1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Quyển 5

Từ đây trở xuống sẽ làm rõ tướng sai biệt của sự sanh diệt.

Viết rằng: Lại nữa phân biệt sanh diệt tướng lại có hai loại. Những gì là hai? Một là thô cùng với tâm tương ưng. Hai là tế cùng với tâm bất tương ưng. Lại nữa trong thô ấy lại có tế và trong tế ấy lại có cái thô của cảnh giới Bồ Tát. Trong cái tế của tế ấy, là cảnh giới của chư Phật. Trong hai loại sanh diệt nầy nương vào nơi vô minh huân tập mà có. Cho nên nương vào nhơn và nương vào duyên. Nương vào nhơn nghĩa là bất giác: nương vào duyên nghĩa là vọng tác cảnh giới. Nếu nhơn diệt tức duyên diệt. Nhơn diệt nên tâm bất tương ưng diệt. Duyên diệt cho nên tâm bất tương ưng diệt.

Hỏi rằng: Nếu tâm diệt thì cái gì tiếp tục? Nếu có tiếp tục thì sao lại nói cứu cánh diệt?

Đáp: Sở dĩ nói diệt đó là nói tâm tướng diệt; chứ không phải tâm thể diệt. Như gió nương vào nước mà khởi lên có tướng động. Nếu sóng nước kia mất đi; nghĩa là gió không còn nữa và không có chỗ để nương vào. Nên nước ấy không mất đi và tướng gió ấy vẫn liên tục. Tuy gió mất cho nên tướng động theo đó mà mất; chứ không phải nước mất. Vô minh lại cũng như vậy; nương vào tâm thể mà khởi động. Nếu tâm thể mất tức chúng sanh không còn nữa thì không có chỗ nương tựa. Dùng thể chẳng diệt ấy; nên tâm luôn tiếp diễn tồn tại. Cũng như sự si mê mất thì cái tướng của tâm tùy theo đó mà mất; chứ không phải cái trí hiểu biết của tâm mất.

Luận rằng: Trong câu văn nầy có 5 môn. Những gì là năm? Một là phiêu thích cụ thành thị tướng môn; hai là tốt tướng thuộc đương giả nhơn môn; ba là hiển thị thô tế sở y môn; bốn là bản giác đối trị thứ đệ môn; năm là phát khởi vấn đáp quyết nghi môn.

Nói là phiêu thích cụ thành thị tướng môn nghĩa là thô trọng sanh diệt cùng với tâm tương ưng; vi tế sanh diệt cùng với tâm bất tương ưng. Sao gọi là thô trọng sanh diệt? sẽ cùng với thức nào mà tương ưng vậy? Nghĩa là Mạt Mạt vậy. Cùng với phân biệt sự thức mà cùng tương ưng. Sao gọi là vi tế sanh diệt? cùng với thức nào mà chẳng tương ưng? Nghĩa là Mạt cùng với tam vị bổn thức mà chẳng tương ưng. Mã Minh Bồ Tát nương vào kinh chính nào để giải thích như vậy? Đó là Kinh Lăng Già. Trong khế kinh kia nói như thế nào? Nghĩa là một bản phần lưu Lăng Già khế kinh nói như thế nầy: Lúc bấy giờ Đại Huệ Bồ Tát Ma Ha Tát lại bạch Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Các thức có bao nhiêu loại sanh, trụ và diệt?

Phật bảo Đại Huệ rằng: Các thức có hai loại sanh, trụ, diệt; chẳng thể rõ biết hết số lượng được. Các thức có 2 loại sanh. Nghĩa là lưu chú sanh và tương sanh; có 2 loại trụ, Đó là lưu chú trụ và tương trụ. Có 2 loại diệt; đó là lưu chú diệt và tương diệt. Lại nữa một bản Lưu Lăng Già khế kinh nói như thế nầy:

Nầy Đại Huệ! Các thức có hai loại diệt. Những gì là hai? Một là tướng diệt; hai là tương trụ diệt. Có hai loại sanh. Những gì là hai? Một là tương sanh và hai là tương tục sanh. Có hai loại trụ. Những gì là hai? Một là tương trụ và hai là tương tục trụ.

Lại nữa trong Đại Bản Lăng Già khế kinh nói như thế nầy: Lúc bấy giờ Ngài Văn Thù Sư Lợi liền bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Các tâm thức pháp có bao nhiêu tướng của vô thường?

Phật bảo Ngài Văn Thù rằng: Sự ràng buộc đầu tiên ở thức vi tế; có thượng phẩm chẳng lìa sanh diệt. Có trung chuyển nối kéo với thức vi tế; có trung phẩm chẳng lìa sanh diệt. Nếu xa rời sự ràng buộc của thức vi tế; có hạ phẩm phi ly sanh diệt. Nếu biên phân biệt thức thô thì có phân ly bề mặt, chẳng lìa sanh diệt. Như vậy trong ba bản Lăng Già khế kinh ấy làm rõ nghĩa gì? Vì muốn hiển thị thô trọng vi tế 2 loại sanh diệt sai biệt tướng; nên trong khế kinh tuy chỉ nói về tên gọi mà chẳng chỉ rõ nghĩa nầy. Do nghĩa nầy mà Mã Minh Bồ Tát chia ra phần khế và bất khế hiển thị thô tế 2 loại sanh diệt. Như gốc gác phân biệt sanh diệt tướng lại có 2 loại. Những gì là hai? Một là thô cùng với tâm tương ưng và hai là tế cùng với tâm bất tương ưng.

Đã nói về phiêu thích cụ thành thị tướng môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về tốt tương thuộc đương giả nhơn môn. Trong nầy giả môn tức là có 3 loại. Những gì là ba? Một là bất thoái phàm phu; hai là phân thanh tịnh; ba là mãn thanh tịnh. Đây gọi là ba. Người đầu có tương ưng gì mà làm tự cảnh giới vậy? Nghĩa là chấp vào tương ưng nhiễm lấy làm tự cảnh giới; như gốc gác lại có thô trong thô của cảnh giới phàm phu. Còn người ở giữa thì nhiễm cái gì mà tự lấy làm cảnh giới vậy? Nghĩa là 2 tương ưng sau và hai bất tương ưng đầu, cùng với nghiệp thức một phần lấy làm tự cảnh giới. Như gốc gác, thô có trong tế và tế có trong thô của cảnh giới Bồ Tát. Còn người sau thì lấy nhiễm bất tương ưng gì để làm tự cảnh giới vậy? Nghĩa là đầy đủ một phần của tướng động và toàn phần của lực riêng của nghiệp tướng, lấy đó làm tự cảnh giới. Như gốc gác trong tế có tế là cảnh giới của chư Phật vậy.

Đã nói về tốt tướng thuộc đương giả nhơn môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về hiển thị thô tế sở y môn. Trong nầy chỗ nương tựa có hai loại. Những gì là hai? Một là thị thông; hai là thị biệt. Thông ấy tức là hai loại sanh diệt. Tất cả đều lấy vô minh làm chỗ nương tựa. Còn biệt ấy có 2 loại sanh diệt như lần lượt nói dưới đây.

Mỗi nhơn và duyên làm chỗ sở y như gốc gác có 2 loại sanh diệt nương vào nơi vô minh huân tập mà có chỗ. Nghĩa là nương vào nhơn và nương vào duyên. Nương vào nhơn nghĩa là bất giác; nương vào duyên nghĩa là vọng tác cảnh giới. Bây giờ trong luận nầy nương vào kinh nào để khởi? Đó là Kinh Lăng Già. Trong Kinh Lăng Già ấy nói những gì? Nghĩa là ở trong phần khế kinh của Lưu Lăng Già nói như thế nầy: Nầy Đại Huệ! Bất tư nghì huân và bất tư nghì biến, thị hiện hơn của thức, chấp vào đủ loại trần và vô thỉ vọng tưởng huân tập. Đây là phân biệt sự thức nhơn. Lại nữa trong Đại Bản Lăng Già khế kinh có nói như thế nầy: Lại nữa chẳng lìa nhiễm là nhơn, bất khả tư nghì huân tập và bất khả tư nghì huân tập; cùng với khả tư nghì biến và bất khả tư nghì biến. Lại nữa phân ly nhiễm nhơn nghĩa là đủ loại gió mạnh rồi vọng tưởng hiện lên trên kính thức cho đến nói rộng ra. Pháp nào gọi là bất khả tư nghì huân? Đó là căn bản vô minh vậy. Dùng nghĩa gì để gọi tên là bất tư nghì huân? Nghĩa là sâu xa vậy. Thế nào là sâu xa? Nghĩa là Kim Cang vòng quanh, tất cả chúng sanh khó thể rõ biết chỗ nầy. Cho nên có tên là bất khả tư nghì huân. Như huân biến lại cũng như vậy; cho nên trong Đại Bản Kinh nói như thế nầy: Khả tư nghì và bất khả tư nghì nghĩa là thành tựu Kim Cang trở lại người bên trên.

