Kinh Văn Thù Sở Thuyết Tối Thắng Danh Nghĩa

Tống Kim Tổng Trì Đẳng dịch,

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

*

QUYỂN THƯỢNG

_Quy mệnh Diệu Cát Tường (Maṃjuśrī)

Nghĩa tối thắng đã nói

Kim Cương Chưởng Bồ Tát

Giáng phục các chúng Ma (Mārā)

Thân hiện khắp ba cõi

Bí Mật Vương tự tại

Mắt như cánh hoa sen

Mặt như hoa sen nở

Cầm giữ chày Kim Cương

Dùng tay ném, lại ném

Hiện tướng đại phẫn nộ

Uy chấn mười phương giới

_Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pāṇi)

Cũng cầm chày Kim Cương

Tướng tinh tiến, vi diệu

Dũng mãnh giáng phục Ma (Mārā)

Đại Trí lợi quần sinh

Hóa ức số Kim Cương

Hoặc hớn hở vui vẻ

Hoặc hiện tướng phẫn nộ

Đỉnh lễ Phật Thế Tôn

Chắp tay, Tâm cung kính

Nguyện khiến Pháp (Dharma) trụ lâu

Cho chúng sinh nương dựa

Người ngu si không Trí

Kẻ khốn khổ phiền não

Cứu giúp khiến giải thoát

Đều hộ Quả tối thượng

_Thế Tôn Điều Ngự Sư

Trường trụ Đại Tam Muội

Thấu tỏ Tính các Pháp

Căn, Cảnh cũng như vậy

_Thân Trí Tuệ Như Lai

Tướng Ô Sắt Nị Sa (Uṣṇīṣa: Đỉnh kế)

Văn Thù (Maṃjuśrī): bậc Đại Trí

Trí Quán khéo sinh ra

Nghĩa vi diệu sâu xa

Đại Pháp Vô Đẳng Luân

Đầu, giữa, cuối đều tốt

Danh Nghĩa là tối thắng

Phật quá khứ đã nói

Phật vị lai sẽ nói

Phật hiện tại, nay nói

Ba đời đều như vậy

Ở trong lưới Huyễn lớn

Hay độ các Quần Phẩm

_Kim Cương Chưởng Bồ Tát

Vui vẻ liền khen ngợi

Phật nói Chân Mật Ngữ

Nay con hay thọ trì

Tâm quyết định bền chắc

Chí thành Đẳng Chính Giác (Samyaksaṃbuddha)

Diễn nói Pháp bí mật

Dẫn lối các chúng sinh

Khởi Trí Tuệ Vô Lậu (Anāsravaḥ:không còn chảy rỉ, không còn phiền não)

Dứt phiền não không sót

_Kim Cương Thủ Bồ Tát

Chắp tay đứng trước Phật

Bấy giờ Phật Thích Ca (Śākya-muṇi)

Tối Thượng Lưỡng Túc Tôn

Tướng lưỡi, lời chân thật

Âm vi diệu thanh tịnh

Tràn khắp trong ba cõi

Tiếng Phạm Âm (Brahma-ghoṣa) khen ngợi

“Như Lai Bí Mật Vương

Tuyên nói Đại Pháp Yếu”

_”Lành thay Kim Cương Chưởng!

Lành thay Kim Cương Thủ!

Vì làm lợi ích nên

Đại Trí được thành tựu

Đại Nghĩa Lợi tối thượng

Diệt trừ các tội cấu”

_Văn Thù, bậc Đại Trí

Nguyện nghe nghĩa như vậy

“Lành thay Đại Đạo Sư!

Phương tiện, xin tuyên nói”

_Bấy giờ Phật Thích Ca

Mở bày Pháp bí mật

Nhiếp trì Đại Minh Chú

Là: Trì Minh Chú Bộ

Thế Xuất Thế Gian Bộ

Chu Biến Thế Giới Bộ

Đại Ấn Chư Pháp Bộ

Ô Sắt Nị Sa Bộ

Sáu loại Đại Chú Vương

Tương ứng không có hai

Sinh ra Pháp Già Đà (Gāthā)

Nay Ta sẽ tuyên nói

“Át a nhất ế ốt ô y ái ổ áo ám ác”

A Ā I Ī U Ū E AI O AU AṂ AḤ

An trụ Tâm Trí Quán

Ba nghiệp Như Lai chuyển

Chữ Án (OṂ) Kim Cương Lợi (Vajra-tīkṣna)

Hay chặt đứt khổ não

Văn Thù Đại Cát Tường

Trí Tuệ Diệu Quán Sát

Tuyên nói Môn bí mật

Tự Tại Vương Thần Chú

“A la bát tả na dã đế, nẵng mạc”

A RA PA CA NA ĀYATE NAMAḤ

_Quy mệnh Phật Thế Tôn

Sinh ra Trí Bồ Đề

Chữ Át (ĀḤ) trong tất cả

Là nghĩa Đại Tối Thượng

Sinh ra Đại Hữu Tình

Lìa Tâm, lìa ngôn tướng

Với tất cả âm thanh

Tất cả tướng quang minh

_Ma Ha Đại Tham này

Các chúng sinh nhiễm dính

Ma Ha Đại Sân Hận

Nhân (Hetu) của mọi khổ não

Ma Ha Đại Ngu Si

Thâm nhập Tâm chúng sinh

Ma Ha Đại Phẫn Nộ

Đây là Oán hại lớn

Ma Ha Đại Ái Lạc

Mọi Kiến Trước (hai phiền não của quan điểm và cảm xúc) của Tâm

_Đại Dục với Đại Lạc

Đại Hỷ với Đại Nhiễm

Đại Sắc với Đại Thân

Đại Tướng với Đại Mạo

Đại Danh với Đại Thí

Đại Viên Mãn Đạo Trường

Cầm kiếm Đại Trí Tuệ

Chặt lưới Đại Phiền Não

_Đại Hiển với Đại Xưng

Đại Quang với Đại Minh

Đại Huyễn làm Huyễn Sư

Thành tựu nghĩa Đại Huyễn

_Đại Huyễn Hóa nhiễm Dục

Lưới Đại Huyễn Hóa Kiến (quan niệm của đại huyễn hóa)

