Kinh Quán Tự Tại Thành Tựu Du Già Liên Hoa Bộ Niệm Tụng Pháp Môn

Quán Tự Tại Đại Bi Thành Tựu Du Già Liên Hoa Bộ Niệm Tụng Pháp Môn

Đường Bất Không dịch

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

***

Phàm muốn tu tập ở trong Môn này thì cần phải biết thứ tự, phương thức. Nếu chẳng hiểu biết đầy đủ Pháp Tắc ắt chỉ uổng công, hao phí ngày giờ. Do đó sau khi tham nghiệm các Pháp, các việc, các Pháp Môn trong Kinh và Môn Du Già, đem chỗ tương hội xâu thành một Bộ khiến cho kẻ Sơ Tâm cầu giải thoát được thềm bậc địa vị, nên Ta phải ghi chép sự thành tựu của Hạnh đó.

Các điều học tập là: Trước hết nên vào Đàn Quán Đỉnh Đại Tam Muội Gia, thọ giới hạnh Bồ Tát, khởi ý Đại Bi, buông bỏ thân mệnh tiền của, làm điều lợi ích cho chúng Hữu Tình, chuyên Tâm cầu Phật Bồ Tát, thân chẳng dính vào sự sân hận, siêng năng dũng mãnh nhiếp Tâm chẳng cho tán loạn, chẳng hề tạm nghỉ bốn Tâm Vô Lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả khiến cho vô lượng chúng sinh vượt qua bờ bên kia, trong ngoài thanh tịnh rất là liêm khiết. Đối với các vị Hòa Thượng trưởng túc, A Xà Lê thường nên tôn trọng. Tâm chẳng quanh co, luôn nói lời thành thật. Có người đến xin thì tùy phần mà bố thí, chẳng nên trách cứ người khác (Không Khiển) trong bốn oai nghi với công việc quá nhiều. Như vậy, mỗi một Sát Na lắng niệm, quán sát thật kỹ các Hành thảy đều vô thường. Nói luợc là tất cả các Pháp giống như ảnh tượng trong gương. Biết như thế rồi, thường nên mặc áo giáp Tinh Tiến, cầm cây kiếm báu Hoại Phiền Não Quân Mật Minh Chú phá sự ngăn che ràng buộc, ra khỏi biển sinh tử hư vọng, đến Đạo Trường Bồ Đề ngồi trên tòa Kim Cương. Quyết tác niệm đó chẳng cho thoái chuyển. Người như vậy mới nên tu tập. Đây là Pháp Môn Phát Tối Thắng trong Giới Đại Thừa. Chính vì thế cho nên nay Ta tuần tự diễn nói.

Các người muốn niệm tụng. Trước hết phải làm cho đất tu hành được thanh tịnh. Pháp Tĩnh Địa là: Đất đó rộng bốn khuỷu tay hoặc tám khuỷu, hoặc 12 khuỷu, hoặc 16 khuỷu…Ở trong lượng đó tùy theo sức chọn lấy một loại, rồi đào sâu xuống dưới ngập đầu gối hoặc sâu một khuỷu tay. Loại bỏ: trùng, kiến, các thứ gạch, ngói, tóc, xương, tro than, vỏ trấu lú nếp, gai, gốc rễ cây, các vật thuộc loại uế ác. Xong, đem đất sạch lấp đầy, nện cho thật bằng phẳng. Sau đó dựng Tinh Xá ở bên trên và xoa trét cho sạch sẽ. Thất đó, trước hết phải định phương hướng để mở cửa với hướng quay mặt

_ Nếu cầu việc Trừ Tai thì Thất đó phải mở cửa ở hướng Nam, ngồi quay mặt về phương Bắc. Lúc ngồi nên bắt chéo hai ống chân, hai bắp chân.

_ Nếu tác pháp cầu Tăng Ích: nên mở cửa Tây, ngồi quay mặt về phương Đông, tác Kiết Già Phu Tọa.

_ Nếu tác Pháp Sân Nộ: nên mở cửa Bắc, ngồi quay mặt về phương Nam theo thế Tông Cứ Tọa (Ngồi Xổm) đem chân trái đè lên chân phải.

_ Nếu tác Pháp Hữu Ái Tương Thân: nên mở cửa Đông, ngồi quay mặt về phương Tây. Lúc ngồi thì kèm cứng hai ống chân, mở hai đầu gối.

Đây gọi là Pháp tạo Tinh xá với cách ngồi cầu việc. Ấn Pháp như sau: Trước hết cần có Tĩnh Thất ở nơi đất trống hoặc ở trên núi đá rồi xây dựng Đàn, cũng được phép tùy theo việc mong cầu mà ngồi y theo phép ngồi lúc trước. Xây dựng cái Thất đó xong, trước tiên dùng phân bò xoa trét như Pháp. Mới đầu dùng Chú chú vào phân bò, sau đó mới dùng. Lúc mới quét đất nên tụng Chú này. Chú là:

“Án, ha la, ha la, la nho, yết-la ha la noa dạ, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ HARA HARA RAJE GRAHÀNÏIYE_ SVÀHÀ

Tụng Chú này ba biến rồi quét đất. Quét đất xong, lúc muốn trừ Phất Địa (Phủi đất) lại tụng Chú này. Chú là:

“Án_ Thuế đế, ma ha thuế đế, khả đạt ni, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ ‘SVITE MAHÀ ‘SVITE KHADANE_ SVÀHÀ

