1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Quyển 8

Đã nói qua về giải thích phần rồi; bây giờ lần lượt nói về tu hành tín tâm phần. Trong phần nầy lại có bảy môn. Những gì là bảy? – Một là năng trị sở trị khế đương môn; hai là tín tâm phẩm loại phần bộ môn; ba là tu hành phương tiện thiện xảo môn; bốn là quảng thích ma sự đối trị môn; năm là tán thán tam muội công đức môn; sáu là lưỡng luân cụ khuyết ích tổn môn; bảy là cần liệt hướng thắng bất thoái môn. Đây gọi là bảy.

Năng trị sở trị khế đương môn, tướng nầy như thế nào?

Nói rằng: Trong đây nương vào chỗ chưa nhập vào chánh định tụ của chúng sanh; nên nói về tu hành tín tâm phần.

Luận rằng: Nói trong nầy nương vào chỗ chưa nhập chánh định tụ chúng sanh tức là sở trị. Đây có nghĩa là chỗ hóa thành cảnh giới; nên nói là tu hành tín tâm phần; tức là năng trị. Đây có thể biến hóa thành giáo pháp; chỗ hóa ra cảnh giới ấy số lượng như thế nào? – Nghĩa là nhiếp hai tụ của chúng sanh vậy. Những gì là hai? – Một là tà định tụ và hai là bất định tụ. Tên gọi làm một. Vì sao vậy? – Hai chúng sanh nầy tất cả đều chưa nhập vào chánh định tụ vậy. Nói là khế đương, tướng nầy như thế nào? – Nghĩa là hai chúng sanh ấy mỗi mỗi khế hợp chỗ dạy dỗ. Còn tướng của khế như thế nào? – Nghĩa là muốn tà định tụ chúng sanh; nên nói tín tâm môn. Vì muốn cho bất định tụ chúng sanh kia; nên nói tu hành môn. Vì sao thế? – Vì lần lượt vào nơi pháp nầy vậy. Nghĩa là người chưa tin tưởng, trước tiên khởi lên niềm tin. Người tin tưởng ấy là kẻ tu hành ngay thẳng. Lại được trải qua sự lợi ích vậy.

Đã nói về năng trị sở trị khế đương môn; bây giờ lần lượt nói về tín tâm phẩm loại phần bội môn.

Nói rằng: Tín tâm là những gì? Vì sao lại tu hành? – Lược nói về tín tâm có bốn loại. Những gì là bốn? – Một là tín căn bản: nghĩa là lạc niệm chơn như pháp; hai là tin Phật có vô lượng công đức; thường nhớ nghĩ thân cận cúng dường cung kính phát khởi căn lành; nguyện cầu tất cả trí; ba là tín pháp, có được đại lợi ích, thường nhớ nghĩ tu hành các Ba La Mật; bốn là tin Tăng, hay tu hành chơn chánh, tự lợi lợi tha, thường hay vui thân cận các chúng Bồ Tát, cầu học hạnh như thật.

Luận rằng: Trong câu văn nầy có 3 môn. Những gì là ba? – Một là trực vấn tín tâm phẩm loại môn; hai là trực vấn tu hành phẩm loại môn; ba là lược đáp hiển thị tín tâm môn. Đây gọi là ba.

Nói là trực vấn tín tâm phẩm loại môn nghĩa là tổng vấn tín tâm lượng. Như căn bản có bao nhiêu tín tâm? Nói là trực vấn tu hành phẩm loại môn nghĩa là tổng vấn tu hành lượng. Như căn bản tu hành là những gì? – Cả trong 3 môn nầy lại có 3 môn. Những gì là ba? – Một là tổng đáp môn; hai là tổng vấn môn; ba là quảng đáp môn. Nói là tổng vấn đáp môn nghĩa là tổng đáp chỗ nói nầy. Như căn bản lược nói tín tâm có bốn loại. Nói là tổng vấn môn nghĩa là tổng vấn chỗ nói nầy. Như căn bản vì sao lại có bốn? Trong 3 môn ấy lại có 4 loại môn. Những gì là bốn? – Một là tín bổn, làm cho tâm bình đẳng môn; hai là tín Phật hân, có công đức môn; ba là tín pháp tinh tấn tu hành môn; bốn là tín Tăng, làm cho tâm vô tránh môn. Đây được gọi là bốn.

Nói là tín bổn làm cho tâm bình đẳng môn nghĩa là vui tin, làm tự căn bản chơn như lý pháp. Do lực vô minh nên đủ loại sai biệt. Tất cả các tâm đều gặp và một, làm cho bình đẳng. Như căn bản một ấy là tín căn bản; nghĩa là vui tin chơn như pháp. Nói là vui tin theo Phật có công đức môn nghĩa là vui tin vô thượng đại giác Như Lai Thế Tôn. Vui cầu vô lượng vô biên tất cả công đức. Như căn bản thứ hai ấy tin Phật có vô lượng công đức thường hay nhớ nghĩ gần gũi cúng dường cung kính phát khởi căn lành, nguyện cầu tất cả trí. Nói là tin pháp siêng năng tu hành môn, nghĩa là vui tin ba đời chư Phật vì tự nhớ nghĩ đến cha, vì tự nhớ nghĩ đến Thầy, chẳng thể cải đổi, chẳng thể sanh diệt, hư không kim cang bất động quy tắc. Có bất khả tư nghì, bất khả tư nghì thù thắng lợi ích. Thường hay lưu chuyển ở tất cả thời và đối với tất cả nơi. Tu hành tất cả trợ đạo phẩm. Như căn bản thứ ba là tín pháp, có lợi ích lớn, thường nhớ nghĩ tu hành các Ba La Mật.

