1
2

Kinh Đức Phật Nói Về Hương Giới Đức

Việt dịch: Huyền Thanh

Nghe như vầy. Một thời Đức Phật dạo chơi ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma) tại nước Xá-Vệ (Śrāvastya).

Khi ấy, Hiền Giả A Nan (Ānanda) một mình ở nơi yên tĩnh, suy nghĩ : “Đời có ba loại mùi thơm: Một là mùi thơm của rễ cây, hai là mùi thơm của cành cây, ba là mùi thơm của hoa. Ba loại mùi thơm này chỉ là mùi thơm đi theo chiều gió, chẳng thể đi ngược với chiều gió. Há có mùi thơm nào xưa nay (nhã hương) vừa đi theo chiều gió, vừa đi ngược với chiều gió chăng ?”

Hiền Giả A Nan ở một mình, suy nghĩ chỗ quy hướng của nghĩa lý, nhưng chẳng biết được nơi quy hướng. Liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến chỗ của Đức Phật, cúi đầu dưới bàn chân của Đức Phật, quỳ thẳng lưng, cài chéo bàn tay, rồi bạch Phật rằng: “Con ở một mình suy nghĩ: “Đời có ba loại mùi thơm: Một là mùi thơm của rễ cây, hai là mùi thơm của cành cây, ba là mùi thơm của hoa. Ba loại mùi thơm này chỉ có thể đi theo chiều gió, chẳng thể đi ngược với chiều gió. Há có mùi thơm nào xưa nay (nhã hương) vừa đi theo chiều gió, vừa đi ngược với chiều gió chăng ?”

Đức Phật bảo A Nan: “Lành thay ! Lành thay ! Thật đúng như ông đã hỏi. Có mùi thơm chân chính vừa đi theo chiều gió, vừa đi ngược với chiều gió”

A Nan bạch Phật: “Nguyện xin nghe về mùi thơm ấy”

Đức Phật nói: “Nếu ở cõi nước, quận, huyện, ấp, làng, xóm có kẻ trai lành, người nữ thiện tu hành mười điều Thiện: Thân chẳng sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Miệng chẳng nói dối, nói hai lưỡi, nói ác, nói thêu dệt. Ý chẳng ganh ghét, giận dữ, ngu si. Hiếu thuận với cha mẹ, phụng sự ba Tôn (ba báu Phật Pháp Tăng), nhân từ, đạo đức, uy nghi, lễ nghĩa quy củ (lễ tiết).

Phương Đông có vô số Sa Môn, Phạm Chí ca tụng Đức ấy. Phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phương bàng, phương trên, phương dưới có Sa Môn, Phạm Chí đều ca ngợi Đức ấy: “Tại nước, quận, huyện, ấp, làng, xóm (tên là…) có kẻ trai lành, người nữ thiện phụng hành mười điều Thiện, tôn kính phụng sự Tam Bảo. Hiếu thuận, nhân từ, đạo đức, ân nghĩa, chẳng mất lễ nghi quy củ”

Mùi thơm này gọi là vừa đi theo chiều gió, vừa đi ngược với chiều gió, vòng khắp mọi nơi, chiếu soi mười phương, truyền bá Đức (Guṇa), tất cả đều mong nhờ nương cậy”

Thời Đức Phật tụng rằng:

“_Tuy có hoa thơm đẹp
Chẳng ngược gió, xông ướp
Chẳng ngừng, tên Chiên Đàn (Candana)
Tuôn mưa mọi mùi thơm
Chí Tính hay hòa nhã
Tỏa mùi thơm ngược gió
Chính Sĩ (Bậc Đại Sĩ cầu Chính Đạo) tên Trượng Phu (Puruṣa)
Xông ướp khắp mười phương Mộc Mật (cây củ có quả ngọt như mật) với Chiên Đàn
Sen xanh tuôn mưa thơm
Tất cả mùi thơm này
Giới Hương (mùi thơm của Giới) là tối thượng
Nhóm này, người trong sạch
Thực hành, không phóng dật
Chẳng biết lối của Ma (Māra)
Chẳng thấy nơi hướng về (quy thú)
Đường này đến an định
Đạo này không gì hơn
Chặt đứt nguồn dơ bẩn
Giáng phục, dứt lưới Ma
Dùng nhà Phật Đạo trên
Nhảy lên Tuệ không cùng
Dùng đây tuyên nghĩa Kinh
Trừ bỏ mọi điều xấu”

