Kinh Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chơn Thực
Đường Bát Nhã dịch,
Bản Việt dịch của Vọng Chi – Huyền Thanh
*
QUYỂN THƯỢNG: TỰA
PHẨM THỨ NHẤT
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật Bạc Già Phạm khéo hay thành tựu Uy Đức, Tam Ma Gia, Trí, mọi Công Đức tối thắng hiếm có của Kim Cương. Ngài đã được mão báu Quán Đỉnh của tất cả Như Lai, vượt qua ba cõi. Ngài đã chứng nhập Trí Diệu Quán Sát, Pháp Đại Du Già của tất cả Như Lai, vô ngại tự tại. Ngài đã thành tựu Trí Ấn vi diệu của tất cả Như Lai. Nơi công việc làm, khéo léo thành tựu mọi điều nguyện cầu của các loại Hữu Tình, tùy theo niềm vui đều khiến cho họ được đầy đủ cả. Đức Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai có Thể Tính thường trụ, vô thủy vô chung, ba nghiệp kiên cố giống như Kim Cương. Chư Phật mười phương đều tôn trọng, tất cả Bồ Tát cung kính khen ngợi.
Lúc đó, Đức Bạc Già Phạm ngự tại lầu gác Ma Ha Ma Ni Tối Thắng trong cung Đế Thích thuộc cõi Tam Thập Tam Thiên trên đỉnh núi Diệu Cao. Đó là nơi chư Phật ba đời thường thuyết Pháp. Đất nơi ấy mềm mại như gấm Đâu La, ánh sắs trắng trong như Bạch Ngọc, có lầu gác tuyệt đẹp trang nghiêm bằng 7 báu, nơi nơi treo bày mõ báu, chuông báu nương theo gió nhẹ phát ra âm thanh vi diệu. Chốn ấy lại được trang sức bằng lọng phướng lụa, hoa man, hình trăng tròn, hình Bán Nguyệt… tỏa sáng chiếu soi khắp cả hư không. Vô số Thiên Tiên thảy đều ca ngợi
Đồng thời có chúng Đại Bồ Tát Ma Ha Tát với 16 Câu Chi Na Dữu Đa trăm ngàn Bồ Tát quyến thuộc cùng đến dự hội. Các vị Bồ Tát ấy tên là: Kim Cương Tạng Bồ Tát, (Bản này ghi thiếu: Kim Cương Vương Bồ Tát), Kim Cương Cung Bồ Tát, Kim Cương Thiện Tai Bồ Tát, Kim Cương Thai Bồ Tát, Kim Cương Uy Đức Bồ Tát, Kim Cương Tràng Bồ Tát, Kim Cương Tiếu Bồ Tát, Kim Cương Nhãn Bồ Tát, Kim Cương Thọ Trì Bồ Tát, Kim Cương Luân Bồ Tát, Kim Cương Ngữ Ngôn Bồ Tát, Kim Cương Yết Ma Bồ Tát, Kim Cương Tinh Tiến Bồ Tát, Kim Cương Tồi Phục Bồ Tát, Kim Cương Quyền Bồ Tát. Mười sáu vị Bồ Tát thuộc nhóm như thế, mỗi mỗi Vị đều có một Ức Na Dữu Đa trăm ngàn Bồ Tát làm Quyến Thuộc.
Lại có 4 vị Kim Cương Thiên Nữ tên là: Kim Cương Thiêu Hương Thiên Nữ, Kim Cương Tán Hoa Thiên Nữ, Kim Cương Nhiên Đăng Thiên Nữ, Kim Cương Đồ Hương Thiên Nữ.Nhóm Kim Cương Thiên Nữ như thế, mỗi mỗi Vị đều có một ngàn Kim Cương Thiên Nữ là quyến thuộc đến dự.
Lại có 4 vị Kim Cương Thiên tên là: Kim Cương Câu Thiên, Kim Cương Sách Thiên, Kim Cương Tỏa Thiên, Kim Cương Linh Thiên. Nhóm Kim Cương như thế, mỗi mỗi Vị đều có một ngàn Kim Cương Thiên là quyến thuộc cùng đến dự.
Lại có Đao Lợi Thiên Chủ Thích Đề Hoàn Nhân, Đại Phạm Thiên Vương, các Đại Thiên Vương của Trời Ma Hê Thủ La với vô số Thiên Tử của cõi Tam Thập Tam Thiên, vô lượng Câu Chi Na Dữu Đa chư Thiên thái nữ dùng mọi thứ ca múa nhất tâm cúng dường.
Lại có hằng hà sa số vô lượng vô biên tất cả Hóa Phật hiện ở cõi Diêm Phù Đề đầy khắp cả Hư Không. Mỗi mỗi Vị Như Lai thị hiện cõi Phật rộng lớn vô biên. Trong cõi Phật ấy, mỗi mỗi Vị Như Lai có vô lượng vô số hải hội Bồ Tát Hiền Thánh vây quanh nói Đại Pháp này.
Bấy giờ Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai tận giới hư không, thường trụ bất biến quán sát Hải Hội như Đại Yượng Vương nhập vào Tam muội ” Biến mãn nhất thiết hư không giác ngộ bản tính trí tuệ hy hữu Kim Cương ” Vào Tam muội xong, từ trong ức ngực phóng ra ánh sáng màu xanh chiếu soi vô lượng Thế Giới ở phương Đông như lưu ly xanh biếc. Từ diện môn cho đến ngón chân của Ngài, mỗi mỗi lỗ chân lông phát ra ánh sáng màu xanh. Ánh sáng của nhóm này hợp thành một màu soi khắp mọi nơi, bên dưới soi đến địa ngục A Tỳ, bên trên chiếu đến cõi trời A Ca Nị Tra (Trời Sắc Cứu Cánh) vô lượng vị Hóa Phật của các Thế Giới đó, mỗi mỗi vị Hóa Phật thị hiện cõi Phật rộng lớn vô biên. Trong cõi Phật đó, mỗi mỗi vị Như Lai có vô lượng vô biên hải hôïi Bồ Tát đại chúng vây quanh nói Đại Pháp này, các nhóm hữu tình của Thế Giới Hắc Ám, nơi không có mặt trời mặt trăng cho đến người mù đều mong ánh sáng chiếu đến, được thấy Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai với tất cả vị Hóa Phật thì trừ hết mọi khổ não, nhận được vô lượng niềm vui
Bấy giờ, Đức Như Lai từ Định khởi xong, lại nhập vào Tam muội ” Nhất thiết Hư không cực vi trần số xuất sinh Kim Cương Uy Đức đại bảo ” Vào Tam muội rồi, từ vai phải phóng ra ánh sáng màu vàng chiếu soi vô lượng Thế Giới ở phương Nam. Từ đỉnh đầu đến chân của ngài, mỗi mỗi lỗ chân lông phóng ra ánh sáng này. Ánh sáng như vậy hợp thành một màu chiếu khắp mọi nơi ở phương Nam. Các Thế Giới đó có vô lượng vị Hóa Phật. Chư Phật của nhóm ấy thị hiện cõi Phật rộng lớn vô biên. Mỗi mỗi vị Như Lai trong cõi Phật đó có vô lượng vô biên hải hội Bồ Tát đại chúng vây quanh nói Đại Pháp này. Tất cả chúng sinh của Thế Giới Hắc Ám, nơi không có mặt trời mặt trăng cho đến người mù đều mong ánh sáng chiếu đến, được thấy Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai cùng với các vị Hóa Phật, đều trừ mọi khổ nhận được vô lượng niềm vui.
Lúc đó, Đức Như Lai từ Định khởi xong, lại nhập vào Tam muội “Nhất thiết Như Lai chư pháp bản tính thanh tịnh Liên Hoa” Vào Tam muội rồi, từ trên lưng phóng ra ánh sáng màu hoa sen hồng chiếu soi vô lượng Thế Giới ở phương Tây, cho đến tất cả lỗ chân lông phóng ra ánh sáng màu hoa sen hồng. Chiếu soi khắp cả Hư Không ở phương Tây, hợp thành một màu chiếu khắp mọi nơi. Các Thế Giới ấy có vô lượng vị Hóa Phật Các vị Hóa Phật đó hiện ra cõi Phật rộng lớn chẳng thể nói được. Mỗi mỗi vị Như Lai trong cõi Phật ấy có vô lượng vô biên hải hội Bồ Tát đại chúng vây quanh nói Đại Pháp này. Tất cả chúng sinh của Thế Giới Hắc Ám, nơi không có mặt trời mặt trăng cho đến người mù đều mong ánh sáng chiếu đến, được thấy Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai cùng với các vị Hóa Phật, đều trừ mọi khổ nhận được vô lượng niềm vui.
Bấy giờ, Đức Như Lai từ Định khởi xong, lại nhập vào Tam muội ” Nhất Thiết Như Lai Ma Ha Bồ Đề Kim Cương Kiên Lao Bất Không Tối Thắng Thành Tựu Chủng Chủng Sự Nghiệp ” Vào Tam muội rồi, từ vai trái phóng ra ánh sáng năm màu chiếu soi vô lượng Thế Giới ở phương Bắc. Tất cả thân phần cho đến lỗ chân lông phóng ra ánh sáng năm màu tràn đầy tận giới hư không ở phương Bắc hợp thành một màu soi khắp mọi nơi. Các Thế Giới ấy có vô lượng vị Hóa Phật. Các vị Như Lai đó thị hiện cõi Phật rộng lớn khó suy tưởng được. Mỗi mỗi vị Như Lai trong cõi Phật ấy có vô lượng vô biên hải hội Bồ Tát đại chúng vây quanh nói Đại Pháp này. Tất cả chúng sinh của Thế Giới Hắc Ám, nơi không có mặt trời mặt trăng cho đến người mù đều mong ánh sáng chiếu đến, được thấy Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai cùng với các vị Hóa Phật, đều trừ mọi khổ nhận được vô lượng niềm vui
Bấy giờ, Đức Như Lai từ Định khởi xong, lại nhập vào Tam muội ” Biến Mãn Nhất Thiết Cực Hư Không Tế Hiện Chư Cảnh Trí Năng Thiện Điều Phục Tận Chúng Sinh Giới Tối Thắng.” Vào Tam Muội rồi, từ trên đỉnh phóng ra ánh sáng màu trắng chiếu soi cõi phật của vô lượngTthế Giới ở mười phương, không có nơi nào không soi đến.Bốn loại ánh sáng đã phóng ra lúc trước từ bốn phương đi đến nhập vào trong ánh sáng này tràn khắp hư không. Vi trần sa số chư Phật Bồ Tát, vô biên chư Thiên Chúng thấy ánh sáng đó đều ca ngợi rằng ” Thật chưa từng có! ” Rồi tất cả đều tác niệm rằng ” Do Chân Ngôn gì mà hiện ra điềm lành này?”
Bấy giờ, Đức Phật Bạt Già Phạm là đấng Đại Thánh Chủ Tịch Tĩnh, vô thủy vô chung, hộ niệm chúng sinh. Là bậc Đại Tiên tối thắng ủng hộ Thế Giới, lợi ích hữu tình, hay làm cha mẹ trừ khổ sinh tử, có đại phương tiện an lạc tối thắng, Đại Từ Đại Bi đủ Tha Tâm Trí. Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai quán sát niệm nghi ngờ trong tâm của đaị chúng, liền bảo khắp tất cả các vị Bồ Tát Ma Ha Tát trong đại hội rằng: ” Lắng nghe! Lắng nghe! Hãy khéo ghi nhớ! Nay Ta diễn nói về Ma Ha Du Già là pháp môn Tâm Địa bí mật của Chư Phật, là Kinh Chư Phật Nhiếp Cảnh Giới Chân Thật để cắt đứt hết các lưới nghi ngờ của các ngươi, chỉ tu pháp này được thành Phật Đạo – Pháp này hay khéo dẫn đường cho tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát ngồi dưới cây Bồ Đề. Pháp này tức là căn bản của Chư Phật, là Pháp hay diệt tất cả ác nghiệp. Pháp này hay mãn tất cả ước nguyện. Pháp này hay làm khô kiệt biển: sinh, già, bệnh, chết, lo buồn, khổ não của tất cả chúng sinh. Pháp này hay vượt qua cánh đồng trống sinh tử. Pháp này hay làm lặng yên sóng sinh tử. Pháp này tức hạt giống của Chư Phật. Pháp này tức là dựng phướng Đại Pháp. Pháp này tức là Tòa Đại Sư Tử. Pháp này tức là Bánh Xe Vô Thượng. Pháp này tức là ngọn đuốc Trí Tuệ hay chiếu soi trong đêm dài đen tối trong sinh tử. Pháp này tức là thổi loa Đại Pháp. Pháp này tức là đánh trống Đại Pháp. Pháp này tức là tiếng rống của Đại Sư Tử hay đập tan Ngoại Đạo.
Khi ấy, trong Đại Hội: Vô lượng vô biên tất cả vị Hóa Phật, mười sáu Câu chi na dữu đa các Bồ Tát Ma Ha Tát, Đao Lợi Thiên Chủ Thích Đề Hoàn Nhân, Sa Bà Thế Giới Chủ Đại Phạm Thiên Vương, Dạ Ma Thiên Tử, Đổ Sử Đa Thiên Tử, Lạc Biến Hóa Thiên Tử, Tự Tại Thiên Tử cùng với trăm ngàn vạn ức câu chi na dữu đa Thiên Tử ở vô số Thế Giới ở phương khác.. ở trước Đức Phật, được nghe tên Kinh ” Chư Phật cảnh giới đại Du già đại thừa đối pháp chư phật bí mật nhiếp chân thật ” đều vui vẻ nhảy nhót, được đều chưa từng có. do tâm vui thích nên mỗi mỗi vị cởi áo Trời đang mặc ra, cầm trên tay quay vòng trên hư không rồi cúng dường Đức Phật.Chư vị cùng đem hoa cõi Trời là: Hoa Mạn Đà La, hoa Ma Ha Man Đà La, hoa Man Thù Sa, hoa Ma Ha Man Thù Sa cúng dường Đức Phật với các Đại Hội. lại dùng trăm ngàn vạn loại kỹ nhạc thượng diệu của cõi Trời ở trên hư không cùng chư Phật. Lại mưa các thứ diệu hoa trên Trời là hoa Chiêm Bặc Ca, hoa Tô Ma Na, hoa A Đề Mục Đa Ca, hoa Bà Lợi Sư Ca..vv.. cúng dường Đức Phật với các Đại Hội.
Lúc đó, Đại Chúng nghe thấy tên Kinh này thì vô lượng chúng được lợi ích lớn, hằng hà sa số chúng sinh được Vô Sinh Pháp Nhẫn. Hoặc có Bồ Tát được Hoan Hỷ Địa. Hoặc có Bồ Tát được Ly Cấu Địa. Hoặc có Bồ Tát được Phát Quang Địa. Hoặc có Bồ Tát được Diệm Tuệ Địa. Hoặc có Bồ Tát được Nan Thắng Địa. Hoặc có Bồ Tát được Hiện Tiền Địa. Hoặc có Bồ Tát được Viễn Hành Địa. Hoặc có Bồ Tát được Bất Động Địa. Hoặc có Bồ Tát được Thiện Tuệ Địa. Hoặc có Bồ Tát được Pháp Vân Địa. Lại có vô lượng vô biên các Thiên Tử phát Tâm Bồ Đề, chẳng còn thoái chuyển nơi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)
XUẤT SINH
— PHẨM THỨ HAI —
Bấy giờ, Đức Bạc Già Phạm Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai trụ Tâm Phổ Hiền thì mão báu trên đỉnh đầu hiện ra điều khó suy tưởng được. Trong Mão đó hiện ra hình ảnh của tất cả vị Hóa Phật là Đại Quán Tự Tại của các Như Lai, được Đại Pháp Trí Bát Nhã Ba La Mật Đa, và Tỳ Thủ Yết Ma Bất Không vô ngại của tất cả Như Lai, đều được khéo trong công việc làm, tất cả Tâm Nguyện không gì không đầy đủ. Y theo Đại Thần Lực đặt ngay trong Tâm của tất cả Phật Thể để trang nghiêm Pháp Thân.
Lúc đó, Đức Như Lai nhập vào Tam muội ” Nhất thiết chư Phật Phổ Hiền Bồ Tát Tam Ma Gia xuất sinh Kim Cương Tát Đóa quảng đại uy đức “. Từ Định khởi xong, ở trong Tự Tâm sinh ra Chân Ngôn bí mật là:
湡 向忝屹玆
“ÁnPhộcNhật-LaTátĐát-Bà”
OMÏ VAJRA SATVA
Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai nói về Pháp Tâm Địa Bí Mật Du Già chân thật thuộc cảnh giới của Chư Phật này thì vô lượng vô biên cõi Phật ở mười phương đều chấn động sáu cách. Lầu gác Đại Ma Ni Bảo Tối Thắng của cung Đế Thích trong cõi Tam Thập Tam Thiên trên đỉnh núi Diệu Cao cũng bị chấn động. Trời mưa hoa Man Đà La, hoa Ma Ha Mạn Đà La, hoa Mạn Thù Sa, hoa Ma Ha Mạn Thù Sa rải lên trên Đức Phật với các Đại Chúng.