Nói là tin Tăng làm cho vô tránh môn; nghĩa là vui tin tất cả vô lượng Bồ Tát tăng Chúng được lưỡng thắng hạnh, vì cái đức bên trong của chính mình. Dầu gần dầu xa tùy tự lúc nghe, tùy theo lúc thấy, tùy theo lúc suy nghĩ, đến lui nơi Tăng, cho đến tâm lắng nghe thọ nhận đủ các loại pháp sâu, đủ loại kinh điển sâu xa; đủ loại thâm luận, đủ loại thâm lý, đủ loại diệu sự chẳng đoạn tuyệt. Như căn bản thứ tự là tin nơi Tăng có thể tu hành chơn chánh tự lợi lợi tha, thường vui gần gũi Bồ Tát chúng, cầu học như thực hành.

Đã nói qua về tín tâm loại phần bội môn rồi; bây giờ lần lượt nói về tu hành phương tiện thiện xảo môn. Nói rằng: Tu hành có 5 môn hay thành tựu niềm tin nầy. Những gì là năm? – Một là thí môn; hai là giới môn; ba là nhẫn môn; bốn là tiến môn; năm là chỉ quán môn. Thế nào là tu hành thí môn? – Nếu thấy tất cả những người đến cầu thì tùy theo chỗ tài vật và sức lực mà thí cho. Đó là tự xả bỏ sự tham kiết, làm cho kia được vui vẻ. Nếu thấy sự nguy nan, sợ hãi nguy bách, tùy theo đó mà giúp cho đừng sợ hãi. Nếu có chúng sanh nào đến cầu pháp, thì tùy theo đó mà giải thích phương tiện để nói, chẳng nên tham cầu danh lợi cung kính. Chỉ nhớ nghĩ đến sự tự lợi lợi tha, hồi hướng đến Bồ Đề.

Những gì là tu hành giới môn? – Đó là chẳng giết hại, chẳng trộm cướp, chẳng dâm, chẳng nói lưỡi hai chiều, chẳng nói lời hung ác, chẳng nói lời không thật, chẳng trau chuốt lời nói. Xa lìa sự tham si, xiểm nịnh gièm pha, sân hận tà kiến. Nếu làm người xuất gia thì chỉ chỗ bẻ gãy phiền não và cũng nên xa lìa những nơi ồn ào, mà thường ở chỗ yên tịnh, tu tập thiểu dục tri túc, hành những hạnh đầu đà cho đến tội nhỏ tâm cũng sanh sợ hãi, xấu hổ cải hối. Chẳng được khinh xuất nơi Như Lai chế ra cấm giới. Thường hay giữ gìn cẩn thận chẳng để cho chúng sanh khởi lên tội lỗi.

Thế nào là tu hành nhẫn môn? – Đó là nên nhẫn với người khác khi có tâm buồn phiền mà chẳng hoại báo. Lại nữa nhẫn ấy đối với lợi suy, hủy dự, xưng cơ, khổ lạc pháp vậy.

Thế nào là tu hành tín môn? – Đó là đối với những việc lành, tâm chẳng giải đãi thối thất, lập chí kiên cường, xa lìa pháp yếu kém. Nên nhớ nghĩ về quá khứ cho đến tận vị lai, thọ thân hư hoại nầy tất cả thân tâm đều là khổ lớn, không có lợi ích gì. Cho nên phải siêng tu những công đức. Tự lợi lợi tha xa rời những việc khổ. Lại nữa nếu có người tuy tu hành tín tâm mà từ khi sanh ra trong đời cho đến nay có nhiều tội nặng, nghiệp chướng xấu ác. Vì tà ma của các hồn làm chỗ não loạn; hoặc vì công việc của thế gian đủ loại buộc ràng. Hoặc vì bịnh khổ bị làm não, rồi làm cho có nhiều chướng ngại như thế. Cho nên phải siêng năng tinh tấn ngày đêm 6 thời lễ bái chư Phật, thành tâm sám hối, khuyến thỉnh tùy hỷ. Hồi hướng Bồ Đề, thường chẳng dừng nghỉ, sẽ được bớt chướng và căn lành tăng trưởng.

Thế nào là tu hành chỉ quán môn? – Nói là chỉ nghĩa là dừng tất cả những cảnh giới tướng, tùy thuận với Xa Ma Tha để quan sát nghĩa lý. Còn nói là quán nghĩa là phân biệt nhân duyên sanh diệt tướng, tùy thuận theo Tỳ Bà Xá Na, nghĩa ấy là quán. Thế nào là tùy thuận với hai nghĩa nầy để dần dần tu tập? – Nghĩa là chẳng có tướng xa lìa mà hay hiện tiền vậy. Nếu muốn tu chỉ, nên ở nơi yên ổn, ngồi ngay ý chánh, chẳng nương vào hơi thở; chẳng nương vào hình sắc; chẳng rơi vào nơi hư không; chẳng nương vào nơi đất, nước, lửa, gió cho đến chẳng nương vào chỗ thấy, nghe, giác, tri. Tất cả các tưởng tùy nơi nhớ nghĩ đều loại trừ, lại phải loại trừ ý nghĩ về tất cả các pháp xưa nay vốn chẳng có tưởng. Niệm niệm chẳng sanh, niệm niệm chẳng diệt. Lại cũng chẳng được nương vào tâm bên ngoài để nhớ nghĩ đến cảnh giới. Sau đó dùng tâm trừ tâm. Nếu mà tâm tán loạn, liền nhiếp trụ lại ở nơi chánh niệm. Với chánh niệm nầy nên rõ chỉ có tâm là không có ở cảnh giới bên ngoài. Tức là tâm nầy chẳng có tự tướng. Niệm niệm chẳng thể được. Nếu từ chỗ ngồi đứng dậy, đi tới lui, dừng nghĩ chỗ làm đối với tất cả lúc hay nhớ đến phương tiện tùy thuận quan sát, lâu dài huân tập thuần thục tâm nầy trụ được. Khi tâm trụ rồi dần dần được mạnh mẽ lợi ích. Tùy thuận được nhập vào chơn như Tam Muội. Điều phục phiền não sâu dầy, tín tâm tăng trưởng, mau thành chẳng thoái. Chỉ trừ nghi hoặc, chẳng tin mà còn phỉ báng nữa. Tội nặng nghiệp chướng, ngã mạn giải đãi. Những người như thế chẳng thể vào được. Lại nữa nương vào Tam Muội nầy liền rõ biết pháp giới một tướng. Nghĩa là tất cả pháp thân chư Phật cùng với thân của chúng sanh đều bình đẳng không hai. Đây gọi là nhứt hạnh Tam Muội; nên rõ chơn như Tam Muội căn bản. Nếu người tu hành dần dần hay sanh được vô lượng Tam Muội.

