1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Quyển 3

Đã nói tổng thức nhiếp sanh viên mãn môn rồi. Bây giờ lần lượt nói đến Tổng Tướng Phẫu Phân Tán Thuyết Môn.

Giải rằng: Nói giác có nghĩa là tâm thể lìa niệm tướng; lìa niệm tướng nghĩa cùng với hư không giới. Chẳng có chỗ chẳng biến, pháp giới một tướng. Tức là Như Lai bình đẳng pháp thân; nương vào pháp thân nầy để gọi tên là bổn giác. Vì sao bổn giác nói là đối nghĩa lại với thể giác? Dùng thể giác tức là đồng với bổn giác. Thể giác nghĩa là nương vào nơi bổn giác vậy, mà có mà giác. Nương vào chỗ bất giác cho nên nói có thể giác. Lại lấy giác tâm ban đầu nên nói là cứu cánh giác. Bất giác tâm ban đầu cho nên nói là chẳng phải cứu cánh giác.

Luận rằng: Đối với câu văn trong nầy tức có 2 môn. Những gì là hai? Một là lược nói bản giác an lập môn. Hai là lược nói thỉ giác an lập môn. Trong bản giác môn lại có 2 môn. Những gì là hai? Một là thanh tịnh bản giác môn; hai là nhiễm tịnh bản giác môn. Trong thỉ giác môn lại cũng có hai môn. Những gì là hai? Một là thanh tịnh thỉ giác môn; hai là nhiễm tịnh thỉ giác môn. Vì sao gọi là thanh tịnh bản giác? Pháp thân nầy từ vô thỉ đến nay đầy đủ viên mãn hơn hằng sa đức, thường sáng suốt rõ ràng. Vì sao gọi là nhiễm tịnh bản giác? Vì tự tánh tịnh tâm ấy thọ vô minh huân tập lưu chuyển trong đường sanh tử chẳng có lúc nào ngơi nghỉ. Vì sao gọi là thanh tịnh thỉ giác? Vì vô lậu trí tánh ra khỏi tất cả vô lượng vô minh, chẳng thọ tất cả vô minh huân tập vậy. Vì sao gọi là nhiễm tịnh thỉ giác? Vì thỉ giác bát nhã thọ nhận vô minh huân tập chẳng thể lìa ra vậy. Như thế các giác đều biết rõ quyến thuộc sẽ chứng lý gì, lấy làm thể phần. Nghĩa là tánh chơn như và hư không lý. Như vậy hai lý mỗi mỗi có bao nhiêu loại? Mỗi mỗi có 2 vậy. Vì sao có tên là hai loại Chơn Như? Một là thanh tịnh chơn như; hai là nhiễm tịnh chơn như. Hư không lý cũng lại như thế. Thế nào gọi là thanh tịnh chơn như? Hai loại tịnh giác sở chứng chơn như, lìa sự huân tập vậy. Vì sao gọi là nhiễm tịnh chơn như? Hai loại nhiễm tịnh, giác chỗ chứng chơn như, chẳng lìa sự huân tập vậy. Cái chơn lý của hư không lại cũng như vậy. Lấy nghĩa gì mà có thể gọi tên là Bổn Giác? Những chữ nghĩa của tướng nầy sai biệt ra sao?

Tụng rằng:

Bổn giác mỗi có mười

Thể tuy giống mặt chữ

Mỗi mỗi sai biệt vậy

Nghĩa kiếng sáng cùng nghĩa

Luận rằng: Bổn giác mỗi có 10. Thế nào là 10 bổn?

Một là Căn tự sự bổn. Bổn hữu pháp thân hay lành giữ tất cả công đức, giống như gốc cây cũng hay lành giữ tất cả cành lá và hoa quả không để cho hư mất vậy.

Hai là Bổn tự sự bổn. Bổn hữu pháp thân từ vô thỉ đến. Tự nhiên tánh, có bất thỉ khởi lên.

Ba là Viễn tự sự bổn. Bổn hữu pháp thân và cái nầy có đức chồng lên nhau nhiều đời chẳng thể phân biệt được.

Bốn là Tự tự sự bổn. Bổn hữu pháp thân, ta tự thành ta, chẳng phải kia thành ta được.

Năm là Thể tự sự bổn. Bổn hữu pháp thân vì các chi đức tạo ra nơi nương tựa.

Sáu là Tánh tự sự bổn. Bổn hữu pháp thân nghĩa là bất chuyển, thường hay kiến lập vậy.

Bảy là Trụ tự sự bổn. Bổn hữu pháp thân trụ ở vô trụ, vô khứ lai vậy.

Tám là Thường tự sự bổn. Bổn hữu pháp thân quyết định thật tế, chẳng lưu chuyển vậy.

Chín là Kiên tự sự bổn. Bổn hữu pháp thân xa lìa tướng gió, kiên cố chẳng động như kim cang vậy.

Mười là Tổng tự sự bổn. Bổn hữu pháp thân quảng đại viên mãn, chẳng có chỗ nào là không biến đến làm thông thể vậy.

Đây gọi là 10. Còn 10 giác là những gì?

Một là Kính tự sự giác. Tát Bát Nhã huệ thanh tịnh minh bạch, chẳng có trần lụy vậy.

Hai là Khai thị sự giác. Tát Bát Nhã huệ thông đạt hiểu rõ, chẳng có chướng ngại vậy.

Ba là Nhứt tự sự giác. Tát Bát Nhã huệ độc tôn độc nhứt không có lường được.

Bốn là Ly tự sự giác. Tát Bát Nhã huệ tự tánh giải thoát, xa rời tất cả những loại cột trói.

Năm là Mãn tự sự giác. Tát Bát Nhã huệ đầy đủ vô lượng, nhiều loại công đức, chẳng có chỗ ít vậy.

Sáu là Chiếu sự tự giác. Tát Bát Nhã huệ phóng đại quang minh, chiếu khắp tất cả vô lượng cảnh.

Bảy là Tế tự sự giác. Tát Bát Nhã huệ thường hằng phân minh, chẳng mê loạn vậy.

Tám là Hiển tự sự giác. Tát Bát Nhã huệ thanh tịnh thể, tịnh phẩm quyến thuộc, tất đều hiện tiền.

Chín là Tri tư sự giác. Tát Bát Nhã huệ đối với tất cả pháp chẳng có cái cuối cùng.

Mười là Giác tự sự giác. Tát Bát Nhã huệ sở hữu công đức, chỉ có giác chiếu, chẳng mỗi mỗi pháp mà chẳng giác vậy.

Đây gọi là 10. Như thế 10 loại bổn giác tự nghĩa tuy nương vào một loại bổn tánh pháp thân, tùy theo nghĩa mà giải thích khác. Nương tựa vào tự thể nầy, chẳng khác gì cả. Ở trong nầy đã nói hai Bản Giác và Bản Giác ấy là gì? Nghĩa là thanh tịnh bản giác, phi nhiễm tịnh bản giác, nhiễm tịnh bản giác tự nghĩa sai biệt với tướng nầy là những gì?

Tụng rằng:

Nhiễm tịnh trong Bản Giác

Hoặc mỗi có mười nghĩa

Trước nói mười việc rồi

Mỗi mỗi lìa tánh vậy

Luận rằng: Trong Bản giác nầy hoặc mỗi mỗi có mười nghĩa. Vì sao vậy? Vì trước 10 nghĩa mỗi mỗi có bất thủ tự tánh nghĩa. Tự sự phối thuộc nương vào hướng ấy nên biết. Như thế hai giác giống nhau hay khác nhau? Chẳng phải giống giống nhau mà cũng chẳng phải khác khác nhau. Dùng nghĩa nầy nên hoặc giống hoặc khác; hoặc không mà giống; hoặc không mà khác. Cho nên tất cả đều không mà qua. Với nghĩa gì mà gọi tên là Thỉ Giác Tự Sự sai biệt. Tướng nầy như thế nào?

Tụng rằng:

Từ vô thỉ đến nay

Chẳng có lúc loạn hoặc

Bây giờ thỉ, sơ, giác

Nên có tên Thỉ Giác

Luận rằng: Từ vô thỉ cho đến nay thỉ giác bát nhã, chẳng có lúc loạn hoặc, mà lúc chẳng hoặc, làm cho thỉ sơ giác. Cho nên có tên là thỉ giác. Như vậy thỉ giác trước hoặc (mê) sau giác tức là phi thỉ giác, mà lúc chẳng hoặc, lý thường làm cho thường cái đầu tiên ấy nên gọi tên là thỉ giác. Như thế thỉ giác trong 2 thỉ giác sẽ giác cái gì? Nghĩa là thanh tịnh thỉ giác, phi nhiễm tịnh thỉ giác. Nhiễm tịnh thỉ giác tự sự sai biệt. Tướng nầy là gì?

Tụng rằng:

Thanh tịnh thỉ giác trí

Chẳng giữ tự tánh vậy

Mà hay thọ nhiễm huân

Nên tên nhiễm tịnh giác

Luận rằng: Thanh tịnh thỉ giác chỉ lúc không hoặc, mà chẳng giữ tự tánh, hay thọ nhiễm huân, tùy duyên lưu chuyển, dùng nghĩa nầy cho nên gọi tên là nhiễm tịnh thỉ giác. Đây là nghĩa gì mà gọi là chơn như? Tự sự sai biệt, tướng nầy là gì?

Tụng rằng:

Tánh Chơn như lý thể

Bình đẳng bình đẳng một

Chẳng có một nhiều tướng

Nên tên là Chơn như

Luận rằng: Tánh Chơn như lý bình đẳng bình đẳng, tuy cùng một tướng lại chẳng có một tướng, lại cũng chẳng có nhiều tướng. Không phải một tướng nên xa lìa duyên giống nhau. Chẳng nhiều tướng nên xa lìa duyên khác nhau. Dùng nghĩa nầy nên gọi là Chơn như. Như vậy Chơn như 2 loại tịnh trí thân sở nội chứng. Lại nữa Chơn như mỗi mỗi có 10 nghĩa. Những gì là 10 chơn?

Một là Căn tự sự chơn. Cho đến 10 tổng tự sự chơn. Như vậy 10 chơn, 10 loại, 10 nghĩa tương ưng với đầy đủ có, chẳng có tướng xa lìa. Cho nên cùng tên biểu thị như vậy rồi. Những gì là 10 như? Một là kiếng tự sự như cho đến 10 học tự sự như. Như vậy 10 như, 10 loại giác nghĩa, tương ưng đầy đủ có, chẳng hề xả ly. Cho nên đồng danh biểu thị mà nói. Vì sao vậy? Mười loại chơn lý, gốc có pháp thân, có đức phương tiện. 10 loại như lý, Tát Bát Nhã Huệ, có giác phương tiện. Với nghĩa nầy nên liền nói thêm từ để làm cho rõ ra. Trong nầy nói 2 chơn như sẽ là chơn như nào? Nghĩa là thanh tịnh chơn như, phi nhiễm tịnh chơn như. Nhiễm tịnh chơn như tự sự sai biệt. Tướng nầy ra sao?

