Thắng Pháp Tập Yếu Luận tập 2
Dịch giả: Thích Minh Châu
***
Lời Nói Đầu
Bản dịch quyển “Abhidhammasangaha” (Thắng Pháp Tập Yếu Luận) tập II nay mới được in xong, dầu chúng tôi dịch xong đã khá lâu, nguyên do chính vì vấn đề ấn loát khó khăn, nhất là in chữ Pàli, vật liệu khan hiếm đắt đỏ, và trách nhiệm của một vị Viện Trưởng khá đa đoan phiền toái.
Tập II này đề cập đến hai Thắng pháp còn lại là Rùpa (Sắc) và Nibbana (Niết Bàn) được phân chia như sau:
Chương VI: Sắc Pháp
Chương VII: Các danh từ Abhidhamma phân loại theo Bất thiện, Thiện và Bất thiện, liên hệ với Giác ngộ.
Chương VIII: Duyên khởi và Duyên hệ
Chương IX: Tu tập và đối tượng Tu tập,
Cũng như tập I, chúng tôi có in bản chính Pàli, tiếp theo là Thích văn, Dịch văn và Thích nghĩa, chúng tôi y cứ vào hai bản Abhidhammatthasangaha của Đại Đức Nàrada, Tích Lan và Đại Đức Kashyap, Viện Trưởng Viện Đại học Nalandà, Ấn Độ.
Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn về các danh từ Abhidhamma chuyên môn, những danh từ chuyên môn có chữ Hán tương đương thời chúng tôi dùng chữ Hán đã được Việt hóa, còn những danh từ không có chữ Hán tương đương, chúng tôi phải tạm thời dịch theo nghĩa để chờ đợi tìm được những danh từ chính xác hơn. Bao giờ cũng vậy, đi tiên phong trong vấn đề nào cũng có những khó khăn trong bước đầu, và ở đây tìm được những danh từ Việt hay Việt hóa sát nghĩa với nguyên văn là cả một vấn đề thiên nan vạn nan. Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận những khó khăn ấy để mở đường cho những dịch phẩm về sau về Pàli Abhidhamma.
Sài Gòn, ngày 15 tháng 12 năm 1973
Tỳ kheo THÍCH MINH CHÂU
Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh
***
Chương VI – Rūpa Sắc
PHẦN MỘT – SAMUDDESA: TÓM LƯỢC
I. PÀLI VĂN
1) Ettàvatà vibhattà hi sappabhedappavattikà.
Cittacetasikà dhammà rùpam dàni pavuccati.
II. THÍCH VĂN:
Ettàvatà: Cho đến đây. Vibhattà: Đã chia chẻ, phân biệt. Sappabhêdà: Với những phân loại. Sappavattikà: Với sự diễn tiến. Cittacetasikà: Tâm và Tâm sở. Rùpam: Sắc. Dàni: Nay. Pavuccati: Được nói đến.
III. VIỆT VĂN:
Từ trước cho đến đây, đã phân biệt các tâm và tâm sở pháp với những phân loại và các diễn tiến. Nay sẽ nói đến các sắc pháp.
IV. THÍCH NGHĨA:
Từ trước cho đến đây là chỉ chương I cho đến chương V đã phân tích các tâm (citta) và các tâm sở (Cetasikà). Với các phân loại là chỉ cho chương I, chương II và chương III đã phân tích các loại tâm và tâm sở một cách chi ly và rõ ràng. Với sự diễn tiến là chỉ cho chương IV đã nói đến 7 loại lộ trình của tâm trong khi đang sống, và chương V đã nói đến các cảnh giới và sự diễn tiến của tâm thức khi tái sanh (Patisandhicitta).
I. PÀLI VĂN
2) Samuddesà vibhàgà ca samutthànà kalàpato
Pavattikkamato càti pancadhà tattha sangaho.
II. THÍCH VĂN:
Samuddesà: Tổng kê. Vibhàgà: Các phân loại. Samutthànà: Sự sanh khởi. Kalàpa: Các tổng hợp. Pavattikkama: Hình thức diễn tiến. Pancadhà: Có 5 phần. Tattha: Ở đây. Sangaho: Tập yếu.
III. VIỆT VĂN:
Nay chúng ta bàn đến tổng yếu của sắc pháp theo 5 đề mục như sau: Tổng kê, Phân loại, Sự sanh khởi, các tổng hợp và hình thức diễn tiến của các sắc pháp.
IV. THÍCH NGHĨA:
Một hòn đá có sắc trắng, cứng, tròn và nặng. Đó là những đặc tánh của hòn đá. Chúng ta không thể tìm thấy một hòn đá mà không có những đặc tánh trên hay những đặc tánh khác. Nói một cách khác, chúng ta khó có thể nghĩ đến sự hiện hữu của một vật chất ngoài những đặc tánh liên hệ của vật chất ấy. Nếu chúng ta loại trừ những đặc tánh của một thân thể thời thân thể tự dưng không còn tồn tại. Các sắc pháp thật sự chỉ là sự tổng hợp của những đức tánh luôn luôn biến động. Do vậy các sắc pháp được tên là Rùpa nghĩa là những gì luôn luôn biến động. Chữ Rùpa chỉ chung cho các sắc pháp và chỉ riêng cho những đối tượng con mắt thấy.
Chữ Samuddesà có nghĩa là giải thích sơ lược.
Samutthànà: bàn đến sự sanh khởi các phần tử của sắc phép như 10 phần tử sắc pháp tác thành con mắt v.v…, do 4 nguyên nhân tạo ra là Kamma (nghiệp), Citta (tâm), Utu (thời tiết) và Àhàrà (đồ ăn).
Kalàpa chỉ cho những tổng hợp tạo thành sắc pháp như thân thập pháp, mắt thập pháp v.v…
Pavattikkamà chỉ cho sự hiện thành các sắc pháp tùy theo sanh thú, thời gian và các loại chúng sanh.
I. PÀLI VĂN.
3) Cattàri mahàbhùtàni catunnam ca mahàbhùtànam upàdàya rùpam ti duvidhampetam rùpam ekàdasavidhena sangaham gacchati.
II. THÍCH VĂN:
Cattàri mahàbhùtàni: Bốn Đại chủng Catunnam Mahàbhùtànam upàdàya rùpam: Tứ Đại chủng sở tạo sắc. Duvidham: Hai loại. Ekàdasavidha: 11 thứ. Sangaham gacchati: gồm có.
III. VIỆT VĂN:
Sắc pháp có 2 loại: 4 Đại chủng và những sắc do 4 Đại tạo thành. Hai loại này gồm tất cả 28 sắc pháp.
IV. THÍCH NGHĨA:
Mahàbhùtàni là 4 Đại chủng tức là Địa, Thủy, Hỏa và Phong, bốn phần tử căn bản không thể rời nhau và tác thành mọi sắc pháp, từ nhỏ đến lớn, từ vi trần cho đến núi cao.
Upàdàya rùpàni là Tứ Đại Sở tạo sắc, là các sắc do 4 Đại họp lại tác thành. Cái gì cứng gọi là Địa đại, tánh cứng không thể tách rời Địa đại mà chính là căn tánh của Địa đại. Không có Địa đại nào mà không cứng. Cũng vậy, cái gì ướt là Thủy đại, cái gì nóng là Hỏa đại và cái gì động là Phong đại. Các sắc pháp khác, do 4 Đại chủng này tác thành gọi là 4 Đại sở tạo sắc hay Upàdàya rùpàni.
I. PÀLI VĂN:
4. a) Pathavì – dhàtu, àpo – dhàtu, tejodhàtu, vàyo-dhàtu bhùtarùpam nàma. Cakkhu, sotam, ghànam, jivhà, kàyo, pasàda-rùpam nàma. Rùpam, saddo, gandho, raso, àpodhàtu-vajjitam bhùtattayasankhàtam photthabbam gocararùpam nàma. Itthattam purisattam, bhàva-rùpam nàma. Hadayavatthu hadayarùpam nàma. Jivitindriyam Jivita-rùpam nàma. Kabalinkàro àhàro àhàra-rùpam nàma.
b) Iti ca atthàrasavidhampetam rùpam sabhàvarùpam salakkhanarùpam, nipphanna-rùpam, rùpa-rùpam sammasana-rùpam ti ca sangaham gacchati.
II. THÍCH VĂN:
Pathavì-dhatu: Địa giới. Àpo-dhàtu: Thủy giới. Tejo-dhàtu: Hỏa giới. Vàyo – dhàtu: Phong giới. Bhùta-rùpam: Đại chủng sắc. Cakkhu: Mắt. Sotam: Tai. Ghànam: Mũi. Jivhà: Lưỡi. Kàyo: Thân. Pasàda-rùpam: Tịnh sắc. Rùpam: Sắc. Saddo: Tiếng. Gandho: Hương. Raso: Vị. Àpovajjitam: Trừ thủy đại. Bhùtattayasankhàtam: Được gọi là ba Đại chủng. Photthabbam: Xúc. Gocararùpam: Hành cảnh sắc. Itthattam: nữ tánh. Purisattam: Nam tánh. Bhàvarùpam: Bản tánh sắc. Hadayavatthu: Tâm cơ. Hadayarùpam: Mạng sắc, Tâm sở y. Jìvitindriyam: Mạng-căn.
Jìvitarùpam: Tâm sắc. Kabalinkàro àhàro: Đoàn thực. Àhàra-rùpam: Thực sắc. Atthàrasavidham: 18 loại. Sabhàvarùpam: Tự tánh sắc. Salakkhana-rùpam: Tự tướng sắc. Nipphannarùpam: Sở-tạo-sắc. Rùpa-rùpam: Sắc sắc. Sammasanarùpam: Tư duy sắc.
III. VIỆT VĂN:
a) Địa giới, Thủy giới, Hỏa giới, Phong giới gọi là Đại chủng sắc. Mắt, tai, mũi, lưỡi thân gọi là Tịnh sắc. Sắc, tiếng, hương, vị và xúc cũng gọi là ba đại chủng trừ Thủy đại, được gọi là Hành-cảnh sắc. Nữ tánh, nam tánh gọi là Bản tánh sắc. Tâm cơ gọi là Tâm sở y sắc. Mạng căn gọi là mạng sắc. Đoàn thực gọi là thực sắc.
b) Như vậy, 18 loại sắc pháp được phân loại theo tự tánh, tự tướng của chúng, theo khả năng chịu sự chi phối, chịu sự biến đổi và theo khả năng có thể dùng để tu quán tưởng.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Dhàtu: Giới, có nghĩa là cái gì có mang theo đặc tướng của mình.
Pathavì dhàtu gọi là Địa giới, vì giống như đất, nó dùng để nâng đỡ và làm nền tảng cho các sắc khác cùng hòa hợp. Pathavì (Phạm văn Prthivi) cũng viết là Pathavi, puthavi, puthuvi, puthuvi, từ ngữ căn puth nghĩa là trương ra, dãn ra. Không có Địa giới, thời các vật không thể choán một chỗ nào.
Àpodhàtu: Thủy giới, từ ngữ căn Ap nghĩa là đến, hay từ à – ngữ căn pày nghĩa là lớn lên hay tăng lên. Theo đạo Phật, chính Thủy giới này làm dính lại các phần tử tạo thành các sắc pháp, khỏi phải phân tán.
Tejodhàtu: Hỏa-giới, từ ngữ căn Tej nghĩa là làm cho sắc bén, làm cho thành thục. Sự linh hoạt và thành thục của sự vật là nhờ ở Hỏa đại này. Cả lạnh và nóng là đặc tánh của Hỏa đại, chớ không phải lạnh là đặc tánh của Thủy đại như nhiều người đã hiểu lầm.
Vàyo dhàtu: Phong giới. Vàyo từ ngữ căn Vày nghĩa là rung động. Tánh của Phong đại là động, công năng của Phong đại là làm cho lớn.
Pasàdarùpa: Tịnh sắc là phần tử nhạy cảm của 5 căn như: con mắt thịt của chúng ta gồm 2 phần:
– Sasambhàra cakkhu: Phù trần căn gồm có bốn Đại chủng (Địa, thủy hỏa, phong) bốn Đại chủng sở tạo là sắc, hương, vị ojà (tư dưỡng tố) và jìvitindriya (mạng-căn).
– Phần thứ hai là Pasàda-rùpa (Tịnh-sắc) là phần ở chính giữa con ngươi và nhờ tịnh sắc này mà con mắt có thể thấy. Như vậy con mắt gồm có 10 phần và tịnh sắc là một phần trong ấy. Các Pasàdarùpa khác của tai, mũi, lưỡi, thân cần được hiểu tương tự. Riêng tịnh sắc của thân có mặt khắp cả thân thể, trừ ở nơi tóc, móng tay và da đã khô đét.
Gocararùpa: Hành-cảnh-sắc tức là đối tượng của các căn. Rùpa, chữ Rùpa đây chỉ cho cả màu sắc và hình tướng. Photthabba: xúc, chỉ cho ba Đại, trừ Thủy đại, vì Thủy đại quá tế nhị nên xúc không thể cảm giác. Ví dụ nước chẳng hạn, lạnh thuộc về Hỏa đại, mềm dịu của nước thuộc Địa đại và áp lực của nước thuộc Phong đại.
Hadayavatthu: Tâm cơ hay là cứ điểm của tâm thức. Tập “Dhammasangani” (Pháp tụ) không nói đến sắc pháp này. Trong tập Atthasàlinì, Hadayavatthu được giải thích là Cittassa vatthu (cứ điểm của tâm-thức). Như vậy chúng ta thấy rõ đức Phật không chỉ rõ một cứ điểm nào cho tâm thức, hoặc là quả tim hay đầu não. Trong thời Ngài, theo truyền thống Upanishad, thời quả tim là cứ điểm của tâm thức. Theo các vị sớ giải như Ngài Buddhaghosa và Anuruddha, thì cứ điểm của tâm thức cũng là trái tim. Thật sự đức Phật chưa thấy chỉ rõ cứ điểm của tâm thức là chỗ nào và trong tập Patthàna, đức Phật nói đến cứ điểm của tâm-thức bằng danh từ chung yam rùpam nissàya (y cứ trên sắc-pháp này).
Jìvitindriya: Đây chỉ cho sắc-mạng-căn, và trong 52 tâm-sở có nói đến Danh mạng căn là một trong bảy Biến-hành tâm-sở. Chính sắc mạng căn này đã khởi một lần với Patisandhicitta (Kiết-sanh-thức) khi đi đầu thai, cũng một lúc với sắc pháp tiên khởi.
