Luận Nhiếp Đại Thừa
Nhiếp Đại Thừa Luận
A Tăng Già Tác Hậu Ngụy Phật Đà Phiến Đa dịch
Bản Việt dịch của Nguyên Hồng
***
QUYỂN THƯỢNG
Trong Kinh Đại Thừa A-tì-đàm, các Bồ-tát khéo ngộ nhập và an trụ Đại thừa, đối trước Như Lai, muốn làm rõ giáo nghĩa Đại thừa, căn cứ kinh điển Đại thừa nói rõ Như Lai có 10 thứ ngôn ngữ vi diệu thù thắng.
Những gì là 10 ? Một là ngôn ngữ của trí y, hai là ngôn ngữ của trí tướng, ba là ngôn ngữ nhập trí tướng, bốn là ngôn ngữ nhập nhân quả, năm là ngôn ngữ nhập tu nhân quả, sáu là ngôn ngữ tu hành giới sai biệt tăng thượng, bảy là ngôn ngữ của tâm tăng thượng, tám là ngôn ngữ của tuệ tăng thượng, chín là ngôn ngữ diệt trừ và mười là ngôn ngữ của trí.
Như vậy, câu trong kinh đây, hiển thị Đại thừa là Phật thuyết.
Hiển thị như thế nào?
Nghĩa là trong các kinh điển Tiểu thừa không nói đến 10 thứ ngôn ngữ trên, chỉ có trong Đại thừa nói rõ. Tức là thức A-lê-da là trí y cứ vào sự mà nói. Có ba tính : Một là tính dựa vào cái khác, hai là tính vọng chấp phân biệt, ba là tính thành tựu.
Bởi trí tướng sự, nên Duy thức nói nhập trí tướng sự là nhập vào sáu Ba-la-mật. Nhập vào sự của nhân quả đó tức là mười địa Bồ-tát trở lại tu tập nhân quả đó. Sai biệt thụ giới Bồ-tát là giới tăng thượng trong sự tu tập sai biệt. Các Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm, Hư không v.v…là các Tam-muội của tâm tăng thượng. Nói trí vô phân biệt là nói tâm tăng thượng không trụ Niết-bàn. Nói quả diệt là nói ba thứ Phật thân : một là chân thân, hai là báo thân, ba là ứng thân. Đó là quả của trí.
Nói 10 câu này không phải Tiểu thừa giáo nói,
mà chỉ có trong Đại thừa làm rõ ý nghĩa vượt trội. Vì vậy, Như Lai căn cứ vào đó, vì các Bồ-tát mà nói nghĩa này. Vì ý nghĩa đó, căn cứ vào Đại thừa giáo, Chư Phật Như Lai nói có 10 thứ ngôn ngữ vi diệu thù thắng cần phải biết.
Vì sao lại nói tướng của 10 thứ ngôn ngữ vi diệu thù thắng này ?
Là để hiển thị rõ ràng Đại thừa là Phật nói, và ngăn chận ý kiến cho rằng đó là Tiểu thừa, chẳng phải Đại thừa. Bởi vì 10 nghĩa này không thấy nói đến trong kinh Tiểu thừa, mà chỉ có Đại thừa mới nói đến. Và 10 nghĩa này có khả năng khiến chứng đắc Bồ-đề, chắc chắn không có gì mâu thuẫn, do chứng được trí Nhất thiết trí. Ở đây có kệ nói :
Trí y, trí tướng kia,
Nhân kia và quả kia,
Ba cõi sai biệt kia,
Quả kia và trừ diệt,
Trí và Thượng diệu thừa,
Tu hành thẳng tiến đến.
Kia nói các xứ vô sở hữu,
Thấy được thắng nhân, đến Bồ-đề.
Lời Phật nói trong Đại thừa giáo,
Mười câu thù thắng ở kinh này.
Vì ý nghĩa gì 10 câu được nói theo thứ tự như vậy ?
Nghĩa là Bồ-tát từ sơ học đạo, trước phải y cứ vào các pháp nhân quả. Y cứ vào nhân quả rồi phải khéo thành tựu nhân duyên. Đối với các pháp duyên sinh phải khéo biết xả ly. Khéo léo làm yên ổn mọi chướng ngại, Bồ-tát khéo léo trong thủ tướng, phải chứng chỗ sở học, khiến trong các chướng, tâm được giải thoát. Sau đó nhập trí tướng rồi, trước tu hành được 6 Ba-la-mật. Thân tâm đã thật sự thanh tịnh, do tịnh tâm thâu nhiếp 6 Ba-la-mật, phân biệt tu hành trong 10 địa, trải qua 3 kiếp A-tăng-kì. Rồi sau làm viên mãn 3 thứ giới Bồ-tát. Viên mãn rồi tức chứng quả Niết-bàn, được vô thượng chính đẳng chính giác. Đó là lần lượt thứ tự nói 10 ý nghĩa của ngôn ngữ thù diệu của Như Lai. Trong đó đã lược nói hết ý nghĩa của Đại thừa.
Trong 10 ngôn ngữ đây, trước tiên nói về ngôn ngữ vi diệu thù thắng của trí y. Trong kinh, Như Lai nói là thức A-lê-da. Vì đã dùng từ ngữ A-lê-da thức, cho nên nay nói về từ ngữ A-lê-da thức. Trong Kinh Đại Thừa A-tì-đạt-ma, Như Lai có nói bài kệ :
Tính kia từ vô thủy,
Làm sở y các pháp.
Có kia : có các nẻo,
Và chính kia : Niết-bàn.
Và cũng trong kinh trên nói :
Là nhà chứa các pháp,
Chứa các hạt giống thức.
Nên nói nhà của thức,
Người thông minh nên biết.
Đây là dẫn chứng trong kinh.
Nhưng vì sao gọi kia là thức A-lê-da ?
Vì khi các pháp sinh khởi thì kia là nơi thâu giữ các nhiễm pháp làm quả, và kia cũng là nơi các thức làm nhân, nên gọi là thức A-lê-da. Hoặc chúng sinh lấy kia làm tự ngã, nên gọi là thức A-lê-da. Thức A-lê-da cũng có tên là thức A-đà-na.
Có gì làm chứng ?
Như trong Kinh Tương Tục Giải Thoát có nói :
Thức A-đà-na rất sâu xa,
Chủng tử như sóng trong dòng nước.
Ta chẳng đem nói người phàm biết,
Sợ rằng chấp đó cho là ngã.
Vì ý nghĩa gì gọi là thức A-đà-na ?
Vì thức này y vào tất cả sắc căn, chấp thủ tất cả tự thể, nhờ đó các sắc căn nó y cứ, không hư hoại cho đến khi mạng căn chấm dứt, bởi được tùy thuận chuyển. Và khi nhận thân mới ở đời vị lai, thức này có khả năng chấp thụ sinh thân. Cho nên gọi là thức A-đà-na.
Thức này cũng gọi tên là tâm. Như Phật có nói tâm, ý và thức vậy. Trong đây ý có hai chỗ y chỉ, là cận tác duyên, cận diệt thức cùng ý thức làm sinh nhân, và nhiễm ô ý tương ưng với 4 phiền não : ngã kiến, ngã mạn, ngã ái và vô minh, cùng với ý thức sinh nhiễm ô. Nếu lấy trong một thân mà nói sinh thức, thì ý thứ hai là nghĩa thức của cảnh giới ô nhiễm. Vì lấy nghĩa gần và nghĩa không phân biệt nói hai ý. Như bài kệ sau đây :
Tạp nhiễm chướng vô minh,
Đồng pháp và năm thứ.
Tam-muội hoặc thắng sự,
Nếu nói là thành lỗi.
Vô tưởng mà khởi ngã,
Sinh thuận hành vô cùng.
Cận thuận khởi ngã tướng,
Tất cả đều bất thành.
Lìa nhiễm là vô tâm,
Hai và ba trái nhau.
Kia không tất cả chỗ,
Chấp thành ngã các nghĩa.
Tâm thuận chính nghĩa nên
Thường thuận nhau không trái.
Tất cả là đồng hành,
Nói không rời vô minh.
Tâm và thân thứ ba nếu lìa thức A-lê-da thì không còn nơi nào khác. Vì ý nghĩa đó nên giải thích thành thức A-lê-da là tâm sự tùy chủng tử.
Vì ý nghĩa gì nói ý và ý thức kia là tâm chủng chủng pháp ?
Vì nghĩa các chủng tử nhóm họp huân tập.
