Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Luân Chú Khóa Pháp Và Tựa

Khuyết danh,

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

*

Đời Tùy, Tổ TRÍ GIẢ nói Ma Ha Chỉ Quán ước chừng có 4 loại Tam Muội biểu thị cho Pháp Hành của các Kinh. Người đọc tuy nhiều nhưng người tu không có. Tại sao thế ? Vì căn người nông cạn, Pháp Vị nhạt nhẽo, theo Thầy thì cực nhọc về Danh Tướng, phụng sự Phật thì trễ nãi việc Tư Huân ( Huân tập phẩm Đức làm tư lương tu hành ) cho nên 10 Quán Thành Thừa, 5 Hối Trợ Đạo chỉ còn lời nói trống rỗng.Ta gấp rút lựa khi nhàn rỗi ngồi lúc giảng tập , chăm chú tìm cầu lợi ích của Khóa Niệm. Nhân phát Kinh Tạng được Như Ý Luân Chú . Phàm có 4 Bản, xem rõ văn ấy thật cùng nơi xuất xứ chỉ do phiên dịch khác thôi

1) Thực Xoa Nan Đà : Đây là PHÁP HỶ . Đời Đường, Thiên Hậu Cửu Thị năm đầu, dịch ( 8 cuộn giấy )

2 ) A Di Chân Na : Đây là BẢO TƯ DUY . Đời vua Đường Trung Tông, niên hiệu Thần Long năm thứ hai, dịch ( 7 cuộn giấy )

3 ) Tam Tạng Pháp Sư NGHĨA TỊNH dịch ( 3 cuộn giấy )

4 ) Đời Đường, Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư BỒ ĐỀ LƯU CHÍ . Đây là GIÁC ÁI dịch ( 19 cuộn giấy )

Chương Cú đã giản lược, rút ngắn chỉ nhằm ngăn che điều ác, có thể dùng để chấm dứt 3 Chướng, giữ gìn điều lành , hay đầy đủ 2 Nghiêm.

Xưa kia Thiên Trúc Pháp Sư, tên húy là Tuân Thức thường quán Kinh này mà biết điểm trọng yếu để lợi vật,.Đặc biệt ưa thích Chú do Nghĩa Tịnh dịch vì lời văn dễ tụng nên khắc bản in ấn tặng yếu quyết cho 4 Chúng.

Xong Bản Dịch của Ngài Nghĩa Tịnh rất giản lược , chỉ nói Pháp Thức là Nhiếp Tâm Khẩu Tụng còn đối với Sự Nghi , Quán Tưởng Hội thì chưa chỉ điểm ý bờ mé của Thọ Trì hoặc là thiếu sót.Nay chọn lấy các Văn để bổ trợ .

Từ nguồn khởi đầu đến ngọn, tổng cộng thành 7 Khoa

1 ) Pháp Thức

2 ) Quán Tưởng

3 ) Lễ Tán

4 ) Trì Tụng

5 ) Sám Nguyện

6 ) Chứng Nghiệm

7 ) Thích Nghi ( Giải thích sự nghi ngờ )

Việc này đều noi theo Bản Kinh khiến cho người chẳng bung tán chẳng sai khác. Sự xếp đặt lúc trước , quý ở chỗ Cơ Cầu có chốn. Kẻ biết tội của Ta ắt đợi Bậc Hiền Triết sau này vậy

1 ) PHÁP THỨC:

Kinh ghi là :” Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện , Bật Sô, Bật Sô Ni, Ô Ba Tố Ca, Ô Ba Tư Ca phát Tâm mong cầu Hiện Báo của đời này thì nên một lòng thọ tri( Chú này. Lúc muốn thọ trì thời chẳng hỏi Nhật, Nguyệt, Tinh Thần ( Ngày, tháng, giờ giấc ) tốt xấu. Riêng tu Trai Giới , chẳng mượn tắm gội với dùng áo sạch mà chỉ nhiếp Tâm niệm tụng chẳng trễ nãi thì trăm ngàn loại việc ước nguyện đều thành. Lại không có Minh Chú nào có thể sánh ngang với thế lực của Như Ý Chú Vương này. Cho đến nếu mỗi ngày tụng 108 biến liền thấy Quán Tự Tại Đẳng”

Lạc Xoa ( ND : Laksana _ 10 vạn ) : dịch về số lượng cũng chẳng đồng, cho đến 7 ngày 7 đêm nối tiếp nhau mà tụng.