Đã nói rõ về hiển thị thô tế sở y môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về bản giác đối trị thứ đệ môn. Nghĩa là cái gốc rõ biết căn bản vô minh làm đầu; tướng diệt làm cuối. Như đây dần dần đối trị. Rồi trong nầy đoạn lìa nhưng chẳng bỏ vô minh, lấy đây làm chỗ đoạn. Chẳng phải lấy sự đoạn trừ ấy để đoạn trừ. Như thế thì lấy nghĩa gì để đoạn vậy? Nghĩa là đoạn tâm phiền não; đoạn trừ chẳng cho khởi. Đây gọi là bản giác trị đạo thứ đệ. Như gốc gác nếu nhơn diệt tức là duyên diệt. Nhơn diệt cho nên bất tương ưng tâm diệt. Duyên diệt cho nên tâm tương ưng diệt.

Đã nói qua về bản giác đối trị thứ đệ môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về phát khởi vấn đáp quyết nghi môn. Trong môn nầy tự nó có hai ý. Những gì là hai? Một là lưỡng nan bế quan môn; hai là khai thông quyết nghi môn. Qua tướng của lời văn có thể thấy bản giác minh trí đoạn trừ căn bản vô minh. Ba loại tế nhiễm vĩnh viễn đoạn diệt chẳng khởi. Rồi 3 tế không và tâm của 6 trần ấy lại chẳng thể khởi. Ba, sáu loại tâm vĩnh viễn đoạn diệt chẳng khởi. Bản thể tánh trí chẳng thể tự có. Vì sao vậy? Ba, sáu loại tâm lý ấy thường chẳng vô minh, lại đầy đủ bản giác. Chơn vọng hòa hợp nên gọi tâm ba, sáu. Rồi nói rằng tâm ba, sáu diệt thì bản giác đồng diệt, chẳng có chỗ nào có vậy. Há lại có thể nói nói tâm bản giác lại được tương tục, cho đến tà định. Cho nên mới hỏi là nếu tâm diệt thì sự tương tục như thế nào? Tức là ban đầu bế. Nếu nói bản giác là công đức, là pháp ấy chẳng mất, thường hằng chẳng gián đoạn và không mất đi. Há lại được nói những tâm ba, sáu vĩnh viễn mất đi chẳng sinh khởi? Cho nên nói tương tục nghĩa là nói cứu cánh diệt. Tức là đệ nhị bế. Từ đây trở đi giải thích quyết nghi. Câu văn sáng sủa; cho nên chẳng cần giải thích rộng thêm.

Từ trước trở lại đây tướng sanh diệt đã giải thích rõ ràng rồi và từ đây trở xuống hiển thị nhiễm tịnh tướng huân tướng sanh; nghĩa chẳng đoạn tuyệt.

Viết rằng: Lại nữa có 4 loại pháp, nghĩa là huân tập nhiễm pháp tịnh pháp khởi, chẳng đoạn tuyệt. Những gì là bốn? Một là tịnh pháp; còn gọi tên là chơn như. Hai là tất cả những nhơn nhiễm ô; tên gọi là vô minh. Ba là vọng tâm, còn gọi là nghiệp thức và bốn là vọng cảnh giới; nếu người dùng hương để huân tập tức có mùi hương. Điều nầy cũng lại như vậy. Chơn như tịnh pháp, thật chẳng có nhiễm. Thường do vô minh huân tập cho nên có tướng nhiễm. Vô minh nhiễm pháp thật chẳng phải tịnh nghiệp, thường hay lấy chơn như mà huân tập; cho nên có tịnh dụng. Thế nào là huân tập khởi lên, nhiễm pháp chẳng đoạn? Nghĩa là nương vào pháp chơn như cho nên có đối với vô minh. Do vậy mà có cái nhơn của vô minh nhiễm pháp vậy. Tức là huân tập chơn như; dùng sự huân tập ấy cho nên có vọng tâm. Lấy sự có vọng tâm ấy cho nên liền huân tập với vô minh, không rõ biết pháp chơn như là vậy. Bất giác niệm khởi, liền hiện ra cảnh giới vọng. Rồi từ đó có vọng cảnh giới nhiễm pháp duyên vào. Tức là huân tập vọng tâm; làm cho tâm nầy niệm trước (chấp vào sự nhớ nghĩ) mà tạo ra các loại nghiệp; thọ nhận tất cả thân tâm cùng sự khổ. Vọng cảnh giới huân tập nầy có hai loại. Những gì là hai? Một là tăng trưởng tâm huân tập; hai là tăng trưởng thủ huân tập. Nghĩa là vọng tâm huân tập có hai loại. Những gì là hai? Một là nghiệp thức căn bản huân tập, có thể được A La Hán, Bích Chi Phật và tất cả các Bồ Tát sanh diệt khổ. Hai là tăng trưởng phân biệt sự thức huân tập, hay thọ nhận nghiệp của phàm phu, nhiều khổ sở. Vô minh huân tập nghĩa nầy có hai loại. Những gì là hai? Một là căn bản huân tập, lại hay thành tựu nghiệp thức; hai là hay khởi lên kiến ái huân tập, lại hay thành tựu phân biệt sự thức vậy. Thế nào là huân tập khởi tịnh pháp bất đoạn? Nghĩa là có chơn như pháp vậy. Hay huân tập vô minh, lại hay huân tập nhơn duyên lực; tức là làm cho vọng tâm xa lìa sanh tử khổ vui, cầu chứng Niết Bàn, dùng vọng tâm nầy có sự yểm cầu nhơn duyên. Tức là huân tập chơn như tự tin vào tánh nầy; rõ biết tâm vọng động, không có cảnh giới trước. Tu pháp viễn ly, lấy như thật trí, vô tiền cảnh giới; đủ loại phương tiện khởi lên tùy thuận hành, chẳng thủ chẳng niệm; cho đến lực huân tập lâu xa. Vô minh liền diệt; dùng vô minh diệt; cho nên tâm chẳng có khởi lên. Do tâm chẳng khởi cho nên cảnh giới theo đó mà diệt. Vì nhơn duyên đều diệt cho nên tâm tướng đều hết. Đây gọi là Niết Bàn, thành tự nhiên nghiệp. Vọng tâm huân tập nghĩa ấy có hai loại. Những gì là hai? Một là phân biệt sự thức huân tập; nương vào những người phàm phu nhị thừa, xa rời sự khổ sanh tử, tùy theo sức mạnh có thể, từ từ hướng đến vô thượng đạo. Hai là ý huân tập. Nghĩa là những Bồ Tát phát tâm dũng mãnh mau đến Niết Bàn. Chơn như huân tập, nghĩa ấy cũng có hai loại. Những gì là hai? Một là tự thế tương huân tập; hai là dụng huân tập. Tự thể tướng huân tập nghĩa là từ đời vô thỉ đến nay đủ pháp vô lậu, dụng huân tập; cùng với bất tư nghì nghiệp, tạo nên cảnh giới tánh. Nương vào hai nghĩa nầy nên thường hay huân tập. Do có lực huân tập nầy có thể làm cho chúng sanh xa lìa sự sanh tử, khổ vui mà cầu đến Niết Bàn. Tự tin nơi tự thân có pháp chơn như rồi phát tâm tu hành.

Hỏi rằng: Như nghĩa nầy thì tất cả chúng sanh đều có chơn như và tất cả đều huân tập. Vì sao lại có tin, không tin, vô lượng trước sau sai biệt. Tất cả đều có một lúc tự rõ có pháp chơn như, khuyên tu phương tiện và nhập vào Niết Bàn?

Đáp rằng: Chơn như gốc chỉ có một mà lại có vô lượng vô biên vô minh. Từ xưa đến nay tự tánh sai biệt dày mỏng chẳng đồng; trải qua hằng hà sa đẳng phiền não, nương vào vô minh để khởi lên sự sai biệt. Ta thấy ái nhiễm phiền não nương vào vô minh để khởi lên sự sai biệt. Như vậy tất cả phiền não nương vào nơi vô minh để mà khởi, trước sau vô lượng sai biệt. Chỉ có Như Lai mới có thể rõ biết.

Lại nữa pháp của chư Phật có nhơn có duyên. Nhơn duyên đầy đủ mới được thành tựu. Như trong gỗ có lửa. Tánh lửa nầy là nhơn chính. Nếu con người không rõ biết, chẳng rõ phương tiện giả hợp; có thể tự thiêu đốt gỗ; nhưng chẳng có được điều nầy. Chúng sanh lại cũng như thế. Tuy chỉ có chánh nhơn huân tập lực nầy; nếu chẳng gặp chư Phật Bồ Tát thiện tri thức thì đây là duyên có thể tự đoạn trừ phiền não và nhập vào được Niết Bàn, tức hẳn phải chỗ nầy. Tuy rằng có lực ngoại duyên mà bên trong tịnh pháp chưa có lực huân tập lại chẳng thể rốt ráo lìa sự sanh tử, khổ vui, cầu Niết Bàn được. Ở đây nhơn duyên đầy đủ; cho nên tự có lực huân tập. Lại vì chư Phật Bồ Tát v.v… từ bi nguyện hộ, làm cho khởi lên tâm xa lìa sự khổ, tin có Niết Bàn, tu tập căn lành. Nhờ sự tu tập căn lành thành tựu tức là gặp ngay được chư Phật và chư vị Bồ Tát chỉ bày giáo hóa lợi lạc hoan hỷ, cho đến có thể tiến đến con đường Niết Bàn.

