Phật Thuyết Ngũ Uẩn Giai Không Kinh
Đường Nghĩa Tịnh dịch
Bản Việt dịch (1) của Quảng Lượng – Lý Hồng Nhựt
Bản Việt dịch (2) của Huyền Thanh
***
Kinh Năm Uẩn (kết hợp) Đều Không (thật)
Việt dịch: Quảng Lượng – Lý Hồng Nhựt
Tôi nghe như vầy, một thuở nọ đức Bạc Già Phạm, ở tại Bà-la-nhiếp-tư (Ba la nại) thành; trong vườn Tiên nhân Đạo (Vườn Tiên- Rishipatana) (Lộc uyển). Lúc bấy giờ đức Thế tôn nói với năm vị tỳ kheo ( Kiều Trần Như ) rằng:
Các Ông nên biết; sắc (uẩn) thì không phải là cái Ta (ngã); vì nếu như (sắc uẩn) mà là cái Ta (ngã) thì Sắc (uẩn) sẽ không bị bịnh cùng không bị đau khổ hay phiền não.. Lòng ham muốn của chúng ta giống như là Sắc (uẩn); mà lòng không ham muốn cũng giống như là sắc (uẩn).
Nếu đã không phải như hai điều nêu trên; vậy thì tùy theo trạng thái của điều mong cầu. Cho nên cần phải biết, Sắc (uẩn) không phải là cái Ta ( ngã). Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều không phải là cái Ta (ngã) vậy! Lại nữa, này các thầy Tỳ kheo ; các Ông nghĩ như thế nào?
Sắc là thường (còn) hay Sắc là không thường (còn)? Các vị Tỳ kheo thưa rằng: Sắc là không thường (còn).
Phât nói: Sắc (uẩn) đã là vô thường ; thì chính nó tức là khổ (khổ có ba thứ): (1) là khổ khổ ( khổ chồng chất lên nhau); (2) là hoại khổ ( khổ do bị hư hoại); (3) là Hành khổ (trong tâm buồn khổ). Nhưng mà hàng Thanh văn, những người đệ tử học rộng của Phật; lại chấp cho là có cái Ta (ngã) chăng?
Sắc (uẩn) chính là cái Ta; trong cái Ta có các phần của Sắc. Sắc hợp lại chính là cái Ta. Vậy thì cái ta ở trong Sắc chăng?
Bạch đức Thế Tôn không phải như thế! Nên biết Thọ (cảm nhận), Tưởng (suy nghĩ), Hành (động), Thức (hiểu biết); thường (còn); hay không thường (còn); tất cả cũng đều như vậy (cũng đều không có cái ta).
Thường cái gì thuộc về Sắc; như quá khứ, vị lai, hiện tại, trong, ngoài, to, nhuyễn hoặc mạnh, hoặc yếu, hoặc xa, hoặc gần; tất cả đều là không có cái Ta ( vô ngã ). Các Ông nên biết như vậy!
Nên dùng sự hiểu biết đúng và khéo mà xem xét. Cũng như vậy đối với Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Quá khứ, vị lai, hiện tại; tất cả đều như trên, hãy lấy sự hiểu biết đúng mà xem xét.
Nếu như những Thanh văn chứng thánh trong hàng đệ tử của Ta (Phật); xem xét năm uẩn đã nói trên; liền biết là không có cái Ta (trong năm uẩn) và cũng không có những gì thuộc về cái Ta.
Như đây mà xem xét xong rồi; thì liền biết thế gian không thể nào (thủ) nắm giữ (được một điều gì) và cũng không có điều gì để mà phải nắm giữ. Vì tất cả đều thay đổi. Nhưng cũng do đây mà tự hiểu rõ (cái ta) mới được giải thoát. Nguồn gốc phát sinh ra cái Ta đã dứt, và những việc làm thanh tịnh đã thành.
Những điều cần đã nói xong; không cần phải nói đến những phần sau. Khi Phật nói kinh này. Năm thầy Tỳ kheo ( Kiều Trần Như )… ở nơi các phiền não mà tâm được giải thoát; tin nhận và thực hành.