Pháp Bồ Tát Quán Tự Tại Đại Bi Trí ấn Chu Biến Pháp Giới Lợi Ích Chúng Sanh Huân Chơn Như

Quán Tự Tại Bồ Tát Đại Bi Trí ấn Chu Biến Pháp Giới Lợi Ích Chúng Sanh Huân Chơn Như Pháp

Đường Bất Không dịch

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

***

Ta nương vào Thánh Chỉ của Đức Tỳ Lô Giá Na mà nói về Pháp Ma Ha Chỉ nhương năng ( Mahà Jnõàna_Đại Trí) Mâu Đát La (Mudra_ Ấn) của Quán Tự Tại. Nếu người tu Du Già muốn sinh về Thế Giới Cực Lạc ở phương Tây để làm lợi ích cho chúng sinh thì nên theo Bậc A Xà Lê Gia có Trí Nhiệt (? Sức nóng của Trí Tuệ) thọ nhận nghi pháp Liên Hoa Kim Cương, rộng bày cúng dường, tác pháp niệm tụng. Ở trong Đàn Trường đặt lò hương, lò hương đó đều nhiếp tướng vòng khắp Pháp Giới của Quán Tự Tại.

Dùng cái gì làm Tướng? Tức Hương Ấn ấy nên làm chữ Hột-Lị ((HRÌHÏ_猭) biểu thị cho Lý “Trí Nghiệp chẳng thể đắc” nhiếp 4 loại nghĩa Ha ( HA – 成) Ra (RA -先) I ( I_ 珂) ác ( AHÏ_ 珆) hợp thành một chữ là Phạn Văn Hột-lị (HRÌHÏ_猭) vậy

Chữ HA (成) là các Pháp NHÂN chẳng thể đắc

Chữ LA (先) là thanh tịnh không có cấu nhiễm

Chữ I (珂) là Tự Tại chẳng thể đắc

Chữ ÁC (珆) là vốn chẳng sinh chẳng diệt

Vốn chẳng sinh chẳng diệt, tự tại chẳng thể đắc, thanh tịnh không có nhiễm cấu, các Pháp NHÂN chẳng thể đắc. Đây là nghĩa nghịch. Thuận Nghịch tương ứng hiển văn của Hương Ấn. Nay Ta vẽ đồ hình này để biểu thị.

Pháp Bồ Tát Quán Tự Tại Đại Bi Trí ấn Chu Biến Pháp Giới Lợi Ích Chúng Sanh Huân Chơn Như

(Đầu, chư Phật Nhân bất khả đắc, thanh tịnh vô nhiễm cấu, tự tại bất khả đắc, tự tại bất khả đắc, bản bất sinh bất diệt, bản bất sinh bất diệt, tự tại bất khả đắc, thanh tịnh vô nhiễm cấu, tự tại bất khả đắc, thanh tịnh vô nhiễm cấu, thanh tịnh vô nhiễm cấu, chư Phật bất khả đắc, cuối).

Diệu Hương Ấn này tên là Đại Bi Bạt Khổ. Tại sao thế? Vì y theo thứ tự mà thiêu đốt để hiển Lý CHÂN THẬT. Nếu lúc thiêu đốt hết thì biểu thị hoặc Thuận hoặc Nghịch cũng quy về Pháp KHÔNG. Cho nên chỗ quan sát là: Từ một chữ HỘT-LỊ (猭_HRÌHÏ) sinh ra 5 chữ ÁN PHỘC NHẬT LA ĐẠT MA (湡向忝叻廕 _OMÏ VAJRA DHARMA) Trong mỗi một chữ sinh ra vô lượng Tự Môn. Mỗi một Tự Môn hóa làm tất cả thân Phật, Bồ Tát. Mỗi một Hóa Thân vòng khắp Pháp Giới làm lợi ích cho chúng sinh. Chính vì thế cho nên Hành Giả được vô lượng phước, viên mãn Tất Địa, nương vào sự gia bị của chư Phật cho nên đời này Hành giả được sự an ổn không có các chướng ngại như Hoa Sen màu nhiệm, người nhìn thấy đều yêu thích, chuyển Thân này xong liền được sinh trong Hoa Sen Thượng Phẩm của cõi Cực Lạc và có lợi căn, Trí Tuệ, Phương Tiện. Đời này gặp Phật được Đà La Ni Danh (Tên gọi Tổng Trì) chẳng nhiễm cõi đời. Nơi sinh ra, thân tỏa mùi thơm vi diệu tràn khắp mười phương quốc thổ, chúng sinh được xông ướp đều chứng BẤT THỐI. Công Đức như vậy chẳng thể nói hết được.