_ CHÂN NA dịch là : Nên dùng sau đêm . Nếu lúc bình minh thì tụng 1008 biến cho đến mỗi ngày sau đêm tụng 3000 biến.

_ LƯU CHÍ dịch là : Thường mỗi canh năm tụng 1080 biến.

Lại nói rằng : 6 Thời, Riêng mỗi Thời tụng 1080 biến liên tục chẳng dứt, mỗi một chữ tụng mãn ba Lạc Xoa ( 30 vạn biến )

Lại nói rằng : Nếu là Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni thì tụng 108 biến

Nếu là Nam Tử thì tụng 106 biến

Nếu là Nữ Nhân thì tụng 103 biến

Nếu là Đồng Nam thì tụng 100 biến

Nếu là Đồng Nữ thì tụng 90 biến

Đây gọi là Khóa Pháp , tất cả Thắng Sự đều được thành tựu ( 4 Tính : Quốc vương, Hậu Phi, Công Chúa, Tể Quan. Aáy là nói tên có hạn số đó )

Nay thử luận bàn. Phàm ngôn ngữ của Tây Phạn ( Tây Tạng và Phạn ngữ ) hoặc 5 nước Trúc ( Thiên Trúc ) truyền lưu có khác với sự phiên dịch của Trung Hoa cho nên Bản của Tam Tạng Sư Tông chẳng đồng. Điều này chỉ có Bậc Thánh cắt đặt chứ khó dùng Tình suy xét.

Đã chính thức dùng Bản của Nghĩa Tịnh thì Thỉnh dùng 108 biến làm chuẩn.Sở dĩ như thế vì biểu thị cho sự phá 108 phiền não, thành tựu 108 Tam Muội

Lại NGHĨA TỊNH nói rằng : Lúc thọ trì thì chẳng cần Tân Khổ ( Khổ cực cay đắng ) chỉ tụng đều thành

Lấy lời nói này , giả sử chẳng đủ 108 biến mà tùy số giảm bớt cũng không có lỗi sao ? !…

Các Bản Sở Tụng , thời tiết chẳng đồng chính là dựa theo Căn Người có lạc dục sai biệt vậy.Nay nói nếu y theo 7 ngày 7 đêm tụng, ắt cần 6 Thời, riêng mỗi Thời tụng 108 biến. Như Kinh Đại Bi ghi Hạn là 21 ngày, Thỉnh Quán Âm có hạn là 49 ngày.Nếu y mỗi ngày vào canh năm , lúc bình minh tụng thì điều ấy là Thường Khóa , số ấy không có giới hạn. Như nói :” Chẳng phải thế “ thì làm sao đủ được 3 Lạc Xoa ? Há chỉ trong 7 ngày mà đạt được số lượng lớn như thế ư ? !…

Lại nếu chẳng kịp canh năm, lúc bình minh thì cũng tự tùy ý. Tốt nhất dùng sau đêm, làm sáng sớm. Do sáng sớm thì Tâm người tươi tỉnh, nên nói riêng.

NGHĨA TỊNH dịch là : Sở dĩ lựa chọn Giờ đó để cho rộng rãi vậy

Xét Bản của LƯU CHÍ : Nay ở ngày đêm, ở trong Tĩnh Thất , ngồi Kiết Già hướng mặt về phương Đông, tưởng Thánh Quán Tự Tại đối trước mặt, tụng niệm chẳng loạn, đốt Trầm Thủy Hương, vận Tâm cúng dường, cung kính lễ bái. Tùy Tâm bày biện hương hoa cúng dường chẳng đoạn tuyệt. Nên biết trước lúc tụng Chú phải ở Tĩnh Thất, nhiếp Tâm quán tưởng.