Tụng rằng:

Thanh tịnh chơn như lý

Chẳng giữ tự tánh vậy

Mà hay thọ nhiễm huân

Tên nhiễm tịnh chơn như

Luận rằng: Thanh tịnh chơn như từ vô thỉ đến, bình đẳng bình đẳng tự tánh thanh tịnh. Chúng sanh chẳng diệt lại không đến đi, lại không chỗ trụ mà chơn như lý tánh chẳng giữ tự tánh; nên tùy theo duyên mà động chuyển. Cho nên tên là nhiễm tịnh chơn như. Như vậy chơn như 2 nhiễm tịnh trí thân sở nội chứng, tương ưng đầy đủ, chẳng tướng xa lìa. Những nghĩa như vậy. Xem trước đã nói loại nầy rồi nên biết. Dùng nghĩa gì mạnh để nói là hư không? Tự sự sai biệt, tướng nầy như thế nào?

Tụng rằng:

Hư không có mười nghĩa

Thể tuy đồng nghĩa sự

Mỗi mỗi sai biệt vậy

Nghĩa vô ngại cùng nghĩa

Luận rằng: Tánh hư không lý, có 10 loại nghĩa. Những gì là 10?

Một là nghĩa vô chướng ngại.

Hai là nghĩa chu biến, chẳng có nơi nào là chẳng đến vậy.

Ba là nghĩa bình đẳng, chẳng giảng trạch (chọn lựa) vậy.

Bốn là nghĩa rộng lớn, không ngằn mé vậy.

Năm là nghĩa vô tướng, chẳng có sắc tướng vậy.

Sáu là nghĩa thanh tịnh, chẳng có trần lụy vậy.

Bảy là nghĩa bất động, chẳng có thành hoại vậy.

Tám là nghĩa hữu không, mất có số lượng vậy.

Chín là nghĩa không không, lìa chấp không vậy.

Mười là nghĩa vô đắc, chẳng thể chấp vào đó vậy.

Đây có tên là 10. Như vậy 10 sự nghĩa dùng sai biệt. Nếu cùng với thể nầy chẳng khác mà được. Hư không lý nầy hai loại tịnh trí thân sở nội chứng, giống nhau đầy đủ, chẳng hề xa rời. Trong 2 hư không sẽ là hư không gì? Nghĩa là thanh tịnh hư không, chẳng phải nhiễm tịnh hư không. Nhiễm tịnh hư không tự sự sai biệt. Tướng nầy nghĩa gì?

Tụng rằng:

Thanh tịnh hư không lý

Chẳng giữ tự tánh vậy

Mà hay thọ nhiễm huân

Tên nhiễm tịnh hư không

Luận rằng: Thanh tịnh hư không đầy đủ 10 đức. Lại chẳng nhiễm tướng, lại không tịnh tướng, mà hư không tánh chẳng giữ tự tánh vậy. Hay thọ nhiễm huân tùy duyên mà chuyển. Cho nên gọi là nhiễm tịnh hư không, hay huân chỗ huân, kiến lập phỉ báng cùng với nhiều loại môn, cho đến nói rộng phân tích lý nầy đầy đủ hiển bày.

Đã nói về Tự Sự Môn. Bây giờ lần nói đến Tùy Thích Môn. Chỗ nói giác nghĩa vậy vậy. Tức là tổng cú. Từ đây trở xuống tất cả đều là câu riêng. Tổng nói là thông biểu của tất cả giác vậy. Phần khác mỗi mỗi nói sai biệt. Kết quả trong biệt cú, trước nói thanh tịnh bản giác, thanh tịnh thỉ giác. Lần nói đến nhiễm tịnh bản giác và nhiễm tịnh thỉ giác. Như đây lần lượt nói tướng ấy có thể thấy. Nghĩa là tâm thể lìa niệm tướng vậy. Tức là thanh tịnh bản giác. Tâm ấy tức là tự tánh thanh tịnh tâm. Thể ấy từ là bổn hữu pháp thân thể. Như vậy tâm thể tức tên là bản giác. Lìa niệm tướng vậy, tức là hiển thị nghĩa thanh tịnh. Cho nên xa lìa niệm đại vô minh; do vậy nói là lìa niệm. Xa lìa 4 loại tướng vô thường cho nên nói rằng lìa tướng. Qua khỏi hằng sa phiền não quyến thuộc. Năm hữu vi nầy lấy làm căn bản. Cho nên gọi bổn vô, để chỉ quyến thuộc đều không, lìa niệm tướng vậy. Tức nói thanh tịnh bản giác nhơn từ, tức là con người vậy. Sánh với hư không giới, chẳng có chỗ bất biến. Như vậy kẻ giác ấy lành chứng đầy đủ 10 loại nghĩa đức hư không lý vậy. Pháp giới một tướng. Như thế giác tức là chứng nhơn như pháp giới, mà cùng hòa hợp. Một vị một tướng chẳng có sai biệt, tức là Như Lai bình đẳng pháp thân vậy. Lành chứng 2 loại thắng diệu lý, thanh tịnh giác vậy. Tức là pháp thân Như Lai tự tánh tự thể. Nương vào pháp thân nầy gọi tên là Bản Giác. Bản hữu pháp thân, tự tánh đức trung mà tạo chỗ nương vào, kiến lập và xưng là Thanh tịnh Bản giác.

Đã nói về Thanh tịnh Bản giác rồi. Bây giờ lần lượt nói đến Thanh tịnh Thỉ giác. Vì sao vậy? liền xin hỏi. Nghĩa là muốn kiến lập thanh tịnh thỉ giác; nên hỏi như vậy. Hỏi rằng tướng ấy như thế nào? Nghĩa là có chúng sanh, làm như thế khó. Pháp thân nầy từ xưa đến nay, đầy đủ vô lượng tánh công đức, thường hằng minh tịnh, thường hằng tự tại. Nương nơi nghĩa nầy; nên gọi là Bổn Giác. Như vậy Bổn Giác ở vào lúc nào? Vì nhơn duyên gì? đầy đủ tất cả vô lượng công đức mà gọi tên là Bản Giác? Nếu làm như vậy thì Bản Giác nầy có Đại Trí Lực, hay lành đoạn trừ tất cả quá hoạn. Đầy đủ viên mãn các công đức tức là bản giác nầy trước mê sau giác, không có bản giác sáng sủa tức là công đức nầy, đoạn rồi trước an ổn, đoạn rồi sau hiển thị. Chẳng tự ý sáng, há mê giác an ổn hiển thị? Bổn có nghĩa ấy mà được thành lập. Nếu nói như vậy hay đoạn liền chẳng đoạn. Thường đầy đủ liền chẳng đầy đủ. Cho nên có bổn đoạn bổn đức. Nghĩa nầy lại chẳng được thành lập; chẳng có công đức gì hơn. Nghĩa là tất cả chướng từ gốc đoạn rồi, liền chẳng chờ đoạn, tất cả công đức. Từ gốc đầy đủ liền chẳng chờ đầy đủ giác vậy. Tức là thỉ giác chứ không là bổn giác kia. Vì vậy trong Bát Nhã Ba La Mật nói như thế nầy: Nếu kẻ giác là thỉ giác. Nếu bất giác tức là vô minh. Nếu lìa hai loại nầy tức gọi tên là Bản Giác. Dùng nghĩa nào để nói như vậy? Gốc ấy có pháp thân, tự tánh đức ở bên trong, mà tạo ra chỗ hướng về; nên nói tên là Bản Giác. Cho nên nói như thế nào? Bản Giác nghĩa là đối lại với Thỉ Giác, trực quyết nghi kia. Nghĩa là Ngài Mã Minh tự thông mà nói: Thanh tịnh bản giác từ xưa đến nay chẳng sanh chẳng diệt; chẳng kiến lập có và chẳng hủy báng rằng không. Hoặc chẳng quá hoạn; hoặc chẳng công đức. Ngôn ngữ không còn nữa và tâm hành xứ diệt mất, mà có nói rằng: Đầy đủ viên mãn hơn cả hằng sa vô lượng tánh đức, gọi là Bản Giác. Sẽ rõ từ vô thỉ đến, mà có thanh tịnh thỉ giác, phát trí lực lớn, phát định lực lớn. Ở nơi tất cả lúc, đối với tất cả nơi, thường hay đối trị hơn cả hằng sa vô lượng vô biên quá hoạn như biển. Đầy đủ viên mãn hơn cả hằng sa vô lượng vô biên công đức tịnh phẩm. Đối với thanh tịnh nầy là Thỉ Giác vậy. Lập nên thanh tịnh kia rồi, xưng là Bản Giác. Vậy Thỉ Giác tức đồng với Bản Giác vậy. Tạo chỗ nầy là do ở nơi tự nhiên Thỉ Giác cùng với Bản Giác kia giống nhau. Được đối lại với Thỉ Giác chỉ rõ Bản Giác vậy. Như vậy 2 giác ấy huân tập sai biệt. Tướng nầy như thế nào?

Tụng rằng:

Thanh tịnh Bổn Thỉ Giác

Từ vô thỉ đến nay

Xa lìa tất cả nhiễm

Sáng rõ như hư không

Cho nên trong môn nầy

Chẳng hay huân nhiễm pháp

Không chỗ huân tịnh pháp

Tuy có đức tự mình

Luận rằng: Như vậy hai giác chẳng có thể huân chỗ huân sai biệt; chỉ có tự mình công đức chơn thật. Ở trong môn nầy chẳng nên kiến lập năng huân hay sở huân. Nếu như vậy thì ở trong môn nầy huân nghĩa gì? mà gọi là có huân? Huân nầy như thế nào? Nghĩa là trắng trắng vậy. Trong ba thân gốc khế kinh nói như thế nầy: Gốc ấy chính là Bản Giác và gốc ấy có Thỉ Giác. Tuy có đức huân, chẳng hoạn đức huân. Chỉ có mãn chuyển chẳng phần chuyển vậy.

Đã nói về Thanh tịnh Thỉ giác rồi. Bây giờ lần lượt nói lìa tánh nhị giác. Thỉ giác nghĩa là nương vào nơi Bổn Giác, mà có bất giác nương vào bất giác; nên nói là có thỉ giác. Thông thị 2 loại, lìa tánh bổn thỉ. Nghĩa là nương vào Bổn Giác mà có Bất Giác, tức là lìa tánh bản giác. Nương vào bất giác nên nói có Thỉ Giác tức là lìa tánh Thỉ Giác. Nghĩa nầy như thế nào? Bản giác bát nhã chẳng giữ tự tánh vậy, lành thọ nhiễm huân. Các nhiễm pháp kia làm được sự dừng lại tức là Bản Giác lìa tánh vậy. Thỉ Giác Bát Nhã giữ tự tánh, nương vào các nhiễm pháp như làm phương khởi, bị nhiễm pháp cuồng kia, tức là thỉ giác lìa tánh là nghĩa ấy. Thỉ Giác Bát Nhã hay đoạn lìa các chướng chứng được những công đức. Sao lại nói rằng Thỉ Giác trí bị nhiễm cuồng vậy? Ở nơi các pháp kia lập nên những quá hoạn (lo âu), đoạn trừ chướng ngại; nên ở nơi vô đức pháp lập nên những công đức, chứng được cái lý vậy. Nếu như vậy thì Thỉ Giác ở trong lúc nào mà được lìa vọng? để đến được con đường giải thoát vậy? mới được lìa cứu cánh? Ở nơi lúc kia, đến vô niệm vậy. Đã xong 2 việc, dưới đây làm hiển thị rõ ràng.

