Đạo Phật đã có mặt rất lâu và trở thành mạch sống văn hóa dân tộc của một đất nước. Nhưng đạo Phật là tín ngưỡng hay tôn giáo? Đôi khi chúng ta chưa phân định được rõ nên có đôi khi nhận thức lệch lạc đạo Phật.
Tôn giáo là gì?
Tôn giáo là một hệ thống tín ngưỡng nhằm sùng bái và trung thành với một đấng siêu nhân. Về mặt học thuyết tôn giáo phải có đủ 3 yếu tố cơ bản: nghi lễ (hình thức cúng bái sám), huyền thoại (một câu chuyện thần thoại về một đấng giáo chủ), triết học (học thuyết chủ trương của tín ngưỡng quan điểm đó)
Tín Ngưỡng là gì?
“Tín ngưỡng” là một niềm tin, ngưỡng mộ, tôn trọng một điều gì đó. Có thể là những hiện tượng thiên nhiên (Thần gió, thần sấm, thần nước, …), hay những vị anh hùng dân tộc có công với đất nước.
“Đạo Phật” có phải là “Tôn giáo”?
Trong đạo Phật không có khái niệm về một Thượng Đế toàn năng để phục tùng và không cần phải sợ hãi như phần lớn các tôn giáo khác. Đức Phật chỉ khám phá ra chân lý và là người thầy chỉ đường, cho nên việc đi hay không là tùy thuộc vào mỗi người. Đức Phật không đặt ra vô thường, không đặt ra sanh tử, tội phước, và nhân quả, … Đó là quy luật của cuộc đời. Hơn nữa Đức Phật là con người lịch sử nên triết lý của Ngài là chân lý.
Khi giác ngộ lời Phật dạy chúng ta sẽ có khả năng chấp nhận và vượt qua thử thách một cách dễ dàng hơn. Học thuyết của đạo Phật là những con đường đưa chúng ta đến an lạc, vì vậy hạnh phúc thật sự không phụ thuộc vào tưởng tượng, mà phụ thuộc vào nhận thức của ta về bản chất của vấn đề.
Bài giảng “Đạo Phật Tôn Giáo Và Tín Ngưỡng” do thầy Phước Tiến thuyết pháp tại chùa Hội An (Thành Phố Mới tỉnh Bình Dương) ngày 18/02/2013 (09/01/Quý Tỵ)