Còn dụng huân tập nghĩa là cái lực ngoại duyên chúng sanh. Như vậy ngoại duyên có rất nhiều nghĩa. Lược nói có hai loại. Những gì là hai? Một là sai biệt duyên; hai là bình đẳng duyên. Sai biệt duyên có nghĩa là người nầy nương vào nơi chư Phật và chư vị Bồ Tát, từ lúc mới bắt đầu phát tâm cầu đạo cho đến thành Phật. Ở trong thời gian ấy hoặc thấy hoặc nhớ nghĩ; hoặc vì quyến thuộc cha mẹ người thân; hoặc vì kẻ dưới; hoặc vì bạn bè; hoặc vì oan gia; hoặc khởi lên 4 sự nhiếp cho đến tất cả chỗ vô lượng việc làm nhơn duyên, từ đấy khởi lên lực huân tập đại bi, hay có thể làm cho chúng sanh tăng trưởng căn lành. Hoặc thấy hoặc nghe đều được lợi ích. Duyên nầy có hai loại. Những gì là hai? Một là cận duyên, liền được độ; hai là viễn duyên, kế xa sẽ được độ. Cận viễn hai duyên nầy lại phân biệt có hai loại. Những gì là hai? Một là tăng trưởng hành duyên; hai là thọ đạo duyên. Bình đẳng duyên có nghĩa là tất cả chư Phật, Bồ Tát đều nguyện độ thoát tất cả chúng sanh, tự nhiên huân tập thường hằng chẳng bỏ; dùng đồng thể trí lực tùy theo chỗ thấy nghe mà hiện tạo nghiệp. Nghĩa là chúng sanh nương vào nơi Tam Vị; lại được bình đẳng thấy chư Phật. Thể dụng nầy huân tập phân biệt lại có hai loại. Những gì là hai? Một là vị tương ưng. Nghĩa là phàm phu nhị thừa sơ phát ý Bồ Tát; dùng ý, ý thức huân tập; nương vào tín lực cho nên nhờ đó tu hành, chưa được tâm vô phân biệt, cùng với thể tương ưng. Chưa được tự tại tu hành cùng với dụng tương ưng. Hai là dĩ tương ưng; nghĩa là pháp thân Bồ Tát được tâm vô phân biệt cùng với trí dụng của chư Phật tương ưng. Chỉ nương vào pháp lực tự nhiên tu hành; huân tập chơn như thì vô minh sẽ hết. Lại nữa nhiễm pháp từ vô thỉ đến nay huân tập chẳng lìa; cho đến thành Phật rồi, sau đó liền có sự đoạn lìa. Tịnh pháp huân tập tức là chẳng có đoạn tận ở vị lai. Nghĩa nầy như thế nào? Lấy pháp chơn như thường hay huân tập vậy. Vọng tâm liền diệt, pháp thân hiển hiện; khởi dụng huân tập cho nên không có sự đoạn lìa.

Luận rằng: Trong câu văn nầy có ngũ môn. Những gì là năm? Một là tổng phiêu cương yếu môn; hai lập danh lược thị môn; ba là thông thích huân tập môn; bốn là phân bộ tán thuyết môn; năm là tận bất tận biệt môn.

Trong môn đầu lại có 6 ý. Những gì là sáu?

Một là tương đãi tương thành tợ hữu ý; nghĩa là muốn hiển thị các pháp nhiễm tịnh. Tất cả tương đãi mà được thành lập. Chẳng có tự kiến lập pháp.

Hai là bổn vô tánh không, phi hữu ý. Nghĩa là muốn hiển thị các pháp nhiễm tịnh danh tự. Trong đó không có quyền giả kiến lập. Tất cả đều phi tự danh vậy.

Ba là tương đãi tương thành hiển không ý; nghĩa là muốn hiển thị các pháp nhiễm tịnh do tương thân vậy. Từ xưa đến nay chẳng có tự thể, tự tánh không.

Bốn là tự nhiên hư không vô ngại ý; nghĩa là muốn hiển thị tất cả các pháp; chẳng có chẳng có, tự nhiên tạo không. Phi ngại phi ngại cho nên thường tạo nghĩa không chướng ngại.

Năm là phi tác phi tạo tự nhiên ý. Nghĩa là muốn hiển thị tất cả các pháp. Có Phật, không Phật tương huân tương sanh, nghĩa là chẳng đoạn tuyệt. Pháp ấy cùng đạo lý tánh là như vậy.

Sáu là bất thủ tự tánh vô trụ ý. Nghĩa là muốn hiển thị tất cả các pháp, tạo duyên khởi Đà La Ni nghĩa.

Tổng phiêu như thế có nhiều nghĩa. Cho nên gọi là tổng phiêu cương yếu môn. Như gốc gác lại có bốn loại pháp huân tập nghĩa. Nhiễm pháp tịnh pháp khởi, không đoạn mất hẳn.

Đã nói qua vể tổng phiêu cương yếu môn rồi. Bây giờ lần lượt nói đến lập danh lược thị môn; đối với môn nầy có hai môn. Những gì là hai? Một là tịnh chơn pháp tướng môn; hai là nhiễm vọng pháp tướng môn. Nói là chơn nghĩa là tự tánh thanh tịnh, bản giác tạng trí. Nói là vọng là lìa khỏi thể tướng; gốc gác chính là vô minh. Trong sự nhiễm vọng ấy có 3 loại. Những gì là ba? Một là vô minh. Hai là nghiệp thức. Ba là cảnh giới. Một chơn ba vọng như thế bốn pháp hay tạo huân sự, gốc ấy làm tên. Bây giờ trong câu văn nầy lấy ra một rồi sau đó có kèm theo; nên phán xét quan sát. Vì sao vậy? – Vì tất cả các pháp đều có việc huân tập vậy. Như gốc gác kia nói những gì là bốn? – Một là tịnh pháp, gọi là chơn như; hai là tất cả nhiễm nhơn, gọi là vô minh; ba là vọng tâm, gọi là nghiệp thức; bốn là vọng cảnh giới; nên mới có 6 trần.

Đã nói qua về lập danh lược thị môn. Bây giờ lần lượt nói đến thông thích huân tập môn. Ở trong môn nầy lại có hai môn. Những gì là hai? – Một là tỷ lượng thí dụ thiện xảo môn; hai là pháp dụ hợp thuyết an lập môn. Tỷ lượng thí dụ thiện xảo môn nghĩa là giống như áo quần từ xưa đến nay lại chẳng có mùi thơm, lại chẳng có mùi hôi; một dạ chẳng gì cả. Thế nhưng khi con người mặc nó rồi vào trong rừng Ban Đa Già Gia Sa Dọa Đề Bàn thì gặp bởi Mạt Già Đề huân tập; nên có mùi hôi. Còn lúc vào rừng Phạm Đàn Chỉ Đa Na thì huân tập Đà Ma Kiền Đa; cho nên có mùi hương thơm ấy. Như gốc gác như y phục thế gian thật chẳng có mùi gì cả; nhưng nếu con người dùng lương huân tập vào đó, tức liền có mùi vậy.

Pháp dụ hợp thuyết an lập môn nghĩa là cái ý nghĩa của đạo lý hơn hẳn cũng là như vậy. Tự tánh thanh tịnh vô lậu tánh đức. Từ vô thỉ đến nay một mạch trong sạch, lại chẳng có sự dơ uế huân vào; nên lại chẳng nhiễm ô. Chỉ vì vô minh huân tập cho nên liền có dơ bẩn. Biển vô minh ấy từ vô thỉ đến nay một hướng mờ mịt. Lại cùng với không có trí sáng suốt; nên lại chẳng có đồ minh bạch, mà lấy bản giác để huân tập cho nên liền có tịnh dụng. Như vậy nhiễm tịnh thường hay giả lập; nhiễm mà chẳng thật nhiễm; tịnh mà chẳng thật tịnh. Tất cả đều là huyễn hóa, không có tự tánh thật. Như gốc gác điều nầy cũng lại như vậy. Chơn như tịnh pháp thật ra vô nhiễm; chỉ vì vô minh mà huân tập nên, liền có tướng nhiễm; vô minh nhiễm; pháp thật vô tịnh nghiệp. Thường lấy chơn như để huân tập; cho nên mới có tịnh dụng.

Đã nói qua về thông thích huân tập môn rồi. Bây giờ lần lượt nói đến phân bộ tán thuyết môn. Trong môn nầy lại có bốn môn. Những gì là bốn?

Một là huân phẩm tướng huân hữu lực môn.

Hai là bạch phẩm tướng huân hữu lực môn.

Ba là phát khởi vấn đáp quyết nghi môn.

Bốn là cử duyên quản thuyết khai thông môn.