Đại Bố Thí thù thắng

Đại Tinh Tiến dũng mãnh

Đại Thiền Định an trụ

Đại Trí Tuệ sinh ra

Đại Phương Tiện, Đại Nguyện

Đại Lực với Đại Trí

_Pháp Đại Từ: Vô Ngã (không có cái tôi)

Đại Bi: hạnh thâm diệu

Đại Tuệ: đại dũng mãnh

Đại Thí: phương tiện lớn

Đại Thần Thông: sức Trí

Đại Uy Đức cứng mạnh

Đại Kim Cương bí mật

Đại Phẫn Nộ uy mãnh

Hay trừ đại bố úy

Đại Tối Thắng Minh Vương

Đại Thừa Tối Thượng Hạnh

Tăng trưởng Pháp Đại Thừa

_Đại Tỳ Lô Già Phật (Vairocana-buddha)

Đại Tịch Mặc Mâu Ni (Śākya-muṇi)

Sinh ra Đại Chú Bộ

Thành tựu Pháp bí mật

Y mười Ba La Mật

Tu tập Hạnh thù thắng

Được mười Ba La Mật (Daśa-pāramitā)

Môn Diệu Pháp thanh tịnh

Mười loại Ba La Mật

Như Lai Bản Chân Trí

Hạnh tự tại mười Địa

An ổn trụ mười Địa

Thân thanh tịnh mười Trí

Nhóm Công Đức mười Trí

Mười Tướng, mười Nghĩa Lợi

Mâu Ni Thập Lực Tôn

Mười Tướng: hạnh rộng lớn

Vòng khắp đều viên mãn

Như Lai Thanh Tịnh Thân

Chẳng thật cũng chẳng giả

Chân Ngữ với Thật Ngữ

Như Ngữ, Bất Dị Ngữ

Không hai, chẳng không hai

Như Thật Tế an trụ

Ở nơi nghĩa Vô Ngã (không có cái tôi)

Giống như Sư Tử rống

Uy chấn các Ngoại Đạo

Chúng Ma đều kinh sợ

Tất cả Hạnh Chân Không

Như Lai tự mình chứng

Dũng mãnh phá oán địch

Đấy gọi là Tối Thắng

Đại Lực Chuyển Luân Vương

Bậc tôn trọng tối thượng

Đều sinh Tâm cung kính

Thấu Pháp không sai khác

Diễn nói Đại Thừa Giáo

Khen ngợi nghĩa vô biên

Lời Như Lai chân thật

Không thật, không hư dối

Dẫn dụ các quần mê

Đều được chẳng thoái lui

Thanh Văn (Śrāvaka) với Duyên Giác (Pratyeka-buddha)

Phật Thừa (Buddha-yāna) Quả Bồ Đề (Bodhi-phala)

Mọi loại Rỗng (Śūnya:Không) không dính

Như thật mà hiểu thấu

Lậu Tận A La Hán

Được Căn, Cảnh lìa Dục

Dứt Kết Sử (bandhana hay Saṃjojana) phiền não (Kleśa)

Không sợ (vô úy), được trong mát

Như Lai, Vô Sở Trước

Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ

Thế Gian Tối Thượng Sĩ

Điều Ngự Thập Hiệu Tôn

Không Ngã Mạn (Ātma-māna) kiêu căng

Tâm chân thật an trụ

Xa lìa chốn luân hồi

Ức kiếp tu Thắng Hạnh

Đã làm điều cần làm

Tâm Trí Tuệ quyết định

_Thế Tôn Đại Pháp Vương

Diễn nói Pháp vi diệu

Vòng khắp cả Thế Gian

Giáo hóa các chúng sinh

Dùng Hạnh tối thù thắng

Thành tựu các Nghĩa Lợi

Làm Đại Dẫn Đạo Sư

Khiến lìa các nghi ngờ

Hết thảy giới chúng sinh

Đều được Địa (Bhūmi) an ổn

Đàn (Dāna), Giới (Śīla), Nhẫn (Kṣānti), Tiến (Vīrya), Thiền (Dhyāna)

Huân tu làm Tạng Phước (Puṇya-garbha)

Trí Tuệ Ba La Mật (Prajña-pāramità)

Huân tu làm Tạng Trí (Prajña-garbha)

Phương Tiện (Upāya) với Nguyện (Praṇidhāna), Lực (Bala)

Tùy thuận tu hai Tạng

Viên mãn hành mọi Thiện (Kuśala)

Thường tương ứng khắp cả

Ý Thiền Định vi diệu

Bày thân tướng chẳng động

Ba thân: Pháp (Dharma-kāya), Báo (Saṃbhoga-kāya), Hóa (Nirmāṇa-kāya)

Năm Phật, năm Chủng Trí

Năm Phật nghiêm mão báu

Năm mắt chiếu Thế Gian

Ứng hiện tất cả Phật

Khiến mọi Thiện tăng trưởng

Sức Trí Tuệđã tu

Hay chặt đứt luân chuyển

Thân Kim Cương bền chắc

Chân thật chẳng thể bàn

_Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana-buddha)

Rực ánh sáng Đại Trí

Tự nhiên trong hư không

Tuôn ánh sáng Trí Tuệ

Chiếu khắp các cõi nước

Tất cả thân Như Lai (Tathāgata-kāya)

Minh Vương Đại Thần Chú

Thắng nghĩa đều thành tựu

_Đại Ô Sắt Nị Sa (Mahoṣṇīṣa: Đại Đỉnh Kế)

Phóng ánh sáng trong sạch

Chiếu tất cả thân Phật

Phật ấy đều cung kính

Tâm chiêm ngưỡng vui vẻ

Uy Nghi đều đầy đủ

Cúng dường đều khen ngợi

Mâu Ni Đại Kim Tiên

An trụ ba Bộ Chú

Tam Muội Chú hiện tiền

Ba báu (Tri-ratna: ba báu Phật Pháp Tăng) rất thù thắng

Ba Thừa (Triṇi-yānāni: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát) với dẫn đạo

_Bất Không Quyến Sách Bộ (Amogha-pāśa-kulāya)