Đức Phật bảo A Nan: “Chỗ mà mùi thơm này đã lan tỏa thời chẳng ngại núi Tu Di, xuyên qua Trời Đất, chẳng ngại bốn chủng: đất, nước, lửa, gió; thông đạt tám cực (vùng đất rất xa ở tám phương); phương trên phương dưới cũng thế; không có giới hạn cùng tận…đều ca ngợi Đức ấy.

_ Một đời chẳng sát sinh thì đời đời trường thọ, mạng ấy không có tai nạn đột ngột

Người chẳng trộm cắp thì đời đời giàu có, lại chẳng sằng bậy đánh mất tài bảo, thường để Tâm bố thí, làm gốc rễ của Đạo.

Người chẳng đam mê bóng sắc bất chính thì người khác chẳng xâm phạm đến vợ của mình, nơi đi đến là hóa sinh trong hoa sen.

Người chẳng nói dối thì miệng tỏa ra hơi thơm, lời nói ra luôn luôn được tin tưởng.

Người chẳng nói hai lưỡi (nói lờ chia rẽ đâm thọt) thì nhà thường hòa hợp, không có biệt ly

Người chẳng ác khẩu (nói lời xấu ác) thì cái lưỡi của người ấy thường nói lời lẽ tốt đẹp, biện luận thông suốt.

Người chẳng nói thiêu dệt (nói lời tạp uế không có nghĩa) thì người nghe được lời nói ấy không có ai chẳng đến xin ý kiến, nhận lấy truyền bá, dùng làm điều quý báu.

Người chẳng ganh ghét đố kỵ thì đời đời sinh ra ở đâu đều được mọi người kính trọng

Người chẳng giận dữ thì đời đời đoan chính, người nhìn thấy vui vẻ, trừ kẻ ngu si. Sinh ra Trí Tuệ tốt đẹp, chẳng cần thỉnh hỏi ai, buông bỏ Tà Kiến, thường trụ Chính Đạo, theo Hạnh (Caryā) mà chỗ đạt được đều tự nhiên sinh. Cho nên vứt bỏ sự không chính đáng (tà), thuận theo sự màu nhiệm chân thật ấy

Đức Phật nói như vậy thời các Tỳ Khưu nghe xong, đều vui vẻ làm lễ rồi lui ra.

    Xem thêm:

  • Kinh Trung Bộ 134 – Kinh Lomasakangiya Nhất Dạ Hiền Giả (Lomasakangiyabhaddekaratta sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Lâm Niết Bàn Ký Pháp Trụ - Kinh Tạng
  • Kinh Ca Diếp Phó Phật Bát Niết Bàn - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 32 – Linh Tinh - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn – Đoàn Trung Còn & Nguyễn Minh Tiến dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Bồ Tát – Thích Minh Lễ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Thọ Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Thọ Diệt Tội Và Thần Chú Bảo Hộ Các Em Bé - Kinh Tạng
  • Kinh Hạnh Người Cư Sĩ - Kinh Tạng
  • Kinh Thiện Ác Nhơn Quả – Thích Giác Quả dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Lục Độ Tập - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Quán Di Lặc Bồ Tát Hạ Sanh – Huyền Thanh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vì Ta Già La Long Vương Sở Thuyết Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thiện Giới - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Vị Thiên Vương - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 20 – Lục Độ - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Tội Nghiệp Báo Ứng Giáo Hóa Địa Ngục - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 25 – Mười Việc Ác - Kinh Tạng