Lúc đó, các Đại Chúng thấy vô lượng vô số hằng hà sa cõi Phật ở mười phương bị chấn động 6 cách và lầu gác Đại Ma Ni Bảo của cung Đế Thích trên đỉnh núi Diệu Cao bị chấn động 6 cách thì khởi niệm rằng ” Hiện nay Đức Như Lai hiện đại thần biến – Do nhân duyên nào mà có điềm này? “
Bấy giờ Đức Như Lai biết tâm niệm của các Đại Hội nên bảo rằng: ” Các ngươi ở đây đừng sinh nghi hoặc. Nay Ta đã nói về pháp thâm diệu dó là Tâm trong Tâm của Chư Phật ba đời. Tất cả Pháp Phật nhiếp vào Kinh này, tất cả Pháp Phật từ Kinh này mà ra. Pháp đó gọi là Đối Pháp Vi Diệu Đại Thừa du già thuộc cảnh giới chân thật của tất cả Như Lai. Đây là Tâm của tất cả Như Lai, bí mật tối thắng của Kim Cương Chân Ngôn
Khi ấy từ Tâm của Chư Phật xuất ra Pháp đó rồi, liền lúc đó Bạc Già Phạm Phổ Hiền Đà La Ni là Pháp Bí Mật này biến thành vô lượng vô số vành trăng tròn đầy. Vành trăng tròn đầy nay hay khiến cho Tâm Bồ Đề của chúng sinh được thanh tịnh.Vô lượng vô số vành trăng tròn đầy này ở hai bên phải trái của tất cả Như Lai. Từ vành trăng này hiện ra vô lượng vô số đại Trí Kim Cương của Như Lai. Đại Trí Kim Cương từ mặt trăng đầy hiện ra lại nhập vào trong Tâm của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Y theo sức diệu Kiên cố của Kim Cương Tát Đỏa Tam Muội với sức đại uy đức của tất cả Như Lai cho nên vô lượng vô số Trí Tuệ Kim Cương hợp thành một tụ ngang bằng với hư không, hiện ra đại quang man.. Quang Man như vậy liền được biến thành Kim Cương Ngũ Cổ (chày Kim Cương có năm chấu) là Trí Tính bền chắc của diệu thân, ngữ, ý của tất cả Như Lai, từ tâm của chư Phật xuất ra trụ ở trong hai lòng bàn tay của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai Từ Kim Cương này xuất ra mọi thứ sắc quang. Vô lượng vô số ánh sáng của tướng mạo Kim Cương tràn đầy tất cả Thế Giới, bình đẳng không ngại. Ánh sáng của Kim Cương này lại theo miệng tuôn ra hiện Pháp Thân vô ngại của Như Lai với lượng ngang bằng số hạt bụi nhỏ của mười Giới, tràn đầy biển Pháp Giới. Do nhân duyên gì mà tràn đầy Pháp Giới? Ấy là các Như Lai được Tuệ Bình Đẳng với Đại Thần Thông, hiện ra ” Năng Giác Ngộ ” tất cả chúng sinh khiến cho họ phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề khéo hay thành tựu mọi thứ diệu hạnh khó suy tư của Phổ Hiền, sức Nhân Chủng Tính của tất cả Như Lai khéo hay gần gũi cung kính cúng dường cây Đại Bồ Đề, hay diệt tất cả ác ma Ba Tuần chứng Đại Bồ Đề. Tự “Năng Giác Ngộ” hay chuyển Pháp Luân tối diệu vô thượng cho đến hay giúp đỡ hết tất cả chúng sinh tận giới hư không, hay làm lợi ích an vui. Tất cả Như Lai khéo hay thành tựu Tất Địa tối thắng của đại Trí thần biến. Tất cả Như Lai khéo hay thị hiện mọi loại thần biến y theo thể của Phổ Hiền Tam Muội với lực hòa hợp bền chắc vi diệu của Kim Cương Tam Muội cho nên xuất hiện thân của Phổ Hiền Đại Bồ Tát
Bấy giờ Phổ Hiền Bồ Tát đứng ở trog tâm của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai, nói lời Kệ là:
Lành thay! Phổ Hiền, Ngã hiếm có
Tính chân thật bền của Diệu Thể
Do sức bền chắc không hình tướng
Vì lợi sinh nên hiện sinh thân
Khi ấy, Phổ Hiền Bồ Tát từ trong Tâm của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai đi ra đến trước mặt chư Phật ngồi trong vành trăng, tay phải cầm chày Kim Cương xoay chuyển trong lòng bàn tay. Lúc đó, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai nhập vào Tam muội ” Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Bất Hoại Trí Đại Tam Ma Gia ” Y theo sức Tam Muội đó vì Phổ Hiền Bồ Tát khiến cho được Đại Pháp Luân vi diệu của Uẩn: Giới, Định, Tuệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến của chư Phật, lợi ích chúng sinh, Đại Tam Ma Gia của Trí Đại Phương Tiện cứu độ hết tất cả giới chúng sinh, tất cả Tự Tại Chủ, tất cả đại an lạc thâm tâm ái lạc cho đến Trí Bình Đẳng Tính của tất cả Như Lai, thần thông tối thắng, Đối Pháp của Đại Thừa. các Quả như thế là Tất Địa của tất cả Như Lai. Kim Cương vì muốn trao vào tay của Phổ Hiền Đại Bồ Tát, vì muốn trao cho Thể Chuyển Luân Vương của tất cả Như Lai, vì muốn trao cho sự nghiệp Phật chẳng thể tư nghị của tất cả Như Lai, vì muốn trao cho lụa trắng Quán Đỉnh của mão báu cho nên Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai dùng hai tay của Ngài trao cho Ấn Kim Cương. Thời tất cả Như Lai cho Danh Tự Quán Đỉnh, hiệu là Kim Cương Thủ. Khi ấy, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát được Kim Cương này rồi, tay phải cầm chày Kim Cương xoay chuyển trong lòng bàn tay rồi đặt ngang trái tim, nói lời Kệ là:
Đây là Đại Tất Địa Kim Cương
Tối Thắng của tất cả Như Lai
Chư Phật dùng hai tay cho Ta
Không Tướng hiện Tướng vì lợi sinh
KIM CƯƠNG GIỚI ĐẠI ĐẠO TRƯỜNG
—– PHẨM THỨ BA ——
Bấy giờ, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát nương theo uy thần của Đức Phật, quán sát tất cả chúng sinh trong vô lượng vô số vi trần Thế Giới ở 10 phương như xem trái A Ma Lặc trong lòng bàn tay. Vì chúng sinh cho nên sinh Tâm Đại Bi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, bạch Đức Phật rằng:”Thế Tôn! Các loại hữu tình trong tất cả Thế Gian, hoặc tham trước tài bảo, hoặc tham trước ăn uống, hoặc tham trước 5 Dục ganh ghét tỵ hiềm Tam Bảo, hoặc yêu thích ca múa mặc tình phóng túng chơi đùa. Nhóm chúng sinh ấy chưa từng thấy nghe Diệu Pháp chân thật vào ở trong Pháp Ngoại Đạo Tà Kiến mà chẳng tu tập Phạm Hạnh của chư Phật. Các chúng sinh ấy trong việc làm ác tạo nhân Địa Ngục cho nên tất cả Pháp khác chẳng có thể cứu độ, chỉ có Đại Pháp Vô Thượng của Kim Cương Giới Đại Man Đà La mới khéo hay cứu độ được.Tại sao thế? Nếu có chúng sinh tạo mọi thứ tội sẽ đọa vào Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh và phại chịu 8 nạn thì chỉ có Pháp này mới có thể cứu bạt được. Nếu có chúng sinh ước mong tất cả sự tối thắng an lạc thì chỉ có Bí Mật này khéo hay thỏa mãn được. Lại có chúng sinh yêu thích Chính Pháp, nguyện cầu Tịnh Giới, Tam Muội, Trí Tuệ, Tất Địa tối thắng của tất cả Như Lai thì Pháp Bí Mật này là Hạnh phương tiện như mọi loại Hạnh mà nhiều vị Phật đã từng tu tập cầu nơi Quả của Đẳng Thiền Định giải thoát. Chúng sinh như vậy dễ vào Man Đà La này tức liền chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, huống chi Quả Báo Phước Lạc của Thế Gian. Giờ đây, xin Đức Thế Tôn phát khởi Tâm Đại Bi tối thắng vì những việc ấy, nay nên diễn nói Pháp Đà La Ni”
Bấy giờ, Đức Phật Bạc Già Phạm bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát rằng:” Lành thay! Lành thay! Kim Cương Thủ! Như vậy, như vậy, như ông đã nói. Ông khởi Đại Bi vì tất cả chúng sinh đời vị lai, là Đạo như thật. Này Thiện Nam Tử! Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Hãy khéo ghi nhớ! Nay Ta vì ông, thứ tự diễn nói pháp Đại Đạo Trường Man Đà La.
Này Thiện Nam Tử! Nếu có tu học cảnh giới của Chư Phật là pháp Đại Man Đà La Du Già Kim Cương Giới này. Thì đầu tiên cần làm những việc gì? Người hành Du Già bắt đầu bước vào Đạo Trường, trước hết kết Ấn Diệt Tội, đem hai ngón cái, hai ngón trỏ cùng cài lẫn nhau, dựng thẳng hai ngón giữa rồi co lại sao cho hai đầu ngón dính nhau. Các ngón vô danh, ngón út cũng như ngón cái ngón trỏ cùng cài lẫn nhau. Liền trì Chân Ngôn có tên là: Tam nghiệp Bí Mật Chân Ngôn
湡 送矢向 圩盍 屹楠 叻廕 送矛向 圩砰狫
“Án Tát-Phộc Bà Phộc Thâu Đà Tát Lộ-Phộc Na Lỗ-Ma Tát-Phộc Bà Phộc Thú Độ Hồng
OMÏSVÀBHÀVA ‘SUDDHA SARVA DHARMA SVÀBHAVA‘SUDDHO HÙMÏ
(Bản khác ghi là: OMÏ SVABHÀVA‘SUDDHA SARVA DHARMA SVABHÀVA ‘SUDDHA UHÀMÏ)
Trì một biến xong, Tác tưởng như vầy:”Bản tính của các Pháp vốn thanh tịnh, Ta với chúng sinh cũng có bản tính thanh tịnh” Tác tưởng đó xong.
Lại nữa, người hành Du Già kết Ấn Kim Cương Hợp Chưởng. Trước tiên hợp hai lòng bàn tay lại rồi để mười đầu ngón tay cùng cài lẫn nhau, dùng tay phải đè tay trái. tức là Kim Cương Hợp Chưởng Ấn. Tất cả Ấn Pháp đều từ đây sinh ra. Trì Chân Ngôn là
湡 向輈 介印
“Án Phộc Nhật-La Nhạ Lý”
OMÏ VAJRÀMÏJALI
Trì Chân Ngôn xong, ấn năm chỗ trên thân. Một là trên đỉnh đầu, hai là trên vai phải, ba là trên vai trái, bốn là trên trái tim, năm là trên cổ họng. Lúc ấy, Hành Giả dùng ấn Kim Cương Hợp Chưởng gia trì năm nơi tức thời trên thân được mặc áo giáp Kim Cương. Hành Giả với đệ tử, thân tâm kiên cố thảy được an ổn, tất cả ác quỷ Tỳ Na Dạ Ca chẳng có dịp hãm hại.
Lại nữa, người hành Du già kết Ấn Kim Cương Phộc. Chẳng giải Ấn Kim Cương Hợp Chưởng lúc trước, mười ngón tay cùng trợ nhau nắm lại, dùng năm ngón tay phải nắm chặt tay trái, năm ngón tay trái nắm chặt tay phải như tướng cột trói. Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝 向神 貆
“Án phộc nhật-la man đà đát-lạc-tra”
OMÏ VAJRA BANDHA TRATÏ
Ba chữ sau cùng (Bandha Tratï) trùng trì ba biến mỗi tập ba chữ một biến. Hai ngón giữa dựng đứng, búng ngón tay một biến, như vậy đến ba biến, Lúc ấy Hành Giả trì Chân Ngôn xong, tác tưởng Tất cả phiền não có trong thân ta với thân của các chúng sinh, thảy đều trừ diệt, trong ngoài thanh tịnh giống như hư không, nhận làm nơi trú ngụ của chư Phật Bồ Tát. Tất cả Tỳ Na Dạ Ca, các nhóm Quỷ Thần thảy đều lìa xa. Bốn Nhiếp, 10 Thiện, 10 Ba La Mật đều tùy viên mãn giống như con sông chảy vào biển lớn Tác tưởng đó xong
Lại nữa, người hành Du già cùng vào Đạo Trường, quỳ hai đầu gối sát đất, chắp tay lễ bái rồi tác tưởng là:”ø Nay như Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai sắc cho vi trần sa số Chư Phật Bồ Tát với chúng Hiền Thánh ở mười phương Thế Giới khiến ngưng tất cả việc Tam Muội, nói Pháp đi đến Đạo Trường quán sát Hành Giả cùng chung nhiếp thụ lợi ích chúng sinh”. Tác quán này xong, ngữa Ấn hướng ra bên ngoài, trì Chân Ngôn là:
湡 向 怔 凸 沰
“ÁnPhộc Nhật-Lêđểsắt-tra”
OMÏ VAJRE TISÏTÏA
Lại nữa, người hành Du Già kết Ấn Kim Cương Quyền. Trước hết dùng quyền trái an trên trái tim. Tiếp để quyền phải để ra cạnh ngoài, tiếp duỗi ngón trỏ của quyền trái, lại duỗi ngón trỏ của quyền phải, hướng ra bên ngoài. Trì Chân Ngôn là
嫟
“ Hồng”
HÙMÏ
Trì Chân Ngôn này một biến, liền tác tưởng này:” Đuổi tất cả Tỳ Na Dạ Ca với tất cả nhóm Quỷ Thần ác có trong Đạo Trường và trong thân ta ra ngoài” Hành Giả trì Chân Ngôn này thì ngón trỏ của quyền phải hướng ra ngoài dao động, là tướng Khu Trục (xua đuổi) tức gọi là Khiển Xuất Ma Đẳng xong.
Lại nữa, người Du Già kết Ấn Kim Cương Câu. Trước tiên tác ấn Kim Cương Phộc, tiếp duỗi ngón trỏ của tay phải, hơi co lại, tưởng làm Câu Ấn thỉnh Chư Phật Bồ Tát, tất cả chúng Thánh. Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝乃在 切
“ÁnPhộcNhật-laNguGiàNhạ”
OMÏVAJRA KU ÙSA JAHÏ
(Bản khác ghi là: OMÏ VAJRA ANÕKU’SA JAHÏ)ï
Vừa mới trì Chân Ngôn này, tất cả Chư Phật Bồ Tát Thánh Chúng giáng lâm
Lại nữa, người hành Du già tác Ấn Tập Hội. Trước tiên, dùng hai tay kết Kim Cương Quyền. Tiếp, dùng quyền trái an trên đầu gối phải. Tiếp, dùng quyền phải giao cánh tay trên ức ngực thúc trái tim liền tác tưởng là:”Tất cả Như Lai, Bồ Tát, Thánh Chúng thảy đều tập hội” Tác tưởng này xong trì Chân Ngôn là:
湡 向忝 屹亙仄
“ ÁnPhộcNhật-LaSaMaNhạ”
OMÏ VAJRA SAMAJÀ
Trì Chân Ngôn này xong, liền tác tưởng này:” Chư Phật Bồ Tát đã tập hội xong, phát tâm vui vẻ”. Chẳng dao động hai cánh tay, chỉ dùng hai ngón cái, 2 ngón trỏ búng ngón tay 3 biến. Bấy giờ, Đức Như Lai nói lời Kệ rằng:
Định, Tuệ hai tay Kim Cương Quyền
Giao tay thúc tim: Lực Tinh Tiến
Búng tay, tiếng vang khắp Pháp Giới
Đế quán, thỉnh khắp các Như Lai
QUYỂN TRUNG: KIM CƯƠNG GIỚI ĐẠI ĐẠO TRƯỜNG
PHẨM HẠ
Lại nữa, người hành Du Già tác tưởng như vầy:” Nay chư Phật Bồ Tát sẽ giáng lâm thị hiện sức Đại Thần Thông Uy Đức”. Tác tưởng này xong, lại nên quán sát Pháp Thành Đạo của Đức Thích Ca Như Lai. Như Thích Ca Bồ Tát ở gần cây Bồ Đề trong một Do Tuần, tu các Pháp Khổ Hạnh tròn đủ 6 năm nguyện thành Phật Đạo. Ngài đến cây Bồ Đề ngồi trên Tòa Kim Cương, nhập vào Kim Cương Định.
Bấy giờ Tỳ Lô Giá Na Như Lai quán thấy sự kiện đó xong, liền đến Đạo Trường Kim Cương dưới cây Bồ Đề, thị hiện vô số Hóa Phật tràn đầy Hư Không giống như bụi nhỏ, đều cùng chung âm thanh bảo Bồ Tát rằng:” Này Thiện Nam Tử! Vì sao chẳng cầu Pháp thành Phật? “.
Bồ Tát nghe xong, chân thành cung kính chắp tay bạch Phật rằng:” Nay con chưa biết Pháp thành Phật! Nguyện hãy Từ Bi chỉ lối Bồ Đề”
Thời các vị Hóa Phật bảo Bồ Tát rằng:” Thiện Nam Tử! Tâm là Bồ Đề, nên cầu Tự Tâm”
Hằng hà sa chư Phật khác miệng cùng lời nói Pháp Thân Cầu Tâm Chân Ngôn là:
湡 才柰 盲凸尼 一刎亦
“Án, thất đa, bát-la để đa-nễ, ca lỗ nhĩ “
OMÏ CITTA PRATIDHAMÏ KAROMI
(Bản khác ghi là: OMÏ_ CITTA PRATIVEDHAMÏ KARA UMI)
Khi Bồ Tát nghe Pháp đó xong, kết Ấn Kim Cương Phộc. Hai tay cùng cài nhau nắm lại thành Quyền để ngang trái tim, nhất tâm quán sát nghĩa thú của Chân Ngôn rồi bạch Phật rằng:” Con được Pháp đó”
Thời Phật hỏi rằng:’ Được Pháp của Đẳng nào?”
