1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

 Phẩm Tha Hoá Tự Tại Thiên Thọ Ký Thứ Mười Tám

 Bấy giờ có Tha Hóa Tự Tại Thiên Vương làm đầu cùng quyến thuộc tám mươi na do tha chúng trời Tha Hóa Tự Tại thấy A Tu La nhẫn đến chúng trời Hóa Lạc cúng dường Phật được thọ ký, họ đều vui mừng hớn hở được vừa lòng khác miệng đồng lời bạch đức Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Chúng trời Hóa Lạc nói thiệt tế, chúng tôi còn chẳng thấy thiệt huống là thấy tế. Tại sao? Bạch đức Thế Tôn! Nếu thấy thiệt mới được nói là thấy tế. Tại sao? Người ấy hành nơi hai chỗ. Nếu thiện nam tử thiện nữ nhơn, người ở nơi thừa như vậy, phải vì họ nói hai thứ pháp ấy. Hai pháp ấy chẳng phải chơn cảnh giới.

 Bạch đức Thế Tôn! Nếu thiện nam tử thiện nữ nhơn ở nơi pháp bất nhị mà chẳng tin chẳng nhập, dầu người nầy có phát tâm trông được Bồ đề, phải biết người nầy đi sai đường. Tại sao? Vì nơi Bồ đề chẳng phải đường đi vậy.

 Bạch đức Thế Tôn! Nếu có chúng sanh cầu Bồ đề, người ấy chẳng thấy có một pháp được giác ngộ. Tại sao? Vì không có chút pháp gì có thể được giác ngộ Vô thượng Bồ đề vậy.

 Bạch đức Thế Tôn! Pháp ấy chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, chẳng phải hữu vi, chảng phải vô vi, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải được hay, chẳng phải được biết, chẳng phải được xả, chẳng phải được tu, chẳng phải được chứng. Nói là Bồ đề ấy, pháp đó chẳng cùng pháp đó làm đối trị. Pháp khác cũng chẳng cùng pháp đó làm đối trị. Tại sao? Pháp đó chẳng tạp phiền não chẳng rời phiền não, pháp thể bất khả đắc, vì tánh tự ly vậy.

 Pháp nầy chẳng cùng pháp đó làm đối trị, pháp đó cũng chẳng cùng pháp nầy làm đối trị. Tại sao? Vì tất cả các pháp đều lìa tướng vậy. Vì thế nên pháp đó chẳng phải được biết, được hay, được xả, được tu, được chứng.

 Bạch đức Thế Tôn! Sắc sanh ấy lìa tướng sanh, nó cũng chẳng phải được biết được hay được xả được tu được chứng. Thọ tưởng hành và thức cũng như vậy.

 Bạch đức Thế Tôn! Sắc diệt ấy lìa tướng diệt, nó cũng chẳng phải được biết được hay được xả được tu được chứng. Thọ tưởng hành và thức cũng như vậy.

 Bạch đức Thế Tôn! Quá khứ ấy lìa tướng quá khứ, nó cũng chẵng phải biết được hay được xả được tu được chứng. Vị lai và hiện tại cũng như vậy.

 Bạch đức Thế Tôn! Hữu vi ấy lìa tướng hữu vi, nó cũng chẳng phải được biết được hay được xả được tu được chứng. Vô vi ấy củng như vậy.

 Bạch đức Thế Tôn! Nhu vậy, nhẩn đến được nhiếp nơi ấm, được nhiếp nơi quá khứ vị lai hiện tại, được nhiếp nơi hữu vi vô vi, tất cả các pháp ấy đều bất khả đắc. Vì bất khả đắc nên tất cả pháp ấy chẳng phải được biết được hay được xả được tu được chứng.

 Bạch đức Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn như vậy vì cầu Bồ đề phát tâm tu hành, họ đều gọi là người an trụ Bồ Tát thừa”.

 Tám mươi na do tha chúng trời Tha Hóa Tự Tại đều nói pháp của mình đã biết rồi, đồng nói kệ tán thán đức Phật:

 “Thế Tôn khéo nói tận hữu biên

 Vĩnh viễn chẳng thọ thân sáu đạo

 Người đời vô trí sợ sanh tử

 Phát tâm muốn qua bờ sanh tử

 Thể các ấm ấy bất khả đắc

 Bởi tánh tướng ấm vốn tự không

 Tất cả pháp không đều vô tướng

 Vì thế các pháp lìa đối trị

 Tự thể tức không chẳng có vật

 Không có được biết và xả tu

 Cũng là chẳng phải pháp được chứng

 Như Lai nói hữu tức phi hữu

 Tướng cầu Bồ đề bất khả đắc

 Các pháp trợ đạo cũng bất đắc

 Lấy tâm cầu Phật bất khả đắc

 Tướng Bồ Tát tìm cũng chẳng được

 Nắm chặc các tướng hạng ngu si

 Bọn họ trông được ngộ Bồ đề

 Cảnh giới điên đảo chấp lấy tướng

 Chẳng phải đi đúng Bồ đề đạo

 Nhập Phật cảnh giới lìa các tướng

 Gọi là người trí hành đúng pháp

 Lìa xa các tướng và vô tướng

 Cũng lìa nơi không và bất không

 Người nầy ngộ được đạo vô thượng

 Chẳng phải cảnh giới của ngoại đạo

 Chẳng phải Thanh Văn mà biết được

 Chẳng phải Duyên Giác có thể đến

 Tâm được giải thoát tịnh vô cấu

 Pháp ấy La Hán được tương ưng

 Và cùng tất cả Bích Chi Phật

 Chẳng phải cảnh của trí huệ họ

 Câu ấy tâm có tướng chẳng biết

 Người tu thiên không cũng chẳng hiểu

 Nếu có ai hiểu không nói không

 Cũng nói các pháp không tự tánh

 Họ thọ Phật giáo không chê bai

 Đây gọi là khéo tu không tịch

 Ngộ được đạo Bồ đề khó ngộ

 Nơi đó Phật là chơn Đạo sư

 Khen Phật Lưỡng Túc Thế Tôn rồi

 Liền được vô lượng các công đức

 Hồi hướng cho tất cả quần sanh

 Thành Phật giác ngộ người chưa ngộ”.