Luận rằng: Trong câu văn nầy có 5 môn. Những gì là năm? – Một là Tổng phiêu đáp tiền sở vấn môn; hai là thông đạt tổng vấn sở thuyết môn; ba là lược đáp kiến lập môn số môn; bốn là lược vấn quảng đáp tán thuyết môn; năm là tán thán Tam Muội thắng môn. Đây gọi là năm.

Nói là tổng phiêu đáp tiền sở vấn môn nghĩa là Tổng đáp tiền vấn môn kia. Như căn bản tu hành có 5 môn hay thành tựu niềm tin nầy.

Nói là thông đạt tổng vấn sở thuyết môn nghĩa là tổng vấn chỗ nói nầy. Như căn bản của năm ấy là gì?

Nói là lược đáp kiến lập môn số môn nghĩa là kiến lập đại môn số. Như căn bản một ấy là thí môn; hai là giới môn; ba là nhẫn môn; bốn là tín môn và năm là chỉ quán môn. Vì sao phải lần lượt như vậy? – Nghĩa là tu hành lục độ lần lượt các pháp như thế. Tiếp đến trong lược vấn quảng đáp tán môn lại có 5 môn. Vì có 5 môn nên hay quan sát phán xét. Trong 5 môn nầy mỗi mỗi lại có hai môn. Những gì là hai? – Một là lược vấn môn và hai là quảng đáp môn. Đây gọi là hai.

Như đây lần lượt chẳng sai số lượng; nên phán xét suy nghĩ giải thích. Trong đệ nhứt tu hành thí môn ấy nói tu hành thí môn là nghĩa gì? – Đây tức là lược vấn môn. Nghĩa là khai mở sự hỏi han; cho nên sau đó các môn cũng phải nên biết như vậy. Trong quảng đáp môn lại có 3 loại thí. Những gì là ba? – Một là tài vật thí; hai là tùy ý thí và ba là giáo pháp thí. Nói là tài vật thí nghĩa là nếu có chúng sanh nào đó đến ta và xin ăn nơi ta, ta liền chẳng nghi mà tùy lúc tùy nơi tất cả đều thí cho và chẳng có ý nhớ nghĩ lại. Những gì gọi là tài vật vậy? Có bao nhiêu vật như thế? – Một là nội vật; hai là ngoại vật. Đây chính là hai.

Trong nội vật lại cũng có hai. Những gì là hai? – Một là vô sắc; hai là hữu sắc. Nói vô sắc tức là tâm thức; nói hữu sắc có nghĩa là các căn. Nếu có chúng sanh đến ta để xin tâm thức của ta, ta liền chẳng tiếc, tùy thời thí cho, làm cho kia hoan hỷ. Nếu có chúng sanh đến nơi ta, tùy theo chỗ dùng mà xin ta mỗi mỗi phần của cơ thể, ta liền thí cho kia hoan hỷ, chẳng tiếc nuối. Đây chính là hai loại nội tài vật.

Còn ngoại vật cũng có hai loại. Những gì là hai? – Một là hữu thức; hai là vô thức. Nói hữu thức có nghĩa là vợ con, nô tỳ v.v… Nói là vô thức tức là cung điện, nhà cửa, y phục, đồ đạc v.v… nếu có chúng sanh đến nơi chỗ ta xin những đồ vật ấy, ta liền chẳng tiếc, tùy thời thí cho làm cho kia hoan hỷ. Đây gọi là hai loại ngoại tài vật. Như căn bản nếu thấy tất cả đến cầu xin chỗ tài vật, tùy theo lực mà chu cấp cũng như tự xả bỏ sự keo kiệt, làm cho kia hoan hỷ.

Đã nói về tài vật thí rồi; bây giờ lần lượt nói về tùy theo đó mà thí. Sao gọi đó là tùy đó mà nên thí? – Nghĩa là hoặc có chúng sanh ngũ căn chẳng đầy đủ, bị mất mát; hoặc có chúng sanh bịnh khổ vô lượng, chẳng được an ổn; hoặc có chúng sanh tâm nầy ngu si, chẳng thể rõ biết, hành giả lúc bấy giờ là một hiền sĩ, liền tùy theo việc nầy mà thích nghi; tùy theo việc nầy mà thích ứng; tùy theo cái nầy mà dùng đến, hay vui chọn lựa, hay lành phân biệt, trừ sự khổ não cho kia, làm cho hoan hỷ. Cho nên nói đây là tùy ưng thí. Như căn bản, nếu thấy sự nguy nan, sợ hãi, nguy bách tùy theo đây mà bảo bọc cho để không phải sợ.