Trong môn đầu lại có hai môn. Những gì là hai? – Một là tổng vấn tổng đáp hiển tông môn; hai là quy tổng tác biệt tán thuyết môn.

Trong môn thứ hai lại có đầy đủ hai môn; nên quan sát phán xét.

Trong môn thứ tư lại có hai môn. Những gì là hai? Một là tổng phiêu trục tắc quyết định môn; hai là nhơn duyên các thị sanh giải môn.

Như đây lần lượt nói về tướng có thể thấy. Vì sao huân tập khởi nhiễm pháp lại chẳng đoạn? – Tức là tổng vấn; nghĩa là thông quan tổng vấn tất cả tướng màu đen, huân tướng ấy và sinh ra nghĩa chẳng đoạn. Từ đây trở xuống tức đáp lại tổng quát các phần. Tựu chung trong phần đáp chung nầy từ tịnh diệu tạng cho đến huân thô, rồi sau đó dần chuyển hẳn như lần lượt nói. Nói tướng ấy lần lượt nên quan sát phán xét. Căn bản vô minh chẳng thể tự có; nên nương vào chơn như rồi mới dừng nghỉ. Vì sao vậy? – Vì tánh chơn như, như hư không giới, cho đến phần thật chính nơi chướng ngại và nơi chẳng chướng ngại ấy làm chỗ nương tựa chẳng có chướng ngại. Như căn bản; nghĩa là nương vào pháp chơn như nên có vô minh. Như vậy vô minh được tự có nơi rồi, khí lực thù thắng công năng tự tại, hay huân chơn như và tạo ra những pháp vọng. Tăng trưởng tướng bất liễu, thêm cái dụng ám độn. Giống như người cha yêu thương, sanh con nam nữ. Như căn bản vì lấy vô minh nhiễm pháp làm nhơn; cho nên huân tập chơn như. Rồi dùng sự huân tập nầy cho nên có tâm nhiễm vọng. Như thế vi tế nghiệp thức vọng tâm. Cái nhơn là vô minh cho nên tự thể sanh rồi, trở lại huân vào vô minh và làm cho tăng trưởng. Giống như sanh con dưỡng nuôi rồi sanh ra cha. Như vậy cái lực huân tập nầy liền đó tăng trưởng, chẳng thể thông đạt bình đẳng như lý đầy đủ một tâm. Khởi chuyển thức cảm niệm, sanh ra hiện tướng của vọng cảnh, rồi sống chết trong biển ấy lại càng sâu thêm. Bờ Niết Bàn lại càng cao xa. Như căn bản lấy vọng tâm để huân tập vô minh; chẳng rõ pháp chơn như; cho nên bất giác niệm khởi, hiện ra cảnh giới vọng. Như vậy cảnh giới là gió, trở lại huân với biển của hiện thức, khởi lên bảy thức làm sóng. Những thức nầy nhiễm vào cảnh giới vui của cõi trần. Cảnh kia hiện diện hướng vào sự hiểu biết của con mắt, biến tạo ra những ác nghiệp, rồi thọ tất cả khổ báo, rồi trở lại trong 3 cõi. Bốn độc là giặc gió nổi lên. Như căn bản lấy cảnh giới nhiễm pháp duyên vào, tức là huân tập vọng tâm làm cho niệm nầy dính mắc, tạo ra nhiều loại nghiệp; thọ tất cả thân tâm và những sự khổ.

Đã nói qua về tổng vấn tổng đáp hiển thị môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về quy tổng tác biệt tán thuyết môn. Trong nầy tức có ba loại. Những gì là ba? – Một là cảnh giới; hai là vọng tâm và ba là vô minh. Đây gọi là ba. Như vậy ba loại; mỗi mỗi có hai tức tạo thành ra sáu. Như vậy lần lượt lấy đầu làm cuối và lấy cuối làm đầu, dần dần hiển thị. Đầu tiên là gì? – Sự vọng chấp cảnh giới nầy có lực như thật huân tập tăng trưởng vào niệm chấp, như có lực huân tập; rồi con người dài lâu chấp trước; người, pháp hai chấp đầy đủ khởi lên, trải qua hằng hà sa số phiền não loại, tất cả đều phát khởi. Cho nên gọi là cảnh giới huân tập. Như căn bản vọng tưởng cảnh giới nầy huân tập nghĩa là có 2 loại. Những gì là hai? – Một là tăng trưởng niệm huân tập; hai là tăng trưởng thủ huân tập. Phần giữa là những gì? – Nghiệp thức vọng tâm có lực huân tập vào, rồi được ra khỏi ba thừa Thánh nhơn, rồi có thể làm cho thọ biến dễ dàng các khổ vi tế. Cũng có lực huân phía dưới, chưa được ra khỏi tất cả phàm phu mà hay làm cho thọ nhận từng phần giai đoạn của cái khổ thô kia. Cho nên đây gọi là vọng tâm huân tập. Như căn bản vọng tâm huân tập có hai loại. Những gì là hai? – Một là nghiệp thức căn bản huân tập hay thọ A La Hán, Bích Chi Phật, tất cả Bồ Tát sanh diệt khổ; hai là tăng trưởng phân biệt sự thức huân tập, hay thọ nghiệp phàm phu, trói buộc sự khổ. Còn phía sau có gì? – Đó là vô minh trụ địa tử thể bổn; hay là huân tập đầu, cuối, làm cho được thành tựu, thông đạt biến đổi, hay huân sự thức, làm cho được thành tựu. Vì sao lại đưa đầu, sau, giữa mà chẳng hiểu 2 ý? Vì sao lại hai? – Một là có ý thành tựu; hai là không có ý thành tựu. Sao gọi là có ý thành tựu? – Nghĩa là đưa việc bên lề hiện hữu ở trong hữu. Sao gọi là ý của không thành tựu? Ở trong không ấy không hiển biên không. Còn nghĩa sau là gì? – Đối với Khế Kinh có nói vậy. Khế kinh nào thế? – Đó là Huân Tập Kinh. Trong khế kinh kia nói như thế nào? – Nghĩa là trong huân tập khế kinh nói như thế nầy: Chuyển thức, hiện thức, mạt na ba loại thức, không từ vô minh mà được thành tựu. Vì sao vậy? – Vì căn bản vô minh tuy biến thành tựu, chẳng phải trong ấy thành tựu. Trong câu văn nầy nghĩa sau giải thích trực tiếp kinh kia. Cho nên rõ biết nghĩa nầy được thành tựu. Như gốc của vô minh huân tập, nghĩa nầy lại có hai loại. Những gì là hai? – Một là căn bản huân tập, dùng sự thành tựu nghiệp thức làm nghĩa. Hai là chỗ khơi lên thấy, yêu huân tập mà có thể thành tựu cái nghĩa của sự thức vậy.

Đã nói qua về hắc phẩm tướng huân hữu lực môn. Bây giờ lần lượt nói về bạch phẩm tướng huân hữu lực môn. Thế là sự huân tập khởi lên tịnh pháp chẳng đoạn mất? – Đây là hỏi tổng quát – Nghĩa là thông qua việc hỏi tổng quát về tất cả bạch phẩm tướng, huân tập tướng sanh, nghĩa ấy chẳng mất. Từ đây trở đi đáp lại tổng quát. Cuối cùng phần giải đáp nầy gồm đủ bên trong. Tự thể có hai loại huân. Những gì là hai? – Một là vô thỉ tự nhiên huân; hai là thỉ hữu hiếu lập huân. Vô thỉ huân nghĩa là từ vô thỉ đến nay có nhơn quả là hai việc. Thỉ hữu huân nghĩa là nguyên nhơn của lực tu; có nhơn quả hai việc. Cái gốc của nhơn quả ấy là tướng gì? – Nghĩa là từ vô thỉ đến nay có đủ địa vị của Tam Hiền, Thập Thánh; có quả của 3 thân và 4 đức. Cái nhơn quả đầu tiên ấy có tướng như thế nào? – Làm cho sự tu hành ấy cho đến có vô thỉ của Thập Địa. Hiển thị căn bản nhơn quả vậy. Cái gốc của nhơn quả ấy lần lượt là những gì? – Từ vô thỉ đến nay có 10 loại bản giác chơn trí và 10 loại như thật pháp giới; hay huân tập 10 loại chi mạt của vô minh; chỉ có một loại pháp giới tâm hay huân tập căn bản vô minh. Đây gọi tên là bản địa. Như căn bản nghĩa là có chơn như pháp; cho nên hay huân tập vô minh vậy. Thỉ nhơn quả có nghĩa lần lượt như thế nào? – Nghĩa là chưa được Thập Tín Vị; mà nhờ vào lực huân tập chính, làm cho trong tự tâm xa lìa sanh tử khổ và cầu Niết Bàn an lạc. Dùng chính lực nầy tức là huân tập chơn như tánh. Tự tín Phật tánh nhập vào Thập Tín Vị. Rõ tâm hư vọng nhập vào Thập Giải Vị, rõ biết cảnh giới không, nhập vào Thánh Hạnh Vị. Tu ra khỏi pháp trên, nhập vào Thập Hướng Vị, dùng như thật Bát Nhã, rõ biết cảnh giới không. Vô lượng phương tiện phát khởi, tùy thuận pháp giới tánh hạnh. Chẳng giữ Niết Bàn, chẳng nhớ nghĩ đến sanh tử, nhập vào Cực Hỷ Địa, cho đến Kim Cang. Tự chính mình huân tập lâu dài, phát hiện ra con đường giải thoát, vô minh liền đoạn trừ. Căn bản hết rồi, cành lá đều không. Bổn mạt hắc phẩm chẳng có chỗ nương. Được pháp thân Niết Bàn, thành ứng hóa nghiệp dụng. Đây gọi là Thỉ Địa. Như căn bản dùng lực huân tập nhân duyên, tức làm cho vọng tâm xa lìa sanh tử khổ vui, cầu đến Niết Bàn. Dùng vọng tâm nầy để cầu sự xa lìa nhơn duyên; cho nên đó là huân tập chơn như tự tín. Tánh nầy rõ biết tâm vọng động, vô tiền cảnh giới, tu pháp viễn ly, dùng như thật trí, vô tiền cảnh giới. Nhiều loại phương tiện khởi tùy thuận hành, chẳng giữ, chẳng nhớ nghĩ cho đến bực huân tập lâu dài; vô minh liền diệt. Vì vô minh diệt cho nên tâm không có chỗ khởi. Vì chẳng khởi cho nên cảnh giới tùy theo đó mà mất. Vì nhơn duyên đều mất; cho nên tâm tướng đều hết sạch. Đây được gọi là Niết Bàn, thành nghiệp tự nhiên vậy.