Vì ý nghĩa gì, trong kinh Tiểu thừa Phật không nói tâm kia là thức A-lê-da và thức A-đà-na ?
Vì bao hàm nghĩa trí rất vi tế. Các Thanh Văn không tu học thực hành trí của người nhất thiết trí. Cho nên trong số họ nghe nói trí thì hiểu thành giải thoát, nên Phật không nói. Các Bồ-tát là người tu hành trí của người nhất thiết trí, nên Phật vì họ nói thức này. Nếu không nói thì lìa thức này không thể tu học thực hành trí của người nhất thiết trí.
Nhưng kinh Tiểu thừa cũng có nói thức kia với các tên khác. Như trong Tăng Nhất A-hàm nói hỷ lạc A-lê-da thế gian, trước A-lê-da, A-lê-da sở thành, cầu A-lê-da, diệt A-lê-da, cho nên khi Như Lai thuyết pháp thì phải thân cận nghe kỹ, đem tâm tùy thuận tiếp thụ chính pháp và thứ pháp. Khi Như Lai xuất hiện thế gian, nói pháp hy hữu này cho thế gian, nên trong Kinh Tư Ích đã dùng nghĩa này mà nói. Vì ý nghĩa này, trong kinh Tiểu thừa cũng có tên khác nói thức A-lê-da này. Trong Kinh Đại Tăng-kì Tăng Nhất A-hàm cũng nói thức kia là căn bản, như cây dựa vào gốc rễ mà đứng, trong Di-sa-tắc-tăng cũng nói, cho đến nói thế gian ấm không dứt, các tên khác như vậy cũng để nói thức kia. Hoặc có lúc sắc và tâm đoạn nhưng không có nghĩa là thức A-lê-da đoạn, mà đó là chủng tử. Cho nên chỗ trí sở y là A-đà-na thức, là tâm, là A-lê-da, là căn bản thức, cho đến cái gọi là thế gian uẩn là nói cái thức A-lê-da kia. Thức A-lê-da sáng tỏ hơn cả như con đường đại lộ của vua đi.
Có người nói tâm, ý và thức, nghĩa là một, chỉ khác tên. Nhưng nói vậy không đúng. Trong ý và thức đã thấy có nghĩa khác nhau, vì vậy tâm cũng phải có nghĩa khác.
Có người nói rằng trong A-hàm Như Lai có nói hỷ lạc A-lê-da thế gian. Như vậy có nghĩa là ngũ uẩn là A-lê-da.
Có người nói lạc thụ đồng với tham v.v…là thức A-lê-da. Hoặc nói thân kiến là A-lê-da. Nhưng đây là những người mê si đối với thức A-lê-da, nên do nghe và giải thích mà nói như vậy là vì y theo kinh giáo Tiểu thừa phân biệt mà an lập. Nhưng vì ngu si, họ cũng bất thành trong việc phân biệt an lập. Phân biệt như vậy rồi, thức A-lê-da trở thành rõ ràng hơn vì tạo thành thuyết sai biệt như vậy.
Sao nói là rõ ràng hơn ?
Rõ ràng là vì nếu ngũ ấm sinh vào đường dữ, thì khi cứ một mực thụ khổ phải chán. Mà nói là cứ một mực chán bỏ cũng không đúng. Nếu nói có chán có ưa, như vậy tức thường cầu chán bỏ, cũng đồng với tham thụ cái vui. Nhưng từ Tứ thiền trở lên đã không còn sự yếm ly nữa. Như vậy cái mà chúng sinh trong đó y chỉ cũng không thành. Nếu nói thức A-lê-da cũng đồng với thân kiến thì những người tin vô ngã trong Phật pháp sẽ chán bỏ nó, cho nên nói kia là chỗ y chỉ cũng bất thành. Nhưng thức A-lê-da tự thân dù có sinh vào nơi thuần khổ và mong cầu giải thoát khổ uẩn, và mặc dầu trong tự thân thức A-lê-da có tướng giải thoát, dầu sinh từ Tứ thiền trở lên đồng thời có tham lạc thú hay chán bổ khổ đau, thức A-lê-da vẫn khởi ngã ái. Như vậy những người tin vô ngã trong Phật pháp, tuy chán bỏ thân kiến, mà thức A-lê-da vẫn có tướng yêu thích tự thân. Đó là phân biệt về thức A-lê-da đã rõ ràng.
Còn nói về các tên khác và phân biệt an lập, thì tướng của A-lê-da sơ lược có 3 thứ : một là chỗ sai biệt về tự tướng, hai là tướng sai biệt về nhân và ba là tướng sai biệt về quả. Trong đó nghĩa về tự tướng của A-lê-da là nó là nơi huân tập tất cả nhiễm pháp và thâu nhiếp chủng tử làm nhân sinh các pháp. Tướng sai biệt về nhân là các chủng tử A-lê-da thâu giữ, trong tất cả mọi thời gian, nó làm nhân sinh ra các pháp tạp nhiễm. Tướng sai biệt về quả là thức A-lê-da thâu giữ tất cả các pháp tạp nhiễm huân tập từ vô thủy.
Thế nào là huân tập và vì nghĩa gì nói là huân tập ?
Nghĩa là dựa vào pháp kia mà cùng sinh diệt và từ sự sinh diệt ấy mà có sự việc ấy. Như mè ướp hoa, hai thứ cùng sinh diệt, mà mè có mùi thơm của hoa. Hoặc như nói người tham dục có tham dục huân tập, cùng tâm tham sinh diệt nên sinh tâm tương tự kia. Như nói người đa văn có đa văn huân tập, cùng với sự đa văn nghĩ nhớ sinh diệt, nên sinh tướng nhân của đa văn. Do đó có nghĩa của tập này là đồ đựng các pháp, cũng gọi gìn giữ các pháp. Sự huân tập trong thức A-lê-da cũng vậy.
Lại nữa chủng tử các nhiễm pháp v.v…trong thức A-lê-da kia là riêng biệt hay không riêng biệt ?
Chúng không phải như vật riêng biệt, chỗ trụ của chúng chẳng phải không riêng biệt. Như vậy sinh ra thức A-lê-da kia và thức A-lê-da kia sinh các sức vượt trội nên nói nó là tất cả chủng tử.
Vì sao thức A-lê-da và các nhiễm pháp kia đồng thời làm nhân cho nhau ?
Như ngọn đèn và tim đèn đồng thời làm nhân cho nhau vậy. Như đám cây lau dựa vào nhau mà đứng không ngã. Đây cũng vậy, thức A-lê-da và các nhiễm pháp làm nhân cho nhau mà không có nhân duyên nào khác.
Vì sao A-lê-da huân tập các pháp không phân biệt mà lại làm nhân các pháp phân biệt ?
Như cái áo đã nhuộm các màu rồi thì không thấy các màu riêng biệt. Nhưng khi cái áo đang lần lượt nhuộm trong các chậu nước màu thì thấy có các màu khác nhau, vì không phải chỉ có một chậu nước màu. Cũng vậy, thức A-lê-da khi huân tập thì không phân biệt, nhưng khi sinh quả thì thứ nào ra thứ nấy, hiện tướng rõ ràng. Đây chính là chỗ nhân duyên rất sâu xa vi tế trong Đại thừa.
Nhân duyên này có 2 thứ : một là sai biệt về tính, hai là sai biệt về quả ái bất ái. Trong đây y vào thức A-lê-da này, sinh các pháp tức sai biệt về tự tính, nghĩa là do phân biệt các tự tính làm nhân duyên hiện khởi. Nơi thức A-lê-da, mê nhân duyên ban đầu thì nói tính là nhân, hoặc nói bản tác là nhân, hoặc nói ứng hóa tự tại là nhân, hoặc nói tướng tự ngã là nhân, hoặc nói là không nhân không duyên. Mê nhân duyên thứ hai thì hoặc cho tự thân là tác giả, hoặc cho tự thân là thụ giả. Ví như có những người mù chưa bao giờ trông thấy voi. Nếu đem voi đến cho chúng thì có kẻ sờ được vòi, kẻ sờ được ngà, hoặc tai, chân, đuôi, lưng. Sau đó hỏi voi có hình dáng thế nào, người thì trả lời là như cái chuôi cày, người thì nói như cái chày, hoặc như cái rổ, như cột nhà, như cây chổi. như tảng đá to. Những người vì vô minh không biết hai thứ nhân duyên này, cũng giống như những người mù bẩm sinh, hoặc chấp cho là tự tính, là bản nhân, là tự tại, là tự thân, là vô nhân, là tác giả, là thụ giả. Còn thức A-lê-da như con voi vậy. Do không biết tính tướng tự thể nên có các chấp như vậy.