Bên trên cái lọng của lò hương ấy có thể khắc chữ PHỘC NHẬT LA ĐẠT MA (向忝叻廕) Ở đầu thêm chữ ÁN (湡) dùng làm 5 chữ (có thể xoay theo chiều thuận) chính giữa cái lọng ấy nên dựng đứng hình TAM MUỘI GIA . Trên chày NHẤT CỔ để hoa sen 8 cánh hé nở, 5 chữ trên bao quanh Tam Muội Gia này . Tam Muội Gia là Hình của Bản Thệ. Nếu thấy hình này mà làm lễ, chuyên niệm liền chứng LIÊN HOA TÍNH, vì thế người sing ở cõi Cực Lạc chẳng bị nhiễm cõi đời. Giả sử có qua lại Thế Gian để tế độ chúng sinh thì cũng như Hoa Sen chẳng bị nhiễm các thứ dơ bẩn, hết thảy đều do lực của BẢN THỆ NGUYỆN trong đời quá khứ mà chứng Quả Giới này vậy. Chính vì thế cho nên Hành Giả lập hình Tam Muội Gia này nên chuyên niệm và tác tưởng là: “Khói hương của chữ HRÌHÏ (猭) ấy tạo thành hình Tam Muội Gia này. Hình này liền làm hình thể của Bản Tôn biểu thị cho Bản Thệ của NHÂN THỜI, cũng liền làm hình sắc của QUẢ THỜI là nghĩa của Tam Muội Gia. Lúc đốt hương thì kết BẢN TÔN KHẾ, tụng Bản Chân Ngôn Ấn đó liền được thành tựu”

Đồ hình của cái lọng ấy như hình này;

Pháp Bồ Tát Quán Tự Tại Đại Bi Trí ấn Chu Biến Pháp Giới Lợi Ích Chúng Sanh Huân Chơn Như

Pháp Bồ Tát Quán Tự Tại Đại Bi Trí ấn Chu Biến Pháp Giới Lợi Ích Chúng Sanh Huân Chơn Như

Được vào Luân này cho đến Vô Thượng Bồ Đề, nếu muốn chẳng gián đoạn thì thường tụng Chân Ngôn

Có điều, người chưa lìa được Tâm phan duyên (bám dính Nhân Duyên) nghi ngại, giải đãi thì chỉ y theo Diệu Ấn này, nên thiêu đốt hương của nhóm: Chiên Đàn, Diệu Liên …Như vậy mỗi ngày làm Pháp THIÊU HƯƠNG liền thành, hằng thường tụng trì Kim Cương Pháp Minh (Bài Minh Chú của Kim Cương Pháp Tại sao thế? Vì nghĩa của chữ Chân Ngôn như trên đều ở Hương Ấn này có thể hiển thị

CĂN BẢN ẤN là: 2 tay kết Kim Cương Phộc, hợp 2 đầu ngón trỏ như cánh sen, kèm cứng 2 ngón cái liền thành. Chân Ngôn là:

湡 向忝叻廕 猭

OMÏ VAJRA DHARMA HRÌHÏ

Nếu người trì Chân Ngôn một chữ này thì hay trừ tất cả tai họa bệnh tật, sau khi mệnh chung sẽ được sinh vào Thương Phẩm của cõi Cực Lạc. Ngồi ra các sự mong cầu về Đại nguyện Thế Gian và Xuất Thế Gian thì tùy trì ắt được thành huống chi y theo Giáo Pháp này mà tu hành thì chẳng bao lâu sẽ viên mãn tất cả Tất Địa

    Xem thêm:

  • Kinh Phổ Hiền Mạn Noa La - Kinh Tạng
  • Mười Sáu Tôn Phật Trong Kiếp Hiền - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Bí Mật Bồ Tát Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Nhứt Thiết Bí Mật Tối Thượng Danh Nghĩa Đại Giáo Vương - Kinh Tạng
  • Chơn Ngôn Nghi Quỹ Thắng Sơ Du Già - Kinh Tạng
  • Tâm Yếu Kim Cang Đỉnh Du Già Lược Thuật Ba Mươi Bảy Tôn Vị - Kinh Tạng
  • Pháp Niệm Tụng Du Già Liên Hoa Bộ - Kinh Tạng
  • Kinh Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chơn Thực - Kinh Tạng
  • Nghi Thức Tụng Niệm Đại Lạc Kim Cang Tát Đỏa Lược Trích Từ Kinh Kim Cang Đỉnh Thắng Sơ Du Già - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sở Thuyết Tối Thắng Danh Nghĩa - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phổ Hiền Sở Thuyết - Kinh Tạng
  • Du Già Thập Bát Hội Chỉ Quy Kinh Kim Cang Đỉnh - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Thành Tựu Tụng Niệm Cúng Dường Bồ Tát Cam Lộ Quân Đồ Lợi - Kinh Tạng
  • Nhơn Vương Bát Nhã Đà La Ni Thích - Kinh Tạng
  • Pháp Niệm Tụng Đà La Ni Kim Cang Thọ Mạng - Kinh Tạng
  • Kim Cang Đỉnh Du Già Hàng Tam Thế Thành Tựu Cực Thâm Mật Môn - Kinh Tạng
  • Bồ Tát Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Luân Du Già - Kinh Tạng
  • Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Tán Phật Pháp Thân Lễ - Kinh Tạng
  • Mười Tám Khế Ấn - Kinh Tạng
  • Pháp Nghi Quỹ Dược Sư Như Lai Quán Hạnh - Kinh Tạng