Đã nói qua về tổng môn tổng đáp hiển thị môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về quy tổng tác biệt tán thuyết môn. Tựu chung trong nầy có hai môn. Những gì là hai? – Một là vọng nhiễm huân tập môn; hai là tịnh pháp huân tập môn. Trong nhiễm pháp môn lại có hai loại. Những gì là hai? – Một là thô; hai là tế. Nói là thô nghĩa là ý thức. Nói là tế, đó là 11 Mạt Na. Ý thức huân tướng nầy như thế nào? – 40 tâm phàm phu và nhị thừa dùng ý thức bản giác trí phần, huân ý thức vô minh si phần, xa lìa khổ sanh tử, vui Niết Bàn an lạc, dần dần chuyển thẳng đến Phật đạo. Như căn bản vọng tâm huân tập ấy có hai loại. Những gì là hai? – Một là phân biệt sự thức huân tập, nương vào những người phàm phu nhị thừa, xa lìa sanh tử khổ, tùy theo lực mà hay dần thẳng đến vô lượng đạo. Mười một Mạt Na huân tập, nghĩa của tướng nầy là gì? – Từ Sơ Thánh Địa cho đến Kim Cang, như đây lần lượt, dùng phần thanh tịnh huân phiền ô nhiễm; chứng nhập vô thượng Bồ Tát đạo. Dùng Bồ Tát để đoạn trừ vô minh. Như căn bản 2 nghĩa là ý huân tập; nghĩa là các Bồ Tát phát tâm dõng mãnh mau tiến đến Niết Bàn.

Đã nói qua về vọng nhiễm huân tập môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về tịnh pháp huân tập môn. Trong nầy tự có hai môn. Những gì là hai? – Một là tổng phiêu môn; hai là khai thích môn. Tổng phiêu môn nghĩa là tên chữ tổng phiêu, như căn bản chơn như huân tập lại có hai loại. Những gì là hai? – Một là thể tướng huân tập; hai là dụng huân tập. Trong khai thích môn lại có hai môn. Những gì là hai? – Một là pháp thân tự nhiên huân tập môn; hai là ứng hóa thường hằng huân tập môn. Nói là pháp thân huân tập môn nghĩa là bản giác tánh trí từ vô thỉ đến nay viên mãn công đức đầy đủ trí tuệ. Tự chính mình tạo ra, chẳng có tha lực nào cả. Như căn bản tự thể tướng huân tập nghĩa là từ đời vô thỉ đến nay đầy đủ pháp vô lậu. Còn nói là ứng hóa huân tập môn nghĩa là bản giác nầy trải qua vô lượng hằng sa bất khả tư nghì các nghiệp chuyển đổi. Tất cả chúng sanh những tâm tướng tùy theo ý hóa, đoạn lìa tất cả ác, tu tất cả thiện; đầy đủ 100 hạnh làm nhơn và đầy đủ vạn đức làm quả. Như căn bản dụng huân tập nghĩa là gồm theo bất tư nghì nghiệp tạo ra tánh của cảnh giới. Như vậy hai môn chẳng hề xa rời, đối với tất cả lúc, đối với tất cả nơi, thường hay huân tập khởi tín sanh giải. Tạo ra sự tu hành, tạo tác chẳng đổi. Đến chánh hậu nhị địa, đạt được cảnh chơn tục, làm cho vô ngại; cho nên như căn bản nương vào hai nghĩa nầy thường hằng huân tập, dùng lực huân tập ấy cho nên có thể làm cho chúng sanh xa lìa sanh tử, khổ, vui; cầu đến Niết Bàn tự tin ở thân rồi, có pháp chơn như, phát tâm tu hành. Do ở nghĩa nầy 3 thân gốc có lý để hiển rõ.

Đã nói qua về bạch phẩm tướng huân hữu lực môn. Bây giờ lần lượt nói về phát khởi vấn đáp quyết nghi môn. Phần quyết nghi môn nầy nghĩa lý khó giải bày, lời văn liền bế tắc. Làm sự giải thích chẳng nói rõ được. Người không định khó thể rõ biết. Cho nên làm cho sinh ra nhiều cách giải thích, đầy đủ khai thị làm sáng sủa tâm hành giả. Như sự vấn đáp lần lượt sau đây sẽ giải bày xem xét quan sát vậy. Tất cả chúng sanh đều có bản giác. Cũng có chúng sanh mà không có bản giác. Tất cả đều có lý. Vì sao vậy? Vì bậc Đại Giác đã nói như thế. Nghĩa nầy như thế nào? – Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay đầy đủ bản giác. Từ vô thỉ đến nay chẳng có bản giác. Nếu nương vào môn đầu thì tất cả chúng sanh đều có bản giác. Như vậy bản giác tuy là một thể mà biến các chúng sanh; mỗi mỗi chúng sanh đều có biệt giác. Tất cả chúng sanh tuy có một giác, chẳng có biệt giác. Nếu là như vậy thì chúng sanh chỉ nên là một; chỉ có bản giác là một vậy; bản giác chẳng nên là một, vì hay có nhiều chúng sanh. Việc nầy chẳng đúng như vậy. Vì sao thế? – Vì ý thức riêng biệt vậy. Nghĩa là bản giác tâm bình đẳng tánh cho nên chẳng thể sai khác. Tất cả chúng sanh có tánh sai biệt; cho nên chẳng thể đồng loại; chẳng thể khác loại; nên là một. Chẳng thể cùng loại cho nên nhiều. Nếu như vậy thì trong câu văn nầy thông qua ý nghĩa gì? – Nghĩa là Mã Minh Tôn Giả Đại Tông Địa Huyền Văn, trong luận gốc ấy nói như thế nầy:

Giống như trong hư không

Thanh tịnh đầy ánh trăng

Độc nhứt vô nhị thể

Biến hiện ở ngàn nơi

Bản giác lại như vậy

Độc nhứt vô nhị thể

Biến nơi các chúng sanh

Đủ loại tâm tướng ấy

Giống như một dải mây

Che khuất mặt trăng kia

Ngàn cảnh dưới mặt trăng

Đều che khuất chẳng rõ

Vô minh cũng như vậy

Chỉ một thể không hai

Biến đến khắp chúng sanh

Hay tạo ra huân tập

Có hai nghĩa; cho nên chẳng sai khác. Những gì là hai? -Một là tự tông quyết định; hai là dẫn nhiếp quyết định. Nói tự tông quyết định nghĩa là hiển thị đồng nhứt tương tục. Nói là dẫn nhiếp quyết định nghĩa là hiển thị sai biệt tương tục. Lời luận giải sâu kín kia lấy hiển nầy làm nghĩa đầu. Cho nơi khởi lên tín luận vì để làm rõ nghĩa phía sau. Dùng ở nghĩa nầy cho nên chẳng có sai biệt. Do vậy Tôn Giả Mã Minh trong Hư Không Địa Luận nói như thế nầy:

Giống như dùng lá sen

Đem che ánh sáng trăng

Ngoài vật trăng ấy vẫn

Rốt lại chẳng được gì

Vô minh cũng như vậy

Che người mê, tánh giác

Người giác bản giác rồi

Rốt chẳng thể che được

Trong câu văn nầy đã làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiển thị sai biệt cái nghĩa tương tục. Lại nữa trong khế kinh Văn Thù Sư Lợi luận nghị đệ nhứt thần lực từ bi viên mãn hư không công đức có nói như thế nầy:

Có vô lượng vô biên

Vô minh phiền não chướng

Trùm khắp thân chúng sanh

Hay tạo ra chướng ngại

Câu văn nầy làm rõ nghĩa gì? – Nghĩa là muốn hiển thị nghĩa tinh tấn tu hành vậy. Vì sao lại hiển thị? – Nghĩa là có chúng sanh nghĩ như thế nầy: Nếu thể của vô minh tuy là một loại; nhưng trùm khắp tất cả chúng sanh. Vô minh tuy chỉ là một; còn chúng sanh thì nhiều; có thể dễ đoạn trừ, hà tất phải lao nhọc tu hành. Như thấy thế gian tướng, nhiều người làm một việc. Vì khó nên chẳng đủ, chẳng cần tu hành. Vì muốn đối trị những giải đãi si mê nầy của chúng sanh; nên Như Lai mới có vô lượng vô biên vô minh, thường hay che khuất Phật tánh. Dùng ở nghĩa nầy cho nên nghĩa một vô minh mà được thành lập. Nếu như vậy thì mỗi chúng sanh khi phiền não hết thì tất cả những chúng sanh khác cũng đều có thể tận. Vì sao vậy? – Vì chỉ có một vô minh mà nếu một người đoạn trừ thì người khác chẳng thể đoạn trừ. Chẳng thể được ở đây là đồng nhứt với vô minh. Lại nữa có chúng sanh giới đoạn tuyệt chẳng sai khác. Việc nầy lại chẳng phải như vậy. Vô minh tuy là một mà tương tục riêng biệt vậy. Tướng nầy như thế nào? Tụng rằng:

Giống như đêm tối một

Biến khắp trong mười phòng

Khi một phòng hết tối

Diệt hết chẳng thể nói

Luận rằng: Sự tối chỉ có một mà có thể biến khắp trong 10 phòng. Tối một, một phòng lại chẳng thể nói như vậy. Mười phòng tối cả 10 lại cũng chẳng thể nói. Ở nơi một phòng ấy người lấy ánh sáng chiếu vào phòng thì tối kia hết; ngoài ra ánh sáng tròn đầy hiển biến, chiếu khắp trong phòng. Bóng tối mất hẳn chẳng còn. Như vậy 9 phòng còn lại bóng tối cũng hết không còn; điều nầy ta chẳng thể nói như vậy được. Chín phòng còn tối kia chẳng thể hết tối. Đèn chiếu một phòng, tối không mất hết lại cũng như vậy chẳng thể nói thế. Vô minh phiền não lại cũng như vậy. Nói rằng ban đêm tối dụ cho vô minh. Nói 10 phòng dụ cho thân của chúng sanh. Nói ánh đèn sáng dụ cho trí tuệ. Điều nầy nên rõ biết.

Vô minh tuy một nhưng tương tục sai khác; đoạn và chẳng đoạn mỗi mỗi chẳng đồng. Nếu mỗi chúng sanh lúc phiền não tận, thì các chúng sanh khác cũng không thể đoạn hết. Phiền não chưa dứt trong thân chúng sanh vẫn có bản giác Phật tánh. Vì bị vô minh che khuất. Phiền não hết nơi thân chúng sanh đang có bản giác Phật tánh thì vô minh che đậy nầy cũng hết và lìa khỏi. Lìa chướng Phật tánh, vì chướng Phật tánh. Trời đất sai biệt. Vì sao lại nói đồng nhứt Phật tánh? – Vì chẳng phân thể nầy mà trùm khắp chúng sanh. Bản giác Phật tánh cùng với hư không giới chẳng có nơi nào là không bao trùm, chẳng có nơi nào là không đến được. Chẳng có nơi nào là chẳng thông đạt và chẳng nơi nào là chẳng hiện hữu. Bình đẳng bình đẳng một vị một tướng, chẳng có sai biệt, mà trong vô minh tàng chứa bản giác Phật tánh và tánh ấy bị nhiễm ô, che lấp, chướng ngại. Ngoài pháp giới, bản giác Phật tánh ấy lìa sự nhiễm ô che khuất. Trong đây đầy đủ phan duyên và sự suy nghĩ của tâm so sánh cảnh giới. Chẳng phải tự tánh trung thực của tâm lý. Cho nên phải rõ cái lý của Phật tánh. Tuy chỉ một loại mà chẳng có sai biệt. Cho nên Mã Minh Tôn Giả đã nói trong Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận rằng:

Ánh trăng hiện khắp nơi

Nếu có ao nước dơ

Cũng hiện không phân biệt

Ngay cả nước trong sạch

Hiện rõ càng rõ hơn

Ánh sáng tuy không đồng

Tuy chỉ một mặt trăng

Bản giác cũng như vậy.

Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay tất cả đều có bản giác, chưa bao giờ lìa khỏi. Vậy thì trước đó chúng sanh đã thành Phật, sau đó sẽ thành Phật và bây giờ đang thành Phật. Lại siêng năng thực hành, lại chẳng thực hành, lại có thông minh, lại có ám độn, vô lượng sai biệt. Tuy cùng một giác; tất cả đều cùng lúc phát tâm tu hành đến vô thượng đạo, mà bản giác Phật tánh thì mạnh yếu khác nhau vậy. Như thế cứ sai khác và vô minh phiền não dày mỏng cũng khác biệt. Như vậy sự sai biệt nói như lúc ban đầu thì điều nầy tức chẳng phải như vậy. Vì sao thế? –Vì bản giác Phật tánh trải qua hằng sa các công đức chẳng tăng chẳng giảm. Còn nói như phía sau thì việc nầy lại cũng chẳng phải như vậy. Vì sao thế? – Vì nghĩa Nhứt Địa đoạn chẳng thể thành lập vậy. Như vậy rất nhiều loại sai biệt đều nương vào vô minh mà được tồn tại. Đối với nơi lý nầy không sai gì cả. Nếu như vậy thì tất cả hành giả đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, qua khỏi Thập Địa đến Vô Thượng Địa; đầy đủ 3 thân, đầy đủ 4 đức. Như vậy hành giả vì làm sáng tỏ vô minh. Như vậy hành giả phân vị vô minh; chẳng phải phân vị rõ ràng. Nếu như thế thì thanh tịnh bản giác từ vô thỉ đến nay chẳng quan sát tu hành, chẳng được tha lực; tánh đức đầy đủ, bản trí đầy đủ; lại ra khỏi tứ cú; lại lìa khỏi ngũ biên, nói tự nhiên chẳng thể tự nhiên. Tâm thanh tịnh chẳng thể thanh tịnh, xa lìa xa lìa. Như vậy nơi nầy vì làm sáng tỏ cho vô minh. Như vậy nơi nầy vô minh biến khỏi nơi khác, chẳng làm sáng tỏ phần vị. Nếu như vậy là một pháp giới tâm. Chẳng phải một trăm; chẳng phải phía sau hay một ngàn; chẳng phải ở giữa; chẳng phải ở phía sau trời. Không phải nói chuyện nước chảy ở phía sau lưng của trời, chân bị đoạn mới dừng nghỉ. Phán xét suy nghĩ nhiều như cánh tay mất đi chỗ ở nầy. Đây là một tâm vì làm sáng vô minh. Như vậy một tâm vô minh biến khởi, chẳng làm sáng phần vị. Ba ấy tự là một tâm. Pháp Ma Ha Diễn, một chẳng thể một, giả hay nhập vào một tâm; chẳng thể tâm giả có thể nhập vào tâm. Thật chẳng phải gọi cái ta mà mắt ấy ở nơi ta. Lại chẳng phải tự xướng lên mà ở nơi khế cơ ấy tự như lập nên cái ta, mà thật ra chẳng phải ta. Như tự được gọi mà chẳng thật tự có. Tối tối lại càng tối. Xa xa lại càng xa. Như thế vượt qua nơi kia làm sáng chỗ vô minh. Như vậy thắng xứ vô minh biến khởi, chẳng làm sáng phần vị; chẳng phải hai pháp Ma Ha Diễn. Tuy là chẳng phải 2 pháp Ma Ha Diễn làm rõ chỗ vô minh.

Đã nói qua về hữu giác môn. Bây giờ lần lượt nói về vô giác môn. Vì sao tất cả chúng sanh lại chẳng có bản giác vậy? – Không bản giác. Vì sao lại không bản giác? – Vì không có chúng sanh vậy. Vì sao lại không có chúng sanh? – Vì không có chỗ nương vào bản giác vậy. Đối với hai môn nầy nên thông đạt rộng ra. Như căn bản trên hỏi rằng: Nếu như nghĩa nầy thì tất cả chúng sanh tất cả đều có chơn như và tất cả đều huân tập. Vì sao lại có tín, không tín? – Vì sao có nhiều sự khác nhau trước sau. Tất cả một lúc nên tự rõ biết có pháp chơn như. Siêng tu phương tiện và nhập vào Niết Bàn? Đáp rằng: Chơn như căn bản chỉ một mà lại có vô lượng vô biên vô minh. Từ xưa đến nay tự tánh sai biệt, dày mỏng chẳng đồng, trải qua hằng hà sa đẳng nhiều phiền não nương vào vô minh khởi lên sự sai biệt. Ta thấy ái nhiễm phiền não nương vào vô minh để khởi lên sai biệt. Như vậy tất cả phiền não đều nương vào nơi vô minh để khởi lên trước sau vô lượng sai biệt. Chỉ có Như Lai mới rõ biết được tất cả.