Đó là lược nói về nhân, quả, báo thức và tính tất cả chủng tử của thức A-lê-da. Cho nên trong ba cõi, thức A-lê-da thâu nhiếp tất cả thân chúng sinh và tất cả mọi nẻo luân hồi. Thế nên có 5 bài kệ như sau :
Trong ngoài không phân minh,
Mà nói tướng thuận sự.
Kia tất cả chân thật,
Nói là sáu chủng tử.
Không và đồng các đại,
Kia cũng nói tùy thuận.
Định mà mất các duyên,
Và tự quả tương lai.
Kia thấy mà vô ký,
Hoặc thuận kia vô dư.
Huân kia chẳng đâu khác,
Nhưng kia là tướng tập.
Sáu : không có nghĩa thuận,
Vì ba là trái nhau.
Vì các niệm không đồng,
Vì sinh các tùy thuận.
Trong ngoài các chủng tử,
Kia nói là sinh nhân.
Không tiếp nối là hết,
Thì chết là tự nhiên.
Có 6 chuyển thức nhưng đều một thân thụ báo các cõi, như trong Trung Biên Phân Biệt Luận có nói :
Một là thức tác duyên,
Thứ hai thụ quả báo.
Người phân biệt thụ báo,
Đều phát các tự tâm.
Vì các thức làm tác duyên cho nhau, như bài kệ trong Đại Thừa A-tì-đàm Tu-đa-la nói :
Chỗ dựa tất cả pháp,
Như vậy các thức kia,
Thay phiên nhau làm quả,
Tất cả cũng là nhân.
Nếu các thức này thay phiên nhau tạo quả nhân duyên, vậy nhân duyên ban đầu và nhân duyên thứ hai là những nhân duyên gì ?
Là tăng thượng duyên.
Nhưng 6 thức đây có bao nhiêu duyên sinh ?
Tăng thượng duyên và các duyên sinh theo thứ tự. Tức 3 thứ nhân duyên này thế gian, ái, bất ái với thụ quả báo thành 4 duyên để phân biệt rõ thức A-lê-da này.
Nhưng còn tên và tướng khác, làm sao biết duy chỉ cho thức A-lê-da mà không phải là 6 chuyển thức. Như vậy là trong sai biệt đã an lập thức A-lê-da rồi.
Cho nên không phải thức A-lê-da thì không thành nhiễm tịnh, không thành phiền não, không sinh nghiệp nhiễm, cho đến không thành nghiệp thanh tịnh thế gian và xuất thế gian.
Vì sao không thành tạp nhiễm phiền não ?
Vì phiền não tạp nhiễm không huân tập chủng tử trong 6 thức thân. Như nhãn thức với tham phiền não cùng sinh cùng diệt, nhưng chủng tử nó huân tập kia, không cùng diệt với nhãn thức. Trong các thức khác chẳng phải là tập, cũng chẳng phải sở y của tập, nhãn thức trước đã diệt không còn, cái tham cùng sinh trong cảnh của nhãn cũng không, cho nên quá khứ đã không thành. Như quả báo nghiệp quá khứ sinh, nhưng nhãn thức kia với tham v.v… cùng sinh nên không thành tập, vì là sở y của tham, tham không bền chắc, vì không phải biệt thể của các thức, các thức đồng thời sinh diệt nên chẳng phải tự tính. Các tính có cùng sinh diệt, vì vậy chẳng phải nhãn thức huân thành phiền não tham v.v…, chẳng phải thức kia và thức sở huân. Nhãn thức như vậy, 6 chuyển thuận thức cũng giải thích như thế.
Nên biết rằng trời Phi tưởng trở lên sau khi diệt, sinh vào xứ này, lúc mới sinh thức không có các chủng tử phiền não tạp nhiễm cũng như chỗ sở y, vì các huân tập quá khứ không còn. Do bởi sinh cái thức đối trị phiền não thì tất cả cái thức thế gian đều diệt hết. Nói thức A-lê-da và các chủng tử phiền não tồn tại trong thức đối trị kia là không đúng, vì tính của nó là giải thoát phiền não, và không còn cùng sinh diệt. Sau khi sinh trở lại cái thức thế gian thì vì diệt đã lâu không còn nữa nên các chủng tử huân tập cùng y nơi kia nếu lìa thức A-lê-da thì việc nhiễm phiền não không thành.
Vì sao nghiệp nhiễm không thành ?
Vì không thuận với nghĩa hành duyên thức. Không có thủ duyên hữu vì cũng không thuận.
Vì sao sinh nhiễm không thành ?
Vì thụ thân sau, thân không thuận nghĩa. Không nhập trong định địa thì diệt rồi ở trong trung ấm. Niệm tạp nhiễm, ý thức thụ thân sau. Nhưng cái ý thức tạp nhiễm kia đã diệt trong trung ấm kia, kia lấy Ca-la-la gá vào thai mẹ. Nếu chỉ có ý thức thác vào thì sau khi gá vào rồi, kia sẽ dựa vào sức, trong thai mẹ phải có dựa vào hoạt động của thức. Vậy từ trong thai mẹ phải có 2 thứ ý thức. Vì cùng có, nên không phải kia nương gá ý thức. Ý thức thành trên thân tạp nhiễm và tùy thuận ý thức niệm. Tuy có ý thức kia nương gá, đã dựa vào ý thức thì kia là nhất thiết chủng tử, là sẽ tùy theo thân kia mà hoạt động. Nếu tùy theo kia nương gá tức kia là nhất thiết chủng tử. Vì vậy cho nên đó chính là thức A-lê-da. Và tên khác, sai biệt cũng an lập y vào thức này.
Nhưng nếu y vào kia mà là nhất thiết chủng tử thì kia y vào đâu làm nhân thức, thế tức kia không phải nhất thiết chủng tử. Còn nếu y vào quả sự mà nói là nhất thiết chủng tử , cũng không có nghĩa. Vì vậy giải thích này thành ra cái nương gá thức kia, chẳng phải ý thức mà là báo thức, cho nên kia là nhất thiết chủng tử.
Vì thủ hậu thân nên phải thủ các sắc căn. Những gì báo thức không thấy trên ý ? Ý thức và các nhân không bền chắc, các thức khác thủ sắc căn vì không gì không sắc có thể thành được. Thức và sắc nương tựa vào nhau như đám cây lau. Tạo tác kia cũng không thành trung gian báo thức, vì nghĩa của tăng ích nên không thành các đại. Chúng sinh chẳng phải báo thức, trung gian thức, 6 thức, tùy nơi trong 3 cõi sinh các đại. Chúng sinh làm nơi tăng ích, từ đây diệt rồi, tuy nhập sinh định, nhưng vì tạp nhiễm không vào định. Ý thức thủ thân sau, nhưng kia không nhập định tâm, trong địa vị kia không thành chủng tử tạp nhiễm của trung gian báo thức. Nhưng sinh trong cõi Vô sắc thì không có chủng tử của tạp nhiễm, thiện căn giác, trong trung gian nhất thiết chủng tử báo thức, không có chổ sở y. Được tạp nhiễm thiện căn tâm, thì trở lại nơi kia hiện xuất thế gian tâm. Các thế gian tâm khác mất rồi, các hành nghiệp kia phải được sinh lại, chẳng phải có tưởng chẳng phải không tưởng. Khi không dùng xuất thế gian tâm, thì phải được trở lại hai đường kia. Cái thức xuất thế gian kia chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng, đến chẳng có chỗ sở y, chẳng có chỗ sở y của hành nghiệp, là thành chỗ sở y của Niết-bàn đạo.
Khi sắp xả thân, hoặc do tạo nghiệp thiện, bất thiện mà trên thân có dấu hiệu lần lượt từ trên xuống hay từ dưới lên. Diệt độc được thanh lương, nếu không có thức A-lê-da không thành, việc sinh nhiễm trong nhất thiết chủng tử báo thức cũng không thành.
Vì sao sự thanh tịnh của thế gian không thành ?