 Đức Phật biết Thiên Vương và tám muơi na do tha trời Tha Hóa Tự Tại sanh lòng sâu tin ưa rồi, vì muốn đại chúng thêm lớn thiện căn nên hiện mỉm cười.

 Huệ Mạng Mã Thắng nói kệ bạch hỏi đức Phật:

 “Lưỡng Túc Thế Tôn hiện mỉm cười

 Vì biết Tha Hóa tin sâu vậy

 Phật chưa tuyên nói nhơn duyên cười

 Ngưỡng mong Như Lai giải thích cho

 Đại Thánh hôm nay chẳng không nhơn

 Mà hiện tướng mỉm cười hi hữu

 Mong Phật nói rõ duyên cớ ấy

 Dứt trừ nghi hoặc cho đại chúng

 Vì thấy Thế Tôn hiện mỉm cười

 Nên nay chúng hội đều hoài nghi

 Đấng thương mến tất cả thế gian

 Ngưỡng mong giải bày nói rành rẽ

 Chúng hội thảy đều trái sanh tử

 Hiệp chưởng cung kính cầu Niết bàn

 Với cớ Phật cười đều hoài nghi

 Đấng Vô Ngại Thuyết xin trừ dứt

 Đại chúng đều tin pháp của Phật

 Tâm được hiểu ro’ lìa thủ trước

 Đều có tâm tin sâu tôn trọng

 Lành thay Mâu Ni xin nói rõ

 Dũng mãnh tinh tấn nơi Phật pháp

 Lìa xa lưới nghi lên đường thánh

 Tất cả chư Phật đi đường nầy

 Vì thế xin trừ nghi cho chúng”.

 Đức Thế Tôn nói kệ đáp Mã Thắng Tỳ Kheo:

 “Ông vì lợi ích cho đại chúng

 Nói kệ hỏi Phật thiệt phải thời

 Đầy đủ biện tài có xảo tiện

 Mới hay hỏi được nghĩa mỉm cười

 Do hỏi Như Lai tướng mỉm cười

 Chắc sẽ lợi ích vô lượng chúng

 Do tất cả các chúng hội

 Đều được an trụ thắng Bồ đề

 Biết chúng Tha Hóa tin sâu rồi

 Nên Phật mới hiện tướng cười sáng

 Tất cả tùy thuận Như Lai giáo

 Vì cầu Bồ đề tu diệu hạnh

 Quan sát thế pháp lìa các tướng

 Như thấy dương diệm chẳng chơn thiệt

 Người ngu thấy diệm cho là nưuớc

 Muốn cầu Bồ đề chớ đồng họ

 Phàm phu thủ tướng tham cảnh vui

 Vô trí thường sợ nơi vô tướng

 Người ngu chấp tướng bỏ chánh lộ

 Lìa tướng thì được diệu Bồ đề

 Vọng tưởng tư lương pháp hư ngụy

 Theo pháp phân biệt liền bị trói

 Người trí thấy tướng thảy đều không

 Được đà la ni thượng tịch diệt

 Phàm phu chấp tướng trụ ác tâm

 Họ đều vô trí đọa lục đạo

 Luân hồi sanh tử bị nhiều khổ

 Vì họ ngu si chấp tướng vậy

 Chúng sanh trước tướng thấy các ấm

 Phật và Bồ đề cùng Bồ Tát

 Người trí lìa tướng thấy không rồi

 Hay được Bồ đề đại Vô thượng

 Những kẽ chấp tướng tăng phiền não

 Hay quán vô tướng trừ kiết sử

 Nói là kiết sử tức là tướng

 Quán kiết vô tướng liền dứt trừ

 Nếu người cầu đạo mà phân biệt

 Phân biệt nơi đạo là chướng ngại

 Người trí dầu là hành nơi dục

 Dục ấy tức là vô tướng hành

 Các pháp không thể bất khả đắc

 Phân biệt các pháp nói là không

 Nếu lìa phân biệt được vô tướng

 Đó là Bồ đề không còn khác

 Nghe nơi Thiện Thệ nói lời ấy

 Đại chúng trừ nghi được vô úy

 Đảnh thọ lấy pháp Mâu Ni nói

 Như người đầu đội hoa chiêm bặc

 Chúng trời Tha Hóa được vô úy

 Cúng dường nơi Phật rất hơn hết

 Họ biết các pháp cảnh giới Phật

 Sẽ làm thế gian đại Đạo Sư”.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Bảo Tích tập 6 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Ngũ Thiên Ngũ Bách Phật Danh Thần Chú Trừ Chướng Diệt Tội - Kinh Tạng
  • Kinh Ca Diếp Tiên Nhơn Nói Phương Thuốc Cho Người Nữ - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 9 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 7 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 2 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Năm Giới Tướng Của Ưu Bà Tắc - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích (trọn bộ 9 tập) – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 1 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Thọ Diệt Tội Và Thần Chú Bảo Hộ Các Em Bé - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 3 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 4 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Tăng Nhất A-Hàm Tập 2 – HT Thích Thanh Từ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật – Thích Đồng Tiến dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Trị Bệnh Hợp Dược - Kinh Tạng
  • Kinh Công Đức Tin Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 8 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật – Thích Nữ Như Phúc dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 5 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Phật Danh – Thích Thiện Chơn dịch - Kinh Tạng