Đã nói sơ qua về hai giác an lập môn. Bây giờ lần lượt nói rộng về hai giác quyết trạch môn.

Viết rằng: Nghĩa nầy là gì? Như người phàm phu rõ biết niệm trước khởi ác, rồi có thể niệm sau dừng lại làm cho cái nầy chẳng khởi. Tuy lại có tên là Giác nhưng là Bất Giác vậy. Như nhị Thừa quán trí đầu tiên phát thành ý Bồ Tát. Giác ở nơi niệm khác niệm, không khác tướng. Rồi bỏ phần thô, biệt chấp trước tướng. Cho nên gọi là tương tự giác; giống như Pháp Thân Bồ Tát vậy. Giác đối với niệm trụ, niệm vô trụ tướng, lấy lìa phân biệt, thô niệm tướng vậy. Gọi là Tùy Phần giác như Bồ Tát Địa hết, đầy đủ phương tiện một niệm tương ưng. Giác tâm khởi lên đầu, tâm không phải là tướng đầu, rồi xa rời niệm vi tế vậy, được thấy tâm thấy tánh tức là thường trụ, gọi là cứu cánh giác. Đây chính gọi là Tu Đa La (Kinh). Nếu có chúng sanh hay quán vô niệm, tức là hướng đến Phật Địa vậy. Lại khởi tâm, chẳng có tướng đầu có thể rõ biết, mà nói rõ về tướng đầu. Tức nghĩa là vô niệm. Cho nên tất cả chúng sanh chẳng gọi là Giác, mà từ xưa đến nay niệm niệm tương tục chưa hề lìa niệm vậy. Nói là vô thỉ vô minh. Nếu được vô niệm tức rõ được tâm, tướng, sanh, trụ, dị, diệt. Đều là vô niệm vậy, mà thật chẳng có Thỉ Giác khác, dùng 4 tướng đầy đủ thời gian mà có. Tất cả đều chẳng tự lập. Trước sau bình đẳng cùng với một Giác vậy.

Luận rằng: Tức là nói rộng về thỉ giác quyết trạch phần. Trong câu văn nầy có hai môn. Những gì là hai? Một là kiến lập Tứ Tướng Môn. Hai là kiến lập Tùy Giác Môn. Trong Tứ Tướng Môn có bốn loại. Những gì là bốn? Một là thô trọng quá hoạn tứ tướng. Hai là vi tế quá hoạn tứ tướng. Ba là vô thường công đức tứ tướng. Bốn là thường trụ công đức tứ tướng. Thô tứ tướng tức là thời gian dài. Tế tứ tướng tức là thời gian ngắn. Vô thường tướng, quá hoạn tướng, sai khác chỗ khởi thỉ của đức. Thường trụ tướng nghĩa là quá hoạn tướng sai khác với đức thường trụ có vậy. Tùy giác môn trung tức có hai môn. Những gì là hai? Một là mãn giác môn. Hai là phần giác môn. Mãn Giác Môn nghĩa là Minh nhứt giác. Phần Giác môn nghĩa là đầy đủ hiển thị giác, bất giác.

Thế nào gọi là thời gian dài của bốn tướng? Từ Thập Tín Vị cho đến cực giải thoát đạo chẳng lìa cứu cánh vậy. Sao gọi là đoản thời gian tứ tướng? Nhơn duyên có pháp chẳng quá một sát na. Thế nào gọi là Thỉ Khởi tứ tướng? Khởi diệt diệt diệt, khởi dị dị dị, khởi trụ đức trụ, khởi sanh đức sanh. Đây nói là Thỉ Khởi tứ tướng. Phiên quá hoạn; nên nói là công đức. Làm cho Thỉ khởi; nên gọi tên là vô thường. Thế nào gọi là thường trụ tứ tướng? Làm cho Thỉ khởi, đức gốc từ trước đến nay có. Thế nào gọi là một loại giác vậy? Giác cùng bất giác không có hai. Vì sao gọi giác, bất giác? Giác hoặc thọ nhiễm huân, hoặc chẳng thọ vậy. Như ở đây lần lượt nói về tướng có thể quán. Trong nầy 4 tướng có hai thứ đệ. Những gì là hai? Một là trước sau thứ đệ. Hai là đủ các thứ đệ. Trước sau nghĩa là trong thời gian không ấy, trước sau sai khác. Cụ hữu nghĩa là trong lúc có ấy, trước sau một lúc vậy. Kia không có lúc cùng với lúc đoạn. Kia có lúc nghĩa là cùng với lúc loạn vậy. Cụ hữu thứ đệ, tướng nầy như thế nào?

Tụng rằng:

Tướng sanh, trụ, dị, diệt

Như thế bốn loại tướng

Một lúc liền trước sau

Những chậm lần chuyển đổi

Một lúc lại có đủ

Trước sau rồi lần lượt

Chung lại thành một tướng

Riêng nói thành bốn tướng

Luận rằng: Chung quy lần lượt có 4 tướng. Một là tướng sanh, hai là tướng trụ, ba là tướng dị, bốn là tướng diệt. Như thế 4 tướng hoặc cùng một lúc; hoặc lại trước sau. Như thế nào là cùng một lúc? Nghĩa là do thời gian giống nhau. Thế nào nghĩa là trước sau? Do chỗ thô, tế vậy. Chẳng chậm liền chuyển đổi; nên riêng hiển thị nghĩa của một thời gian. Như thế nào là nghĩa có đủ do một thời gian? Còn nghĩa thế nào là lần lượt? Nghĩa là do có trước, sau vậy. Như thế 4 tướng đầy đủ có một và có thô tế nên gọi là bốn. Trong nầy thời gian ấy là thời gian nào? Căn bản là do vô minh huân tập che đậy chơn tâm thì ở lúc nầy khởi lên 4 tướng. Chẳng rõ, chẳng biết tất cả các pháp chung quanh về tánh chơn thật của nó. Tạo ra quá nhiều hằng sa phiền não, mà có thể che khuất tự tánh tịnh tâm; trở lại không có ánh sáng; cho nên gọi tên là 4 tướng. Sao gọi là sanh cho đến gọi là diệt? Theo nghĩa của những chữ nầy thì có tướng sai biệt như thế nào?

Tụng rằng:

Đại vô minh trụ địa

Che bổn giác lại ngay

Sanh ba loại tướng nhỏ

Nên gọi là tướng sanh

Luận rằng: Căn bản vô minh che bản giác, lúc ấy sanh ra 3 tướng. Nên gọi là tướng sanh. Thế nào là ba? Một là tướng mạnh riêng của nghiệp, hai là tướng mạnh riêng theo sau và ba là tướng hợp chung lại đầy đủ máy động. Độc lực nghiệp tướng nghĩa là chẳng lấy vô minh làm thể, mà lấy vô minh làm nghiệp. Độc lực tùy tướng có nghĩa là chẳng lấy bản giác làm thể mà lấy bản giác làm dụng. Cụ hợp động tướng nghĩa là lấy tướng hòa hợp động vậy. Tất cả 3 điều nầy gọi là tướng sanh. Tướng sanh là tướng lập ra ban đầu vậy. Nghĩa của chữ tướng trụ là gì?

Tụng rằng:

Tướng trụ có bốn loại

Chuyển tướng cùng hiện tướng

Trí tướng và tương tục

Đây gọi là bốn tướng

Luận rằng: Trụ tướng có bốn. Những gì là bốn? Một là chuyển tướng; hai là hiện tướng; ba là trí tướng; và bốn là tục tướng. Đây gọi là bốn. Như thế là bốn tướng. Lấy nghĩa gì để gọi tên là trụ? Trong đây nghĩa trụ là tùy theo sự sai biệt. Cho nên nếu nương cậy vào chuyển tướng thì nói là tướng nầy trụ, mà hay trụ giữ tâm thức huân tập nên gọi là tướng trụ. Nếu nương vào hiện tướng; nói tướng nầy là tướng trụ, mà có thể trụ giữ sắc tướng huân tập cho nên gọi tên là tướng trụ. Nếu nương vào trí tướng; nói đây là tướng trụ, mà hay trụ giữ sáu loại lần lượt phân biệt trí tướng hay nhiễm; cho nên gọi tên là trụ tướng. Nếu nương vào tướng tương tục thì nói đây là tướng trụ, mà hay trụ giữ phân biệt việc thức bị liên tục nhiễm ô; cho nên gọi là tướng trụ. Tức là phần chia ra phần tế chứ không phân chia ra phần thô. Còn tướng dị thì nghĩa của tướng nầy là gì?

Tụng rằng:

Tướng dị có hai loại

Chấp thủ, kế là tên

Như thế hai loại tướng

Chính là người chấp vật

Luận rằng: Dị tướng có hai loại. Những gì là hai? Một là tướng chấp thủ; hai là tướng kế danh tự. Như thế hai tướng chính là người chấp vào vật. Như vậy thì hai tướng ấy lấy nghĩa gì mà gọi tên là tướng dị? Nếu nương vào chấp thủ để nói tướng dị nầy, có thể duyên vào tất cả vô lượng biệt tướng. Tùy theo những tướng nầy, thô phân biệt thức lại hay chấp trước; dị ấy tự trở thành dị; nên gọi tên là dị tướng. Nếu nương theo danh tự để nói dị tướng nầy thì tùy theo tướng mà lập danh; nương vào tên chữ nầy mà khởi lên chỗ đắm trước; nên gọi là tướng dị. Còn diệt tướng, nghĩa của tướng nầy như thế nào?

Tụng rằng:

Diệt tướng có hai loại

Khởi nghiệp và quả báo

Phá hoại, tiền dị tâm

Làm thọ khổ, tên diệt

Luận rằng: Tướng diệt có hai loại. Những gì là hai? Một là khởi nghiệp tướng; hai là nghiệp trói buộc tướng khổ. Như vậy 2 tướng hoại, tiền vị lập, làm cho thọ khổ luân chuyển; nên có tên là tướng diệt. Lại nữa lúc thọ khổ luân chuyển thì hay diệt tất cả vô lượng thiện phẩm; cho nên gọi là tướng diệt. Lại nữa lúc phát khởi nghiệp, Phật tánh thiện căn dần dần tổn diệt. Cho nên gọi là tướng diệt. Đã nói đầy đủ rồi bây giờ nói đến trước, sau. Tướng nầy như thế nào?