Kabalìkàro àhàro: Đoàn-thực, sở dĩ gọi vậy là các thức ăn thô cứng có thể viên thành từng miếng nhỏ. Sabhàvarùpa: Tự-tánh sắc, như tánh cứng, tánh ướt v.v… chỉ cho tánh của 4 Đại-chủng.
Salakkhanarùpa: Tự-tướng-sắc, chỉ cho tướng vô thường, khổ, vô ngã của các sắc-pháp.
Nipphannarùpa: là các sắc-pháp do Kamma (nghiệp), Citta (tâm) v.v… tạo ra.
Rùparùpa: chữ rùpa đầu theo nghĩa của ngữ-căn là biến đổi.
Sammasanarùpa, vì các sắc-pháp có thể dùng để quán tưởng.
I. PÀLI VĂN.
5) Àkàsadhàtu pariccheda-rùpam nàma. Kàya-vinnatti, vacì – vinnatti vinnatti – rùpam nàma. Rùpassa lahutà, mudutà, kammannatà vinnatti-dvayam vikàra-rùpam nàma. Rùpassa upacayo, santati, jaratà aniccatà lakkhana-rùpam nàma Jàti-rùpameva panettha upacayasantatinàmena pavuccatìti. Ekàdasa – vidhampetam rùpam atthavìsatividham hoti sarùpavasena.
II. THÍCH VĂN.
– Àkàsadhàtu: Không-giới. Pariccheda-rùpam: Hạn-giới-sắc. Kàya-vinnatti: Thân-biểu. Vacì-vinnatti: Ngữ-biểu. Vinnatti-rùpa: Biểu-sắc. Lahutà: Khinh-khoái, lanh nhẹ. Mudutà: Nhu-nhuyến. Kammannatà: Kham-nhậm. Vinnatti dvayam: Hai biểu sắc. Vikàrarùpam: Biến-hóa-sắc. Upacaya: Sanh. Santati: Trú. Jaratà: Lão. Aniccatà: Tánh vô-thường. Lakkhanarùpam: Tướng-sắc. Sarùpavasena: Tùy theo đặc – tánh của chúng.
III. VIỆT VĂN.
– 5) Không giới được gọi là hạn-giới sắc. Thân biểu, ngữ biểu được gọi là Biểu sắc. Tánh kinh – khoái, nhu – nhuyến, kham-nhậm của sắc, hai biểu sắc được gọi là Biến-hóa sắc. Sanh-khởi, an-trú, lụn tàn và tánh vô thường của sắc được gọi là Tướng sắc. Ở đây tánh sanh-khởi và an-trú cũng được gọi là Sanh sắc. Như vậy 11 sắc-pháp này được xem như là 28, tùy theo đặc-tánh sắc pháp của chúng.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Chữ Àkàsadhàtu (Hư-không-giới) được xem là một trong 28 sắc-pháp, không phải hư không trên trời như thường được hiểu, mà cốt chỉ khoảng trống đã hạn chế và phân chia các sắc pháp với nhau, vì vậy nên mới gọi là Paricchedarùpa (Hạn-giới sắc). Abhidhamma xem Hư-không-giới được cấu-tạo bởi 4 pháp: Nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn.
Vikàrarùpa chỉ cho tánh biến-hóa của sắc pháp.
Lahutà chỉ cho sức khỏe thân thể và được ví như một thanh sắt được nung đỏ cả ngày.
Mudutà được ví như một tấm da được đập nhồi thật nhu nhuyến và Kammannatà đối nghịch với tánh cứng rắn của thân thể và được ví như vàng khéo giũa, khéo mài.
Lakkhanarùpa: Tướng sắc được gọi vậy vì có những tướng sai khác trong các giai đoạn sanh (uppàda), trú (thiti) và diệt (bhanga).
Upacaya (sanh khởi) được xem là sự sanh khởi đầu tiên của ba thân thập pháp (kàyadasaka), tánh thập pháp (bhàvadasaka) và cơ thập pháp (vatthu dasaka), khi mới thác sanh. Sự sanh-khởi tiếp tục của ba thập pháp này, từ khi thác sanh cho đến mạng chung được xem là giai đoạn santati (an-trú). Cả giai đoạn up-acaya và santati đôi khi được xem như là jàti (sanh). Do vậy, số các sắc pháp chỉ còn 27 chớ không phải 28. Tuổi thọ của một sắc pháp hữu-vi thường là 17 tâm sát-na. Tâm sát na đầu là Upacaya, tâm sát-na cuối là Aniccatà và 15 tâm sát-na ở giữa là Jaratà (già, tàn lụn).
Aniccatà chỉ giai đoạn sắc bị hủy hoại. Trừ 5 rùpas (sắc-pháp) vinnatti, jàti, jarà và aniccatà, còn 23 sắc còn lại chỉ được tuổi thọ là 17 tâm sát-na.
I. PÀLI VĂN.
– 6. Bhutappasàdavisayà bhàvo hadayami-ccapi.
Jìvitàhàrarùpehi atthàrasavidham tathà.
Paricchedo ca vinnatti vikàro lakkhanantica.
Aniphannà dasà ceti attha-vìsavidham bhave.
II. THÍCH VĂN.
– Visaya đây giống như gocara là hành-cảnh-sắc. Aniphannà: Bất-hoàn-sắc hay phi-sở-tạo-sắc.
III. VIỆT VĂN.
– 6) Như vậy, tóm lại có tất cả là 28 sắc pháp: Đại-chủng 4, Tịnh sắc 5, Hành-cảnh sắc 4, Bản – tánh sắc 2, Tâm-cơ hay Tâm-sở-y sắc 1, mạng sắc 1, Thực sắc 1, cộng là 18 sắc. Lại thêm 10 phi-sở-tạo sắc là Hạn-giới sắc 1, Biểu sắc 2, Biến-hóa sắc 3 và Tướng sắc 4.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Đoạn này chỉ là đoạn tóm tắt đoạn trước mà thôi, kể rõ 18 và 10 sắc-pháp, cộng thành 28 sắc pháp tất cả.
PHẦN HAI – RÙPAVIBHÀGO: PHÂN LOẠI CÁC SẮC PHÁP
I. PÀLI VĂN.
– 7. Sabbam ca panetam rùpam ahetukam, sappaccayam, sàsavam, sankhatam, lokiyam, kàmàvacaram, anàrammanam, appahàtabbamevàti ekavidhampi ajjhattika-bàhiràdivasena bahudhà bhedam gacchati.
II. THÍCH VĂN.
– Sabbam: Tất cả. Ahetukam: Vô nhân. Sappaccayam: Hữu duyên. Sàsavam: Hữu lậu. Sankhatam: Hữu vi. Lokiyam: Thuộc thế gian. Kàmàvacaram: Thuộc dục-giới. Anàrammanam: Phi-sở-duyên. Appahàtabbam: Phi-sở-đoạn. Ekavidhampi: Chỉ có một. Ajjhattika: Nội sắc. Bàhirà: Ngoại sắc. Àdi: Vân vân. Bahudhà: Nhiều loại. Bhedam gacchati: Được phân chia.
III. VIỆT VĂN
– 7) Tất cả các sắc-pháp là vô nhân, hữu duyên, hữu lậu, hữu vi, thuộc thế gian, thuộc dục giới, thuộc phi-sở-duyên, phi-sở-đoạn. Như vậy, sắc-pháp chỉ có một. Nếu chia thành nội-sắc, ngoại-sắc v.v…, thì sắc pháp chia thành nhiều loại.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Vô-nhân vì các sắc-pháp không tương ứng với các nhân tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si, Hữu-duyên vì chỉ có sự hiện-hữu tương đối, liên hệ đến 4 nguyên nhân Kamma, citta, utu và àhàra (Nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn).
Hữu lậu, vì trở thành đối tượng của dục vọng. Hữu vi, vì bị chi phối bởi 4 nguyên nhân Kamma, citta, utu, àhàra. Thuộc thế gian, vì phụ thuộc vào 5 thủ uẩn. Thuộc Dục giới, vì nằm trong phạm vi của giới-vức Dục lạc.
Phi sở duyên, vì không nhận thức được đối tượng. Phi sở đoạn, vì các sắc pháp không bị tuần tự phải đoạn diệt như các phiền não. Ở đây, không có nghĩa là các sắc-pháp không bị vô thường chi phối.
I. PÀLI VĂN.
– 8) Pasàdasankhàtam pancavidhampi ajjhattika-rùpam nàma, itaram bàhira-rùpam.
Pasàda – hadaya – ankhàtam chabbidhampi vatthu – rùpam nàma, Itaram avatthu-rùpam.
Pasàdavinnattisankhàtam sattavidhampi dvàrarùpam nàma; Itaram advàrarùpam.
Pasàda-bhàva-jìvitasankhàtam atthavidham pi indriya-rùpam nàma; Itaram anindriya-rùpam.
Pasàda-visayasankhàtam dvàdasavidham pi olàrika rùpam, santike-rùpam sappatigharùpan ca; Itaram sukhuma-rùpam durerùpam, appatigha-rùpan ca.
Kammajam upàdinna-rùpam; Itaram anupàdinna – rùpam.
Rùpàyatanam sanidassana-rùpam; Itaram anidassana rùpam.
Cakkhadi-dvayam asampatta-vasena, ghànàdittayam sampattavasena ti panca-vidhampi gocaraggàhika-rùpam; Itaram agocaraggàhika-rùpam.
Vanno, gandho, raso, ojà, bhùta-catukkam ceti atthavi-dhampi avinibbhoga-rùpam; Itaram vinibbhoga-rùpam.
II. THÍCH VĂN.
– Sankhàtam: Được gọi là. Pancavi-dhampi: Có 5 loại. Chabbidhampi: Có 6 loại. Sattavidhampi: Có 7 loại. Dvàrarùpam: Môn sắc. Advàra-rùpam: Phi môn sắc. Atthavidhampi: Có 8 loại. Indriya-rùpam: Căn sắc. Anindriya-rùpam: Phi căn sắc. Dvàdasavidhampi: có 12 loại. Olàrika-rùpam: Thô sắc. Santike-rùpam: Cận sắc. Sappatigharùpam: Hữu đối-sắc. Sukkhuma-rùpam: Tế sắc. Dùre-rùpam: Viễn sắc. Appatigha-rùpam: Phi hữu đối sắc. Kammajam: Nghiệp sanh. Upàdinna-rùpam: Hữu chấp thọ sắc. Rùpàyatanam: Sắc nhập. Sanidassana-rùpam: Hữu kiến sắc. Anidassana-rùpam: Phi hữu kiến sắc. Cakkhàdi-dvayam: Hai nhãn căn v.v… Asampattavasena: Không cần đạt đến đối tượng. Gocaragg-àhikarùpam: Thủ cảnh sắc.
Agocaraggàhikarùpam: Bất thủ cảnh sắc. Vanno: Hiễn sắc. Gandho: Hương. Raso: Vị. Ojà: Thực tố. Avinibbhogarùpam: Bất-giản-biệt-sắc. Vinibbhogarù-pam: Giản biệt sắc.
III. VIỆT VĂN.
– 8) Năm loại Tịnh căn gọi là nội sắc; các sắc khác gọi là ngoại sắc.
Sáu loại Tịnh sắc, tâm sở y gọi là sở y sắc, các sắc khác gọi là Phi sở y sắc.
Bảy loại Tịnh sắc và biểu sắc gọi là môn sắc; các sắc khác gọi là Phi môn sắc.
Tám loại Tịnh sắc, Bổn tánh sắc và mạng sắc gọi là căn sắc; các sắc khác gọi là Phi căn sắc.
Mười hai loại Tịnh sắc, Hành cảnh sắc gọi là thô sắc, cận sắc, hữu đối sắc; các sắc khác gọi là tế sắc, viễn sắc và phi hữu đối sắc.
Các sắc do nghiệp sanh gọi là Hữu chấp thọ sắc; các sắc khác gọi là Phi hữu chấp thọ sắc.
Sắc nhập gọi là Hữu kiến sắc; các sắc khác gọi là Phi hữu kiến sắc.
Hai nhãn căn và nhĩ căn không cần đạt đến đối tượng. Ba căn tỷ, thiệt và thân căn cần đạt đến đối tượng. Năm căn này gọi là thủ cảnh sắc; các sắc khác gọi là Bất thủ cảnh sắc.
Tám loại sắc, hiễn sắc, hương, vị, thực tố và bốn Đại-chủng gọi là Bất giản biệt-sắc; các sắc khác gọi là giản biệt sắc.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Pasàdarùpa: Tịnh-sắc, sở dĩ gọi là căn sắc vì Tịnh sắc này chi phối 9 sắc còn lại trong 10 sắc. Upàdinnam: Hữu chấp thọ, vì 18 sắc do nghiệp sanh đều bị tham – ái và tà – kiến chấp thọ, chi phối. Gocaraggàhikarùpam: Thủ-cảnh sắc, sở dĩ gọi vậy vì các sắc này lấy 5 trần làm đối cảnh. Ojà: Thực-tố, được xem như một sắc-pháp và có khả-năng tạo ra các sắc khác. Avinibbhogarùpam: Bất giản biệt sắc, vì tám sắc này không thể rời nhau.
I. PÀLI VĂN.
– 9) Iccevamatthavìsati-vidhampi ca vicakkhanà
Ajjhattikàdibhedene vibhajanti yathàraham.
II. THÍCH VĂN.
– Atthavìsati: 28. Vicakkhanà: Vị sáng suốt. Vibhajanti: chia chẻ, phân biệt. Yathàraham: Tùy theo.
III. VIỆT VĂN.
– 9) Như vậy, các vị sáng suốt phân biệt có 28 sắc-pháp, tùy theo sự phân chia theo nội sắc v.v…
PHẦN BA – RÙPASAMUTTHÀNA: SẮC SINH KHỞI
I. PÀLI VĂN.
– 10. Kammam, cittam, utu, àhàro ceti cattàri rùpasamutthànàni nàma.
II. THÍCH VĂN.
– Kammam: Nghiệp. Utu: Thời tiết.
III. VIỆT VĂN.
– 10) Nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn là bốn nguyên nhân sanh khởi các sắc pháp.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Đạo Phật không tìm kiếm nguyên nhân đầu tiên sinh khởi ra các pháp mà chỉ chấp nhận sự hiện hữu các sắc pháp và tìm kiếm những ảnh hưởng gì tác thành các sắc pháp. Theo luận Abhidhamma, có 4 nguyên nhân sanh khởi các sắc pháp: Nghiệp, Tâm, thời tiết và đồ ăn.