Bồ Tát đáp:” Tâm là Bồ Đề. Con được Pháp đó”
Chư Phật bảo rằng:” Nên quán sát phân biệt một cách vi tế hơn”
Bồ Tát bạch rằng:” Pháp Tâm Ý Thức vào các phiền não cộng chung hòa hợp chẳng thể phân biệt. Xong trong các Pháp cầu Tâm, Tâm Sở đều chẳng thể được. Trong Pháp Năm Uẩn cầu chẳng thể được. Trong 12 Xứ cũng chẳng thể được. Trong 18 Giới cũng chẳng thể được cho đến trong 18 Không cũng chẳng thể được. Pháp Uẩn, Xứ, Giới mỗi mỗi phân biệt thì tất cả Pháp Thể không có Ngã, Ngã Sở. Bổ Đặc Già La (Pùdgala) không có Ngã, Ngã Sở. Pháp Tâm, Tâm Sở xưa nay không có nơi sinh cũng không có chỗ diệt. Ở trong tất cả Tâm của các Thế Gian cũng không thể thấy. Bên trong không có, bên ngoài không có, khoảng giữa cũng không có. Tâm quá khứ chẳng thể được, Tâm hiện tại chẳng thể được, Tâm vị lai chẳng thể được, giống như Huyễn Hóa không sai biệt. Nay con tự chứng thảy đều như vậy. Thế Tôn! Như điều con giải thì Pháp Tâm, Tâm Sở xưa nay Không Tịch (Lặng lẽ trống rỗng). Vậy y theo Pháp của Đẳng nào cầu thành Phật Đạo?”
Chư Phật bảo rằng:’ Pháp Tâm, Tâm Sở khi hòa hợp thì tự biết khổ, vui nên gọi là Tự Ngộ Tâm chỉ tự biết nơi khác (Tha Sở) thì chẳng ngộ. Y theo Tâm này mà lập Tâm Bồ Đề”
Lại nữa người hành Du Già như vị Bồ Tát ấy quán sát Tâm xong, ngồi Kiết Già, tác Ấn Kim Cương Phộc để ngang trái tim, nhắm 2 mắt lại, chân thật quán Tâm của mình (Tự Tâm), miệng tập Cầu Tâm Chân Ngôn, Ý tưởng nghĩa bí mật
Bấy giớ, Đức Thế Tôn nói lời Kệ là:
Hành Giả tưởng vành trăng
Trong Định, lễ tất cả
Nguyện xin các Như Lai
Chỉ cho con chỗ Hành (Hành Xứ)
Chư Phật đồng âm bảo
Ngươi nên quán Tâm mình (Tự Tâm)
Nghe lời nói ấy xong
Như Giáo mà quán sát
Trụ lâu, suy tư kỹ
Chẳng thấy tướng Tâm mình
Tưởng lễ dưới chân Phật
Bạch rằng Tối Thắng Tôn!
Con chẳng thấy Tâm mình
Tâm này là Tướng nào?
Chư Phật đều bảo rằng
Tướng Tâm khó đo lường
Trao ngươi Tâm Chân Ngôn
Như Lý, quán sát kỹ
Lại nữa, người hành Du Già kết Ấn Kim Cương Phộc tác quán Tướng Trạng của Tâm Bồ Đề đồng thời tập Chân Ngôn.
Các vị Hóa Phật đó bảo Bồ Tát rằng:’ Thiện Nam Tử! Nên phát Tâm Đại Bồ Đề Vô Thượng”
Bồ Tát hỏi rằng:’ Thế nào gọi là Tâm Đại Bồ Đề?”
Chư Phật bảo rằng:” Vô lượng Trí Tuệ giống như bụi nhỏ, là nơi thành tựu của sự tinh tiến tu tập trong 3 A Tăng Kỳ một trăm ngàn Kiếp, mau chóng xa lìa tất cả lỗi lầm phiền não,thành tựu Phước Trí giống như Hư Không, hay sinh Diệu Quả Tối Thắng. Như thế là Tâm Đại Bồ Đề Vô Thượng. Ví như trong thân người thì trái tim là bậc nhất, Tâm Đại Bồ Đề cũng như thế là tối vi đệ nhất trong ba ngàn Thế Giới. Do nghĩa này mà gọi là đệ nhất. Vì tất cả Phật Bồ Tát từ Tâm Bồ Đề mà được sinh ra”
Bồ Tát bạch rằng:’ Tâm Đại Bồ Đề có Tướng như thế nào?”
Chư Phật bảo rằng:’ Ví như vành trăng tròn đầy, đường kính 50 Do Tuần trắng tinh mát mẻ không có các đám mây che. Nên biết đấy là Tướng của Tâm Bồ Đề”
Nói lời ấy xong, vô lượng chư Phật khác miệng cùng lời, nói Đại Bồ Đề Tâm Chân Ngôn là:
湡 回囚才柰觜歋叨 伏 亦
“ Án, mô ni thất đa mau nhị-bà đà dã nhĩ”
OMÏ_ BODHICITTAM UTPADA YAMI
Như vị Bồ Tát kia quán Tâm Bồ Đề, người hành Chân Ngôn cũng lại như thế.
Bấy giờ, Đức Như Lai nói lời Kệ là:
Nhất niệm thấy Tâm Tịnh
Tròn đầy như trăng Thu
Lại khởi tác suy tư
Tâm đó là vật gì?
Phiền não tập chủng tử
Thiện ác đều do Tâm
Tâm là A Lại Gia (Alaya)
Cùng Tịnh Thức làm gốc
Vì huân tập sáu Độ(Sïadïa Pàramità)
Tâm ấy là Đại Tâm
Tạng Thức vốn không nhiễm
Trong sạch không vết nhơ
Vô thủy tu Phước Trí
Giống như trăng trong sáng
Không Thể cũng không Dụng
Tức trăng chẳng phải trăng
Do đầy đủ Phước Trí
Trăng tròn như Tự Tâm
Bồ Tát, Tâm vui vẻ
Lại bạch chư Phật rằng
Con đã thấy Tướng Tâm
Thanh tịnh như vành trăng
Lìa các nhơ phiền não
Nhóm Năng Chấp, Sở Chấp
Chư Phật đều bảo rằng
Tâm ngươi vốn như thế
Vì khách trần che lấp
Chẳng ngộ Tâm Bồ Đề
Ngươi quán vành trăng tịnh
Niệm niệm mà quán chiếu
Hay khiến Trí hiện sáng
Được ngộ Tâm Bồ Đề
Lại nữa, người hành Du Già kết Ấn Kim Cương Phộc y theo trước quán sát kèm tập Chân Ngôn như vị Hóa Phật trước bảo Bồ Tát rằng:’ Thiện Nam Tử! Lại có Kiên Cố Bồ Đề Tâm Chân Ngôn là:
湡 市沰 向忝
“ Án, nhị sắt-đà, phộc nhật-la”
OMÏ_ NISÏTÏA VAJRA
(Bản khác ghi là: OMÏ _ TISÏTÏA VAJRA)
Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quánchiếu rồi bạch Phật rằng:” Nay con đã thấy”
Đức Phật hỏi:” Thế nào là thấy?”
Bồ Tát đáp rằng:” Thấy Ngũ Cổ Kim Cương trong vành trăng tròn, tất cả phiền não thảy đều bị đập tan như dùi vào thỏi vàng thì ánh sáng rực rỡ. Trí Tuệ như vậy là tối vi đệ nhất, tức là Thân Kim Cương chẳng sinh chẳng diệt của chư Phật”
Như vậy, Bồ Tát kia quán nơi vành trăng, người hành Du Già cũng lại như thế.
Lại nữa, người hành Du Già tự quán Thân ta là Kim Vương Tát Đỏa (Vajrasatva) đồng thời lại kết Ấn trì niệm Chân Ngôn (Kim Cương Tát Đỏa tức là Thân biến hóa của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai)
Như các vị Hóa Phật bảo Bồ Tát rằng:” Thiện Nam Tử! Lại có Như Kim Cương Chân Ngôn là:
湡 向怵摓人嫟
“Án, phộc nhật-lỗ đà-ma ngu hồng”
OMÏ _ VAJROTMAKOHÙMÏ
(Bản khác ghi là: OMÏ _ VAJRA ATMAKA UHAMÏ)
Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quán rồi bạch Phật rằng:” Nay con đã thấy”
Đức Phật hỏi:” Đã thấy thế nào?”
Bạch rằng:”Thân con đã thành Kim Cương Tát Đỏa, mão báu trên đầu có 5 vị Hóa Phật, tay cầm Kim Cương dùng làm Pháp Chủ, lợi ích an lạc tất cả chúng sinh”
Như vị Bồ Tát kia quán Kim Cương Tát Đỏa, người hành Du Già cũng lại như thế, nhắm mắt ngồi ngay thẳng rồi tác tưởng là:’ Thân Ta tức là Kim Cương Tát Đỏa, đỉnh đầu có mão báu, trong mão báu có Hóa Phật của 5 phương ngồi Kiết Già, tay phải cầm chày Kim Cương để dưới ức ngực bên phải. Nếu nâng chày này lên liền hay tồi phá tất cả Trọng Chướng phiền não có trong thân ta với thân của tất cả chúng sinh”. Tác quán này xong, kết Ấn Kim Cương Phộc gia trì Chân Ngôn này.
Lại nữa, người hành Du Già tiếp tục quán chư Phật Bồ Tát với quyến thuộc ở 5 phương nhập vào trong thân của mình. Như các vị Hóa Phật bảo Bồ Tát rằng:”Thiện Nam Tử! Có Đồng Tam Thế chư Phật Chân Ngôn là:
湡 伏卡 屹楠 凹卡丫出 糽卉 嫟
“ Án, dã tha, tát lỗ-phộc đát tha nghiệt đa, sa-đát tha hồng “
OMÏ_ YATHA SARVATATHÀGATÀ STATHA HÙMÏ
(Bản khác ghi là: OMÏ_ YATHÀ SARVA TATHÀGATA STATHA AHAMÏ)
Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quán rồi bạch rằng:’ Đã thấy”
_ “ Thấy như thế nào?”
Đáp rằng:” Chư Phật 3 đời với quyến thuộc là vi trần Bồ Tát, vô số Trời Rồng từ 10 phương Giới nhập vào thân con. Như màu sắc của 5 phương là Xanh, vàng, đỏ, trắng và tạp sắc, là Phật của 5 phương nhập vào thân con. Sở chứng của chư Phật chỉ là Pháp Thân này”
Như vị Bồ Tát kia quán các Phật Đẳng nhập vào trong thân, người hành Du Già cũng lại như thế, nhắm mắt ngồi ngay thẳng, kết Ấn Kim Cương Phộc mà tác tưởng là:”Chư Phật, tất cả Bồ Tát ở 5 phương mỗi mỗi tự đem vô số quyến thuộc với âm nhạc của Trời nhập vào trong thân của ta. Thân của chư Phật ấy: thứ nhất là màu trắng, thứ hai là màu xanh, thứ ba là màu vàng, thứ tư là màu hồng, thứ năm là tạp sắc”
Lại tác tưởng:” Diệu quả của 3 Thân cùng với 3 chân thật ở trong thân ta đều được viên mãn. Như vậy niệm niệm thường quán”. Tác quán này xong, tập Chân Ngôn ấy.
Lại tác niệm là:” Như Quán Môn kia là cảnh giới của chư Phật, nay ta mới hiểu biết sự thanh tịnh của Tâm, thấy Tâm là Phật, mọi tướng viên mãn, được thành Bồ Đề. Ở trong Định đó lễ khắp chư Phật, nguyện thường gia hộ khiến chứng Pháp Thân”
Lại nữa, người hành Du Già tác Báo Thân Quán như các vị Hóa Phật bảo Bồ Tát rằng:” Thiện Nam Tử! Có Báo ThânChân Ngôn là:
湡 送扣向 圩砰曳
Án, sa-phộc bà phộc thú độ hàm
OMÏ _ SVÀHÀVA ‘SUDDHOHAMÏ
(Bản khác ghi là: OMÏ _ SVABHÀVA ‘SUDDHA UHAMÏ)
Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quán:” Nay con đã thấy”
Đức Phật hỏi rằng:” Thấy gì?”
Đáp rằng:” Pháp và Phi Pháp vốn có tính thanh tịnh ví như hoa sen tuy sinh trong bùn mà chẳng nhiễm bụi. Nay con quán điều này tức là Báo Thân”
Như vị Bồ Tát kia tác Báo Thân Quán, người hành Du Già cũng lại như thế. An tâm ngồi ngay thẳng, kết Ấn Kim Cương Phộc, nên tác tưởng này:” Pháp và Phi Pháp xưa nay thanh tịnh giống như hoa sen tuy sinh trong bùn mà bụi chẳng thể nhiễm. Báo Thân của chư Phật và Báo Thân của Ta cũng lại như thế. Tuy giống như thọ dụng y phục, ấm thực, âm nhạc của chư Thiên nhưng Tâm chẳng nhiễm dính” Tác tưởng đó xong, tập Chân Ngôn ấy.
Lại nữa, người hành Du Già tác Hóa Thân Quán như các vị Hóa Phật bảo Bồ Tát rằng:” Thiện Nam Tử! Có Hóa Thân Chân Ngôn là
湡 屹楠 屹伕狫
Án, tát lỗ-phộc sa mô hồng
OMÏ _ SARVA SAMOHÙMÏ
(Bản khác ghi là: OMÏ_ SARVA SAMA UHAMÏ)
Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quán rồi bạch chư Phật rằng:” Nay con đã thấy”
Đức Phật hỏi rằng:” Thấy như thế nào?”
Đáp rằng:” Muôn loại tướng trạng đều đủ 8 Thánh Đạo. Hoặc là mỗi mỗi chúng sinh đều là thân biến hóa, hoặc quán tất cả Hữu Tình đều thành mội vị Phật. Nay con quán điều này tức là Hóa Thân”
Khi ấy, Bồ Tát nghe Chân Ngôn đó xong, tương ứng thời chứng đắc Diệu Quả của 3 Thân.
Các vị Bồ Tát kia tác Hóa Thân Quán, người hành Du Già cũng lại như thế. Ngồi ngay thẳng, chính niệm, kết Ấn Kim Cương Phộc rồi tác tưởng này:” Nay Ta tự có muôn loại danh hiệu, muôn loại sắc tướng. Từ cung Trời Đổ Sử Đa (Tusïita_ Đâu Suất) giáng nhập vào thai của mẹ, hoặc thành tựu thọ mệnh, viên mãn 6 căn, hiện ra như mặt trời mặt trăng, hoặc ngồi dưới cây Bồ Đề, hoặc giáng 4 loại Ma Quân, hoặc nhận lời thỉnh cầu của Phạm Thiên Vương mà chuyển Pháp Luân độ các chúng sinh.Hoặc khi luận nghị đập tan Ngoại Đạo,hoặc từ cung Trời Đao Lợi đi xuống thềm báu của 3 Đạo, hoặc vì giáng phục Trời Ma Hê Thủ La: Đại Tự Tại) với các Quỷ Thần ác mà biến hóa Kim Cương Nộ Bồ Tát (Vajra Krodha Bodhisatva) thắng nơi Đại Man Đà La của Tam Giới, hoặc giáo hóa xong rồi nhập vào Vô Đẳng Đẳng Tịch Tĩnh Pháp Giới”
Người hành Du Già cũng lại như thế, nên quán thân mình. Tác tưởng đó xong, trì Chân Ngôn ấy.