Tụng Chú này ba biến dùng trừ đất ấy. Trừ Thổ xong, dùng phân bò xoa Đàn, tụng Chú này. Chú là:

“Án_ Yết la lệ, ma ha yết la lệ, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ KARÀRE MAHÀ KARÀRE_ SVÀHÀ

Tụng Chú này dùng để xoa trét. Nếu tẩy rửa các đồ vật cúng dường với vật chứa nước thơm thì nên dùng Chú này. Chú là:

“Nam mô tất-đề duệ trụy phì ca nam_ tát bà đát tha yết đa nam_Án, Phì la nhĩ, phì la nhĩ, ma ha bàn chiết lị, tát đa, tát đa, sa la đế, sa la đế, đới lệ, đới lệ, vĩ đà ma nễ, tam bạn xá nễ, đa la ma để, tất đà ngãi lệ đề-lị-dướng, sa-phộc hạ”

*) NAMAHÏ STRIYA DHVIKANÀMÏ SARVA TATHÀGATÀNÀMÏ_ AMÏ_ VIRAJI VIRAJI_ MAHÀ CAKRA VAJRI_ SATA SATA_ SARATE SARATE_ TRAYI TRAYI_ VIDHAMATI SAMÏBHAMÏJANI_ TRAMATI_ SIDDHI GRE TRAMÏ_ SVÀHÀ

Tụng Chú này ba biến tẩy rửa các vật cúng. Sở dĩ tụng Chú này là muốn tĩnh trừ việc phạm vào Pháp Tam Ma Gia (Samaya) với tất cả lỗi lầm do va chạm ô uế. Nếu vật cúng dường ấy trong khi chưa cúng dường thì gom chung lại để nơi sạch sẽ, tụng Minh Chú này và tác Ấn này. Chú là:

“Án_ Thủy khư lị, bàn chiết lị, a”

*) OMÏ_ ‘SIKHARA VAJRI_ AMÏ

Tướng Ấn của Chú này là: Đem ngón giữa của tay phải hạ xuống dưới ba ngón, nắm ngón cái làm đỉnh nhọn. Dựng thẳng cứng ngón trỏ, liền thành. Dùng Ấn này ấn lên trên vật cúng, chuyển xoay theo bên phải để phòng hộ tất cả hương hoa, đèn, với thức ăn uống Sau đó, đi qua nơi tắm rửa. Khi tác Pháp này, hoặc tự mình làm hoặc sai một đệ tử làm cũng được.

Như khi muốn kết Ấn, trước hết phải kết ba Ấn Tam Muội Gia, sau đó mới được kết Ấn. Tướng của Tam Muội Gia là:

_Thứ nhất là Phật Bộ Tam Muội Gia Ấn. Trước tiên đặt nghiêng hai tay sao cho phần giữa dính nhau như thường bụm tay giữ vật. Đem ngón trỏ đều phụ vằn trên của ngón giữa, tiếp theo đem ngón cái vịn vào vằn dưới của ngón trỏ liền thành. Ấn Chú này là:

“Án_ Đát tha nghiệt đổ bà bàn dã, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ TATHÀGATA UDBHAVÀYA_ SVÀHÀ

Tụng Chú này, đem Ấn này đặt trên đỉnh đầu, nên tác tưởng là: “Ấn này tức đồng với Đẳng Chân Thân của Như Lai, không có sai khác. Thấy Ấn này là thấy Phật”

_ Tiếp nói về Liên Hoa Bộ Tam Muội Gia Ấn. Đặt hai gốc cổ tay dính nhau, cứng hai bàn tay mở bung mười ngón. Đem hai ngón cái đặt dính đầu ngón với nhau, hai ngón út cũng vậy liền thành kết Ấn. Nâng Ấn này đặt trên đỉnh đầu như sát cạnh phía bên phải. Nên tác tưởng là: “Ấn này tức là Thánh Tự Tại Bồ Tát”. Chú là:

“Án_ Bát đầu mô bà bàn gia, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ PADMA UDBHAVÀYA_ SVÀHÀ

_ Tiếp nói về Kim Cương Bộ Tam Muội Gia Ấn. Nên đem lưng hai bàn tay, tay phải đè tay trái, cùng trái ngược nhau. Sau đó, đem ngón út phải cài với ngón cái trái, lại đem ngón cái phải cài với ngón út trái, tức là Ấn Chú này. Chú là:

“Án_ Bàn chiết lỗ bà bàn gia, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ VAJRA UDBHAVÀYA_ SVÀHÀ

Nên nâng Ấn này lên trên đỉnh đầu như sát cạnh bên trái, tưởng Ấn này là Kim Cương Tạng Bồ Tát.

Tác ba Ấn Tam Muội Gia xong, sau đó mới thông kết nơi các Ấn. Tuân theo Minh Chú của Mật Tạng đó là y theo thứ tự này, liền nói điều cần yếu.

Phàm người tu hành vào lúc sáng sớm chưa có làm việc gì mà muốn đi ra vào thì nên kết Ấn, niệm tụng Minh Chú xong, sau đó mới khởi hành. Chú của Minh Chú này là:

“Ná mô la đát ná để-lị dạ gia_ Ná mô thất-chiến trà bàn chiết la bà na duệ, ma ha dược xoa tế ná bạt đa duệ_ Ná mô bàn chiết la cốt lộ đà dã, đặng sắt-đổ ca tra bội la bàn dã_ Đát điệt tha: Án_ A mật lị đa quân trà lý, khư khư, kha hí kha hí, để sắt-tra, bạn đà bạn đà, ngại lặc xà ngại lặc xà, phì tất bố tra gia, tát bà vĩ cận na, vi na dạ ca, nga noa bạt đề nị, vĩ đan đa yết la gia, hồng phái, sa-phộc ha”

*) NAMO RATNATRAYÀYA

NAMO ‘SCANÏDÏA VAJRAPÀNÏÀYE MAHÀ YAKSÏA SENÀPATAYE

NAMO VAJRA KRODHA DAMÏSÏTÏRA KATÏA BHAYA BHAIRAVAYA.