Nghĩa là người lìa các dục mà chưa được cái tâm của cõi Sắc, chỉ được thiện tâm của cõi Dục, đối với Dục sinh chán bỏ, nhưng đó là cái tâm trong cõi Dục, sau dùng làm tâm của cõi Sắc nó không cùng tâm của cõi Sắc đồng sinh diệt, nên tâm kia không huân tập chủng tử này, không thành vì nó không phải tâm của cõi Sắc. Do quá khứ vô lượng kiếp ngăn cách, tâm kia nhập vào tâm định, làm chủng tử không thành. Kia đã không còn phù hợp nữa. Cái tâm nhập định cõi Sắc kia, nhất thiết chủng tử báo thức từ lâu xưa chuyển dần chuyển dần, sau nhờ nhân duyên tu tập thiện hạnh làm tăng thượng duyên cho tâm kia. Nên biết rằng sự chán bỏ ở các địa vị cũng diễn tiến thuận theo nghĩa như vậy. Cho nên việc thanh tịnh thế gian, lìa nhất thiết chủng tử báo thức thì không thành.
Vì sao sự thanh tịnh của xuất thế gian không thành ?
Như Phật nói, nghe âm thanh bên ngoài, trong tâm tịch tĩnh suy xét, nhân đó sinh chính kiến. Bởi vì nghe âm thanh kia, hoặc huân vào nhĩ thức, hoặc huân vào ý thức, hoặc huân cả hai. Trong khi đó các pháp thì vắng lặng, vì tư duy ức niệm nên nhĩ thức không khởi. Ý thức cũng bị các thức khác xen cách nên khi sinh vắng lặng tư duy thì kia diệt đã lâu, cái ý thức vô thường, cái nghe được huân tập cũng đã không còn. Nơi nào là chủng tử tâm của kia ? Sau hành tịch tĩnh tư duy thì cái tịch tĩnh tư duy kia là hành thế gian tâm. Còn chính kiến kia thì đồng thuận với tâm xuất thế gian, và có khi cùng sinh cùng diệt. Cho nên kia không huân. Vì không huân nên kia không thành chủng tử. Vì vậy xuất thế gian thanh tịnh không thành nhất thiết chủng tử báo thức. Trong đó chủng tử nhiếp là không hợp.
Lại nữa . vì sao tất cả chủng tử và báo thức làm thành nhiễm nhân ?
Vì kia không đối trị được chủng tử của thế gian tâm. Xuất thế gian tâm là chưa từng có, cho nên vốn không có sự huân tập. Đã không có kia huân tập thì có chủng tử nào sinh. Kia nên nói tất cả pháp giới thiện tịnh đều do chủng tử cái nghe huân tập sinh ra.
Đã có cái nghe huân tập vậy đó là tính của thức A-lê-da chăng ? Nếu là tính của thức A-lê-da thì kia làm sao đối trị chủng tử được ? Còn nếu không phải tính như thế thì chủng tử của cái nghe huân tập kia dựa vào đâu có thể nhận biết được ?
Chư Phật được Bồ-đề rồi, tất cả cái nghe huân tập, tùy thân tâm hiện khởi trong báo thức, hòa hợp như nước với sữa, nhưng không phải là thức A-lê-da kia, vì nó đối trị chủng tử. Trong đó dựa vào những huân tập vi tiểu mà sinh các huân tập bậc trung, dựa vào các huân tập bậc trung sinh các huân tập bậc cao. Đa phần dùng nghĩa thuận của văn, tư và tu. Nhưng chủng tử văn tư tu kia tuy có vi tiểu, bậc trung, bậc cao, tuy là chủng tử của pháp thân, nhưng trái nhau với thức A-lê-da và không nhiếp thuộc trong thức A-lê-da. Vì nó là nhân khí của pháp giới xuất thế gian thiện tịnh cho nên nó làm chủng tử của tâm thế gian và xuất thế gian. Nhưng khi nó chưa được tâm xuất thế gian thì nó đối trị hiện khí phiền não, đối trị tùy ác đạo, đối trị tiêu diệt tất cả ác, tùy thuận thân cận chư Phật Bồ-tát, cũng nhiếp thuộc pháp thân các tân học trong thế gian, nhiếp thuộc trong giải thoát thân của chư Bồ-tát, nhiếp thuộc thân của pháp giải thoát A-lê-da kia của Thanh Văn, Duyên Giác, tùy theo trường hợp cứ tăng thượng từ vi tiểu đến bậc trung, bậc cao. Cứ như vậy, báo thức cũng từ thân vi liệt chuyển dần, chuyển thân tất cả mọi thời, tất cả mọi chuyển thân hoàn tất, nơi báo thức kia tất cả chủng tử lìa trạng thái chủng tử và tất cả mọi thời đã diệt xong.
Rồi như thế nào ? Thức A-lê-da như nước và sữa. Nếu vậy chẳng phải thức A-lê-da đồng sự mà làm ? Tất cả mọi thời hoại, như con ngỗng uống sữa trong nước. Hoặc nhập thế gian chán, hoặc nhập định tập diệt, nhập định tập tăng trưởng như chuyển thân và nhập các diệt tận định. Tuy không đắm trước thức cho nên trong chỉ chấp không lìa thành chẳng phải diệt tận định. Kia đối trị có thể thủ sinh, chẳng phải kia khởi rồi lại sinh. Báo thức đã đoạn, các chỗ khác không thể thủ thuận.
Nếu lại chấp nói rằng diệt tận định có tâm thì kia cũng là tâm thiện, bất thiện. Vì kia là vô ký không sinh thành, nên kia cũng không sinh thành.
Nếu lại nói sắc tâm sinh sau thì chủng tử các pháp phân biệt trước chưa sinh, cũng không sinh sắc vô sắc, diệt rồi và từ Diệt tận định khởi cũng không thành, và A-la-hán hậu tâm cũng không thành, trừ ra chỉ theo thứ tự duyên sự mới thành. Như vậy tất cả chủng tử trong báo thức thành không nhiễm không tịnh. Cho nên giải thích về sự thành cái tướng này có bài kệ như sau :
Tịnh tâm Bồ-tát,
Lìa các năm thức,
Lìa các nhiễm sự.
Tâm khởi thế nào ?
Đối trị hồi chuyển,
Vô lượng bất thành.
Nhân quả phân biệt,
Kia diệt là thuận,
Lìa chủng phi sự,
Nếu thủ chuyển sự,
Hai sự đều không,
Chuyển sự bất thành.
Vì sao vậy ? Nên biết sự sai biệt của thức A-lê-da này, đại khái có 3 thứ và 4 thứ. Trong đó 3 thứ là 3 thứ huân tập sai biệt : 1.Ngôn thuyết tập sai biệt, 2.Thân kiến tập sai biệt, 3.Nhân duyên tập sai biệt. Bốn thứ tập sai biệt là : 1.Thủ thời sai biệt, 2.Báo sai biệt, 3.Niệm sự sai biệt, 4.Tướng sai biệt. Trong đó Thủ thời sai biệt là vì không có các tập sinh ra kia cho nên hành duyên thức và thủ duyên hữu là bất thành. Trong đó Báo sai biệt là các hành có duyên, nên các đường thụ báo kia không có, không có hậu sinh, việc sinh các pháp bất thành. Niệm sự sai biệt là trong ý nghĩ tướng ngã, nếu ý không có nghĩ thân mình thì không thủ sự. Tướng sai biệt là kia có tướng đồng hay bất đồng, lìa tướng đồng chủng tử thụ sinh, tướng đồng chủng tử thụ sinh, sở hữu khí thế gian chủng tử bất đồng, sở hữu chủng tử nội nhập, sở hữu đồng là kia lìa chủng tử thụ sinh đối trị sinh, bất đồng là chướng diệt, và đồng là kia vọng tưởng phân biệt thủ kiến tịnh, các hành nhân trong một sự, tin những gì mình thấy được. Ở đây có bài kệ như sau :
Khó diệt chứng trói,
Nói là đồng sự.
Hành nhân loạn tâm
Tự nghĩ ngoài hoại
Tịnh không trái nhau
Chân thật thấy tịnh.
Phật giới thanh tịnh,
Chư Phật thấy tịnh.
Sở dĩ không đồng chủng tử đồng thụ sinh vì kia không có cho nên thế gian chúng sinh, thế gian thuận thắng sự bất thành. Lại có thô ráp tướng và an tướng. Thô ráp tướng là phiền não và các sử chủng tử. An tướng là chủng tử thiện pháp hữu lậu. Vì kia không, nên tác hay bất tác không thành trong thắng thân. Lại về thụ và bất thụ tướng, thì thụ tướng là các chủng tử thụ báo thiện và bất thiện, bất thụ tướng là các chủng tử ngôn đạo huân tập. Vì có vô lượng chủng tử phân biệt thuận cho nên kia không có thì khi được nghiệp thiện ác, không thành nghĩa thụ dụng, việc sinh huân tập chủng tử tân ngữ ngôn không thành. Lại nữa về dụ tướng như ảo hóa, sóng nắng, chiêm bao, đau mắt v.v…thức A-lê-da lúc ấy không có, vì là chủng tử hư vọng phân biệt nên tướng sự không thành. Lại nữa lại có đủ đồng tướng và biệt tướng. Với kẻ trói buộc là đồng tướng thế gian, với kẻ lìa dục là hoại tướng. Với học giả Thanh Văn và các Bồ-tát nhất nghĩa nhất xứ thì trừ tướng. A-la-hán, Bích-chi-phật, chư Như Lai thì các phiền não chướng đều trừ tướng. Phiền não chướng, trí chướng và cụ trừ tướng như thuận kia không dần dần diệt phiền não.