I. PÀLI VĂN.
– 11. Tattha kàmàvacaram rùpàvacaram ceti pancavìsa-tividhampi kusalàkusalakammamabhisankhatam ajjhattikasantàne kammasamutthànarùpam patisandhimupà-dàya khane samutthàpeti.
II. THÍCH VĂN.
– Kàmàvacaram: Dục-giới. Rùpàvacaram. Sắc-giới. Pancavìsati: 25. Kusalàkusalakammamabhi Sankhatam: Tạo ra bởi thiện và bất thiện nghiệp. Ajjhattikasantàne: Nội-tương-tục. Kammasamutthànarùpam: Sắc do nghiệp tác thành. Patisandhimupàdàya: Bắt đầu từ kiết-sanh-thức. Khane khane. Từng sát-na.
III. VIỆT VĂN.
– 11. Ở đây 25 tâm ở Dục-giới và sắc-giới, bị chi phối bởi thiện, bất thiện nghiệp (ở quá khứ) tác thành các sắc-pháp do nghiệp sanh trên tự thân người, trong từng sát na bắt đầu từ kiết-sanh-tâm, (Patisandhi).
IV. THÍCH NGHĨA.
– Kammaja: Do nghiệp sanh. Nghiệp đây chỉ các Thiện và bất-thiện-nghiệp trong quá khứ, thuộc Dục-giới và Sắc-giới vì chỉ những nghiệp này mới tạo ra Sắc-pháp. 25 tâm này gồm 12 Bất-thiện-tâm, 8 Thiện-tâm ở Dục-giới và 5 Thiện-tâm ở Sắc-giới. Một thiện, bất-thiện-nghiệp trong khi lâm chung khiến kiết-sanh-tâm (Patisandhicitta) khởi lên trong đời sau. Cùng với kiết sanh tâm này, các sắc-pháp do nghiệp quá khứ chi phối khởi lên trong từng sát-na, như ngọn lửa của cây đèn, cho đến tâm sát-na thứ 17, khi con người lâm chung.
Khi được thai sanh, do kết quả nghiệp quá khứ, ba loại thập pháp (dasaka) được sanh-khởi; Kàyadasaka (thân thập pháp), Bhàvadasaka (Tánh thập pháp) và Vatthudasaka (Tâm sở y thập pháp). Thân thập pháp gồm có 4 Đại-chủng, 4 đại-sở-tạo (Hiển sắc, Hương, vị, thực tố) mạng-căn và Thân tịnh-sắc. Tánh thập pháp và Tâm-sở-y thập pháp cũng gồm các pháp tương tợ.
I. PÀLI VĂN.
– 12. (a) Arùpa-vipàka – dvipancavinnàna-vajjitam pancasattatividhampi cittam cittasamutthànarùpam pathama-bhavangamupàdàya Jàyantameva samutthàpeti.
(b) Tattha appanà-javanam iriyàpathampi sannàmeti. Votthapana-kàmàvacarajavanàbhinnà pana vinnattimpi samutthà-penti. Somanassajavanàni panettha terasa hasanampi janenti.
II. THÍCH VĂN.
– Arù pavipàka: Vô-sắc dị-thục. Dvipanc-avinnàna-vijjitam: Trừ 10 thức. Pancasattatividhampi cittam: 75 tâm. Cittasamutthànarùpam: Sắc-pháp do tâm sanh. Path-amabhavanganupàdàya: Từ bhavanga đầu tiên mới sanh. Jày-antam: Được sanh. Appanà-javanam: An-chỉ tốc-hành-tâm. Iriyàpatham: Uy-nghi, cử-chỉ. Sannàmeti: Làm cho cong xuống. Votthapana: Quyết-định-tâm. Àbhinnà: Thắng-trí, thần-thông trí. Vinnalti: Biểu-thị. Somanassajavana. Tốc-hành-tâm câu-hữu với Hỷ. Terasa: 13. Hasana: Tiếu sanh tâm. Janenti: Làm cho sanh.
III. VIỆT VĂN.
– 12. (a) 75 tâm trừ vô-sắc dị-thục-tâm và 10 thức-tâm, tạo thành các sắc-pháp do tâm sanh, từ khi hữu phần mới sinh khởi.
(b) Ở đây, an-chỉ tốc-hành-tâm điều-hòa uy-nghi của thân thể. Nhưng các quyết-định-tâm, Dục-giới-tốc-hành-tâm và thắng-trí tạo các (thân) biểu và (khẩu) biểu. Mười ba tốc-hành tâm câu-hữu với hỷ cũng tạo ra sự cười.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Cittaja: Do tâm sanh, tâm không có hành-tướng nhưng có khả năng tạo ra sắc-pháp (Rùpa). Nói một cách khác, thiện-tâm và bất-thiện-tâm tạo ra những sắc-pháp tốt đẹp hay không tốt đẹp. Điều này rất rõ ràng khi nhận xét các hiện tướng vật lý nơi con người thay đổi do tư tưởng người ấy thay đổi. Theo Abhidhamma, từ sát-na đầu tiên Bha-vanga khởi lên, nghĩa là liền sau khi kiết-sanh-thức khởi, các sắc pháp do tâm tạo đã bắt đầu được tạo ra. Kiết sanh thức không tạo ra các pháp do tâm tạo vì đã có nghiệp (kamma) tạo giúp và vì kiết sanh thức mới sanh vào một đời sống mới. Không một sắc pháp nào do tâm sanh được khởi lên, trong giai đoạn trú và diệt của Sát-na-tâm vì tâm sát-na khi ấy yếu đuối. Mười tâm thức không đủ khả năng để cấu tạo các sắc-pháp. Bốn vô-sắc Dị-thục không tạo sắc-pháp vì các thiền vô-sắc-giới được phát triển nhờ không tham ái sắc-pháp.
Các Thiền-tâm rất cần thiết để tạo các sắc-pháp do tâm tạo. Một người chứng cảnh Thiền có thể tạo những sắc-pháp rất mạnh mẽ khiến người tu thiền có thể sống không cần ăn uống. Những ai có hoạt động tâm linh mạnh đều có sức mạnh dưỡng sinh. Một người sống thọ hưởng an lạc Niết-Bàn có thể sống không ăn uống trong nhiều ngày. Như đức Phật, sau khi thành đạo, sống không ăn uống trong 19 ngày.
Trong 79 tâm, 26 Tốc hành-tâm (10 sắc-giới-thiện và Duy-tác-tâm, 8 Vô-sắc-thiện và Duy-tác-tâm cùng với 8 Siêu-thế-tâm) có thể tạo những cử chỉ thân thể như bay trên không, độn thổ, đi trên nước v.v…
Ở đây Votthapanacitta (Quyết-định-tâm) là ý-môn-hướng-tâm (manodvàràvajjana). Các Dục-giới Tốc-hành-tâm (29) là 12 Bất-thiện-tâm, 1 Tiếu-sanh-tâm và 16 Tịnh-quang-thiện và Duy-tác-tâm. Abhinnà Città (Thắng-trí-tâm) là 2 đệ-ngũ Thiền thiện và Duy-tác-tâm, câu-hữu với Xả và tương ưng với Trí.
13 Tốc-hành-tâm câu-hữu với Hỷ là 4 Bất-thiện-tâm và 8 Tịnh-Quang-thiện tâm và Duy-tác-tâm câu-hữu với Hỷ và 1 Tiếu-sanh-tâm câu-hữu với Hỷ.
Các người phàm phu khi cười lớn hay mỉm cười là kinh nghiệm 4 Bất – thiện – tâm và 4 Tịnh – quang – tâm ; các vị Sekha (Hữu – học) cũng kinh nghiệm các tâm tương tợ trừ 2 Bất thiện tâm tương ứng với tà kiến. Các vị A-La-Hán kinh nghiệm 4 Duy-tác-tâm và một Tiếu – sanh – tâm. Các đức Phật chỉ mỉm cười với 4 Tịnh-quang-Duy-tác-tâm.
I. PÀLI VĂN.
– 13) Sìtunhotusamannàtà tejodhàtu-thitippattà’va utusamutthàna-rùpam ajjhattam ca bahiddhà ca yathàraham samutthàpeti.
II. THÍCH VĂN.
– Sìtunhotusamannàtà: Gồm cả lạnh và nóng. Tejodhàtu: Hỏa-đại. Thitippattà: Đạt đến trú vị. Utusamutthàna-rufpam: Các sắc-pháp do thời-tiết sanh. Ajjhattam ca bahiddhà ca: Nội và ngoại.
III. VIỆT VĂN.
– 13) Hỏa đại gồm cả lạnh và nóng, khi đạt đến trú-vị bắt đầu tạo ra, tùy theo trường hợp, các sắc-pháp nội và ngoại, do thời tiết sanh.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Chúng ta đã biết khi thác sanh, nghiệp tạo ra ba: thân thập pháp, tánh thập pháp và Tâm-sở y thập pháp. Hỏa-đại ở bên trong, gồm trong 3 loại thập pháp này cùng với hỏa-đại ở ngoài, tạo ra các sắc-pháp do thời-tiết sanh, tại trú-vị của kiết-sanh-thức. Tại sanh-khởi-vị, Hỏa-đại do Nghiệp sanh thay thế hỏa đại do tâm sanh. Utu ở đây được dùng theo nghĩa tejodhàtu (Hỏa-đại) gồm cả lạnh và nóng. Nói cho thật đúng, chính Hỏa-đại cả nội với ngoại, tạo ra sắc-pháp. Các sắc-pháp do thời-tiết chung tạo ra, cũng gồm vào loại do thời-tiết sanh.
I. PÀLI VĂN.
– 14) Ojà-sankhàto àhàto àhàrasamutthà-narùpam ajjho-haranakàle thànappatto samutthàpeti.
II. THÍCH VĂN.
– Ojà-sankhàto: Được gọi là thực-tố. Ajjhoharanakàle: Khi đang được tiêu hóa. Khànappatto: Khi đạt đến trú-vị.
III. VIỆT VĂN.
– 14) Món ăn, được gọi là thực tố, khi được tiêu hóa và đạt đến trú vị, tạo ra các sắc-pháp do các món ăn sanh.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Àhàra (món ăn) nghĩa là chất ăn trong các món ăn vật-chất và ojà (thực tố) chứa trong các sắc-pháp do nghiệp sanh, do tâm sanh và do thời tiết sanh. Nội ojà (thực tố), được ngoại thực tố giúp đỡ mới tạo ra các sắc pháp, khi đạt đến trú vị và trú vị này kéo dài đến 49 (tiểu) tâm sát-na. Các sắc-pháp khởi lên khi thực tố được tiêu hóa khắp thân thể. Nội thực tố một mình không thể tạo ra các sắc-pháp, nếu không có sự giúp đỡ của ngoại thực tố.
I. PÀLI VĂN.
– 15) Tatha hadaya – indriya – rùpàni kamajàneva. Vinnattidvayam cittajameva. Saddo cittotujo. Lahutàdittayam utu-cittàhàrehi sambhoti. Avinibbhoga – rùpàni ceva àkàsadhàtu ca catùhi sambhùtàni. Lakkhana – rùpàni na kutocijàyanti.
II. THÍCH VĂN.
– Hadaya: Quả tim hay tâm-sở-y. Indriya-rùpàni: Căn sắc. Sambhoti: Khởi lên. Avinibbhogarùpàni: Bất-giản-biệt-sắc. Àkàsadhàtu: Hư – không – giới. Sambhùtàni: Được sanh ra. Kutoci: Từ đâu. Jàyanti: Được sanh ra.
III. VIỆT VĂN.
– 15) Ở đây quả tim và (8) căn-sắc do nghiệp sanh. Hai (thân) biểu và (khẩu) biểu chỉ do tâm sanh. Tiếng do tâm và thời tiết sanh. Ba tánh khinh khoái, v.v… (nhu nhuyến, kham nhẫn) do thời tiết, tâm và các món ăn sanh. Bất giản-biệt-sắc và hư-không-giới do 4 nhân sanh. Các tướng sắc không do một nhân nào khởi ra (vì chúng là tánh tự nhiên của mọi đời sống).
IV. THÍCH NGHĨA.
– Quả tim hay sở-y-sắc và 8 căn-sắc (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, nam tánh, nữ tánh và mạng căn) hoàn toàn do nghiệp sanh. Như vậy Jìvitindriya (mạng căn) trong các động vật như người và các loài thú cần phải phần biệt với các bất – động – vật khác như cây và các vật chất, vô tri, vì chúng không phải do nghiệp sanh. Chúng vẫn có sự sống, nhưng khác với sự sống của con người và cây cối. Điều chú ý ở đây là hư – không – giới được xem là do cả 4 nhân sanh. Tiếng nói có giọng do tâm sanh, không có giọng do thời tiết sanh. Các điệu nhạc do người đánh hay thổi là do thời tiết sanh và bị chi phối bởi tâm.
I. PÀLI VĂN.
– 16) Atthàrasa pannarasa terasa dvàdasàti ca, kamma-cittotukàhàrajàni honti yathàkkamam. Jàyamànàdirùpànam sabhàvattà hi kevalam, Lakkhanàni na jàyanti kehicìti pakàsitam.
II. THÍCH VĂN.
– Kamma-cittotukàhàrajàni: Do nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn sanh ra. Sabhàvattà: Vì tự tánh thiên nhiên là vậy. Kevalam: Toàn diện.
III. VIỆT VĂN.
– 16) 18, 15, 13 và 12 sắc-pháp tùy thuộc khởi lên do Nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn. Các tướng của sắc pháp khởi lên v.v… không do nhân gì tạo ra, vì tự tánh thiên nhiên là như vậy.
IV. THÍCH NGHĨA.
– 18 sắc-pháp do nghiệp sanh: Bất-giản-biệt-sắc 8 + Hư-không-giới 1 + Sở-y-sắc 1 + Sắc-căn 8.
15 sắc-pháp do tâm sanh: Bất-giản-biệt-sắc 8 + Hư-không giới 1 + Tiếng 1 + Biến-hóa-sắc 3 + Biểu sắc 2.
13 sắc-pháp do thời tiết sanh: Bất-giản-biệt-sắc 8 + Hư-không-giới 1 + Biến – hóa sắc 3 + Tiếng 1.
12 sắc-pháp do đồ ăn sanh: Bất-giản-biệt-sắc 8 + Hư-không-giới 1 + Biến hóa sắc 3.
