba loại pháp Vô vi, gọi là: Các hành Vô thường, các Pháp Vô ngã, Niết bàn vắng lặng.

Có ba loại Bồ đề, gọi là: Thanh Văn Bồ đề, Duyên Giác Bồ đề, Bình đẵng Bồ đề.

Có ba loại Trí Vô học, gọi là: Trí Tận, Trí Vô Sinh, Trí thấy đúng.

Ba Tòa báu Phật Pháp Tăng, ba Quy y Phật Pháp Tăng, ba Trí cao nhất.

Bốn Niệm Xứ, bốn Đoạn trừ đúng, đủ bốn Thần thông, bốn tin Tâm pháp, bốn câu Giải thoát.

Có bốn loại Pháp thiện, gọi là: Thực tướng thiện, Tự tính thiện, Phát khởi thiện.Tương ứng thiện.

Bốn loại Tu Pháp, bốn loại Trí Pháp, bốn Thánh đế Pháp, bốn Thiền Định.

Bốn Luân Tạng, bốn Pháp, bốn Dựa Pháp, bốn Dừng Pháp, gọi là: Gần gũi bạn Thiện, lắng nghe Pháp đúng.

Tư duy suy niệm liên tục, theo Lý tu hành. Lại có bốn Duyên, gọi là: Nhân duyên, đẳng vô gian duyên, tăng thượng duyên, sở duyên duyên.

Bốn nơi tăng thực hành, gọi là: Nơi nóng, nơi chóp, nơi nhẫn, nơi đời thứ nhất.

Có bốn loại Đạo, gọi là; Đạo Phương tiện, Đạo Vô gian, Đạo Giải thoát, Đạo Cao nhất.

Bốn quả Sa môn, bốn loại dòng Thánh.

Có bốn tâm vô lượng, gọi là; Từ, Bi, Hỉ, Xả. Lại có bốn sinh, bốn Thánh ở lại.

Bốn ghi suy niệm,bốn Uy nghi. Có bốn môn xuất sinh, gọi là; Xuất, Nhập, Chính giác,vắng lặng.

Lại có bốn Chứng vị, Có học năm uẩn, năm nơi Giải thoát, năm Pháp cứu độ chúng sinh, năm Trí tưởng của Thánh.

Có năm phần Tam ma địa, gọi là; Đoạn trừ đúng, Điều phục, Rời bỏ qua, Rời bỏ hình Tướng, Rời bỏ Tính.

Lại có năm loại Phần cao nhất, năm Hiện hành, Tam-Ma Bát Đề, năm Uẩn, năm Giới tịnh, lại có năm giữ Uẩn.

Năm loại rời bỏ Dục. Sáu pháp công đức, sáu Thần thông, sáu suy niệm, lại có sáu loại pháp, sáu loại Tu Pháp.

Sáu thấy địa vị đạo, sáu hành liên tục, Tưởng nhớ Chứng minh.

Bảy Bổ-đặc-già-la, bảy Hành Đại trượng phu, bảy Thức ở lại, bảy Nhánh giác, bảy không uổng công Pháp.

Bảy Tam ma địa thu dụng Pháp, bảy loại Diệu Pháp, bảy loại phần Cõi giới.

Bảy nơi hay hiểu, bảy loại Tu Đạo, Tám phần Chính Đạo, Tám loại Bổ-Đặc-già-la, tám loại phân biệt Giới Hạnh Giải thoát.

Lại có tám Giải thoát, tám Nơi, tám Trí tuệ, tám Chính Đạo, tám Giới hạnh, tám hội và tám loại Thế Pháp.

Như Lai liên tục chân thường Tinh tiến thanh tịnh không nương nhờ không nhiễm uế. Lại có Chín loại Tam ma bát để.

Chín Tin tâm Pháp, chín Chứng được Pháp, chín Diệt danh sắc, chín Chúng sinh ở lại.

