1
2
3
4
5
6
7

Quyển thứ sáu

Ngài A Soa Mạt nói rằng:

– Thưa ngài Xá Lợi Phất! Nghiệp công đức và nghiệp Thánh tuệ của Bồ tát cũng chẳng thể tận. Sao gọi là Đức nghiệp? Nếu có thể bố thí ra sở hữu của bản thân, đức trì giới, nghiệp đạo tuệ. Thường hành Từ tâm, tư duy định ý, hành vô cực ai, phụng mọi gốc thiện, vì thân mình thí cũng vì người khác. Tập hợp công đức, khuyến thí tất cả chúng sinh ba đời, phổ cập đến những bậc học và cùng chẳng học, các Duyên giác thừa. Cũng lại khuyến trợ những người mới phát ý học pháp Bồ tát, người đã chứng nhập hạnh, bậc Bất thoái chuyển, bậc Nhất sinh bổ xứ, các đức Phật quá khứ, đương lai và hiện tại. Khuyên khắp gốc đức, hành động phúc lộc tốt lành hết thẩy đều chúc nguyện chư Phật hiền thánh. Thầy giảng Kinh pháp nhờ công đức đó khiến cho được trường tồn, thọ mạng vô cực. Khuyên mọi gốc đức, tuy hợp phúc lộc mà họ chẳng phát ý thì khuyên phát tâm đạo. Kẻ đã phát tâm thì khiến cho độ vô cực. Nếu có kẻ nghèo thiếu thì cứu lấy bằng của cải. Người ấy thân bệnh thì cấp cho thuốc thang, tuy lúc cung dưỡng chẳng mang lòng dua nịnh. Người ấy yếu hèn thì khuyên lập nhẫn nhục. Người ấy che giấu tội thì khiến cho họ chẳng giấu lỗi, thường mang lòng xấu hổ lộ bày tội ương, phụng kính các đức Phật hiện tại và quá khứ, yêu kính qui mạng thầy hòa thượng, thường hành pháp thí, giáo hóa vô sư chủ, siêng tu tinh tấn, cầu pháp chẳng giải đãi, thấy các pháp sư như nhìn thấy Phật, nghe pháp không chán, hoài bão trong tâm niệm. Cách xa mười bốn ngàn dặm mà có Kinh thì nên tự đi đến, chẳng lấy làm nhọc nhằn. Tuy nói Kinh pháp, chẳng hâm mộ lợi dưỡng. Hiếu thuận với cha mẹ, ngày đêm cung dưỡng, chẳng rời bên cạnh, thường nghĩ lại ơn nhũ bộ, chẳng ôm lòng hận, tích đức không chán, hành động của thân kính cẩn, hình thể không trang điểm diêm dúa, thường giữ gìn lời của miệng, chẳng diễn lời nói thô ác, tự giữ ý mình, lòng chẳng mang độc hại. Kiến lập chùa Phật, giảng đường tinh xá thi thu hoạch công đức phước báo giống như trời Phạm. Sao gọi là Phước Phạm (phước đức của trời Phạm)? – Khi đức Phật mới thành đạo, liền muốn Diệt độ thì chư thiên nghiễm nhiên đều đến khuyến trợ: “Ngài vốn vì tất cả, muốn độ mười phương, năm sông, ba nguồn chảy tràn chẳng dứt, nguyện giữ bổn thệ khai độ tất cả mê hoặc, mù tối, điên đảo, trên dưới sáu mươi hai kiến, chìm đắm bế tắc tại chín mươi sáu đường. Nguyện xin đức Đại Thánh dùng ánh sáng tế độ cho!” Đức Phật nói rằng: “Hay thay! Vua trời mang lòng từ! Đời ngũ trược rất khó khai hóa! Ta sẽ phân ra ba thừa mà khai hóa, dẫn dụ, sách tấn rồi nhiên hậu mới có thể vào Đại Đạo Vô thượng”. Phước của trời Phạm này chẳng thể nói lên giới hạn, Kẻ hưng tạo Phật tự công đức cũng vậy, chứa vô lượng đức. Nhân công huân này mà đầy đủ những ba mươi hai tướng. Nhờ phụng hành ngần ấy những gốc thiện nên đầy đủ tám mươi vẻ đẹp. Tu hành