1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

 Phẩm Chư Phạm Thiên Thọ Ký Thứ Mười Chín

 Bấy giờ có chín ngàn vạn trời Phạm Chúng thấy A Tu La nhẫn đến trời Tha Hóa Tự Tại cúng dường Phật được thọ ký, họ đều vui mừng hớn hở vừa lòng. Họ ở nơi thiền thế đế lấy hỉ duyệt làm sự ăn ở trong Phật pháp cũng được trí huệ sáng, vì họ đã trồng thiện căn gần gũi cúng dường chư Phật tin sâu thanh tịnh. Ở nơi pháp thậm thâm họ được pháp nhẫn. Chư Phạm Chúng Thiên ấy biết các pháp vô tác phi vô tác, phi sanh phi bất sanh, phi hữu phi bất hữu, phi khởi phi bất khởi, phi diệt phi bất diệt, phi y phi bất y, phi thanh phi trược, phi tắng phi ái, phi hiền phi ngu, phi tri phi bất tri, phi kiến phi bất kiến, phi thọ phi bất thọ, phi trắc ẩn phi bất trắc ẩn, phi vô phi phi vô, phi vật phi phi vật, phi khả đắc phi bất khả đắc, phi khứ phi lai, phi thú phi bất thú, phi không phi bất không, phi tướng phi bất tướng, phi nguyện phi bất nguyện.

 Chư Phạm Thiên ấy đối với tất cả pháp lòng không chấp trước, cũng không chỗ trụ. Ở trong phi dụng họ chẳng ý tưởng phi dụng, ở trong phi bất dụng cũng chẳng ý tưởng phi bất dụng. Ở trong ngôn ngữ họ chẳng ý tưởng ngôn ngữ, ở trong phi ngôn ngữ cũng chẳng ý tưởng phi ngôn ngữ. Ở trong hữu tác họ không ý tưởng hữu tác, ở trong vô tác cũng không ý tưởng vô tác. Ở nơi phàm phu họ không ý tưởng phàm phu, ở trong phi phàm phu cũng không ý tưởng phi phàm phu. Ở nơi pháp phàm phu họ không ý tưỏng pháp phàm phu, ở nơi pháp phi phàm phu cũng không ý tưởng pháp phi phàm phu. Ở nơi Thanh Văn họ không ý tưởng Thanh Văn, ở nơi phi Thanh Văn cũng không ý tưởng phi Thanh Văn. Ở nơi pháp Thanh Văn họ không ý tưởng pháp Thanh Văn, ở nơi pháp phi Thanh Văn cũng không ý tưởng pháp phi Thanh Văn. Ở nơi Duyên Giác họ không ý tưởng Duyên Giác, ở nơi phi Duyên Giác cũng không ý tưởng phi Duyên Giác. Ở nơi pháp Duyên Giác họ không ý tưởng pháp Duyên Giác, ở nơi pháp phi Duyên Giác cũng không ý tưởng pháp phi Duyên Giác. Ở nơi

 Bồ Tát họ không ý tưởng Bồ Tát. Ở nơi phi Bồ Tát cũng không ý tưởng phi Bồ Tát. Ở nơi pháp Bồ Tát họ không ý tưởng pháp Bồ Tát, ở nơi pháp phi Bồ Tát họ không ý tưởng pháp phi Bồ Tát. Ở nơi Phật họ không ý tưởng Phật, ở nơi phi Phật cũng không ý tưởng phi Phật. Ở nơi pháp Phật họ không ý tưởng pháp Phật, ở nơi phi pháp Phật cũng không ý tưởng phi pháp Phật. Ở nơi Niết bàn, họ chẳng ý tưởng Niết bàn, ở nơi phi Niết bàn cũng không ý tưởng phi Niết bàn. Ở nơi pháp Niết bàn họ không ý tưởng pháp Niết bàn, ở nơi pháp phi Niết bàn cũng không ý tưởng pháp phi Niết bàn. Ở nơi sanh tử họ không ý tưởng sanh tử, ở nơi phi sanh tử cũng không ý tưởng phi sanh tử. Chư Phạm Chúng Thiên ấy đối với tất cả thảy đều lìa phân biệt, tâm định thanh tịnh. Họ đã được tâm thanh tịnh nên dùng pháp tịch diệt nói kệ tán thán đức Phật:

 “Đại Thánh trí tịch tĩnh rất sâu

 Tu hành tịch diệt đến bỉ ngạn

 Diễn nói tịch diệt độ chúng sanh

 Cũng tự thường hành pháp tịch diệt

 Bồ dề tịch diệt khéo thanh tịnh

 Pháp nầy là cảnh giới Như Lai

 Mau được tịch diệt thắng cam lộ

 Do đó nay được hết sanh tử

 Hằng nói đạo tịch diệt vi diệu

 Là chổ sở hành của người trí

 Đường bát chánh diệt phiền não trược

 Cứu vớt tất cả các quần sanh

 Khéo tu tịch diệt chúng Bồ đề

 Là chổ sở hành của Phật trước

 Pháp ấy hay đến thành an ổn

 Chỗ chứng biết của Phật quá khứ

 Là pháp tu học của Như Lai

 Phật giáo hóa thế gian như vậy

 Nếu người hay hành pháp hữu học

 Chứng được vô học thắng Bồ đề

 Nhứt tâm xu hướng đạo tịch diệt

 Các căn tịch tĩnh lâu tu tập

 Sẽ được làm Phật Thế Gian Giải

 Sức na la diên độ quần sanh

 Nếu biết pháp tịch diệt cam lộ

 Hay hết tất cả tướng sanh tử

 Đây là chơn thiệt con Như Lai

 Tịch diệt hay trừ khổ thế gian

 Chúng ấy chưng bày cúng dường Phật

 Thắng thượng hi hữu rất khác lạ

 Nói pháp tịch hết phiền não

 Nơi những vô tướng tối đệ nhứt

 Thế gian tịch diệt lìa các tướng

 Nghĩa là tịch diệt tức Niết bàn

 Chúng sanh luân chuyễn thọ những khổ

 Vì lìa tịch diệt thủ tướng vậy

 Các pháp của Phật bất tư nghị

 Tức là Bồ đề nhứt thiết trí

 Qua khỏi sình lầy đến bờ kia

 Nên Phật trọn hẳn không nghi lự

 Nếu người lìa ấm được giải thoát

 Nơi Phật đại thừa chẳng nguyện ưa

 Muốn cầu Bồ đề nghĩ diệt độ

 Nơi năm ấm ấy sanh bố úy

 Tâm tịnh ly dục cầu Niết bàn

 Chúng ấy chúng giản trạch như vậy

 Nơi pháp thủ tướng cảnh phàm phu

 Đó là lời dạy của Như Lai

 Nếu thủ tịch diệt tức bị trói

 Do đó chẳng được Nhứt thiết trí

 Nếu người ở nơi tướng năm ấm

 Chẳng sanh lòng giữ cầm thủ trước

 Họ hay lợi ích pháp Thích Ca

 Đây gọi hạnh hỉ lạc vô tướng

 Hay được chổ vô danh an ổn

 Đến được Bồ đề cảnh giới Phật

 Hàng ma tranh luận diệt phiền nảo

 Mau được thành tựu Nhứt thiết trí

 Chúng tôi tán thán Vô Thượng Sĩ

 Chỗ chứng tịch diệt các công đức

 Chỉ Phật đại trí hay biết rõ

 Hồi thí chúng sanh nguyện thành Phật”.

 Lúc ấy chủ thế giới Ta Bà Đại Phạm thiên Vương biết chư Phạm Thiên tán thán Phật rồi, đối trước Phật đứng thẳng dùng chơn thiệt công đức nói kệ khen ngợi đức Phật:

 “Pháp Vương đã biết tất cả pháp

 Chẳng thiệt hư dối như không quyền

 Cũng như thu vân và chớp nháng

 Thế nên Đại Thánh lìa thủ tâm

 Cũng như trong mộng người quá đói

 Ăn món cam lộ trăm vị ngon

 Người mộng đói ăn đều chẳng thiệt

 Như Lai thấy pháp cũng như vậy

 Lại như trong mộng người quá khát

 Được uống nước mát lạnh trong sạch

 Mộng khát uốn nước đều hư vọng

 Phật thấy các pháp cũng như vậy

 Không tác không thọ không chúng sanh

 Không có tác nghiệp và được báo

 Cũng không được người thọ quả báo

 Thế Tôn nơi đây không nghi lự

 Ví như lời hay được người mến

 Nhưng ngôn ngữ ấy vô khả thủ

 Cũng không người nói và người nghe

 Đại Thánh biết rõ đều chẳng thiệt

 Như nghe tiếng hay đờn không hầu

 Tiếng ấy cũng không tánh chơn thiệt

 Thế Tôn thấy các ấm như vậy

 Biết ấm không tánh bất khả đắc

 Dường ngọc ma ni chất tự sạch

 Cột nó trên áo theo màu đổi

 Các pháp tự thể vốn thanh tịnh

 Hư vọng phân biệt thêm điên đảo

 Ví như áo trắng sạch không dơ

 Tùy thọ màu nhuộm nhiều biến đổi

 Các pháp cũng đều tánh tự sạch

 Tùy chỗ phân biệt mà ô nhiễm

 Dường như có người nghe tiếng ốc

 Tìm tiếng ốc ấy từ đâu đến

 Tiếng ấy chẳng tự chẳng phải tha

 Đại Tiên thấy pháp cũng như vậy

 Như người nghĩ tưởng món ăn ngon

 Món ấy các duyên hiệp lại thành

 Món ăn thảy đều không tự tánh

 Như Lai thấy pháp đều như vậy

 Vì như đất đá xây làm thành

 Suy thể của thành không tự tánh

 Các duyên như vậy thảy đều không

 Pháp Vương thấy pháp cũng như vậy

 Ví như có người đánh trống lớn

 Dầu khiến người nghe lòng mừng rỡ

 Tiếng trống các duyên thảy đều không

 Đại Thánh thấy các pháp cũng như vậy

 Ví như có người lúc đánh trống

 Tiếng trống chẳng từ mười phương đến

 Tiếng dứt cũng chẳng đến mười phương

 Thế Tôn thấy pháp đều như vậy

 Người ấy như vậy đánh trống rồi

 Trống ấy chẳng sanh lòng yêu ghét

 Cũng chẳng phân biệt tánh các duyên

 Phật thấy các pháp đều như vậy

 Lại như người ấy đánh trống hay

 Tiếng chẳng có ý khiến người mừng

 Và các duyên kia cũng đều vậỳ

 Đạo Sư thấy pháp đều như vậy

 Như lúc người đánh trống hay kia

 Trống ấy chẳng sanh tưởng khổ vui

 Cũng chẳng quan sát tánh các duyên

 Như Lai thấy pháp đều như vậy

 Dường như có người đánh trống hay

 Tiếng chẳng tức duyên chẳng ly duyên

 Và duyên nhạc kia cũng nhu vậy

 Mâu Ni thấy pháp đều như vậy”.

 Đức Thế Tôn biết chư Phạm Thiên và Phạm Vương thâm tâm kính tín và dùng pháp tịch diệt tán thán đức Phật, lại muốn cho đại chúng sanh thiện căn nên liền hiện tướng mỉm cười.