TADYATHÀ: AMRÏTA KUNÏDÏALI _ KHA KHA_ KHAHI KHAHI_ TISÏTÏA TISÏTÏA_ BANDHA BANDHA _ GARJA GARJA_ VISÏPHOTÏAYA_ SARVA VIGHNA VINAYAKA GANÏÀPATI JÌVITAMÏ TAKIRAYA_ HÙMÏ PHATÏ_ SVÀHÀ

Tướng của Ấn Chú này là: Hai tay đều đem ngón cái vịn trên móng ngón út, duỗi ba ngón còn lại. Liền bắt chéo hai cánh tay, tay phải đè tay trái đều phụ trên bắp tay liền thành. Trong Tâm nên tác tướng này: hai ống chân đứng như hình chữ Bát, phình má cắn vành môi bên phải làm hình trạng giận dữ, tụng Chú bảy biến. Nếu muốn cột trói nhóm Quỷ Thần gây chướng nạn, liền nắm quyền, hai tay đó duỗi ba ngón liền cột trói. Lúc cột trói nên nói: “Bạn đà, bạn đà”(Bandha bandha). Tác Pháp này xong, sau đó ra khỏi phòng.

Nếu muốn vào các nơi Húc Uế và nhà cầu, cũng nên hộ thân. Tướng Ấn đó là: Hai tay đem hai ngón út, hai ngón vô danh, bên phải đè bên trái hướng vào bên trong cùng cài nhau. Dựng cứng hai ngón giữa sao cho đầu ngón dính nhau, hai ngón trỏ phụ vằn trên ở nơi lưng của hai ngón giữa sao cho hơi cách một phân. Dựng kèm hai ngón cái vịn vằn giữa của ngón giữa liền thành Ấn Chú hộ thân. Chú là:

“Án_ Bàn chiết la kỳ nễ, bát-la niệm đa dã, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ VAJRA AGNI PRÀDIPTÀYA_ SVÀHÀ

Dùng Ấn này ấn ở 5 nơi là: trên đầu, trên hai vai, trên trái tim, trên cổ họng. Đấy gọi là Ngũ Xứ. Đây gọi là Pháp Hộ Thân.

Nếu đi qua nhà cầu thì nên búng tay ba lần để cảnh giác, sau đó búng tay như trên. Chú là:

“Án_ Chỉ lý, chỉ lý, la phộc, lao nại la, hồng phái”

*) OMÏ_ KILI KILI RAVA RAUDRA_ HÙMÏ PHATÏ

Nếu rửa tay thì trong Tâm giữ Hình và Chú của Quân Trà Lợi, sau đó rửa tay. Rửa tay xong thì xúc miệng. Ấn xúc miệng là: Co ngón giữa, ngón vô danh của tay phải vào trong lòng bàn tay, duỗi thẳng ngón cái, ngón trỏ, ngón út để chứa nước, dùng ba lần xúc miệng. Chú là:

“Án_ trụ trụ lệ, củ lô củ lô, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ TUTURE KURU KURU_ SVÀHÀ

Dùng Ấn này rửa ráy xúc miệng xong. Sau đó tác Pháp Tĩnh Trừ nhóm Quỷ Thần ẩn hình gây chướng ở trong Thân. Pháp Ấn là: Hai tay nắm quyền đều duỗi hai ngón trỏ. Đem đầu ngón trỏ phải đút vào lòng bàn tay trái rồi nắm lại, đưa đầu ngón trỏ trái vào lòng bàn tay phải cũng nắm lại. Chú là:

“Án_ Ha ná, ha ná, a mật lị đế, hồng phái”

*) OMÏ_ HANA HANA AMRÏTE_ HÙMÏ PHATÏ

Tụng Chú ba biến, dùng xoa từ trên đầu dần dần hạ xuống dưới chân. Làm ba lần thì hay khiến cho tất cả Ma Chướng trong thân thảy đều tiêu diệt, tưởng biết rằng các loài Ma đã ra khỏi thân.

Sau đó tác Phộc Chư Ma Ấn. Nên đem tay trái hướng ra ngoài triệu mời, lật ngược tay phải đặt lưng bàn tay lên lưng bàn tay trái, đem 8 ngón đều cài chéo nhau. Xong rồi liền xoay bên trái, lật ngược lại hướng lên trên trái tim gom lại thành quyền, xong dựng đứng 2 ngón cái đặt trên trái tim. Tiếp theo đặt cùi chỏ phải vào bên trong cùi chỏ trái hướng ra bên ngoài. Đem Ấn đặt trên đầu, xong liền mở Ấn từ từ hạ xuống bên dưới liền thành. Chú là:

“Án_ Chỉ lý chỉ lý, tỵ lao đạt la, bát-la ngật lật để, ma ha cốt lỗ đà, phì xà dạ nễ ngật hạp đa, hồng phái, bạn đà bạn đà, sa-phộc ha”

*) OMÏ_ KILI KILI ABHIRAUDRA PRAKRÏTI_ MAHÀ KRODHA VIJAYA VIKRÀNTA _ HÙMÏ PHATÏ_ BANDHA BANDHA_ SVÀHÀ

Dùng sức của Ấn Chú này hay khiến cho tất cả nhón Mabị cột trói. Lại tưởng Tự Thân mặc áo giáp Kim Cương.