thập thiện mà chẳng tự đại nên thân ấy trang nghiêm đoan chánh đẹp đẽ. Ném bỏ tất cả lời nói thô ác, nhờ đó miệng trang nghiêm, diễn nói biện tài. Thường có lòng từ chẳng mang độc hại thì lòng trang nghiêm thanh tịnh như ngọc sáng. Cõi Phật trang nghiêm, thần thông biến hóa. Kinh điển trang nghiêm vì người khác giảng nói. Chúng hội trang nghiêm khiến cho mọi người phụng sự đạo giáo. Trừ bỏ lưỡng thiệc, ác khẩu, sàm ngôn (nói gièm pha), ganh tị người. Hỏi han thính thọ kinh điển mà quan sát. Lấy gì khai hóa độ thoát khiến cho đến với Đại đạo? Có điều ban tuyên thì chưa từng vượt thứ lớp, cũng không ép uổng, sắc mặt vui hòa, mọi người thấy không ai chẳng vui vẻ, cắt bỏ ấm cái, một lòng nghe kinh, lấy ý niệm thông minh linh lợi làm trang nghiêm, cúi đầu qui mạng các đức Phật chánh giác, trang nghiêm đạo tràng, tuân theo mọi gốc đức lấy làm nguyên thủ. Làm thanh tịnh chỗ sinh sống, tương hộ tội phước, ái dục, trần lao, đạt được bàn tay báu đều có thể bố thí tất cả của báu quan trọng mà không hy vọng. Dùng của cải nhiều vô cực mà thí cho thì đạt được kho báu rộng lớn vô tận. Mặt thường hòa vui, chẳng lộ nét mặt lo buồn nên thân hữu, bè bạn đồng học, không ai chẳng vui mừng. Tâm bình đẳng đối với chúng sinh, nhờ đó đạt được bình thản như lòng bàn tay, chẳng khinh người chưa học. Ưa đốt đèn lửa cống hiến lên chùa Phật, cha mẹ, thầy bạn thì được ánh sáng thanh tịnh không đâu chẳng chiếu soi. Tích đức, phụng giới tu hành không thấm bẩn, đời đời sống tại chỗ thanh tịnh, chẳng nhiễm dơ bẩn của người khác, hoặc ở tại thai tạng thường không nhiễm cấu bẩn. Phụng hành thập thiện thì sinh lên trời. Trở lại ở tại nhân gian chưa từng tưởng niệm tất cả lưới kết sử. Do vậy nên độc bộ mà không hư vọng, dạy bảo pháp vô sư nên đối với các pháp là bậc tôn hào cùng cực, chí tánh thanh tịnh, khắp đời mọi người nhìn thấy không chán. Chẳng tiếc thân mạng, chưa từng hư dối, không lấn lướt ép uổng, nhờ những nguyện xưa có thể thành tựu đầy đủ đạo pháp của các đức Phật. Do vậy cho nên đầy đủ mọi gốc đức. Thưa ngài Xá Lợi Phất! Kiến lập gốc đức mỏng manh mà tùy lúc nuôi dưỡng thì thu được phước không lường, lại quá hơn phước này chẳng thể nói lên hạn lượng. Tôi thô thiển nêu lên đôi điều cần yếu, chẳng phu diễn hết được. Sao gọi là tuệ nghiệp đã từ nhân do thọ thần thức ấy biết năm tuệ thông? Sao gọi là nhân? Sao gọi là do? Người nhiều dục ấy thì thường cầu Phật pháp, thân hữu minh tuệ thường cùng với họ hỏi han, thính thọ, phụng kính, chấp ngự Phật tuệ, chẳng cầu thừa Thanh văn, Duyên giác, lìa khỏi tự đại, phụng như bậc Tôn Thánh, kính như bậc Chánh Giác, Chí tánh điều hòa nhìn thấy các thân hữu, tuân theo tuệ nghĩa, chẳng chấp trước ngôn từ. Thấy các pháp sư tu hành đạo phẩm thì chẳng ưa ngoại hình mà nghe lời nói pháp, siêng tu theo lời pháp giáo. Người hành pháp ấy chính là làm tuệ nghiệp.