Vì nghĩa gì ?
Trong các pháp báo thiện bất thiện, thuộc bất định vô ký báo. Vô ký như vậy nên không trái chống với thiện hay bất thiện. Nếu trái chống với thiện hay bất thiện thì việc chuyển sự phiền não thiện bất thiện không thành. Cho nên báo thức chỉ có bất định vô ký.
Đã nói về trí y. Vậy trí tướng là thế nào ?
Lược nói có 3 thứ : 1.Tướng tha tính, 2.Tướng vọng tưởng phân biệt, 3.Tướng thành tựu.
Thế nào là tướng tha tính ?
Nó là cái thức thâu nhiếp các chủng tử hư vọng phân biệt trong thức A-lê-da. Nó còn có các thức thuộc về thân và thụ dụng như thụ dụng thức, thời thức, số thức , phương xứ sai biệt giả ý thức, tự tha phân biệt thiện đạo ác đạo sinh diệt thức. Trong đó có thân và thụ dụng thức với sở dụng thức, và thụ thức có thời, số, phân biệt giả thức là vì chủng tử của ngữ ngôn huân tập làm nhân sinh ra. Tự tha phân biệt thức là do chủng tử của thân kiến huân tập làm nhân. Có thiện đạo ác đạo sinh tử là vì chủng tử nhân duyên huân tập làm nhân. Các thức này gồm thâu tất cả trần, tất cả phiền não trong các nẻo đường chúng sinh. Nói tướng tha tính là thành hiện thấy hư vọng phân biệt, cái thành hiện thấy phân biệt này bao gồm các hư vọng phân biệt trong các thức, chỉ có thức mà thôi, không lấy một nghĩa nào khác làm y chỉ. Đó là tướng tha tính.
Thế nào là tướng vọng phân biệt ?
Nghĩa là không có trần, chỉ do thức hiện khởi làm trần mà thủ tướng.
Thế nào là tướng thành tựu ?
Nghĩa là trở lại trong tướng tha tính kia hằng không có tướng vi trần. Trong đó thân và nhãn v.v.. 6 thụ dụng thức bên trong phải biết đó là thụ dụng thức của nó. Sáu ngoại trần như sắc v.v…phải biết là năng thụ dụng thức của nó. Sáu thứ nhãn thức v.v… phải biết các thức này là các thức sai biệt khác.
Lại nữa các thức này chỉ có thức là vô nghĩa, vì những nơi khác nào có thấy gì ?
Nên biết như thấy trong chiêm bao v.v…. Nghĩa là trong chiêm bao lìa trần, chỉ có thức. Như vậy các thứ sắc thanh hương vị xúc, nhà cửa, rừng đất gió núi v.v…các trần có hiện tướng nên thấy. Còn trong chiêm bao kia không có trần mà thấy, như vậy là tất cả duy thức, tùy nghĩa thông đạt mà biết. Nói v.v…nghĩa là như ảo hóa, sóng nắng, con nai khát nước, đau mắt.
Nhưng người kia chiêm bao thức dậy tất cả cũng chỉ là thức. Bởi vì sao ? Trong chiêm bao chỉ có ý thức sinh. Như vậy nơi kia không hành, hành chân thật, tri giác rồi nên hành chân thật.
Người chưa giác ngộ làm sao biết được duy thức ?
Từ A-hàm và các thuận nghĩa giải thích mà biết. Như Kinh Thập Địa trong Trung A-hàm, Phật nói ba cõi chỉ do tâm tạo tác. Trong Kinh Tương Tục Giải Thoát, Bồ-tát Di-lặc hỏi Phật :
Thế Tôn ! Những hình tượng thấy trong cảnh Tam-muội là khác hay không khác với tâm ?
Phật nói : Di-lặc ! Không khác. Bởi vì sao ? Nghĩ nhớ duy thức thì rõ điều ta nói.
Thế Tôn ! Nếu hình tượng trong cảnh giới Tam-muội không khác với tâm thì làm sao lấy tâm kia thủ tâm kia ?
Phật nói : Di-lặc ! Không có pháp mà có thể thủ pháp, nhưng tâm kia sinh như vậy. Vì sinh như vậy nên thấy như vậy. Ví như duyên hình tượng nên chỉ thấy hình tượng mà nói thấy hình tượng mình. Vì nghĩa trung gian không lìa hình tượng kia, thấy hình tượng trung gian tương tự, như vậy mà sinh tâm kia, như vậy mà trung gian nói thấy. Như vậy là đã đem A-hàm chứng minh. Như cái tâm khi nhập định thấy màu xanh, biết có màu xanh, thấy sắc tượng là thấy màu xanh của cái tâm lìa trần, v.v…Do sự giải thích thuận lý này, Bồ-tát đối với các thức, suy lường mà biết là duy thức, chứ không có cái màu xanh do hồi ức mang lại trong thức. Còn đối với cái nhớ do đã thấy nghe tư duy tu tập, thức cũng tùy theo đó lấy ức niệm quá khứ làm hiện tướng duy thức. Qua thí dụ này có thể chứng minh cho lý duy thức. Bồ-tát chưa chứng trí giác chân như, nhờ nghĩa duy thức so sánh mà biết được, như nói các thức, ví với chiêm bao v.v…Trong đó các thức như nhãn thức v.v…thành được là nhờ nghĩa của duy thức.
Nhãn thức v.v…là thức có sắc cảnh, làm sao biết có nghĩa duy thức ?
Như A-hàm và các giải thích trước đã nói.
Nếu các thức đều là duy thức thì làm sao hiện các sắc tướng và tồn tại lâu dài ?
Vì là nhân của các phiền não ô nhiễm do các hành điên đảo. Các thời khác thì chẳng phải trần nên không có trần vọng. Nếu đã không có thì các việc ô nhiễm phiền não chướng trí chướng không có. Kia đã không có thì việc thanh tịnh cũng không thành. Đó là nghĩa thuận hợp đạo lý. Ở đây có bài kệ như sau :
Vọng niệm và vọng tưởng,
Nói là các sắc thức.
Và các phi sắc thức.
Đây không, kia cũng không.
Vì sao thời gian v.v…các thứ như đã nói mà hành nghiệp thì không có thời gian ?
Vì thế gian lưu chuyển không dứt, vì thế giới chúng sinh không số lượng, vì thế giới chư Phật không số lượng, vì các việc làm giả danh phân biệt không số lượng, vì tiếp thu thụ dụng sai biệt không số lượng, vì thụ dụng sai biệt của quả báo nghiệp ái bất ái không số lượng, vì sự thụ sinh tử sai biệt không số lượng.
Làm sao làm thành nghĩa duy thức của các thức này ?
Nói đại lược có 3 tướng : Một là chỉ có thức, ngoài ra không có nghĩa gì khác. Hai là thức chỉ có hai phần. Ba là nhiều hình tướng , như người thợ vẽ vẽ nhiều hình khác nhau. Như vậy là chỉ có các thức không có trần. Các thức đều có kiến và tướng. Như nhãn thức v.v.. với sắc v.v…và kiến phần của thức kia, cho đến kiến phần của thân thức chỉ là ý thức. Tất cả nhãn v.v…pháp đều là thức lấy ý thức làm kiến, phân biệt trong ý thức và tất cả thức sinh hiện tướng. Ở đây có bài kệ như sau :
Chỉ có hai thứ kia,
Hành giả nhập ý thức.
Chỉ nhập tâm kia rồi,
Sức kia thành ra đây.
Chỉ ý thức kia có nhiều thứ hành nghiệp, tùy theo đó mà có tên, cũng như thân, miệng v.v…các hành khác tất cả ở trong thân như người thợ vẽ. Hai thứ hiện tướng của hành nghiệp là trần hiện tướng và phân biệt hiện tướng. Ở mọi chỗ mọi nơi hiện tướng do xúc. Các hành tướng có sắc trần thì y vào thân. Ý thức và các sắc căn y vào thân. Ở đây có bài kệ như sau :
Vì đi xa một mình,
Không thân, nương trong hang.