4 Lakkhana (Sắc tướng) là chung cho tất cả sắc pháp, không có sắc pháp nào không có 4 giới này.
PHẦN BỐN – KÀLAPA-YOJANÀ: TỔNG HỢP CÁC SẮC
I. PÀLI VĂN.
– 17) Ekuppàdà ekanirodhà ekanissayà sahavuttino ekavìsati rùpakalàpà nàma.
II. THÍCH VĂN.
– Ekuppàdà: Đồng sanh. Ekanirodhà: Đồng diệt. Ekanissayà: Đồng y chỉ. Sahavuttino: Cùng sống với nhau.
III. VIỆT VĂN.
– 17) Có tất cả là 21 sắc tổng hợp, vì những sắc này đồng khởi, đồng diệt, đồng y-chỉ và đồng sống với nhau.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Các sắc pháp chỉ là sự tổ hợp của nhiều đặc tánh, kết hợp lại dưới những hình thức và mức độ khác nhau. Sự tổng hợp của những đặc tánh này được gọi là Kalàpa. Có tất cả là 21 loại tổng hợp, 9 loại do nghiệp tạo, 6 bởi Tâm, 4 bởi thời tiết và 2 bởi đồ ăn.
I. PÀLI VĂN.
– 18) Tattha jìvitam avinibbhogarùpam ca cakkhunà saha cakkhudasakam ti pavuccati. Tathà sotàdìhi saddhim sota-dasakam, ghànadasakam, Jivhàdasakam, kàya-dasakam, itthibhàvadasakam, pumbhàvadasakam, vatthudasakam ceti yathàkkamam yojetabbam. Avinibbhoga-rùpamena jìvitena saha jìvitanavakanti pavuccati. Ime nava kamma-samutthànakalàpà.
II. THÍCH VĂN.
– Cakkhudasakam: Mắt thập pháp. Itthibhàvadasakam: Nữ tánh thập pháp. Pumbhàvadasakam: Nam tánh thập pháp. Yojetabbam: Cần phải được kết hợp.
III. VIỆT VĂN.
– 18) Ở đây, mạng căn, 8 vô giản biệt sắc và con mắt gọi là mắt thập pháp. Cũng vậy, với tai v.v… được gọi là tai thập pháp, mũi thập pháp, lưỡi thập pháp, thân thập pháp, nữ tánh thập pháp, nam tánh thập pháp, sở-y-chỉ thập pháp, được kết hợp tùy theo trường hợp, 8 vô giản-biệt-sắc cùng với mạng-căn được gọi là mạng-căn cửu pháp. Như vậy có chín tổng-hợp-sắc do nghiệp sanh.
I. PÀLI VĂN.
– 19) Avinibbhoga-rùpam pana suddhatthakam. Tadeva kàyavinnattiyà saha kàyavinnattinavakam, vacì-vinnattisaddehi ca saha vacìvinnattidasakam. Lahutàdìhi saddhim lahutàdekàdasakam. Kàya-vinnattilahutàdidvàdasakam, vacìvinnattisadda-lahutàditerasakam ceti cha cittasamutthànakalàpà.
II. THÍCH VĂN.
– Suddhatthaka: Thuần tám pháp. Kàyavinnattinavakam: Thân biểu cửu pháp.
III. VIỆT VĂN.
– 19) Tám vô-giản biệt-sắc gọi là thuần 8 pháp. Tám pháp này cùng với thân-biểu cộng thành thân-biểu cửu pháp. Cùng với khẩu-biểu và tiếng cộng thành khẩu-biểu 10 pháp. Cùng với khinh khoái tánh v.v… cộng thành khinh khoái-tánh v.v… 11 pháp. Cùng với thân biểu, khinh-khoái-tánh v,v… cộng thành thân-biểu, khinh-khoái-tánh v.v… 12 pháp: cùng với khẩu biểu, tiếng, khinh-khoái-tánh v.v… cộng thành khẩu biểu, tiếng, khinh khoái tánh v.v… 13 pháp. Như vậy có tổng hợp sắc do tâm sanh.
I. PÀLI VĂN.
– 20) Suddhatthakam, saddanavakam, lahutàdekàdasakam saddalahutàdi-dvàdasakam ceti cattàro utusamutthàna-kalàpà.
II. THÍCH VĂN.
– Suddhatthakam: Thuần bát pháp.
III. VIỆT VĂN.
– 20) Thuần 8 pháp, Tiếng cửu pháp, khinh khoái tánh v.v… 11 pháp; Tiếng, khinh-khoái-tánh v.v… 12 pháp. Như vậy có bốn tổng-hợp-sắc do thời tiết sanh.
I. PÀLI VĂN.
– 21) Suddhatthakam, lahutàdekàdasakam ceti dve àhàrasamutthàna-kalàpà.
II. VIỆT VĂN.
– 21) Thuần bát pháp, khinh khoái tánh v.v… 11 pháp. Như vậy có hai tổng hợp sắc do đồ ăn sanh.
I. PÀLI VĂN.
– 22) Tattha suddhatthakam, saddanavakam ceti dve utu-samutthàna-kalàpà bahiddhà pi labbhanti, avasesà pana sabbe pi ajjhattikameva.
II. THÍCH VĂN.
– Avasesà: Các tổng hợp sắc còn lại.
III. VIỆT VĂN.
– 22) Ở đây, thuần bát pháp, tiếng cửu pháp, hai tổng hợp sắc do thời-tiết sanh cũng được tìm thấy ở ngoài (thân). Nhưng tất cả tổng-hợp-sắc còn lại chỉ được tìm thấy trong nội (thân) mà thôi.
I. PÀLI VĂN.
– 23) Kamma – cittotukàhàra – samutthànà yathàkkamam.
Nava cha caturo dve-ti kalàpà ekavìsati.
Kalàpànam pariccheda-lakkhanattà vicakkhanà.
Na kalàpangamiccàhu àkàsam lakkhanàni ca.
II. THÍCH VĂN.
– Pariccheda: Hạn giới khu biệt. Vicakkhanà: Những vị có trí. Kalàpangam: Thành phần của tổng hợp. Àhu: Được gọi là. Àkàsam: Hư không.
III. VIỆT VĂN.
– 23) Có 21 loại tổng hợp sắc, 9, 6, 4, 2 tùy theo trường hợp, do nghiệp sanh, do tâm sanh, do thời tiết sanh và do đồ ăn sanh.
Vì hư không chỉ hạn giới và các tướng sắc chỉ nêu rõ tánh tự nhiên của các sắc, nên các vị có trí tuyên bố không thuộc về tổng hợp sắc.
PHẦN NĂM – RÙPAPAVATTIKÀMO: DIỄN BIẾN SẮC PHÁP
I. PÀLI VĂN.
– 24) Sabbàni pi panetàni rùpàni kàmaloke yathàraham anùnàni pavattiyam upalabbhanti. Patisandhiyam pana samsedajànan ceva opapàtikànan ca cakkhu-sota-ghànajivhàkàya-bhàva-vatthu-dasakasankhàtàni satta-dasakàni pàtubhavanti ukkatthavasena. Omakavasena pana cakkhu-sota-ghànabhàvadasakàni kadàci pi na labbhanti. Tasmà tesam vasena kalàpàhàni veditabbà. Gabbha-seyyaka-sattànam pana kàyabhàvavatthu-dasakasankhàtàni tìni dasakàni pàtubhavanti. Tatthàpi bhàvadasakam kadàci pi na labbhati. Tato param pavattikàle kamena cakkhudasakàdìni ca pàtubhavanti.
II. THÍCH VĂN.
– Anùnàni: Không thiếu sót. Pavattiyam: Trong khi chuyển khởi, trong đời sống hiện tại. Patisandhiyam: Trong khi gá thai. Samsedajànam: Đối với hàng thấp sanh. Opapàtikànam: Đối với hàng hóa sanh. Ukkatthavasena: Tối đa. Omakavasena: Tối thiểu. Kadàci: Có đôi khi. Kàlàpahàni: Không có các loại tổng-hợp-sắc. Gabbha-seyyakasattànam: Đối với chúng sanh do thai sanh. Tato param: Từ đó trở đi. Kamma: Theo thứ tự.
III. VIỆT VĂN.
– 24) Tất cả các sắc pháp ấy, không thiếu sắc nào, tùy theo trường hợp, tìm kiếm được trong đời hiện sống tại cõi Dục-giới. Nhưng trong khi gá sanh, đối với các chúng sanh do thấp sanh và hóa sanh, tối đa sẽ được khởi lên bảy tổng hợp sắc là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tánh, tâm-sở-y thập pháp. Còn tối thiểu thời có đôi khi, mắt, tai, mũi, tánh thập pháp không khởi được. Do vậy, cần phải hiểu các chúng sanh kia như là không có các tổng hợp sắc ấy. Đối với chúng sanh do thai sanh, ba thập pháp được khởi lên là thân, tánh và tâm-sở-y. Tuy vậy, đôi khi, tánh thập pháp không khởi lên. Từ khi gá sanh trở đi trong suốt đời sống, theo thứ tự, mắt thập pháp v.v… được khởi lên.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Theo đạo Phật có bốn loại chúng sanh: Noãn sanh (andaja) do trứng sanh, thai-sanh (jalàbuja) do từ thai sanh ra, thấp sanh (samsedaja) từ chỗ ướt mà sanh và hóa sanh (opapàtika). Các chúng sanh sanh trưởng từ nơi ẩm ướt như một loại động vật hạ đẳng thuộc về thấp sanh. Một số loại thấp sanh thiếu một vài căn và thiếu nam hay nữ tánh, nhưng tất cả đều có tâm-sở-y là có tâm hay thức.
I. PÀLI VĂN.
– 25) Iccevam patisandhimupàdàya kammasamutthànà dutiyacittamupàdàya cittasamutthànà, thitikàlamupàdàya utusamutthànà ojàpharanamupàdàya àhàrasamutthànà ceti catusamutthànarùpakalàpasantati kàmaloke dìpajàlà viya nadìsoto viya ca yàvatàyukam abbocchinnam pavattati.
II. – THÍCH VĂN.
Patisandhimupàdàya: Từ khi tiết sanh thức khởi lên. Dutiyacittamupàdàya: Từ khi tâm thứ hai khởi lên. Thitikàlamupàdàya: Từ khi trú thời khởi lên. Ojapharanamupàdàya: Từ khi chất thực tố được tiêu thụ. Santati: Tương tục. Dìpajàlàviya: Giống như lửa ngọn đèn. Nadìsoto viya: Giống như dòng nước. Yàvatàyukam: Cho đến khi mệnh chung. Abbocchinnam: Không bị gián đoạn. Pavattati: Chuyển khởi.
III. VIỆT VĂN.
– 25) Như vậy sự tiếp tục của tổng hợp sắc được tạo ra do 4 cách: Do nghiệp sanh từ khi mới gá sanh, do tâm sanh từ tâm sát-na thứ hai, do thời tiết sanh từ khi trú thời, do đồ ăn sanh từ khi thực tố được tiêu thụ – tiếp tục trôi chảy không bị gián đoạn trong Dục giới cho đến khi mạng chung, như ngọn lửa của cây đèn hay dòng sông.
VI. THÍCH NGHĨA.
– Các vị hóa sanh thường vô hình, mắt thịt không thấy được. Do nghiệp quá khứ chi phối, các chúng sanh này hóa hiện thình lình, không phải đi qua thời thai nghén. Thường thường, các vị Patas (ngạ quỷ), và Devas (chư Thiên) và Brahmà (Phạm Thiên) thuộc loại hóa sanh.
I. PÀLI VĂN.
– 26) Maranakàle pana cuticittopari-sattara-samacittassa thitikàlamupàdàya kammaja – rùpàni nuppajjanti. Puretaramuppannàni ca kammaja-rùpàni cuticittasamakàlameva pavattitvà nirujjhanti. Tato param cittajàhàrajarùpam ca vocchijjhati. Tato param utusamutthànarùpaparamparà yàva matakalevarasankhàtà pavattanti.
II. THÍCH VĂN.
– Maranakàle: Khi chết. Cuticittopari: Từ khi tử tâm bắt đầu. Sattarasamacittassa: Từ sát-na tâm thứ 17. Thitikàlamupàdàya: Kể từ trú thời. Puretaramuppannàni: Đã sinh khởi ra trước. Cuticittasamakàlameva: Cho đến khi tử tâm. Nirujjhanti: Diệt mất. Vocchijjhati: Bị cắt đứt. Utusamutthànarùpaparamparà: Một sự tiếp tục các sắc pháp do thời tiết khởi lên. Matakalevarasankhàtà: Cái gọi là thân chết.
III. VIỆT VĂN.
– 26) Nhưng khi lâm chung, từ sát-na thứ 17 của tử tâm kể lui, bắt đầu từ trú thời của tâm, các sắc pháp do nghiệp sanh không hiện khởi nữa. Các sắc pháp do nghiệp sanh đã khởi từ trước tồn tại cho đến tử tâm rồi ngừng hẳn. Tiếp theo đó, một sự tiếp tục của các sắc pháp do thời tiết sanh được kéo dài, tùy theo sự tồn tại của thi thể.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Khi lâm chung, đến sát-na tâm thứ 17 của tử tâm, khi lộ trình tâm cuối cùng được chấm dứt với một trong ba đối tượng như sau: Kamma, kammanimitta và Gati-nimitta (nghiệp, nghiệp tướng và thú tướng) thời sự diễn tiến các sắc pháp do nghiệp sanh được cắt đứt. Các sắc pháp do nghiệp sanh đến phút cuối cùng được chấm dứt với tử tâm. Rồi tâm và các món đồ ăn cũng chấm dứt sự phát sanh các sắc pháp. Chỉ còn thời tiết còn ảnh hưởng hoạt động cho đến khi thi thể bị tan rã hoàn toàn.
I. PÀLI VĂN.
– 27) Iccevam matasattànam punadeva bhavantare.
Patisandhimupàdàya tathàrupam pavattati.
II. THÍCH VĂN.
– Iccevam: Như vậy. Matasattànam: Đối với người đã chết. Punadeva: Lại nữa. Bhavantare: Trong đời sống kế tiếp.
III. VIỆT VĂN.
– 27) Như vậy, đối với những người chết, lại nữa trong một đời sống tiếp theo, các sắc-pháp tương tự như vậy khởi lên, bắt đầu từ kiết-sanh-thức.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Đoạn này nói đến sự tiếp tục sanh khởi của các sắc-pháp, qua một đời sống khác, bắt đầu từ kiết-sanh-thức.