Tiếp vào Đạo Trường làm lễ cúng dường, Hình Tượng đã nói nên hướng mặt về phương Tây . Cũng chẳng làm Đàn, nên bày giường ngồi. Làm thành 3 tầng: Tầng trên để Pháp Bảo tức là Sở Trì Đà La Ni Kinh … bên trái để Tượng Thích Ca, bên phải là Tượng Di Đà. Tầng giữa chỉ để Tượng Quán Tự Tại, bên trái bên phải hoặc hoa hoặc đèn. Tầng dưới chỉ riêng bày vật cúng.

Nếu chẳng thể đặt bày như trên thì tùy theo Đạo Trường Thường Thức. Hoặc chỉ để Tượng Bồ Tát, tùy phần cúng dường.

Tuy nói : Chẳng mượn Tắm gội, mặc áo mới . Nếu 7 ngày riêng tu dùng ích thiện cho nên GIÁC HỶ dịch là :” Nếu muốn Quán Tự Tại vì người cầu nguyện hiện thân thì trong sạch tắm gội, bôi dầu thơm, mặc quần áo sạch”

Kinh ấy rộng nói rõ về việc : Cúng dường, Thỉnh Triệu, Nghinh Tống … đều có Aán Chú. Các Bản khác đều thiếu. Nay cũng chẳng làm được vậy.

2 ) QUÁN TƯỞNG :

Phàm chúng sinh từ vô thủy chỉ vì hôn tán mê loạn che lấp sự trong sáng cho nên bị Trần Lao bên ngồi sai sử , Đạo Tuệ bên trong bị hôn ám, 8 Khổ bức não chẳng dừng , tướng của 2 Nghiêm bị tiều tụy khốn cùng mà không chọn lấy vẻ tươi tốt. Sự phiêu lưu ấy hiển lộ cô độc trong nhiều Kiếp mà chẳng tự tỉnh ngộ.Duy chỉ có Tâm triệu mời Thánh Nhân thương xót mượn Mật Ngữ ẩn dấu để giải bày Pháp vi diệu, dạy bảo khiến tho thọ trì. Trước tiên vì niềm vui của Thế Gian kia, sau nữa là Tính của Như Lai ấy. Dặn đi dặn lại giống như con Tò Vò được lời cầu chúc của lồi sâu bướm. Việc ấy có Niệm Tụng, lại thêm Tâm quán , há chẳng nhanh chóng sao ?

LƯU CHÍ dịch là : Nếu chân thành tựu Đà La Ni Tối Thắng Pháp này thì ở tất cả chốn , hoặc an hoặc chẳng ăn, hoặc tịnh hoặc bất tịnh , nhất tâm quán tưởng Thánh Quán Tự Tại với tướng tốt viên mãn như mặt trời mới tỏa ánh sáng chiếu diệu. Tụng Đà La Ni ấy không có vọng niệm, thường trì chẳng gián đoạn, không phạm một lỗi lầm ắt được Bồ Tát hiện thân vàng ròng trừ các Chướng Cấu và dùng Thần Lực gia bị khiến cho sự cầu nguyện trong Tâm thảy đều đầy đủ.

CHÂN NA dịch là : Lúc tụng niệm nên ghi nhớ Quán Thế Âm Bồ Tát, cầu làm nơi nương cậy. Xong bắt chước Tâm Khẩu tương ứng , Niệm Tụng song vận thọ trì theo nghi tắc cho đến vậy. Chẳng qua mới bắt đầu thì Tâm rong ruỗi tán loạn nên thu nhiếp quả là khó khăn. Cho nên ở trong Tĩnh Thất, ngồi Kiết Già. Thoạt tiên quán Thánh Tượng.