Trị tâm khó điều phục,
Ta nói là tịnh hạnh.
Như nói 5 căn, cảnh giới ý thức duyên thành thụ. Nhưng kia y chỉ vào ý. Lại nữa như nói 12 nhập, kinh nói 6 chủng thức, chủng thức là ý nhập. Nếu có thức A-lê-da, thức trần, thức phân biệt ở trong đó, tất cả các thức khác, niệm tưởng thức kia nên biết chỉ là ý thức đồng là kiến phần, vì chỉ các niệm tưởng thức là nhân sinh kiến phần kia. Như trần hiện tướng phần và kiến phần đều cùng dựa vào sinh khởi. Như vậy các thức đều trụ nơi duy thức mà thành lập.
Vì sao thấy có trần mà nói là không có ?
Như Phật nói Bồ-tát thành tựu 4 pháp. Một là cái trí thông hiểu cái nghĩa không thật của các thức, vì thức tướng trái nhau. Như ngạ quỷ, súc sinh, người, chư thiên v.v…cùng một sự kiện mà chỗ thấy khác nhau. Hai là cái trí biết không có đối tượng mà có thức, như các hiện tướng trong quá khứ, vị lai và trong chiêm bao. Ba là cái trí biết nếu gia ý điên đảo thì cho là có trần, nhưng thức không điên đảo mà không dụng công. Bốn là cái trí được tùy thuận ba thứ trí. Như vậy chư Bồ-tát và những người đắc thiền định, tâm được tự tại và có sức ức trì thì hiện những điều như vậy và được Xá-ma-tha. Các hành nhân thuận quán pháp, chỉ ức niệm hiện kiến và được trí vô phân biệt. Nơi họ ở đã hiện tất cả nghĩa. Như vậy ba thứ trí này là tùy thuận nghĩa. Nghĩa ấy vốn 4 các tương thích thành không có nghĩa.
Nếu vậy nghĩa của Duy thức hiển hiện nương tựa tướng tha tính như thế nào ? Tha tính lấy nghĩa nào gọi là tha tính ?
Từ chủng tử tự huân tập sinh, duyên tính y tha, sau khi sinh một sát-na, tự không tồn tại bằng năng lực chính nó, nên nói là tha tính. Kia là vọng tưởng phân biệt, chẳng phải tính sở y vì chưa bao giờ có trần kiến.
Vì sao kia là vọng phân biệt ? Vì nghĩa gì gọi tên là vọng phân biệt ?
Vì phân biệt vô lượng tướng nên sinh tướng điên đảo. Nói vọng phân biệt nghĩa là không có tự tướng chỉ do vọng thấy nên nói là vọng tưởng.
Như vậy tướng thành tựu là kia hằng không có tự tính tướng thì làm sao thành tựu ? Lấy nghĩa gì gọi là thành tưu ?
Vì không thủ nghĩa nên nói là thành tựu. Vì duyên tịnh niệm là nhân của diệu nghĩa tất cả thiện căn, cũng là nghĩa cao tột nên gọi là thành tựu.
Lại có phân biệt và vô phân biệt nên nói là tính phân biệt.
Trong đó cái gì là phân biệt ? Phân biệt những gì ? Những tính phân biệt gì ?
Ý thức phân biệt là năng phân biệt. Nhưng tự chủng tử ngôn ngữ huân tập và tất cả thức chủng tử huân tập, nên không có các tướng phân biệt, phân biệt khắp tất cả các vọng tưởng phân biệt, nên nói là phân biệt.
Lại nữa tha tính vọng tưởng niệm tùy tính sở hữu. Tha tính vọng tưởng nghĩa là nơi kia vọng tưởng tự tính.
Lại nữa vọng phân biệt lấy cái gì phân biệt, tại sao ? Lấy ý niệm gì thủ ý niệm gì, lấy sự kiêu mạn gì, lấy giả danh gì, lấy cái gì đặt để danh nghĩa ?
Lấy ý niệm cho nên trong tha tính kia niệm thủ kiến, mạn kia phân biệt khởi khẩu nghiệp.
Kiến v.v.. 4 thứ là hành nghiệp thế gian, cho nên chẳng có nghĩa mà nói an lập, đó là phân biệt vọng tưởng.
Ba tính này cùng khởi hay không cùng khởi, khác nhau hay không khác nhau ?
Nên nói bằng một nghĩa khác tương cận. Vì tướng tha tính là nghĩa khác của tha tính. Kia cũng là nghĩa khác của vọng phân biệt.
Kia cũng là nghĩa khác nào của thành tựu chăng ?
Là lấy tha tính làm chủng tử huân tập tha tính, sinh nhân của tha tính.
Có danh nghĩa nào khác ?
Vì kia vọng phân biệt như vậy và vọng phân biệt cùng với các nhân phân biệt.
Vì có nghĩa gì ?
Tùy kia phân biệt như vậy, như sở phân biệt như vậy, kia hằng không có nghĩa.
Có bao nhiêu thứ tha tướng ?
Lược nói có 2 thứ : 1.Huân chủng tử tha tướng, 2.Nhiễm tịnh tính bất thành tha tướng. Vì có 2 thứ tha tướng như vậy nên nói là tha tướng.
Tính vọng phân biệt cũng có 2 thứ : 1.Tính phân biệt, 2.Thắng phân biệt, nên là phân biệt.
Tính thành tựu cũng có 2 thứ : 1.Tính thành tựu, 2. Tịnh thành tựu.
Phân biệt lại có 4 thứ : 1.Tính phân biệt, 2.Thắng phân biệt, 3.Giác phân biệt, 4.Bất giác phân biệt.
Giác phân biệt là hiểu nghĩa rõ ràng khéo léo. Bất giác phân biệt là không hiểu nghĩa một cách khéo léo rõ ràng.
Lại có 5 thứ : 1.Dựa vào tên mà phân biệt nghĩa, tức là tên gọi như thế này thì nghĩa như thế này. 2.Dựa vào nghĩa mà phân biệt tên, tức là nghĩa này thì có tên này. 3.Dựa vào tên này mà phân biệt với tên khác, tức là phân biệt tên mà không quyết định nghĩa. 4.Dựa vào nghĩa này mà phân biệt với nghĩa khác, tức là phân biệt nghĩa mà chưa quyết định tên. Kia dựa vào cả hai mà phân biệt, tức là nghĩa này như vậy, thân có tên như vậy.
Vì bao gồm tất cả nghĩa nên lại có 10 thứ phân biệt : 1.căn bản phân biệt, tức thức A-lê-da, 2.Tướng phân biệt, tức sắc thức v.v… 3.Niệm hiện tướng phân biệt, tức các thức cùng dựa vào nhãn thức v.v… 4.Niệm phân biệt, tức như già v.v…tham lạc thụ v.v…chuyển biến khi bị quấy nhiễu v.v…những nẻo đường và các cảnh giới khác của cõi Dục. 5.Phân biệt các sự việc hiện tướng, tức như nói các tướng khác lạ đem lại sự phân biệt, như không nghe chính pháp và người nghe chính pháp có tâm phân biệt. 6.Không vắng lặng tư duy, tức nói người không nghe chính pháp, như các ngoại đạo. 7.Vắng lặng tư duy, tức nói những người đồng nghe chính pháp. 8.Phân biệt không đúng đắn, tức không chính ý tư duy, thân kiến v.v…62 kiến. Đồng thuận kia phân biệt, tán phân biệt. Nghĩa là chư Bồ-tát có 10 thứ phân biệt : Phi sự tướng tán. Sự tướng tán. Chính an tán. Hủy báng tán. Nhất hướng sự tán. Dị sự tán. Tính tán. Tùy danh nghĩa tán. Và tùy nghĩa danh tán. Các tán sự trong 10 câu này, vì đối trị nên nói là trí vô phân biệt. Trong tất cả các Bát-nhã Ba-la-mật nói các chướng và đối trị như vậy. Phải biết đầy đủ Bát-nhã Ba-la-mật. Như vậy là đã giải thích xong nghĩa tương cận của 3 thứ tướng tha tính.
Thế nào là 3 thứ tính vô sai biệt không thành ?