Chín loại dựa Pháp, chín bật không Phiền não, chín bật tu Đạo. Mười loại Bổ-đặc-già-la, gọi là; bốn Hướng, bốn Quả, Duyên Giác là thứ chín, Chính Đẳng Chính Giác là thứ mười.

Mười Đại Địa thiện Pháp, mười loại hữu học Pháp, mười lực của Như Lai, mười Đạo nghiệp thiện.Mười Đạo nghiệp ác, mười loại Thánh ở lại, mười như Lý tạo tác Pháp.

Mười một công đức Tướng Hảo tư duy suy niệm Pháp, mười một loại Khởi thiện hiểu Trí tuệ đầy đủ Pháp. Mười một loại đầy đủ Giới hạnh Pháp, mười hai loại Xuất sinh ngôn từ.

Mười hai Nơi, mười hai Nhân duyên, mười hai Hội Phật Pháp chứng được Thánh Pháp. Mười ba Pháp Vui. Mười ba Pháp Xuất sinh, Mười ba Bậc tác nghiệp. Mười bốn loại Tâm biến hóa. Mười lăm Tâm thấy Đạo. Mười sáu Tâm suy niệm đúng. Mười bảy loại hình tướng Có học. Mười bảy cảnh tướng ham dục. Mười tám Giới Pháp, mười tám Không cùng Pháp. Mười chí Phân biệt Trí địa. Hai mươi hai Căn.

Ba mươi bảy Bồ đề phân Pháp, gọi là; Bốn Niệm xứ, bốn Đoạn trừ đúng, bốn Thần thông, năm căn, năm lực, bảy nhánh Giác, tám Đạo đúng.

Bốn mươi bốn Trí Pháp. Lại có bảy mươi bảy Trí Pháp. Trăm sáu mươi hai Đạo, gọi là Tu Trí địa.

Như thế vô lượng vô biên liên tục chân thường Pháp rời bỏ các Phiền não. Thâm sâu rộng lớn vi diệu khó suy bàn. Người Đại Trí này biết rõ như thực. Và Pháp Phật này là Pháp đặc biệt vi diệu của Hằng hà sa số Chính Đẳng Chính Giác Pháp ngang bằng này nếu có cầu chứng Trí Chính Đẳng Giác. Các Bí sô, Nữ Bí sô, nam Phật Tữ, nữ Phật tữ cùng với các ngoại Đạo, xuất gia ngoại Đạo, Đầy đủ Trí tuệ đúng hiểu rõ như thực. Lại vì các Chúng sinh đọc nói rộng khắp. Như Phật giáo hóa giúp vô lượng vô biên A tăng kỳ chúng sinh. Tất cả đều chứng được Niết bàn cuối cùng vắng lặng không sơ hãi.

    Xem thêm:

  • 150 Bài Kệ Xưng Tán Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Pháp Của Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Bản Hạnh Tập Phẩm 31 Đến Phẩm 40 - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Bộ 23 – Kinh Tệ Túc (Pàyàsi Sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Thần Chú Thập Nhứt Diện Quán Thế Âm - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Bản Hạnh Tập Phẩm 41 Đến Phẩm 50 - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Hoa Tam Muội - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 15 – Báo Ân - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Bích Nham Lục Của Thiền Sư Phật Quả Viên Ngộ – Thích Thanh Từ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phạm Ma Du - Kinh Tạng
  • Kinh Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Bản Hạnh Tập Phẩm 11 Đến Phẩm 20 - Kinh Tạng
  • Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya) – HT Thích Minh Châu dịch (trọn bộ) - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Bồ Đề Trường Trang Nghiêm - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 08 – Hương Đăng - Kinh Tạng
  • Kinh Nguyệt Ðăng Tam Muội - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Bản Hạnh Tập Phẩm 21 Đến Phẩm 30 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 4 - Kinh Tạng
  • Đại luân Kim Cang Tổng Trì đà-ra-ni kinh - Kinh Tạng