Đã nói qua về tùy ứng thí rồi; bây giờ lần lượt nói về giáo pháp thí. Sao gọi là giáo pháp thí? – Nghĩa là có chúng sanh có lúc, chẳng phải lúc; thân thiện hay chẳng thân; quý phái hay chẳng quý; ngu si hay chẳng ngu; hoặc chồng hay chẳng phải; hoặc người nữ hay chẳng phải người nữ; hoặc ác hay chẳng ác; hoặc người hay chẳng phải người. Như vậy những loại ấy đến nơi ta muốn cầu pháp, thì ta liền chẳng tiếc, phát khởi vô lượng vô biên, quảng đại viên mãn, tâm đại từ bi, quyết đoạn trừ những nghi kia, giải trừ phiền não, hay tăng trí huệ và nhiếp thủ người kia, chẳng đọa vào đường ác, làm cho kia đến được vô thượng đại bồ đề. Cho nên nói đây là giáo pháp thí. Như căn bản, nếu có chúng sanh đến cầu pháp, tùy đây mà giải nói và phương tiện mà nói, chẳng nên tham cầu danh lợi cung kính, chỉ nhớ đến việc lợi mình lợi người hồi hướng đến Bồ Đề vậy.

Đã nói qua về tu hành thí môn rồi; bây giờ lần lượt nói về tu hành giới môn. Trong môn nầy có 4 môn. Những gì là bốn? – Một là kiến lập giới tướng phiêu tông môn; hai là thành tựu giới phẩm thắng xứ môn; ba là cụ túc giới hạnh bất khinh môn; bốn là thủ hộ, bất lịnh phỉ báng môn. Đây gọi là bốn.

Nói là kiến lập giới tướng phiêu tông môn, nghĩa là kiến lập 10 loại thanh tịnh phòng chuyển giới. Như căn bản những gì là tu hành giới môn? – Đó là bất sát, bất đạo, bất dâm, bất lưỡng thiệt, bất ác khẩu, bất vọng ngữ, bất ỷ ngữ, xa lìa sự tham lam tật đố, dua nịnh, sân si tà kiến v.v… Nói là thành tựu giới phẩm thắng xứ môn nghĩa là nếu cụ túc giới phẩm, thường nên xa lìa sự tán loạn và những xú tạp nhiễm. Thường hay thân cận, tịch tĩnh thắng xứ. An trụ ở trong nầy chẳng xa lìa. Như vậy nếu là người xuất gia thì sẽ bẻ gãy được phiền não lại cũng phải xa rời chỗ ồn ào, mà thường ở nơi yên lặng.

Nói là cụ túc giới hạnh bất khinh môn nghĩa là tu hành các loại diệu hạnh, khởi lên tâm tin sâu xa, chẳng được khinh lờn những giới căn bản của Như Lai đã chế. Như căn bản sự tu tập thiểu dục tri túc, đầu đà hạnh v.v… cho đến tội nhỏ tâm sanh sợ hãi, tàm quý, cải hối chẳng thể khinh nhờn đối với những giới cấm mà Như Lai đã chế.

Nói là thủ hộ, bất lịnh phỉ báng môn có nghĩa là hộ trì giới ấy tinh chuyên như Phật nhãn, chung quy chẳng để bị phá, đầy đủ tự lợi. Những loại chúng sanh buông lung, khoe khoang ấy làm cho chẳng phát khởi vọng tưởng tạo ra các tội; đầy đủ lợi tha viên mãn trang nghiêm như biển đại giác. Như căn bản sẽ giữ gìn việc khoe khoang, không làm cho chúng sanh vọng khởi sai trái tội lỗi vậy.

Đã nói qua về sự tu hành giới môn rồi; bây giờ lần lượt nói về tu hành nhẫn môn. Trong môn nầy lại có 2 môn. Những gì là hai? – Một là hiển thị lược nhẫn trạng ngã môn; hai là hiển thị quảng nhẫn vô ngã môn. Đây gọi là hai. Nói là hiển thị lược nhẫn trạng ngã môn nghĩa là nếu có chúng sanh tạo tác các cảnh như A Xà Thế, làm cho não hại tâm ta, hành giả lúc ấy, tâm nầy nên nhẫn, chẳng động loạn não hại.

Như căn bản vì sao nói là tu hành nhẫn môn? – Đó là nên nhẫn người khác, tâm nào chẳng nhớ về báo. Còn nói là hiển thị quảng nhẫn vô ngã môn nghĩa là hoặc có chúng sanh lấy sự uống ăn, y phục cùng những tài vật, thí cho họ khi đến ta, làm cho lợi ích hoan lạc; hoặc có chúng sanh dùng đến kiếm gậy các loại tướng sợ hãi đến nơi ta, gây tổn hại cho ta. Ta nương vào nơi chánh làm cho chẳng được như ý; hoặc có chúng sanh dùng sự thô ác hủy báng các loại lời nói xấu hoặc xa hay gần gán ghép cho ta; hoặc có chúng sanh dùng chánh trụ các loại đức để tán thán thân ta. Như thế các loại mà tâm nầy bình đẳng kiên cố chẳng động như núi Tu Di thì như thế lại nên nhẫn ở nơi lợi suy, hủy dự, xưng cơ, khổ lạc pháp vậy.

Đã nói qua về tu hành nhẫn môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến tu hành tiến môn. Trong môn nầy có 2 môn. Những gì là hai? – Một là thông thị tu hành tinh tấn môn; hai là biệt thích tu hành tinh tấn môn. Nói là thông thị tu hành tinh tấn môn nghĩa là đối với những việc lành thì tâm nầy chuyển đổi tốt hơn, siêng năng muốn sự tinh tấn ấy cuối cùng chẳng dứt. Như căn bản, những gì là tu hành tinh tấn môn? – Đó là đối với những việc lành, tâm chẳng giải đãi thối lui, lập chí kiên cường, xa lìa sự yếu đuối.

Còn biệt thích tu hành tinh tấn môn lại cũng có hai môn. Những gì là hai? – Một là vô chướng tu hành tinh tấn môn; hai là hữu chướng tu hành tinh tấn môn. Nói là vô chướng tu hành tinh tấn môn nghĩa là hành giả nhớ nghĩ như thế nầy: ta từ vô thỉ quá khứ đến nay chỉ thọ hư vọng, chẳng thật thân tâm. Cũng chẳng thể thọ được Kim Cang bất hoại thân tâm, chẳng ngoài nhơn duyên. Chỉ trong diệu hành đó, chẳng siêng hành động. Ta nếu giải đãi như trước chẳng làm. Hướng đến vị lai và quá khứ lại cũng thọ đủ lại chẳng có lợi ích hư vọng thân tâm; chẳng có thời kỳ ra khỏi. Trên tự thân của ta cũng chẳng ra khỏi, đều mất tự lợi, hà huống cứu tế đủ loại khổ của chúng sanh đầy đủ lợi tha. Nhớ đến điều nầy rồi liền phát khởi tâm đại tinh tấn. Tu hành, hành nhơn như biển cả. Trang nghiêm và quả ấy mãn đức. Kiến lập lưỡng lợi chẳng khiếm khuyết. Như căn bản sẽ nhớ nghĩ về quá khứ xa xôi đã qua đến nay chỉ hư thọ tất cả thân tâm đại khổ, chẳng có lợi ích gì cả; cho nên siêng tu các công đức làm tự lợi lợi tha, xa lìa những khổ sở.

Nói là hữu chướng tu hành tinh tấn môn nghĩa là nếu có chúng sanh có vô thỉ quá khứ quá nhiều nghiệp chướng, vì ma ngoại đạo và ác quỷ thần não loạn chẳng thể tu hành; hoặc có chúng sanh vì đời hiện tại đủ loại công việc ràng buộc chẳng thể tu hành; hoặc có chúng sanh vì tất cả các loại bịnh khổ bách não chẳng thể tu hành. Như vậy các chúng sanh ấy tuy lấy tai nghe và nghe rồi liền tôn xưng. Mắt thấy và thấy ấy đem dạy dỗ nói tướng, mà chẳng thể siêng tu hành, sanh ra xa lìa tâm cầu. Đoạn tâm nầy tinh tấn, phát khởi các loại thắng diệu phương tiện. Còn loại tâm bảo bọc, nghiệp chướng hải dần dần sóng ấy mất và công đức như đồi núi ấy từ từ cao lên. Tám loại gió chẳng động; chín kết sử chẳng trói. Như căn bản lại nói nếu người nào tuy tu hành tín tâm từ đời trước đến nay có nhiều loại tội ác nghiệp chướng, rồi vì tà ma, quỷ quái làm não loạn; hoặc vì công việc của thế gian đủ loại trói buộc; hoặc vì bịnh khổ làm não hại như thế nhiều sự chướng ngại. Cho nên phải tinh tấn ngày đêm 6 thời lễ bái chư Phật, thành tâm xấu hổ sám hối, siêng năng tùy hỷ hồi hướng Bồ Đề thường chẳng dừng nghỉ, sẽ khỏi các chướng và căn lành tăng trưởng.

Đã nói qua về tu hành tinh tấn môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến tu hành chỉ quán môn. Trong môn nầy lại có 4 môn. Những gì là bốn? – Một là tổng phiêu tổng thích chỉ quán môn; hai là tổng phiêu tổng thích quán luân môn; ba là lược thích quyết trạch tùy thuận môn; bốn là quảng thích trạch chỉ luân môn. Đây gọi là bốn.

Nói là tổng phiêu tổng thích chỉ luân môn nghĩa là dừng lại sự suy nghĩ, hiểu biết của tâm; ngại sự nhớ nghĩ tán loạn, an trụ một chỗ và tánh ấy tịch tịnh, chẳng ra khỏi nơi tất cả cảnh giới tướng. Tùy thuận định Phiêu Đà A La quán nghĩa. Như căn bản những gì là tu hành chỉ quán môn? – Nói chỉ có nghĩa là dừng tất cả những cảnh giới tướng, tùy thuận Xa Ma Tha quán nghĩa vậy. Nói là Tổng phiêu tổng thích quán luân môn nghĩa là rõ biết chọn lựa nhơn duyên đạo lý, phán xét phân biệt hình tướng vô thường. Hay lành thông đạt hay lành rõ biết. Tùy thuận quán Phiêu Đà A La Quán nghĩa. Như căn bản nói quán có nghĩa là phân biệt nhơn duyên sanh diệt tướng, tùy thuận Tỳ Phạt Xá Na quán nghĩa vậy. Nói lược thích quyết trạch tùy thuận môn nghĩa là định tùy thời nơi quán kia, liền thuận quán tùy thời trong định kia, tức là thuận. Đầy đủ đầy đủ chẳng lìa chuyển đổi. Như căn bản những gì là tùy thuận mà hai nghĩa nầy dần dần tu tập chẳng hề xa lìa với hiện tiền vậy.

Trong quảng thích quyết trạch chỉ luân lại có 4 môn. Những gì là bốn? – Một là thành tựu chỉ luân nhơn duyên môn; hai là trực thị tu hành chỉ luân môn; ba là tu hành chỉ luân đắc ích môn; bốn là giản nhập bất nhập phân tế môn. Đây gọi là bốn.

Trong đệ nhứt thành tựu chỉ luân nhơn duyên môn lại có 15 loại. Những gì là mười lăm? – Một là trụ xứ tịch tịnh nhơn duyên; hai là độc nhứt bất cộng nhơn duyên; ba là sở cư phương tiện nhơn duyên; bốn là y phục cụ túc nhơn duyên; năm là ẩm thực cụ túc nhơn duyên; sáu là kiết giới hộ tịnh nhơn duyên; bảy là xá trạch tạo lâp nhơn duyên; tám là ngôn ngữ bất xuất nhơn duyên; chín là tọa tượng tạo lập nhơn duyên; mười là tọa kỳ tọa trung nhơn duyên; mười một là xuất nhập thời tiết nhơn duyên; mười hai là tri thức thiện hữu nhơn duyên; mười ba là ấn tri tà chánh nhơn duyên; mười bốn là thực thiện lâm thụ nhơn duyên; mười lăm là tự luân phục cựu nhơn duyên. Đây gọi là 15 loại đại nhơn duyên.

