Yến Thập Tam – Cổ Long

7203

Yến Thập Tam

Tác giả: Cổ Long

Tác phẩm này lúc ban đầu có tên “Tam Thiếu Gia Chi Kiếm”.Với tác phẩm này, có thể nói, những ai đã từng si mê kiếm khí của những kiếm thủ thượng thặng trong giang hồ của Cổ đại hiệp như Kiếm khách A Phi, Kinh Vô Mệnh, Kiếm thần Tây Môn Xuy Tuyết, Kiếm tiên Diệp Cô Thành, Thần Kiếm Tiết Y Nhân,… thì không thể bỏ qua “Tam Thiếu Gia Chi Kiếm”

Một tác phẩm có thể nói tràn đầy kiếm khí, đậm chất lãng tử, thấm đẫm ái tình và chắc chắn không thể thiếu bằng hữu, âm mưu, và mất mát…

Thanh kiếm thứ nhất chính là một thanh thần kiếm. Tạ Hiểu Phong, tam thiếu gia của Thần Kiếm Sơn Trang lừng lẫy mấy trăm năm… truyền nhân của một thế gia vô địch liệu có sung sướng? thiên hạ vô địch liệu có mang lại hành phúc như người ta thường nghĩ? y từ nhỏ luyện kiếm, 13 tuổi đã đánh bại kiếm thủ đỉnh cấp, khoảng 20 tuổi đã gần như không có đối thủ, y đã đạt được đỉnh cao của kiếm thuật nhưng cũng đồng thời tiếp nhận sự tịch mịch của nó! sự tịch mịch của một kẻ vô địch, nói ra thì rất dễ, nhưng thực sự cảm nhận được nó dễ có mấy ai? y còn quá trẻ, y lại có quá nhiều, nhưng y lại quá cô độc, cho nên hơn 20 tuổi, Tam Thiếu Gia của Thần Kiếm Sơn Trang, truyền nhân duy nhất của Tạ gia đã không còn trên thế gian nữa,…. Nhưng tất cả chỉ là mới bắt đầu!

Thanh kiếm thú hai chính là một thanh kiếm vô địch. Yến Thập Tam, Yến Thập Tam có thể không là ai cả, nhưng Đoạt Mệnh Thập Tam Kiếm của y lại thực sự “là không có đối thủ”. y mười bảy tuổi thành danh, đến lúc này chí đã thoái, lòng đã nản, bởi đã từ lâu không ai có thể khiến y xử hết thập tam kiếm, chỉ có bản thân y biết rằng, thập tam kiếm mởi chỉ là bên ngoài, thập tứ kiếm mới là máu thịt và thập ngũ kiếm mới là tinh tuý, là một kiếm diệt thiên tuyệt địa. Nhưng ai? ai có thể giúp y chứng thực điều đó? Tam thiếu gia – Tạ Hiểu Phong sao? nhưng khi y tìm đến Thần Kiếm Sơn Trang thì Tạ hiểu Phong đã “chết”! chán nản. tuyệt vọng. nản chí. Y vứt kiếm! … Nhưng tất cả chỉ mới là bắt đầu!

Thanh kiếm thứ ba lại chính là một thanh …bại kiếm! bại kiếm có gì đáng để nhắc đến chứ? đáng chứ! bởi phải có bại kiếm, mới có vô địch kiếm, phải có bại kiếm mới có kiếm thần, và thanh bại kiếm đặc sắc nhất với ad chính là “Du Long Kiếm Khách” Hoa Thiếu Khôn. y cũng là 1 thanh kiếm thành danh, Hoa Sơn đệ nhất kiếm khách đâu phải chí có hư danh, năm xưa y một mình một kiếm độc đấu bất bại với Võ Đang bát đại đệ tử uy danh lẫy lừng, nhưng khi y thất bại lại là bại dưới tay 1 kiếm thủ mới 13 tuổi! bi phẫn, nhục nhã, y buông kiếm quy ẩn…. Nhưng tất cả chỉ mới là bắt đầu!

Những bắt đầu đều cần có một kết thúc, Thần kiếm không thể giả chết, như con du long không thể ẩn thân dưới bùn lầy. trận chiến giữa thần kiếm và vô địch kiếm là không thể tránh khỏi, bại kiếm thường rất nhiều, nhưng bại kiếm có thể đứng lên lại rất hiếm, có thể tái đấu, lại bại trong chiến thắng, rồi lại chiến thắng trong thất bại mới chính là kiếm thủ đáng ngưỡng mộ.