Tụng rằng:

Diệt, dị, trụ, sanh tướng

Như thế bốn loại tướng

Tùy trí lực mạnh yếu

Có tăng, giảm chẳng giống

Luận rằng: Tiền hậu thứ đệ gồm: Một là tướng diệt; hai là tướng dị; ba là tướng trụ và bốn là tướng sanh. Như thế bốn tướng tùy theo trí huệ mà tăng giảm chẳng đồng. Nghĩa nầy như thế nào? Ở Tín vị, người khuyết một đủ ba. Tam hiền vị, người khuyết hai đủ hai. Ở thập địa; nơi đệ cửu địa khuyết 3 đủ một. Trong Thập Địa khuyết một phần thô, đủ một phần tế. Nơi Như Lai địa 4 tướng đều chẳng cứu cánh thanh tịnh. Cho nên nói rằng tăng giảm chẳng đồng.

Đã nói về Kiến Lập Môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về Tùy Thích Môn. Nương vào nơi 4 tướng kia để rõ biết phân biệt. Tức là có ngũ vị. Thế nào là năm? Một là Thập Tín vị. Hai là Tam Hiền vị. Ba là Cửu Địa vị. Bốn là Nhơn Mãn vị và năm là Quả Mãn vị. Trong 4 vị trước có 4 việc. Những gì là 4? Một là thú hướng hạnh giả; hai là tu hành nhơn tướng; ba là hành nhơn quả tướng. Bốn là huân ly cụ tướng. Chỉ đệ ngũ vị lại có 3 việc. Những gì là 3? Một là hay đầy đủ; hai là đối trị hành tướng; ba là mãn cứu cánh tướng. Như đây lần lượt nói về quán tương ưng. Đệ nhứt vị nói như người phàm phu. Tức là thú hướng hành giả. Vị tại Thập Tín chưa được bất thoái; nên gọi là phàm phu, ra khỏi định nầy tên gọi là giác. Giác rõ biết tiền niệm khởi lên việc ác, tức là hiện thị tu hành nhơn tướng. Nghĩa là chưa được vào Thập Tín phía trước. Hai loại tướng diệt là điều sai trái chẳng rõ chẳng biết, đều tạo ra tất cả nhiều loại nghiệp ác rồi lan ra thọ tất cả vô lượng quả khổ. Thường hay ở trong luân hồi ngũ thú, tứ sanh chẳng bao giờ dừng nghỉ, mà làm cho rõ biết duyên lành vi diệu nói năng thanh tịnh, tức có thể vào Thập Tín vị. Rõ các ác nghiệp đã quá sai trái, rõ biết các khổ quả, đây thật chẳng vui. Nói giác là rõ niệm trước khởi ác tức là hiển thị rõ biết nghĩa của tướng diệt. Cho nên hay dừng niệm sau làm cho điều nầy chẳng khởi. Tức là hiển thị hành tướng của quả nầy. Nghĩa là ở địa vị nầy đầu tiên khởi lên trị đạo, khí lực thật yếu; nên gọi là làm. Phát tâm nầy qua đi, phát khởi trị đạo, chuyển tự tại vậy. Lại nữa trước chẳng hay, chẳng biết, thường khởi nghiệp ác, bây giờ rõ biết cho nên dần dần tâm xấu hổ, chẳng tạo ra nghiệp ác nữa. Tướng diệt ấy dừng lại, liền chẳng khởi nữa. Lại có tên là giác, tức là chẳng giác vậy. Tức là hiển thị huân ly cụ tướng. Cho nên giác rõ biết pháp thật của tướng diệt, đây là điều sai, tướng phẩm của diệt kia chẳng tạo ra việc diệt. Cho nên nói là huân ly. Tướng phẩm diệt kia từ vô thỉ đến nay thể tánh thanh tịnh thật là công đức, chẳng rõ chẳng biết. Cho nên nói là huân cụ. Chữ câu trong nầy xa rời cho đến nơi Thập Địa. Lại nữa hiển thị giác cùng với bất giác, cùng tướng tức thông qua nhứt vị vậy. Đệ nhị vị nói như nhị thừa quán trí, sơ phát tâm Bồ Tát. Tức là thú hướng hành giả. Vị tại Tam Hiền ở nơi vị nầy, người không, vô lậu thành tựu tự tại chẳng có chỗ nghi, sợ. Cho nên khiến Nhị Thừa đồng với Bồ Tát, rõ biết tất cả. Lại nữa hiển thị ở nơi Nhị Thừa, tất cả đều tu hành con đường Bồ Tát và vào biển Tự Tại Đại Giác Địa. Rõ biết nơi niệm khác tức là hiển thị tu hành nhơn tướng vậy. Nghĩa là Nhị Thừa dị tướng, hỗ tương cùng với sức mạnh mà hay chấp thủ cảnh giới của tướng, phát khởi ái trước, tìm cầu danh tự, phân biệt ngôn tướng. Cho nên chẳng lìa ngã, ngã sở, trở thành phan duyên, suy nghĩ là tăng, cuối cùng chẳng nghĩ, mà làm cho phát khởi nhơn không Bát Nhã. Tạo lập phương tiện, pháp không hiện tiền, rõ biết bổn giác tịnh tâm, làm cho vô minh ngủ vùi và từ mộng nơi dị tướng mà phát khởi lên tất cả chướng, phân phân chậm chậm cùng xa lìa trí mà tương ưng với đây. Từ mộng niệm kia được ở giác ngộ. Cho nên nói rằng giác ở nơi niệm dị. Niệm không có tướng dị tức là hiển thị hành nhơn quả tướng. Nghĩa là thỉ giác chánh niệm, hai loại dị tướng chẳng có vậy, lấy xả thô phân biệt chấp trước tướng, tức là hiển thị dị tướng duyên. Cho nên ý thức có 2 phân biệt mà hay phân biệt tất cả các pháp. Những gì là hai? Một là phân biệt thô; hai là tế phân biệt. Thô có nghĩa là khởi lên tham, sân, si; có thể lành phân biệt cho thuận cảnh. Còn tế nghĩa là chấp vào phép để phân biệt, hay lưu chuyển vậy. Làm cho xa lìa phân biệt thô kia. Chẳng phải phân biệt tế, mà phân biệt tế, cực hỷ ly vậy. Cho nên gọi là tương tợ giác, tức là nối kết với trước rồi cùng với thô hiển thị huân ly tướng đầy đủ. Trong nầy tương tợ nghĩa lại có 2 loại. Những gì là hai? Một là khác loại tương tợ và hai là đồng loại tương tợ. Dị loại tương tợ nghĩa là Nhị Thừa tương tợ đồng loại tương tợ vậy. Bồ Tát tương tợ, Nhị Thừa nhơn không hình, Tam Hiền không tạo tương tợ nghĩa. Tam Hiền Bồ Tát phương tiện pháp không. Hình thanh tịnh địa, tạo nghĩa tương tợ. Cho nên tổng nói là tương tợ giác. Đệ tam vị nói như pháp thân Bồ Tát v.v… tức là thú hướng hành giả. Vị tại Cửu Địa. Cửu Địa Bồ Tát chơn như pháp giới lấy làm tự thân. Bát Nhã chơn trí lấy làm tự tâm. Cấu chứa ra khỏi, triền chướng liền đoạn. Thanh tịnh minh bạch tự tại vô ngại. Cho nên gọi là Pháp Thân Bồ Tát. Giác ở nơi niệm trụ vậy. Tức là hiển thị tu hành nhơn tướng. Nghĩa là 4 loại trụ tướng ở tất cả lúc, có thể phát khởi pháp chấp phân biệt. Lìa tánh bổn giác hay làm cho buồn ngủ. Bổn giác của tâm, mộng nơi trụ tướng, chẳng thể rõ biết, cuồng loạn mà trụ. Làm cho phát ra thỉ giác Bát Nhã, như mặt trời chiếu tướng, tối tăm mê loạn trụ. Thỉ giác chánh trí không có tánh phân biệt. Mê loạn trụ tướng thì có tánh phân biệt, không có giác loạn, thật tương vi vậy. Chẳng thể cụ hành. Như vậy đạo lý phân minh hiện tiền. Cho nên nói là giác nơi niệm trụ. Niệm vô trụ tướng có nghĩa là hiển thị hành nhơn quả tướng, dùng lìa phân biệt, niệm tướng thô; tức là hiển thị vô trụ tương duyên. Nghĩa là 4 loại trụ tướng hình ở tướng sanh kia, hiện ra cực thô, sợ sanh trụ tế, tướng nhỏ tạp loạn; nên nói như thế nầy. Dừng quán tư duy, như thế 4 loại mê loạn trụ tướng, như điều nầy lần lượt, ở nơi cực hỷ địa, qua tam hữu địa, tịch diệt tịnh địa Thiện Huệ Địa, mỗi mỗi lìa một tướng. Cho nên nói là tùy phần giác là vậy. Nghĩa là nối kết với trước rồi hiển thị thô, huân ly Cụ tướng. Sanh nơi niệm tế chưa ra khỏi.

Đệ Tứ vị nói như Bồ Tát Địa Tận vậy. Tức là thú hướng hành giả. Trong câu, chữ nầy tự có 2 người. Những gì là hai? Một là nhơn viên mãn; hai là quản viên mãn. Nhơn viên mãn nghĩa là học địa tận. Quả viên mãn nghĩa là vô học quả vậy, đầy đủ cứu cánh cho nên sơ nhơn đối trị Cụ hợp động tướng. Hậu nhơn đối trị độc lực nghiệp tướng cùng với đại vô minh. Độc lực tùy tướng chẳng có đoạn pháp, không có con đường đối trị. Từ đây trở xuống hiển thị hai loại viên mãn vậy. Đầy đủ phương tiện, một niệm tương ưng, tức là hiển thị cái nhơn viên mãn vậy. Nghĩa là ở vị nầy tức có hai loại Kim Cang Dụ Định. Những gì là hai? Một là phương tiện Kim Cang; hai là chánh thể Kim Cang vô cấu hành giả. Hai loại Kim Cang dụ cho Tam Ma Địa, lấy làm tự thể. Cho nên dẫn đường chỉ lối cho người kia. Giác tâm sơ khởi, tâm không sơ tướng; tức là hiển thị quả viên mãn. Đại Viên Cảnh Trí phân biệt hiện tiền, không có chỗ nào là chẳng khắp, không có chỗ nào là chẳng cùng; pháp giới nhứt thể chẳng có cùng vậy. Độc lực nghiệp tướng căn bản vô minh chẳng nên tự có; bình đẳng hư không, một tướng không tướng, vô sở niệm vậy. Dùng sự xa lìa niệm vi tế cho nên được thấy tánh của tâm. Tâm tức là thường trụ, gọi là cứu cánh giác vậy. Tức là hiển thị thỉ giác Bát Nhã tướng viên mãn, mà được đến nơi vô sanh giác. Cho nên kinh nói: Nếu có chúng sanh hay quán vô niệm, tức là vì hướng đến Phật địa vậy. Tức là dẫn theo lời kinh để tự nói. Như vậy thì kinh văn làm chứng được nghĩa gì? Chứng được Phật quả vậy. Thế nào là chứng? Nghĩa là Phật quả chứng thành, xa lìa hai loại niệm vậy. Những gì là hai? Một là đại vô minh niệm; hai là nghiệp tế tướng niệm. Như vậy hai niệm cực giải thoát đạo một thời tương phiên. Chẳng thể cùng hành. Cho nên nói rằng Phật quả vô niệm. Nếu không có vọng niệm thì sẽ có niệm gì? Nghĩa là chánh niệm vậy. Thế nào gọi là chánh niệm? Mười đức tương ưng vậy. Những gì là muời?