Nói là trụ xứ tịch tịnh nhơn duyên nghĩa là vì tu chỉ luân môn kia, ở nơi núi rừng vắng vẻ yên tịnh kia, xa lìa sự tán loạn tụ lạc. Vì sao vậy? – Nơi ồn ào chỉ luân môn kia khó thành tựu vậy.

Nói là độc nhứt bất cộng nhơn duyên nghĩa là vì tu chỉ quán môn kia ở trong giới nội không có lý do cho hai người cùng ở. Vì sao vậy? – Vì làm động loạn phiền nhau.

Nói là sở cư phương tiện nhơn duyên nghĩa là vì tu chỉ luân môn kia chỉ ở hai bên đông tây chứ 2 phương nam bắc không được ở. Vì sao vậy? – Vì có giác luân vậy.

Nói là y phục cụ túc nhơn duyên nghĩa là vì tu chỉ luân môn kia, bắt buộc phải dùng 3 loại áo quần. Vì sao lại ba? – Một là sắc vàng; hai là sắc đỏ và ba là sắc trắng. Như vậy 3 loại y dùng cùng một lúc được. Vì sao vậy? – Vì trùng Tý Xoa La chẳng thể vào được.

Nói là ẩm thực cụ túc nhơn duyên nghĩa là vì tu chỉ luân môn kia bắt buộc phải dùng đồ khô Trần Già Ma Ý Đà Già; thóc lúa chẳng nên dùng vậy. Vì sao thế? – Vì Già Ma Ý Đà Na có tánh tiên.

Lại nữa nếu chẳng dùng Bà Ni La thì lúc thọ dụng thời tiết chỉ dùng riêng, không có cố định.

Nói là kết giới hộ tịch nhơn duyên nghĩa là vì tu chỉ luân môn kia, lìa phòng ốc của riêng mình, chỉ cách chỗ ở một Cu Lô Xá. Tụng 110 biến Đại Thần Chú. Tướng nầy là gì? – Nghĩa là tụng thần chú nầy:

Đản Chí Ta Na La Đế, Bà Xoa Ni, A Ma Già Ca Đà Đế, Bà Ba A A Bà Bà Di Đà. Xà Khư Na, Ô Kha Y Đà Đế, Án Án Án Án Đế; Đa Phạt Đà Đà Già. Ma Na Thi Chỉ Đế; Xà Đà Ni Phạt, Xoa La Ni Cưu Ha A Ha Cưu Đa Thi.

Án A Đà Đà Đế, Ma Ha Già Gia Đế, Ma Ha A Già Gia Đế, Kiền Đà Ni, A La, La La, A La, A La A La, A La, A Đế Sa Bà Ha.

Nếu tụng chú nầy rồi liền kiết giới hộ tịnh. Vì sao vậy? – Vì đủ các loại độc trùng sẽ chẳng thể xâm nhập vào.

Nói là xá trạch tạo lập nhơn duyên nghĩa là vì tạo tu định xá trạch; nên đủ 10 việc. Những gì là mười? – Một là Môn Hộ sự; tuy hướng về phương đông nhưng chẳng phải phương khác; hai là Cao Hạ sự. Đông phương dần cao và Tây phương dần thấp; ba là Phương Giác sự; đối với một phương, mỗi mỗi là một trượng; bốn là Phẩm Trọng sự, trọng thập trọng; năm là Tác Vật sự. Chỉ dùng 5 loại, chẳng phải loại khác. Những gì là năm? – Một là vàng; hai là bạc; ba là đồng; bốn là thiếc; năm là cây tùng. Đây gọi là năm. – Sáu là Hộ Tường sự, cùng với đất nầy sánh chẳng sai biệt; bảy là Hộ Trọng sự; trọng thập hộ; tám là Hộ Khu sự, vô âm thanh; chín là Bích Tường sự; đây cao một trượng, nặng 10 kí; mười là Xuất Nhập sự. Trong những hộ ấy mỗi mỗi tụng chú. Tướng nầy là tướng gì? – Tụng lớn lên và tụng chú ấy như thế nầy:

Nam Ma Dạ Đế, Ma Ha Cưu Tỳ Na, A A La Bà Đề, Đà Đà A Già Độ, Bàn Chỉ A Chỉ Hộ; Giá Sa Ni Năng Đế. Bà Chỉ Ma Ni Ma, Bà Chỉ Ma A Na, A Na Thi Chỉ Ni Thi Chỉ Sa Bà Ha.

Nếu thần chú nầy tụng được 1.000 biến tức liền lúc ấy thuận lợi; tất cả đều được khai thông. Nhìn vào đó; nên đọc chú nầy:

Nam Mô Nam Chỉ Na, Nam Mô Phạt Thi Đà, Nam Mô Nam A Đế, Nam Mô Nam Chỉ Na, Nam Mô Kiền Đà Ni Sa Bà Ha.

Nếu thần chú nầy tụng 1.500 biến rồi thì lập tức mọi lúc cánh cửa tự mở đóng.

Nói là ngôn ngữ bất xuất nhơn duyên nghĩa là vì tu chỉ luân môn kia, đối với tất cả lúc, đối với tất cả nơi, chẳng nói ra lời nào. Vì sao vậy? – Tùy theo lời nói nầy mà tâm thức hiện ra.