Lại nữa, người hành Du già kết Ấn Kim Cương Phộc, nên tác tưởng này:” Vì như Hư Không vô tận của 10 phương Thế Giới. Ta quán 3 Thân với 3 chân thật, bền chắc thường trụ cũng lại như thế. Vì lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh cho nên ngày đêm thường tác Diệu Quán như vậy”. Tác Quán đó xong, trì Chân Ngôn là:
湡 屹楠 凹卡丫出 合戌 伐 呠丙 向忝 凸沰
“ Án_ Tát lỗ-phộc đát tha nga đa tỳ tát-nễ mãn đát-lô đà, phộc nhật-la, để sắt-tra”
OMÏ_ SARVA TATHÀGATÀ VISAMÏ MAMÏ DRÏDÏHA VAJRA TISÏTÏA
(Bản khác ghi là:OMÏ_ SARVA TATHÀGATA ABHISAMÏBODHI DRÏDÏHA VAJRA TISÏTÏA)
Lại nữa, người hành Du Già kết Ấn Viên Mãn. Ngửa lòng bàn tay dùng ngón cái phải nắm bên trên ngón út, dựng thẳng 3 ngón còn lại, dùng lòng bàn tay chứa nước, gia trì 7 biến. Trước tiên dùngmột phần nước rưới trên đỉnh đầu, tiếp dùng một phần nước để uống, sau cùng dùng một phần rưới vảy 4 phương. Rải xong, nên tác tưởng này:”Thân Ta bền chắc giống như Kim Cương, tất cả chúng sinh cũng được trường mệnh (Thọ mệnh lâu dài)”. Nếu dùng Ấn Chân Ngôn này gia trì nước, rưới lên tất cả đẳng vật cúng dường thì hết thảy đều cát tường thanh tịnh tối thắng. Tỳ Na Dạ Ca, các Quỷ Thần ác chẳng có thể gây ô uế và chẳng có dịp hãm hại. Chân Ngôn ấy là:
湡 向怵叨一 比
“ Án_ Phộc nhật-lỗ đà ca tra”
OMÏ _ VAJRA UDAKA TÏHAHÏ
Người hành Du Già cũng lại như vậy. Ngày đêm quán sát như vậy thì được lợi ích gì? Aáy là: Y theo như thế quán sát thì mau chóng được vào cảnh giới bí mật của tất cả chư Phật. Nếu người hành Du Già tu Quán này thời chư Phật Bồ Tát thường gia trì vệ hộ, Tâm có các nguyện đều được viên mãn. Chư Phật Bồ Tát đi đến, như trước búng tay bảo rằng:” Lành thay! Lành thay! Thiện Nam tử, thiện nữ nhân! Hãy siêng năng bỏ thêm công đức tu Pháp Môn này thì Quả Thắng Thượng của tất cả Thế Gian chẳng cầu tự được, nơi đời sau mau chứng Bồ Đề”
Lại nữa, người hành Du Già nập vào Tỳ Lô Giá Na Tam Muội. Ngồi ngay thẳng thân thể đừng cho dao động, đặt lưỡi trên nóc vọng (Hàm ếch), buộc tâm theo đầu mũi, tự tưởng đỉnh đầu có mão Trời 5 báu (Ngũ Bảo Thiên Quan). Trong Mão Trời có 5 vị Hóa Phật ngồi Kiết Già. Tác Quán này xong, liền kết Ấn Kiên Lao Kim Cương Quyền. Trước tiên, đem 2 ngón cái đặt trong lòng bàn tay, lại đem 4 ngón còn lại của 2 tay nắm chặt thành Quyền. Tức là Kiên Lao Kim Cương Quyền Ấn. Tiếp theo, dựng thẳng ngón trỏ của tay trái, đặt lưng quyền trái bên trên trái tim, xoay mặt quyền về bên phải. Liền đem ngón út của quyền phải nắm dính lóng trên của ngón trỏ thuộc quyền trái. Lại đem đầu ngón trỏ của quyền phải bám dính lóng thứ nhất của ngón cái thuộc quyền phải, cũng đặt trước trái tim. Đây gọi là Bồ Tát Dẫn Đạo Đệ Nhất Trí Ấn, cũng gọi là Năng Diệt Vô Minh Hắc Ám Ấn. Duyên theo sự gia trì của Ấn này, chư Phật cho Hành Giả sự thọ ký quyết định tối thắng của Bồ Đề Vô Thượng, tức là Đại Diệu Trí Ấn của Tỳ Lô Giá Na Như Lai.
Người hành Du Già kết Ấn này xong, vận tâm tác tưởng:” Tất cả chúng sinh đồng kết Ấn này thì 10 phương Thế Giới không có quả khổ, 8 nạn, 3 đường ác… thảy đều thọ dụng niềm vui của Đệ Nhất Nghĩa”. Trì Chân Ngôn là:
湡 狫 介 旭 屹
“ Án_ Hồng, nhạ, hê, tá”
OMÏ HÙMÏ JA HO SA
Lại nữa, Hành Giả trì Chân Ngôn này, mỗi mỗi quán sát sắc tướng của 5 chữ
_ Thứ nhất: Kết Ấn Bồ Đề nhập vào Tam Muội của Tỳ Lô Giá Na (Vairocana Tathàgata _ Biến Chiếu Như Lai), nên quán màu sắc của chữ ÁN (湡 _OMÏ),thân của mình với 10 phương Thế Giới đều là màu trắng. Người hành Du Già khi tu Quán Môn này thì bao nhiêu nghiệp ác vô minh của tất cả chúng sinh và thân mình thảy đều tiêu diệt. Hành Giả với tất cả chúng sinh mau được thành Phật.
_ Thứ hai: Kết Ấn Phá Ma. Tay phải duỗi 5 ngón đè lên mặt đất, 5 ngón tay trái cầm giữ góc áo, nhập vào Tam Muội của Bất Động Như Lai (Aksïobhya Tathàgata) ở phương Đông. Nên quán màu sắc của chữ HỒNG (狫 _HÙMÏ), thân của mình với hết thảy Thế Giới ở phương Đông cùng với chư Phật Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, sông, cây, cỏ… của vô lượng Thế Giới ở 9 phương đều là màu xanh. Dùng lòng bàn tay phải áp lên mặt đất. Ấn này hay khiến cho Ác Ma, Quỷ Thần, tất cả phiền não thảy đều bất động. Đấy là Ấn hay diệt Tỳ Na Dạ Ca với các Ma Quỷ Thần ác.
_ Thứ ba: Kết Ấn Thí Chư Nguyện. Tay trái giống như trước, duỗi 5 ngón tay phải ngửa lòng bàn tay lên, nhập vào Tam Muội của Bảo Sinh Như Lai (Ratna samïbhava Tathàgata) ở phương Nam. Nên quán màu của chữ NHẠ (介 _ JA), thân của mình, hết thảy Thế Giới ở phương Nam cùng với chư Phật Bồ Tát, tất cả chúng sinh, cỏ, cây, núi, sông của vô lượng Thế Giới ở 9 phương đều là màu vàng rực (Hoàng Kim sắc). Liền tác tưởng này:” Từ kẽ tay của 5 ngón tuôn mưa Ngọc Như Ý. Ngọc Như Ý này tuôn mưa quần áo của cõi Trời, Cam Lộ màu nhiệm của cõi Trời, Aâm nhạc màu nhiệm của cõi Trời, Cung điện báu của cõi Trời, cho đến tất cả vật ưa thích của chúng sinh đều khiến cho được đầy đủ. Ấn này gọi là Ấn hay khiến cho đầy đủ điều ưa thích của chúng sinh, hay thỏa mãn tất cả nguyện của chúng sinh”
_ Thứ tư: Kết Ấn Trừ Tâm Tán Loạn.Thoạt tiên, duỗi 5 ngón tay trái đặt ở lỗ rốn, tiếp theo duỗi 5 ngón tay phải đặt trên lòng bàn tay trái. Kết Ấn này xong, nhập vào Tam Muội của Vô Lượng Thọ Như Lai (Amitayuhï Tathàgata) ở phương Tây. Nên quán màu của chữ HÊ (旭 _ HO), thân của mình, tất cả Thế Giới ở phương Tây cùng với chư Phật Bồ Tát, tất cả chúng sinh, cỏ, cây, núi, sông của vô lượng Thế Giới ở 9 phương đều là màu hoa sen hồng. Ấn này hay khiến cho Hành Giả với các chúng sinh trừ tâm tán loạn, nhập vào Tam Muội.
_ Thứ năm: Kết Ấn Vô Bố Úy. Tay trái như trước, duỗi 5 ngón tay phải hướng lòng bàn tay ra bên ngoài, nhập vào Tam Muội của Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi Tathàgata) ở phương Bắc. Nên quán màu của chữ TÁ (屹 _SA) thân của mình, tất cả Thế Giới ở phương Bắc cùng với chư Phật Bồ Tát, tất cả chúng sinh, cỏ, cây, núi, sông, đại địa, rừng rậm của vô lượng Thế Giới ở 9 phương đều là màu Ngũ Sắc. Do nhân duyên gì mà gọi là Vô Bố Úy (Không có sự sợ hãi)? Vì đủ 4 nghĩa nên xưng là Vô Bố Úy.
.) Một là:Tỳ Lô Giá Na ở trung ương hay diệt vô minh hắc ám sinh ra ánh sáng thông đạt tận giới Hư Không của hàng Bát Nhã Ba La Mật Đa
.) Hai là:Bất Động Như Lai (A Súc Như Lai) ở phương Đông hay đập nát tất cả loài Tần Na Dạ Ca, nhóm Ma Quỷ Thần ác đều khiến cho bất động
.) Ba là: Bảo Sinh Như Lai ở phương Nam hay trừ sự nghèo túng, ban cho cung điện, thức ăn uống, quần áo, âm nhạc của cõi Trời, hết thảy đều viên mãn
.) Bốn là: Vô Lượng Thọ Như Lai ở phương Tây hay cho Hành Giả niềm vui lớn trong Tam Muội ví như 10 phương Hư Không vô lượng vô tận, cũng như chúng sinh vô lượng vô tận, cũng như phiền não vô lượng vô tận thì niềm vui lớn trong Tam Muội của người hành Du Già cũng như vậy cũng lại đầy đủ viên mãn vô lượng vô tận như thế, cho nên Bất Không Thành Tựu Như Lai ở phương Bắc bảo Hành Giả rằng:” Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân! Ngươi đừng sợ hãi”. Do nghĩa đó cho nên gọi là Vô Bố Úy Ấn.
Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra Pànïi Bodhisatva) rằng:” Nay Ta đã nói Ấn Khế vớiChân Ngôn của 5 vị Phật. Tiếp theo, nói về Ấn Khế với Chân Ngôn của 4 vị Ba La Mật Thiên (Pàramita Deva)
Lại nửa, vị Kim Cương Ba La Mật Thiên (Vajra Pàramita Deva) ở góc Đông Bắc là quyến thuộc của Đức A Súc Như Lai. Ấn Khế, Tưởng Quán cũng giống A Súc Như Lai. Hành Giả kết Ấn, trì Chân Ngôn là:
湡 屹玆向忽
“ Án_ Tát đát-bà phộc nhật-ly”
OMÏ _ SATVA VAJRI
Lại nữa, vị Bảo Ba La Mật Thiên (Ratna Pàramita Deva) ở góc Đông Nam là quyến thuộc của Đức Bảo Sinh Như Lai. Ấn Khế, Tưởng Quán đều như Bảo Sinh Như Lai. Hành Giả kết Ấn, trì Chân Ngôn là:
湡 先寒 向忽
“ Án_ La đà-na phộc nhật-ly”
OMÏ _ RATNA VAJRI
Lại nữ, vị Pháp Ma Ba La Mật Thiên (Dharma Pàramita Deva) ở góc Tây Nam là quyến thuộc của Đức Vô Lượng Thọ Như Lai. Ấn Khế, Tưởng Quán đều như Vô Lượng Thọ Như Lai. Hành Giả kết Ấn, trì Chân Ngôn là:
湡 叻廕 向忽
“ Án_ Đà lỗ-ma phộc nhật-ly”
OMÏ _ DHARMA VAJRI
Lại nữa, vị Yết Ma Ba La Mật Thiên (Karma Pàramita Deva) ở góc Tây Bắc là quyến thuộc của Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai. Ấn Khế, Tưởng Quán đều như Bất Không Thành Tựu Như Lai. Hành Giả kết Ấn, trì Chân Ngôn là:
湡 一廕 向忽
“ Án_ Ca lỗ-ma phộc nhật-ly”
OMÏ _ KARMA VAJRI
Lại nữa, Kim Cương Thủ Bồ Tát! Nay Ta đã nói về Pháp Nội Cúng Dường đều là quán nhóm vành trăng Hữu Tướng. Tiếp, Ta sẽ diễn nói về Diệu Quán Vô Tướng. Người hành Du Già ngồi ngay thẳng, chính quán, chân thật tưởng vành trăng. Kết các Khế Ấn: Ca, Vũ, Thiêu Hương, Đồ Hương, Hoa Man, Vườn rừng, thành quách, thôn ấp, sông, biển, mây, núi, Hắc Sơn, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, quốc vương, đại thần, tỳ khưu, tỳ khưu ni, bạn lành, quyến thuộc cho đến Bồ Tát của 10 Địa, Thanh Văn, Duyên Giác, 4 Nhiếp, 10 Thiện, 6 Ba La Mật. Tất cả tướng trạng của đẳng số như vậy cho đến bụi nhỏ thảy đều Không Tịch (Trống rỗng vắng lặng).Nếu trong giấc mộng thấy tướng trạng như vậy cũng đừng vui vẻ. Giả sử thấy 10 phương chư Phật Bồ Tát hiện ra trước mặt cũng đừng mừng vui, chỉ tự mình một lòng cầu thành Phật Quả. Quán Không Phân Biệt bền chắc bất động như núi Tu Di, mau lìa tất cả vọng tưởng phân biệt. Nếu người hành Du Già chưa được Tất Địa (Siddhi) nên quán tướng trạng của 37 Tôn. Nếu chứng Tất Địa thì chẳng thủ giữ tướng trạng, an lập Tâm Đại Bồ Đề
Nếu quán tướng của Tâm Bồ Đề (Bodhicitta) thì giống như màu sắc của vành trăng, thủy tinh, sữa. Các tướng của nhóm này đều là Cảnh Sở Quán của phàm phu.
Nếu kẻ phàm phu tu Quán Môn này, tuy tạo nghiệp ác rất nặng thuộc 5 tội nghịch, Nhất Xiển Đề…đều được tiêu diệt. Do đó liền được 5 loại Tam Muội.