 Huệ Mạng Mã Thắng nói kệ bạch hỏi Phật:

 “Đã thấy Như Lai miệng phóng ra

 Ánh sáng mỉm cười rất thanh tịnh

 Thế gian Trời Người các đại chúng

 Tất cả đều sanh lòng hi hữu

 Vì thấy Thế Tôn hiện mỉm cười

 Pháp hội đại chúng đều hoài nghi

 Tất cả chiêm ngưỡng mặt Như Lai

 Ân cần mong muốn được lắng nghe

 Mong Phật khai thị có mỉm cười

 Dứt trừ lòng nghi của đại chúng

 Tối Thắng Mâu Ni chẳng không nhơn

 Mà hiện tướng cười rất hi hữu

 Chư Phật lúc hiện ánh sáng cười

 Quyết để lợi ích các thế gian

 Nay vì ai Phật hiện tướng cười

 Ngưỡng mong giải bày nói rành rẽ

 Đại chúng được nghe chắc vui mừng

 Vì đã được biết duyên cớ vậy

 Nay đại chúng nầy đều chắp tay

 Nhứt tâm chiêm ngưỡng ưa thích nghe

 Thế nên xin Phật giải thích cho

 Chắc sẽ trừ dứt những nghi hoặc

 Đạo Sư vì các chúng hội nầy

 Xin thương tuyên nói cớ mỉm cười

 Chúng hội được nghe chắc mừng rỡ

 Vì đã rửa sạch lưới nghi ngờ

 Lòng chúng chắc bền đều thanh tịnh

 Chuyên niệm quí trọng đức Như Lai

 Đại chúng chiêm ngưỡng dung nhan Phật

 Dường như nhìn thấy trăng mới mọc

 Đủ tám tiếng hay như Phạm Thiên

 Nhứt tâm khát ngưỡng mong sớm nghe

 Trời Người đại chúng nghe Phật nói

 Chắc trừ được nghi trụ chánh pháp

 Phạm âm diễn nói tương ưng nghĩa

 Được nghe xuất thế pháp rất sâu

 Phật trí thiện xảo hay vui đẹp

 Nên khiến đại chúng thêm hớn hở

 Chúng nầy lòng sạch lìa nghi ngờ

 Ưa thích Như Lai Nhứt thiết trí

 Người tinh tấn dũng mãnh hữu lực

 Mới có chí cầu vô thượng đạo

 Thế nên Đạo Sư thương thế gian

 Ngưỡng mong giải thích cho chúng mừng

 Lành thay Thế Tôn lòng bình đẳng

 Thương xót tất cả các chúng sanh

 Khiến các đại chúng thêm thiện căn

 An tâm bất động cầu Phật trí”.

 Đức Thế Tôn nói kệ đáp Huệ Mạng Mã Thắng:

 “Thương xót tất cả các thế gian

 Nên Phật thị hiện tướng cười sáng

 Ông phải lắng nghe nhơn duyên ấy

 Nghĩa đó rất sâu câu vi diệu

 Các chúng hội đây nếu được nghe

 Phát cần tinh tấn tu pháp lành

 Sẽ làm lợi ích các chúng sanh

 Nơi pháp của Phật khởi thắng hạnh

 Các Phạm Thiên đây đều mừng rỡ

 Ở trong pháp Phật đều không nghi

 Na do tha kiếp lâu tu hành

 Dường như số kiếp cát sông Hằng

 Nơi các cảnh giới đều chẳng trước

 Lòng như không gian không chướng ngại

 Dầu thích thường tu Bồ Tát hạnh

 Mà chẳng mau thủ chứng Bồ đề

 Chúng ấy lại ở đời vị lai

 Vô lượng ức kiếp số hằng sa

 Chúng trời thanh tịnh không nhơ uế

 Được thế lực lớn trụ thế gian

 Sau đó sẽ thành Nhứt thiết trí

 Làm đại Pháp Vương có oai lực

 Đầy đủ công đức hết sanh tử

 Xem các thế gian đều không tịch

 Phật ấy như trước lâu tu hành

 Thọ mạng hạn lượng lâu cũng vậy

 Lúc chư Phật ấy trụ thế gian

 Hay cứu độ các chúng sanh khổ

 Quốc độ Phật ấy không đâu bằng

 Thế giới nghiêm tịnh rất thạnh vượng

 Trong vô lượng na do tha kiếp

 Như Lai diễn nói cũng chẳng hết

 Cõi nước Phật ấy sự nghiêm tịnh

 Vô lượng Phật nói cũng chẳng hết

 Phật ấy đồng hiệu Đại Trí Lực

 Quốc độ thảy đồng tên Tối Thắng

 Vì chúng diễn nói pháp bất động

 Bất khả tư nghị vô sở y

 Quốc độ Phật ấy các chúng sanh

 Thảy đều tu hành các thiện căn

 Không một chúng sanh còn đời sau

 Trong vòng sanh tử lại sanh nữa

 Đương thời chúng ấy có một khổ

 Nơi thế gian ấy bèn hiển hiện

 Chỉ sợ các hành đều vô thường

 Khiến các chúng sanh khởi nhàm lìa

 Thuở đó chúng sanh trong cõi ấy

 Lìa các tướng khổ già bịnh chết

 Tất cả đều nương một giáo pháp

 Đồng chán vô thường tu thắng hạnh

 Chúng sanh cõi đó đương lúc ấy

 Tai chẳng còn nghe âm thanh khác

 Chỉ nghe bất tịnh vô thường khổ

 Vô ngã tịch diệt không vô tướng

 Cam lộ Niết bàn và Bồ đề

 An ổn thanh lương vô thượng lạc

 Những tiếng thắng diệu như vậy thảy

 Hằng thường luôn luôn mà được nghe

 Lúc đó không còn âm vang khác

 Hoặc cây hoặc vách hoặc đất trống

 Hoặc là trên không và chùa miếu

 Chỉ nghe những câu vi diệu ấy

 Nghe rồi tất cả đều đắc đạo

 Bèn ở nơi sanh tử được giải thoát

 Đều do thần lực của Như Lai

 Đủ tám công đức âm thanh diệu

 Lúc đó không có tâm tạp độc

 Những là tham dục và sân khuể

 Cũng không ngu si phát tiếng ác

 Lời thô bức não đến bên tai

 Tất cả nhàm trái nơi sanh tử

 Xu hướng Niết bàn đường thẳng lớn

 Cõi ấy tất cả đều đúng không

 Phật và chúng sanh đều diệt độ

 Đây là thần lực của Phật ấy

 Phát chí nguyện rộng chẳng nghĩ bàn

 Đã ở quá khứ do tha kiếp

 Vì cầu Bồ đề tu đạo hạnh

 Bao nhiêu chúng sanh tại nước ấy

 Tất cả sẽ đều được làm Phật

 Chư Phạm Thiên nầy phát nguyện rộng

 Đều do quan sát câu tịch diệt

 Đều được chứng biết nghĩa thậm thâm

 Hiễu rõ đường cát tường của Phật

 Chỗ họ tu học đều thông đạt

 Làm Đạo Sư tại các thế gian

 Họ quan sát được chúng sanh không

 Chẳng sanh lòng giải đãi nhàm mỏi

 Do đó nhập được các pháp tánh

 Tu tập Bồ Tát thắng diệu hạnh”.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Bảo Tích tập 6 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Ngũ Thiên Ngũ Bách Phật Danh Thần Chú Trừ Chướng Diệt Tội - Kinh Tạng
  • Kinh Ca Diếp Tiên Nhơn Nói Phương Thuốc Cho Người Nữ - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 9 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 7 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 2 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Năm Giới Tướng Của Ưu Bà Tắc - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích (trọn bộ 9 tập) – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 1 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Thọ Diệt Tội Và Thần Chú Bảo Hộ Các Em Bé - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 3 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 4 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Tăng Nhất A-Hàm Tập 2 – HT Thích Thanh Từ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật – Thích Đồng Tiến dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Trị Bệnh Hợp Dược - Kinh Tạng
  • Kinh Công Đức Tin Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 8 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật – Thích Nữ Như Phúc dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 5 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Phật Danh – Thích Thiện Chơn dịch - Kinh Tạng