1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

37. PHÁP HỘI A XÀ THẾ VƯƠNG TỬ THỨ BA MƯƠI BẢY

Như vậy tôi nghe một lúc đức Phật ở thành Vương Xá trong núi Kỳ Đà Quật cùng đại Tỳ Kheo ngàn hai trăm năm mươi người câu hội.

 Bấy giờ con trai yêu quí của vua A Xà Thế là Vương Tử Sư Tử cùng chung đồng bạn năm trăm người đều đã hướng đếnVô thượng Bồ đề, mỗi người cầm tràng phan bửu cái xuất thành Vương Xá qua núi Kỳ Xà Quật đến chỗ đức Như Lai lễ lạy cúng dường.

 Vương Tử Sư Tử bạch Phật: ” Ngưỡng mong đức Thế Tôn vì tôi mà tuyên nói các hạnh Bồ Tát”.

Vương Tử liền nói kệ rằng:

” Thế nào được đoan chánh

Hóa sanh trong hoa sen

Thế nào biết túc mạng

Nguyện Phật tuyên dạy cho

Thế nào được thành tựu

Tam muội đà la ni

Khi có nói lời gì

Mọi người đều kính thọ

Thế nào được chánh niệm

Đầy đủ sanh trí huệ

Như pháp mà tu hành

Kiên cố chẳng hư hoại

Thế nào thành diệu tướng

Đầy đủ ba mươi hai

Tám mươi tùy hình hảo

Người nhìn vui chẳng chán

Thế nào được phạm âm

Tiếng ca lăng tầng già

Thế nào khiến thế gian

Người thấy đều vui mừng

Do đâu được hạnh nghiệp

Được sanh trước chư Phật

Hay thỉnh nghĩa vi diệu

Ngưỡng mong Như Lai dạy

Thế nào rời các nạn

Mà sanh nơi thiện đạo

Thế nào tất cả đời

Tánh siêng không phóng dật

Thế nào được thần thông

Và chứng túc mạng trí

Hãy sạch hết các lậu

Nguyện Phật khai diễn cho

Thế nào tịnh nghiệp thành

Lưới ma chẳng trục được

Mà trong tất cả đời

Được mọi ngưòi kính yêu

Thế nào được trường thọ

Thân ít sanh bịnh tật

Được quyến thuộc vững bền

Nguyện Mâu Ni tuyên nói”.

Đức Thế Tôn nói kệ đáp Vương Tử:

Nhẫn nhục được đoan chánh

Bố thí xen hóa sanh

Pháp thí biết túc mạng

Ông nên hiểu như vậy

Tu tâm được tam muội

Nhẫn được đà la ni

Kính trọng các chúng sanh

Pháp môn người kính thọ

Chẳng siểm được chánh định

Quán khéo sanh trí huệ

Tôn trọng chỗ tu hành

Đắc pháp tâm kiên cố

Do thí được tướng tốt

Hành từ được tùy hình

Với chúng sanh bình đẳng

Người nhìn không chán đủ

Thành ngôn được phạm âm

Ca lăng do nhuyến ngữ

Lìa ỷ ngôn lưỡi thiệt

Người thấy đều vui mừng

Ở trong các pháp thí

Chẳng từng bị chướng ngại

Do đây nên thường được

Gặp gỡ các Như Lai

Tịnh tín lìa các nạn

Trì giới sanh thiện đạo

Do tu tập pháp không

Đời đời không phóng dật

Thí xe được thần thông

Giáo thọ thành túc mạng

Bỏ rời cả hai bên

Do đấy hết các lậu

Thắng giải thành tịnh nghiệp

Tinh tiền xô dẹp ma

Như thuyết mà tu hành

Đời đời được người yêu

Chẳng hại được trường thọ

Trừ khổ lo cho người

Thân tráng kiện ít bịnh

Hòa giải quyến thuộc vững”.

Vương Tử Sư tử lại bạch hỏi:

“Thế nào được của giàu

Đồ dùng không tổn giảm

Đời đời sanh chỗ nào

Thành tựu oai đức lớn

Thế nào được đại lực

Chúng ma chẳng hại được

Oai thế thường siêu thắng

Duy nguyện Thế Tôn dạy

Thế nào được thành tựu

Thiên nhãn và thiên nhĩ

Thế nào biết rõ được

Các tâm của chúng sanh

Thế nào được tịnh độ

Và pháp chúng viên mãn

Được tùy thân viên quang

Đấng trọn đức xin dạy

Thế nào chỗ sanh ra

Tâm Bồ đề chẳng hư

Nhẫn đến trong mộng mơ

Cũng vẫn không quên mất

Thế nào Đại Mâu Ni

Được đại chúng kính yêu

Nhiếp thủ tất cả pháp

Duy nguyện Thế Tôn dạy”.