Sao gọi là pháp nghiệp? Ít cầu, thiểu dục chẳng tại miệt mài, thiểu lời ít nói thường tự giác ngộ, tu hành tinh tấn. Có được nghe nghĩa thì suy nghĩ xưng lường, đói rỗng đối với pháp thì chưa từng lười biếng mệt mỏi. Lòng ấy tươi sáng chẳng bị sự che chắn của năm cái, hối hận tội lỗi, tiêu hóa mọi tai ương. Ý ấy chất phác mà không dua nịnh, lấy hạnh làm cốt yếu, yêu pháp, ưa pháp, lấy pháp làm gốc, cử động làm pháp, luôn luôn cầu Kinh nghĩa như cứu đầu cháy tơ tóc và da. Siêng năng tu thân, tập làm theo trăm họ chưa từng lìa xa, dong ruổi theo đường thù thắng, ném bỏ loạn hội, một mình ở riêng một chỗ, ưa thích nhàn cư. Tu tập nhân hiền, giới hạn điều tiết biết đủ, chưa từng thoái lui quay lại. Ưa thích pháp lạc, chẳng mộ thế vinh, cứu độ thế pháp, chí chẳng bỗng quên mất. Cử động tiến lùi thường ưa yếu nghĩa, cầu nghiệp nhu thuận, tích lũy điều bền vững cần yếu, mang hổ thẹn, tu niệm tuệ sáng suốt, điều khiển những kẻ vô trí trừ bỏ ngu si năm lưới mù tối, tuệ nhãn thanh tịnh. Sự giác liễu ấy rất là mênh mông, lấy ý Thánh tuệ vô vi soi chiếu xa xôi. Trí tuệ hiện tại, công huân đương lai chẳng tự dương danh mà khen ngợi công huân người khác, khéo tu nghiệp Thánh, chẳng lìa tội phước, tịnh tu đạo tuệ. Lại nữa, tuệ nghiệp ấy có bốn việc thí mà đạt đến được. Một là thí giấy, tre, lụa. Hai là đem viết ban cho để viết Kinh bản. Ba là thí cho mực tốt và cả nghiên mài mực. Bốn là pháp sư đã diễn giảng ngần ấy pháp, nhân theo đó mở mang thọ nhận những điều có thể khó đạt đến của thế gian. Để cúng dường pháp sư, hoặc dùng kệ tụng thí cho người, hoặc có diệu pháp trao cho pháp sư mà chẳng mang lòng dua nịnh, chí thành bố thí. Thí bốn việc này thì được đạt đến tuệ nghiệp, chứng được năm việc là tín, giới, tuệ, giải thoát, độ tri kiến. Nuôi hộ bốn tuệ mà được tự tại. Sao gọi là bốn? Một là nuôi hộ pháp sư lấy làm sư chủ. Hai là nuôi hộ dòng giống chẳng khởi loạn tâm. Ba là nuôi hộ đất đai, làng ấp, ý người. Bốn là tự thủ hộ tâm khiến cho chẳng dong ruổi. Đó là bốn việc. Lại có bốn việc gần gũi tuệ nghiệp khiến cho đức thành tựu. Sao gọi là bốn? Một là đem kinh điển sâu xa dâng tiến pháp sư. Hai là ngày đêm ân cần gần gũi tuệ nghĩa. Ba là sự thiếu thốn y thực được cung cấp. Bốn là dần dần gần gũi đạo tràng mà chẳng thoái lui quay lại. Đó là bốn việc. Nhờ đó nên hành giả đạt đến năm lực tuệ. Sao gọi là năm? Một là tín lực. Hai là giải thoát lực, tinh tấn chẳng phế bỏ, nghe rộng chẳng chán. Ba là ý lực, chẳng bỏ đạo tâm. Bốn là định lực, bình đẳng nhìn các pháp. Năm là trí lực, điều nghe được chẳng quên. Đó là năm lực. Nghiệp giới tuệ lực lại có bốn việc. Sao gọi là bốn? Một là dùng pháp an đế (yên ổn chắc