Cầm sợi dây Kim Cương

Cầm móc câu Kim Cương

Hiện bày tướng phẫn nộ

Giáng phục các Ma Oán

Đại Phẫn Nộ Minh Vương (Mahā-krodha-vidya-rāja)

Sáu mặt hiện sáu mắt

Một thân sinh sáu tay

Miệng ló nanh bén lớn

Tay cầm Cám Ca La

Trăm rắn độc quấn tay

Tên Diệm Man Đức Ca (Yamāntaka)

Cũng tên Trừ Chướng Vương

Hiện tướng rất đáng sợ

Cầm Kim Cương sắc bén

Mọi loại tướng sai khác

Hóa quyến thuộc Kim Cương

Tràn đầy nơi hư không

_Đại Nghi Đức Phẫn Nộ

Bất Động Tôn Minh Vương (Acala-nātha-vidya-rāja)

Một búi tóc rối bồng

Thân vác da voi lớn

Khi phát âm cười lớn

Tiếng Ha Ha Hứ Hứ

Cây cỏ đều dao động

Hiện Đại Tiếu Minh Vương (Mahāṭṭā-hāsa)

_Kim Cương Vương (Vara-rāja): Đại Lạc

Kim Cương Tướng (Vajra-sena): Đại Hỷ

Kim Cương Chú (Vajra-mantra): hồng hồng

Kim Cương Cung (Vajra-dhanus) với Tiễn (mũi tên)

Tay cầm kiếm Kim Cương

Đều trừ đứt phiền não

Dụng bền chắc sắc bén

Kim Cương tối thắng này

Lửa Kim Cương rực rỡ

Mắt Kim Cương sáng rực

Đại sắc tướng Kim Cương

Lửa Kim Cương: trăm mắt

Lông Kim Cương bén nhọn

Hiện bày tướng chiến đấu

Kim Cương hiện móng ngón

Ức số ngọn cứng bén

Kim Cương thù thắng man (vòng hoa thù thắng của Kim Cương)

Kim Cương diệu trang nghiêm (sự trang nghiêm màu nhiệm của Kim Cương)

Âm thanh Kim Cương Tiếu (tiếng cười của Kim Cương)

Tự Môn (môn chữ) có sáu loại

Âm thanh của Văn Thù (Maṃjuśrī)

Thông suốt khắp ba cõi

Cho đến hư không giới

Âm thanh đều thông khắp

_Như thật, biết thấu tỏ

Tất cả Pháp Vô Ngã

Lìa văn tự, lời nói

Đồng Chân Tế Pháp Tính

Ví như Đại Ngưu Vương

Rống lên âm thanh lớn

Thổi cái loa Pháp lớn (Mahā-dharma-śaṅkara)

Đánh cái trống Pháp lớn (Mahā-dharma-duṇḍbhi)

Dựng phướng Pháp rộng lớn (Mahā-dharma-ketu, hay mahā-dharma-dhvaja)

Tạo âm thanh rộng lớn

Chẳng trụở Niết Bàn (Nirvāṇa)

Thương xót các chúng sinh

Mười phương hư không giới

Không sắc (Rūpa: hình thể vật chất, màu sắc), chẳng không sắc (Arūpa)

Mọi loại sắc trong Tâm

Hay thấu tất cả Pháp

Giống như gương tròn lớn

Chiếu khắp hết không dư

Hóa các chúng Trời, Người

Ba cõi được tự tại

Trụ Thánh Đạo (Ārya-mārga) bình đẳng

Hiện ra ở phướng Pháp (Dharma-ketu)

Khắp cả mười phương Giới

Hiện bày tướng Đồng Tử (Kumāra)

Hoặc hiện tướng Sa Môn (Śramaṇa)

Hoặc hiện tướng người già

Hoặc ba mươi hai tướng

Đoan nghiêm rất vi diệu

_Bậc Trí Tuệ Đức Hạnh

A Xà Lê Pháp Sư

Độ tất cả chúng sinh

Tương ứng thành Chính Giác (saṃbuddha)

Thấu đạt hư không giới

Biển Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jña-jñāna)

Phá hoại lưới Vô Minh (Avidya)

Tồi diệt Lưu Chuyển Luân (vòng lưu chuyển)

Lìa hẳn các phiền não

Mau đạt đến bờ kia (Pāramitā:bờ giải thoát, Niết Bàn)

_Dùng nước Trí (Jñāna-jala) rưới đỉnh

Trang nghiêm mão Diệu Bảo

Đoạn trừ ba loại khổ (khổ khổ, hành khổ, hoại khổ)

Lìa tất cả ràng buộc

Được ba loại Giải Thoát (Không, Vô Tướng, Vô Nguyện)

Thành Chính Đẳng Chính Giác (Samyaksaṃbuddha)

Thường ở trong ba cõi

Lợi ích các chúng sinh

Viên mãn Hạnh thanh tịnh

Công Đức đều tăng trưởng

Lìa tất cả có dính

An trụ Chân Thật Tế (Chân Như)

Giữ báu Đại Như Ý

Làm Đạo Sư tối thượng

Hiện Đại Tướng tương ứng

Làm Hiền Bình (Pūrṇa-ghaṭa, hay Bhadra-Kalaśa) tối thượng

Nhiêu ích các chúng sinh

Nhớ giữ như con đỏ

_Thông Tịnh, thông chẳng Tịnh

Thông Tam Muội Thời Phần

Thấu đạt thông Chính Định

Thông căn cảnh chúng sinh

Thông Công Đức, thông Pháp

Được ba loại Giải Thoát

Việc Cát Tường trong sạch

Tâm hớn hở vui vẻ

_Năm mặt với năm đỉnh

Năm núi, tướng nghiêm sức

Đại Hỷ với Đại Lạc

Đại Khánh với Đại Dục

Quyết định Pháp chân thật

Cát Tường Tối Thắng Tôn

Hạnh vi diệu thù thắng

Lợi ích các chúng sinh

Làm giáng phục Ma Oán

Tiêu trừ các kinh sợ

_Thi Khí Thất Kham Ni

Nhạ Chi lộ tóc rũ

Cạo tóc với Đầu Đà (Dhūta:một loại khổ hạnh trừ khử bụi dơ phiền não)