Kinh Văn đã lược, nay giúp cho hiện lại. Vả lại Bồ Tát vốn chứng Diệu Giác, hiệu là Chính Pháp Minh. Dấu tích ở Bổ Xứ tên là Quán Tự Tại. Tuy Bản Tích có nét đặc thù nhưng chớ chẳng đều tùy theo Thể Chân Như mà khởi dụng ứng hóa. Thể ấy như gương, Dụng ấy như tượng. Vì thế cho nên Thật chẳng tại ứng, ứng do tại Cơ cũng giống như gương chẳng tự có Tượng, Tượng vốn có tại hình vậy.

Lại nữa CƠ có hơn kém ( Thắng Liệt ) ,ỨNG có lớn nhỏ ( Đại Tiểu ) . Cái lớn của Ứng là Thân dài 80 vạn ức Na Do Tha Do Tuần. Cái nhỏ của Ứng là Ở tất cả nơi thì Thân đồng với chúng sinh. Đại Ứng hiện ở Cực Lạc mà Tiểu Ứng thì dạo chơi ở Uế Độ nên Kinh ghi là :” Bồ Tát ngự ở núi Bổ Đát La” tức biểu thị cho nơi ngừng nghỉ trong khi dạo chơi ở cõi này ( Uế Độ ).

Nat Tâm bắt đầu tu Quán. Do Tâm tưởng còn kém cỏi nên quán Tiểu Ứng. Tướng ấy có thể dựa theo Bản Dịch của Lưu Chí . Vẽ Tượng Quán Tự Tại. Khiến vẽ hoa sen có 32 cánh hé nở, ở trên đài hoa vẽ Như Ý Luân Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát hướng mặt về phương Tây, ngồi Kiết Già, diện mạo vui vẻ, thân tướng màu vàng, đầu đội mão báu có vị Hóa Phật.

Bồ Tát : Tay trái cầm đóa hoa hé nở, ở trên đài hoa đó vẽ viên ngọc báu Như Ý. Tay phải tác tướng Thuyết Pháp. Thân mặc quần áo màu nhiệm của cõi Trời. Khuyên tai, vòng, xuyến, nhẫn, 7 báu, Anh Lạc, mọi thứ trang nghiêm thân tỏa mọi ánh sáng.

Người Tu y theo Thánh Tượng này mà cột buộc niệm quán sát. Nên biết Tướng này từ Tâm Tưởng sinh như hoa đốm trong hư không vốn không có Sở Hữu. Tướng này với Tâm , nguyên là Thể Diệu Tĩnh Minh của Quán Âm. Hoa ở hư không (Không Hoa) tức mượn Bản vô Bất Không (vốn không có gì chẳng trống rỗng) Diệu Thể tức Trung , ba Đế viên dung, chẳng một chẳng khác, chẳng thể đắc mà luận bàn vậy

Chẳng phải chỉ có Thánh Tượng mới nói như vậy mà Thuyết Pháp cũng đều như thế. Căn do Tính của chúng sinh vốn đầy đủ các Pháp cho nên hay tùy Duyên phát sinh. Bồ Tát tu chứng các Pháp cho nên Phổ Môn Thị Hiện. Các Pháp tuy khác nhưng trong Không ( ‘Sunya _ Trống rỗng ) thì đồng. Nếu chỉ có khác mà chẳng đồng ắt đánh mất Lý của Cảm Ứng. Nếu chỉ có đồng mà chẳng khác ắt đánh mất Sự của Cảm Ứng. Mất Lý giống như sự chẳng thể hợp của nước và than củi. Mất Sự giống như việc chẳng thể triệu mời của hang núi và tiếng vang vọng . Sự Lý đã đầy đủ thì Cảm Ứng liền thành.