Một là: Sát Na Tam Muội
Hai là: Vi Trần Tam Muội
Ba là: Bạch Lũ Tam Muội
Bốn là: Aån Hiển Tam Muội
Năm là: An Trụ Tam Muội
Này ông, Kim Cương Thủ! Nay Ta đã nói về Pháp Ấn, Chân Ngôn của 4 vị Ba La Mật, 5 vị Như Lai, cũng nói riêng về Ấn với Chân Ngôn của nhóm Kim Cương Tát Đỏa (Vajtasatva). Ta sẽ vì ông nói về thứ tự của Tọa Vị (Vị trí chỗ ngồi)
KIM CƯƠNG NGOẠI GIỚI
—– PHẨM THỨ TƯ ——
Bấy giờ, Kim Cương Thủ Bồ Tát bạch Phật rằng:” Thế Tôn! Nguyện xin diễn nói! Nguyện xin diễn nói! Con rất khát ngưỡng, vui nguyện muốn nghe “
Đức Phật bảo:” Thiện Nam Tử! Ấn Pháp kia có tên gọi khác nhau. Năm vị Như Lai ở năm phương, 4 vị Ba La Mật, 16 vị Bồ Tát đều được Ấn Danh (tên gọi của ấn) Các Ấn Khế còn lại được nghĩa của ấn danh, có sự sai khác. Tại sao sai khác? Ấy là năm vị Phật của năm phương, Bốn vị Ba La Mật, mười sáu vị Bồ Tát gọi là Chân Ấn. Nhóm Kim Cương Hy gọi là Ảnh Tướng Ấn, nhóm Kim Cương Thiêu Hương gọi là Thân Cận Ấn. Dùng nghĩa này cho nên có tên gọi khác nhau. Người hành Du già dùng Thân, Ngữ, Ý, Ấn Khế, Chân Ngôn cúng dường Bản Tôn Tỳ Lô Giá Na Như Lai là tối vi đệ nhất trong các cúng dường
_ Lại nữa, theo Tam Muội của Yết Ma Ba La Mật ở góc Tây Bắc, khởi. Nên quán bốn vị Đại Bồ Tát của Đức Bất Động Như Lai ở phương Đông, là chính quán của Tam Muội Kim Cương Tát Đỏa. Tên các vị ấy là: Kim Cương Tát Đỏa Bồ Tát (Vajrasatva Bodhisatva), Kim Cương Vương Bồ Tát (Vajra Ràja Bodhisatva), Kim Cương Ái Bồ Tát (Vajra Ràga Bodhisatva), Kim Cương Thiện Tai Bồ Tát (Vajra Sadhu Bodhisatva). Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai ngồi ở Trung ương, hướng mặt về phương Đông. Đức Bất Động Như Lai ở phương Đông, hướng mặt về phương Tây. Bốn vị Đại Bồ Tát cũng lại như thế
Lại nữa, chính quán Kim Cương Tát Đỏa bồ tát. Người hành Du Già tự quán:” Thân Ta là Kim Cương Tát Đỏa, lời nói của Ta là Kim Cương, tâm của ta là Kim Cương. Màu sắc của thân Ta với chư Phật, Bồ Tát, chúng sinh, núi, suối, sông, ao, cỏ cây, rừng rậm của mười phương Thế Giới đều là màu xanh” Tác pháp quán này xong, liền dùng tay phải làm Kim Cương Quyền, đem ngón cái đặt vào trong lòng bàn tay bốn ngón còn lại nắm chặt ngón cái rồi đặt ở trái tim. Tiếp theo, tay trái nắm Kim Cương Quyền đặt trên eo bên trái. Đây gọi là Kim Cương Bất Thoái Chuyển Ấn. Kết tay Ấn này, tác tưởng như vậy:” Nay Ta chưa được thành Phật. Từ nay về sau thường chẳng thoái chuyển cung kính cúng dường Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai, tức là được Tam muội Kim Cương Bất Hoại Bất Thoái “
Kết Ấn Bất Thoái Chuyển, trì Chân Ngôn là:
湡 向忝屹玆
“ Án, Phộc Nhật-La Sa Đát-Phộc”
OMÏ _ VAJRASATVA
Lại nữa, quán Kim Cương Vương Bồ Tát. Người hành Du Già tưởng ” Ta là Kim Cương Vương, màu sắc của thân Ta với chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, sông, đất đai, cỏ cây, sông biển của mười phương Thế Giới đều là màu xanh ” Tác quán này xong, tiếp kết tay Ấn. Dùng hai tay làm Kim Cương Quyền, duỗi hai ngón trỏ co thành dạng móc câu ngửa lên trên dựng đều. Đem các ngón: giữa, vô danh, út của hai tay đặt dựa lưng dính nhau và để trên trái tim. Nên tác niệm rằng “Chư Phật dùng Câu dẫn đến”Đây tức gọi là Kim Cương Câu Vương. Kết Ấn này, trì Chân Ngôn là:
湡 向忝 全介
“Án, Phộc Nhật-La La Nhạ”
OMÏ _ VAJRA RÀJA
Lại nữa, quán Kim Cương Ái Bồ Tát. Người hành Du Già tưởng ” Ta là Kim Cương Ái, màu sắc của thân ta với chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, lạch, sông, đầm, đất đai, cỏ cây của mười phương Thế Giới đều là màu xanh ” Tác quán này xong, tiếp kết Khế Ấn.Dùng hai tay làm Kim Cương Quyền. Tưởng quyền trái cầm cung, quyền phải cầm tên. Dùng mắt Từ Bi bắn tất cả phiền não của tất cả Ma và nhóm Tham, Sân, Si. Ấn đấy gọi là Ấn Diệt Trừ Sân Hạân. Do nhân duyên gì gọi là Kim Cương Ái? Vì vị Bồ Tát này hay ban cho Hành Giả các điều yêu thích.Kết Ấn Khế này, trì Chân Ngôn là
湡 向忝全丫
“Án, Phộc Nhật-La La Nga”
OMÏ _ VAJRA RÀGA
Lại nữa, quán Kim Cương Thiện Tai Bồ Tát. Hành giả tự tưởng ” Ta là Kim Cương Thiện Tai. Màu sắc của thân Ta với chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, lạch, sông, đầm, cỏ cây, rừng rậm của mười phương Thế Giới đều là màu xanh. ” Tác quán này xong, tiếp kết Ấn Khế. Dùng hai tay làm Kim Cương Quyền. Thoạt tiên dùng quyền trái đặt trên ức ngực bên phải, sau đó dùng quyền phải đặt trên ức ngực bên trái. Hai pháp Định Tuệ là Kim Cương Quyền giao cánh tay thúc trái tim, đấy là sức Tinh Tiến. Liền duỗi ngón trỏ, ngón cái của hai tay búng tay ba lần, đó là tướng hoan hỷ. nếu kết Ấn này liền được xa lìa thành quách vô minh.Kết Ấn Khế này, trì Chân Ngôn là:
湡 向忝屹鉡
“Án, PhộcNhật-La SaNỗ”
OMÏ _ VAJRA SADHU
_ Lại nữa, từ quán ” Kim Cương Thiện Tai Bồ Tát ” khởi. Nên vào Quán Môn ” Kim Cương Bảo Bồ Tát ” ở phương Nam. Ấy là bốn vị Đại Bồ Tát của Đức Bảo Sanh Như Lai ở phương Nam. Tên các vị ấy là: Kim Cương Bảo Bồ Tát (Vajra Ratna Bodhisatva), Kim Cương Uy Đức Bồ Tát (Vajra Teja Bodhisatva), Kim Cương Tràng Bồ Tát (Vajra Ketu Bodhisatva), Kim Cương Tiếu Bồ Tát (Vajra Hasa Bodhisatva). Đức Bảo Sinh Như Lai ở phương Nam, hướng mặt về phương Bắc, bốn vị Đại Bồ Tát cũng lại như thế
Người hành Du Già tự tưởng: ” Ta là Kim Cương Bảo. Màu sắc của thân Ta với Chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, sông, cỏ cây, của mười phương Thế Giới đều là màu vàng rực (hoàng kim sắc) ” Tác quán này xong, tiếp kết Ấn Khế. Dùng 2 tay nắm Kim Cương Quyền, đem 2 mặt quyền đặt trên 2 vai. lại tác tưởng này: ” Ngày nay, Ta và chư Phật, Bồ Tát, chúng sinh quán đỉnh “.Kết Ấn Khế này, trì Chân Ngôn là:
湡 向忝先寒
“Án, Phộc Nhật-La La Đát-Na”
OMÏ _ VAJRA RATNA
Lại nữa, quán Kim Cương Uy Đức Bồ Tát. Người hành Du Già tự tưởng “Thân Ta là Nhật Quang Thiên Tử (Àditya prabha Devaputra), trong khoảng sát na thảy hay diệt hết ám tối bên trong bên ngoài của tất cả chúng sinh. Màu sắc của thân Ta với chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, lạch, sông, đầm, cỏ cây, rừng rậm của mười phương Thế Giới đều là màu vàng rực.” Tác tưởng đấy xong, tiếp kết Khế Ấn. Dùng hai tay nắm Kim Cương Quyền, đem hai tay quyền này đặt đều trên trái tim, hai quyền hỗ trợ nhau xoay vòng như mặt trời xoay về bên phải, xoay ba vòng như vậy sẽ thành vành ánh sáng của Nhật Thiên.Kết Ấn Khế này, trì Chân Ngôn là:
湡 向忝包介
“Án, Phộc Nhật-La Đề Nhạ”
OMÏ _ VAJRA TEJA
Lại nữa quán Kim Cương Tràng Bồ Tát. Hành Giả tự tưởng ” Thân Ta là Kim Cương Tràng. Bên cạnh thân Ta tuôn mưa các vật ưa thích của tất cả chúng sinh. màu sắc của thân Ta với chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, sông, cây cỏ của mười phương Thế Giới đều là màu vàng rực “. Tác quán này xong, tiếp kết Khế Ấn. Thoạt tiên, dùng hai tay năm Kim Cương Quyền, đem hai mặt quyền ấy hướng vào mặt của Hành Giả, hai tay quyền dựng đứng trong hư không. Đấy gọi là Kim Cương Tràng Ấn vì hay viên mãn các vật ưa thích của tất cả chúng sinh.Kết Ấn Khế này, trì Chân Ngôn là:
湡 向忝了加
“Án, Phộc Nhật-La Kế Đổ”
OMÏ _ VAJRA KETU
Lại nữa, quán Kim Cương Tiếu Bồ Tát. Hành Giả tự tưởng ” Thân Ta là Kim Cương Tiếu. Màu sắc của thân Ta với chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, sông, cỏ, cây của mười phương Thế Giới đều là màu vàng rực “. Tác quán này xong, tiếp kết Khế Ấn. Dùng hai tay nắm Kim Cương Quyền đặt hai bên phải trái của cái miệng cười mỉm ba lần. Trước hết, đem mặt quyền đặt hai bên phải trái của cái miệng rồi mỉm cười. Tiếp đem hai lưng quyền đặt hai bên phải trái của cái miệng rồi mỉm cười. Sau cùng đặt mặt quyền ở hai bên phải trái của cái miệng rồi mỉm cười. Như vậy, hay khiến cho chúng sinh ở mười phương đều được vui thích, thọ đại an lạc.Kết Ấn Khế này, trì Chân Ngôn là:
湡 向忝成屹
“Án, Phộc Nhật-La Ha Tá”
OMÏ _ VAJRA HASA
_ Lại nữa, từ quán môn của Kim Cương Tiếu Bồ Tát ở phương Nam, khởi. Nên vào Quán Môn của Kim Cương Pháp ở phương Tây. Ấy là quán Đức Vô Lượng Thọ Phật ở phương Tây, hướng mặt về phương Đông, bốn vị Đại Bồ Tát cũng lại như thế
Hành Giả tự tưởng ” Ta là Kim Cương Pháp (Vajra Dharma. Tức là Quán Thế Âm Bồ Tát) Màu sắc của thân Ta với chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, sông, cỏ, cây, của mười phương Thế Giới đều là màu hoa sen hồng ” Tác quán này xong, tiếp kết Khế Ấn. Dùng hai tay ngửa Kim Cương Quyền. Thoạt tiên, dùng quyền phải đặt trên quyền trái xoay bên phải một lần. Tiếp, dùng quyền trái đặt trên quyền phải cũng xoay một lần.Lại dùng quyền phải đặt trên quyền trái cũng xoay một lần. Đây là Kim Cương Liên Hoa Ấn (Vajra Padma Mudra) hay khiến cho chúng sinh chán ghét xa lìa Thế Gian, cầu pháp Xuất Thế Gian vào Thành Cam Lộ.Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝叻廕
“Án, Phộc Nhật-La Đà Lỗ-Ma”
OMÏ _ VAJRA DHARMA
Lại nữa, Quán Kim Cương Lợi (Vajra Tiksïnïa.Tức là Văn Thù Bồ Tát). Hành Giả tự tưởng ” Ta là chân Kim Cương Lợi. Ta hay đoạn trừ nhóm Tham, Sân, Si của tất cả chúng sinh.Màu sắc của thân Ta với chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, lạch, sông, đầm cỏ cây, rừng rậm của mười phương Thế Giới đều là màu sen hồng ” Tác quán này xong duỗi quyền phải ra liền tác tưởng rằng: ” Nay tay phải của ta cầm cây kiếm lớn sắc bén hay cắt trừ tất cả phiền não của chúng sinh “ Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝凸跲
“Án, Phộc Nhật-La Để Sắt-Na”
OMÏ _ VAJRATIKSÏNÏA
Lại nữa quán Kim Cương Nhân Bồ Tát (Vajra Hetu Bodhisatva). Hành Giả tác tưởng ” Ta là Kim Cương Nhân. Ta là Cam Lộ Đề Hồ của Thế Gian. Ta là Kim Cương Đại Giáo Pháp Luân. Màu sắc của thân Ta với chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, lạch, sông, đầm, cỏ cây, rừng rậm của mười phương Thế Giới đều là màu sen hồng “. Tác quán này xong, kết kết Kim Cương Quyền. Đem hai mặt quyền đặt đều trên trái tim sao cho lóng giữa của hai ngón giữa chạm dính nhau. Hai tay trợ nhau xoay chuyển ba lần. Liền tác tưởng rằng:”Nay Ta ba lần chuyển bánh xe pháp Kim Cương nơi 10 phương Giới ” Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝旨加
“Án, Phộc Nhật-La hê đổ”
OMÏ _ VAJRAHETU
Lại nữa, quán Kim Cương Ngữ Ngôn Bồ Tát (Vajra Bhàsïa Bodhisatva). Hành Giả tác tưởng ” Ta là Kim Cương Ngữ Ngôn. Nay Ta hay cho tất cả chúng sinh pháp Tô Tất Địa (Susiddhi).Màu sắc của thân Ta với chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, lạch, sông, đầm, cỏ cây, rừng rậm của mười phương Thế Giới đều là màu sen hồng “. Tác quán này xong, kết Kim Cương Quyền đặt hai bên phải trái của cái miệng, làm tướng đứng đi giống như Ngữ Ngôn (nói năng, đàm luận). Kết Ấn này, hay thông đạt ngữ ngôn của tất cả chúng sinh. Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝矢好
“Án, Phộc Nhật-La Ma Sa”
OMÏ _ VAJRA BHÀSÏA
_ Lại nữa, từ quán Kim Cương Ngữ Ngôn Bồ Tát ở phương Tây, khởi. Nên vào Quán Môn của Kim Cương Yết Ma ở phương Bắc. Ấy là quán bốn vị Đại Bồ Tát của Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai ở phương Bắc. Tên các vị ấy là: Kim Cương Yết Ma Bồ Tát (Vajra Karma Bodhisatva), Kim Cương Hộ Bồ Tát (Vajra Raksïa Bodhisatva), Kim Cương Dược Xoa Bồ Tát (Vajra Yaksïa Bodhisatva), Kim Cương Quyền Bồ Tát (Vajra Samïdhi Bodhisatva). Hành Giả tác tưởng:” Ta là Kim Cương Yết Ma. Ta là Kim Cương Bất Không (nghĩa của Bất Không là Mật Định đắc quả) Ta là muôn loại sự nghiệp hay thành tựu. Ta hay đi đến tất cả các nơi. Ta hay làm mọi loại việc. Ta hay thành tựu sự nghiệp màu nhiệm. Màu sắc của thân Ta với chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, lạch, sông, đầm, cỏ, cây, rừng rậm của mười phương Thế Giới đều là màu ngũ sắc”. Tác tưởng đấy xong, kết Kim Cương Quyền vặn múa ba lần. Đây gọi là Chủng Chủng Sự Nhiệp Ấn.Tại sao thế? Ấy là hay thành tựu muôn loại sự nghiệp.Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝一廕
“Án, Phộc Nhật-La Yết Lỗ-Ma”
OMÏ _ VAJRA KARMA.
Lại nữa, quán Kim Cương Hộ Bồ Tát. Hành Giả tác tưởng ” Ta là Kim Cương Hộ. Ta là áo giáp Kim Cương bền chắc kiên cố chẳng thể phá hoại. Ta là Kim Cương Tinh Tiến. Ta hay phòng hộ vô lượng chúng sinh ở mười phương ban cho họ sự không sợ hãi. Màu sắc của thân Ta với chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, sông, suối nguồn, cỏ, cây, rừng rậm của mười phương Thế Giới đều là màu ngũ sắc” Tác quán này xong, kết Kim Cương Quyền. Duỗi hai ngón trỏ đặt trên lỗ rốn, chia hai quyền ra hai bên đến ở trên lưng, lại từ lưng quay lại lỗ rốn, hai đầu ngón trỏ cùng xoay một vòng, lại tác tưởng này ” Ấy là nghĩa Cột Buộc (Hệ Phộc) “. Tiếp, hai ngón trỏ như trước đặt ngang trái tim, dẫn đến ở lưng rồi đi ngược lại dến ngực, dùng hai ngón cùng xoay một vòng, tự tác tưởng này “Cũng là nghĩa cột buộc” Tiếp lại đến cái cổ cũng làm như thế, tự tác tưởng ” Như cột buộc ” Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝先朽
“Án, Phộc Nhật-La La Cát-Xoa”
OMÏ _ VAJRA RAKSÏA
Lại nữa, quán Kim Cương Dược Xoa Bồ Tát. Hành Giả tác tưởng ” Ta là Kim Cương Dược Xoa, ấy là sức đại phương tiện thần thông biến hóa của Chư Phật. Trong miệng của Ta có nanh bén nhọn của Kim Cương, tất cả ai nhìn thấy đều rất sợ hãi, hay khéo dẹp tan tất cả Ma oán. Thân Ta có màu ngũ sắc. chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, mười phương Thế Giới cũng đều là màu ngũ sắc ” Tác quán này xong, kết Kim Cương Quyền.Hai ngón út cùng móc dính vào miệng, duỗi hai ngón trỏ đặt ở hai gò má. Đây là tướng của hai răng nanh.Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝伏朽
“Án, Phộc Nhật-La Dạ Cát-Xoa”
OMÏ _ VAJRA YAKSÏA
Lại nữa, quán Kim Cương Quyền Bồ Tát. Hành Giả tác tưởng ” Ta là Kim Cương Quyền. Ta hay thị hiện trước mặt các chúng sinh. Ta hay giải thoát sự cột buộc của Kim Cương. Màu sắc của thân Ta, chư Phật, Bồ Tát, tất cả chúng sinh, mười phương Thế Giới cũng đều là màu ngũ sắc ” Tác quán này xong, kết Chân Kim Cương Quyền Ấn. Hai ngón út hỗ trợ móc lẫn nhau, hợp hai mặt quyền, nắm chặt đừng để sút ra. Đấy là Chân Kim Cương Quyền Ấn. Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝戌囚
“Án, Phộc Nhật-La Tán Ni”
OMÏ _ VAJRA SAMÏDHI.
QUYỂN HẠ: CÚNG DƯỜNG KIM CƯƠNG GIỚI NGOẠI
PHẨM THỨ NĂM
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát rằng:”Nay Tađã nói Quán Môn của 5 vị Phật Như Lai, 4 vị Ba La Mật, 16 vị Bồ Tát ở 4 phương, Pháp Tắc của 25 Ấn Khế Chân Ngôn. Tiếp theo, Ta sẽ nói về 12 vị Bồ Tát Ngoại Viện Cúng Dường của nhóm Kim Cương hy vì lợi ích cho người cầu Phật Đạo, đời này được Tất Địa và sẽ chứng Bồ Đề.