I. PÀLI VĂN.
– 28) a) Rùpaloke pana ghàna-jivhà-kàyabhàva-dasakàni ceva àhàrajakalàpàni ca na labbhanti. Tasmàtesam patisandhikàle cakkhu-sota-vatthuvasena tìni dasakàni jìvitanavakam ceti cattàro kammasamutthànkalàpà pavatti-yam cittotusamutthànà ca labbhanti.
Asannasattànam pana cakkhu-sota-vatthu-saddàni pi na labbhanti. Tathà sabbàni pi cittajarùpàni. Tasmà tesam pati-sandhikàle jìvitanavakameva. Pavattiyan ca saddavajjitam utu-samutthànarùpam atiricchati.
b) Iccevam kàmarùpàsannisankhàtesu tìsu thànesu patisan-dhipavattivasena duvidhà rùpapavatti veditabbà.
II. THÍCH VĂN.
– Asannasattànam: Đối với hữu tình vô tưởng. Saddavajjitam: Trừ tiếng. Atiricchati: Tiếp tục.
III. VIỆT VĂN.
– 28) a) Ở sắc-giới, thập pháp thuộc mũi, lưỡi, thân, tánh, do đồ ăn sanh, không khởi lên. Do vậy, đối với những chúng sanh này, trong khi tái-sanh, chỉ khởi lên bốn nhóm sắc-pháp do nghiệp sanh, như ba loại thập pháp thuộc mắt, tai và tâm-sở-y, và một loại cửu pháp thuộc mạng-căn. Và trong tương-tục-sanh, các sắc-pháp do tâm và thời tiết sanh tiếp tục khởi lên. Nhưng đối với loài hữu tình vô-tưởng, mắt, tai, tâm-sở-y, tiếng không khởi lên. Cũng vậy, tất cả sắc-pháp do tâm sanh không khởi lên. Do vậy, đối với loại chúng-sanh này, trong khi tái sanh, chỉ có chín pháp thuộc mạng-căn khởi lên; và trong khi tương-tục-sanh, trừ tiếng, tất cả sắc-pháp do thời tiết sanh được khởi lên.
b) Như vậy trong Dục-giới, sắc-giới và vô-tưởng-giới, sự diễn tiến các sắc-pháp cần phải được hiểu theo hai phần vị, tái-sanh và tương-tục-sanh.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Một vài loại hóa-sanh ở Dục-giới không có nam hay nữ tánh. Nhưng các loại hóa sanh ở sắc-giới không những vô-tánh mà còn không có tịnh-sắc căn của mũi, lưỡi, thân, dầu vẫn có phù-trần-căn của những căn này. Tịnh-sắc-căn của các căn này bị mất đi vì không có sở-dụng cho các vị Phạm-Thiên.
Các loại noãn-sanh cũng được gồm vào với các loại thai-sanh. Khi tái sanh, các loại này đều có ba loại thập pháp thuộc thân, tánh và tâm-sở-y. Có khi chúng không có nam hay nữ tánh. Như vậy các loại trứng có tâm-sở-y tức là có tâm.
I. PÀLI VĂN.
– 29) Atthavìsati kàmesu honti tevìsa rùpisu
Sattaraseva – sannìnam arùpe natthi kinci pi
Saddo vikàro jaratà maranan c’opapattiyam
Na labbhanti pavattesu na kinci pi na labbhati.
II. THÍCH VĂN.
– Rùpisu: Ở sắc-giới. Asannìnam: Đối với vô-tưởng chúng sanh. Opapattiyam: Khi tái-sanh.
III. VIỆT VĂN.
– 29) Tại Dục-giới, có được 28 sắc-pháp, ở Sắc-giới có 23. Đối với loài vô-tưởng, chỉ có 17 và ở tại Vô-sắc-giới, không có một sắc-pháp nào.
Khi tái-sanh, tiếng, biến hóa sắc, già và chết không có được. Khi tương-tục-sanh thời không sắc-pháp nào là không có.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Đây là bài kệ tóm tắt con số hiện diện của các sắc-pháp ở Dục-giới, Sắc-giới, Vô-sắc-giới và đối với hạng vô-tưởng chúng-sanh.
PHẦN SÁU – NIBBÀNA: NIẾT BÀN
I. PÀLI VĂN.
– 30) a) Nibbànam pana lokuttarasankhàtam catumagganànena sacchikàtabbam maggaphalànamàra-mmanabhùtam vànasankhàtàya tanhàya nikkhantattà nibbànam ti pavuccati.
b) Tadetam sabhàvato ekavidhampi sa-upàdi-sesanibbàna-dhàtu anupàdisesanibbànadhàtu ceti duvidham hoti kàranapa-riyàyena Tathà sunnatam animittam appanihitam ceti tividham hoti àkàrabhedena.
II. THÍCH VĂN.
– Lokuttarasankhàtam: Được gọi là siêu-thế. Catumagganànena: Do trí của 4 Đạo. Sacchikàtabbam: Cần được chứng-đắc. Maggaphalànamàrammanabhùtam: Trở thành đối tượng cho Đạo và Quả. Vànasankhàtàya tanhàya: Ái được gọi là Vàna (rừng rậm). Nikkhantattà: Thoát ly. Sabhàvato: Về-tự-tánh. Ekavidhampi: Chỉ một loại Sa-upàdisesa nibbànadhàtu: Hữu-dư-y Niết-bàn giới. Anupàdisesanibbànadhàtu: Vô-dư-y Niết-bàn giới. Kàranapariayyena: Theo phương thức tự kinh nghiệm trước và sau khi chết. Sunnatam: Không, Animittam: Vô-tướng. Appanihitam: Vô-nguyện. Àkàrabhedena: Theo hành tướng.
III. VIỆT VĂN.
– 30) a) Còn Niết-Bàn được gọi là siêu-thế, và phải được chứng ngộ bởi trí của bốn Đạo, thành một đối tượng cho 4 Đạo và 4 Quả và được gọi là Nibbàna, vì là một sự thoát ly khỏi tham-ái xem như là rừng rậm (Vàna).
b) Niết-Bàn theo tự-tánh chỉ có một loại, theo phương thức tự kinh nghiệm trước và sau khi chết, có hai: Hữu-dư-y Niết-bàn giới và vô-dư-y Niết-bàn giới. Còn theo hành tướng thì có ba là: Không, vô-tướng, vô-nguyện.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Nibbàna hay Nirvàna (Phạm-văn) gồm có Ni và Vana, Ni có nghĩa là không. Vàna có nghĩa là dệt hay ái. Chính ái này tác dụng như một sợi dây nối liền các đời sống của một cá nhân, khi cá nhân này trôi lăn trong biển sanh-tử. Ni có nghĩa là không, Vàna: có nghĩa là thổi tắt. Nibbàna có nghĩa là thổi tắt lửa tham ái, sân-hận và si-mê. Niết-Bàn là nguyên lý cuối cùng (Vatthudhamma) thuộc về siêu thế, ra ngoài thế giới của tâm và sắc hay 5 uẩn.
Nibbàna được chứng ngộ nhờ trực giác (paccakkha: Hiện kiến hay Thông-đạt-trí (pativedhanàna) và Anumàna (Tỷ-lượng), hay Anubodhanàna (tùy-giác-trí). Để diễn đạt hai ý trên, Nibbàna được xem là cần phải chứng-ngộ bởi trí tuệ thuộc Bốn Thánh Đạo và trở thành một đối tượng cho các Đạo và Quả.
Về tự tánh (Sabhàvato), Nibbàna là an-tịnh (Santi) và như vậy chỉ có một (kevala). Niết Bàn này được xem là hai, tùy theo sự chứng nghiệm trước và sau khi chết. Trong chính văn có dùng danh từ Kàranapariyàyena, được các tập sớ Pàli ở Tích Lan giải thích là nguyên nhân được gọi vậy vì có hữu dư y hay không có hữu dư y. Sa-upàdisesa: Sa: với; upàdi: 5 uẩn (thân và tâm); Sesa: còn dư sót lại. Upàdi từ nguyên ngữ upa + à + da, lấy nghĩa là 5 uẩn do tham ái và tà-kiến chấp chặt. Upàdi cũng có nghĩa là Kilesa (phiền não). Theo chánh bản và các tập sớ, Nibbàna do các vị Sotàpanna, Sakadàgami và Anàgami chứng ngộ thuộc Saupàdisesanibbàna-dhàtu vì còn thân và còn phiền não. Nibbàna của các vị A-La-Hán cũng vẫn là sa-upàdisesa Nibbàna vì các vị này vẫn còn thân. Chỉ có Niết Bàn của vị A-La-Hán sau khi chết mới gọi là anupàdisesa-Nibbànadhàtu, vì cả hai ngũ-uẩn và phiền não đã được vất bỏ dứt sạch.
Sunnata: không, có nghĩa là không có tham, sân, si hay mọi pháp hữu vi. Animitta: Vô-tướng, có nghĩa là không còn tướng tham, sân, si hay tướng các pháp hữu-vi. Appanihita: vô nguyện, nghĩa là không còn đèo bòng luyến ái gì nữa.
I. PÀLI VĂN.
– 31) Padamaccutamaccantam asankhata-manuttaram
Nibbànamiti bhàsanti vanamuttà mahesayo.
II. THÍCH VĂN.
– Accutapadam: Pháp bất-tử. Accantam: Vô biên. Asankhatam: Vô vi. Anuttaram: Vô thượng. Bhàsanti: gọi là. Vanamuttà: Thoát khỏi tham-ái. Mahesayo: Đại ẩn sĩ.
III. VIỆT VĂN.
– 31) Các vị Đại Ẩn sĩ đã giải thoát khỏi tham-ái gọi Niết-Bàn là pháp bất tử, pháp vô biên, pháp vô vi và pháp vô thượng.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Đoạn này là những danh từ mà các vị Đại Ẩn-sĩ gọi Niết-Bàn. Chữ Padam ở đây có nghĩa là pháp (Dhamma).
I. PÀLI VĂN.
– 32) Iti cittam cetasikam rùpam nibbànamiccapi.
Paramattham pakàsenti catudhà va Tathàgatà
II. THÍCH VĂN.
– Paramattham: Đệ nhất nghĩa đế. Ca-tudhà: 4 loại
III. VIỆT VĂN.
– 32) Như vậy, các đức Như Lai nêu rõ bốn pháp đệ nhất nghĩa đế, tức là Tâm, tâm sở, sắc và Niết-Bàn.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Bản đồ sau đây nêu rõ những loại tâm nào làm sanh khởi những loại sắc pháp nào.
Chữ viết tắt:
K: Kammaja: Do nghiệp sanh
C: Cittaja: Do tâm sanh
I: Iriyapathà: Cử chỉ uy nghi
H: Hasituppàda: Tiếu-sanh-tâm
V: Vinnatti: Thân biểu và ngữ biểu
+ : Có; — : Không.
K |
C |
I |
H |
V |
|
4 Tham tâm câu hữu với Hỷ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
4 tham tâm câu hữu với Xả |
+ |
+ |
+ |
— |
+ |
2 Sân tâm và 2 si tâm |
+ |
+ |
+ |
— |
+ |
10 Thức tâm và 4 vô sắc Dị thục tâm |
— |
— |
— |
— |
— |
2 Tiếp thọ, 1 ngũ môn hướng tâm, 3 suy đạc |
— |
+ |
— |
— |
— |
1 Ý môn hướng tâm hay quyết-định-tâm |
— |
+ |
+ |
— |
+ |
1 Tiếu sanh tâm |
— |
+ |
+ |
+ |
+ |
5 Sắc giới Thiện-tâm |
+ |
+ |
+ |
— |
+ |
5 Sắc giới Dị-thục và 5 duy tác |
— |
+ |
+ |
— |
— |
8 Vô sắc thiện và duy tác |
— |
+ |
+ |
— |
— |
8 Siêu thế tâm |
— |
+ |
+ |
— |
— |
4 Tịnh quang câu hữu với Hỷ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
4 Tịnh quang câu hữu với Xả |
+ |
+ |
+ |
— |
+ |
8 Tịnh quang dị-thục |
— |
+ |
+ |
— |
— |
4 Tịnh quang Duy tác, câu hữu với Hỷ |
— |
+ |
+ |
+ |
+ |
4 Tịnh quang Duy tác, câu hữu với Xả |
+ |
+ |
+ |
— |
+ |
Chương VII – Samuccaya-Sangaha – Vibhāgo Tập Yếu
I. PÀLI VĂN.
– 1) Dvàsattatividhà vuttà vatthudhammà salakkhanà.
Tesam dàni yathàyogam pavakkhàmi samuccayam.
2. Akusalasangaho, missakasangaho, bodhipakkhiya – sangaho, sabbasangaho ceti samuccaya-sangaho catubbiddho veditabbo.
II. THÍCH VĂN.
– Dvàsattatividhà: Có 72. Salakkhanà: Hữu tướng. Yathàyogam: Tùy thuộc sự liên hệ. Pavakkhàmi: Tôi sẽ nói. Missakasangaho: Tạp loại tập yếu.
III. VIỆT VĂN.
– 1) 72 pháp đã được nói đến với các tướng của chúng. Nay tôi sẽ nói đến các loại pháp, tùy thuộc sự liên hệ của chúng.
2. Tập yếu các loại pháp cần phải được hiểu có bốn loại: Bất thiện tập yếu, tạp loại tập yếu, Bồ-đề-chi tập yếu, nhứt-thiết tập yếu.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Vatthudhammà, có tất cả là 72 = 1 + 52 + 18 + 1.
– Tất cả 89 tâm xem là 1 pháp, vì tất cả đều có đặc tướng ý thức.
– 52 Tâm-sở được phân biệt riêng, vì mỗi tâm sở có đặc tướng riêng.
– 18 Sắc-pháp được kể riêng, vì chúng sai khác về đặc tướng.
– Nibbàna xem là một vì đặc tánh của Niết-Bàn là an tịnh.
I. PÀLI VĂN.
– 3) Katham? Akusalasangahe tàva, cattàro àsavà: Kàmàsavo, bhavàsavo, ditthàsavo, avijjàsavo.
4) Cattàro oghà, kàmogho, bhavogho, ditthogho, avijjogho.
5) Cattàro yogà, kàmayogo, bhavayogo, ditthiyogo, avijjàyogo.
6) Cattàro ganthà, abhijjhà kàyagantho, byàpàdo kàyagantho, sìlabbataparàmàso kàyagantho, idamsaccàbhiniveso kàyagantho.
