Kinh Nữ Long Thí

Phật Thuyết Long Thí Nữ Kinh

Ngô Chi Khiêm dịch

Bản Việt dịch của Thích Tâm Nhãn

***

Nghe như vầy:

Một thời đức Phật đến ở vườn cây Nai-thị thành Duy-la-ly cùng chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, Bồ Tát năm trăm. Sáng sớm đến giờ khất thực Ngài đắp y mạng bát, đại chúng theo sau vào thành khất thực. Hôm ấy, chư Thiên, rồng, thầm rãi hương hoa, tấu nhạc hơn ngày thường. Đức Phật đến ngoài cửa nhà trưởng giả Tu-phước. Tu-phước có một người con gái tên là Long-thí chưa tròn mười bốn tuổi.

Lúc đó, Long-thí đang ở trong nhà tắm, tắm rửa trang điểm mặc y phục đẹp. Bỗng nhiên ánh sáng chiếu khắp trên lầu, ánh sáng đó từ giữa hai lông mày đức Phật chiếu ra. Long-thí nhìn ra hướng đông thấy đức Phật đứng ngoài cửa, dung mạo đoan chánh như trăng giữa các vì sao. Đại chúng theo sau tướng hảo sắc vàng kỳ diệu, các căn tịch tịnh. Long-thí thấy vậy vui mừng tự nghĩ: “Ta nay thấy Phật và chúng đệ tử, nhân đây mà phát tâm tu hạnh Bồ Tát, Ta nguyện sẽ đắc đạo như Phật”. Ma-vương biết Long-thí phát tâm liền không vui nghĩ rằng: “Người nữ này phước rất lớn lại muốn cầu làm Phật tất sẽ độ nhiều nhân dân thế giới ta. Nay Ta phải đến phá hoại tâm đạo đó”. Ma Vương hoá thành một người hình tướng quần áo giống cha Long-thí, đi đến nói với Long-thí:

-Ta có ý quan trọng muốn nói với con, Phật đạo khó đắc phải trải qua trăm ngàn ức kiếp khổ nhọc, mệt mỏi, sau mới có thể thành. Đời này may mắn có được Phật nhưng không bằng cầu La-hán. La-hán dễ thành lại cứu độ thế gian và chứng được Niết Bàn không khác gì Phật. Vậy tham thành Phật để làm gì, chịu nhiều cực khổ lâu dài. Ta là cha của con nên mới nói cho con hiểu.

Long-thí thưa:

-Không phải như cha nói. La-hán và Phật tuy độ thế gian nhưng công đức không đồng. Đức Phật trí lớn độ khắp mười phương hư không. La-hán trí thấp kém chỉ độ bằng một phần. Mình có tài cao mà ưu trí kém sao?

Ma-vương lại nói:

-Ta chưa từng nghe người nữ làm Chuyển-luân-thành-vương, không được làm Đế-thích, không được làm Phạm-thiên, không được làm Phật.

Long thí nói:

-Con sẽ tinh tấn chuyển hoá thân nữ này thành thân nam. Bởi con nghe thiên hạ tôn trọng hạnh Bồ Tát đạo nếu người nào không giải đã ức kiếp sau sẽ thành Phật.

Ma-vương thấy Long-thí ý không lay chuyển liền dùng kế ưu sầu độc hại nói:

-Người muốn hành hạnh Bồ Tát nên tham ở thế gian, không tiếc mạng sống. Nay con tinh tấn hãy lên trên lầu tự thả mình xuống đất, sau đó sẽ được thành Phật.

Long-thí nói:

-Con thấy Phật nên cảm kích muốn cầu đạo Bồ Tát. Chọn đạo con nào tiếc gì mạng sống nguy hiểm mong manh đây.

sẽ độ chín mươi bảy ức vạn người đắc đạo Bồ Tát và A-la-hán. Đời sống nhân dân ở đó như cõi trời Đao-lợi đệ nhị.

Long-thí đứng trước Phật thưa với cha mẹ:

-Con nguyện xả bỏ thân này được làm Sa môn, xin cha mẹ cho phép.

Mọi người thấy Long-thí hoá thành thân nam, gia đình quyến thuộc gần ănm trăm người và tám trăm thiên thần đều phát ý đạo Vô-thượng-chánh-chơn. Ma-vương thấy mọi người cầu làm Phật ưu sầu tàn tạ không vui xấu hổ rút lui. Khi đức Phật nói kinh này không ai mà không hớn hở vui mừng.

    Xem thêm:

  • Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca - Kinh Tạng
  • Củ Lí Ca Long Vương Tượng Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vì Hải Long Vương Dạy Pháp Ấn - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vì Ta Già La Long Vương Sở Thuyết Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Long Thí Bồ Tát Bổn Khởi - Kinh Tạng
  • Kinh Hải Long Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Câu Lợi Già La Đại Long Thắng Phục Ngoại Đạo - Kinh Tạng
  • Kinh Quá Khứ Trang Nghiêm Kiếp Thiên Phật Danh - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 3 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thiểm Tử (Bản dịch 3) - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thiểm Tử (Bản dịch 2) - Kinh Tạng
  • Kinh Chú Tối Thắng Phật Đỉnh Đà La Ni Tịnh Trừ Nghiệp Chướng - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Nguyên Thuận dịch - Kinh Tạng
  • Bài Tụng Bồ Tát Long Thụ Khuyến Giới Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 3 - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thiểm Tử (Bản dịch 1) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 9 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật - Kinh Tạng
  • Bích Nham Lục Của Thiền Sư Phật Quả Viên Ngộ – Thích Thanh Từ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Long Vương Huynh Đệ - Kinh Tạng