Phật Thuyết Bát Chánh Đạo Kinh

Hậu Hán An Thế Cao dịch

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

***

Nghe như vầy. Một thời Đức Phật ngự trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma) tại nước Xá-Vệ (Śrāvastya).

Đức Phật bảo các Đệ Tử: “Hãy lắng nghe ! Ta nói về con đường sai lệch (tà đạo), cũng nói về con đường chính đúng (chính đạo).

Nhóm nào là con đường sai lệch ?

Chẳng nhìn thấy chân thật không có sai lầm (bất đế kiến), chẳng nghĩ nhớ chân thật không có sai lầm (bất đế niệm), chẳng nói năng chân thật không có sai lầm (bất đế ngữ), chẳng sửa trị chân thật không có sai lầm (bất đế trị), chẳng mong cầu chân thật không có sai lầm (bất đế cầu), chẳng thực hành chân thật không có sai lầm (bất đế hành), chẳng khởi Ý chân thật không có sai lầm (bất đế ý), chẳng an định chân thật không có sai lầm (bất đế định). Đây là con đường thực hành tám điều sai lệch.

Nhóm nào là con đường thực hành tám điều chính đúng ?

1_ Nhìn thấy chân thật không có sai lầm (đế kiến). Đế Kiến là nhóm nào ? Tin vào sự bố thí, tin vào sự lễ lạy (Lễ: biểu đạt cho hành vi của ý cung kính), tin vào đền miếu cúng tế (Từ). Tin vào hành động Thiện Ác, Phước tự nhiên. Tin tưởng cha mẹ, tin tưởng Đạo Nhân trong thiên hạ, tin tưởng mong cầu Đạo, tin tưởng sự thực hành chân thật không có sai lầm (đế hành), tin tưởng sự thọ nhận chân thật không có sai lầm (đế thọ). Đời này đời sau tự thông tuệ (hiệt), được chứng, tự thành. Liền đem thông báo, nói đây là Đế Kiến.

2_ Nghĩ nhớ chân thật không có sai lầm (đế niệm) là nhóm nào ? Nơi mà Ý đã vứt bỏ tham dục, vứt bỏ nhà cửa, chẳng cáu giận (sân) tức giận (khuể) giận dữ (nộ), chẳng xâm phạm lẫn nhau. Đây là Đế Niệm.

3_ Nói năng chân thật không có sai lầm (đế ngữ) là nhóm nào ? Chẳng nói lời ly gián (lưỡng thiệt: Paiśunya), chẳng đem chuyện của người này nói cho người khác biết (truyền ngữ), chẳng mắng chửi độc ác (ác mạ), chẳng nói dối (vọng ngữ). Đây là Đế Ngữ.

4_ Thực hành chân thật không có sai lầm (đế hành) là nhóm nào ? Chẳng sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Đây là Đế Hành.

5_ Thọ nhận chân thật không có sai lầm (đế thọ) là nhóm nào ? Là nghe có Đạo thì Pháp (Dharma) mà Đệ Tử mong cầu chẳng phải là Phi Pháp (trái ngược với pháp luật, không hợp với khuôn mẫu, chẳng tốt lành). Cơm , thức ăn, giường nằm, bệnh tật, gầy ốm thì Pháp chân chính mong cầu chẳng thể là Phi Pháp. Đây là Đế Thọ.

6_ Sửa trị chân thật không có sai lầm (đế trị) là nhóm nào ? Ý sinh tử cùng hợp với Hạnh Tinh Tiến đã thực hành, dốc sức thực hành Nhân Duyên liền tinh tiến chẳng chán, gìn giữ Ý. Đây là Đế Trị.

7_ Ý chân thật không có sai lầm (đế ý) là nhóm nào ? Hành sinh tử hợp với ý niệm. Hướng ý niệm chẳng sằng bậy chẳng cộng chung với ý mong cầu. Đây là Đế Ý.8_ An định chân thật không có sai lầm (đế định) là nhóm nào ? Ý sinh tử hợp với sự nghĩ nhớ, dừng hình Tướng, dừng sự hộ giúp. Đã dừng lại (dĩ chỉ), tụ họp dừng lại (tụ chỉ) thì chẳng thể làm chẳng thể gây ra hết thảy tội, chẳng bị rơi vào Trung Đình (Bộ phận ngay chính giữa bên dưới thềm bậc ở phía trước miếu đình…Ý nói là không bị rơi khỏi Đạo giải thoát). Đây gọi là Đế Định.

Này Tỳ Khưu ! Hết thảy Đệ Tử của Đạo nên thọ nhận đường lối chân thật không sai lầm (đế đạo) của tám loại Hạnh này. Như thuyết thực hành thì có thể được hiểu biết tám lối nẻo của Đạo.

1_ Nhìn thấy chân thật không có sai lầm (đế kiến).Tin vào sự bố thí thì đời sau được Phước đầy đủ. Tin vào sự lễ lạy thì nhìn thấy Sa Môn, Đạo Nhân liền làm lễ cầu Phước. Tin tưởng đền miếu thì treo lụa màu, đốt hương, rải hoa, thắp đèn. Tin vào mười điều Thiện đã làm thì đây là tự nhiên được Phước. Tin tưởng cha mẹ thì tin vào sự hiếu thuận. Tin tưởng Đạo Nhân trong Thiên Hạ thì vui nhận Kinh. Tin tưởng sự mong cầu Đạo để thực hành Đạo. Tin vào sự thực hành chân thật không có sai lầm (đế hành) thì chặt đứt được Ý ác. Tin tưởng sự thọ nhận chân thật chẳng sai lầm (đế thọ) thì chẳng phạm Giới. Đời này đời sau tự thông tuệ, vì được thông tuệ cho nên hay dạy bảo người được chứng. Tự thành thì hay thành người. Hay thành tựu cho người khác, liền báo nói cho nhau biết.

2_ Nghĩ nhớ chân thật không có sai lầm (đế niệm). Điều mà Ý đã khởi là Tâm Ý mê loạn (thất ý). Muốn vứt bỏ nhà cửa là nghĩ nhớ đến Đạo. Chẳng cáu giận, tức giận, giận dữ là Nhẫn Nhục. Chẳng xâm phạm lẫn nhau là Ý ngay thẳng chính đúng.

3_ Nói năng chân thật không có sai lầm (đế ngữ). Chẳng mắng chửi ác độc, chẳng phạm vào bốn lỗi của cái miệng, chỉ nói đến điều thiết yếu chân thật không sai lầm của Đạo Phẩm.

4_ Thực hành chân thật không sai lầm (đế hành). Chẳng sát sinh, trộm cắp, tà dâm mà thực hành niềm tin chân thành (thành tín)

5_ Mong cầu chân thật không có sai lầm (đế cầu) là chỉ mong cầu một cái áo, một bữa ăn là cách chữa trị rẻ nhất (tiện y).

6_ Sửa trị chân thật không có sai lầm (đế trị) là hướng đến Tam Thập Thất Phẩm Kinh (Kinh dạy về 37 Phẩm trợ đạo)

7_ Ý chân thật không có sai lầm (đế ý) là hàng ngày tăng thêm Tam Thập Thất Phẩm Kinh chẳng lìa Ý.

8_ Dừng lại chân thật không có sai lầm (đế chỉ) là chẳng quên Nhân Duyên. Sự dừng lại thường quay lại Ý hộ giúp. Đã dừng lại thì tất cả không có chỗ bị phạm, tụ họp dừng lại thì được Phước Đạo (Puṇya-mārga) Đức Phật nói điều này xong, (thời Đại Chúng) đều rất vui vẻ

 

    Xem thêm:

  • Kinh Pháp Bí Mật Bồ Tát Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại - Kinh Tạng
  • Phật Nói Kinh Đại Thừa Thiện Kiến Biến Hóa Văn Thù Sư Lợi Hỏi Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Cát Tường Bồ Tát Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Chuyển Pháp Luân - Kinh Tạng
  • Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Tán Phật Pháp Thân Lễ - Kinh Tạng
  • Kinh Phổ Hiền Mạn Noa La - Kinh Tạng
  • Kinh Tất Đàm Phân Đà Lợi - Kinh Tạng
  • Kinh Đế Thích Sở Vấn - Kinh Tạng
  • Kinh Thiện Sanh Tử - Kinh Tạng
  • Pháp Bồ Tát Quán Tự Tại Đại Bi Trí ấn Chu Biến Pháp Giới Lợi Ích Chúng Sanh Huân Chơn Như - Kinh Tạng
  • Kinh Thánh Pháp Ấn - Kinh Tạng
  • Bài Kệ Ca Ngợi Đức Phật A Di Đà - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phổ Hiền Sở Thuyết - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sở Thuyết Tối Thắng Danh Nghĩa - Kinh Tạng
  • Kinh Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chơn Thực - Kinh Tạng
  • Kinh Tam Mạn Đà Bạt Đà La Bồ Tát - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Pháp Của Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Di Lặc Hỏi Đức Phật Về Bổn Nguyện - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Phẩm Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Quán Di Lặc Bồ Tát Hạ Sanh – Huyền Thanh dịch - Kinh Tạng