Mặc áo Đại Tịnh Hạnh (Mahā-brahma-caryā)

Trì Phạm Hạnh (Brahma-caryā) tối thượng

Chúng Đại Bà La Môn (Mahā-brāhmaṇa)

Thân tro, Kiều Đáp Ma (Gautama)

Tu trì Đại Khổ Hạnh

Chứng Niết Bàn thanh tịnh

Lặng yên được giải thoát

Hay trì Đại Tịnh Hạnh

An vui không nhiễm dính

Quyết định chặt khổ, vui

Xa lìa hết các Dục (Rāga)

Không mất cũng không được

Không hiển, cũng không dính

Tất cả Hành không dơ

Đấy là Bà La Môn (Brāhmaṇa)

_Bồ Tát tu Chính Hạnh

Ý Thức sạch không dơ

Lìa nhiễm, không sợ hãi

Khéo giác ngộ Phật Tính (Buddhatā)

Trí hiểu Như Lai Địa (Tathāgata-bhūmi)

Hay biết Pháp quá khứ

Không Trí (Jñāna) cũng không Sắc (Rūpa)

Cũng không có nghi ngờ

Soi thấy Phật ba đời

Pháp xưa nay không dính

Hiểu Pháp lìa trói buộc

Mắt Tuệ chiếu không ngại

Như Lai Diệu Trí Quán

Thuyết Pháp Tự Tại Vương

Dùng nghĩa Pháp tối thắng

Đều trừ các tranh luận

Giống sư vua Sư Tử

Hay giáng phục muôn thú

Chúng sinh đều ngưỡng mộ

Như Lai, tướng tôn trọng

_Văn Thù Diệu Trí Quang (ánh sáng Diệu Trí của Văn Thù)

Rực rỡ đều chiếu khắp

Quán Đỉnh Pháp Vương Tử

Tối Thắng Danh Nghĩa Sư

Hay làm thuốc cực tốt

Tiêu trừ các bệnh khổ

Ánh sáng tướng Bạch Hào (Ūrṇa: sợi lông trắng xoáy tròn theo bên phải ở tam

tinh)

Chiếu sáng cả ba cõi

Cho đến mười phương cõi

Dựng khắp phướng Pháp lớn

Với giương dù lọng lớn

Làm Đạo Trường Từ Bi

Hoa sen, lọng báu lớn

Che khắp các Như Lai

Pháp Tính (Dharmatā) của chư Phật

Tất cả Phật tương ứng

Tất cả Phật bình đẳng

Là tôn trọng tối thắng

_Kim Cương Trí Quán Đỉnh

Cát Tường Tự Tại Vương

Nhất Thiết Thế Tự Tại

Tối Thắng Kim Cương Vương

Đại Tâm của chư Phật

Trí Hạnh của chư Phật

Đại Thân (thân to lớn) của chư Phật

Diệu Biện (việc làm màu nhiệm) của chư Phật

_Kim Cương Nhật đại quang (Ánh sáng rộng lớn của mặt trời Kim Cương)

Kim Cương Nguyệt đại minh (sự sáng tỏ rộng lớn của mặt trăng Kim Cương)

Rực rỡ đều chiếu khắp

Mười phương chúng sinh giới

Phật Kim Cương: bền chắc

Phật Thắng Nghĩa: Pháp sinh

Phật Liên Hoa: cát tường

Thành tựu Nhất Thiết Trí (Sarva-jña)

Phật trì Pháp Đại Huyễn

Phật trì Đại Minh Chú

Kiếm Kim Cương cực bén

Chặt phiền não kết sử

Pháp Kim Cương đại khí

Pháp Kim Cương tối thắng

Sinh ra Kim Cương Tuệ

Viên mãn Ba La Mật

Phật Địa (Buddha-bhūmi) làm trang nghiêm

Pháp thanh tịnh, Vô Ngã

_Chính Trí, Tâm hiểu rõ

Lưới huyễn, mọi loại việc

Kim Cương hay chặt trừ

Hết phiền não, không sót

QUYỂN HẠ

_Bồ Tát, Thân Diệu Trí

Sinh ra các Thiện Lợi

Ví như trong Đại Địa

Sinh mọi loại lợi ích

Trí Tạng của chư Phật

Tuôn ra Đại Pháp Luân (Mahā-dharma-cakra: bánh xe Pháp lớn)

Tất cả Pháp từ Tính

Tất cả từ Tính sinh

Ở trong một sát na

Sinh ra các Pháp Nghĩa (nghĩa lý của Pháp độ)

Liền được Đại Trí Tuệ

Hiểu thấu tất cả Pháp

Thâm nhập các Tam Muội (Samādhi)

An trụ Lý bình đẳng

Các Pháp đều thanh tịnh

Thành Chính Đẳng Chính Giác

Tất cả Phật hiện tiền

Vui vẻ Nghĩa thành tựu

_Ánh sáng lửa Đại Trí

Diệt trừ các tội dơ

Trong tất cả chúng sinh

Làm lợi ích tối thượng

Khổ não vì oán tặc

Trí Tuệ hay chiến thắng

_Tướng tinh tiến thù thắng

Đại Cát Tường vi diệu

Cánh tay dài trăm khuỷu

Nhấc chân không dẫm đạp

Một chân đè Kim Luân (Suvarṇa-cakra)

Dưới đến Địa Tuyệt Xứ

Một chân che Phạm Tế

Chỉ thấy móng ngón tay

Tối thượng thắng tự tại

Pháp Nghĩa không sai khác

Hiện mọi loại sắc tướng

Khởi ở Trí Phương Tiện

Vòng khắp mười phương giới

Lợi ích không cùng tận

Đã lìa nhiễm luân hồi

Được ba loại Đại Lạc (Mahā-sukha)