chắn) để phụng hành căn bản của cấm giới. Hai là suy nghĩ về kinh điển xem xét sự qui thú của nghĩa. Ba là dùng pháp để khuyến trợ đối với đạo chân chính. Bốn là cốt cầu lời dạy bảo quan trọng lấy pháp làm giới (cấm). Đó là bốn tuệ. Hành nghiệp Nhẫn lại có bốn việc. Sao gọi là bốn? Một là tinh tấn cầu pháp. Nếu có kẻ gia ác mắng chửi thân mình mà đều nhẫn hết. Hai là yêu thích pháp. Nếu gặp chiến đấu, tranh tụng, đói khát, nóng lạnh…đều có thể nhẫn nhịn được. Ba là phụng kính thiện sư, thuận theo mệnh lệnh của Hòa Thượng. Bốn là trăm họ suy nghĩ pháp nhẫn là nghĩa Không, Vô tướng, Vô nguyện. Đó là bốn việc. Hành nghiệp tinh tấn lại có bốn việc. Một là siêng cầu nghe kinh chẳng lấy làm nhọc mệt. Hai là nghe rồi thì chấp trì chưa từng quên sót. Ba là tinh tu nói pháp, chẳng lười biếng phế bỏ. Bốn là trăm họ phụng hành, lấy làm chánh nghiệp. Đó là bốn việc. Hành nghiệp thiền định lại có bốn việc. Một là căn tâm tịch tịnh mà không rối loạn ồn ào. Hai là thường một ý ấy, khổ vui không hai. Ba là một lòng tinh chuyên cầu các thần thông. Bốn là vào đến Phật tuệ, tiêu trừ trí thế tục. Đó là bốn việc. Hành nghiệp trí tuệ lại có bốn việc. Một là chẳng trụ ở đoạn diệt. Hai là chẳng ở “hữu thường”. Ba là tâm ấy chẳng mê, hiểu rõ chẳng loạn gốc của duyên khởi. Bốn là tin không ngô ngã. Đó là bốn việc. Nghiệp thiện quyền tuệ nghiệp lại có bốn việc. Một là với kẻ ưa thế pháp thì tùy theo thế tục mà giáo hóa. Hai là kẻ cho là có người thì theo đó mà dắt dẫn lại. Ba là lại dùng kinh đạo và nhân theo đó dẫn dụ sách tiến. Bốn là người tu tuệ giải nhân theo ánh sáng mà độ. Đó là bốn việc. Nghiệp đạo tuệ lại có bốn việc. Một là tu lục độ vô cực mà được đến đạo. Hai là đã đạt qui tận (về hết), đi với chánh hóa. Ba là học ấy điều hòa tâm, gọi là bảy giác ý. Bốn là thường tinh tấn tuân hành tất cả gốc trí tuệ. Đó là bốn việc. Nghiệp không chán Thánh lại có bốn việc. Một là nghe pháp không chán. Hai là ban tuyên kinh điển mà không lười biếng khó khăn. Ba là thách thức phiền não thì xem xét căn nguyên chẳng lấy làm nhọc nhằn. Bốn là sáng đạt tiết tháo cao, thông lợi không mệt mỏi. Đó là bốn việc vậy.

Ngài A Soa Mạt lại nói rằng:

– Bồ tát ấy có thể vào cùng khắp, nếu bố thí thì phải chánh quán nghiệp trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ, từ bi hỷ hộ. Sở dĩ vì sao? Vì Bồ tát tuy chưa thành tựu tất cả nhưng lấy trí tuệ làm đầu ở đất đai Thánh nên đều về với đạo, trụ ở Chánh tuệ, giáo hóa kẻ không tuệ nghĩa khiến cho về Đại thừa, tất cả các ma chẳng được tiện nghi của chúng. Tất cả đều là sự kiến lập của chư Phật để đến Nhất thiết trí Vô Thượng Chánh Chơn. Đó là nghiệp Thánh tuệ của Bồ tát mà chẳng thể tận.