Tùy nghĩa khác mà tha tính chẳng phải vọng phân biệt kia nên không thành. Tùy nghĩa khác mà vọng phân biệt chẳng phải tha tính kia nên không thành. Tùy tên khác mà thành tựu, như vậy chẳng phải tha tính, chẳng phải vọng tưởng.
Làm sao biết được cái tướng tha tính là do tính hư vọng phân biệt hiện khởi, không phải thể tính như vậy ?
Vì bản danh lìa tuệ và nhân của tự diệt. Vì nhiều tên. Vì nhân của nhiều thân mâu thuẫn nhau. Vì nhân của tên bất định các uế thân mâu thuẫn nhau. Ở đây có bài kệ như sau :
Vì bản danh không tuệ,
Vì nhiều và bất định.
Thành kia tự nhiều thân,
Vì uế thân mâu thuẫn.
Giác ngộ thấy các pháp,
Và thấy các nhiễm tịnh,
Phải biết như ảo hóa,
Và cũng như hư không.
Lại nữa vì nghĩa gì có như vậy mà nói tướng tha tính tất cả không thành ? Vì nếu kia không thì tính thành tựu cũng không. Như vậy tất cả mọi sự không thành. Tha tính và thành tựu tính không, cho nên nhiễm tịnh không, mà sự việc thấy có nhiễm tịnh. Vì vậy không phải tất cả là không. Ở đây có bài kệ như sau :
Tha tính đã không,
Thành tựu tất cả.
Vô sự thường thời,
Nơi các nhiễm tịnh.
Sở dĩ có như vậy nên chư Phật Như Lai đã nói trong Đại Thừa Phương Quảng.
Làm sao biết tính vọng phân biệt là như thế nào ?
Không có một tên hay một nghĩa tiếp cận nào có thể biết.
Vậy làm sao biết cái tướng tha tính ?
Nên biết qua các thí dụ như ảo hóa, sóng nắng, chiêm bao, ảnh tượng trong gương, tiếng vang trong hang sâu, bóng trăng trong nước v.v…
Làm sao biết tính thành tựu có 4 thứ tịnh pháp ?
Bốn tịnh pháp là : 1.Tính tịnh, tức là chân như, không, thật tế, vô tướng, chân thật nghĩa và pháp giới. 2. Ly cấu tịnh, tức kia lìa tất cả chướng cấu. 3. Đắc hành tịnh, tức tất cả pháp Bồ-đề phần và Ba-la-mật v.v… 4. Sinh nhân niệm tịnh, tức nói pháp Đại thừa. Như vậy vì tịnh nhân kia cho nên chẳng phải vọng tưởng, vì nhân khí tịnh pháp giới nên chẳng phải tha tính. Như vậy 4 pháp này bao gồm tất cả các tịnh pháp. Ở đây có bài kệ như sau :
Huyễn v.v…nên nói sinh,
Vọng chấp : nói không có.
Bốn pháp thanh tịnh này,
Là thanh tịnh chân thật.
Tự tính thanh tịnh lìa các tưởng niệm hành nghiệp cấu uế, bao gồm 4 nghĩa thanh tịnh kia.
Lại nữa vì tướng gì mà tướng tha tính được dụ như ảo thuật v.v… ?
Vì ngoài ra còn các ý tưởng điên đảo vọng chấp trong tướng y tha.
Thế nào là những ý nghi ngờ điên đảo trong tướng tha tính ?
Đó là những ý nghi ngờ như thế này : Vì sao không có nghĩa này mà hiện thành cảnh giới ?
Là vì để trừ mối nghi nên nói ví dụ như ảo thuật.
Vì sao không có nghĩa mà thành có tâm tâm số ?
Để trừ mối nghi này nên nói ví dụ như sóng nắng.
Vì sao không có nghĩa này mà có chịu những sự đáng ưa không đáng ưa ?
Để trừ nghi này nên nói ví dụ như chiêm bao.
Vì sao không có nghĩa này mà có nghiệp tịnh bất tịnh, quả ái bất ái, việc thuận không thuận ?
Để trừ mối nghi này nên nói ví dụ như ảnh trong gương.
Vì sao không có nghĩa này mà có các thức thuận duyên sự ?
Để trừ mối nghi này nên nói ví dụ như bóng sáng.
Vì sao không có nghĩa này mà có các thứ giả danh ngôn ngữ ?
Để trừ mối nghi này nên nói ví dụ như tiếng vang.
Vì sao không có nghĩa này mà thật sự có thể thủ cảnh giới Tam-muội ?
Để trừ mối nghi này nên nói ví dụ như bóng trăng trong nước.
Vì sao không có nghĩa này mà chư Bồ-tát thủ ý không điên đảo, thụ sinh để làm việc lợi ích chúng sinh ?
Để trừ mối nghi này nên làm những việc như ứng hóa.
Như vậy là có nghĩa gì ?
Như trong Kinh Phạm Vương có nói : Ta không thấy thế gian, không chứng Niết-bàn. Vì vọng phân biệt trong tính tha tướng và nhân của tính thành tựu, nên nói thế gian và Niết-bàn không khác. Như vậy đối với vọng phân biệt của tướng tha tính kia mà nói là thế gian, đối với tính thành tựu nên nói là Niết-bàn.
Như trong A-tì-đàm, Phật nói có 3 pháp: nhiễm phần, tịnh phần, cả hai phần.
Nói như vậy là có nghĩa gì ?
Nghĩa là tính vọng tưởng trong tha tính là phần phiền não. Tính thành tựu là phần tịnh. Trở về tha tính kia là cả hai phần. Vì nghĩa này mà nói như vậy.
Trong nghĩa này cái gì nói thị hiện vàng chứa trong đất ?
Nói vàng chứa trong đất có thấy 3 nghĩa : một là cõi đất, hai là đất, ba là vàng. Có cõi đất nên thấy đất và thấy vàng. Nếu cho vào lửa thì không thấy đất chỉ thấy vàng. Khi thấy cõi đất là đất, tức không phải thấy đúng. Khi thấy vàng, tức chẳng phải thấy thật. Vì cõi đất có 2 phần. Như vậy lửa trí vô phân biệt này tiếp xúc với thức kia rồi, thức kia thấy tính hư vọng phân biệt thì không thấy tính thành tựu. Lửa trí vô phân biệt tiếp xúc với thức kia, thật thì thấy tính thành tựu mà không thấy tính vọng phân biệt. Vì vậy thành có 2 phần là thức vọng phân biệt và tướng tha tính như vàng chứa trong vàng đất vậy.
Như Lai hoặc nói tất cả pháp là thường, hoặc nói tất cả pháp là vô thường, hoặc nói chẳng phải thường chẳng phải vô thường.
Vì ý gì nói là thường ? Tướng tha tính, thành tựu, phân biệt nên nói là thường. Vọng phân biệt nên là chẳng phải thường. Cả hai phần nên chẳng phải thường chẳng phải vô thường.
Vì ý ấy nên nói thường vô thường không hai, khổ vui không hai, tịnh bất tịnh không hai, không bất không không hai, hữu ngã vô ngã không hai, định bất định không hai, hữu tính vô tính không hai, có sinh không sinh không hai, diệt bất diệt không hai, hằng định không hằng định không hai, tính diệt không tính diệt không hai, thế gian Niết-bàn không hai. Những câu sai biệt như vậy là tất cả mật ngữ của chư Phật. Các câu về 3 tính này nên tùy thuận mà hiểu biết. Ở đây có bài kệ nói về các câu như thường v.v… như sau :
Như các pháp là không,
Và thấy chẳng phải một.
Pháp và chẳng phải pháp,
Là nói nghĩa không hai.
Một phần là sự tướng,
Nói tên là sự tướng.
Hai phần không gọi sự,
Chẳng sự, chân thật nói.
Như thấy chẳng như có,
Vì thế nói là thấy.
Như vậy kia cũng thấy,
Cho nên nói là không.
Tự thể, tự không có,
Không trụ trong sự tướng.
Thủ là vốn cũng không,
Nên nói là vô tính.
Là thành nghĩa vô tính,
Y theo nghĩa thượng thượng.
Không sinh cũng không diệt,
Vì tính hằng tịch diệt.
Nhưng có 4 ý thú vả 4 thứ mật ngữ của Phật, nên lần lượt giải thích :
1. Pháp đồng ý thú. Nghĩa là ta từ thuở vô
lượng vô biên, hiệu là Tì-bà-thi Chính Chân Chính Giác.
2. Thời tiết ý thú. Nghĩa là nếu xưng danh hiệu Đa Bảo Như Lai sẽ định trong A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam-bồ-đề. Như Kinh Vô Lượng Thọ nói : Nếu có chúng sinh nguyện sinh thế giới Vô Lượng Thọ liền được sinh.