Lại nữa nên biết Pháp của ba Đế tức là nghĩa đã diễn nói của Minh Chú cho nên Nghĩa Tịnh dịch là:” Không có chướng ngại”.

Quán Tự Tại Liên Hoa Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni nói Không có chướng ngại tức Bồ Tát có đủ Trí của 3 Đế, không có nghi của 3 Hoặc.

Quán Tự Tại là : Dùng Trí này xem xét chúng sinh mà được tự tại. Aáy là dùng Nhân Mệnh của Năng Thuyết, Chú của Sở Thuyết vậy.

Liên Hoa ( Hoa sen ) là : Sinh mà có thật, ví như Pháp Thân Đức xưa nay đầy đủ.

Như Ý là : Viên ngọc. Kinh ghi rằng:” Tuôn mưa diệu trân bảo giống như cây Như Ý”

Như Ý Bảo Châu ví như Giải Thốt Đức hay sinh các Pháp

Bảo Luân ( Bánh xe báu ) là : Sức tồi phá ví như Giải Thốt Đức hay phá các Pháp

Lại hoa sen sinh từ nước, lìa nhiễm, trong sạch giống như Bát Nhã (Prajnõà). Rễ hoa lan ra tỏa hương thơm lừng ví như Giải Thốt (Moksa) .

Thể của Viên Ngọc vốn tròn trịa ví như Pháp Thân (Dharmakàya) màu sắc của nó trong suốt tinh khiết ví như Bát Nhã

Thể của Bánh Xe (Luân) là báu như Pháp Thân. Dụng của nó xoay chuyển như Giải Thốt.

Dùng 3 loại này đều có 3 nghĩa, lấy làm ví dụ cho 3 Đức. Đề cử một có ba, nói ba tức một. Do diễn nói nghĩa này tiếp nối nhiếp các Pháp vượt thắng tất cả cho nên xưng là Vương (vua) . Che ngăn điều ác của 9 Giới, giữ gìn điều lành của Phật Giới nên gọi tên là Đà La Ni .Lại Thực Xoa dịch là :Bí Mật Tạng Thần Chú

Khi tuân theo há chẳng phải là Pháp của 3 Đức, 3 Đế an nhận tên gọi ấy sao? Bồ Tát tự hành tuy ơ’ tại trong Không (‘Sùnya) Hóa Tha theo sự giả mượn mà đi đến Vật. Chúng sinh ở sự giả mượn mà Thọ Hóa.Hóa cùng cực chỉ có ở trong Không (‘Sùnya) . Cho nên Khởi Tín Luận ghi là:” Nếu lìa Nghiệp Thức ắt không có tướng thấy ( Kiến Tướng). Dùng Pháp Thân của chư Phật, Vô Hữu, Sắc Tướng đó đây lần lượt thay đổi để cùng thấy nhau”

Lược giải như điều này. Nếu muốn giao cho biết Hành Tướng thì nên tìm

Ngọc Tuyền Chỉ Quán

3 ) LỄ TÁN :

Tất cả cung kính, một lòng đỉnh lễ Ba Quán thường ở khắp mười phương

( Lễ xong, quỳ dài, bưng lò, đốt hương )

Nay con như Pháp nghiêm trì hương hoa cúng dường chư Phật Thế Tôn, mười hai Bộ Kinh, Hiền Thánh ba Thừa trong vô biên Pháp Giới ở mười phương

( Bưng lò, dâng hoa, vận tưởng rải tán rồi lại nói rằng )

Trong Như Lai Tạng

Có Báu Chân Pháp

Tùy Tính chúng sinh

Cảm ứng toại thông

Đại Bi Đại Sĩ

Thánh Quán Tự Tại

Đã nói Minh Chú

Hiệu Như Ý Luân

Đều khiến diệt trừ

Vô lượng khổ ách

Lại cũng thành tựu

Tất cả mong cầu

Vì thế Thích Ca

Ân cần tán dương

Các Đà La Ni

Nhóm Đẳng Vô Vi

( Bày tỏ ý )