Tác Pháp này xong, nếu tắm rửa thì y theo Chú Luật với việc tắm rửa ở trong Tất Địa. Nên biết chỉ được dùng Quân Trà Lợi Tiểu Tâm Chú, dùng để tự tắm rửa và tự quán đỉnh cũng được. Chú là:

“Án_ A mệt lị đế, hồng phái”

*) OMÏ_ AMRÏTE HÙMÏ PHATÏ

Ấn dùng trong ba Bộ là: Đem ngón cái phải vịn trên móng ngón út, duỗi thẳng ba ngón còn lại liền thành. Dùng Ấn Chú này vảy áo trên thân. Chú vào nước để tắm rửa với mặc áo…đều được thông dụng.

Nếu khi tắm, nên một lòng nhớ Phật Bồ Tát…đừng để cho tán loạn, tưởng nơi Bản Tôn với Tam Bảo ở ngay trước mắt, đem bụm nước tắm mà dâng hiến. Ấn này nên đem 2 tay bụm lại như thường, chỉ để 2 ngón cái với 2 ngón trỏ dính đầu ngón với nhau. Thoạt tiên, dâng lên Đức Phật. Chú là:

“Án_ Đế lệ đế lệ, bột đà gia, sa-phộc ha”

*) OMÏ_ RATE RATE BUDDHÀYA_ SVÀHÀ

_ Tiếp dâng lên Pháp. Chú là:

“Án_ Đế lệ đế lệ, đạt ma gia, sa-phộc ha”

*) OMÏ_ RATE RATE DHARMÀYA_ SVÀHÀ

_ Tiếp dâng lên Tăng. Chú là (Thông cả 3 Bộ):

“Án_ Đế lệ đế lệ, tăng già gia, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ RATE RATE SAMÏGHÀYA_ SVÀHÀ

_ Tiếp dâng Bản Tôn Chú, thông cả 3 Bộ. Chú là:

“Án_ Yết lặc kiêm bà gia bán, bát la đề xa y man, sa ha”

Khi dâng nước cho Bản Tôn hoặc tụng Bản Chú cũng được.

Tác Pháp này xong tùy theo khả năng, trong nước sông tắm gội, niệm Bản Chú rồi từ từ ra khỏi nước. Lúc lấy áo mặc thì tụng Chú này, dùng nước vảy lên áo, sau đó lấy mặc vào. Chú là:

“Án_ Tát bà đát tha nghiệt đa địa sắt-xỉ đa, a ma chí bàn la, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ SARVA TATHÀGATA ADHISÏTÏITA ANU JVALA_ SVÀHÀ

Vảy nước xong, tiếp muốn mặc áo thì tụng Chú này (Thông cả 3 Bộ):

“Án_Phì ma la, bạt lị bàn lặc đa, bàn chiết lị, hồng”

*) OMÏ_ VIMALA PRAVARTTA VAJRINÏI HÙMÏ

Chú Ấn này chỉ dùng 2 tay nắm quyền liền thành. Như mặc tất cả quần áo, anh lạc, mão mũ, vòng xuyến với tất cả vật nghiêm thân đều tụng Chú này. Làm phép này thì chẳng nên khởi sân nộ và suy tư điều xấu ác tà bậy, cũng chẳng nên nhìn ngó tất cả điều chẳng lành.

Nếu tắm gội xong, lúc đi đến Tinh Xá thì chẳng nên đi chân không mà qua. Tâm tưởng có hoa sen 8 cánh đỡ chân, thân đồng với hình Bản Tôn, hai bên phải trái đều có đủ 8 Bộ Trời Rồng… trước sau vây quanh theo hầu Hành Giả. Lại quán Bản Tôn, tưởng ở ngay trước mặt nghiễm nhiên rõ ràng. Trên đường đi qua, cây cỏ đang sống với các hình tượng, bên dưới đến hình của nhóm súc sinh cũng chẳng đạp lên mà đi qua. Các vật cúng dường, các hình dáng của Tháp Tự, Tôn Tượng với hình bóng của chư Tăng đều chẳng nên đạp lên. Đến trước Tinh Xá, liền rửa tay xúc miệng như Pháp xong rồi mới vào. Thoạt tiên, lúc muốn vào thì mở cánh cửa, đọc một tiếng Hồng (HÙMÏ) rồi mới bước vào.

Vào Thất, ở trước mặt Đức Phật, tác Tâm như vầy: “Chư Phật, Bồ Tát, Đại Pháp Vương thuộc ba đời, thường trụ nơi Chân Thân. Con dùng mắt thịt nên chẳng thể gần gũi thấy biết. Nguyện dùng Đạo Nhãn (Con mắt Đạo) thấy con quy y”

Tác Tâm này xong, nên đem ba nghiệp năm vóc gieo xuống sát đất làm lễ, cũng nên nói là: “Nay con xin kính lễ”

Lễ xong, như thường lệ: Sám Hối, Tùy Hỷ, Rộng phát Nguyện lớn, Thề tu các điều lành. Tức liền đốt hương, dùng khói hương này đuổi trừ các nhóm Quỷ Thần ác. Thiêu Hương Chú là (Từ đây dùng tất cả Bộ thuộc nhóm Kim Cương của Pháp lúc trước)