7) Cattàro upàdànà, kàmupàdànam, ditthupàdànam, sìlabbatupàdànam, attavàdupàdànam.
II. THÍCH VĂN.
– Àsavo: Lậu. Oghà: Bạo lưu. Yogà: Ách-phược. Ganthà: Hệ-phược. Upàdàna: Thủ.
III. VIỆT VĂN.
– 3) Như thế nào? Về bất thiện tập yếu, có 4 lậu hoặc tức là Dục lậu, Hữu lậu, Kiến lậu và Vô minh lậu
4) Có 4 Bạo lưu: Dục bạo lưu, Hữu bạo lưu, Kiến bạo lưu và Vô minh bạo lưu.
5) Có bốn Ách-phược: Dục ách-phược, Hữu ách-phược, Kiến ách-phược, Vô-minh ách-phược.
6) Có bốn Hệ-phược: Tham thân hệ-phược, Sân thân hệ-phược, Giới cấm-thủ thân hệ-phược, Thử-thực-chấp thân hệ-phược.
7) Có bốn Thủ: Dục thủ, Kiến thủ, Giới cấm thủ và Ngã kiến thủ.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Àsavà, từ-ngữ-nguyên à + su, là chảy. Các pháp này được gọi vậy là vì chúng tràn ngập tất cả đời sống hay vì chúng tồn tại cho đến Gotrabhù tâm (chuyển-tánh-tâm) trước khi chứng Dự-lưu. Dục lậu chỉ cho sự tham ái các dục vọng. Hữu-lậu chỉ cho tham-ái sắc và vô sắc giới. Kiến lậu: chỉ cho 62 tà kiến như đã kể trong kinh Brahmajàla (Phạm-Võng), và Vô minh lậu: là vô minh đối với Tứ Đế, đời quá khứ, đời vị lai, cả hai đời và đối với Lý Duyên-Khởi. Ogha, từ ngữ nguyên ava + han, nghĩa là hại hay giết. Chúng sanh bị đại thủy trào lôi cuốn, trôi giạt ra ngoài biển khơi và nhận chìm xuống đáy sâu, hoặc bị thương nặng, hoặc bị chết chìm. Cũng vậy, các Oghà này cuốn phăng chúng sanh xuống vực thẳm của ác thú. Yoga, từ ngữ nguyên “yuj” nghĩa là mắc cột vào, những gì cột dính chúng sanh vào bánh xe luân hồi sanh – tử. Ganthà là những gì cột tâm với thân, hay thân này với thân các đời sống khác. Chữ kàya dùng có nghĩa là nhóm, chỉ cả thân và tâm. Upàdànàni, từ ngữ căn upa + à + dà, nghĩa là cho. Ái tột độ là thủ. Do Ái nên mới Thủ. Ái như tên trộm sờ soạng trong đêm tối, Thủ chính là lúc ăn trộm. Ngã-kiến-thủ có đến 20 loại đối với 5 uẩn như sau:
a) ngã với thân là một,
b) ngã là sở hữu của thân,
c) ngã ở trong thân,
d) thân ở trong ngã.
Cũng vậy, đối với 4 uẩn còn lại.
I. PÀLI VĂN.
– 8) Cha nìvaranàni: kàmacchandanìvaranam, byàpàdanìvaranam, thìna-middhanìvaranam, uddhacca-kukkuccanìvaranam, vicikicchànìvaranam, avijjànìvaranam.
9) Sattànusaya – kàmaràgànusayo, bhavaràgànusayo, patighànusayo, mànànusayo, ditthànusayo, vicikicchànusayo, avijjànusayo.
II. THÍCH VĂN.
– Nìvaranàni: Các triền-cái. Sattànusayà: Bảy tùy-miên.
III. VIỆT VĂN.
– 8) Có sáu triền-cái: Dục-lậu triền-cái, sân triền-cái, hôn trầm, thụy-miên triền-cái, trạo-hối triền-cái, nghi triền-cái, vô-minh triền-cái.
9) Có bảy Tùy-miên: Dục-ái tùy-miên, Hữu-ái tùy-miên, Sân tùy-miên, Mạn tùy-miên, Kiến tùy-miên, Nghi tùy-miên, vô minh tùy-miên.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Nìvaranàni, từ ngữ-căn Nì + Var, nghĩa là ngăn che chướng ngại. Sở dĩ gọi vậy vì các pháp này chướng ngại trên con đường tiến tới Niết-Bàn an lạc. Thường chỉ có 5 triền-cái mà thôi, vô-minh triền-cái được bỏ ra ngoài. Dục-lậu được ví như nước có nhiều màu sắc, sân ví như nước sôi, thụy-miên được ví như nước có nhiều rong rêu, trạo-hối được ví như nước bị gió giao động và nghi được ví như nước đục. Các triền-cái này được các thiền làm cho tạm ngưng. Chúng chỉ được trừ diệt hoàn toàn khi chứng 4 quả Thánh. Nghi được trừ diệt khi chứng Dự-Lưu. Ái-Dục, Sân và Hối được trừ diệt khi chứng Bất-Lai. Thụy – miên, hôn-trầm, và trạo-cử được trừ diệt khi chứng quả A-La-Hán. Anusaya: Tùy-miên, từ ngữ – căn Anu + ssi, nghĩa là nằm xuống, ngủ nghỉ, những gì nằm yên và khi có nhân-duyên sẽ khởi lên vì chưa được diệt trừ. Tất cả phiền-não là Anusaya, nhưng chỉ có bảy là mạnh nhất.
I. PÀLI VĂN.
– 10. Dasa samyojanàni-kàmaràgasamyojanam, rùparàgasamyojanam, arùparàgasamyojanam, patighasamyojanam, mànasamyojanam, ditthisamyojanam, sìlabbata-paràmàsasamyojanam, vicikicchàsamyojanam, uddhaccasamyojanam, avijjàsamyojanam, suttante.
11) Aparàni dasa samyojanàni – kàmaràga – samyojanam, bhavaràgasamyojanam, patighasamyojanam, mànasamyojanam, ditthisamyojanam, sìlabbataparàmàsasamyojanam, vicikicchà-samyojanam, issàsamyojanam, macchariyasamyojanam, avijjàsamyojanam, Abhidhamme.
12) Dasa kilesà: lobho, doso, moho, màno, ditthi, vicikicchà, thìnam, uddhaccam, ahirikam, anottappam.
II. THÍCH VĂN.
– Samyojanam: Kiết-sử Kilesà: Phiền-não.
III. VIỆT VĂN.
– 10) Theo Kinh-Tạng, có 10 kiết-sử như sau: Dục ái kiết-sử, Sắc ái kiết sử, Vô sắc ái kiết-sử, Sân kiết sử, Mạn kiết-sử, Kiến kiết-sử, Giới-cấm-thủ kiết-sử, Nghi kiết-sử, Trạo-cử kiết-sử, Vô minh kiết-sử.
11) Theo A-Tỳ-Đàm Tạng, có 10 kiết-sử khác nữa như sau: Dục ái kiết-sử, Hữu ái kiết-sử, Sân kiết-sử, Mạn kiết-sử, Kiến kiết-sử, Giới cấm-thủ kiết-sử, Nghi kiết-sử, Tật kiết-sử, Xan kiết-sử, Vô minh kiết-sử.
12) Có 10 phiền não: Tham, sân, si, mạn, kiến, nghi, thụy miên, trạo-cử, vô tàm, vô quý.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Samyojana từ ngữ căn Sam + yuj, nghĩa là cột lại. Các pháp này trói buộc chúng sanh vào bánh xe luân-hồi sanh-tử. Kilesa: là những pháp làm ái-nhiễm và hành-hạ tâm trí. Đồ-biểu sau đây sẽ nêu rõ các phiền-não được sắp loại theo các pháp bất thiện mới được đề cập.
(a) |
(b) |
(c) |
(d) |
(e) |
(f) |
(g) |
(h) |
(i) |
||
1. Lobha (Tanhà): Ái |
9 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
2. Ditthi: Tà kiến |
8 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
|
3. Avijjà (moha): Vô minh, si |
7 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
||
4. Patigha (Dosa): Hận, sân |
5 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
||||
5. Vicikicchà (Kankhà): Nghi |
4 |
+ |
+ |
+ |
+ |
|||||
6. Màna: Mạn |
3 |
+ |
+ |
+ |
||||||
7. Uddhacca: Trạo cữ |
3 |
+ |
+ |
+ |
||||||
8. Thìna: Thụy miên |
2 |
+ |
+ |
|||||||
9. Kukhucca: Hối quá |
1 |
+ |
||||||||
10. Middha: Hôn trầm |
1 |
+ |
||||||||
11. Ahirika: Vô tàm |
1 |
+ |
||||||||
12. Anottappa: Vô quý |
1 |
+ |
||||||||
13. Issà: Tật |
1 |
+ |
||||||||
14. Maccharya: Xan lẫn |
1 |
+ |
(a) Àsava (Lậu hoặc)
(b) Ogha (Bạo lưu)
(c) Yogà (Ách phược)
(d) Ganthà (Hệ phược)
(e) Upàdàna (Thủ)
(f) Nìvarana (Triền cái)
(g) Anusaya (Tùy miên)
(h) Samyojana (Kiết sử)
(i) Kilesà (Phiền não)
I. PÀLI VĂN.
– 13) Àsavàdisu panettha kàmabhavanàmena tabbatthukà tanhà adhippetà, sìlabbataparàmàso, idamsaccàbhiniveso, attavàdo ti ca tathà pavattam ditthigatameva pavuccati.
14) Àsavoghà ca yogà ca tayo ganthà ca vatthuto,
Upàdàmà duve vuttà attha nìvaranà siyum,
Chalevànusayà honti nava samyojanà matà,
Kilesà dasa vuttoyam navadhà pàapasangaho.
II. THÍCH VĂN.
– Tabbatthukà: Y-cứ trên chúng. Adhippetà: Có nghĩa. Pavattam: Chuyển-khởi, liên-hệ. Ditthigatam: Tà-kiến. Vatthuto: Theo căn bản. Matà: Cần được hiểu.
III. VIỆT VĂN.
– 13) Ở nơi đây, đối với các loại ác pháp như lậu hoặc, hữu v.v… danh-từ Dục-ái và Hữu-ái có nghĩa là tham-ái y cứ trên chúng. Cũng như vậy, giới – cấm – thủ, thử-thực-chấp ngã-kiến có nghĩa là Tà kiến liên-hệ ở nơi đây.
14) Theo căn bản, chỉ có ba lậu hoặc, ba bạo lưu, ba ách-phược, ba hệ-phược. Thủ chỉ có hai và Triền-cái có tám. Tùy miên có sáu và kiết-sử cần hiểu chỉ có chín. Phiền-não có mười. Như vậy, các ác-pháp tổng-hợp có chín loại.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Trong danh-từ các ác-pháp, chữ kàma chỉ cho Dục-giới và Bhava chỉ cho Sắc-giới và Vô-sắc-giới. Lobha gồm cả Dục-ái và Hữu-ái. Sắc-giới-ái và Vô-sắc-giới-ái là Bhavatanhà (Hữu-ái). Giới-cấm-thủ, Thử-thực-chấp và Ngã-kiến-thủ bao-hàm nghĩa tà-kiến. Cả Kàmàsava và Bhavàsava có nghĩa lobha. Sự thực, chỉ có ba àsavà, ba oghà, ba yogà và ba ganthà. Cũng vậy, chỉ có hai upàdànà theo nghĩa lobha và ditthi.
Khi thìna-middha và uddacca-kukkucca xem như là bốn tâm-sở, thời Nìvaranà có tám. Khi Kàmaràga và bhavaràga được hợp thành tanhà, thì anusayà chỉ có sáu. Mười samyojanà, theo Kinh Tạng chỉ còn bảy, khi Kàmaràga, rùparàga, arùparàga hợp lại thành lobha, và ditthi cùng sìlabbataparàmàsa hợp lại thành ditthi. Mười sanyojanà được xem là tám khi kàmaràga và bhavaràga hợp lại thành lobha, và ditthi cùng sìlabbataparàmàso hợp lại trong ditthi. Các kilesà chỉ có 10. Như vậy, 14 loại Bất thiện tâm sở hiện ra theo mức độ khác nhau trong chín loại Bất thiện pháp. Lobha chung cho tất cả.
MISSAKO SANGAHO: TẠP LOẠI TẬP – YẾU
I. PÀLI VĂN.
– 15) Missakasangahe cha hetù: Lobho, doso, moho, àlobho, adoso, amoho.
16) Satta jhànangàni: vitakko, vicàro, pìti, ekaggatà, somanassam domanassam, upekkhà,
17) Dvàdasa maggangàni: sammàditthi, sammàsan kappo, sammàvàcà, sammàkammanto, sammà-àjìvo, sammàvàyàmo, sammàsati, sammàsamàdhi, micchà ditthi, micchàsankappo, micchàvàyàmo, micchàsamàdhi.
II. THÍCH VĂN.
– Missakasangahe: Trong tạp loại tập yếu. Maggangàni: Đạo-chi.
III. VIỆT VĂN
– 15) Trong tạp loại tập yếu, có sáu nhân là tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si.
16) Có bảy thiền-chi là tầm, tứ, hỷ, nhứt tâm, hoan-hỷ, ưu, xả.
17) Có 12 Đạo-chi là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh-tấn, chánh niệm, chánh định, tà kiến, tà tư-duy, tà tinh-tấn, tà định.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Missakasangaho: Tạp loại tập-yếu. Sở dĩ gọi vậy vì ở đây, thiện (kusala), bất thiện (akusala) và vô ký (avyàkata) đều bao hàm tất cả.
Jhànanga: jhàna có nghĩa là đốt cháy sự đối kháng của các triền-cái hay chú tâm sát trên đối tượng. Cả hai nghĩa được áp dụng trong cảnh giới thiền, do chú tâm chứng được.
Maggangàni: Đạo-chi, nghĩa là những pháp đưa đến Thiện-thú, ác-thú hay Niết-Bàn (Sugati-duggatìnam nibbànassa ca abhimukham pàpanto maggà). Trong 12 thiền-chi, 4 thiền-chi sau cùng đưa đến ác-thú. Các thiền-chi còn lại đưa đến Thiện-thú và Niết-Bàn. Khi nói đến 12 Đạo-chi (maggangàni), thật sự chỉ nói đến 9 Tâm-sở đã khởi lên với một số Tâm. Trong 4 Bất-Thiện-đạo-chi, tà kiến có nghĩa là Bất-thiện ditthicetasika (kiến-tâm-sở); tà tư-duy, tà tinh-tấn, và tà nhứt-tâm có nghĩa là vitakka, vàyàma và ekaggatà cetasikà được tìm thấy trong các Bất thiện-tâm.