Nói là tạo tượng tạo lập nhơn duyên nghĩa là vì tạo tu định tọa tượng phải gồm đủ 5 việc. Những gì là năm? – Một là tác vật sự, dùng gỗ tùng vậy; hai là cao lượng sự, như nửa thân hình, chẳng tăng giảm; ba là phương giác sự, đối với một phương, mỗi mỗi 4 thước; bốn là phương hướng sự. Tuy hướng về phương Đông; chứ chẳng phải những hướng khác; năm là tọa thượng cụ sự. Chỉ là dùng Huỳnh Đà La Đế và Huỳnh tọa cụ. Đây gọi là năm việc.

Nói là trụ kỳ tọa trung nhân duyên nghĩa là tu chỉ luân môn kia sẽ đầy đủ 10 việc tọa kỳ tọa trung. Những gì là mười? – Một là túc đẳng sự. Từ hai bên hông trở xuống đầu 2 ngón tay trỏ hỗ tương khế hợp với nhau chẳng sai biệt; hai là hiếp đẳng sự; tức là hai bên hông đều đặn chẳng sai khác; ba là Yếu Đoan sự; tức là lưng nầy ngay ngắn, chẳng cong vẹo; bốn là thủ lụy sự; hai tay tương đối; tay trái để lên trên tay mặt. Tay phải để phía dưới, và tay trái để lên trên. Trải qua một ngày rồi không thay đổi, chẳng quên mất. Lại nữa, tay nầy để lên trên chân; năm là chẩm đoan sự; tráng nầy phải ngay thẳng chẳng động, ở yên như vậy; sáu là, diện đoan sự; tướng mạo của mặt chẳng ngất lên, cũng chẳng gục xuống, phải làm cho bình thường; bảy là khẩu tướng sự. Tướng của miệng nầy chẳng rộng, chẳng hẹp khi mở miệng ra; tám là tỷ tướng sự, khi thở ra làm cho chẳng sai khác, chẳng khác với một; chín là nhãn tướng sự; căn tướng của mắt nầy chẳng trên chẳng dưới, phải cho trung bình; mười là chỉ nhân sự. Nơi con mắt mình phải có một chữ hư không to lớn như bánh xe, hằng chẳng lìa bỏ. Đây gọi là 10 việc.

Nói là xuất nhập thời tiết nhơn duyên có nghĩa là vì tu chỉ luân môn kia chỉ dùng giờ Thìn và giờ Ngọ là hai giờ; ngoài giờ nầy ra, chẳng nên ra vào.

Nói ta tri thức thiện hữu nhơn duyên nghĩa là vì tu chỉ luân môn kia, lấy người có trí huệ thâm sâu làm bạn hữu.

Nói là ấn tri tà chánh nhơn duyên nghĩa là vì tu chỉ luân môn kia, tùy theo hình tượng nầy như ấn Tu Kim Cang, tức liền rõ biết việc tà và chánh vậy. Tướng nầy là gì vậy? – Nghĩa là tụng chú nầy:

Đản Chí Tha Mạn Na Ô Đà Đế, Sa La Chỉ Đà Ni, Giá Thi Di Đa Gia, Án A Thi Đế Na Sa Bà Ha.

Nếu thần chú nầy tụng 4.650 biến rồi, ở trong tượng kia đeo thêm hai chữ vòng tròn. Nghĩa là nếu người ta thì đeo chữ tà vòng tròn. Còn nếu là người chánh trực thì đeo chữ chánh hình tròn để phân biệt.

Nói là thực thiện lâm thụ nhơn duyên nghĩa là vì tu chỉ luân môn kia, từ trước đến nay trồng hai loại cỏ đại kiết tường. Những gì là hai? – Một là cây tùng; hai là cây thạch lựu. Đây gọi là hai.

Nói là tự luân phục cựu nhơn duyên nghĩa là vì tu chỉ luân môn kia đương nhiên mang chung quanh chữ vi vòng tròn. Còn mặc như thế nào? – Nghĩa là cân đối. Dùng nghĩa gì để làm cho đầy đủ vòng tròn nầy? – Nghĩa của chữ tròn nầy 3 đời chư Phật vô lượng vô biên tất cả các Bồ Tát, các đại ân của Sư Trưởng, đại ân của cha mẹ, đại ân của trời đất, đại ân của biển cả. Nhơn duyên nầy vì tu chỉ, người ấy nên đeo vòng tròn nầy. Như vầy nhơn duyên có rất nhiều, mà làm cho Ma Ha Diễn luận nầy rõ ràng nhơn duyên đệ nhất, chẳng có chỗ nào chẳng sáng. Phần đầu nhiếp lấy phần sau vậy. Như vậy đã xong. Như căn bản, nếu người tu chỉ thì trụ ở nơi yên ổn.

Đã nói qua về thành tựu chỉ luân nhơn duyên môn rồi; bây giờ lần lượt nói về trực thị tu hành chỉ luân môn. Trong môn nầy lại có 7 môn. Những gì là bảy? – Một là tồn tâm quyết định môn, chẳng sanh chẳng diệt, trong lý chơn không ấy, tâm nầy luôn định. Như căn bản ngồi ngay chánh ý; hai là bất trước thân thể môn, hay lành thông đạt, thân nầy chẳng không mà cái gốc tự tánh nầy chẳng thể được. Như căn bản chẳng nương vào nơi hơi thở, chẳng nương vào hình sắc, chẳng nương vào nơi không khí, chẳng nương vào đất, nước, lửa, gió; ba là bất trước tâm thức môn, hay lành thông đạt, tâm suy nghĩ rõ biết. Tự tánh không không, chẳng có sở hữu. Như căn bản cho đến chẳng nương vào kiến văn giác tri, tất cả các tướng tùy theo niệm đều trừ diệt sự nhớ nghĩ.