3. Trong nghĩa nghe ý thú. Như kinh nói : Cúng dường bao nhiêu hằng sa, cúng dường thân cận rồi mới hiểu nghĩa Đại thừa.
4. Thuận chúng sinh tâm ý thú. Nghĩa là hoặc có chúng sinh khen ngợi hạnh bố thí, sau trở lại chê bai. Nói bố thí như vậy, trì giới cũng vậy và nói các pháp tu khác cũng vậy.
Vì vậy nói 4 thứ ý thú.
Bốn thứ mật ngữ tuần tự là :
1. Khuyến phát tiệm thứ. Nghĩa là chúng sinh trong Thanh Văn thừa, trong Đại thừa, pháp tính thù thắng cho nên tuần tự giảng nói thuận theo lý thế đế.
2. Tướng tiệm thứ. Nghĩa là tùy trong pháp tướng mà chỉ bày tướng 3 tính.
3. Đối trị tiệm thứ. Nghĩa là tùy chỗ giảng nói 8 vạn 4 ngàn hành tướng của chúng sinh.
4. Phát nguyện tiệm thứ. Nghĩa là tùy chỗ giảng nói các nghĩa khác, các nghĩa của ngôn ngữ, âm thanh, văn tự. Ở đây có bài kệ như sau :
Chẳng thật mà làm thật,
Khéo trụ trong điên đảo.
Giỏi nhiễm phiền não nên,
Được vô thượng Bồ-đề.
Muốn giải thích kinh Đại thừa thì phải dùng 3 thứ tướng sai biệt. Sơ lược như sau : 1.Nói về duyên sinh. 2.Nói về tướng các pháp do nhân duyên sinh. 3.Nói về dùng ngôn ngữ nghe hiểu nghĩa.
Trong đây nói nhân duyên nhóm họp là như nói do huân tập sinh các pháp, các pháp sở sinh trở lại trong báo thức kia cứ thuận tự duyên lẫn nhau mà sinh khởi. Kia lại thuận thức tướng các pháp, đồng niệm kiến thức tính, nhưng kia là ức trì tướng, phân biệt tướng và pháp thể tướng. Cho nên lấy đây làm rõ 3 thứ tính tướng. Như nói đồng niệm kiến, tức kia biết 3 tướng.
Vì sao tướng kia lại giải thích tướng phân biệt ?
Trong tha tính thì có. Trong thành tựu tính thì không. Cả hai thì cả có và không. Có giác không giác, có kiến không kiến, chân thật đồng thời. Kia dựa trong tha tính.
Chẳng phải chúng sinh phân biệt, chúng sinh thành tựu là hành kia giác nên kia không giác, như nói thành tựu trong phân biệt, tha tính. Nơi đó có không giác và có giác.
Lược nói giải thích nghĩa nhị biên, nghĩa là câu trước đã nói, các câu khác làm rõ sự phân biệt ấy, như là vì công đức tăng thượng, hoặc là vì nghĩa tăng thượng.
Công đức tăng nghĩa là nói công đức của Phật là thiện giác tuệ, là hành bất nhị, vô tướng pháp, cứu cánh Phật hạnh, được tất cả Phật pháp, đến chỗ không chướng ngại đạo, pháp không thoái chuyển, cảnh giới không chướng, trụ bất tư nghị, đạt được thân biến khắp tất cả thế giới trong 3 đời, tất cả pháp không nghi, biết tất cả thành tựu tuệ không nghi, biết các pháp biết vô phân biệt, trí chính thụ của tất cả Bồ-tát, Phật hạnh bất nhị, được tối cứu cánh, không lìa Như Lai, giải thoát tận trí, đến trong Phật địa vô biên, thông đạt pháp giới, tận cùng cõi hư không. Thiện giác của Phật nên biết là câu này được các câu khác giải thích. Như vậy là khéo nói về pháp thể. Thiện giác tuệ này nên biết là gồm 19 thứ công đức của chư Phật Như Lai : công đức vô phân biệt, trong trí hoàn toàn không chướng ngại, công đức sự phi sự 2 tướng chân như cực kỳ thanh tịnh, nói hạnh sở tác tự nhiên không ngơi nghỉ của Phật, công đức vô phân biệt của nghiệp thân tâm trong pháp thân, công đức đối trị tất cả chướng, công đức hàng phục tất cả ngoại đạo, công đức sinh trong thế gian không bị nhiễm pháp thế gian, công đức trụ trong chính pháp, công đức thụ ký, công đức thị hiện báo thân ứng thân trong tất cả thế giới, công đức quyết nghi, công đức chủng chủng hành nhập, công đức sinh pháp trí vị lai, công đức tùy tín thị hiện, công đức hiện vô lượng thân hóa độ chúng sinh, công đức đồng pháp thành Ba-la-mật, công đức tùy tín thị hiện các cõi Phật khác, công đức 3 thứ Phật thân thuyết pháp không gián đoạn, cho đến vô lượng công đức giúp tất cả chúng sinh được an vui trong cõi thế gian. Nhân đó mà nói.
Nghĩa tăng thượng là như kinh có nói : Bồ-tát thành tựu 32 pháp nên gọi là Bồ-tát. Vì thâm tâm giúp ích làm lợi lạc, đối với tất cả chúng sinh khiến nhập nhất thiết trí, tâm mình diệt ngạo mạn, thâm tâm thuần hậu, tâm bình đẳng không tạo ân ái ân oán, hằng thân thiện, cho đến Niết-bàn luôn luôn có thái độ tươi cười trước, không dứt bỏ tâm ấy, nên hứa điều gì thì thực hiện không nghỉ, không từ mỏi mệt, nghe nghĩa lý không chán, tự thấy lỗi mình, không nói lỗi người, tất cả oai nghi thực hành tâm Bồ-tát, bố thí không cầu người đáp trả, tu hành giữ giới không nhắm đến các nẻo đường còn sinh tử, nhẫn nhục không giận dữ với tất cả chúng sinh, tập họp tất cả pháp thiện căn để tinh tiến, lìa bỏ thiền cõi Vô sắc, thuận theo trí phương tiện, lấy tứ nhiếp pháp gồm thâu các phương tiện, không có 2 tâm đối với người phá giới và giữ giới, siêng năng nghe chính pháp, thích ở nơi thanh vắng, không thích các lạc thú thế gian, không mê thích Tiểu thừa, thấy Đại thừa là lợi ích lớn, xa lìa ác tri thức, thân cận thiện tri thức, thanh tịnh 4 phạm hạnh, vận dụng tự tại 5 thần thông, dựa vào trí tuệ, không bỏ chúng sinh dù chính hạnh hay không chính hạnh, lời nói nhất định, lời nói trọng sự thật, Bồ-tát lấy tâm làm đầu.
Như vậy trong các câu là các chi tiết của câu đầu. Nên biết trợ lạc thâm tâm tức là trợ lạc thâm tâm đối với tất cả chúng sinh. Có 16 thứ tác nghiệp khác nhau. Mười sáu thứ ấy là : Làm liên tục. Làm không thoái lui. Tự làm không đợi người khuyên bảo. Làm không giận tức. Làm không cầu báo đáp. Ba câu không mong báo đáp, có ích, không ích, không giận không vui, cho đến đời sau tương tự như khẩu nghiệp. Có 2 câu trong khổ vui không hai, làm bình đẳng. Làm không khiếp nhược. Làm không thoái chuyển. Làm có phương tiện. Làm trừ chướng. Hai câu liên tục không dứt, nghĩ tâm kia mà làm. Làm đến kết quả. Bảy câu chính hạnh tu hành 6 Ba-la-mật và gồm các chính hạnh. Làm hạnh thành tựu. Sáu câu thân cận tri thức. Nghe chính pháp. Ưa nơi thanh vắng. Bỏ ác giác tâm. Công đức chính niệm. Hai câu công đức Đại thừa. hai câu thành tựu tác sự. Ba câu vô lượng thanh tịnh, được sức tăng ích, được chứng công đức. Khiến kia trụ tác sự 4. Đem công đức chúng sinh trừ nghi. Dạy tâm nhiếp thủ tài pháp. Không tạp tâm. Nên biết những câu ấy giải thích các sai biệt của câu đầu tiên. Như kinh nói : Y vào câu đầu tiên có những câu nói về các công đức. Y vào câu đầu tiên có các câu giải thích nghĩa khác. Như vậy là đã giải thích về trí tướng.