Ngài A Soa Mạt nói rằng:

– Thưa ngài Xá Lợi Phất! Ý chỉ của Bồ tát cũng chẳng thể tận. Bồ tát đó tự quán thân mình, quán thân người khác, quán bổn hạnh của thân thành tựu nghiệp tinh tấn, xem xét theo sự hợp thành báo ứng của thân để biết thân không có chủ, không thể tham giống như quan sát bên ngoài cỏ cây, hoa trái, rừng rậm, cỏ rơm…từ nhân duyên sinh, đều không chủ, không tên. Thân đó như vậy. Giống như cỏ cây, tường vách, sành đá, bóng trong nước…sự mê hoặc của năm ấm, bốn đại như vậy. Phải quán thân mình rỗng không, không có ngô ngã, chẳng thường còn mãi, không có bền chắc là vật dễ vỡ nát, là pháp phân ly. Do vậy cho nên chẳng được cho rằng thân chính là ngã sở (vật sở hữu của ta). Vì thân dễ tan vỡ, không bền chắc này nên phải cầu yếu nghĩa. Sao gọi là yếu nghĩa? Thân Như Lai mới gọi là chân yếu. Ta phải siêng cầu thành tựu Thánh thể của Phật, pháp thân vô cực, giống như Kim cương chẳng thể phá hoại, siêu việt tất cả thân phàm tục của ba cõi. Giả sử thân thể này tỳ vết không lường, nhân đó phải trừ tất cả vẩn đục thì phải đạt đến pháp thân không tuệ của Như Lai. Do sức siêng tu tập hợp mọi đức, chân thành tụ hội xem xét thân bốn đại. Ta đem thân này để vì chúng sinh, chí cầu tu đạo. Giống như xem xét bên ngoài có bốn đại, đất nước lửa gió đã tạo thành ngần ấy hình tượng nào là cửa ngõ, giếng bếp, tạo lập nhà cửa, nghề nghiệp sinh sống để yên ổn mọi người. Thân bốn đại của ta cũng lại như vậy, nhờ ngần ấy việc mà nương cậy vào để dấy khởi ngần ấy tiện nghi, vô lượng của cải. Vậy mới được nghiệp an dưỡng thân. Quan sát thân đau khổ chẳng thể nói lên giới hạn, quan sát vô thường sinh tử qua lại mà chẳng nên lại tham thọ hình không cùng cực. Quan sát thân vô ngã mà loài chúng sinh chẳng hiểu thấu gốc ngọn thì phải dạy bảo khiến cho họ chán nản hoạn nạn này. Quan sát thân tịch nhiên, đem đến một định khiến cho hành giả tu tịnh mặc. Phải quan sát thân Không, Vô tướng, Vô nguyện thì liền với bản tế thanh tịnh đạm bạc. Bồ tát đó tự quán thân mình, quán thân người khác không có sự ưa thích, chẳng cho là bền chắc, biết chẳng trường tồn. Xét bên trong thân hạnh chẳng lại nghe từ bên trong các hoạn nạn trần lao ái dục. Lại quán bên ngoài thân thì chưa từng được cùng ngoại trần hợp chung. Thân không nhọc nhằn dơ bẩn, hành động thanh tịnh. Thân đã thanh tịnh nhiên hậu liền đạt đến hình dáng đẹp, thân thể trang nghiêm. Thân thể hình dáng đã thành tựu là quá hơn chư thiên và người thế gian, dung nhan lồng lộng không có ai sánh bằng. Đó là Bồ tát tự quan sát thân mình, quan sát thân người khác kiến lập ý chỉ.

Sao gọi là Bồ tát tự quan sát thống dương, quan sát thống dương người khác mà được ý chỉ? Bồ tát phát ý quan sát như vầy. Điều có thể trải qua đều chính là khổ não. Xem xét thống dương đó để cầu gặt hái Thánh tuệ, tuyển chọn minh trí, ưa thích tịch nhiên. Giả sử gặp vui thì chẳng buộc mình ở dục. Nếu tồn tại ở dục thì dính dáng đến đau khổ. Thấy các chúng sinh đọa vào những đường ác, hoạn nạn nơi tam đồ thì vì họ dấy khởi Đại Ai, chẳng do lưới kết sử mà thấy trói buộc. Tuy thân đã gặp những thống dương chẳng khổ, chẳng vui thì chẳng bị si tối, lưới kết sử mà thấy trói buộc. Tuy ở tại ý thống dương mà tịch định. Từ chỗ đến lại chẳng thống dương khổ, lạc thì do Thánh tuệ hiển bày cho chúng sinh. Ném