Lại nữa, người hành Du Già từ Quán Môn của Kim Cương Quyền Bồ Tát ở phương Bắc này khởi. Vào Quán Môn của Kim Cương Hy Hý Bồ Tát (Vajra Lase Bodhisatva) ở góc Đông Bắc. Tự tác tưởng là: ” Ta là Kim Cương Hy Hý. Nay, ta cùng với Chư Phật, Bồ Tát, chúng sinh ở mười phương Thế Giới mừng vui” Tác Quán này xong, ngửa Kim Cương Quyền đặt trên hai đầu gối, nhắm mắt xoay vòng lễ khắp cả mười phương chư Phật Bồ Tát. Ấn này gọi là Kim Cương Hy Hý.Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝匡弛
“Án, Phộc Nhật-La La Tẩy”
OMÏ _ VAJRA LASE
Lại nữa, quán Kim Cương Man Bồ Tát (Vajra Màle Bodhisatva) ở góc Đông Nam. Hành Giả tác tưởng là: ” Ta là Kim Cương Man. Nay ta cầm Hoa Man cúng dường 10 phương chư Phật Bồ Tát ” Tác Quán này xong, kết Kim Cương Quyền để song song sát vầng trán. Lại chia hai quyền dẫn dến sau ót, hai quyền liền hỗ trợ nhau xoay vòng hai lần, mỗi vòng một lần tác tưởng”Cột buộc hoa man” Đấy gọi là Kim Cương Man Ấn.Chân Ngôn ấy là:
湡 向忝交同
“Án, PhộcNhật-La MaLê”
OMÏ _ VAJRA MÀLE
Lại nữa, quán Kim Cương Ca (Vajra Gìte) ở góc Tây Nam. Hành giả tác tưởng: ” Ta là Kim Cương Ca. Nay Ta ca tán mười phương chư Phật Bồ Tát. Từ trong miệng phát ra âm thanh vi diệu tràn ngập vô lượng Thế Giới ở mười phương ” Tác quán này xong, kết Kim Cương quyền đặt sát trên miệng dần dần dãn ra. Tức là Ca Vịnh Âm Thanh Ấn. Chân Ngôn ấy là:
湡 向忝輀包
“Án, PhộcNhật-La Nghê Để”
OMÏ _ VAJRA GÌTE
Lại nữa, quán Kim Cương Vũ Bồ Tát (Vajra Nrïtye Bodhisatva) ở góc Tây Bắc. Hành giả tác tưởng: “Ta là Kim Cương Vũ. Ta làm điệu múa của Kim Cương cúng dường Chư Phật 3 đời, tất cả Bồ Tát trong vô lượng Thế Giới ở mười phương ” Tác quán này xong, kết Kim Cương Quyền, hai cánh tay cùng múa. Tức là Kim Cương Vũ Ấn.Tác Vũ Ấn này xong, chư Phật Bồ Tát liền vui vẻ đem tất cả nguyện hộ cho thân Hành Giả.Chân Ngôn ấy là:
湡 向忝呠抖
“Án, PhộcNhật-La Nễ-Nê Để-Duệ”
OMÏ _ VAJRA DRÏTYE
(Bản khác ghi là:OMÏ _ VAJRA NRÏTYE)
_ Lại nữa,Hành Giả từ Quán Môn của Kim Cương Vũ, khởi. Vào Quán Môn của Kim Cương Thiêu Hương Bồ Tát (Vajra Dhupe Bodhisatva) ở góc Đông Bắc. Tự tác tưởng là: ” Ta là mây hương đốt của Kim Cương tràn ngập vô lượng Thế Giới của mười phương, ở trong Hư Không cúng dường mười phương chư Phật Bồ Tát “. Tác quán này xong, kết Kim Cương Quyền. Đặt hai quyền song song, hướng mặt quyền xuống dưới duỗi hai quyền ra. Liền tác tưởng là:” Vô lượng mây hương theo Ấnn này xuất ra” Tức gọi là Kim Cương Thiêu Hương Ấn. Kết nơi Ấn này, liền hay đốt hết tất cả phiền não có bên trong bên ngoài, được tâm thanh tịnh.Chân Ngôn ấy là:
湡 向忝鉡本
“Án, PhộcNhật-La Nộ Bế”
OMÏ _ VAJRA DHUPE
Lại nữa, vào Quán Môn của Kim Cương Diệu Hoa (Vajra Pusïpe) ở góc Đông Nam. Hành Giả tác tưởng là:”Ta là Kim Cương Hoa. Nay Ta hái tất cả diệu hoa không có chủ ở vô lượng vô biên Thế Giới cúng dường mười phương chư Phật Bồ Tát”.Tác tưởng này xong, kết Kim Cương Quyền, đặt hai quyền song song ngửa lên trên và duỗi ra. Đây là Kim Cương Hoa Ấn. Kết nơi Ấn này thì có lợi gì? Vì muốn tồi diệt tất cả các trọng chướng.Chân Ngôn là:
湡 向忝旦廑
“Án, PhộcNhật-La Bổ Sáp-Bế”
OMÏ _ VAJRA PUSÏPE
Lại nữa, quán Kim Cương Nhiên Đăng Bồ Tát (Vajra Dìpe Bodhisatva) ở góc Tây Nam. Hành Giả tác tưởng:”Ta là Kim Cương Đăng. Nay Ta đốt ngọn đèn vô tận tràn đầy khắp khoảng Hư Không của vô lượng Thế Giới ở mười phương cúng dường vô lượng vô biên bất khả thuyết bất khả thuyết chư Phật Bồ Tát ở mười phương”.Tác quán này xong, kết Kim Cương Quyền, cùng hợp hai quyền đặt sát trái tim tức là Kim Cương Đăng Ấn. Kết Đăng Ấn này có lợi ích gì? Vì thân của đời này thành tựu năm loại mắt của Như Lai.Chân Ngôn ấy là:
湡 向忝叵本
“Án, PhộcNhật-La Nhị Bế”
OMÏ _ VAJRA DÌPE
Lại nữa, quán Kim Cương Đồ Hương Bồ Tát (Vajra Gandhe Bodhisatva) ở góc Tây Bắc. Hành Giả tác tưởng:”Ta là Kim Cương Đồ Hương. Nay Ta đem bột hương Bạch Đàn tối thượng tràn khắp cả không gian của vô lượng Thế Giới ở 10 phương giống như mây tràn ngập Thế Giới cúng dường 10 phương chư Phật Bồ Tát” Tác quán này xong, hai tay kết Kim Cương Quyền xoa hai bên trái phải của cái cổ cho đến ngực, bụng. Liền tác niệm là:”Nay Ta cầm bột hương tối thượng Ngưu Đầu, Chiên Đàn này xoa lên thân của chư Phật, Bồ Tát và chúng sinh ở mười phương”. Chân Ngôn ấy là:
湡 向忝丫祗
“Án, phộcnhật-la nga nễ-nê”
OMÏ _ VAJRA GANDHI
_ Lại nữa, Hành Giả từ Tam Muội này khởi. Vào Quán Môn Kim Cương Câu Bồ Tát (Vajra Anãku’sa Bodhisatva) ở phương chính Nam. Tự tác tưởng là: “Ta là Kim Cương Câu. Ta là Đại Kim Cương Câu, phương tiện Trí Tuệ của chư Phật Bồ Tát”.Tác quán này xong, hai tay kết Kim Cương Quyền, duỗi hai ngón trỏ hơi co lại cùng móc nhau, lại duỗi hai ngón út hơi co sao cho hai đầu ngón út hướng vào nhau, ba lần câu triệu chư Thiên với nhóm Quỷ Thần khiến vào Đạo Trường. Vừa kết Ấn này hay khiến cho Hành Giả được thế lực lớn sai sử tất cả hàng Thiên Thần làm đủ mọi việc.Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝乃在
“Án, PhộcNhật-La Câu Xá”
OMÏ VAJRA KU ÙSA
(Bản khác ghi là: OMÏ _ VAJRA ANÕKU’SA)
Lại nữa, Hành Giả từ Tam Muội này khởi. Vào Quán Môn Kim Cương Sách Bồ Tát (Vajra Pà’sa Bodhisatva) ở phương chính Tây. Tự tác tưởng là:”Ta là Kim Cương Sách. Lúc trước câu triệu tất cả chư Thiên với nhóm Quỷ Thần. Vị nào chưa đến, khiến cho vị ấy vào Đạo Trường. Nay Ta dùng sợi dây Kim Cương lớn này buộc chặt chẳng thả”.Tác tưởng này xong, liền dùng Ấn trước. Sửa Ấn Kim Cương Câu, đem ba ngón trỏ, giữa, vô danh nắm, Quyền, dùng hai ngón cái móc nhau hai ngón út hơi co lại hướng vào nhau. Đấy gọi là Kiên Phộc Chư Chúng Sinh Ấn.Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝扔在
“Án, PhộcNhật-La Ba Xa”
OMÏ _ VAJRA PA’SA
Lại nữa, Hành Giả theo Tam Muội này khởi. Nên quán Quán Môn của Kim Cương Tỏa Bồ Tát (Vajra Sphotïa Bodhisatva) ở phương chính Bắc. Tự tác tưởng là:”Ta là Kim Cương Tỏa”. Tác quán này xong, liền kết tay Ấn. Trước hết, đem hai ngón cái, hai ngón trỏ cùng móc nhau giống như cái khóa sắt. các ngón còn lại đều nắm lại thành quyền. Đây là Kim Cương Tỏa Ấn. Vừa kết Ấn này, hay khiến cho Hành Giả pháp lành và pháp giáo tập.Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝厘誆
“Án, PhộcNhật-La Sa-Phổ Tra”
OMÏ _ VAJRA SPHOTÏ
(Bản khác ghi là: OMÏ _ VAJRA SPHOTÏA)
Lại nữa, Hành Giả từ Tam Muội này khởi. Nên quán Quán Môn của Kim Cương Linh Bồ Tát (Vajra Ghamïtïa Bodhisatva) ở phương chính Đông. Tự tác tưởng là:”Ta là Kim Cương Linh”.Tác tưởng này xong, nên kết Ấn Kim Cương Linh. Dùng hai ngón trỏ, bên phải đè bên trái, đều cùng cài nhau giống hình dạng cái chuông. Vừa mới kết Ấn này liền được chư Phật Bồ Tát yêu nhớ.Trì Chân Ngôn là:
湡 向忝孓誆
“Án, phộcnhật-la nga-nễ tra”
OMÏ _ VAJRA GHAMÏTÏ
(Bản khác ghi là:OMÏ _ VAJRA GHAMÏTÏA)
Bấy giờ Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai nói về Pháp Bí Mật, Khế Ấn chân thật của 37 Tôn xong rồi, liền bảo các vị Bồ Tát của nhóm Kim Cương Thủ rằng:” Nếu quốc thổ, thành ấp, tụ lạc nào có một Tịnh Tín nam tử, nữ nhân khởi tâm Đại Bi vì báo đáp 4 ân, xây dựng Đạo Trường, tu Pháp này thì ở trong nước ấy không có bảy nạn, nhà vua với vương tử ngày đêm tăng trưởng phước tụ rộng lớn. Tại sao thế? Vì từ đất của Đạo Trường này tới cõi Kim Cương cho đến hạt bụi nhỏ thuộc quốc thổ ấy giống như viên ngọc báu đặt ở trong đá, tịch trừ tai nạn thì 7 báu hiện tiền. Kinh Điển thâm diệu này cũng như thế, nếu y theo pháp thức tu bí mật này thì đất nước đang ở đều an ổn giàu vui
Nếu có Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân muốn được sáu lực Thần Thông ở khoảng một niệm rộng đến mười phương vô lượng Phật Sở làm bậc Thượng Thủ trong Chúng đến dự, khuyến thỉnh chư Phật chuyển bánh xe Chính Pháp, vì các chúng sinh làm bậc Đạo Sư. Đầu đêm đến cuối đêm vào trong Đạo Trường cần nên buộc niệm quy về Bản Tôn, y theo Quán Hạnh của Pháp thì thân tâm đời này được Phước Trí rộng lớn, lợi ích chúng sinh không gì sánh được. Trải qua vạn ức kiếp chẳng rơi vào nẻo ác, hằng gặp bạn lành, thường chẳng thoái chuyển. Trong Hội của ngài Di Lặc được Phật thọ ký, mau chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttara Samyaksamïbuddha _ Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)
Này Thiện Nam Tử! Nếu có chúng sinh ngộ Bí Pháp này, trụ ở không gian, như thuyết tu hành thì thân này chứng được Địa Cực Hoan Hỷ huống chi quả báo Phước Đức của Thế Gian. Nếu có Bồ Tát chẳng tu Pháp này mà chứng Phật Quả thì không có thể có điều ấy. Pháp này gọi là Đốn Chứng Bồ Đề Chân Thật Chính Lộ (Con đường chân chính mau chứng Bồ Đề)
Khi ấy vô lượng Trời Người trong Đại Hội nghe điều Phật nói đều chứng Đạo Quả. Đại Phạm Thiên Vương, Đao Lợi Thiên Vương chứng Đà La Ni Bất Thoái Chuyển, được thọ ký riêng. Vô lượng trăm ngàn vạn ức Người, Trời xa lìa bụi nhơ đắéc được Pháp Nhãn Tịnh (Sự thanh tịnh của con mắt Pháp)
TU HÀNH NGHI QUỸ
— PHẨM THỨ SÁU —-
Bấy giờ, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát nương vào Thần Lực tự tại rộng lớn của Đức Phật nói về Bí Mật thâm sâu của Du Già chân thật.
Hành giả cần phải nhắm mắt lẳng lặng chân thành tưởng Đức Chân Thật Bí Mật Giáo Chủ Tối Thắng Tối Tôn Đắc Đại Tự Tại Đại Từ Đại Bi Tỳ Lô Giá Na Như Lai ngự ở trong Thiện Pháp Đường trên đỉnh núi Tu Di cùng với 16 Câu chi na dữu đa đẳng Bồ tTùt quyến thuộc đầy đủ không sót ai. Ngài đội mãoTtrời, trên mão có năm vị Phật ngồi ngay thẳng; tất cả anh lạc trang nghiêm thân Phật. Có năm loại tướng: Một là tướng tịch tĩnh, hai là tướng sân nộ, ba là tướng hoan hỷ, bốn là tướng Thanh lương, năm là tướng mọi loại (chủng chủng tướng) Màu sắc các Như Lai ở năm phương cũng khác nhau. Thứ nhất là màu trắng, thứ hai là màu xanh, thứ ba là màu vàng, thứ tư là màu hồng, thứ năm là màu tạp sắc. Cửa phương Đông là chỗ ngồi của Đế Thích. Phương Nam là chỗ ngồi của Diễm Ma La Vương. Phương Tây là chỗ ngồi của Thủy Thiên. Phương Bắc là chỗ ngồi của Tỳ Sa Môn Thiên Vương. Góc Đông Bắc là chỗ ngồi của Đại Tự Tại Thiên. Góc Đông Nam là chỗ ngồi của Hỏa Thiên, Góc Tây Bắc là chỗ ngồi của Phong Thiên, Góc Tây Nam là chỗ ngồi của La Sát Thiên.Phương trên là chỗ ngồi của Phạm Thiên. Phương dưới là chỗ ngồi của Địa Thần. Nay Ta đã nói về thứ tự của chỗ ngồi, sau đây sẽ mỗi mỗi nói Chân Ngôn là:
Đế Thích Chân Ngôn:
珌誂伏 送扣
“Nhân Đà-La Dạ Sa-Bà Ha”
INDRAYA SVÀHÀ.
_ Hỏa Thiên Chân Ngôn:
狣蛆份 送扣
“A Kỳ-Na Dạ Sa-Bà Ha”
AGNAYE SVÀHÀ
_ Diễm Ma La Vương Chân Ngôn
兇亙伏 送扣
“Dạ Ma Dạ Sa-Bà Ha”
YAMÏMAYASVÀHÀ
_ La Sát Thiên Chân Ngôn:
坲抖 送扣
“Nễ-Ly Đề Sa-Bà Ha”
NRÏTYESVÀHÀ
_Thủy Thiên Chân Ngôn:
向冰仕伏 送扣
“Phộc Lộ Ná Gia Sa-Bà Ha”
VARUNÏAYASVÀHÀ
_ Phong Thiên Chân Ngôn
名伏吒 送扣
“Phộc Dạ Mê Sa-Bà Ha”
VÀYAVESVÀHÀ
_ Tỳ Sa Môn Chân Ngôn:
乃因全伏 送扣
“Câu Mê La Dạ Sa-Bà Ha”
KUVAIRÀYA SVÀHÀ
(Bản khác ghi là: OMÏ _ KUBERÀYA SVÀHÀ)
_ Đại Tự Tại Thiên Chân Ngôn:
珂圭巧伏 送扣
I Xá Ná Gia Sa-Bà Ha”
I’SÀNAYASVÀHÀ
_ Nhật Thiên Tử Chân Ngôn
狣司忸伏 送扣
“A Nhị Để-Dã Dạ Sa-Bà Ha”
ADITYAYA SVÀHÀ
_ Nguyệt Thiên Tử Chân Ngôn:
弋誂伏 送扣
“Xả-Nễ Đà-La Dạ Sa-Bà Ha”
CANDRAYA SVÀHÀ
_ Địa Thiên Chân Ngôn
叻先巧伏 送扣
“Nại La Na Dạ Sa-Bà Ha”
DHARANAYA SVÀHÀ
_ Phạm Thiên Chân Ngôn
侶鉖弁 送扣
“Ma-La A-Ma Ninh Sa-Bà Ha”
BRAHMANE SVÀHÀ
Lại nữa, người hành Du Già cầu đất Đạo Trường. Xa lìa đất nghĩa địa, cát đá gạch ngói, đất mặn, gai góc, uế trược cùng với các nơi có cọp, lang, nạn ác. Đất như vậy chẳng gọi là tốt lành. Nếu có chim hạc trắng, Khổng Tước, Anh Vũ Xá Lợi, chim Phù, chim Nhạn, Uyên Ương, hoa sen, đầm nước. Đất như vậy mới có thể lập Đạo Trường.
Nên đem ba ngón trong tay phải hơi co lại, dùng ngón cái vịn lóng giữa ngón trỏ, dùng ngón út vịn lóng giữa ngón vô danh, đựng nước gia trì, rưới vảy bốn phương. Trì Chân Ngôn là:
湡 向怵叨一 比
“ÁnPhộcNhật-Lỗ Đà Ca Tra”
OMÏ _ VAJRA UDAKA TÏHAHÏ
Lại nữa, Hành Giả gia trì nước xong, rải lên đất sạch liền lập Đạo Trường. Đức Thích Ca Như Lai nói về Nghi Quỹ của Đạo Trường Man Đà La, lượng rộng hẹp lớn nhỏ có 3.500 loại. Đạo trường bậc nhất rộng 1.000 Do Tuần là Nghi Quỹ trì niệm của Kim Luân Thánh Vương. Tiếp theo có 500, 100; 50; 10 như vậy nhỏ dần cho đến độ lượng bằng móng ngón trong bàn tay mà xây dựng Đạo Trường đều được thành tựu.
