Kinh Bát Đại Bồ Tát

Phật Thuyết Bát Đại Bồ Tát Kinh

Tống Pháp Hiền dịch

Bản Việt dịch của Thích Nữ Hạnh Diệu

***

Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời Đức Phật an trú tại Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên nước Xá-vệ. Lúc ấy theo bên Ngài cũng có một nghìn hai trăm năm mươi vị đại tì-kheo, tám vị đại bồ-tát thượng thủ: Diệu Cát Tường, Thánh Quán Tự Tại, Từ Thị, Hư Không Tạng, Phổ Hiển, Kim Cang Thủ, Trừ Cái Chướng, Địa Tạng. Lại cũng có các đại bồ-tát: Vô Năng Thắng, Long Tướng, Hỷ Ý, Vô Cấu Tạng, Vô Cấu Xưng, Trí Vương, Vô Biên Quân, Trí Quang, Tuệ Quang, Tuệ Đăng, Trí Đăng, Phạm Thọ, Thiên Quán nhóm họp.

Bấy giờ Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

– Ông hãy lắng nghe! Về phương đông, cách đây hằng hà sa thế giới có một cõi Phật tên là Vô Năng Thắng. Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Thiện Tinh Tiến Cát Tường Như Lai, Ứng cúng, Chính đẳng chính giác hiện nay đang giảng pháp nhiệm mầu cho chúng sinh nghe.

Lại nữa Xá-lợi-phất! Về phương đông, cách đây mười hằng hà sa thế giới có một cõi Phật tên là Vô Ngã. Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Phổ Chiếu Như Lai, Ứng cúng, Chính đẳng chính giác hiện nay đang giảng pháp nhiệm mầu cho chúng sinh nghe.

Lại nữa Xá-lợi-phất! Về phương đông, cách đây ba hằng hà sa thế giới có một cõi Phật tên là Thiện Ái. Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Cát Tường Như Lai, Ứng cúng, Chính đẳng chính giác hiện nay đang giảng pháp nhiệm mầu cho chúng sinh nghe.

Lại nữa Xá-lợi-phất! Về phương đông, cách đây ba mươi bốn hằng hà sa thế giới có một cõi Phật tên là Tịch Tĩnh Tạng. Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Ấn-nại-la-kế-đô-đặc-phạ-nhạ Vương Như Lai, Ứng cúng, Chính đẳng chính giác hiện nay đang giảng pháp nhiệm mầu cho chúng sinh nghe.

Lại nữa Xá-lợi-phất! Về phương đông, cách đây năm hằng hà sa thế giới có một cõi Phật tên là Li Trần. Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Hỉ Công Đức Quang Tự Tại Vương Như Lai, Ứng cúng, Chính đẳng chính giác hiện nay đang giảng pháp nhiệm mầu cho chúng sinh nghe.

Phật lại bảo:

– Này Xá-lợi-phất! Nếu có thiện nam nữ v.v… khi nghe các danh hiệu Phật trong kinh này, nhất tâm lắng nghe rồi nhớ nghĩ, hoặc biên chép, đọc tụng, vì người khác giảng thuyết, thì sau khi qua đời không đọa vào đường ác, không sinh vào biên địa, nhà tà kiến, gia đình ác luật nghi, dòng tộc thấp kém, cũng không sinh cõi trời Trường Thọ, cũng không sinh vào đời ngũ trược ác[1], cũng không sinh vào kiếp đói kém, dịch bệnh, đao binh, cũng không gặp các nạn vua quan, nước hỏa, giặc giả, trộm cắp, hổ sói, v.v… mà luôn sinh vào cõi Phật, cõi trời cõi người, thân tướng trang nghiêm, đầy đủ các căn, quyến thuộc sum vầy, có túc mạng trí, đầy đủ sáu pháp ba-la-mật[2], thực hành pháp Tứ vô lượng[3], thông suốt tường tận tất cả pháp tạng sâu xa, thành tựu đạo tối thượng.

Đức Phật nói kinh này xong, các đại bồ-tát, Xá-lợi-phất cùng các vị tì-kheo, tất cả trời, người, a-tu-la[4] v.v… vô cùng vui mừng, tin nhận và cung kính thực hành.

*

Chú thích:

[1] Ngũ trược ác 五濁惡世: Năm thứ ô trược. Còn gọi là Ngũ tể, Ngũ hồn. Trong trụ kiếp sau khi con người thụ hai vạn tuổi thì có năm pháp ô trược bất tịnh. Hành sự sao tư trì kí, q thượng nói Ngũ trược: 1.Kiếp trược; 2. Kiến trược; 4. Phiền não trược; 3. Chúng sinh trược; 5. Mạng trược.

[2][2] Ba-la-mật 六波羅蜜: (cg) Lục độ, có 6 loại: 1.Bố thí; 2. Trì giới; 3. Nhẫn nhục; 4. Tinh tấn; 5. Thiền định; 6. Trí tuệ.

[3] Tứ vô lượng 四無量: Bốn vô lượng tâm. (cg) Tứ đẳng, Tứ Phạm hạnh, Tứ thiền trong Thập nhị thiền (bốn thiền trong 12 thiền). Gồm có: 1. Từ vô lượng tâm: có thể đem lại niềm vui sướng cho chúng sinh; 2. Bi vô lượng tâm: tâm có thể trừ khổ cho chúng sinh; 3. Hỉ vô lượng tâm: tâm vui mừng khi thấy người khác khỏi khổ được sướng; 4. Xả vô lượng tâm: Như ba tâm trên xả bỏ mà tâm chẳng còn chấp trước. Hơn nữa oán thân bình đẳng, xả oán xả thân. Bốn tâm này phổ duyên vô lượng chúng sinh, dẫn vô lượng phúc nên gọi là Vô lượng tâm. Hơn nữa bình đẳng lợi lạc chúng sinh, nên gọi Bình đẳng tâm.

[4] A-tu-la 阿須倫: Cách dịch cũ là a-tu-la, A-tu-luân, A-tố-la. Dịch là Vô đoạn, nghĩa là dung mạo xấu xí. Còn gọi là Vô tửu, nghĩa là quả báo Vô tửu. Cách gọi mới là A-tố-lạc, dịch là Phi thiên, là hạng chúng sinh có thần lực và cung điện nhưng hình thể không được như chư thiên. Là vị thần thường đánh nhau với Đế thích. Là một trong thập loại chúng sinh, là một trong Lục đạo, là một trong Thiên long bát bộ.

    Xem thêm:

  • Kinh Nữ Long Thí - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật – Thích Trung Quán dịch - Kinh Tạng
  • Tịnh Lưu Ly Tịnh Độ Tiêu - Kinh Tạng
  • Ma hê thủ la thiên pháp yếu - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật – Thích Thiền Tâm dịch - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 10 – Thụ Trai - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 4 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Phật Danh – Thích Thiện Chơn dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Quang dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Minh Định dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Ngũ Thiên Ngũ Bách Phật Danh Thần Chú Trừ Chướng Diệt Tội - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 9 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 6 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 2 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Thọ Diệt Tội Và Thần Chú Bảo Hộ Các Em Bé - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vì Hải Long Vương Dạy Pháp Ấn - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Dạy Tu Tập Mười Nghiệp Lành - Kinh Tạng
  • Truyện Pháp Sư Bà Tẩu Bàn Đậu - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích (trọn bộ 9 tập) – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng