Phật Thuyết Kinh Chuyển Hữu

Phật Thuyết Chuyển Hữu Kinh

Nguyên Ngụy Phật Đà Phiến Đa dịch

Bản Việt dịch của Thích Tâm Nhãn

***

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ở tại rừng trúc Ca-lan-đà trong thành Vương-xá, cùng chúng đại Tỳ-kheo vây quanh 1250 vị và đại Bồ Tát vô lượng vô biên.

Bấy giờ, Vua Tần-bà-sa-la nước Ma-già-đà ra khỏi thành Vương-xá, đến rừng trúc Ca-lan-đà. Khi đến chỗ Phật, vua Tần-bà-sa-la đảnh lễ sát chân Phật, nhiễu quanh ngài ba vòng rồi ngồi sang một bên. Như Lai biết nhà vua đã an toạ mới hỏi:

-Đại vương! Ví dụ có người ngủ trong mộng cùng ngọc nữ hành việc dâm dục. Người ấy khi thức dậy nhớ lại ngọc nữ ấy đại vương nghĩ sao? Ngọc nữ trong mộng có không?

-Dạ không, thưa Thế-Tôn.

-Ý đại vương nghĩ sao? Nếu người ấy chấp trong mộng có ngọc nữ vậy trí tuệ có không?

-Dạ không, thưa Thế-Tôn! Vì sao?

-Vì người nữ ấy trong mộng hoàn toàn không, thì làm sao có cảnh hành việc dâm dục. Người ấy nghĩ chuyện đó phí công.

-Đại vương! Như vậy tất cả phàm phu ngu si chưa từng nghe chánh pháp Phật, nên mắt thấy các sắc tâm vui thích chấp là thật. Khi chấp trước nên bị trói buộc, bị trói buộc có đắm nhiễm, có đắm nhiễm thì sinh nghiệp tham, sân, si.. Đó là nghiệp thân, khẩu, ý. Tuy nhiên nghiệp thân ấy tạo tác liền diệt, diệt rồi không nương Đông Tây mà trụ. Như thế cũng không nương vào phương Nam, Tây, Bắc, trên, dưới mà trụ. Khi mạng chung chuyển hữu thức kia mà hiện tâm sau.

Đại vương! thức ấy không phải hoại tuỳ chỗ nghiệp kia hết, nghiệp nọ mới hiện cũng như lúc ngủ thấy ngọc nữ trong mộng. Như vậy cuối cùng thức trước diệt thức sau sinh. Sinh vào địa ngục, hoặc sinh làm ngạ-quỉ, súc-sinh hay trời, người, A-ta-la. Sau cùng thức ấy nắm giữ nhất định sinh lại, thức thuận theo cảnh trước mà sinh. Như vậy tâm thức tuỳ nghiệp mà thọ nhưng không có pháp từ thế gian này đến thế gian kia thọ sinh. Đại vương! diệt tâm thức sau gọi là diệt, như tâm thức ban đầu thác sanh đó là đời sau. Khi thức sau di chuyển, pháp đó không từ chỗ kia lại mà từ chỗ này. Thức đầu sinh rồi cũng không có chỗ đến. Vì sao? Vì là tướng pháp tánh.

Đại vương! Thức tâm đầu và thức tâm sau cũng không, nghiệp là nghiệp không, sinh là sinh không, chỗ sinh là chỗ sinh không, mà nghiệp quả chỗ ấy không mất. Cuối cùng sanh thức đó liền diệt, tâm sau không đoạn. Thức tâm thuận hành theo chỗ nào thọ nghiệp báo liền đến thọ.

Bấy giờ Thế-Tôn nói kệ rằng:

Sai khi Thiện-thệ nói

Đưa ra nhiều ngôn ngữ

Đều là giả-danh nói

Tưởng giả-danh là trụ

Lìa với pháp ngôn ngữ

Mà không có thể nói

Tuỳ sở-hữu nên nói

Mà nói các pháp kia

Pháp không sinh ở đó

Pháp nhẫn thấy không sắc

Thế gian chấp trước vào

Nói là thấy có sắc

Nói pháp đời là thực

Nhờ hoà hiệp mà thấy

Vậy lời nói Như Lai

Gọi đó là phương tiện

Nếu vì chân thật nói

Nhãn không thể thấy sắc

Ý không biết các pháp

Đó là tối bí mật

Thế gian ngã mạn nói

Tên vốn thật không có

Tất cả pháp không tên

Mà lấy giả-danh nói.

Bấy giờ, vua Tần-bà-sa-la, các đại chúng: trời, người, Long thần, Càn-thát-bà… nghe Phật nói pháp môn này đều khôn xiết vui mừng, tín thọ phụng hành.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Thừa Lưu Chuyển Hữu - Kinh Tạng
  • Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Chúng Hứa Ma Đế - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Vị Tằng Hữu - Kinh Tạng
  • Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – Thích Huệ Hưng dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vì Ta Già La Long Vương Sở Thuyết Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Tội Nghiệp Báo Ứng Giáo Hóa Địa Ngục - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Thọ Đề Già - Kinh Tạng
  • Kinh Vua Thắng Quân Thưa Hỏi - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Nói Về Phúc Báo Tạo Hình Tượng Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 53 – Kinh Hữu Học (Sekha sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 60 – Kinh Không Gì Chuyển Hướng (Apannaka sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Cư sĩ Tịnh Ý Thưa Hỏi - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Vô Úy Thọ Sở Vấn Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Trung A-Hàm 4 – Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Đại Ca Diếp Vấn Đại Bảo Tích Chánh Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Bồ Tát – Thích Hằng Đạt dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Mạn Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhơn Đạo - Kinh Tạng