Giống như mây thanh tịnh

Cũng như trăng Thu sáng

Như mặt trời lìa mây

Ánh sáng lớn rực rỡ

Báu Đại Thanh Đế Thích

Màu trang nghiêm tối thượng

Với ngọc Đại Như Ý

Cũng trang nghiêm vi diệu

Sức Thần Thông đã hiện

Chấn động trăm Thế Giới

_Trụ Niệm Xứ, Chính Cần

Thần Túc với Căn, Lực

Bảy Giác (Sapta-bodhyaṅgāni: 7 Giác Chi), hoa Diệu Ý

Biết thấu tám Thánh Đạo

Hướng Chính Đẳng Bồ Đề

Biển Công Đức Như Lai

_Nhóm Uẩn (Skandha) của chúng sinh

Giống như ở hư không

Tâm Hành của chúng sinh

Mọi loại tướng sai khác

Biết thấu các Căn, Cảnh

Năm Uẩn đều trống rỗng (Śūnya: không)

Nghĩa năm Uẩn (Pañca-skandha) thanh tịnh

Các Hành (Saṃskāra) vô số ức

Biết thấu tướng các Hành (Saṃskāra)

An trụ trong Thật Tế

_Pháp mười hai Duyên sinh

Thể Tính đều thanh tịnh

Bốn Vô Lượng (Catvāry-Apramāṇāni:bốn vô lượng Tâm), Chân Thừa

Tám Trí (Khổ Pháp Trí, Khổ Loại Trí, Tập Pháp Trí, Tập Loại Trí, Diệt Pháp

Trí, Diệt Loại Trí, Đạo Pháp Trí, Đạo Loại Trí) theo Giác (Bodhi) sinh

Thấu căn trong, cảnh ngoài

Mười hai nghĩa chân thật

Mười sáu phần bí mật

Hai mươi loại Giác Đạo

Nghĩa tối thắng như vậy

Chư Phật đều biết rõ

_Phật hiện vô số thân

Thường ở tại Tam Muội

Tâm Hành của chúng sinh

Sát na hay biết rõ

_Môn phương tiện ba

Thừa Hạnh thanh tịnh vi diệu

Hiểu Pháp không Tự Tính

Trụ ở Đạo Nhất Thừa (Eka-yāna-mārga)

Dứt phiền não kết sử

Rời biển khổ lưu chuyển

Lìa rừng rậm trói buộc

Mỗi mỗi loại khổ não

Trí phương tiện, Đại Bi

Hay nhiêu ích khắp cả

Nhiếp thọ các hữu tình

Khiến ngộ Vô Sinh Nhẫn (Anutpattika-kṣānti)

Tất cả Tâm chúng sinh

Thấu cảnh giới thanh tịnh

Tất cả Tâm chúng sinh

Bình đẳng không sai khác

Tất cả Tâm chúng sinh

Vui vẻ sinh yêu thích

Khiến lìa nơi tán loạn

Thành tựu các Công Đức

Thông đạt Pháp ba đời

Tất cả nghĩa Trí Tuệ

_Tính năm Uẩn vốn rỗng (Śūnya:Không)

Ba đời đều như vậy

Một niệm sinh Tín Giải (Adhimukti)

Liền thấy các Phật Tính

Các Pháp từ Tính sinh

Thân Phật vốn không dính

Vui thấy các thân Phật

Mọi loại tướng trang nghiêm

Vui nghe Phật Bồ Đề

Nghĩa chân thật tối thượng

_Đại Chú lìa văn tự

Đại Chú, ba loại Tính

Mẫn Đổ lìa văn tự

Sinh ra tất cả Chú

Mẫn Đổ, môn trăm chữ

Môn năm chữ, Đại Không

Mười sáu loại bí mật

Từ trong Mẫn Đổ sinh

Cát La, Phi Cát La

Quá khứ có bốn loại

Nghĩa Thiền sinh ức số

Tất cả làm, chẳng làm

Thông đạt tất cả Thiền

Biết thấu Định căn bản

Thân Tam Muội tối thượng

Thân Báo, Hóa cũng thế

Tràn khắp mười phương giới

Hóa độ các chúng sinh

_Tối Hậu Thiên Trung Thiên

Cát Tường Tối Thắng Giả

Là Đạo Sư Trời Người

Giáng phục các chúng Ma (Mārā)

NhưĐế Thích Thiên Vương

Hay làm Bố Thí lớn

Độ tất cả chúng sinh

Rời rừng rậm phiền não

Mười phương đều khen ngợi

Chỉ một không có hai

Dùng Pháp Đại Từ Bi

Làm giáp trụ tinh tiến

Trí Tuệ làm cung, kiếm

Diệt trừ giặc phiền não

Sức Uy Thần tối thắng

Chúng Ma đều sợ hãi

Giáng phục Ma Oán xong

Hưng cúng dường rộng lớn

Cúi lạy Thầy tối thượng

Chư Phật, bậc giúp đời (Hộ Thế: Lokapāla)

Đỉnh lễ rồi khen ngợi

Gần gũi mà phụng sự

Mười phương hư không giới

Cúng dường cũng như vậy

_Văn Thù Đại Cát Tường

Bồ Tát Ma Ha Tát

Đủ sáu Thông (Ṣaḍ-abhijñāḥ), ba Minh (Tri-vidya)

Sáu Niệm (Ṣaḍ-anusmṛtayaḥ) đều viên mãn

Hiện sức Thần Thông lớn

Trí Tuệ đến bờ kia

Xa lìa chốn luân hồi

Đạt được Bất Thoái Chuyển (Avaivartika)

Dũng mãnh đại tinh tiến

Biết thấu tất cả Pháp

Đại Bổ Đặc Già La (Mahā-pudgala)

Vượt lên Tối Thượng Địa

Dùng mưa Pháp Trí Tuệ

Thấm khắp các chúng sinh

Tuyên bày bốn Pháp Ấn (Nhất Thiết Hành Vô Thường Ấn, Nhất Thiết Hành Khổ

Ấn, Nhất Thiết Hành Vô Ngã Ấn, Niết Bàn Tịch Diệt Ấn)

Dẫn lối nơi ba Thừa

Nghĩa tối thượng thanh tịnh

Hay làm Đại Cát Tường

Nơi Bồ Tát khen ngợi

Thành tựu Kim Cương Tôn (Vajra-nātha)

Chúng sinh vô số ức

Chiêm ngưỡng quy mệnh lễ

_Quy mệnh Đại Không Tạng

Khen ngợi Đại Không Tạng

Quy mệnh Phật Giác Đạo (con đường giác ngộ của chư Phật)