Muốn xây dựng Đạo Trường bậc nhất. Kết Ấn Kim Cương Phộc, tiếp theo sửa Phộc Ấn, dựng đứng hai ngón giữa hơi co lại cùng vịn đầu nhau. Dùng Chân Ngôn gia trì, ở tất cả nơi chốn đều thông dụng hoặc lúc Hành Giả chưa kịp tắm rửa, dùng Pháp Ấn này gia trì Chân Ngôn liền được thanh tịnh
Chân Ngôn ấy là:
湡 送扣向 圩盍 屹楠 叻廕 送扣向 圩砰狫
“Án Sa-Phộc Bà Phộc Thâu Đà Tát Phộc Đà Lỗ-Ma Tát-Phộc Bà Phộc Thú Độ Hồng”
OMÏ SVÀHÀVA ÙSUDHÀSARVA DHARMASVÀHÀVA ÙSUDDHO HÙMÏ
(Bản khác ghi là: OMÏ SVABHÀVA‘SUDDHA _ SARVA DHARMA SVABHÀVA ‘SUDDHA UHÀMÏ)
Lại nữa, người hành Du Già muốn lập Đạo Trường. Trước hết, lập Giới của bốn phương. Nếu nhiều người trì niệm thì dùng bốn cửa. Nếu ít người trì niệm thì tùy ý sở lượng. Ngoài cửa, hai bên phải trái đều dựng một cái trụ, trên mỗi cái trụ đặt 5 tấm gương sáng giống như vành trăng tròn đầy; hai bên phải trái đặt mọi thứ Anh Lạc cùng với Hoa Man, bảy loại báu, lò hương, vàng bạc, dèn đuốc đủ loại trang nghiêm. Thường đốt các loại hương: Uất Kim, Bạch Đàn, Trầm Thủy, đừng dùng Xạ hương. Lại dùng phất trần màu trắng, cánh màu xanh biếc của chim công. Đều đặt chuông báu bày hàng 2 bên phải trái, mọi loại giường phản, mọi loại chăn đệm, mọi thứ âm thanh, mọi loại ca múa, mọi thức ăn uống chí thành cúng dường. Ở trong Đạo Trường đặt tượng Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, trước mặt Đức Phật an trí Xá Lợi. Man Trà La này gọi là Kim Cương Giới (Vajradhàtu)
Lại nữa, khi xây dựng xong người hành Du Già nên kết Ấn Kim Cương Phộc đặt năm ngón tay sát mặt đất, mỗi phương lễ 4 bái. Thứ nhất lễ bái phương Tây, thứ hai lễ bái phương Bắc, thứ ba lễ bái phương Đông, thứ tư lễ bái phương Nam. Lễ 4 phương xong, lui về bản vị kết Ấn Kim Cương Hợp Chưởng, ấn bốn phương trên thân: Một là đỉnh đầu, hai là cái miệng, ba là cái trán, bốn là trái tim. Ấn 4 nơi xong nên tác tưởng là: “Nay con đem thân bố thí cho chư Phật ba đời, chư Đại Bồ Tát ở mười phương. Bắt đầu từ hôm nay cho đến đời sau con luôn luôn làm đồng bộc (tôi tớ của các Ngài) Đời đời sinh ra thường quy y Tam Bảo, rốt ráo chẳng quy y Pháp của hàng Thiên Ma Ngoại Đạo. Con từ vô thủy sinh tử đến nay đã gây tội Ngũ Nghịch với tội Vô Gián. Nay đối trước chư Phật 3 đời, chư Bồ Tát, tất cả Hiền Thánh, các chúng sinh ở mười phương. Con xin chí tâm thành khẩn bày tỏ Sám Hối chẳng hề che dấu, mọi tội lỗi mai sau chẳng dám làm nữa. Nguyện khắp mười phương chư Phật nhận sự sám hối của con, mau chóng khiến cho con được Tất địa tối thắng”.
KIẾN LẬP ĐẠO TRƯỜNG PHÁT NGUYỆN
—— PHẨM THỨ BẢY ——–
Bấy giờ, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát bảo các Đại Chúng rằng:’ Người hành Du Già tác Kim Cương Hợp Chưởng, chân thành tưởng chúng Thánh rồi tác tưởng là:” Nay con xây dựng Đạo Trường cúng dường chư Phật Bồ Tát ở 10 phương. Chí thành cúng dường không có tâm hơn kém (Thắng Liệt Tâm), chẳng cầu làm Quốc Vương, chẳng cầu danh lợi, chẳng cầu sinh về cõi Trời thù thắng diệu lạc, chẳng cầu mọi thứ lợi ích cho bản thân”
Cần phải chí thành phát nguyện:” Nay Tôi tùy theo khả năng mà xây dựng Đạo Trường. Hoặc có ai thấy, hoặc có ai nghe, hoặc có ai hiểu, hoặc có ai biết… hết thảy đều khiến cho được Diệu Quả thù thắng. Nguyện cho thân này của Tôi đời dời sinh ra ví như Ngọc Như Ý hay tuôn mưa mọi báu gồm có 2 Pháp ái lạc (yêu thích) và tiền của, làm cho tất cả chúng sinh được sung túc khiến không còn nghèo túng cho đến mau chóng chứng Vô Thượng Bồ Đề
TRÌ NIỆM
—— PHẨM THỨ TÁM ——–
Bấy giờ, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát bảo các Đại Chúng rằng:’ Người hành Du Già muốn được thành tựu Tam Muội của tất cả Như Lai với Nhất Thiết Trí Trí cần phải tu tập Pháp thành Phật của Man Trà La này.
Khi tu Pháp này, trước hết ngồi Bán Già theo thế Kim Cương Giáng Phục, ngay thẳng thân mình chính niệm, đem chân phải đè lên chân trái.
Khi trì Chân Ngôn trụ tâm vắng lặng, miệng tập Chân Ngôn, chỉ tự tai mình nghe được thôi đừng cho người khác biết. Trong tâm quán tưởng mỗi mỗi chữ phạn rõ ràng minh bạch không được sai lầm, khi trì tập chẳng chậm chẳng nhanh. Đây gọi là Kim Cương Ngữ Ngôn.
Lại nữa, pháp trì tập tuy có nhiều loại, nay sẽ lược nói phần trì tập cần yếu của Môn Bí Mật. Có ba loại: một là Số, hai là Thời, ba là Hình Tượng.
Thế nào gọi là số? Ấy là bảy ngày, một tháng, 1 năm hoặc lại 1 đời cho đến khi thành Phật.
Thế nào là Hình Tượng? Ấy là Quán Hạnh cầu phóng quang minh. Nếu chưa phóng ra ánh sáng tức chẳng ngừng nghỉ.
Ba việc như vậy, tùy theo ý của Hành Giả như điều nguyện của mình mà y theo Pháp tu trì.
_ Lại nữa lựa chọn Sổ Châu (tràng hạt) có năm Bộ khác nhau
Nếu trì Phật Bộ(Buddha Kùlaya) thì dùng hạt Bồ Đề
Nếu trì Kim Cương Bộ(Vajra Kùlaya) thì dùng hạt Kim Cương
Nếu trì Bảo Bộ (Ratna Kùlaya)thì dùng vàng, bạc, Pha Lê, mọi thứ báu.
Nếu trì Liên Hoa Bộ (Padma Kùlaya) thì dùng hạt Sen
Nếu trì Ma Lỗ Ca Bộ (Karma Kùlaya _ Yết Ma Bộ) thì nên dùng viên ngọc báu có đủ màu xen lẫn nhau
_ Lại nữa, trì niệm theo Phật Bộ thì dùng ngón cái, ngón trỏ của tay phải cầm hạt châu trì niệm, các ngón còn lại đều duỗi ra.
Nếu trì niệm theo Kim Cương Bộ thì dùng ngón cái, ngón giữa của tay phải cầm hạt châu trì niệm
Nếu trì niệm theo Bảo Bộ thì dùng ngón cái, ngón vô danh của tay phải cầm hạt châu trì niệm
Nếu trì niệm theo Liên Hoa Bộ thì dùng ngón cái, ngón vô danh, ngón út cầm hạt châu trì niệm
Nếu trì niệm theo Ca Lỗ Ma Bộ thì dùng bốn loại trên trì niệm cũng được
_ Lại nữa, so về Công Đức có được. Nếu dùng châu bằng Hương Mộc thì được một phần phước. Nếu dùng Du Thạch, Đồng, Thiếc thì được hai phần phước. Nếu dùng Thủy Tinh, chân châu (ngọc báu thật) được 1 Câu Đê phần phước. Nếu dùng châu bằng hạt sen, hạt Kim Cương thì được hai Câu Đê phần phước. Nếu dùng các báu có đủ loại màu sắc xen nhau với hạt Bồ Đề thì được vô lượng vô biên bất khả thuyết bất khả thuyết phần phước, tức là sở thuyết của vô lượng hằng hà sa chư Phật đời quá khứ. Số 108 là lượng của niệm châu
_ Lại nữa, Hành Giả kết Ấn Kim Cương Phộc đặt ngang ngực, buộc tâm ở đầu lỗ mũi, trì Chân Ngôn là:
湡 伕幙 向忝
“Án mô kế-sa-ma phộc nhật-la”
OMÏ MOKSÏMA VAJRA
(Bản khác ghi là: OMÏ _ MUKSÏA VAJRA)
Người hành Du Già trì Chân Ngôn này, tự tác tưởng là:”Trong tâm của Ta có Nhất Thiết Trí (Sarva Jnõa) trong suốt không ngại “
_ Lại nữa, người hành Du Già nghèo túng chẳng thể làm nổi hình tượng Bản Tôn.. Xong tùy chọn một tượng Phật hoặc tượng Bồ Tát. Đối trước Tháp Phật, buộc tâm mà trụ, tưởng niệm tượng Phật, tâm chẳng tán loạn mà thường vắng lặng tức không khác với Hiền Thánh. Nếu buộc được tâm theo đầu mũi là phẩm tối thượng tức đồng với các Định của Thánh Nhân, không sai khác.
HỘ MA
—— PHẨM THỨ CHÍN ——–
Bấy giờ Kim Cương Thủ Bồ Tát nương theo uy thần của Đức Phật. Vì tất cả người tu Hạnh Du Già diễn nói về Pháp Nội Hộ Ma chân thật, mãi mãi vì điều phục diệt giặc phiền não với tất cả Quỷ Thần. Tác Hộ Ma như thế, tăng trưởng Tam Muội đều quán màu sắc của Bản Tôn và Bản Phương.
Nếu tác Hộ Ma thành tựu của Phật Bộ, người hành Du Già chân thật quán Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai, tưởng Ta là Kim Cương Tát Đỏa. Từ trong thân đó tuôn ra ánh sáng màu trắng như Lưu ly trong sạch, bên trong bên ngoài sáng tỏ; ở trong vành trăng ngồi Kiết Già. Từ trong thân Ta tỏa ra ánh lửa mạnh mẽ liền thành hào quang tròn trang nghiêm tự thân tối thắng đệ nhất, tất cả chúng sinh thảy đều vui nhìn, tưởng mười phương chư Phật đều là màu trắng giống như số lượng hạt bụi nhỏ của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới nhập vào trong thân Ta. Đấy gọi là pháp Hộ Ma Tịch Tĩnh.
Lại nữa, nếu tác pháp Hộ Ma Điều Phục nên quán Đức A Súc Như Lai ở phương Đông. Từ trong thân đó tuôn ra ánh sáng màu xanh, đầy đủ mọi đức, ngồi Kiết Già trong vành trăng ở phương Đông, hào quang tròn vòi vọi trang nghiêm tự thân tối thắng đệ nhất. Tưởng:” Tất cả Bồ Tát ở mười phương tác Kim Cương Nộ (Vajra Krodha) nhập vào trong thân Ta tồi diệt phiền não, các Quỷ Thần ác.”
Nếu tác pháp Hộ Ma Cầu Tài nên quán Đức Bảo Sinh Như Lai ở phương Nam. Tưởng:” Tất cả Bồ Tát đều vui vẻ nhập vào trong thân Ta. Từ trong tự thân tuôn ra ánh sáng màu vàng trong suốt viên mãn, ngồi ở trong vành trăng ở phương Nam, ngồi Kiết Già trang nghiêm tự thân, chúng sinh vui nhìn, khiến cho tất cả phiền não chẳng thể não loạn tâm, tất cả Quỷ ác chẳng thể gần gũi”
_ Lại nữa, nếu tác Hộ Ma Kính Ái. Hành giả Quán Đức Vô Lượng Thọ Phật ở phương Tây. Từ trong thân đó tuôn ra ánh sáng màu hồng trong suốt viên mãn, ngồi Kiết Già trong vành trăng ở phương Tây, chúng sinh vui nhìn. Tự tác tưởng là: “Tất cả Bồ Tát trong mười phương Thế Giới như số bụi nhỏ của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đem trăm ức báu, vô số Anh Lạc, vô lượng áo Trời, mọi loại báu vật trang nghiêm thân đó giống như hình trạng Vô Tỷ Thiên Nữ. Đều nhập vào thân Ta, hay khiến cho quốc vương, đại thần, tất cả chúng sinh nhìn thấy thảy đều vui vẻ”û
_ Lại nữa, nếu tác pháp Hộ Ma Tăng Ích nên quán Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai ở phương Bắc. Từ trong thân đó tuôn ra ánh sáng ngũ sắc trong suốt viên mãn, ngồi trong vành trăng ở phương Bắc. Ngồi Kiết Già trang nghiêm thân đó, chúng sinh vui nhìn. Tưởng:” Các Bồ Tát ở mười phương Thế Giới như số bụi nhỏ của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới phóng ánh sáng ngũ sắc nhập vào trong thân Ta, hay khiến cho tất cả sự nghiệp không gì không thông đạt “.
Điều nói về pháp Nội Hộ Ma như vậy thì chư Phật quá khứ đã nói, chư Phật vị lai sẽ nói, tất cả Đức Thế Tôn ở mười phương trong hiện tại đang diễn nói. Nếu người Quán Hạnh thường tác pháp Hộ Ma như thế thì Tam Muội, Phước Đức, Trí Tuệ ngày đêm tăng trưởng. Tất cả chư Phật gần gũi Hành Giả và xoa đầu hộ niệm.
Nếu Hành Giả Du Già hay tác pháp Nội Hộ Ma như thế thì đời này được thấy chư Phật Thế Tôn như số bụi nhỏ của mỗi mỗi cõi Phật. Các Như Lai đó thương sót lo lắng cho Hành Giả khiến được thành tựu tất cả Tất Địa. Cung điện, gác báu, đài vàng của chư Thiên; vật báu chứa đầy nước Cam lộ của chư Thiên cho đến cung A Tu La đều được tùy tâm hiện ra trước mặt Hành Giả giống như viên ngọc Ma Ni treo trong Hư Không hay tuôn mưa các vật yêu thích của tất cả chúng sinh. Diệu Du Già Tối Thắng Giáo Chủ này cũng lại như thế, hay khiến cho Hành Giả viên mãn tất cả nguyện Thế Gian và Xuất Thế Gian
Người hành Du Già nên thường tưởng nguyện:” Tôi từ vô thủy đến nay đã làm tất cả mọi thứ căn lành thảy đều hồi thí cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ: 8 Nạn, Địa Ngục, Ngã Quỷ, Súc Sinh, Tu La ở vô lượng Thế Giới. Bao nhiêu tội chướng, nguyện đều tiêu diệt, được vui như ý. Các chúng sinh này đã có tội chướng nên chịu các khổ. Tôi dùng thân này nguyện sẽ chịu thay không sót nghiệp tội nào của tất cả chúng sinh để cho họ sẽ thành Phật”.
Trì Chân Ngôn là:
湡 屹楠 乃在 先伕嗯 扔共巧亙 伏亦
“Án Tát Lỗ-phộcCâu Xa La Mô La-Nễ Ba Lợi Na Ma Dã Nhĩ”
(OMÏ SARVA KU ÙSA RAMORNI PARINAMA YAMI
Đây là Hồi Hướng Phát Nguyện Chân Ngôn
Bấy giờ, vị Quán Đỉnh A Đô Lê bảo Đệ Tử rằng:” Ngươi! Nếu chẳng tu Bí Pháp này, lại phá Tam Ma Gia thì đời đời sinh ra đoạn diệt giống Phật (Phật Chủng) Giả sử có kẻ ác giết tất cả Chư Phật chư Đại Bồ Tát ở mười phương, xâm phạm đến mắt, máu, thịt của Đức Phật thì tội này còn nhẹ; tội của người còn hơn kẻ đó. Chúng sinh Ngũ Nghịch kia bị đọa lạc vào Địa Ngục còn có kỳ hạn để ra. Nếu người phá hoại Pháp Tam Ma Gia vào ở địa ngục rồi, không có hạn kỳ để ra
Thế nào gọi là Pháp Tam Ma Gia (Samaya)? Ấy là Giáo Vương chân thật của Đại Du Già
Thế nào gọi là Phá Tam Ma Gia? Ấy là có kẻ phàm phu chỉ có thể nhận mà chẳng hay tu hành
Nếu người cầu pháp chưa nhận 5 loại pháp Quán Đỉnh thì chẳng nên truyền pháp Du Già này
Nếu A Đô Lê truyền thụ Quán Đỉnh thời trước hết cho người ấy tu sửa trong ba tháng để quán sát tâm của họ, sau đó mới truyền pháp Quán Đỉnh
Nếu người có tâm lành, luôn tự biết xấu hổ, nhu hòa, không có bệnh tất thời gọi là Pháp Tử (Dharmaputra), sau đó truyền thụ cho như ở Thế Gian cha con kế tự nhau trong một đời. Nay vì Pháp Tử nối tiếp giống Phật (Phật chủng) dù chưa thành Phật cũng chẳng đoạn niệm Từ như cha yêu con, như con kính cha. Như vậy gọi là pháp Tam Ma Gia
Kim Cương A Đô Lê liền vì Đệ Tử nói Chân Ngôn là
湡 狣巧 屹亙伏 司 成先 亦肝 狫 丙誆
“Án A Na Tam Ma Gia Nị Hạ La Mê Tỳ-A Hồng Phát Tra”
(OMÏ _ ANA SAMAYA DI _ HARAMIBHYAHÙMÏPHATÏ
Lại nữa, Kim Cương A Đô Lê vì Đệ Tử mà nói nghĩa sâu xa của Chân Ngôn này.