“Án_ Bát đầu di nễ, mộ ha gia, mộ ha gia, xà ngại mộ ha nễ, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ PADMINI MOHAYA MOHAYA JAGAD AMOHANI_ SVÀHÀ

Tác Pháp này xong, lại Chú vào nước rưới vảy bốn phương dùng để Hộ Kết. Chú của Pháp này là:

“Án_ A lộ lực, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ AROLIK_ SVÀHÀ

Tác Pháp này xong, lại tác Pháp Quán: Trước tiên, quán một chữ Ngột-ly (HRÌHÏ_) Từ chữ này khởi thành Đức Vô Lượng Thọ Như Lai có thân tướng viên mãn. Từ thân Như Lai tuôn ra nước sữa thơm màu nhiệm và biến thành biển lớn. Ở trong biển này, tưởng một chữ Bát-La (PRA_) hóa thành một con rùa. Ở trên lưng rùa, tưởng một hoa sen 8 cánh, mỗi cánh có 3 lớp. Tưởng hoa đó mọc lên từ chữ Hột-lỵ (HRÌHÏ). Trong hoa đó, tưởng một chữ Tô (SU_) Hai bên chữ ấy đều tưởng một chữ Hồng (HÙMÏ_) Các nhóm chữ này cộng thành một núi Tu Di, núi có 8 ngọn do mọi báu hợp thành. Ở trong núi này lại quán năm cái Thất, bên ngoài cửa Thất đó giống như có 5 cái mà bên trong là một tướng. Trong Thất này, tưởng có 8 cây cột Kim Cương lớn do báu màu nhiệm lộng thành, bên cạnh đồ vật khảm Xà Cừ xen lẫn ngọc quý lạ điểm tô, bên trên có cái đầu con cá Ma kiệt bằng ngọc ngậm nhiều vật báu nhỏ. Treo chuông vàng nhỏ quanh các màn Anh Lạc, dùng màn Báu Giác Hoa trang nghiêm. Nhiều sợi dây võng, giải áo dựa vào nhau rũ xuống đan liền nhau. Ánh sáng của Tịnh Hoa rọi vào vật báu thủy tinh chiếu khắp mặt đất. Trên mặt đất đó, rải tán các thứ Danh Hoa, Câu Tô Ma… hương xoa (Dầu thơm) bôi Tịnh Giới thơm ngào ngạt đặc thù. Thiêu đốt hương Giải Thoát hợp nhau tỏa khói bay thẳng lên trên. Đèn Trí Ma Ni chói lòa ánh sáng ban mai. Mùi thơm của hàng cây báu theo gió nhẹ đưa, lan tỏa bát ngát. Phướng lụa rực rỡ xen lẫn với bát báu, khoảng giữa đặt các cái bình báu. Mỗi mỗi vô lượng loài Dạ Xoa, La Sát, chư Thiên … trước sau vây quanh dâng các thứ âm nhạc, múa vũ điệu Kim Cương, xưng tán bài ca Kim Cương. Mây lành man mác bay đầy khắp. Ở trong mây tuôn ra vô lượng hương hoa Xuất Thế tràn đầy hư không rồi quyện vào nhau tuôn xuống như mưa. Mọi loại thơm phức, thức ăn, Giao La được đặt bày để cúng dường.

Người hành Pháp cần phải ngưng lắng như thế mà quán kỹ càng, cùng Tâm Tưởng tương ứng cho rõ ràng. Lúc vào Quán ấy, nên tụng Chú này (Chú này thông cả 3 Bộ và Pháp Tưởng như trước cũng thông cả 3 Bộ, xong có sai khác chút ít)

“Ná mô tam mạn đa bột đà nẫm_ Tát bà tha, ỗn ngại đế tất phả-la tứ man, già già na hằng, sa-phộc hạ”

*) NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ_ SARVATHÀ KHAMÏ UDGATE SPHARA HÌMAMÏ GAGANAKAMÏ_ SVÀHÀ

Tụng Minh Chú này, nhập vào các Tam Muội, tùy Tâm sở quán đều được thành tựu. Đây là lời chân thật của Đức Phật, chẳng phải điều hư dối. Sỡ dĩ, trước tiên tác quán này là vì muốn xa lìa sở duyên khiến cho trong ngoài được thanh tĩnh, giống như hư không chẳng nhiễm dính tất cả các vật.

Lại cần tịnh nơi thân, cho nên lại tụng Chú này và Tâm Ấn đầy đủ. Chú là (Minh này dùng thông cả 3 Bộ)

“Án_ tát bà bàn bà thâu đà, tát bà đạt ma, sa bàn bàn thâu đà, hàm”

*) OMÏ_ SVÀBHAVA ‘SUDDHA_ SARVA DHARMA SVÀBHAVA ‘SUDDHA UHÀMÏ

Tụng Minh Chú này để Tĩnh Thân, xong lại nói rằng: “Từ vô lượng kiếp đến nay, con chìm đắm trong sinh tử, lặn hụp nơi bùn lầy phiền não, chẳng gặp bạn lành mà tùy theo vọng tâm chẳng có thể ra khỏi, nơi Đạo Vô Thượng chẳng khởi mong cầu. Chính vì thế cho nên, nay con phát Tâm Bồ Đề, mở miệng xưng tán chữ A (_ A) Sở dĩ xưng chữ này, vì nghĩa của chữ A là Vô Sinh, là nẻo đến cửa Không Tịch. Chỉ riêng Môn này mới có thể tránh xa Trần Cấu”

Hành Giả thuận theo Pháp ấy có thể trừ vi trần số Tội trong vô lượng kiếp, ví như hư không trong sạch thì mặt trời chiếu sáng khắp nơi, tất cả nơi u ám tự nhiên bảy tỏ rõ. Mặt Trời là Tuệ Nhật, Hư Không là Chú Không, đem Mặt Trời Tuệ chiếu soi bóng tối phiền não sâu dầy của Chú Không. Dùng Tâm ngưng tịnh, quán nơi Không Giới. Trong cõi không đó tràn đầy hình ảnh Như Lai nhiều như hạt mè, đầy đủ tướng tốt đẹp. Các vị Như Lai này đều ở trước mặt Hành Giả, búng tay cảnh giác và bảo Hành Giả rằng: “Thiện Nam Tử! Nếu ngươi muốn phát Tâm Bồ Đề thì nên tự quán Tâm”

Bấy giờ Hành Giả được lời dạy ấy xong, cần phải hăng hái, từ chỗ ngồi đứng dậy, mỗi mỗi ở trước mặt các vị Như Lai, gieo năm vóc sát đất, một lòng kính lễ. Khi lễ Phật thì tụng Chú này. Chú là (Thông cả 3 Bộ)

“Án_ Tát bà đát tha ngại đa bà đà, bạn đạt na, yết lô nhĩ”

*) OMÏ_ SARVA TATHÀGATA PÀDA VANDANÀMÏ KARA UMI

Tụng Chú này, tưởng lễ các vị Như Lai xong. Liền quán Tự Tâm (Tâm của mình). Khi quán tự tâm thì tụng Chú này. Chú là:

“Án_ Chất đa bát-la để phệ đà yết lỗ nhĩ”

*) OMÏ_ CITTA PRATIVEDHAMÏ KARA UMI

Tụng Minh Chú này, quán ngay trong trái tim của mình có một vành trăng hình sắc tròn trắng chưa hoàn toàn rõ ràng. Liền bạch với Đức Phật rằng: “Con đã thấy Tâm giống như vành trăng mà chưa rõ ràng”

Đức Phật bảo: “Thiện Nam Tử! Lành thay! Lành thay! Ngươi đã thấy Tâm, cần phải tụng Minh Chú này và quán Tâm đó lần nữa sẽ khiến cho thấy rất la trong sáng”.

Chú là:

“Án_ Bồ đề chất đa, ôn đát bà đà dạ nhĩ”

*) OMÏ_ BODHICITTAM UTPADÀYA MI

Tụng Minh Chú này, quán vành trăng ở trong trái tim rất là thanh tĩnh xong. Lại vì kiên cố Tâm Bồ Đề, cho nên ở trên vành trăng, quán có một hoa sen Kim Cương. Khi quán hoa này thì nên tụng Chú này. Chú là:

“Án_ Để sắt-tra phạt chiết-la, bát đá ma”

*) OMÏ_ TISÏTÏA VAJRA PADMA

Tụng Minh Chú này dùng quán nơi hoa. Ở trên hoa đó có một Kim Cương. Dùng tướng này cho nên gọi là Kim Cương Liên Hoa (Vajra_ padma). Nên tác Tâm là: “Tức Tâm này của Ta và hoa sen Kim Cương không có sai khác. Hoa hé nở dần dần tỏa ánh sáng cháy bùng tràn đầy vô lượng. Khi nhập vào Kim Cương Liên Hoa Khai Phu Tam Muội này thì lại tụng Chú là:

“Án_ Tát phả la, bát đà ma”

*) OMÏ_ SPHARA PADMA

Tụng Minh Chú này quán nơi hoa đó. Ánh sáng của hoa chiếu soi vô lượng hằng hà sa số cõi nước nhiệm màu của chư Phật, chứa đựng tràn đầy ánh sáng đó. Trong Liên Hoa Bộ, tùy theo sở trì của người tu hành mà việc này như bầu trời trong trẻo thấm nhuận âm thanh hỏi han chư Như Lai ở tất cả Phương Thổ như vậy. Xong liền nhập vào hoa ấy. Chư Như Lai đó vào trong hoa này xong. Lại thu nhỏ dần dần Diệu Hoa này giống như cũ không sai khác, tùy theo khả năng có thể hiện thân lớn nhỏ mà trụ. Khi tác Tam Muội Liễm Hoa (Thu hoa nhỏ lại) này thì nên tụng Chú là:

“Án_ Tăng hạt la, bàn chiết la, bát đà ma”

*) OMÏ_ SAMÏHARA VAJRA PADMA

Tụng Minh Chú này thì thu rút hoa lại, tùy theo độ lớn nhỏ mà trụ xong. Lại vào Thân của Kim Cương Liên Hoa. Hoa sen của Tam Muội Kim Cương này dùng thành thân của Ta. Khi vào Quán này, lại tụng Chú là:

“Án_ Bàn chiết la, bát đà ma cú hàm_ Tam ma canh hàm, ma ha tam ma canh hàm”

*) OMÏ_ VAJRAPADMAKA UHAMÏ_ SAMAYA UHAMÏ_ MAHÀ SAMAYA UHAMÏ

Quán thân Kim Cương Liên Hoa này xong. Tức liền quán tự thân đồng với hình dạng của vị Trời kia (? Bản Tôn). Sở dĩ, thoạt tiên nhập vào ngài Quán Âm là vì muốn mau chứng thân Kim Cương. Lại nguyện đời đời đều được thân của Thánh Giả. Chú Ấn vào quán là: Dùng 2 tay, để ngón trỏ xuống dưới 3 ngón hướng ra ngoài, rồi cùng cài nhau sao cho đầu ngón trỏ dính nhau như cánh sen, kèm duỗi cứng 2 ngón cái. Chú là (Dùng thông cả 3 Bộ)