Chánh tri-kiến có nghĩa là Pannà cetasika; chánh tư-duy, chánh tinh-tấn, chánh niệm và chánh nhứt-tâm là Vitakka, vàyàma, sati và ekaggatà cetasika được tìm thấy trong thiện và vô-ký-tâm. Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng là ba Viriti (Thiết-chế tâm-sở), được tìm thấy đồng một lần trong các siêu-thế-tâm hay riêng biệt trong các Dục-giới Thiện-tâm và Dị-thục-tâm. Cả tám Đạo-chi đều được tìm thấy đồng một lần chỉ trong tám Siêu-thế-tâm. Nói đến 8 chánh-đạo là nói đến tám thiện đạo chi ở đây.
I. PÀLI VĂN.
– 18) Bàvìsatindriyàni – cakkhundriyam, sotindriyam, ghànindriyam, jivhindriyam, kàyindriyam, itthindriyam, purisindriyam, jìvitindriyam, manindriyam sukhindriyam dukkhindriyam, somanassindriyam, domasassindriym upekkhindriyam, saddhindriyam, viriyindriyam, satindriyam, samàdhindriyam, pannindriyam, anannàtannassàmìtindriyam, annindriyam, annàtàvindriyam.
II. THÍCH VĂN.
– Anannàtannassàmìtindriyam: Vị trí đương-tri căn. Annindriyam: Dĩ-tri căn. Annàtàvindriyam: Cụ tri căn.
III. VIỆT VĂN.
– 18) Có 12 căn: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nữ căn, nam căn, mạng căn, ý căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn, tinh tấn căn, miện căn, định căn, tuệ căn, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Indriya: Căn, sở dĩ gọi vậy vì chúng có khả năng chi phối các đối tượng liên hệ. 5 căn đều thuộc 5 giác quan đã nói đến trước. Căn thứ 6 và căn thứ 7 gọi là bhavindriya hay tánh căn. Mạng căn gồm cả danh mạng căn và sắc mạng căn. Căn số 10, 11, 12, 13 và 14 thuộc 15 loại thọ. Căn số 15, 16, 17, 18 và 19 vừa là căn vừa là lực, vì chúng chi phối những pháp câu hữu, vừa điều phục các pháp đối lập. Ba căn cuối rất quan hệ và thuộc siêu-thế. Cụ-tri-căn chỉ Niết-Bàn. Khi chứng quả thứ nhất, Dự-Lưu, 4 Đế được giác ngộ lần đầu tiên và vì vậy Dự-Lưu đạo trí được gọi là Vị tri đương tri căn. 6 trí chặng giữa từ Dự-Lưu quả-trí đến A la hán đạo trí được gọi là Dĩ-tri-căn. Vì trí-tuệ được tìm thấy trong tất cả 7 siêu-thế-tâm chế-ngự 37 trợ-đạo-phẩm câu-hữu, nên gọi là Indriya. Một vị A la hán được gọi là Annàtàvì, vì vị này đã giác ngộ hoàn toàn 4 Đế. Căn cuối cùng chỉ cho trí-tuệ vô-thượng của A la hán quả.
I. PÀLI VĂN.
– 19) Nava balàni: saddhà-balam, viriyabalam, satibalam, samàdhibalam, pannà-balam, hiribalam, ottappabalam, ahirikabalam, anottappabalam.
20) Cattàro adhipati-chandàdhipati, cittàdhipati, viriyàhipati, vìmamsà-adhipati.
21) Cattàro àhàrà-kabalìkàro àhàro, phasso dutiyo, manosancetanà tatiyà, vinnànam catuttham.
II. THÍCH VĂN.
– Bala: Lực. Adhipati: Tăng-thượng. Àhàra: Thực.
III. VIỆT VĂN.
– 19) Có chín lực: Tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, quý lực, vô tàm lực, vô quý lực.
20) Có bốn tăng-thượng: Dục tăng thượng, Tâm tăng thượng, Tinh tấn tăng thượng, Tư duy tăng thượng.
21) Có bốn đồ ăn: Đoàn thực, xúc thực là thứ hai, tư thực là thứ ba, thức thực là thứ tư.
IV. THÍCH NGHĨA.
– 19) Chín lực (bala), được gọi vậy vì chúng không bị chi phối bởi những lực lượng đối lập và vì chúng tăng cường cho các pháp câu hữu. 7 pháp đầu thuộc thiện pháp, hai pháp sau thuộc bất thiện pháp.
Adhipati: Tăng thượng. Adhipati khác với căn. Tăng thượng có thể ví như một quốc vương, cầm đầu mọi bộ trưởng. Indiya (căn) được xem như các bộ trưởng cầm đầu bộ riêng của mình nhưng không can thiệp vào các bộ khác. Như nhãn căn chỉ chi phối các sắc pháp chớ không can thiệp vào đối tượng của nhĩ căn. Còn Ahipati thời chi phối mọi pháp câu hữu. Không hai Adhipati đồng khởi và chi phối một lần. Trái lại, các căn có thể đồng khởi.
Cittàdhipati chỉ cho Javana citta (tốc hành tâm).
Vìmamsàdhipati chỉ cho Tuệ căn (pannindriya).
Àhàra: Đoàn thực nuôi dưỡng thân-thể, xúc thực nuôi dưỡng 5 món cảm thọ.
Tư thực chỉ cho các tư tâm sở có mặt trong 29 Thiện và bất thiện Dục giới, sắc giới, vô-sắc-giới tâm. Các tâm này nuôi dưỡng hay tạo ra tái-sanh trong ba giới.
Thức thực chỉ cho Patisandhi vinnàna (Kiết-sanh-thức) đã nuôi dưỡng nàmarùpa (Danh-sắc) đã khởi tiếp tục theo. Có 19 loại kiết sanh thức. Đối với vô tưởng giới, thức thực chỉ nuôi dưỡng sắc pháp; Đối với Vô sắc giới, chỉ nuôi dưỡng danh-pháp. Trong các đời sống có 5 uẩn, thức-thực nuôi dưỡng các tâm pháp, sắc pháp.
I. PÀLI VĂN.
– 22) Indriyesu panettha sotàpattimagganànam anannàtannassàmitindriyam, arahattaphalanànam annàtàvindriyam. Majjhe cha nànàni annindriyànìti vuccati. Jìvitindriyam ca rùpàrùpavasena duvidham hoti.
23) Pancavinnànesu jhànangàni, aviriyesu balàni, ahetukesu maggangàni na labbhanti. Tathà vicikicchàcitte ekaggatà maggindriyabalabhàvam na gacchati. Dvihetukatihetukajavanesveva yathàsambhavam adhipati ekova labbhati.
II. THÍCH VĂN.
– Dvihetuka: Nhị nhân. Tihetuka: Tam nhân. Ekova: chỉ có một.
III. VIỆT VĂN.
– 22) Nay trong các căn, vị tri đương tri căn tức là Dự lưu đạo trí, và Cụ tri căn tức là A la hán quả trí. Trong các căn ở giữa, Dĩ tri căn tức là 6 trí. Mạng căn gồm cả hai sắc mạng căn và Danh mạng căn.
23) Các Thiền chi không thể tìm được trong 5 thức, các lực không thể tìm được trong các tâm không tinh tấn, các Đạo chi không thể tìm được trong các vô nhân tâm; cũng vậy, trong nghi tâm, nhứt tâm không thể trở thành Đạo chi, căn hay lực. Trong 4 Tăng Thượng (Dục, tâm, tinh tấn, tư duy) chỉ một Tăng thượng được chứng một lần, tùy theo trường hợp, chỉ ở trong các tâm, thuộc nhị nhân hay tam nhân tâm.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Không có một Thiền chi nào trong 10 thức vì sự cảm thọ rất yếu và ý thức đối tượng không có. Các tâm không tinh tấn và 16, tức 10 thức tâm, 2 tiếp thọ tâm, 3 Suy đạc tâm, và ngũ môn hướng tâm. Nhứt tâm trong các tâm này không được cho mạnh. Vô nhân tâm có 18. Nhứt tâm trong Nghi tâm giúp tâm trí được thăng bằng, nhưng không mạnh. Không có Adhipati trong vô nhân tâm và nhứt nhân tâm. Sự thật, chỉ có 5 Thiền chi và 3 cảm thọ có thể xem như một; Đạo chi chỉ có 9 vì tà tư duy, tà tinh tấn và nhứt tâm được gồm vào trong Tầm, tinh tấn và nhứt tâm. Các căn chỉ có 16 khi 5 cảm thọ xem như một và ba siêu thế tâm được nhập vào Tuệ căn.
I. PÀLI VĂN.
– 24) Cha hetù panca jhànangà maggangà nava vatthuto.
Solasindriyadhammà ca baladhammà naverit.
Cattàrodhipati vuttà tathàhàrà ti sattadhà.
Kusalàdisamàkinno vutto missakasangaho.
II. THÍCH VĂN.
– Vatthuto: Về sở-y. Samàkinno: Được kê-khai. Vutto: Nói đến. Naverità: (Nava) erità: Được diễn tả.
III. VIỆT VĂN
– 24) Trên thực tế, 6 nhân, 5 thiền chi, 9 Đạo chi, 16 căn và 9 lực lượng diễn tả. Cũng vậy, 4 tăng thượng và 4 Thực được nói đến. Như vậy, Tạp loại tập yếu được kê khai theo bảy loại như thiện v.v…
I. PÀLI VĂN.
– 25) Bodhipakkhiyasangahe cattàro satipatthanà kàyànupassanà-satipatthànam, vedanànupassanà-satipatthànam, cittànupassanà-satipatthànam, dhammànupassanàsatipatthànam.
26) Cattàro samappadhànà-uppannànam pàpakànam dhammànam pahànàya vàyàmo, anuppannànam pàpakànam dhammànam anuppàdàya vàyàmo, anupannànam kusalànam dhammànam uppàdàya vàyàmo, uppannànam kusalànam dhammànam bhiyyobhàvàya vàyàmo.
II. THÍCH VĂN.
– Bodhipakkhiyasangahe: Bồ-đề-phần tập-yếu. Kàyànupassanà-satipatthànam: Thân quán niệm xứ Vàyàmo: Tinh-tấn. Bhiyyobhàvàya: Làm cho tăng trưởng.
III. VIỆT VĂN.
– 25) Trong Bồ-đề-phần tập yếu có bốn Niệm xứ tức là Thân quán niệm xứ, Thọ quán niệm xứ, Tâm quán niệm xứ, Pháp quán niệm xứ.
26) Có bốn chánh – cần tức là tinh tấn trừ diệt các bất thiện pháp đã sanh, tinh tấn không cho sanh các bất thiện pháp chưa sanh, tinh tấn làm cho sanh các thiện pháp chưa sanh và tinh tấn làm cho tăng trưởng các thiện pháp đã sanh.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Bodhipakkhiya: Bodhi là Bồ đề, nghĩa là giác ngộ. Pakkhiya: có nghĩa là phần, thuộc về. Satipatthàna: Niệm xứ. Sati là niệm, giác tĩnh hay chú tâm. Patthàna là đặt vào, áp vào, cơ bản, nền tảng. Các niệm xứ này hướng đến phát triển chỉ và quán. Mỗi niệm xứ có một mục đích riêng. Do quán bốn đối tượng này, các niệm bất tinh, khổ, vô – thường, vô – ngã được tăng – trưởng và các niệm tham – ái, cầu dục lạc, thường còn và hữu ngã được diệt trừ. Có thể chia các đối – tượng của Bốn Niệm xứ theo Danh (Nàma) và Sắc (Rùpa). Đối tượng đầu thuộc Sắc, vì hơi thở cũng được xem là Sắc pháp. Đối tượng thứ hai và thứ ba thuộc cảm thọ và tâm tư, thuộc Danh pháp. Và đối tượng thứ tư, Dhamma (Pháp) gồm cả Danh và Sắc. Sammappadhànà: 4 chánh – cần, tức là tinh – tấn.
I. PÀLI VĂN.
– 27) Cattàro iddhipàdà-chandiddhipàdo, cittiddhipàdo, viriyiddhipàdo, vìmansiddhipàdo.
28) Pancindriyàni-saddhindriyam, viriyindriyam, satindriyam, samàdhindriyam, pannindriyam.
29) Panca balàni – saddhà balam, viriyabalam, satibalam, samàdhibalam, pannàbalam.
II. THÍCH VĂN.
– Iddhipàdà: Như ý túc.
III. VIỆT VĂN.
– 27) Có 4 như ý túc: Dục như ý túc, Tâm như ý túc, Cần như ý túc và Quán như ý túc.
28) Có 5 căn: Tín căn, Tinh tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn.
29) Có 5 lực: Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Iddhipàda là phương tiện để thực hiện mục đích của mình. Cả 4 như ý túc này thuộc Siêu thế giới. Chanda là Dục-tâm-sở. Cần như ý túc thuộc 4 chánh cần. Citta: thuộc Siêu thế tâm và Vìmansà là Tuệ tâm-sở thuộc Siêu thế-giới. 4 Tâm sở này chỉ được gọi là Như ý túc khi được khởi lên trong Siêu thế giới.
I. PÀLI VĂN.
– 30) Satta bojjhangà: Satisambojjhango, dhammavicayasambojjhango, viriyasambojjhango, pìtisambojjhango, passaddhisambojjhango, samàdhisambojjhango, upekkhàsambojjhango.
31) Attha maggangàni: Sammàditthi, sammàsankappo, sammàvàcà, sammàkammanto, sammààjìvo, sammàvàyàmo, sammàsati, sammàsamàdhi.
32) Ettha pana cattàro satipatthànà ti sammàsati ekà va pavuccati, tathà cattàro sammappadhànà tica sammàvàyàmo.
II. THÍCH VĂN.
– Bojjhango: Giác chi. Dhammavicaya: Trạch pháp.
III. VIỆT VĂN.
– 30) Có bảy giác chi: Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh-tấn giác chi, Hỷ giác chi, Khinh-an giác chi, Định giác chi, Xả giác chi.