Đã nói qua về phát khởi vấn đáp quyết nghi môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về cử duyên quảng thuyết khái thông môn. Trong nầy lại có hai môn. Những gì là hai? – Một là tổng phiên quy tắc quyết định môn; hai là duyên tướng tán thị sanh giải môn. Đối với môn đầu có 3 loại. Những gì là ba? – Một là pháp thể thuyết; hai là thí dụ thuyết và ba là khế hợp thuyết. Lại nữa pháp của chư Phật có nhơn có duyên; nhơn duyên đầy đủ liền được thành tựu; tức là thuyết pháp; nghĩa là pháp chư Phật sẽ chờ đợi nhơn duyên, không tự lập nên pháp được. Vì sao vậy? – Vì pháp đúng như vậy. Nói là nhơn vì bản giác chủng tánh. Nói là duyên vì quyền thật biệt dụng. Dùng 2 sự việc nầy nên các pháp được thành lập; nên phán xét quan sát.

Đã nói qua về thuyết pháp rồi. Bây giờ lần lượt nói đến dụ thuyết. Như trong gỗ có lửa; tánh lửa ấy là nhơn duyên chính. Nếu con người chẳng rõ biết thì chẳng giả phương tiện, hay tự đốt gỗ mà chẳng thấy điều nầy. Đây tức nói về dụ. Trong dụ nầy có 4 loại. Những gì là bốn? – Một là dụ cho gỗ; hai là dụ cho lửa; ba là dụ cho người và bốn là dụ cho việc đốt cháy. Nói là gỗ dụ cho các pháp nhiễm ô. Nói là lửa dụ cho trí tuệ. Nói là người dụ cho chúng sanh. Nói là thiêu đốt dụ cho sự đối trị. Thí dụ đệ nhứt với ý nghĩa gì? – Đó là A Lợi La Đa Am Thi. Gỗ ấy đầy đủ 5 việc. Những gì là năm? – Một là căn nguyên sâu xa, chẳng thể ra khỏi; hai là gốc, cành, lá, hoa cho đến trái thật sanh ra đầy đủ; ba là mùi hương hôi thối; bốn là độc trùng vui nhiễm; năm là quyến thuộc rất nhiều. Đây gọi là năm. Vô minh nhiễm pháp lại cũng như vậy. Căn bản của vô minh sâu xa rộng lớn, chẳng có thể tính hết. Tất cả nhiều loại chi mạt, bất giác mê hoặc, sai trái chẳng thể lường được. Thí dụ thứ hai với ý gì? – Đó chính là hàng phục lửa. Lại có 7 việc. Những gì là bảy? – Một là nghĩa khô cứng, có thể làm cho cây khô, cho đến chết; hai là nghĩa sanh trưởng, có thể ngại khí lạnh khi sanh ra; ba là nghĩa khó đo lường, chẳng rõ chỗ; bốn là nghĩa tàng chứa an ổn, chẳng thể thấy; năm là nghĩa xuất hiện, tạo ra lửa yếu; sáu là nghĩa tùy theo có, tùy sự có nơi gỗ vậy; bảy là nghĩa tùy nơi không, tùy theo không có gỗ vậy. Đây gọi là bảy. Bản giác Bát Nhã lại cũng như vậy, huân tập nhiễm pháp đến tận diệt rồi thọ huân lưu chuyển. Chỗ ở thì bất tư nghì. Vô minh chứa trong ấy bí mật ẩn nấp. Khi đầy đủ thì xuất hiện chẳng có chỗ chừa ra. Tùy nhiễm có không, bản giác có không. Còn thí dụ thứ ba thì ý nầy nói gì? – Đây là giả làm người có hai loại. Những gì là hai? – Một là Bà La Lợi Đà Đề giả nhơn; hai là Na Thi A Đa La giả nhơn. Người thứ nhứt kia tức rõ 5 việc. Những gì là năm? – Một là rõ biết lửa, cây; hai là rõ biết sự hòa tan vào gỗ; ba là rõ biết dần lúc gấp; bốn là rõ biết chỗ dừng nghỉ; năm là rõ biết thành tựu lần lượt. Đây gọi là năm. Nếu người thứ hai chẳng rõ biết những việc nầy thì chung cuộc chẳng được lửa. Những người tu hành lại cũng như vậy. Lại có phương tiện, lại chẳng có phương tiện. Thí dụ thứ tư với ý gì? – Nghĩa là đốt lửa củi tức có 3 việc. Những gì là ba? – Một là chỉ tạo ra xá lợi. Nghĩa là lửa đốt tức là gỗ ấy chẳng bị hai; hai là xả bỏ khác đi và làm giống như vậy. Nghĩa là tạo toàn là than khi hợp cả hai lại; ba là cuối cùng trở lại việc cũ. Nghĩa là cùng tướng, tức là cùng với đất vậy. Đây gọi tên là ba. Giữ đạo lần lượt cũng lại như vậy. Nghĩa là đoạn trừ những chướng ngại, chứng được lý và quy về nhứt tâm.

Đã nói xong về dụ thuyết rồi. Bây giờ lần lượt nói về hợp thuyết. Trong hợp thuyết nầy lại có hai môn. Những gì là hai? – Một là tổng thuyết; hai là biệt thuyết. Nói tổng thuyết nghĩa là tổng chỗ làm vậy; như căn bản chúng sanh lại cũng như vậy. Nói là biệt thuyết là riêng biệt chỗ làm. Trong biệt nầy lại có 3 môn. Những gì là ba? – Một là duyên khuyết đơn nhơn vô lực môn; hai là nhơn khuyết đơn duyên vô lực môn; ba là nhơn duyên đầy đủ viên thành môn. Duyên khuyết đơn nhơn vô lực môn nghĩa là dụ như tuy trong gỗ có tánh lửa; nghĩa là từ xưa đến nay trong ấy có tàng chứa lửa, nếu chẳng tạo ra phương tiện thì chẳng có lửa. Như vậy tuy vô minh tàng chứa trong tánh như lai. Từ xưa đến nay vốn có tự tánh thanh tịnh tâm, mà chẳng chờ đợi tu hành để tạo thành công đức thì chẳng thể thành Phật được. Như căn bản tuy có lực chánh nhơn huân tập; nhưng nếu chẳng gặp được chư Phật, Bồ Tát thiện tri thức v.v… mà đó là cái duyên để có thể tự đoạn trừ phiền não để vào Niết Bàn; tức là chẳng thể được vậy. Còn nhơn khuyết đơn duyên vô lực môn nghĩa là giống như có người tuy đầy đủ phương tiện mà trong gỗ kia chẳng có tánh lửa thì rốt cuộc chẳng được lửa. Như vậy tất cả những hành giả tuy dùng đủ vô lượng phương tiện tu hành, mà trong tâm chúng sanh nếu không có bản giác Phật tánh thì chung quy chẳng thể thành Phật. Như căn bản tuy nói có lực ngoại duyên, mà bên trong tịnh pháp chưa có lực huân tập lại chẳng thể rốt ráo xa lìa sanh tử khổ để vui với Niết Bàn.

Nhơn duyên cụ túc viên thành môn nghĩa là dụ cho trong cây có tánh lửa lại đầy đủ phương tiện, lửa dần xuất hiện thiêu đốt gỗ không thừa. Nhơn duyên đầy đủ lại cũng như vậy. Bên trong có bản giác là Phật tánh. Bên ngoài đầy đủ công năng tu hành, là cái nhơn hạnh của hằng trăm việc viên mãn; đầy đủ cái quả vạn đức; ba trí cùng hành bốn đức đều khai mở. Như căn bản nếu nhơn duyên đầy đủ; nghĩa là tự có lực huân tập; lại vì chư Phật, chư Bồ Tát với lòng từ bi nguyện gia hộ; cho nên có thể khởi tâm xa lìa khổ; tin có Niết Bàn tu tập căn lành. Dùng sự tu căn lành ấy thành tựu, liền gặp ngay chư Phật, chư Bồ Tát, chỉ bày giáo hóa lợi lạc hoan hỷ. Cho đến có thể hướng vào Niết Bàn.