Nhất Tâm đỉnh lễ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nhất Tâm đỉnh lễ Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Thế Tôn

Nhất Tâm đỉnh lễ Chư Phật Thế Tôn ở mười phương Pháp Giới

Nhất Tâm đỉnh lễ Vô Chướng Ngại Tự Tại Liên Hoa Như Ý Luân Vương Đà La Ni

Nhất Tâm đỉnh lễ mười hai Bộ Kinh ở mười phương Pháp Giới

Nhất Tâm đỉnh lễ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát

Nhất Tâm đỉnh lễ Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát

Nhất Tâm đỉnh lễ Viên Mãn Ý Nguyện Minh Vương chư Đại Bồ Tát Ma Ha Tát

Nhất Tâm đỉnh lễ Thánh Chúng ba Thừa ở mười phương Pháp Giới

4 ) TRÌ TỤNG :

Kinh ghi rằng :” Quán Tự Tại Bồ Tát bạch Phật rằng: Thế Tôn ! Nay con có Đại Đà La Ni Minh Chú , ấy là Vô Chướng Ngại Quán Tự Tại Liên Hoa Như Ý Bảo Luân Vương rất ư hiếm có ( Đệ nhất hy hữu ) , hay đối với tất cả việc mong cầu, tùy Tâm nhiêu ích đều được thành tựu. Xin Đức Thế Tôn Đại Bi hãy nghe con nói. Con thường nương theo uy lực của Phật ban bố cho chúng sinh….

Cho đến Đức Thế Tôn khen Bồ Tát rằng: Như thị ! Như thị ! Ông hay thương xót các loại Hữu Tình . Ta sẽ gia hộ cho ông

Bồ Tát được Đức Phật cho phép , ôm đầy Bi Nguyện , liền ở trước Phật nói Chú là :

Nam mô Phật Đà Gia

Nam mô Đạt Ma gia

Nam mô Tăng già gia

Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát Cụ Đại Bi Tâm Giả

Đát điệt tha : Aùn, chước yết la bạt để, chấn đa mạt ni, mạc ha bát đăng mê, lỗ lỗ lỗ lỗ, để sắt xá , thùy la , a yết lị sa dã, hồng phát, sa ha

( Đây là Căn Bản Chú )

NAMO BUDDHÀYA

NAMO DHARMÀYA

NAMO SANÕGHÀYA

NAMAH ÀRYA AVALOKITE’SVARÀYA BODHISATVÀYA MAHÀ SATVÀYA MAHÀ KÀRUNIKÀYA

TADYATHÀ : OM _ CAKRA VARTTI _ CINTAMANI MAHÀ PADME _ RURU TISTA JVALA AKARSÀYA HÙM PHAT _ SVÀHÀ

Aùn, bát đạp ma, chấn đa mạt ni, thùy la, hồng

( Đây là Đại Tâm Chú )

OM _ PADMA CINTAMANI JVALA HÙM

Aùn, Bạt lạt đà, bát đàm mê, hồng

( Đây là Tùy Tâm Chú )

OM _ VARADA PADME HÙM

Bấy giờ Quán Tự Tại Bồ Tát nói Đà La Ni này xong thì đại địa chấn động theo 6 cách. Trời, Rồng, Dược Xoa, Càn Đạt Bà… cung điện của chư Hữu cũng đều chuyển động mê hoặc nơi nương tựa. Tất cả Ma ác, lồi gây chướng ngại thấy cung điện của mình thảy đều bốc lửa rất đáng sợ……. cho đến chúng sinh thọ khổ trong Địa Ngục thảy đều lìa khổ được sinh lên cõi Trời

5 ) SÁM NGUYỆN :

Rộng vì bốn Ân, ba cõi Pháp Giới chúng sinh đều nguyện đoạn trừ ba Chướng.