Nếu người phá Tam Ma Gia, do nhân duyên ấy, thân thể bị phá hoại tan nát như bụi nhỏ, Phước Đức của người đó tự nhiên bị diệt hết giống như cái cây mục nát chẳng thể sinh ra cành lá
Bảo với A Đô Lê rằng:” Khi muốn vì Đệ Tử nhận Quán Đỉnh, trước hết nên dạy tập Chân Ngôn này là:
湡 屹楠 凹卡丫凹 旦介 一愍仕 玅授戊 市搜凹 仲亦
“Án Tát Lỗ-Phộc Đát Tha Nghiệt Đa Bổ Nhạ Ba Lỗ-Ma Na A
Đô-Ma Nan Nễ Ly-Dã Đa Gia Mi “
(OMÏ _ SARVA TATHÀGATA PUJA KARMANÏA ÀTMÀ NIRYATA YÀMI
Lại nữa, Kim Cương A Đô Lê vì Đệ Tử ấy nói nghĩa tường tận của Chân Ngôn này
“Nay con đem thân bố thí cho tất cả Phật vì làm mọi thứ việc cúng dường”
Kim Cương A Đô Lê dạy tiếp cho Đệ Tử tập Chân Ngôn là:
屹楠 凹卡丫凹 向忝 一 廕 乃冰 赩
“Tát Lỗ-Phộc Đát Tha Nghiệt Đa Phộc Nhật-La Ca Lỗ-Ma Câu Lộ
Hàm”
(SARVA TATHÀGATA VAJRA KARMA KURU MÀMÏ
Lại nữa, A Đô Lê vì Đệ Tử ấy nói nghĩa của Chân Ngôn:
“Nguyện tất cả Như Lai gia hộ cho con, dạy cho con sự nghiệp của Kim Cương như Kim Cương Thủ Bồ Tát, bình đẳng không sai khác cho đến khi chứng đạo Đại Bồ Đề, ở trong giai đoạn đó quy y Tam Bảo”
Phát Nguyện này xong, khiến mặc áo đỏ, dùng lụa đỏ che mắt, buộc quanh đầu tới sau ót. Lúc đó Đệ Tử kết Kim Cương Thủ Ấn, dùng mười đầu ngón tay hỗ trợ cài nhau đều ở trong lòng bàn tay, tay phải đè lên tay trái. Kết Ấn này xong, Kim Cương A Đô Lê nên dạy Đệ Tử tập Chân Ngôn Tâm Trung Tâm này là:
屹亙伏 觠
“Sa Ma Gia Tát-Đỗ-Bà-Nễ”
(SAMAYASTVAMÏ
Lại nữa, A Đô Lê dạy cho Đệ Tử khiến kết tay Ấn. Sửa tay Ấn Kim Cương trước, dựng hai ngón giữa lấy Hoa Man cột lại rồi dẫn đường cho Đệ Tử đến cửa Đạo Trường. Dạy tập Chân Ngôn Nhập Đạo Trường là
屹亙伏 嫟
“Sa Ma Gia Hồng”
(SAMAYAHÙMÏ
Trì Chân Ngôn này xong thời A Đô Lê cầm tay Đệ Tử dẫn vào Đạo Trường. Vào Đạo Trường rồi, liền bảo rằng:” Nay ngươi được vào trong chủng tộc của tất cả Như Lai.Ta sẽ khiến cho trong tâm của ngươi sinh Trí Kim Cương. Vì được Trí này nên chứng được Pháp Thân của tất cả Như Lai, huống chi tất cả Tất Địa của Thế Gian. Thiện nam tử! Ngươi gặp người chưa vào Hạnh Đạo Trường thì đừng nói Pháp này. Nếu nói Pháp này tức phá Tam Ma Gia “
Bảo như vậy xong, A Đô Lê kêùt Ấn Kim Cương Tát Đỏa, duỗi hai quyền ngửa song song đặt lên đỉnh đầu Đệ Tử bảo rằng:” Đây là Tam Ma Gia. Nếu ngươi vì người chưa nhận Quán Đỉnh mà nói Pháp này thì Kim Cương Tát Đỏa sẽ phá nát đầu ngươi”. Nói lời này xong, kết Kim Cương Hợp Chưởng. Chân Ngôn Bí Mật là
湡 向吞叨一 比
“Án Phộc Nhật-Lỗ Na Ca Tra”
(OMÏ _ VAJRA UDAKA TÏHAHÏ
Dùng Chân Ngôn này gia trì vào nước xong, rưới lên đỉnh đầu Đệ Tử, nói nghĩa sâu xa Bí Mật của sự trì niệm:” Ngươi nguyện cho nước này đưa Kim Cương Tát Đỏa vào trong thân tâm của ngươi “
Lại nữa, A Đô Lê bảo Đệ Tử rằng:”Từ nay trở về sau. Ngươi thấy Ta như Kim Cương Thủ Bồ Tát không sai khác. Đừng làm ngược với lời Ta nói, đừng khinh mạn Ta. Nếu ngươi làm ngược với Ta thì sau khi chết bị đọa vào ngục A Tỳ “
Bảo như thế xong, A Đô Lê nên phát nguyện rằng:”Tất cả Như Lai dùng lực Vô Ngại gia hộ Đại Man Đà La hay khiến cho Kim Cương Tát Đỏa mau chóng đi dến nhập vào trong thân tâm của Đệ Tử “
Phát Nguyện đó xong, tập Chân Ngôn Triệu Tập Bản Tôn là:
湡 向忝 吒在 扣
“ÁnPhộcNhật-La Mê Xa Ha”
(OMÏ VAJRA VE’SA HA
(Bản khác ghi là: OMÏ_ VAJRA VE’SA HOHÏhoặc ghi là OMÏ _ VAJRA AVI’SA AHÏ)
Trì Chân Ngôn này xong, Kim Cương A Đô Lê mau chóng kết Ấn Kim Cương Tát Đỏa, nói lời Kệ rằng:
Đây là Kim Cương Tam Ma Gia
Gọi là Kim Cương Đại Tát Đỏa
Trong khoảng sát na chứng Bất Thoái
Tối Thắng Kiên Lao Trí Kim Cương
Nói lời Kệ này xong, Kim Cương A Đô Lê dùng Ấn Kim Cương Tát Đỏa đã kết lúc trước đem Quyền Ấn bên trái đặt lên đỉnh đầu Đệ Tử, tác mắt sân nộ nhìn Đệ Tử, tác tưởng Ngôn nhập vào, liền tập Chân Ngôn lúc trước. Đây là Trang Nghiêm Xuất Hiện Đại Thừa Đối Pháp Tam Ma Gia Kim Cương Ngữ Ngôn
Vị A Đô Lê tập Chân Ngôn này thì 37 Tôn đối với Đệ Tử, Vị nào lúc trước có duyên sẽ liền giáng lâm. Tùy một Tôn ấy nhập vào tâm, xong rồi sẽ được Ngũ Thông, biết hết ba đời, được Địa Bất Thoái, làm các việc khó khăn không bị chậm trễ chướng ngại. Đao, gậy, thuốc độc, Dạ Xoa, ác thú không bao giờ hại được. Tất cả Như Lai sẽ hộ niệm thêm. Tất cả Tất Địa mau chóng hiện tiền,được sự an lạc chưa từng có… Hoặc có Đệ Tử được mọi loại Tất Địa, hoặc có Đệ Tử được mọi thứ Đà La Ni Môn, hoặc có Đệ Tử được viên mãn tất cả mong cầu, hoặc có Đệ Tử sẽ chứng Vô Thượng Bồ Đề
Bấy giờ, Kim Cương A Đô Lê lấy Kim Cương Quyền ra khởi đỉnh đầu Đệ Tử rồi ấn lên trái tim Đệ Tử, dạy Đệ Tử rằng:”Nên nguyện Kim Cương trụ vững chắc trong tâm, chẳng động chẳng lay giống như Sơn Vương. Ở trong ba đời thường chẳng bỏ con, gia hộ cho con niệm tâm và cho con tất cả Tất Địa “
Tác Nguyện này, tập Chân Ngôn rằng:
狫 曳 成 向 成 旨
“Hồng Hàm Ha Phộc Ha Hê”
(HÙMÏ HÀMÏ HA VA HA HE
Trì Chân Ngôn xong, A Đô Lê lại dạy Đệ Tử tập Chân Ngôn là:
盲凸猌 向忝 旨
“Bát-La Để Thất-Xa Phộc Nhật-La hê”
(PRATICCHA VAJRE HE
Trì Chân Ngôn này xong thời A Đô Lê cầm tay Đệ Tử ở trong Đạo Trường khiến rải các hoa. Tùy chỗ hoa rơi tức là Bản Tôn. Bụm tay nâng hoa này, tập Chân Ngôn là:
湡 盲凸鉎谼玆亦 赩 亙扣 向匡
“Án Bát-La Để Nghi-Lô Hê-Ổn-Na Đát-Phộc Nhĩ Ma-Hàm Ma Ha Phộc La”
(OMÏ PRATI GRÏHNÏATVAMI MÀMÏ MAHÀ BALA.
Trì Chân Ngôn này xong, tức liền buộc nơi đỉnh đầu Bản Tôn. Dùng Hoa Man này để trên đỉnh đầu Bản Tôn xong, Kim Cương Tát Đỏa sẽ nhận Hoa Man, mau được Tất Địa
Lại nữa, A Đô Lê tập Chân Ngôn Khai Nhãn là:
湡 向忝屹玆 送伏阢貄 弋次 抾巴 巧凹摓先 栥抾巴 伏凸 屹楠朱 向忝 弋次 先毛凹劣 旨 向忝扔在
“Án Phộc Nhật-La Tát Đát-Phộc Sa-Phộc Sa Nễ-Đa Nhị-Gia Xa
Cát-Xô Đà-Nga Tra Na Đa Đát-Ma La Vu Đà-Nga Tra Dã Để Tát
Đát-Phộc Cát-SửPhộc Nhật-La Xa Cát-Xô La Nộ Đá La-Hồng Hê-Ổn Phộc Nhật-La Ba Tả”
*) OMÏ VAJRASATVA SVÀYAN TADDHYA CAKSÏU UDGHATÏA NATA ATMARA UDGHATÏA YATI _ SARVA AKSÏI VAJRA CAKSÏUR ANUTARAMÏ _ HE VAJRA PA’SA
(Bản khác ghi là: OMÏ_ VAJRASATVA SVAYAMÏ TEDYE CAKSÏU UDGHATÏA ATMARA UDGHATÏA YATI_ SARVA AKSÏI VAJRA CAKSÏU SUNUTARÀ_ HE VAJRA PACA)
Trì Chân Ngôn này xong liền mở hai mắt, bảo Đệ Tử rằng:” Kim Cương Tát Đỏa Đại Bồ Tát ngày nay tự đến cho ngươi mở mắt, chẳng phải mở con mắt thịt của ngươi mà mở 5 loại mắt với con mắt Tối Đại Kim Cương. Ngươi! Thiện Nam Tử! Ngày nay ở Đạo Trường là lúc Kim Cương A Đô Lê mỗi mỗi dạy bảo việc trong Đạo Trường, liền được tất cả Như Lai gia trì “. Ngay lúc đó, Bản Tôn nhập vào trong tâm Hoặc thấy mọi thứ cung điện trên Trời, hoặc thấy mọi loại ánh sáng, hoặc thấy mọi thứ Thần Thông. Vì y theo lực gia trì của Như Lai cho nên Kim Cương Thủ Bồ Tát hiện ra đứng trước mặt hỏi việc mong cầu. Tùy nguyện liền cho, cho đến trao cho Đại Kim Cương Trí, Nhất Thiết Chủng Trí và Nhất Thiết Trí
Lại nữa, A Đô Lê dạy các việc xong rồi, lấy bình nước Ứ Già, dùng tay phải múc nước, tập Chân Ngôn Quán Đỉnh, bảo Đệ Tử rằng:”Kim Cương Thủ Bồ Tát ngày nay cho ngươi Quán Đỉnh Tối Thắng” Nói lời này xong rưới nước lên đỉnh đầu. Tức thời, A Đô Lê tác Ấn Kim Cương Hợp Chưởng trao vào hai tay Đệ Tử, bảo rằng:” Tất cả Như Lai cho Quán Đỉnh xong “. Nói lời này xong, A Đô Lê cho thêm chữ Kim Cương ở trước tên Đệ Tử, dùng Ngũ Cổ Kim Cương đặt trong hai lòng bàn tay, bảo Đệ Tử rằng:”Đây là Đại Trí Kim Cương của tất cả Như Lai, tay Ta cầm giữ đem trao vào tay ngươi vì khiến cho thành tựu Diệu Tất Địa”
Khi ấy, người hành Du Già tập tiễn đưa chư Phật đều quay về Bản Thổ.Chân Ngôn là:
湡 呢包向 屹楠屹玆飲 帆盎集卡 狣平凹先 丫猌 加伐 后盍合好伏 旦巧全丫 亙左伏弋
“Án Câu-Lỗ Đế Phộc Tát Lỗ-Phộc Tát Đát-Phộc Lỗ-Tra Tất Địa Lỗ-Đát Đà A Nỗ Đa La Nga Thất-Giả Đổ Hàm Một Đà Tỳ Sa Dã Bổ Na La Nga Ma Dã Già”
(OMÏ KROTEVA SARVA SATVARTHA SIDDHIRTATHÀ ANUTARA GACCHA TUMAMÏ BUDDHÀVISÏAYA PUNARÀGA MÀNAYACA
(Bản khác ghi là: OMÏ_ KRÏTOVAHÏ _ SARVA SATVA ARTHA SIDDHIRDATTÀ YATHA ANUGÀGACCADHVAMÏ_ BUDDHA VISÏAYAMÏ PUNARÀGA MANÀYATU_ OMÏ VAJRASATVA MUHÏ)
Người hành Du Già tập Chân Ngôn xong, rung chuông Kim Cương 3 lần. Liền tự cao giọng ca tán 108 Danh của 16 vị Bồ Tát, tùy theo sức mà bày mọi thứ cúng dường
Bấy giờ, Hành Giả ca tán 108 Danh của Kim Cương. Chí Tâm, đỉnh đầu đội Ấn Kim Cương Phộc tập Chân Ngôn Tống Chư Phật Bồ Tát là
湡 向忝 伙朽 鄖
“ÁnPhộcNhật-La Mê Cát-Xa Mâu”
(OMÏ VAJRA MEKSÏA MUHÏ
(Bản khác ghi rằng: OMÏ VAJRA MUKSÏA MUHÏ)
Trì Chân Ngôn này xong, tức thời giải Ấn. Hành Giả tự tưởng:” Đúng ra Pháp này là Pháp của Đức Đại Từ Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Vì lợi ích cho người độn căn cho nên ở trong biển Đại Trí Tuệ lược ra Pháp Bí Mật”
Bấy giờ, Hành Giả tác Pháp đó xong, hồi hướng phát nguyện. Y theo Công Đức này thứ nhất là quốc vương, thứ nhì là cha mẹ, thứ ba là thí chủ, thứ tư là Pháp Giới. Tất cả chúng sinh thảy đều mau chứng Vô Thượng Bồ Đề.
Khi ấy Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát bảo các Đại Chúng rằng:” Pháp rộng lớn chẳng phải là Pháp của Ta mà là cảnh giới của Phật. Nay Ta nương theo sức đại uy thần của Đức Phật lược nói về pháp Đạo Trường Đại Kim Cương Giới, Diệu Pháp chân thật bí mật của Du Già thuộc cảnh giới của Chư Phật xong rồi. Ta từng ở trong trăm ngàn kiếp quá khứ tu các biển nguyện, vượt Đệ Bát Địa chứng Đẳng Giác Vị. Pháp bí mật này khó được khó gặp. Giả sử có được gặp thì khó sinh Tín Tâm.Đại Chúng các ông, ở vô lượng kiếp tích lũy công đức, nay được Pháp này, chẳng bao lâu sẽ ngồi dưới gốc cây Bồ Đề trên tòa báu Kim Cương đập nát Ma quân, phá vỡ vỏ vô minh, làm khô sông phiền não, cắt đứt hẳn sinh tử, chứng Vô Đẳng Đẳng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vì các chúng sinh khởi nguyện Đại Bi, ở đây ở đó lưu bày rộng rãi lợi ích chúng sinh khiến cho Pháp trụ lâu dài dẫn đường cho sáu nẻo khiến chứng Bồ Đề “
Bây giờ, tất cả Đại Chúng trong Hải Hội nghe điều Phật nói đều nói vui vẻ. Làm lễ rồi lui ra.