Một là xuất ly công đức, xa rời tất cả các nạn xứ.

Hai là đồng thể công đức, tất cả nhiễm pháp quy về nơi chính mình.

Ba là thường trụ công đức, xa rời những sai trái có lúc ban đầu.

Bốn là nhứt vị công đức, đầy đủ thỉ giác, thường bổn giác.

Năm là Cụ ly công đức, xa rời tất cả nhiễm tịnh pháp.

Sáu là hoàn chuyển công đức, chu biến đản sanh nơi các thú.

Bảy là vô trụ công đức, đối với tất cả nơi, vô tại xứ vậy.

Tám là tu hành công đức, vì các chúng sanh tu vạn hạnh vậy.

Chín là viên mãn công đức, vì các chúng sanh, thành giác đạo vậy.-

Mười là Hư Không công đức, như trước đã nói về các loại công đức

Từ xưa đến nay tự tánh đều không, không thật có. Cho nên gọi là mười. Như thế 10 công đức cùng với cực giải thoát ở sát na đầu tiên, cùng hành cùng khởi, chẳng có trước sau; nhứt thời đều chuyển nên gọi tên là chánh niệm. Dẫn dụ kinh văn, chẳng ra khỏi nghĩa nầy; nên xem quan sát. Lại nữa tâm khởi, không có tướng đầu có thể rõ biết mà nói rõ tướng đầu. Tức nghĩa là vô niệm vậy. Tức là trừ nghi làm cho sanh thắng giải; nghĩa là có chúng sanh tạo nghi như thế nầy, cực giải thoát đạo lúc gặp bổn giác thì vi tế sanh ra đầu tiên, rõ biết được có chăng? rõ biết được không chăng? Nếu rõ biết được có, cực giải thoát đạo thường chẳng vô niệm. Vì sao thế? Rõ biết có sơ niệm thì có sơ niệm vậy. Nếu rõ biết vô thì cực giải thoát đạo sẽ chẳng thể có. Vì sao thế? Liền không có niệm đầu. Chờ đợi niệm nào không lập giải thoát đạo ấy có. Như vậy là nghi rồi. Làm cho tự thông mà nói. Chỗ rõ biết tướng từ trước đến nay tự tánh không, vô. Có thể rõ biết trí, từ trước đến nay chẳng có lúc khởi, liền chẳng có tướng chỗ giác. Lại chẳng thể trí giác, há có thể nói rằng có tế ở tướng đầu mà trí tuệ có thể biết chăng; nên nói rõ biết sơ tướng, tức là hiển thị vô niệm thông lý. Vì sao vậy? Vì lý của pháp tánh vậy. Tuy chẳng rõ biết tướng khởi đầu, lại chẳng thể rõ trí thỉ giác, mà hay thông đạt, không chỗ tri tướng, chẳng hay rõ biết. Chẳng có chỗ giác đều chẳng không không. Cho nên làm cho nên lại nương vào đạo lý nầy, nói như thế ấy, rõ biết tướng đầu tiên ấy. Cho nên tất cả chúng sanh chẳng gọi là giác, vì từ xưa đến nay niệm niệm tương tục, chưa hề lìa niệm; nên nói là vô thỉ, vô minh. Tức là thành lập nghĩa thượng vô niệm. Nghĩa là Kim Cang hoàn lại tất cả chúng sanh.

Độc lực nghiệp tướng đại vô minh, niệm chưa rời khỏi; tức là hiển thị tất cả chúng sanh đều có niệm, gọi là chúng sanh. Tất cả chư Phật đều vô niệm; nên gọi là Phật. Từ đây xuống dưới hiển thị thỉ giác, cảnh giới chu biến viên mãn. Nghĩa là bậc Đại Giác vậy, đã đến bờ kia rồi. Có trí tuệ biến khắp tất cả vô lượng chúng sanh; một tâm lưu chuyển tạo 4 tướng vậy. Như điều căn bản, nếu người được vô niệm, tức là rõ biết tâm tướng của sanh trụ dị diệt. Vậy thì dùng nghĩa gì để rõ biết điều nầy? Lúc được chính mình vô niệm rồi, thì tất cả chúng sanh bình đẳng được vậy. Như điều căn bản là lấy vô niệm sánh với. Lấy nghĩa gì vậy? Chỉ có một mình hành giả lúc được vô niệm thì tất cả chúng sanh tất được vô niệm. Mỗi mỗi chúng sanh tất cả đều có bản giác ấy. Nghĩa nầy như thế nào? Nghĩa là mỗi một hành giả, thỉ giác viên mãn lúc mà đồng với bản giác thì cùng biến khắp tất cả vô lượng chúng sanh trong tâm của bản giác; chẳng phải là tự bản giác. Vì sao thế? Tự tánh bản giác bao trùm chúng sanh giới; chẳng có chỗ nào là chẳng đến. Người có được tánh thanh tịnh giác, lúc được vô niệm, thì tất cả chúng sanh đều được vô niệm. Bậc thanh tịnh giác lúc đoạn trừ vô minh, thì tất cả chúng sanh lại có thể đoạn được chăng? Nếu mà không đúng thì hoặc lúc bậc Thỉ Giác đoạn vô minh, tất cả chúng sanh đều có thể đoạn. Vì sao bên trên lại nói trở lại Kim Cang tất cả chúng sanh, độc lực nghiệp tướng đại vô minh niệm? Vì chưa ra khỏi nên chẳng gọi là giác. Nếu các chúng sanh vô thỉ vô minh chưa được ra khỏi mà cùng với chư Phật đồng được vô niệm thì vô niệm cùng nghĩa ấy. Chỉ có nói chẳng có thật nghĩa, há lại có thể nói tất cả chúng sanh đều có bổn giác lại cũng có Thỉ Giác. Quyết đoạn điều khó nầy tức có hai môn. Những gì là hai? Một là tự tông quyết đoạn; hai là vọng biệt quyết đoạn. Tự tông quyết đoạn nghĩa là luận nầy chánh tông vì muốn hiển thị tất cả chúng sanh đồng nhứt, tương tục không sai biệt. Cho nên được nói là kẻ tu hành, vô thỉ vô minh cứu cánh đoạn, thì tất cả chúng sanh lại cũng đồng đoạn tận. Nói kẻ tu hành tức là lúc đầy đủ Thỉ Giác. Tất cả chúng sanh lại cũng được đầy đủ. Cho nên ba thân vốn có, như trong khế kinh nói như thế nầy:

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng: Ta do hai việc mà thành chánh giác. Những gì là hai? Một là đoạn đẳng; hai là đắc đẳng. Nói đoạn đẳng có nghĩa là, ta đã ra khỏi con đường sơ phát khởi, khi mà tất cả chúng sanh còn vô lượng, vô thỉ, vô minh. Một lúc rốt ráo liền quyết đoạn. Nên nói là đẳng. Lúc ta mới thành đạo, đầy đủ thỉ giác, tất cả chúng sanh đều đầy đủ cả. Cho nên gọi là nhị đẳng. Còn vọng biệt quyết đoạn nghĩa là đưa ra việc đầy đủ. Vọng về chúng sanh giới; chẳng có mỗi một pháp nào mà chẳng thanh tịnh; đưa chúng sanh hướng đến Vô Thượng Tôn. Nhập vô minh tạng, chẳng chỗ rõ biết. Tất cả đều thanh tịnh, chẳng có chỗ chướng ngại. Vô niệm cùng với nghĩa được thành lập. Nhập vô minh tạng, chẳng rõ biết. Như câu văn ở trên đã nói, chẳng sai bao nhiêu. Đưa ra một góc nầy để có thể quan sát rộng ra. Từ đây xuống dưới, hòa cùng Thỉ Giác làm cho đồng với Bổn Giác. Nghĩa là 51 phần đầy đủ Thỉ Giác. Thật chẳng đổi hơn dần dần khác biệt. Lại cũng chẳng cứu cánh viên mãn tuyệt đối. Vì sao như thế? Vì tất cả Thỉ Giác 4 tướng đầy đủ, lúc ấy được dừng nghỉ; tất cả đều chẳng tự lập. Từ xưa đến nay một vị bình đẳng, tự tánh viên mãn, khế đồng chẳng hai, một tướng giác vậy. Như cái gốc mà thật chẳng có Thỉ Giác dị biệt, lúc lấy 4 tướng đầy đủ mà có, tất cả đều chẳng tự lập nên. Bổn lai bình đẳng cùng với một giác vậy.

Trong khế kinh Đại Tổng Trì nói như thế nầy: Ngộ, diệt, tướng phẩm thỉ giác bát nhã, trong có diệt tướng dị mà cùng với có đầy đủ. Trong khi không diệt thì Thỉ Giác theo không. Ngộ dị tướng phẩm, Thỉ Giác Bát Nhã là trong có tướng vị khác mà cùng với có đủ, thì chẳng khác và Thỉ Giác tùy theo đó không. Ngộ trụ tướng phẩm, Thỉ Giác Bát Nhã, trong có trụ tướng vị, mà cùng với có đầy đủ thì lúc vô trụ, thỉ giác tùy theo đó mà không. Ngộ sanh tướng phẩm, Thỉ Giác Bát Nhã; tuy có sanh tướng vị, mà cùng với có đầy đủ thì trong lúc chẳng sanh, Thỉ Giác tùy đó mà không. Vì sao như vậy? Vì tất cả Thỉ Giác chẳng thể tự khởi sẽ chờ nhiễm pháp, mới được khởi lên. Tất cả nhiễm pháp chẳng thể tự diệt, sẽ chờ trí lực mà được diệt tận. Rộng nói cho đến từ xưa chí nay tất cả nhiễm pháp tự thể là không, chẳng có, mà Thỉ Giác thì không có nơi chốn tạo ra sự lý giải là có. Đầy đủ thì chuyển đổi, chẳng gọi là chánh vậy.

Đã nói rộng về Thỉ Giác quyết trạch phần rồi; bây giờ lần nói rộng về Bổn Giác quyết trạch phần.

Viết rằng: Lại nữa Bổn Giác tùy theo sự nhiễm ô mà phân biệt sanh ra hai loại tướng, cùng với Bản Giác kia chẳng có tướng xa lìa. Thế nào là hai? Một là Trí tịnh tướng. Hai là Bất tư nghì nghiệp tướng.

Trí tịnh tướng nghĩa là nương vào pháp lực, huân tập như thật tu hành đầy đủ phương tiện vậy. Phá hòa hợp thức tướng, diệt tương tục tâm tướng; hiển hiện pháp thân, trí thuần tịnh vậy. Nghĩa nầy như thế nào? Dùng tất cả tướng của tâm thức, tất cả đều là vô minh; tướng của vô minh thì chẳng lìa giác tánh; chẳng thể hoại và chẳng thể chẳng hoại. Như nước trong biển lớn, cái nhơn là gió nên sóng động. Tướng của nước, tướng của gió chẳng có tướng xa lìa; vốn nước chẳng có tánh động; nếu gió dừng nghỉ thì tướng động ấy liền mất, tánh ướt chẳng hoại đi. Như thế tự tánh của chúng sanh vốn là tâm thanh tịnh. Nhơn vì vô minh nên gió động; tâm cũng vô minh, lại chẳng hình tướng; nên chẳng thể xa lìa, mà tâm là tánh chẳng động; nên vô minh diệt thì tương tục sẽ diệt. Trí tánh bất hoại.