Đức Thế Tôn đáp rằng:

“Chẳng ganh được của giàu

Chẳng xan đồ dùng tăng

Khiêm hạ thành tôn quí

Có oai đức tự tại

Hằng thí món ăn ngon

Kẻ sợ khiến an ổn

Do đây được đại lực

Oai thế thường siêu thắng

Thí đèn cảm thiên nhãn

Cúng nhạc thành thiên nhĩ

Xa rời chấp hai bên

Nên được tha tâm trí

Tịnh nguyện được tịnh độ

Nhẫn lực pháp chúng thành

Thí các tướng báu đẹp

Được viên quang chiếu khắp

Có du hành xứ nào

Trong thành ấp tụ lạc

Dạy người phát đại tâm

Bồ đề tâm chẳng hư

Thắng chí nguyện đầy đủ

Chẳng thối tâm Bồ đề

Do đây nhiếp các pháp

Được đại chúng kính yêu”.

Vương Tử và đại chúng nghe đức Phật nói kệ xong, đồng bạch đức Phật rằng:

“Như lời đức Thế Tôn dạy các hạnh vi diệu ấy, từ nay chúng tôi đều sẽ tu học hết”.

Đức Thế Tôn liền hiện mỉm cười phóng đại quang minh chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới.

Di Lặc Bồ Tát bạch Phật: ” Bạch đức Thế Tôn! Do nhơn duyên gì mà đức Thế Tôn hiện mỉm cười, duy nguyện tuyên nói trừ nghi hoặc cho chúng tôi”.

Đức Phật phán: ” Nầy Di Lặc! Vương Tử Sư Tử đây cùng đồng bạn năm trăm người thuở xưa vì cầu Vô thượng bồ đề nên đã cúng dường mười na do tha tám mươi ức chư Phật, thời kỳ Phật Nhiên Đăng ta làm Bà La Môn Tử thành thục cho họ. Các người ấy ở thời vị lai ở chỗ Di Lặc Phật và chư Thế Tôn hằng thọ hóa sanh thân thừa cúng dường. Các người ấy phụng sự mười ức Như Lai như vậy mãn ba trăm kiếp, Phật tối hậu ấy hiệu Vô Biên Tri Như Lai biết tâm nguyện của họ nên tùy sở ưng đều thọ ký Vô thượng Bồ đề đồng ở trong Kiếp An Lạc Quang Nghiêm thành Đẳng chánh Giác đều đồng hiệu là Trí Huệ Tràng Tướng, Phật độ trang nghiêm như nước Cực Lạc của Vô Lượng Thọ Như Lai ở Tây phương.

Nầy Di Lặc! Nếu có chúng sanh nghe lời nói nầy mà tin hiểu phát nguyện sẽ thành đại Bồ đề, thì phải biết người nầy được công đức không gì sánh bằng.

Nầy Di Lặc! Nếu có người trong sáu trăm kiếp thường có thể đem các châu báu đến khắp các Phật độ cúng thí chư Như Lai, lại nếu có người nghe kinh điển nầy phát sanh thiện căn hơn công đức người trước, toán số so tính chẳng bằng được.

Lúc đức Phật nói kinh pháp nầy, trong chúng có tám mươi ức chúng sanh đồng thời xu hướng Vô thượng Bồ đề. Tam thiên Đại Thiên thế giới đều chấn động, trời mưa hoa đẹp.

Được nghe đức Phật thọ ký rồi, Vương Tử Sư Tử và năm trăm đồng bọn vui mừng hớn hở đều nghĩ rằng: Chúng ta quyết định thành Vô thượng Giác.

Vương Tử và đồng bạn đã cúng dường xong được ngũ thần thông liền ở trước Phật biến hiện nhiều cách rồi đồng xuất gia tu hành.

Chư đại Bồ Tát và chúng chư Thiên xu hướng đại Bồ đề thấy Vương Tử và đồng bạn tùy chỗ thích của đại chúng mà hiện thần biến đều rất vui mừng mà đồng nói rằng: “Vương Tử Sư Tử hỏi các điều nghi, đức Như Lai Thế Tôn đều giải quyết hết. Như vậy, đức Thế Tôn bất khả tư nghì, chánh pháp của Như Lai và người tín thọ quả báo bất khả tư nghị, công đức Như Lai vô lượng vô biên nơi tất cả pháp không gì chẳng thấu tỏ, là Đạo Sư của đời độ người chưa độ, khắp mười phương thế giới đều rõ biết cả các pháp ba đời.

Ai là người có trí được nghe khối công đức sanh xứ an lạc như vậy mà chẳng phát khởi tin ưa mãnh lợi xu hướng cầu Vô thượng Bồ đề”.

Đức Phật nói kinh nầy rồi, Vương Tử Sư Tử cùng đồng bạn năm trăm người, tất cả đại chúng đều vui mừng phụng hành.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Bảo Tích tập 2 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 7 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 8 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 9 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 1 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 3 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 5 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích (trọn bộ 9 tập) – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 4 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya) – HT Thích Minh Châu dịch (Trọn bộ) - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 4 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 2 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 1 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikaya) – HT Thích Minh Châu dịch (trọn bộ) - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 3 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya) – HT Thích Minh Châu dịch (trọn bộ) - Kinh Tạng
  • Kinh Dược Sư – HT Thích Trí Quảng soạn - Kinh Tạng
  • Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) – HT Thích Minh Châu dịch (trọn bộ) - Kinh Tạng
  • Kinh Tăng Nhất A-Hàm – HT Thích Thanh Từ dịch (trọn bộ) - Kinh Tạng