Khen ngợi Phật Giác Đạo

Quy mệnh chư Phật Thân (Thân của chư Phật)

Khen ngợi chư Phật Thân

Quy mệnh Phật Hân Duyệt (nơi chư Phật mừng vui)

Khen ngợi Phật Hân Duyệt

Quy mệnh Phật Công Đức (Công Đức của chư Phật)

Khen ngợi Phật Công Đức

Quy mệnh chư Phật Niệm (nơi chư Phật nhớđến)

Khen ngợi chư Phật Niệm

Quy mệnh Phật Hỷ Tiếu (nơi chư Phật vui cười)

Khen ngợi Phật Hỷ Tiếu

Quy mệnh chư Phật Ngữ (lời nói của chư Phật)

Khen ngợi chư Phật Ngữ

Quy mệnh Phật Sở Ái (nơi chư Phật yêu thích)

Khen ngợi Phật Sở Ái

Quy mệnh chư Phật Sinh (điều sinh ra chư Phật)

Khen ngợi chư Phật Sinh

Quy mệnh Phật Trí Sinh (điều sinh ra Phật Trí)

Khen ngợi Phật Trí Sinh

Quy mệnh Phật Hý Vũ (điều múa giỡn của chư Phật)

Khen ngợi Phật Hý Vũ

Tính Không (Śūnyatā) với lưới huyễn

Quy (quy mệnh) tán (khen ngợi) cũng như vậy

Bấy giờ Kim Cương Chưởng Bồ Tát Ma Ha Tát, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Như Lai Trí Quán, Thân Nhất Thiết Trí (Sarva-jña¬kāya) vi diệu sâu xa. Văn Thù Bồ Tát Ma Ha Tát vì muốn lợi ích cho tất cả chúng sinh, nói Danh Nghĩa tối thắng thanh tịnh này. Nếu các chúng sinh vì tịnh ba Nghiệp thì khiến ở trong Tạng Phước Trí (Puṇya-jñāna-garbha) của Môn Phật Địa Ba La Mật (Buddha-bhūmi-pāramita-mukha) nhiếp trì ba nghiệp viên mãn thanh tịnh. Người đối với nghĩa tối thượng chưa hiểu thấu thì khiến cho được hiểu thấu, cho đến tất cả Pháp Tạng (Dharma-garbha) của chư Phật đều vì họ khai phát khiến cho được hiểu biết, sinh ra mọi điều thiện lành làm Môn Công Đức (Guṇa-mukha)”

_Lại nữa Kim Cương Chưởng Bồ Tát Ma Ha Tát, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát nói: “Danh Nghĩa tối thắng này sinh ra tất cả Pháp Tịnh Địa Ba La Mật (Śuddha¬bhūmi-pāramita), Thần Chú bí mật, viên mãn thành tựu: Nhất Thiết Trí Trí, các biển Công Đức, ba Môn bí mật của thân miệng ý trong sạch. Quán tưởng chư Phật Chính Đẳng Chính Giác, thành tựu Phật Trí Đại Tam Ma Địa, Pháp Giới thanh tịnh của tất cả Như Lai, mười sức tối thắng phá hoại Ma Oán, đầy đủ Nhất Thiết Trí, Nhất Thiết Chủng Trí, phương tiện căn bản nhiêu ích chúng sinh, thanh tịnh viên mãn Tạng Phước Đức Trí (Guṇa-jñāna-garbha). Sinh ra Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, mầm giống Thánh của Nhị Thừa, tất cả Trời Người, an trụ các Bồ Tát Hạnh (Bodhisatva¬caryā) của Đại Thừa (Mahā-yāna), vào Chính Thánh Đạo đều được giải thoát

Lại hay tăng trưởng căn lành của Bồ Tát, nhiếp thọ tất cả Dị Luận của Ngoại Đạo, Uy Đức tồi phục bốn loại Ma Oán khiến cho các chúng sinh đồng quy về Thánh Đạo, giải thoát sự cột trói, lìa các tán loạn, đầy đủ tất cả sự nghiệp tốt lành, đoạn trừ Luân Hồi, được Chân Thánh Đạo. Dùng hương hoa màu nhiệm, phướng, phan, lọng báu cúng dường khắp tất cả Như Lai; mau được thành tựu các Môn Chú Bộ, đối với các Bồ Tát sinh tưởng yêu thích, tương ứng Bát Nhã Ba La Mật Đa, biết thấu Không Hạnh (Śūnya-caryā) không có hai của Bồ Tát, đầy đủ tất cả Tạng Ba La Mật, viên mãn tất cả Phật Địa thanh tịnh, được bốn Chân Đế Thánh Trí hiện tiền, một lòng an trụ bốn Chính Niệm Xứ cho đến đầy đủ Công Đức của chư Phật”.

_Lại nữa Kim Cương Chưởng Bồ Tát Ma Ha Tát, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát nói: “Kinh Tối Thắng Danh Nghĩa này hay trừ tội dơ chẳng lành thuộc nghiệp thân miệng ý của tất cả chúng sinh, khiến được xa lìa tất cả đường ác với được đoạn trừ tất cả nghiệp chướng, tám nạn đáng sợ đều được tiêu trừ, lìa mộng mỵ ác được đại cát tường với lìa tất cả các Ma Oán kết, tu các căn lành, Phước Đức lợi ích, đoạn trừ tất cả Tăng Thượng Ngã Mạn, lìa hẳn tất cả khổ não luân chuyển. Hiểu thấu như thật Tâm của tất cả Phật, hiểu thấu như thật Mật Hạnh của Bồ Tát, hiểu thấu như thật Thánh Trí của ba Thừa, hiểu thấu như thật tất cảẤn Chú, Pháp Nghĩa tối thắng sinh Đại Trí Tuệ, trụ Hạnh an vui, sắc đẹp sức mạnh tự tại, đắc được việc đại cát tường thanh tịnh, hớn hở vui vẻ dùng Diệu Cú Kệ xưng dươngkhen ngợi Danh Nghĩa Kinh này, cũng hay tiêu trừ tất cả bệnh tật với điều thật đáng sợ.