Bất tư nghì nghiệp tướng nghĩa là nương vào chỗ trí thanh tịnh ấy có thể tạo tất cả những thắng diệu cảnh giới. Cho nên vô lượng công đức của tướng, thường chẳng đoạn tuyệt. Tùy theo căn của chúng sanh, tự nhiên tương ưng; nhiều loại hiện được lợi ích vậy.

Luận rằng: Liền nói rộng về tùy theo sự nhiễm ô của Bản giác quyết trạch phần. Đối với câu văn nầy tức có hai môn. Những gì là hai? Một là Bổn hữu tánh trí thanh tịnh môn. Hai là nghiệp dụng tự tại vô ngại môn. Trong môn đệ nhứt có hai môn. Những gì là hai? Một là bất thủ tự tánh tùy duyên môn; hai là đối trị tất cả nghiệp chướng môn. Trong đệ nhị môn lại cũng có hai môn. Những gì là hai? Một là tùy thuận căn cơ khế đương môn; hai là bất động bổn tánh thường tịnh môn. Như vậy 4 môn nầy tùy theo thích ứng mà phân phối.

Bổn Giác tùy nhiễm tức là nói câu giản lược. Giản dị thanh tịnh bản giác trí vậy. Câu nầy vì muốn hiển thị nghĩa gì vậy? Nghĩa là vì hiển thị thọ huân nghĩa vậy. Xướng lên ngay rằng Bản Giác thọ vô minh huân, chẳng cần giữ tự tánh. Tùy duyên vô ngại đầy đủ chuyển đổi vậy. Cho nên gọi là Bản Giác tùy nhiễm. Tức là câu chữ nầy từ chỗ tùy nhiễm mà lập nên tên gọi. Từ đây trở xuống hiển ngay, có thể tùy theo Bản Giác thể tướng, phân biệt sanh hai loại tướng cùng với Bản Giác kia, chẳng hề rời nhau. Những gì là hai? Một là trí tịnh tướng; hai là bất tư nghì nghiệp tướng. Như thế hai loại tướng thù thắng cùng với Tùy Nhiễm Bản Giác tánh trí kia cùng hành cùng chuyển chẳng hề rời nhau. Như thế Bản Giác trí tịnh hạnh tướng. Tướng nầy như thế nào?

Tụng rằng:

Pha diệt tất cả chứng

Hiển hiện pháp tánh thân

Thật trí thanh tịnh vậy

Tên là Trí Tịnh tướng

Luận rằng: Đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, đầy đủ công đức viên mãn trí tuệ, trang nghiêm pháp thân thì gọi là Trí Tịnh tướng. Đoạn tất cả chướng phải đủ lực gì? Đầy đủ túc lực. Mãn túc lực nghĩa là có bao nhiêu loại? Có hai loại vậy. Những gì là hai? Một là pháp lực huân tập mãn túc phương tiện lực; hai là như thật tu hành mãn túc phương tiện lực. Như thế hai loại phương tiện lực. Từ vô thỉ đến, tự nhiên thường trụ, chẳng bắt đầu mà khởi; như thế trong hai ấy nương vào pháp lực huân tập, mãn túc phương tiện lực vậy. Phá căn bản vô minh cùng với độc lực nghiệp tướng. Nương vào như thật tu hành mãn túc phương tiện lực vậy. Diệt cụ hợp nghiệp tướng hay thấy tướng và cùng với hiện tướng phân biệt trí tướng cùng với tương tục tướng. Phá căn bản vô minh độc lực nghiệp tướng vậy. Tự tánh thân thể rõ biết hiện tiền. Diệt cụ hợp tướng cùng sự tương tục vậy. Bát Nhã thật trí thuần tịnh minh bạch. Như bổn trí tịnh tướng nghĩa là nương vào pháp lực huân tập như thật tu hành mãn túc phương tiện vậy. Phá hòa hợp thức tướng, diệt tương tục tâm tướng, hiển hiện pháp thân trí, thuần tịnh vậy.

Vì sao mà Tam Hiền và Thập Tín vị lại lược qua chẳng có hiển thị? Điều nầy sẽ lần lượt phân minh hiển bày vậy. Vì sao làm cho trong môn nầy tối sơ đối trị căn bản vô minh cho đến tối hậu đối trị diệt tướng? Vì muốn giản dị Thỉ Giác Bát Nhã; hoặc ngộ lần lượt vậy. Vì sao mà Thỉ Giác quên Phàm hướng Thánh? Trên trên đi đi, vì lần lượt chuyển đổi và tùy nhiễm bổn giác thì quên Thánh hướng phàm. Còn dưới dưới đến đến thì lần lượt chuyển đổi và lấy pháp nầy vậy. Như thế hai loại chuyển sẽ cùng một lúc sao? hay trước sau? Quyết định cùng lúc tức là chẳng có trước sau. Như vậy cùng với nghĩa gì mà trong khế kinh nói rõ ràng? Nghĩa là các kinh nói làm minh chứng. Trong khế kinh kia nói như thế nào? Nghĩa là khế kinh kia chứng nói như thế nầy:

Lúc bấy giờ Đà La Ni Bồ Tát phát ra 10.000 câu hỏi đến Đức Như Lai. Đối với Như Lai liền tạo ra 10 vạn quyết nghi khó đáp và mở ra cho Bồ Tát hỏi và như thế lần lượt đáp câu hỏi kia rồi, liền bảo Đà La Ni Bồ Tát rằng: Vì sao nhơn giả chẳng hỏi một việc mà hỏi nhiều việc? Vì để trừ chỗ nghi của Phật Tử mà ta khai mở cho câu hỏi, vì tự lợi tha; nên hỏi Như Lai. Lúc ấy Đà La Ni Bồ Tát liền thừa uy thần của Phật mà bạch Phật rằng: Thế Tôn vì nhơn duyên gì vậy? Rồi ở trong đại chúng xướng lên lời như vầy:

Hãy nghe các Phật Tử

Ta từ chỗ trói buộc

Trải qua tất cả địa

Viên mãn hành nhơn hải

Trang nghiêm quả Đại Giác

Ta từ thanh tịnh địa

Trải qua tất cả địa

Cùng tất cả vạn hạnh

Được đệ nhứt Tín Vị

Vào trong biển vô minh

Như thế hai việc lớn

Một lúc chẳng trước sau

Ta cùng với tất cả đại chúng, lúc còn hoài nghi chưa giải thoát, như thế Đức Thế Tôn vì các Phật Tử đủ loại phương tiện mà khai thị. Lúc ấy Đức Thế Tôn bảo Ngài Tổng Trì rằng:

Hãy nghe cho rõ! Hãy nghe cho rõ và hãy suy nghĩ kỹ! Ta sẽ vì ngươi mà lược nói điều chính yếu nầy.

Nầy Thiện Nam Tử! Đây là hai việc lớn hiển thị hai loại Bát Nhã Giác Trí. Những gì là hai? Một là Thỉ Giác Bát Nhã. Hai là Bổn Giác Bát Nhã.

Nầy Thiện Nam Tử! Thỉ Giác Bát Nhã là từ chỗ bị cột trói dần dần ra khỏi, cho đến Kim Cang viên mãn nhơn hạnh, phát cứu cánh đạo, đốn đoạn căn bản vô minh trụ địa, ánh sáng giác ngộ chiếu soi tròn khắp không có chỗ nào là chẳng đến. Cho nên gọi tên là Thỉ Giác Bát Nhã.

Nầy Thiện Nam Tử! Còn Bản Giác Bát Nhã nghĩa là từ tánh thanh tịnh dần dần xa lìa; cho đến tín sơ, phát cứu cánh trí, đoạn diệt tướng phẩm, vào biển vô minh, tùy duyên động chuyển. Cho nên gọi đây là Bản Giác Bát Nhã.

Ở nơi đây Tổng Trì và tất cả Đại Chúng nghe điều nầy rồi, rõ biết các pháp một tướng một thể và lại chẳng không một tướng, lại chẳng không một thể; lại chẳng vô ngôn; không vô ngôn lại cũng không, mà các pháp tánh lại là thật tướng, lại là thường trụ; lại là quyết định, lại là thật hữu vậy. Từ đây trở xuống biệt thích tán thuyết, hiển thị nhơn duyên. Nghĩa nầy là gì? Tức là tổng vấn vậy. Lấy tất cả tâm thức của tướng; tất cả đều là vô minh, tức là tổng đáp. Cho nên đủ loại hí luận thức, phát khởi đủ loại, nhiều những phan duyên. Suy rõ tất cả vô lượng cảnh giới. Bị nhiễm trước tất cả cảnh giới tướng, chẳng thể xa lìa. Tất cả đều là vô minh khí phần vậy. Tức là thành lập bên trên, chỗ nói phá diệt 2 nghĩa. Từ đây xuống dưới hiển thị đoạn phí đoạn của sự sai biệt. Trong nầy vô minh sẽ có thể đoạn được chăng? Sẽ chẳng thể đoạn được chăng? Điều nầy là chỗ nghi. Nếu có thể đoạn được thì cái tâm của Bản Giác lại cũng có thể đoạn được. Vì sao vậy? Vì vô minh nhiễm pháp, bản giác tánh trí, cùng hành cùng chuyển, chẳng thể xa lìa; giống như người nằm ngủ và người rõ biết, cùng hành cùng chuyển, chẳng xa lìa vậy. Lại chẳng thể nói là lúc người ngủ, rõ biết chẳng bị thương, tương tục như một vậy. Lại chẳng thể nói lúc được rõ biết người ngủ không gì cả, tương tục giống như thế. Nếu nói khác đi tức quá sai vậy. Nếu người chẳng đoạn được, tự tánh thanh tịnh tâm, thường vì vô minh che lấp mà luân chuyển trong 5 đường, chẳng thể ra khỏi. Cho nên nếu nói chẳng thể đoạn, lại cũng quá sai. Như thế vô minh lại chẳng thể đoạn được sao? Lại chẳng thể đoạn trừ thì nghĩa nầy như thế nào? Vô minh bản giác có hai nghĩa. Thế nào là hai? Một là đồng thể đồng tướng nghĩa; hai là dị thể dị tướng nghĩa. Nói đồng nghĩa có nghĩa là tất cả các pháp đều là cái lý vậy. Nói dị nghĩa nghĩa là tất cả các pháp công đức quá hoạn, mỗi mỗi sai biệt vậy. Nếu làm cho sơ môn chẳng thể đoạn trừ; nếu làm cho cửa sau chẳng thể đoạn trừ thì trong các pháp vô hành khế kinh nói như thế nầy:

Tham dục là Niết Bàn

Sân si cũng như vậy

Như vậy ba việc kia

Có vô lượng Phật đạo

Thấy chẳng thấy một tướng

Đắm chẳng đắm cũng vậy

Đây không Phật, không Pháp

Rõ đây gọi thế trí

Trong khế kinh Bổn Địa nói như thế nầy:

Căn bản vô minh che

Lực nầy thật là lớn

Hay chướng tất cả trí

Làm được chẳng tự tại

Đoạn liền kiếm Bát Nhã

Trang sức công đức bảo

Biển vô minh dần khô

Núi pháp thân hiển bày

Như nói: Vô minh là tướng chẳng rời giác tánh, chẳng thể hoại, chẳng phải chẳng hoại. Từ đây trở xuống hiển thị nói thí dụ. Đại hải dụ cho A Lợi Gia Thức. Thức nầy có hai nghĩa. Rộng rãi đầy đủ như biển lớn. Nước ấy dụ cho bản giác của tâm. Tự tánh thanh tịnh tâm hiển rõ minh bạch, như nước trong vậy. Gió đây dụ cho căn bản của vô minh. Căn bản bất giác có thể khởi chuyển động suy nghĩ của thức, như gió kia vậy. Sóng động ấy dụ cho các thức hí luận. Như vậy các thức dời đổi lưu chuyển, đến đi vô thường như sóng biển vậy. Tướng của nước, tướng của gió chẳng lìa khỏi nhau dụ cho tướng của chơn vọng, đều do sự hòa hợp chuyển đổi. Nghĩa là bản giác tâm chẳng thể tự khởi, sẽ từ lực của vô minh mà có thể khởi được. Căn bản của vô minh chẳng thể chuyển; nhưng do cái nhơn quan yếu là lực của chơn tâm mới có thể chuyển được; như nước chẳng thể tự tạo ra sóng vậy. Cái nhơn của gió là lực mới có thể tạo ra sóng. Gió không tự hiện ra tiếng động được. Do gốc là nước kia mới có thể hiện ra tướng chuyển động được, mà nước thì không có tánh động, dụ cho bản giác tâm lìa hữu làm tướng. Nghĩa là bản giác chơn tâm từ xưa đến nay xa rời động niệm, giải thoát sự cột trói, thể tánh thanh tịnh tương dụng tự tại, mà chẳng giữ tự tánh. Tùy theo cái duyên của vô minh, tạo ra nhiều tướng khác. Ví như nước chẳng có tánh động mà chẳng giữ tự tánh vậy. Tùy theo gió duyên vào tạo ra các loại sóng. Nếu gió ngừng lại thì tướng động liền mất. Dụ cho căn bản vô minh diệt, hí luận các thức tất cả mất chẳng còn. Bản giác đoạn chướng, trước đối trị với căn bản của vô minh. Sau đó đối trị với các thức suy nghĩ phan duyên. Tánh ướt chẳng hoại dụ cho Bản Giác trí, lìa pháp đoạn diệt. Nghĩa là vô minh diệt thì các thức đều bất. Bản giác chơn tâm không có hoại diệt như gió kia mất thì tất cả sóng kia liền thành nước trắng yên, cuối cùng chẳng hoại diệt. Từ đây trở xuống hiển thị cùng nói. Như đây lần lượt nên chia ra chăng?

Biển lớn gió nước từ đâu mà sanh? Nghĩa là từ Long Vương sanh vậy. Mỗi mỗi đều từ nơi nào sanh ra? Nghĩa là nước từ trên đầu mà ra. Gió thì từ dưới đuôi mà ra. Tại sao nước biển làm cho gió chuyển động tạo ra nhiều loại sóng chẳng ngừng nghỉ? Nghĩa là do hai việc. Thế nào là hai? Một là có loại giống hạt lớn; hai là do pháp vậy. Đây nghĩa ra làm sao? Ở trong nước lớn ấy lại có chứa gió lớn. Trong gió lớn ấy lại có chứa nước lớn. Hỗ tương với nhau của sự có nầy mà cùng hòa hợp tác động tạo ra nhiều loại sóng, thường hằng tương tục chẳng có dứt mất. Nếu trong nước lớn chẳng có gió lớn thì gió sẽ chẳng thể làm cho nước động. Nếu trong gió lớn kia không có nước lớn kia thì nước ấy sẽ chẳng thể tùy theo gió mà chuyển động. Vì sao vậy? Dùng bốn loại lớn đều sanh đều chuyển, chẳng lìa nhau vậy, mà tùy theo một đại phân minh hiện rõ, chẳng dư cái lớn ra. Tướng tăng tướng giảm chẳng đồng. Lại nữa từ vô thỉ đến nay do pháp vậy. Vô minh bản giác lại cũng như vậy. Đại Long Vương đây dụ cho một tâm pháp; gió đây dụ cho vô minh trụ địa. Từ sau đuôi hiện ra là hiển thị pháp nầy hạ liệt hình tướng. Nước ấy dụ cho Bản Giác chơn tâm. Từ đầu ra dụ cho hiển thị pháp nầy là thắng diệu hình tướng. Trong nước lớn kia lại cũng có gió lớn dụ cho tự tánh thanh tịnh, trong bản giác tâm có căn bản của vô minh. Trong gió lớn kia lại có nước lớn dụ cho căn bản vô minh trong ấy có tàng chứa Bản Giác Phật Tánh. Luận nầy bổn ý là lấy dị tướng làm đầu và đồng tướng làm sau. Tùy theo đó mà quán. Trong chư Phật Vô Tận Tạng khế kinh nói như thế nầy:

Trong biển phiền não to lớn kia có viên mãn Như Lai, tuyên thuyết thật tướng với cái lý thường trụ. Trong Bản Giác thật tánh có vô minh chúng sanh, khởi lên vô lượng vô biên sóng phiền não. Như thế việc lớn ấy ở cảnh giới Phật, Bồ Tát; chẳng thể phàm phu nhị thừa có thể rõ biết được.

Đã nói về bản hữu tánh trí thanh tịnh môn rồi. Bây giờ lần lượt nói đến nghiệp dụng tự tại vô ngại môn. Trong cái nghĩa của môn nầy: Bản hữu tánh trí lấy làm chỗ nương tựa, khởi lên hóa dụng, làm cho tất cả kẻ tu hành, hiển thị đủ loại thắng diệu sắc tướng. Lấy nhãn căn tạo cảnh giới, xuất hiện đủ loại thắng diệu âm thanh. Lấy nhĩ căn tạo cảnh giới, phát khởi đủ loại thắng diệu phần hương. Lấy tỉ căn tạo cảnh giới, xuất hiện đủ loại thắng diệu pháp vị. Lấy thiệt căn tạo cảnh giới, phát khởi đủ loại thắng diệu Tam Muội xúc. Lấy thân căn tạo cảnh giới, xuất hiện đủ loại thậm thâm pháp tạng. Lấy ý căn tạo ra cảnh giới… như thế lần lượt quang minh nhật nguyệt bảo đức Như Lai. Âm thanh Phạm hưởng thanh tịnh Như Lai. Hương Tích Phần lưu viên mãn Như Lai. Nhứt vị vô tạp bình đẳng Như Lai. Giác xúc phân minh hiển tướng Như Lai. Trí tuệ minh đạt biến mãn Như Lai. Cụ Túc thành tựu tùy thời tùy xứ, tùy cơ, căn lượng; giáo hóa lợi ích vô ngại tự tại. Chẳng động một niệm biến khắp trong 3 đời; chẳng lìa một thân, đầy trong 10 phương mà có thể làm những Phật sự vậy. Như gốc, bất khả tư nghì nghiệp tướng ấy nương vào trí tịnh có thể tạo nên tất cả thắng diệu cảnh giới. Cho nên vô lượng công đức của tướng thường chẳng đoạn tuyệt, tùy theo chúng sanh căn, tự nhiên tương ưng, đủ loại mà hiện, được lợi ích nhiều lắm.

Đã nói rộng về tùy nhiễm bản giác môn. Bây giờ lần lượt nói rộng về tánh tịnh bản giác môn.

Nói rằng: Lại nữa giác thể tướng có bốn loại nghĩa lớn cùng với hư không giống như kiếng sạch. Thế nào là bốn?

Một là như một cái kiếng không, xa lìa tất cả tâm cảnh giới tướng, không có pháp nào có thể hiện được. Nghĩa là chẳng thể chiếu rõ được.

Hai là nhơn huân tập kiếng. Nghĩa là như thật, chẳng trống không. Tất cả thế gian cảnh giới tất đều hiện ở trong. Chẳng ra, chẳng vào, chẳng mất, chẳng hoại thường trụ ở một tâm, dùng tất cả pháp, tức là chơn thật tánh vậy. Lại nữa tất cả nhiễm pháp lại chẳng thể nhiễm; trí thể chẳng động, đầy đủ vô lậu huân chúng sanh vậy.

Ba là pháp xuất ly kiếng. Nghĩa là không không pháp ra khỏi phiền não ngại, trí ngại; lìa tướng hòa hợp, thuần sạch sáng vậy.

Bốn là duyên huân tập kiếng. Nghĩa là nương vào pháp xuất lý, biến chiếu nơi tâm chúng sanh, làm cho tu căn lành, tùy theo niệm mà thị hiện vậy.

Luận rằng: Tức là rộng nói tánh tịnh bản giác phần. Trong đây có bốn nghĩa lớn. Mỗi mỗi có hai nghĩa, cùng với nghĩa lớn kia chẳng hề xa lìa. Những gì là hai? Một là nghĩa sánh với không. Hai là nghĩa giống với kiếng. Như gốc lại nữa giác thể tướng có 4 nghĩa loại lớn cùng với hư không giống như kiếng sạch. Thế nào gọi là như thật không kính? Lại có hai nghĩa. Tướng nầy ra sao?

Tụng rằng:

Tánh tịnh trong Bản Giác

Xa lìa như rõ biết

Xa rời cảnh vọng, thật

Là nghĩa không, viễn ly

Kính Ma Xà Bạt Bà

Đưa một chẳng phải một

Luận rằng: Trong Tánh tịnh Bản giác thể tánh, xa rời tất cả những phan duyên suy nghĩ, cùng các thức hí luận; thành tựu một vị bình đẳng nghĩa; cho nên gọi là như. Xa lìa tất cả những hư vọng cảnh giới đủ loại tương phân, thành tựu quyết định tướng chân thật thì gọi đây là thật. Vì muốn hiển thị, nghĩa xa lìa, cho nên gọi là không. Kiếng ấy dụ cho danh từ. Rồi trong cái kiếng nầy dụ cho Ma Xà Bạt Bà châu kiếng, chẳng dùng những loại dầu để tẩy kiếng làm thí dụ. Vì sao vậy? Lấy kiếng Ma Xà Bạt Bà quý báu nầy để một chỗ thì chỗ kiếng quý nầy trong đó hoặc có chứa đá; hoặc có chứa đủ loại đồ ăn; hoặc có chứa đủ loại đồ tốt đẹp; hoặc có chứa cùng loại kiếng quý. Trong kiếng quý ấy chẳng có hình nào chẳng hiện. Chỉ có cùng loại châu báu phân minh hiển rõ và như thật không kiếng cũng lại như vậy. Đối với trong kiếng nầy tuy đồng tự loại thanh tịnh công đức an vị mà thành; đủ loại sai biệt và pháp quá hoạn, tất cả đều xa lìa. Như gốc kia, thế nào là bốn?