Từ đây trở xuống tạo thân tâm nầy không vô nhơn duyên. Như căn bản lấy tất cả pháp bổn lai vô tưởng niệm niệm chẳng sanh, niệm niệm chẳng diệt, lại chẳng được theo tâm, nhớ nghĩ cảnh giới bên ngoài. Bốn là bất trước bất trước môn, hay rời khỏi tâm, lại chẳng rời khỏi. Như căn bản sau đó lấy tâm trừ tâm. Năm là tập tán hội nhứt môn, nhiếp tán động tâm, trí nhứt trung. Như căn bản, nếu tâm nầy sa đà tán loạn thì liền nhiếp, sau đó trụ ở chánh niệm; Sáu là hiển thị chánh niệm môn; hiển thị các pháp chỉ một tâm. Như căn bản chánh niệm nầy sẽ rõ chỉ tâm ấy, không ngoài cảnh giới, tức là tâm nầy lại không có tự tướng, niệm niệm chẳng thể được; Bảy là bất ly hằng hành môn. Như vậy định tâm đối với tất cả lúc, đối với tất cả nơi, thường hay liên tục, chẳng xa lìa. Như căn bản nếu từ chỗ ngồi đứng dậy đi tới lui, dừng nghỉ. Đối với tất cả lúc thường hay nhớ nghĩ đến phương tiện, tùy thuận quan sát vậy.

Đã nói qua về trực thị tu hành chỉ luân môn rồi; bây giờ đây lần lượt nói về tu hành chỉ luân đắc ích môn. Nghĩa là nếu có người hay tu định nầy, dần dần chuyển đổi, phiền não như biển khô đi, nghiệp chướng như núi băng hoại, nhập vào chơn như định, đạt đến tất cả pháp, đến nơi chẳng thối chuyển. Như căn bản lâu dài huân tập thuần hậu, tâm nầy được trụ và khi tâm trụ thì dần dần mạnh mẽ lợi lạc tùy thuận và được nhập vào chơn như Tam Muội, hàng phục phiền não, tín tâm tăng trưởng, mau thành bất thoái.

Đã nói về tu hành chỉ luân đắc ích môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến giản nhập bất nhập phân tế môn. Trong môn nầy lại có 2 ý. Những gì là hai? – Một là nhập thú ý; hai là bất nhập ý. Nói là nhập thú ý nghĩa là hoặc có chúng sanh đi sâu vào trong pháp, tâm chẳng ngại ngùng; hoặc có chúng sanh nghe pháp sâu xa, tâm nầy quyết định chẳng sanh chẳng tin; hoặc có chúng sanh nghe pháp sâu xa liền tôn trọng, chẳng sanh phỉ báng; hoặc có chúng sanh không bị nghiệp chướng nặng; hoặc có chúng sanh không có tâm ngã mạn; hoặc có chúng sanh không có tâm giải đãi. Như thế sáu loại người nhập vào chủng tánh Phật, quyết định chẳng nghi. Đây gọi là nhập thú ý.

Nói rằng bất nhập ý, nghĩa là có chúng sanh sai khác với 6 việc nầy, suốt đời đoạn tuyệt với chủng tử của Tam Bảo; quyết định điều ấy chẳng nghi. Đây gọi là bất nhập ý. Như căn bản chỉ trừ nghi hoặc, chẳng tin, hủy báng, trọng tội nghiệp chướng, ngã mạn giải đãi như vậy người ấy chẳng thể vào được.

Đã nói lược qua về vấn quảng đáp tán thuyết môn rồi; bây giờ sẽ nói về tán thán Tam Muội thù thắng môn. Trong môn nầy lại có hai môn. Những gì là hai? – Một là thể đại vô biên, thù thắng môn; hai là quyến thuộc vô tận thù thắng môn. Đây gọi là hai.

Nói là thể đại vô biên thù thắng môn nghĩa là tu Tam Muội nầy thì thông đạt tất cả vô lượng các pháp Phật, đồng thể một tướng chẳng có sai biệt vậy. Như căn bản lại nữa nương vào Tam Muội nầy tức liền rõ biết pháp giới một tướng; nghĩa là tất cả pháp thân chư Phật và chúng sanh, thân bình đẳng không có hai; tức gọi là nhứt hành tam muội.

Nói là quyến thuộc vô tận thù thắng môn nghĩa là chơn như Tam Muội, hay vì tất cả vô lượng vô biên Kim Cang Tam Muội tạo tác đều căn bản chơn chánh, mà hay xuất sanh tăng trưởng vậy. Như căn bản sẽ rõ biết chơn như là Tam Muội căn bản. Nếu là người tu hành thì dần dần có thể sanh ra vô lượng Tam Muội.

    Xem thêm:

  • Luận Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề - Luận Tạng
  • Luận Chư Giáo Quyết Định Danh Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn - Luận Tạng
  • Tam Luận Lược Chương - Luận Tạng
  • Ngộ Tánh Luận - Luận Tạng
  • Giảng Giải Kinh Viên Giác - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 3 - Luận Tạng
  • Luận Tối Thượng Thừa - Luận Tạng
  • Thành Duy Thức Luận - Luận Tạng
  • Luận Nhập Đại Thừa - Luận Tạng
  • Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Luận Tạng
  • Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Lược Sớ - Luận Tạng
  • Sớ Thần Bảo Ký Nhơn Vương Hộ Quốc Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Luận Tạng
  • Luận Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Khai Tâm Hiển Tánh Đốn Ngộ Chơn Tông - Luận Tạng
  • Một Trăm Câu Hỏi Đáp Về Pháp Môn Niệm Phật - Luận Tạng
  • Thiền Tông Khảo Luận - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 2 - Luận Tạng
  • Tán Thuật Kinh Kim Cang Bát Nhã - Luận Tạng