Kinh Đại Phương Đẳng Tu Đa La Vương

Phật Thuyết Đại Phương Đẳng Tu Đa La Vương Kinh

Hậu Ngụy Bồ Đề Lưu Chi dịch

Bản Việt dịch của Thích Tâm Nhãn

***

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà trong thành Vương-xá, cùng đông đủ chúng đại Tỳ-kheo Tăng 1250 vị và chúng đại Bồ Tát.

Bấy giờ, vua Tần-bà-sa-la nước Ma-già-đà ra khỏi thành Vương-xá, đi đến tinh xá ở vườn trúc Ca-lan-đà. Vua Tần-bà-sa-la đến chỗ Thế-Tôn đảnh lễ sát chân, nhiễu quanh Phật ba vòng, rồi ngồi sang một bên. Khi ấy, Thế-Tôn hỏi vua Tần-bà-sa-la:

-Đại vương! Như người trong mộng thấy nhiều người cùng các thể nữ vui chơi. Khi người đó tỉnh dậy nhớ lại mọi người và thể nữ trong mộng. Đại vương! Ý đại vương nghĩ sao? Như vậy các thể nữ ở trong mộng có thật không?

-Dạ thưa Thế-Tôn không thật.

-Đại vương! Ý đại vương nghĩ sao? Người trong mộng thấy thể nữ và mọi người vui chơi; thức dậy nhớ lại, như vậy người ấy có trí không?

-Thưa Thế-Tôn! Dạ không. Trong mộng tất cả mọi người, thể nữ đều không. Mọi người, thể nữ không có, huống chi là chuyện cùng nhau vui chơi.

Phật bảo:

Người phàm phu cũng lại như vậy. Mắt thấy sắc đẹp lại sanh yêu mến đắm trước, đã sanh yêu mến đắm trước mà còn khởi dục tâm. Đã khởi dục tâm lại khởi nghiệp sân si như: tạo nghiệp thân, khẩu, ý. Khi tạo nghiệp ấy rồi lại diệt, diệt rồi không nương Đông phương mà trụ, cũng không dựa Tây phương mà trụ. Cả bốn phương, trên dưới cũng như thế. Đến khi tâm chung hành thức diệt, ý người ấy hiện tiền. Đại vương! Như vậy hành thức tự tạo nghiệp tất nhiên hết thọ kiếp ấy. Đại vương! Giống như người tỉnh mộng không thấy thể nữ và mọi người. Khi hành thức diệt thức đầu tiên sinh: sinh lên trời, hoặc sinh làm người, hay địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh.

Đại vương! Vì thức đầu tiên không đoạn, tự tâm nối tiếp nhau nên ứng thọ quả báo mà sinh trong những hoàn cảnh ấy. Quán các pháp sinh diệt chỉ có một pháp từ đời này đến đời vị lai. Đại vương! Như vậy khi hành thức hết gọi là diệt. Thức đầu tiên khi khởi lên gọi là sinh. Hành thức diệt rồi, đi không có chỗ đến và thức đầu tiên sinh cũng không từ đâu mà lại. Vì sao? Vì thức tánh lìa nới chốn vậy! Đại vương! hành thức là hành thức không, diệt là diệt nghiệp không; sơ thức là sơ thức không; sinh là sinh nghiệp không, quán tất cả nghiệp quả không có tán mất.

Đại vương nên biết, thức tâm tương tục không đoạn mà tạo quả báo.

Thế-Tôn nói xong dùng kệ tụng rằng:

Tất cả có tên gọi

Do tưởng mà phân biệt

Phân biệt nói có tên

Nhưng tất cả đều không

Dùng mỗi loại danh tự

Nói ra nhiều thứ pháp

Như vậy trong pháp “không”

Pháp này, các pháp tướng

Danh tự, danh tự không

Danh tự lìa danh tự

Các pháp không danh tự

Dùng danh tự mà nói

Pháp ấy chẳng thực có

Theo phân biệt mà sinh

Phân biệt đó cũng không

“Không” vì phân biệt nói

Tất cả phàm phu nói

Và mắt thấy sắc tướng

Thế gian vọng phân biệt

Giữ nó cho là thật

Phật nói các pháp này

Nhiều duyên hợp nên thấy

Đó là hành thứ tự

Nói về đệ nhất nghĩa

Thì mắt chẳng thấy sắc

Ý không biết các pháp

Đó là đệ nhất đế

Thế gian không thể biết.

Bấy giờ Vua Tần-bà-sa-la nước Ma-già-đà, tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la, Kiền-thát-bà… nghe Phật nói kinh xong đều hoan hỷ.

    Xem thêm:

  • Kinh Phật Nói Về Sự Tu Hành Của Bồ Tát - Kinh Tạng
  • Pháp Yếu Niệm Tụng Đà La Ni Bạch Tản Cái Đại Phật Đỉnh Vương Tối Thắng Vô Tì Đại Oai Đức Kim Cang Vô Ngại Đại Đạo Tràng - Kinh Tạng
  • Kinh A Di Đà Cổ Âm Thanh Vương Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Nói Về Ba Tướng Của Ngựa - Kinh Tạng
  • Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan – Thích Nữ Tuệ Thành dịch - Kinh Tạng
  • Phật Thuyết Công Đức Của Tu Lại - Kinh Tạng
  • Kinh Mười Pháp Tu Vãng Sanh Cực Lạc - Kinh Tạng
  • Kinh Nói Về Tám Thói Xấu Của Ngựa - Kinh Tạng
  • Kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung – Thích Nữ Tuệ Thành dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Ni Kiền Tử Hỏi Về Nghĩa Vô Ngã - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Nói Về Tu Lại - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vì Ta Già La Long Vương Sở Thuyết Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Nhật Tử Vương Sở Vấn - Kinh Tạng
  • Kinh Nhơn Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Phẩm Đại Oai Đức Tối Thắng Kim Luân Tam Muội Chú Kinh Đà La Ni Đại Phật Đỉnh Như Lai Phóng Quang Tất Đát Đa Bát Đát La Đại Thần Lực Đô Nhiếp Nhứt Thiết Chú Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Vô Năng Thắng Phan Vương Như Lai Trang Nghiêm Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Thiện Kiến Biến Hóa Văn Thù Sư Lợi Vấn Pháp - Kinh Tạng
  • Đà La Ni Bí Mật Phật Đỉnh Tôn Thắng Tâm Phá Địa Ngục Chuyển Nghiệp Chướng Xuất Tam Giới - Kinh Tạng
  • Pháp Môn Lược Thuật Kim Cang Đỉnh Du Già Phân Biệt Thánh Vị Tu Chứng - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vị A Chi La Ca Diếp Tự Tha Tác Khổ - Kinh Tạng