“Án_ Ngột-lị tát bà ca lị, a địa sắt-tha, sa man, hột-lị”

*) OMÏ_ HRÌHÏ SARVA KALI ADHISÏTÏHA SVAMAMÏ_ HRÌHÏ

Dùng Chú này ấn ở bốn nơi là: trên trái tim, trên tam tinh, trên cổ họng, trên đỉnh đầu. Chú này tác 4 chỗ.

Tiếp, tác Pháp Tự Quán Đỉnh có thể khiến cho Hành Giả mau được thân Tam Muội, thành tựu đầy đủ. Tướng của Ấn này là: Chắp 2 tay lại như thường, liền gập ngón trỏ xuống dưới 4 ngón sao cho đầu ngón ép sát lưng nhau, làm thành hình hoa sen báu. Chú là:

“Án_ Địa lị ma nễ, bát đầu ma, a tỵ tiễn giả mạn, hột-lị”

*) OMÏ_ DHÀRI MANÏI PADMA ABHISÏIMCA MAMÏ_ HRÌHÏ

Tụng Chú này, nâng Ấn này đặt trên vầng trán. Liền bung tay chia ra vòng quanh đầu cho đến phía sau đỉnh đầu. Xong tìm thân, dần dần hạ xuống cho đến trái tim thì dừng.

Lại nắm Kim Cương Quyền đều duỗi thẳng đầu ngón trỏ, ở mặt ngón trỏ phải tưởng có một chữ ÁN (OMÏ_) ở trên ngón trỏ trái tưởng có chữ ÁC (AHÏ_) Liền đem 2 tay quấn quanh thân làm Pháp Hoàn Giáp (Khoác áo Giáp). Tác Pháp này xong thì tất cả Trời, Rồng, Nhân, Phi Nhân… đều thấy Hành Giả là thân Kim Cương, các nhóm Tà Ma chẳng dám nhìn thẳng vào mà thoái lui bỏ chạy chẳng dám gây hại.

Tác Pháp này xong. Tiếp lại ở ngay trước mặt quán Pháp Tượng của Bản Tôn, tự làm hình trạng ấy với tướng tốt đẹp như thường lệ. Lại như trước nói: Trên núi Diệu Cao, quán năm báu trong cát Thất. Ở chính giữa Thất, nhất Tâm quán kỹ Đức Vô Lượng Thọ Như Lai có đầy đủ tướng tốt đẹp, tỏa hào quang sáng chói. Ở bên phải Đức Phật có Bồ T1t Quán Thế Âm, ở bên trái Đức Phật có Bồ Tát Đại Thế Chí. Nếu lại trì thêm nhóm Bồ Tát còn lại trong Bộ thì nên đặt Bồ Tát này hơi nhích lên phía trước sát cạnh bên phải như Bản Pháp đã nói. Tất cả Thiên Thần, Sứ Giả với tất cả Bồ Tát … đều tùy theo chỗ vui thích mà đặt bày.

Tác Quán này xong. Liền dùng chữ của Minh Chú, tùy theo sở trì, tưởng từ đầu đến chân mỗi mỗi an bày, cũng tùy theo phương tiện mà lấy dùng.

Tưởng Bố Tự (An bày chữ trên thân) xong. Liền đứng thẳng, tác Bảo Xa Lạc Ấn để nghinh đón Thánh Giả. Sở quán lúc trước gọi là Tuệ Thân. Có Tuệ Thân ấy đến là Pháp Thể, do nghĩa này cho nên: Trước Quán, sau Thỉnh. Tướng của Ấn này là: Thoạt tiên ngửa 2 tay ngang bằng, hướng ra ngoài cài nhau, đặt 2 ngón trỏ sao cho đầu ngón dính cạnh nhau, đem ngón cái hướng vào bên trong khều đầu ngón giữa. Đấy gọi là Bảo Xa Ấn, tưởng xe báu này cỡi mây ngũ sắc đi đến cõi màu nhiệm mà nghinh đón Thánh Giả. Ấn Chú này là:

“Án_ Đô lô đô lô, hồng”

*) OMÏ_ TURU TURU_ HÙMÏ

Tụng Minh Chú này, dùng Ấn lúc trước tưởng đến. Xong lại dùng Ấn với Tâm của Bản Bộ để thỉnh Thánh Giả giáng lâm. Tâm Ấn là: Đem 10 ngón tay hướng vào bên trong, 2 tay cài nhau nắm lại thành Quyền, liền rút ngón cái phải ra, hướng vào bên trong nắm lại. Chú Triệu Thỉnh là:

“Án_ A lô lực ca, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ AROLIK_ SVÀHÀ

Lúc trước dùng xe báu đi qua nghinh đón. Tiếp dùng Pháp thỉnh Thánh Giả cùng với xe báu đi đến nơi cúng dường của Hành Giả. Khi đến nơi, bỏ xe đi vào Thất. Lại dùng Câu Ấn Chú để triệu mời. Tiếp, đi vào Thất. Vào Thất xong, tác Ấn Pháp Hoan Hỷ khiến cho các Thánh Giả vui vẻ. Vui vẻ xong, liền bày Tòa ngồi khiến cho Thánh Giả an tọa. Tọa Ấn là Liên Hoa Tam Muội Ấn. Chú là:

“Án_ Di la, di la gia, sa-phộc hạ”

*) OMÏ_ VÌRA VÌRAYA_ SVÀHÀ

Bày Tòa ngồi xong, liền dâng nước Ứ Già mà cúng dường. Dùng Ấn Chú của Bản Tôn dâng lên.

