1
2

Tín Tâm Minh

Tùy Tăng Xán Tác

Bản Việt dịch (1) của Nguyên Thuận

Bản Việt dịch (2) của Thích Thanh Từ

***

Tín Tâm Minh

Việt dịch: Nguyên Thuận

Đạo tột cùng không khó

Với ai không tuyển lựa

Chỉ cần lìa thương ghét

Thời minh bạch thông suốt

Sai lệch chỉ đường tơ

Cách xa như trời đất

Hiện tiền nếu muốn đắc

Thuận nghịch chớ nắm bắt

Thuận nghịch cùng tương tranh

Đây là bệnh của tâm

Không hiểu huyền chỉ thâm

Tĩnh lự tu vô ích

Viên mãn đồng thái hư

Chẳng thiếu cũng chẳng dư

Do buông xả nắm giữ

Cho nên chẳng Như Như

Đừng chạy theo cảnh duyên

Chớ trụ nơi không nhẫn

Nhất Chủng với bình đẳng

Mơ hồ tự diệt tan

Dừng động quay về tĩnh

Tĩnh đó càng thêm động

Còn kẹt ở hai bên

Làm sao hiểu Nhất Chủng?

Nhất Chủng mà chẳng thông

Hai nơi mất công năng

Đuổi có rơi vào có

Theo không bội nghịch không

Nói nhiều suy nghĩ nhiều

Chuyển thành chẳng tương ứng

Tuyệt ngôn tuyệt suy tư

Không nơi nào chẳng thông

Trở về gốc đắc chỉ

Theo ảnh chiếu mất tông

Chỉ một thoáng phản chiếu

Vượt hơn không ở trước

Không ở trước chuyển biến

Đều do vọng tưởng thấy

Chẳng cần phải cầu chân

Chỉ cần ngưng kiến chấp

Đừng trụ ở nhị kiến

Cẩn thận chớ truy tầm

Đúng sai mới vừa khởi

Rối loạn mất tâm ngay

Hai là do từ một

Một cũng chẳng thể giữ

Khi một niệm chẳng sanh

Vạn pháp không lỗi lầm

Không lỗi lầm không pháp

Không sanh tức không tâm

Tâm theo cảnh mà diệt

Cảnh theo tâm mà chìm

Cảnh hiện do tâm sanh

Tâm sanh do cảnh hiện

Nên biết hai cái trên

Nguyên là của nhất không

Nhất không đồng cả hải

Bao hàm hết vạn tượng

Chẳng thấy đẹp hay xấu

Làm sao có ưu tiên?

Đại Đạo bao trùm khắp

Không dễ cũng không khó

Kẻ nông cạn hoài nghi

Càng gấp thì càng chậm

Chấp trước mất phán quyết

Tâm liền nhập đường tà

Buông xả để tự nhiên

Thể tánh chẳng ở đi

Thuận tánh hợp với Đạo

Tiêu diêu dứt phiền não

Xiết niệm trái ngược chân

Hôn trầm cũng chẳng tốt

Không muốn hao thần khí

Sao luân phiên thương ghét?

Muốn thâm nhập Nhất Thừa

Chớ căm ghét sáu trần

Sáu trần chẳng khởi ác

Quay ngược đồng Chánh Giác

Người trí trụ vô vi

Kẻ ngu tự trói buộc

Pháp chẳng phân sai khác

Vọng tâm tự bám chặt

Dùng tâm để cầu tâm

Há chẳng phải sai lầm?

Khi mê sanh tịch loạn

Khi ngộ vô tốt xấu

Tất cả pháp nhị biên

Xuất phát từ hư vọng

Mộng huyễn như không hoa

Làm sao đáng chụp lấy?

Được mất đúng với sai

Đồng thời quăng bỏ hết

Nếu mắt mà chẳng nhắm

Giấc mộng sẽ tự trừ

Nếu tâm không phân biệt

Vạn pháp là Nhất Như

Thể Nhất Như huyền diệu

Tất cả duyên quên lãng

Quán muôn pháp bình đẳng

Chúng trở về tự nhiên

Khi muôn pháp biến mất

Không thể nào so sánh

Dừng động không còn động

Động dừng không còn nghỉ

Bởi cả hai chẳng thành

Làm sao có được một?

Xét cứu cánh cùng cực

Quy tắc không tồn tại

Mở rộng tâm bình đẳng

Mọi sở tác dừng nghỉ

Hoài nghi thảy thanh tịnh

Chánh tín lòng ngay thẳng

Không còn gì lưu luyến

Không còn gì nhớ nghĩ

Tâm rỗng không tự chiếu

Chẳng cần phải lao lực

Không phải nơi suy lường

Thức tình chẳng thể thấu

Bởi Chân Như Pháp Giới

Không người cũng không ta

Muốn mau chóng tương ứng

Duy chỉ hành bất nhị

Bất nhị thảy đồng nhất

Không gì chẳng bao dung

Người trí khắp mười phương

Đều nhập nguyên lý này

Nguyên lý không nhanh chậm

Một niệm gồm vạn năm

Không tại nhưng cùng khắp

Thập phương hiện trước mắt

Cực nhỏ đồng như lớn

Cảnh giới dứt hư vọng

Cực lớn đồng như nhỏ

Chẳng thấy đường ranh giới

Có đích thật là không

Không đích thật là có

Nếu chẳng phải như thế

Tất không cần phải giữ

Một chính là tất cả

Tất cả chính là một

Nếu có thể như vậy

Lo gì sẽ không xong?

Tin vào tâm bất nhị

Bất nhị do tín tâm

Đường ngôn ngữ đoạn tuyệt

Chẳng khứ lai hiện tại

    Xem thêm:

  • Kinh Tam Muội Ngồi Thiền - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Cú – Tâm Minh Ngô Tằng Giao dịch - Kinh Tạng
  • Bích Nham Lục Của Thiền Sư Phật Quả Viên Ngộ – Thích Thanh Từ dịch - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 13 – Bần Tiện - Kinh Tạng
  • Kinh Trung A-Hàm 18 – Phẩm Lệ - Kinh Tạng
  • Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông - Kinh Tạng
  • Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ - Kinh Tạng
  • Kinh Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bổn Khởi - Kinh Tạng
  • Kinh Phổ Diệu - Kinh Tạng
  • Tịnh Độ Cảnh Ngữ - Kinh Tạng
  • Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm - Kinh Tạng
  • Những Kinh Do Tăng Già La Sát Tập Thành - Kinh Tạng
  • Kinh Tạp A-Hàm Quyển 36 - Kinh Tạng
  • Kinh A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhơn Đạo - Kinh Tạng
  • Kinh Ngũ Môn Thiền Pháp Yếu Dụng - Kinh Tạng
  • Kinh Tối Thắng Hỏi Về Việc Trừ Cấu Đoạn Kết Của Bồ Tát Thập Trụ - Kinh Tạng
  • Kinh Tô Tất Địa Yết La - Kinh Tạng
  • Kinh Sinh - Kinh Tạng
  • Phật nói Luận A Tỳ Đàm về Sự Thế Giới Thành Lập - Kinh Tạng