31) Có Tám Đạo chi: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
32) Ở nơi đây, 4 Niệm xứ được xem là một chánh niệm; cũng vậy, 4 chánh cần được xem là chánh tinh-tấn.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Sambojjhanga: Sam là Thiện, tốt đẹp. Bodhi: Bồ-đề, giác. Anga: Chi-phần. Dhammavicaya: nghĩa là thấy Tâm và Sắc như chơn, đúng với sự thực. Passaddhi: là khinh-an, tâm khinh-an và tâm-sở khinh-an. Upekkhà, không có nghĩa là thản nhiên, mà có nghĩa là tâm trí bình tĩnh, thăng bằng đối với sự vật. Dhammavicaya, viriya và pìti chống với thìna-middha; passaddhi, Sàmàdhi và Upekkhà chống với Uddhacca. Sammàditthi: Chánh tri-kiến là sự hiểu biết về lý Tứ Đế. Sammàsankappo: Chánh Tư-duy, đây là Vitakka (Tầm tâm-sở) đưa tâm hướng đến Niết-Bàn, diệt trừ Kàma (Dục lạc) Vyàpàda (Sân) và himsà (Hại tâm) bằng cách tu hành Nekkhamma (ly dục), Avyàpàda (vô sân) và Avihimsà (vô hại).
I. PÀLI VĂN.
– 33) Chando cittamupekkhà ca saddhàpassaddhipìtiyo.
Sammàditthi ca sankappo vàyàmo viratittayam
Sammàsati samàdhìti cuddasete sabhàvato
Sattatimsappabhedena sattadhà tattha sangaho.
II. THÍCH VĂN.
– Sabhàvato: Theo tự-tánh. Guddasa: 14. Sattatimsa: 37.
III. VIỆT VĂN.
– 33) Như vậy, Tập yếu chia theo 7 loại, gồm có 37 pháp, được chia thành 14 pháp như sau, theo tự tánh của chúng: Dục, Tâm, Xả, Tín, Khinh-an, Hỷ, Chánh kiến, Tư duy, Tinh-tấn, ba Tiết chế, Chánh niệm và Chánh định.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Như vậy, 37 danh từ nêu trên được diễn tả theo 7 loại như sau:
i) Satipàtthàna (Niệm xứ): 4
ii) Sammappadhàna (Chánh cần): 4
iii) Iddhipàda (Như ý-túc): 4
iv) Indriya (Căn): 5
v) Bala (Lực): 5
vi) Bojjhanga (Bồ-đề phần): 7
vii) Magganga (Đạo-chi): 8
Tổng cộng: 37
Nay 4 Niệm xứ xem như 1 Chánh niệm, và 4 Chánh cần như 1 Chánh niệm, thành thử thật sự chỉ có 14 Pháp như sau:
i) Satipatthàna (Niệm xứ): Sammàsati (Chánh niệm): 1
ii) Sammappadhàna (Chánh cần) = Sammàvàyàmo (Chánh tinh tấn): 1
iii) Iddhipàda (Như ý túc) = Dục, Tâm, Quán: 3
iv) Indriya (Căn) = Tín, Định: 2
v) Bala (Lực): 0
vi) Bojjhanga (Bồ-đề phần) = Hỷ, khinh an, xả: 3
vii) Magganga (Đạo-chi) = Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tư duy: 4
Tổng cộng: 14
I. PÀLI VĂN.
– 34) Sankappa – passaddhi ca pìtupekkhà, Chando ca cittam viratittayan ca,
Navekatthànà viriyam navattha
Sati, samàdhi catu panca pannà;
Saddhà dutthànuttamasattatimsa,
Dhammànameso pavaro vibhàgo.
35) Sabbe lokuttare honti na và sankappapìtiyo
Lokiye piyathàyoyam chabbisuddhippavattiyam.
II. THÍCH VĂN.
– Nava: 9. Ekatthànà: Một lần. Dutthànà: Hai lần. Uttama sattatimsa: 37 thượng pháp. Pavaro: Tối thượng. Vibhàgo: Sự phân loại. Yathàgogam: Tùy theo trường hợp. Chabbisuddhi: 6 loại thanh tịnh. Pavattiyam: Trong khi thực hành, trong sự diễn tiến.
III. VIỆT VĂN.
– 34) Sự phân loại tối thượng của 37 pháp tối thượng này được chia như sau: Tư-duy, Khinh-an, Hỷ, Xả, Dục, Tâm và ba tiết chế, 9 pháp này được nói đến một lần; Tinh-tấn, 9 lần; Niệm 8 lần; Định, 4 lần; Tuệ, 5 lần và Tín 2 lần.
35) Tất cả những pháp này, trừ đôi khi Tư-duy và Hỷ, khởi lên trong Siêu thế tâm, và cũng trong Thế giới, tùy theo trường hợp, trong sự diễn-tiến của 6 loại Thanh tịnh (Visuddhi).
IV. THÍCH NGHĨA.
a). 9 pháp sau đây được nói đến một lần: Chánh Tư-duy, Khinh-an giác-chi, Hỷ giác-chi, Xả giác-chi, Dục như ý túc, Tâm như ý túc, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng.
b) Tinh-tấn được nói đến 9 lần: 4 chánh cần, Tinh-tấn như ý túc, Tinh-tấn căn, Tinh-tấn lực, Tinh-tấn giác chi, Chánh Tinh-tấn.
c) Niệm được nói đến 8 lần; 4 Niệm xứ, Niệm căn, Niệm lực, Niệm giác-chi, Chánh niệm.
d) Định được nói đến 4 lần: Định căn, Định lực, Định giác-chi, Chánh định.
e) Tuệ được nói đến 5 lần: Quán như ý túc, Tuệ căn, Tuệ lực, Trạch pháp, Chánh tri-kiến.
f) Tín được nói đến 2 lần: Tín căn và Tín lực.
Khi chứng được Siêu-thế-tâm thuộc Đệ Nhị thiền không có tầm (Vitakka). Khi chứng được Siêu-thế-tâm thuộc Đệ Tam thiền, Đệ Tứ thiền, thì không có Hỷ. 37 pháp này cùng khởi một lần trong Siêu-thế-tâm, nhưng trong các giới khác, chúng khởi lên riêng biệt.
(a) |
(b) |
(c) |
(d) |
(e) |
(f) |
(g) |
|||
1 |
Viriya: Tinh-tấn |
9 |
+4 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
|
2 |
Sati: Niệm |
8 |
+4 |
+ |
+ |
+ |
+ |
||
3 |
Pannà: Tuệ |
5 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
||
4 |
Samàdhi: Định |
4 |
+ |
+ |
+ |
+ |
|||
5 |
Saddhà: Tín |
2 |
+ |
+ |
|||||
6 |
Sankappa: Tư-duy |
1 |
+ |
||||||
7 |
Passaddhi: Khinh-an |
1 |
+ |
||||||
8 |
Pìti: Hỷ |
1 |
+ |
||||||
9 |
Upekkhà: Xả |
1 |
+ |
||||||
10 |
Chanda: Dục |
1 |
+ |
||||||
11. |
Citta: Tâm |
1 |
+ |
||||||
12 |
Sammàvàcà: Chánh ngữ |
1 |
+ |
||||||
13 |
Sammàkammanto: Chánh nghiệp |
1 |
+ |
||||||
14 |
Sammà àjìvo: Chánh mạng |
1 |
+ |
SABBASANGAHO – TỔNG QUÁT TẬP YẾU
I. PÀLI VĂN.
– 36) Sabbasangahe pancakkhandhà-rùpakkhandho, vedanàkkhandho, sannàkkhandho, sankhàrakkhandho, vinnànakkhandho.
37)Pancupàdànakkhandhà: Rùpupàdànakkhandho, vedanupàdànakkhandho, sannupàdànakkhandho, sankhàrupàdànakkhan dho, vinnànupàdànakkhandho.
38)Dvàdasàyatanàni – cakkhàyatanam, sotàyatanam, ghànàyatanam, jivhàyatanam, kàyàyatanam, manàyatanam, rùpàyatanam, saddàyatanam, gandhàyatanam, rasàyatanam, photthabbàyatanam, dhammàyatanam.
II. THÍCH VĂN.
– Sabbasangahe: Tập yếu tổng quát.
III. VIỆT VĂN.
– 36) Trong tập yếu tổng quát, có 5 uẩn: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn.
37) Có 5 thủ-uẩn: Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn.
38) Có 12 xứ: Nhãn xứ, Nhĩ xứ, Tỷ xứ, Thiệt xứ, Thân xứ, Ý xứ, Sắc xứ, Thanh xứ, Hương xứ, Vị xứ, Xúc xứ, Pháp xứ.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Khandha: nghĩa là uẩn, nhóm họp. Đức Phật chia chúng sanh thành 5 uẩn. Tất cả sắc-pháp quá khứ, hiện tại và vị lai đều chung gọi là Rùpakkhandha. Ở đây danh từ Sankhàra (Hành) được dùng theo nghĩa đặc biệt. Trong 52 tâm-sở, trừ thọ và tưởng-tâm-sở, còn lại 50 tâm-sở, được chung gọi là Hành (Sankhàra).
Upàdànakkhandha: Thủ uẩn, sở dĩ gọi vậy vì chúng trở thành đối tượng để nắm giữ, ôm ấp. Tám siêu-thế-tâm và các tâm-sở câu hữu, cùng 10 sắc-pháp không do nghiệp sanh, không được xem là Thủ uẩn.
Cakkhàyatana: nhãn xứ, chỉ cho tịnh sắc căn của con mắt.
Manàyatana: Ý xứ đây không có một căn đặc biệt cho ý như các căn khác. Chữ ý xứ đây chỉ cho manadvàràvajjana (ý môn hướng tâm) cùng với Bhavangupaccheda (Hữu phần dừng nghỉ).
I. PÀLI VĂN.
– 39) Atthàrasa dhàtuyo: Cakkhudhàtu, sotadhàtu, ghànadhàtu – jivhàdhàtu, kàya-dhàtu, rùpa-dhàtu, saddadhàtu, gandha-dhàtu, rasa-dhàtu, phottabba-dhàtu, cakkhuvinnàna-dhàtu, sotavinnànadhàtu, ghànavinnànadhàtu, jivhàvinnàna-dhàtu, kỳyavinnànadhàtu, manodhàtu, dhammadhàtu, manovinnàna-dhàtu.
40) Cattàri ariyasaccàni: dukkham ariyasaccam, dukkhasamudaya ariyasaccam, dukkhanirodham ariyasaccam, dukkhanirodhagàminìpatipadà ariyasaccam.
41. Ettha pana cetasika – sukhumarùpa – nibbànavasena ekùnasattati dhammà dhammàyatanam, dhammadhàtù ti ca sankham gacchanti. Manàyatananameva sattavinnànadhàtu-vasena bhijjati.
II. THÍCH VĂN.
– Sukkhumarùpa: Tế sắc. Ekùnasattati: 69. Bhijjati: Chia chẻ, bị đổ bể.
III. VIỆT VĂN.
– 39) có 18 giới. Nhãn giới, Nhĩ giới, Tỷ giới, Thiệt giới, Thân giới, Sắc giới, Thanh giới, Hương giới, Vị giới, Xúc giới, Nhãn thức giới, Nhĩ thức giới, Tỷ thức giới, Thiệt thức giới, Thân thức giới, Ý giới, Pháp giới, Ý thức giới.
40) Có 4 Thánh-đế: Khổ thánh đế, Khổ tập thánh đế, Khổ diệt thánh đế, Khổ diệt đạo thánh đế.
41) Ở đây 69 pháp gồm có tâm-sở, tế-sắc và Niết-Bàn được xem họp thành pháp-xứ và pháp-giới. Chỉ có ý xứ được chia thành 7 thức giới.
IV. THÍCH NGHĨA.
– Dhàtu có nghĩa là cái gì mang theo đặc tánh của mình. Dhammadhàtu đồng nghĩa với dhammàyatana nhưng khác với Dhammàrammana (Pháp-sở-duyên), vì không gồm có citta (tâm), pannatti (giả danh, thi thiết) và pasàdarùpa (Tịnh-sắc-căn). Manovinnànadhàtu: Ý-thức-giới. Trong 89 tâm, 76 tâm được xem là ý thức, trừ 10 thức tâm và ba ý giới (2 tiếp-thọ-tâm và ngũ môn hướng tâm).
I. PÀLI VĂN.
– 42) Rùpam ca vedanà sannà sesà cetankà tathà,
Vinnànamiti pancete pancakkhandhà ti bhàsità,
Pancupàdànakkhandhàti tathà tebhùmakà matà,
Bhedàbhàvena nibbànam khandhasangahanissatam,
Dvàràlambanabhedena bhavantàyatanàni ca,
Dvàràlambanataduppanna-pariyàyena dhàtuyo.
43. Dukkham tebhùmakam vattam tanhà samùdayobhave,
Nirodho nàma nibbànam maggo lokuttaro mato.
Maggayuttà phalà ceva catusaccavinissatà,
Iti pancappabhedena pavutto sabbasangaho.
II. THÍCH VĂN.
– Tebhùmakà: 3 giới. Matà: Được biết, được hiểu. Bhedàbhàvena: Vì thiếu sự phân biệt (thành quá khứ, hiện tại, vị lai). Khandhasangahanissatam: Không thuộc vào tập yếu (năm) uẩn. Dvàràlambanabhedena: Do sự sai biệt giữa cửa và sở duyên. Bhavantàyatanàni: Có 12 xứ. Taduppannapariyàyena: Do thức y nơi chúng khởi lên. Vattam: Sự có mặt. Maggayutà phalà: Các tâm-sở tương tứng với Đạo và Quả. Catusaccavinissatà: Được trừ ra khỏi Tứ Đế.
III. VIỆT VĂN.
– 42) Sắc, Thọ, Tưởng và các tâm-sở còn lại và các thức gọi năm uẩn, cũng vậy những pháp gì liên hệ đến ba giới được xem là năm thủ uẩn.
Vì Niết-Bàn thiếu sự phân biệt (như quá khứ, hiện tại, vị lai), Niết-Bàn được đặt ra ngoài 5 uẩn.
Do sự sai khác giữa căn môn và đối tượng nên có 12 xứ. Do sự phân biệt giữa căn môn, đối tượng và thức, y nơi chúng khởi, nên có các giới.
43) Sự có mặt trong ba giới là khổ. Tham-ái là nguyên nhân của chúng. Khổ diệt gọi là Niết-Bàn. Đạo là con đường siêu thế.
Các tâm sở tương ưng với Đạo và Quả được đặt ra ngoài 4 Đế. Như vậy tập yếu tổng kết được giải thích theo 5 đề mục