Phật Thuyết Thánh Pháp ấn Kinh

Hán dịch: Tây Tấn Trúc Pháp Hộ

Việt dịch: Huyền Thanh

***

Nghe như vầy.

Một thời Đức Phật ngự trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma) tại nước Xá-Vệ (Śrāvastya).

Khi ấy Đức Phật bảo các Tỳ Khưu: “Hãy lắng nghe ! Này các Tỳ Khưu hãy vâng theo, nhận sự dạy bảo”

Đức Phật nói: “Ta sẽ vì các ông nói uy nghi thích hợp của Thánh Pháp Ấn (Ārya-dharma-mudra), hiện Hạnh Thanh Tịnh. Hãy nghe thật kỹ ! Hãy khéo suy nghĩ!”

Đức Phật nói: “Này Tỳ Khưu ! Giả sử có người nói chẳng cầu Không (Śūnya: trống rỗng), chẳng dùng Vô Tưởng (Asaṃjñā: Trạng thái không có tưởng niệm, hoặc nhập vào Diệt Tận Định chứng đắc quả Vô Tưởng) mà muốn khiến cho hưng phát, dẫn đến chẳng từ Nghiệp của Đại Thiền Định… nên chẳng thể biết việc này.

Giả sử có người hâm mộ ưa thích Không Pháp (Śūnya-dharma: Pháp trống rỗng), chí tại Vô Tưởng (Asaṃjñā), hưng phát Chí Yếu (Yếu chỉ của Sự Lý hoặc học vấn), tiêu trừ Tâm Đại Kiêu Mạn của chính mình, tu Nghiệp của Thiền Định thì người này có thể dẫn đến được vậy, luôn luôn như Đạo Nguyện, khắp cả có kiến giải. Tại sao thế ? Vì hâm mộ ưa thích nơi Không (Śūnya: trống rỗng), muốn được Vô Tưởng (Asaṃjñā), không có cái thấy kiêu mạn tự đại, nên đối với Tuệ Nghiệp đều có thể dẫn đến vậy.

Thế nào gọi là Tỳ Khưu Thánh Pháp Ấn ? Thánh Pháp Ấn ấy, nếu có thể nối tiếp nhau tu học thông thạo sẽ dẫn đến cái thấy trong sạch (thanh tịnh kiến).

Giả sử vị Tỳ Khưu ở chỗ Nhàn Cư, hoặc ngồi dưới cái cây, chốn Không Nhàn (Araṇya) nhận biết rõ hình thể màu sắc (Rūpa: Sắc) là Vô Thường (Anitya: không có thường), thấy hình thể màu sắc vốn không có (Vô: Abhava). Đã nhận biết rõ Vô Thường, phân tích cho rõ đến Không (Śūnya: trống rỗng), Vô (Abhava: không có) đều là hình dung biến hóa nhanh chóng, không có cái Ta (Anātman), không có Tham Dục, cho nên Tâm liền ngưng nghỉ, tự nhiên thanh tịnh mà được giải thoát (Vimukti). Đây gọi là Không (Śūnya: trống rỗng).

Còn chưa buông bỏ được Kiêu Mạn Tự Đại, thì đến với Nghiệp kiến giải trong sạch của Thiền Định. Tuy vậy, điều đó được dẫn đến Định của nhu thuận, tức thời liền thấy, trừ bỏ các Sắc Tưởng (Sự nghĩ nhớ về hình thể màu sắc), Thanh Tưởng (Sự nghĩ nhớ về âm thanh), Hương Tưởng (Sự nghĩ nhớ về mùi ngửi) xong, cho nên nói là đến với Vô Tưởng. Vì thế nói là Vô Dục (không có tham dục)

Còn chưa được tiêu trừ kiêu mạn tự đại thì đến với cái thấy trong sạch của Thiền Định. Tâm ấy nối tiếp lưu giữ Định của nhu thuận, kẻ ấy liền thấy, trừ bỏ hết thảy tham dâm, giận dữ, ngu si. Chính vì thế cho nên gọi là Định của Vô Dục (không có tham muốn)

Còn chưa trừ bỏ được kiêu mạn tự đại thì đến với cái thấy trong sạch của Thiền Định. Tâm tự nghĩ rằng: “Cái Ta và cái của Ta (Ngô ngã) khởi diệt. Từ chỗ nào đã dấy lên suy nghĩ, hiểu biết cái Ta và cái của Ta ấy? Nếu do mùi vị, phân biệt các Thức (Vijñāna:hiểu biết, nhận thức) thì đều từ Nhân Duyên mà dẫn đến Nghiệp này, từ Nhân Duyên này dẫn đến Thần Thức”

Lại tự nghĩ rằng: “Các Nhân Duyên này là Hữu Thường (Nitya) ư ? Là Vô Thường (Anitya) chăng ?”

Lại tự nghĩ rằng: “Nhân Duyên đã hợp dẫn đến Thần Thức, đây là Vô Thường, không có căn bản. Thần Thức này y theo, dựa vào Vô Thường mà có vọng tưởng, cho nên có 12 Nhân của Duyên Khởi đều quy vào toàn bộ Vô Thường (Anitya), Khổ (Duḥkha), Không (Śūnya: trống rỗng), hủy hoại, biệt ly, lìa Dục diệt hết”

Hiểu thấu điều này, liền biết không có gốc, được đến Giáng Phục, tiêu trừ tất cả Khởi, được vào Đạo Hạnh. Điều này liền bắt kịp dẫn đến trừ bỏ Tự Đại, không có ngạo mạn, phóng dật thời Nghiệp của Thiền Định, hiện ra Hạnh Thanh Tịnh

Đây tức gọi là: Do Thánh Pháp Ấn nên Nghiệp Thanh Tịnh từ khởi đầu cho đến kết thúc, gốc ngọn cứu cánh”.

Đức Phật nói như vậy thời các vị Tỳ Khưu nghe xong, thảy đều vui vẻ, làm lễ rồi lui ra.

    Xem thêm:

  • Kinh Ngũ Uẩn Giai Không - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Ấn - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn – Huyền Thanh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Tu Ðạt - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Bí Mật Bồ Tát Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại - Kinh Tạng
  • Phật Nói Kinh Đại Thừa Thiện Kiến Biến Hóa Văn Thù Sư Lợi Hỏi Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Pháp Của Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Du Già Thập Bát Hội Chỉ Quy Kinh Kim Cang Đỉnh - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Phẩm Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Pháp Bồ Tát Quán Tự Tại Đại Bi Trí ấn Chu Biến Pháp Giới Lợi Ích Chúng Sanh Huân Chơn Như - Kinh Tạng
  • Phật Nói Văn Thù Sư Lợi 108 Danh Phạn Tán - Kinh Tạng
  • Kinh Đế Thích Sở Vấn - Kinh Tạng
  • Bài Kệ Ca Ngợi Đức Phật A Di Đà - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Vô Sở Úy - Kinh Tạng
  • Kinh Danh Hiệu Bát Đại Linh Tháp - Kinh Tạng
  • Kinh Tám Con Đường Chính Đúng - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Cát Tường Bồ Tát Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Chuyển Pháp Luân - Kinh Tạng
  • Kinh Phổ Hiền Mạn Noa La - Kinh Tạng
  • Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Tán Phật Pháp Thân Lễ - Kinh Tạng