Thời điểm trước khi Phật giáo du nhập thì ai cũng thường nghĩ “trời” là bậc tôn quý, có quyền năng làm chủ cả nhân gian.
Nhưng khi đã nghiên cứu và đọc kinh điển Phật giáo thì chữ “chư thiên” rất quen thuộc trong tất cả kinh. Vì vậy, dường như cõi trời hay chư thiên gắn liền với tất cả sự kiện của đức Phật.
Trong kinh có ghi lại “Lúc đức Phật đản sinh Ngài đi 7 bước trên 7 đóa sen tay chỉ trời, tay chỉ đất và 4 góc có 4 vị tứ đại thiên vương hầu Ngài để bảo vệ Ngài lúc sinh ra”. Cùng với đó, khi đức Phật thành đạo, và khi đức Phật nhập niết bàn cũng có mặt chư thiên để thưa thỉnh đức Phật.
Vì thế, đức Phật khuyến khích hàng cư sĩ hành thiện và có lối sống tốt đẹp hơn để được tái sinh ở cảnh giới an lành hơn. Nhưng mục đích của đạo Phật không phải để chúng ta tu học có phước báo để tái sanh cõi trời mà nguyện vọng của Đức Phật là làm cho tất cả chúng sinh giác ngộ và thành Phật.
Trong kinh điển Phật giáo có câu “thiên nhân chi sơ bậc đạo sư” nghĩa bậc thầy của trời người chính là đức Phật. Bởi vì, Đức Phật vượt ra ngoài tam giới dù thân xác ngài vẫn còn sống trong cuộc đời này. Đức Phật đã đạt được niết bàn tối thượng ngay khi Ngài còn thân xác này. Vì vậy sự có mặt của đức Phật là tối thượng.
Nhờ học Phật mà mỗi người tự nhận diện được chính mình và biết mình ở mức độ nào, để từng bước thay đổi bản thân tốt hơn khi sống ở kiếp người, cao hơn nữa là tái sanh cõi trời và cao hơn nữa là giác ngộ giải thoát khỏi tam giới này.
Bài pháp thoại “Đức Phật Bậc Thầy Của Trời Người” được Thầy Thích Phước Tiến giảng tại Chùa Ấn Quang (HCM) ngày 30/05/2015 (13/04/Ất Mùi)