Một là như thật không kính, xa lìa tất cả tâm cảnh giới tướng, chẳng có pháp nào có thể hiện được. Vì sao mỗi thứ có 2 loại nghĩa? mà duy để chỉ nghĩa cùng kính. Nghĩa không ấy chẳng hiển thị sao? Lấy một nghĩa kiêm luôn một nghĩa kia. Nếu mà như vậy thì sao gọi là nghĩa là đẳng không? Tức là như hư không thanh tịnh, chẳng nhiễm 4 chướng, lại chẳng thể che đậy, rộng lớn vô biên, chẳng thể nhiếp được 3 đời. Như thật không kính lại cũng như vậy. Phi giác chiếu nghĩa cố là hiển thị xa lìa nhơn duyên. Tức như trong kiếng quý Ma Xà Bạt Bà kia; đá và những hình ảnh khác không hiện lên. Đá và những pháp kia bị dơ uế vậy. Trong kiếng quý bản giác nầy đủ loại vọng pháp chẳng thể hiện ra trước. Tất cả nhiễm pháp, tất cả đều là vô minh nên tướng là bất giác. Nghĩa là chẳng chiếu đến được. Sao gọi là nhơn huân tập kính và 2 nghĩa ấy với tướng nầy là gì?

Tụng rằng:

Tánh tịnh bản giác trí

Ba loại thế gian pháp

Tất cả chẳng xa lìa

Lấy một giác huân tập

Trang nghiêm pháp thân quả

Nên gọi nhơn huân tập

Vòng kiếng nhiều hoa lê

Không dung chứa biến một

Luận rằng: Tánh tịnh bản giác trong 3 đời tất cả đều chẳng lìa, huân tập 3 kia mà làm một giác. Trang nghiêm một pháp thân lớn là quả. Cho nên nói là nhơn huân tập kiếng. Vì sao gọi là 3 loại thế gian? Một là chúng sanh thế gian; hai là khí thế gian; ba là trí chánh giác thế gian. Chúng sanh thế gian nghĩa là dị sanh tánh giới. Khí thế gian nghĩa là nương vào nơi đất ấy. Trí chánh giác thế gian nghĩa là Phật, Bồ Tát. Đây gọi là ba. Trong nầy kính nghĩa là bánh xe nhiều như hoa lê, giống như bánh xe có đầy hoa lê, để yên một nơi mà gồm thâu các vật. Do hoa nầy mà chiêu dụ tất cả các vật, tất cả đều sáng sạch. Lại nữa trong hoa sạch sáng kia, tất cả đều hiện hữu không thừa. Trong tất cả các vật, hoa kia hiện tiền lại cũng chẳng không thừa, cái nhơn huân tập của kiếng lại cũng như thế. Huân tất cả pháp làm thanh tịnh giác và làm cho bình đẳng vậy. Lại nữa hư không nghĩa, tức có 2 loại. Những gì là hai? Một là dung thọ nghĩa. Hai là biến nhứt nghĩa. Dung thọ nghĩa tức là dung thọ cái sắc, không chướng ngại. Biến nhứt nghĩa là đủ các loại sắc đồng một loại lớn như hư không. Như bổn nhị giả nhơn huân tập kính nghĩa là như thật chẳng không, tất cả thế gian cảnh giới, tất cả đều hiện trong đó. Như thế Bản Giác từ vô thỉ đến đây xa lìa bốn loại rồi. Tự tánh thanh tịnh thường trụ nhứt tâm. Những gì là bốn?

Một là xa lìa chẳng biến quá. Ba loại thế gian chẳng ra khỏi Bản Giác thanh tịnh kiếng, như cái gốc ấy không thể ra khỏi được.

Hai là xa lìa những tạp loại quá đà. Tất cả các pháp chẳng vào Bản Giác thanh tịnh kiếng. Như gốc chẳng thể vào.

Ba là xa lìa quá hoạn sai trái trong kiếng Bản Giác, hiện tiền các pháp, chẳng có bản giác tịnh công đức vậy. Như vậy gốc chẳng mất.

Bốn là xa lìa vô thường quá đà; trong kiếng Bản Giác hiện tiền các pháp, chẳng phải chẳng thường trụ, trí vô vi vậy. Như gốc chẳng hoại, xa lìa biên quá, viên mãn trung thật.

Cho nên đây gọi là thường trụ nhứt tâm. Từ đây trở xuống hiển thị nhơn duyên. Với nhơn duyên gì mà trong Bản giác trí có các loại pháp, như Bản giác kia lìa những sai trái vậy? Tất cả các pháp đều không, chẳng có thể chơn thật. Như gốc lấy tất cả pháp tức là chơn thật tánh vậy. Từ đây trở xuống tạo duyên quyết nghi. Nghĩa là có chúng sanh tạo nghi như thế. Trong ba thế gian, chúng sanh thế gian vô minh nhiễm pháp, đầy đủ viên mãn, lưu chuyển loạn động, không lúc nào ngừng nghỉ. Như vậy thế gian hiện Bản giác, chẳng thể được nói bản giác thanh tịnh xa lìa những sai trái. Lấy nghĩa nầy cho nên làm cho thông thoáng mà nói. Lại nữa tất cả nhiễm pháp, lại chẳng chỗ nhiễm. Bát Nhã thật trí thể nầy chẳng động, tự tánh thanh tịnh, đầy đủ vô lậu, thường hay huân tập, chúng sanh thế gian, làm cho thanh tịnh vậy. Như gốc, lại nữa tất cả nhiễm pháp, chẳng thể nhiễm được, trí thể bất động đầy đủ vô lậu, huân chúng sanh vậy. Sao gọi là pháp xa lìa kiếng? Cùng với hai nghĩa thì tướng nầy là gì?

Tụng rằng:

Như thật, chẳng không pháp

Xa lìa ba điều sai

Đầy đủ ba loại đức

Nên gọi pháp xa lìa

Kiếng sạch như pha lê

Không xa lìa nghĩa sắc

Luận rằng: Vô lậu tánh đức xa lìa tam quá, viên mãn tam đức; gọi là pháp xuất ly. Những gì gọi là 3 loại quá thất? Một là vô minh nhiễm phẩm, gọi là phiền não ngại. Hai là căn bản vô minh, gọi là trí ngại. Ba là cụ hợp chuyển tướng, gọi là hí luận thức. Đây gọi là ba.

Như vậy ba quá, cứu cánh lìa vậy. Gọi đây là xuất ly. Như gốc 3 ấy là pháp xuất ly kiếng; nghĩa là chẳng phải không pháp xuất phiền não ngại, trí ngại lìa hòa hợp tướng vậy. Sao gọi là 3 loại công đức? Một là thuần thành tựu công đức; hai là tịnh thành tựu công đức; ba là minh thành tựu công đức. Đây gọi là ba.

Như bổn thuần tịnh minh vậy. Xa lìa khỏi cái gì và viên mãn đức gì? Nghĩa là xa lìa phiền não ngại, viên mãn tịnh thành tựu công đức; xa lìa trí ngại, viên mãn minh thành tựu công đức. Xa lìa hòa hợp chuyển tướng, viên mãn thuần thành tựu công đức. Vì sao lại tương đối pháp như vậy? Trong cái kiếng nầy nghĩa là pha lê châu, dụ cho pha lê châu bị thấm sâu vào trong bùn; tức liền trồi lên xa lìa bùn kia, nhảy xa ra ngoài cả một trượng. Nếu bỏ vào trong nước dơ thì sẽ ở riêng. Chỉ ở trong nước trong mới an trụ trong ấy. Nếu để trong rừng Phước Đa Già thì xuất hiện mùi hương tốt đẹp và mùi hôi kia phải xa lìa đi chỗ khác. Pháp xa lìa kiếng lại cũng như vậy. Trong nầy có ví dụ, dụ cho nghĩa tự thể thanh tịnh. Ở yên nên quán với nghĩa không. Xuất ly sắc nghĩa tức là như hư không xa lìa loại lớn, một hướng thanh tịnh. Pháp xuất ly kiếng cũng lại như vậy. Sao gọi là duyên huân tập kiếng? và có hai nghĩa thì tướng ấy là gì?

Tụng rằng:

Ở vô lượng vô biên

Trong các chúng sanh duyên

Ra vô lượng vô biên

Thù thắng thân ứng hóa

Huân tập tâm chúng sanh

Xuất sanh những căn lành

Tăng trưởng hai vòng hoa

Trang nghiêm cả pháp thân

Gọi là duyên huân tập

Trong tường, kiếng pha lê

Không, tùy thuận thành nghĩa

Như pháp nên quan sát

Luận rằng: Giống như lấy pha lê châu an trí ở một nơi, chung quanh đó tụ loại các màu sắc quý. Pha lê châu kia tùy theo hướng màu sắc châu mà hiện tiền chuyển biến, duyên huân tập vào kiếng lại cũng như vậy. Lại nữa dụ như hư không, có tự tại lực. Ở tất cả nơi đều làm công việc, tùy thuận thành lập; nên duyên huân tập vào kiếng lại cũng như vậy. Ở nơi tất cả chúng sanh trong việc tu hành tùy nên kiến lập. Như gốc có bốn duyên huân tập kính; nghĩa là nương vào pháp, xa lìa vậy; trùm khắp tâm của chúng sanh, làm cho tu căn lành, tùy theo niệm mà thị hiện vậy. Như thế bốn loại Bản giác nghĩa lớn, biến tất cả chúng sanh giới, tất cả nhị thừa giới. Trong cảnh giới của tất cả Bồ Tát và cảnh giới của Như Lai, chẳng có trụ xứ; chẳng có chỗ nào là không chiếu đến, chẳng có chỗ nào là không thông suốt; chẳng có chỗ nào là chẳng đến được. Đầy đủ viên mãn – đầy đủ viên mãn.

    Xem thêm:

  • Luận Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề - Luận Tạng
  • Luận Chư Giáo Quyết Định Danh Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn - Luận Tạng
  • Tam Luận Lược Chương - Luận Tạng
  • Ngộ Tánh Luận - Luận Tạng
  • Giảng Giải Kinh Viên Giác - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 3 - Luận Tạng
  • Luận Tối Thượng Thừa - Luận Tạng
  • Thành Duy Thức Luận - Luận Tạng
  • Luận Nhập Đại Thừa - Luận Tạng
  • Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Luận Tạng
  • Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Lược Sớ - Luận Tạng
  • Sớ Thần Bảo Ký Nhơn Vương Hộ Quốc Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Luận Tạng
  • Luận Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Khai Tâm Hiển Tánh Đốn Ngộ Chơn Tông - Luận Tạng
  • Một Trăm Câu Hỏi Đáp Về Pháp Môn Niệm Phật - Luận Tạng
  • Thiền Tông Khảo Luận - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 2 - Luận Tạng
  • Tán Thuật Kinh Kim Cang Bát Nhã - Luận Tạng