Nếu trong Tâm chúng sinh có điều ưa muốn, chí Tâm tụng trì Tối Thắng Danh Nghĩa đều được như ý. Muốn được thanh tịnh liền được thanh tịnh, Muốn được cứu giúp liền được cứu giúp, muốn được giàu có liền được giàu có, như người bị cuốn chìm được cứu giúp vượt qua, người chưa đắc Đạo khiến được Đạo Quả nương theo con thuyền Bát Nhã đến bớ Bồ Đề, Như Đại Y Vương hay trừ mọi bệnh, dùng Trí phương tiện cứu giúp chúng sinh đều được lìa hẳn sự ngu si mờ tối, giống như viên ngọc Như Ý tùy theo chỗưa muốn. lợi ích tất cảđều khiến cho viên mãn.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát như thật hiểu thấu Nhất Thiết Trí Trí, đầy đủ năm loại mắt, sáu Ba La Mật, được bốn Vô Úy, an trụ mười Địa… đều được viên mãn Môn Đại Phước Trí Tạng Tam Ma Địa. Như thật thấu tỏ Pháp Tính không có hai, như thật biết thấu sự sai khác của sắc tướng, như thật biết thấu mọi loại ức số sắc tướng thanh tịnh, Tự Tính của Như Lai thảy đều trống rỗng (Śūnya: không). Pháp Nghĩa không có hai của Danh Nghĩa Kinh này, nếu có thọ trì, mở bày, hiển phát tức hay lợi ích cho tất cả chúng sinh, khiến lìa rừng rậm Tà Kiến phiền não”

Lại nữa Kim Cương Chưởng Bồ Tát Ma Ha Tát, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát với Nhất Thiết Như Lai Trí Quán không có hai. Danh Nghĩa Kinh này tối thắng tôn trọng như viên ngọc Đại Ma Ni trong đỉnh đầu của Phật. Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện y theo Nghĩa lý, câu Kệ của Môn Tối Thắng Bí Mật Chú này… mỗi ngày ba thời đọc tụng, giải nói, viết chép.. lợi ích chúng sinh, hiển bày ba Thừa khiến ngộ nhập khắp. Khi ấy Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát nói Tối Thắng Danh Nghĩa này, muốn khiến cho chúng sinh một lòng tin nhận, được Tâm Thắng Giải, thấu đạt tất cả Pháp Môn tối thượng, tu Hạnh không có trụ, đầy đủ Trí Tuệ, thanh tịnh ba nghiệp, phát Tâm Bồ Đề.

Tất cả chư Phật, các Đại Bồ Tát đều hiện bày khắp Pháp Môn bình đẳng khiến cho các chúng sinh đều được ngộ nhập

Đại Kim Cương Chưởng Bồ Tát hiện tướng phẫn nộ, dùng Uy Lực lớn giáng phục Ma Oán đều lợi ích khắp cho tất cả chúng sinh khiến được an vui; hiển bày Tam Muội bí mật, Đạo Trường, tất cảẤn Chú dẫn đường cho chúng sinh nhập vào nhóm Chính Định viên mãn không có dư sót.

Đại Minh Chú Vương trừ các chướng nạn, tiêu phục Ma Oán, đủ uy đức lớn, ở trong ngày đêm thường sẽủng hộ.

Đồng Chân Bồ Tát (Kumāra-bhūta-bodhisatva), Phạm Vương (Brahma), Đế Thích (Indra), LỗĐà La Thần (Rudra), Na La Diên Thiên (Nārāyaṇa), Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara) cùng với người con là Ca Lý Để Kế (Kārttike), Đại Hắc Thiên Thần (Mahā-kāla), Nan Để Kế Thuyết La Đại Thần (Nandikeśvara), Diệm Ma Thiên Vương (Yama), Thủy Giới Đại Thần (Varuṇa-dhātu), Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Vaiśravaṇa), Hạ Lý Đế Mẫu (Hārīti-mātṛ) ở trong ngày đêm thường sẽủng hộ

Hoặc đi, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm, trong tất cả Thời được chư Phật Bồ Tát dùng Uy Thần gia hộ. Tất cả chư Phật với Bồ Tát nhiêu ích nhiếp thọ chúng sinhấy khiến cho nghiệp thân miệng ý đều được thanh tịnh. Tất cả La Hán (Arhat), Thanh Văn (Śrāvaka), Duyên Giác (Pratyeka-buddha) hộ niệm nhiếp thọ các chúng sinh ấy đối với tất cả Pháp được không có chỗ sợ hãi

Thánh Pháp của Tối Thắng Danh Nghĩa như vậy ở trong các Kinh là tối vi thượng thủ. Nếu hay đối với Kinh này: tin hiểu, thọ trì thì người đó liền được Bồ Đề Đạo (Bodhi-mārga). Hoặc ở Thiền Định, hoặc ở chốn náo nhiệt… hoặc vào thành vua, thôn xóm, sông đào, sông lớn, vườn, rừng, tất cả trú xứ… ở trong ngày đêm thường được ủng hộ, khiến cho không có sợ hãi. Tám Bộ Trời (Deva) Rồng (Nāga), Người (Manuṣa) với Phi Nhân (Amanuṣa) cho đến Tỳ Xá Già Nữ (Piśācī) kèm các quyến thuộc thường sẽủng hộ các chúng sinh đó, khiến cho lìa các bực bội, được an ổn lớn”

_Lại nữa Kim Cương Chưởng Bồ Tát, Kim Cương Thủ Bồ Tát nói: “Tối Thắng Danh Nghĩa Kinh này như viên ngọc trên đỉnh đầu của Phật, tối thượng vi diệu, Công Đức thù thắng chẳng thể nghĩ bàn. Mỗi ngày ba thời thọ trì, đọc tụng, chính niệm, suy nghĩ, tinh tiến không lười biếng thì mau được nhập vào Phật Bồ Đề”

Lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có đầy đủ sắc tướng, quán sát suy nghĩ, dùng sức Đại Nguyện độ thoát chúng sinh. Hoặc ở không trung hiện tất cả Phật, tất cả Bồ Tát, mọi loại Hóa Thân (Nirmāṇa-kāya) tuỳ thuận theo chỗ chúng sinh yêu thích mà hiện bày, diễn nói nghĩa của câu sâu xa vi diệu, dẫn đường cho chúng sinh xa lìa nẻo ác, chẳng sinh vào chỗ hèn mọn, chẳng rơi vào biên cảnh, sinh ra chẳng bị xấu xa, chẳng rơi vào Tà Kiến, thường sinh trong cõi Phật, lắng nghe Chính Pháp, lìa nơi không có tưởng (vô tưởng xứ). Chẳng sinh trong kiếp đói khát, chiến đấu. Chẳng sinh trong nơi có năm trược với nạn giặc cướp. Chẳng sinh Phi Pháp (Adharma), vọng nói câu Kệ cầu danh tiếng. Sinh trong nhà người hiền thiện tôn quý, sắc tướng viên mãn, đầy đủ đoan nghiêm, người nhìn thấy không có ai chẳng yêu thích. Được Túc Trụ Thông, tướng Đại Tôn Trọng, đủ uy đức lớn. Đầy đủ viên mãn Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tiến, Thiền Định, Trí Tuệ, Phương Tiện, Nguyện, Lực, bốn Tâm vô lượng Từ Bi Hỷ Xả với tất cả công xảo kỹ nghệ, tán vịnh, ngoại thư đều được hiểu thấu. Xuất gia cầu Đạo không có tan mất Tâm Nhất Thiết Trí, thấu đạt các Pháp Nghĩa Lợi của ba Thừa

Công Đức của Kinh này sinh ra vô lượng Trí Tuệ, vô lượng Thiện Pháp. Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện thọ trì, đọc tụng, giải nghĩa lý ấy vì người diễn nói thì nên biết người đó ở trong Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha) được công đức của Phật, chẳng lâu sẽ chứng Bồ Đề tối thượng, đầy đủ Nhất Thiết Trí, Nhất Thiết Chủng Trí. An trụ Thế Gian, đánh trống Đại Pháp, dựng phướng Đại Pháp, làm Đại Pháp Vương diễn Đại Pháp Chú”

Liền nói Chú là:

“Án, tát lý-phộc đạt lý-ma, a bà phộc, sa-phộc bà phộc, vĩ thuật đà, phộc nhạ-la, át a ám ác”

OṂ_ SARVA-DHARMA ABHĀVA SVABHĀVA VIŚUDDHA-VAJRA_ A Ā AṂ AḤ

_Tự Tính thanh tịnh của tất cả Pháp Tướng là Trí Thân (Jñāna-kāya) của tất cả Như Lai, Văn Thù Sư Lợi thanh tịnh sinh ra.

Chú Là:

“Ác, tát lý-phộc đát đà nga đa, hột-lý nại dã, hát la hát la, Án, hồng, hột-lý”

AḤ_ SARVA-TATHĀGATA-HṚDAYA HARA HARA _ OṂ HŪṂ HRĪḤ

_Văn Thù Sư Lợi Ngữ Tự Tại Vương rộng lớn tuyên nói tất cả Pháp Tính giống như hư không viên mãn thanh tịnh.

Pháp Giới Trí Tạng Chú là: “A” [A]

_Khi ấy Kim Cương Chưởng Bồ Tát Ma Ha Tát, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát vui mừng hớn hở, cung kính, chắp tay chiêm ngưỡng Đức Như Lai. Chư Phật, Thánh Chúng, Đại Bí Mật Vương tùy vui khen ngợi Đạo Trường rộng lớn

Bấy giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śakya-muṇi-buddha) khen Kim Cương Chưởng Bồ Tát, Kim Cương Thủ Bồ Tát rằng: “Lành thay! Lành thay! Ông hay hiển bày Danh Nghĩa tối thắng bí mật của chư Phật mà Văn Thù đã nói, lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh. Các ông, chẳng bao lâu sẽ được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác), được đại giải thoát,ở trong lưới huyễn làm Đại Đạo Sư. Dùng nghĩa màu nhiệm sâu xa thanh tịnh mở phát dẫn đường, khiến cho các chúng sinh vào cảnh giới của Phật. Nay Ta chứng minh Danh Nghĩa tối thắng mà các ông đã nói.

Kinh này ở trong một vạn sáu ngàn Đại Bí Mật Giáo Trí Tuệ Tạng, thứ tự tuôn ra làm Tam Ma Địa Luân (Samādhi-cakra) tồi phục Ma Oán, tiêu trừ phiền não, độ các chúng sinh, xa lìa Luân Hồi, đến bờ Bồ Đề.

    Xem thêm:

  • Kinh Đà La Ni Lạc Xoa - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Tất Cả Danh Hiệu Như Lai - Kinh Tạng
  • Đà La Ni Phật Đỉnh Tôn Thắng - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Thánh Tối Thắng - Kinh Tạng
  • Chơn Ngôn Đà La Ni Phật Đỉnh Tôn Thắng - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Phật Đỉnh Đại Bạch Tản Cái - Kinh Tạng
  • Pháp Niệm Tụng Du Già Liên Hoa Bộ - Kinh Tạng
  • Pháp Yếu Niệm Tụng Đà La Ni Bạch Tản Cái Đại Phật Đỉnh Vương Tối Thắng Vô Tì Đại Oai Đức Kim Cang Vô Ngại Đại Đạo Tràng - Kinh Tạng
  • Kinh Chú Mâu Lê Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Nhứt Thiết Như Lai Tâm Bí Mật Toàn Thân Xá Lợi Bảo Khiếp Ấn Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Bồ Tát Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Luân Du Già - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Cát Tường Bồ Tát Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Nghi Thức Thọ Trì Tâm Giới Bồ Đề - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Quảng Bác Lâu Các Thiện Trụ Bí Mật Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Thắng Phan Anh Lạc - Kinh Tạng
  • Pháp Hộ Ma Bắc Đẩu Thất Tinh - Kinh Tạng
  • Kinh Quán Tự Tại Thành Tựu Du Già Liên Hoa Bộ Niệm Tụng Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Pháp Nghi Quỹ Dược Sư Như Lai Quán Hạnh - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Cang Đỉnh Nhứt Thiết Như Lai Chơn Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Chú Tối Thắng Phật Đỉnh Đà La Ni Tịnh Trừ Nghiệp Chướng - Kinh Tạng