Dâng xong, liền Kết Giới. Trước tiên là Địa Giới Ấn, tiếp là Tứ Phương Kết Giới, lại kết Hư Không Giới. Pháp này cùng với các Bộ giống nhau.

Kết Giới xong, liền kết Pháp cúng dường, lại đem hương hoa, thức ăn uống cúng dường. Chú cúng dường thức ăn là:

“Án_ Tát bà đát tha ngai đa, la sa la sa, ngu lô, tát-la bố xa, tam ma duệ, hồng”

*) OMÏ_ SARVA TATHÀGATA_ RASA RASA KURU_ ‘SRA PÙJA SAMAYE_ HÙMÏ

Tác cúng dường này xong. Liền đối trước mặt Thánh Giả, tác: Sám Hối, Phát Nguyện, Hồi Hướng… như thường, có thể biết. Liền lấy tràng hạt đặt trên trái tim niệm tụng. Chú cầm tràng hạt là:

“Án_ Bàn chiết la bát mật, đát la tam muội gia_ hồng”

*) OMÏ_ VAJRA BHÙMI_ TRASAMAYA_ HÙMÏ

Tụng bảy biến, cầm tràng hạt niệm tụng. Niệm tụng xong lại Sám Hối. Sám Hối xong lại Phát Nguyện. Phát Nguyện xong lại liền tụng các bài Tán Tụng, Ca Vịnh vô lượng công đức của Như Lai với Tam Bảo, Bản Tôn. Lại kết các phương tiện của nhóm Ấn cúng dường, dâng hiến Ứ Già cúng dường.

Cúng dường xong, liền Giải Giới. Giải Giới xong tức là Chú xong. Chú Phát Khiển là:

“Án_ Ngột lật đổ bàn, tát bà tát đỏa, ác lật tha, tất địa nại đa duệ tha, nổ già ngại xa đô hàm, bột đà phì sái diệm, bố ná lị ca ma ná gia. Án_ bát đầu ma, mục”

*) OMÏ_ KRÏTO VAHÏ_ SARVASATVA ARTHA SIDDHIRDATTÀ _ YATHA ANUGÀ GACCHATHAMÏ_ BUDDHA VISÏAYAMÏ_ LUNARÀGAMANÀYA TU

OMÏ_ PADMASATVA_ MUHÏ

Tụng Chú này kết Liên Hoa Ấn, nâng lên án trên đầu rồi buông Ấn. Lại như trước dùng Bảo Xa phát khiển. Ấn Chú Phát Khiển thời hướng ra ngoài khêu bới. Tụng Chú Ấn thì cũng nhớ giải CHỮ đã an bố trên thân mình. Dùng Pháp xong, sau đó lễ Phật rồi lui ra.

Môn niệm tụng xong

Nguyện con truyền Môn Diệu Pháp này

Cho kẻ tuân tu mau chóng thành

Dùng chút Thiện này khắp Pháp Giới

Ba đời lợi lạc không cùng tận.

    Xem thêm:

  • Kinh Nghi Quỹ Đại Oai Nộ Ô Sô Sáp Ma - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Phật Đỉnh Đại Bạch Tản Cái - Kinh Tạng
  • Bồ Tát Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Luân Du Già - Kinh Tạng
  • Pháp Niệm Tụng Du Già Liên Hoa Bộ - Kinh Tạng
  • Mười Tám Khế Ấn - Kinh Tạng
  • Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Pháp Nghi Quỹ Dược Sư Như Lai Quán Hạnh - Kinh Tạng
  • Kinh Nghi Quỹ Kim Cang Đỉnh Du Già Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Tu Hạnh - Kinh Tạng
  • Pháp Yếu Niệm Tụng Đà La Ni Bạch Tản Cái Đại Phật Đỉnh Vương Tối Thắng Vô Tì Đại Oai Đức Kim Cang Vô Ngại Đại Đạo Tràng - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Tất Cả Danh Hiệu Như Lai - Kinh Tạng
  • Kim Cang Đỉnh Du Già Hàng Tam Thế Thành Tựu Cực Thâm Mật Môn - Kinh Tạng
  • Chơn Ngôn Nghi Quỹ Thắng Sơ Du Già - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Thành Tựu Tụng Niệm Cúng Dường Bồ Tát Cam Lộ Quân Đồ Lợi - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Cang Khủng Bố Tập Hội Phương Quảng Quỹ Nghi Quán Tự Tại Bồ Tát Tam Thế Tối Thắng Tâm Minh Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Bí Mật Bồ Tát Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại - Kinh Tạng
  • Kinh Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chơn Thực - Kinh Tạng
  • Kinh Nghi Quỹ Đại Minh Thành Tựu Trì Minh Tạng Du Già Đại Giáo Tôn Na Bồ Tát - Kinh Tạng
  • Mười Sáu Tôn Phật Trong Kiếp Hiền - Kinh Tạng
  • Kinh Phổ Hiền Mạn Noa La - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Cang Đỉnh Nhứt Thiết Như Lai Chơn Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương - Kinh Tạng