Quy mệnh Sám Hối

Chí Tâm sám hối

Con, Tỳ Khưu ( Tên là… ) quy mệnh mười phương thường trụ Tam Bảo, Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Bậc có đầy đủ Tâm Đại Bi là Thánh Quán Tự Tại . Nguyện khởi lòng thương hãy tác chứng minh.

Con vì tất cả chúng sinh trong Pháp Giới . Tâm Tính vô thủy như báu Ma Ni, Tự Thể thanh tĩnh, Thần Dụng bản nhiên, vì các Như Lai đồng một Bí Tạng , do vọng tưởng lưu động giả có ( Huyễn Hữu ) luân hồi, ở trong sinh tử chịu các phiền não. Aáy là : Quá khứ , hiện tại tạo chứa Nghiệp 4 Trong, 5 Nghịch, 10 Aùc… sẽ đọa vào Địa Ngục A Tỳ chịu khổ. Vì nghiệp ác cho nên thân đời này bị tất cả bệnh tật, mọi loại tai ách ràng buộc. Rộng như Kinh nói :” Các Nhân Duyên ác”

Nay phụng Đại Bi Thánh Quán Tự Tại Giáo . Con tụng trì Như Ý Bảo Luân khiến được diệt trừ tội chướng như vậy, trăm ngàn loại việc ước nguyện đều thành.

Nguyện xin Bồ Tát nhận sự Sám Hối của con. Theo sự mong cầu của con mà ban cho Ma Ni ( Mani ) tuôn mưa trân bảo , tư lương Phước Tuệ, Thế và Xuất Thế đều khiến tùy Tâm không gì không đầy đủ. Cho đến dứt Thân thọ mệnh chẳng vào bào thai, hoa sen hóa sinh ở Thế Giới Cực Lạc, thấy Phật A Di Đà với sắc thân chân thật của Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát, nghe Diệu Pháp Âm, chứng Tính Viên Thông. Sau đó Phổ Môn thị hiện nhiêu ích Hữu Tình, dứt núi trần lao, đồng thành Chủng Trí

Nam mô thập phương Phật

Nam mô thập phương Pháp

Nam mô thập phương Tăng

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô Như Ý Luân Đà La Ni

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát

Nam mô Viên Mãn Nguyện Nhất Thiết Bồ Tát Ma Ha Tát

( ND :Trong Bản này không có ghi Khoa thứ 6 và Khoa thứ 7 )

    Xem thêm:

  • Pháp Niệm Tụng Bồ Tát Quán Thế Âm Như Ý Ma Ni Luân Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Như Ý Luân - Kinh Tạng
  • Kinh Thất Tinh Như Ý Luân Bí Mật Yếu - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Quán Thế Âm Bí Mật Tạng Như Ý Luân Đà La Ni Thần Chú - Kinh Tạng
  • Pháp Lược Tối Yếu Bí Mật Thứ Đệ Niệm Tụng Đô Biểu Như Ý Ma Ni Chuyển Luân Thánh Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Cát Tường Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Thánh Tối Thắng - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Quán Thế Âm Như Ý Ma Ni Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Bồ Tát Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Luân Du Già - Kinh Tạng
  • Kinh Tạp A-Hàm – HT Thích Đức Thắng dịch - Kinh Tạng
  • Đà La Ni Phật Đỉnh Tôn Thắng - Kinh Tạng
  • Kinh Tinh Yếu Đế Thích Bát Nhã - Kinh Tạng
  • Phạn Ngữ Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Pháp Bảo Tàng Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Đà La Ni Thánh Cát Tường Trì Thế - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Túc Diệu - Kinh Tạng
  • Kinh Quán Tự Tại Thành Tựu Du Già Liên Hoa Bộ Niệm Tụng Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 19 – Suy Nghĩ Thận Trọng - Kinh Tạng
  • Kinh Nghi Quỹ Kim Cang Đỉnh Du Già Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Tu Hạnh - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Pháp Của Đại Thừa - Kinh Tạng