Đã nói qua vế tổng phiêu quy tắc quyết định môn rồi. Bây giờ lần lượt nói về duyên tướng tán thị sanh giải môn. Trong môn nầy tức có hai thuyết. Những gì là hai? – Một là tổng thuyết; hai là biệt thuyết. Trong tổng thuyết lại có hai ý. Những gì là hai? – Một là năng duyên; hai là sở duyên. Nói là năng duyên tức là ứng, hóa thân hay vì chúng sanh tạo tác thành cảnh giới bản giác. Như căn bản dụng công huân tập vậy. Nói là sở duyên tức là chúng sanh giới, tất cả chư Phật, chỗ hóa hiện đổi thay, như căn bản tức là chúng sanh có lực ngoại duyên. Trong biệt thuyết lại có hai môn; những gì là hai? – Một là hữu giảm trạch duyên; hai là vô giản trạch duyên. Như căn bản như thế ngoại duyên có rất nhiều nghĩa, lược nói có hai. Những gì là hai? – Một là sai biệt duyên; hai là bình đẳng duyên. Nói là hữu giảm trạch duyên có nghĩa là có hai ý. Những gì là hai? – Một là người hay duyên vào và hai là cảnh hay duyên vào; người mà hay duyên vào đây phân chia rõ ra sao? – Đó là phát tâm làm đầu và Như Lai địa làm cuối; có thể tạo ra duyên nầy. Còn chỗ duyên cảnh phân tích kỹ thì ra sao? – Đó là thông qua tà định; chẳng định 2 loại chúng sanh vậy.

Lại nữa thông đối với chánh định tụ và do căn bản sai biệt duyên; nên người này nương vào nơi chư Phật và Bồ Tát. Từ lúc mới bắt đầu phát ý cầu đạo cho đến khi thành Phật; hoặc thấy; hoặc nhớ nghĩ; hoặc vì quyến thuộc cha mẹ cùng những người thân cận; hoặc vì sự cấp dưỡng; hoặc vì bạn bè quen thân; hoặc vì oan gia; hoặc khởi lên bốn nhiếp cho đến tất cả chỗ làm, vô lượng hành duyên, rồi khởi lên lực đại bi huân tập; hay làm cho chúng sanh tăng trưởng căn lành. Hoặc thấy, hoặc nghe đều được lợi ích. Từ đây trở xuống thấy rõ thiện căn rồi, thành thục hay chưa thành thục có sự sai biệt. Nghĩa là có chúng sanh đã thành thục căn lành nầy rồi, liền ứng hóa nơi thân, tức liền mau được đắc độ. Lại có chúng sanh căn lành chưa thành thục và ứng hóa thân lúc ấy sẽ còn xa hơn nữa để được đắc độ. Như căn bản, duyên nầy có hai loại. Những gì là hai? Một là cận duyên tốc đắc độ; hai là viễn duyên cửu viễn đắc độ. Từ đây trở xuống đối với duyên gần xa mỗi mỗi khai mở hai duyên, hiển thị nhơn quả và tướng sai biệt. Những gì là hai? – Một là tăng nhân duyên; hai là tăng quả duyên. Tăng nhân duyên nghĩa là tăng loại duyên kia mỗi mỗi đều tăng trưởng Thập Địa Vạn Hạnh. Tăng quả duyên có nghĩa là hai loại duyên kia mỗi mỗi tăng trưởng Như Lai địa, viên mãn quả. Như căn bản gần xa hai duyên nầy phân biệt. Lại có hai loại. Những gì là hai? – Một là tăng trưởng hành duyên; hai là thọ đạo duyên.

Đã nói qua về giản trạch duyên rồi. Bây giờ lần lượt nói đến vô giản trạch duyên. Ở trong câu văn nầy lại có hai môn. Những gì là hai? – Một là tổng; hai là biệt. Trong tổng ấy nói về duyên bình đẳng; tất cả chư Phật, Bồ Tát đều nguyện độ thoát tất cả chúng sanh. Tự nhiên huân tập thường hằng chẳng lìa bỏ. Tức là do lòng từ bi nguyện lực duyên vậy. Cho nên tất cả chư Phật, chư Bồ Tát đối với mọi lúc và với tất cả nơi thường hay huân tập tất cả vô lượng chúng sanh mà hay tạo ra cảnh; phát khởi không khó phục tàng thiện căn, thường chẳng bỏ sót. Dùng đồng thể trí lực để tùy theo chỗ thấy nghe mà hiện tạo tác các nghiệp. Tức là thực hành. Đây chính là sự ứng hóa của Phật và tùy theo sự chuyển động lực tự tại vô ngại. Tùy theo lúc, tùy theo nơi, tùy chốn, tùy việc, tùy sự ưa vui, thuận thuận như như hiển thị tám loại nghiệp lợi ích; giáo hóa chúng sanh không chừa bỏ ai. Cho nên chúng sanh nương vào Tam Vị, liền được bình đẳng thấy chư Phật vậy. Tức là hiển thị quán Phật chánh pháp. Nghĩa là tất cả chư Phật xuất hiện trong chúng sanh giới. Giống như sừng trong lông; nhiều loại khác nhau chẳng thể nói hết trong từng kiếp. Như vậy tuy có vô lượng vô biên nhưng nếu chẳng tu Xa Ma Tha (định) thì rốt cuộc chẳng thấy được Phật. Cho nên phát tâm nầy rồi cùng tất cả chư Phật, chư Bồ Tát, dùng Tam Muội lực quán chiếu thân pháp tánh của chư Phật. Bình đẳng bình đẳng, chẳng có sai biệt; đồng nhứt chơn như; đồng nhứt pháp thân. Tuy thấy khác chính mình mà tự mình lại chẳng sai biệt. Cho nên nói rằng bình đẳng thấy Phật.

Đã nói về tổng thuyết môn. Bây giờ lần lượt nói về biệt thuyết môn. Trong môn nầy tức có hai môn. Những gì là hai? – Một là vị nhập chánh vị; hai là dĩ nhập chánh vị. Sao gọi tên là Vị nhập chánh vị? – Nghĩa là thập tín phàm phu, tất cả nhị thừa Tam Hiền Bồ Tát v.v… chưa được chánh thể trí; chưa chứng được hậu đắc trí; chưa chứng được như lý. Như căn bản thể dụng nầy huân tập phân biệt. Lại có hai loại. Những gì là hai? – Một là vị tương ưng; nghĩa là phàm phu nhị thừa, sơ phát ý Bồ Tát lấy ý, ý thức huân tập; nương vào tín lực để tu hành nhưng chưa được tâm vô phân biệt cùng với thể tương ưng. Chưa được tự tại nghiệp tu hành cùng với dụng tương ưng vậy. Thế nào gọi là đã nhập vào chánh vị? Nghĩa là Thập Địa Bồ Tát bên trong được chánh trí; bên ngoài được hậu trí. Một phần trí dụng cùng với Như Lai. Do căn bản huân lực tự nhiên tu hành; tăng trưởng chơn như nên diệt vô minh. Như căn bản hai ấy cùng tương ưng. Nghĩa là pháp thân Bồ Tát được tâm chẳng phân biệt, cùng với chư Phật tự thể tương ưng vậy. Được tự tại nghiệp tu hành cùng với trí dụng tương ưng. Chỉ nương vào pháp lực tự nhiên tu hành huân tập, chơn như diệt vô minh.

Đã nói qua về Phân bộ tán thuyết môn. Bây giờ lần lượt nói tận bất tận biệt môn. Trong môn nầy vì muốn làm rõ nghĩa gì vậy? – Vì muốn hiển thị tất cả pháp vọng, chẳng phải đạo lý; cho nên vô thỉ vô chung. Tất cả tịnh pháp khế hợp với đạo lý; cho nên có thể không chung. Lại nữa vì muốn hiển thị chơn vọng hai pháp hay khác nhau nhiều: cho nên chẳng đầy đủ việc làm. Lại nữa vì muốn hiển thị chơn vọng hai pháp chẳng có hơn thua. Thể tướng nầy cùng với sự rộng hẹp không có và việc làm nầy cũng như nghiệp giống nhau. Như căn bản lại nói nhiễm pháp thì từ vô thỉ đến nay huân tập chẳng dứt cho đến sau khi thành Phật, tức có đoạn tịnh pháp; huân tập tức chẳng có đoạn, cho đến vị lai. Nghĩa nầy thế nào? – Dùng pháp chơn như thường hay huân tập vậy. Vọng tâm liền diệt; pháp thân hiển hiện, khởi dụng huân tập cho nên không có sự đoạn lìa.

    Xem thêm:

  • Luận Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề - Luận Tạng
  • Luận Chư Giáo Quyết Định Danh Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn - Luận Tạng
  • Tam Luận Lược Chương - Luận Tạng
  • Ngộ Tánh Luận - Luận Tạng
  • Giảng Giải Kinh Viên Giác - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 3 - Luận Tạng
  • Luận Tối Thượng Thừa - Luận Tạng
  • Thành Duy Thức Luận - Luận Tạng
  • Luận Nhập Đại Thừa - Luận Tạng
  • Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Luận Tạng
  • Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Lược Sớ - Luận Tạng
  • Sớ Thần Bảo Ký Nhơn Vương Hộ Quốc Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Luận Tạng
  • Luận Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Khai Tâm Hiển Tánh Đốn Ngộ Chơn Tông - Luận Tạng
  • Một Trăm Câu Hỏi Đáp Về Pháp Môn Niệm Phật - Luận Tạng
  • Thiền Tông Khảo Luận - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 2 - Luận Tạng
  • Tán Thuật Kinh Kim Cang Bát Nhã - Luận Tạng