bỏ nghĩa vô ích của thống dương. Tiêu trừ thống dương của tất cả chúng sinh. Mặc áo giáp đồng đạm bạc, lòng tự nghĩ rằng: “Những quần lê này đều về tại thống dương, chẳng tự hiểu rõ, trói buộc ở đất của mọi khổ thống dương thường ôm lòng lo buồn. Nương cậy thống dương chẳng khổ chẳng vui mà vì đó mê man. Do đó cho nên chẳng vào được trí tuệ còn nhiếp lấy Đại ai thì vào đến trí tuệ, hiểu rõ ngưng nghỉ tất cả thống dương. Nhân Đại ai này mà khiến cho các chúng sinh miễn trừ mọi nạn, vì họ tuyên nói Kinh điển. Sao gọi tên đó là Thống dương? Trong lòng mang phiền não, hoặc lại thành niềm vui. Sao gọi là chọn lựa? Đây không thống dương, không ngã, nhân, thọ mạng. Lại Bồ tát đó chẳng cậy vào thống dương, cũng không tham lam hộ trì. Việc thọ thống dương không ngược lại với hạnh, không đảo lộn thống dương, cũng không vọng tưởng thống dương các kiến, cũng không thống dương của mắt, tai, mũi, miệng, thân, tâm, cũng không thống dương sắc, thanh, hương, vị, xúc. Cái thuộc về mắt là từ nhân duyên khởi mà cho là khổ, vui, không khổ, không vui thì đó gọi là thống dương. Nói tóm lại, trong ngoài cũng vậy, từ nhân duyên sanh cho đến thống dương, khổ vui, thiện ác, chẳng khổ, chẳng vui. Cứ một thống dương nhân theo một tâm thức. Hai thống dương thì gọi là có trong ngoài. Ba thống dương thì tùy theo lời dạy quá khứ, từ hành động đương lai nhân theo sự nhận thức hiện tại. Bốn thống dương thì gọi là từ bốn thứ đất nước lửa gió. Năm thống dương thì từ ý niệm năm ấm: sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức. Sáu thống dương là từ sáu suy. Bảy thống dương là từ bảy thức. Tám thống dương là hoặc từ tám tà mà mê man. Chín thống dương thì gọi là chín chỗ thần. Mười thống dương thì gọi là mười nghiệp ác. Nói tóm lại tất cả thống dương đều do tham lạc. Nhân từ ý niệm dục mà đạt đến mọi thống dương. Vậy nên nói rằng chẳng thể tính thống dương nhiều không lường của con người. Bồ tát ở đó quan sát thống dương của mình và quan sát thống dương của người khác, biết được sự khởi lên, phân biệt thống dương của mọi quần lê, rồi sẽ hiển bày tuệ nghiệp khiến cho các chúng sinh nhân tuệ thống dương mà nhìn thấy gốc đức, trừ khử các tội. Đó là Bồ tát quan sát thống dương của mình quan sát thống dương của người khác mà tâm ý dừng vậy.

Sao gọi là Bồ tát tự quan sát tâm mình và quan sát tâm người khác mà ý ấy dừng? Tâm Bồ tát ấy chưa từng bỗng chốc quên. Cử động bước đi thường tự nuôi hộ mà lại xem xét. Lòng vừa dấy lên đã liền tiêu diệt ngay, không chỗ thường trụ, chẳng trụ tại bên trong, cũng chẳng ở bên ngoài, chẳng được cả hai nơi. Ta từ lúc mới bắt đầu phát tâm Bồ tát đến nay tâm đó tận diệt, ly biệt, tan nhỏ ra, đều không có chỗ. Tâm ấy không vô xứ mà chẳng thể ở đó. Tâm ở chỗ nào đó thì tâm ấy đã gom mọi gốc đức, chính đó cũng diệt tận, ly biệt, tan nhỏ ra, không chỗ nào chẳng ở, chẳng thể phân biệt, đã có thể nhân đó khuyên phát ý đạo thì cũng lại tự nhiên. Do đó nên nói rằng, tâm thì chẳng biết tâm, tâm thì chẳng thấy tâm, tâm tâm chẳng đợi nhau. Sao gọi tâm ấy mà phát ý đạo Vô Thượng Chánh Chơn, thành Tối Chánh Giác. Tâm đạo ấy thì chẳng cùng thiện hòa hợp. Tâm gốc thiện ấy chẳng cùng khuyến trợ, ý chung đều hòa hợp. Tâm thanh tịnh ấy chẳng bỏ tâm đạo. Người ấy quan sát điều này chẳng sợ chẳng hãi, cũng chẳng ôm lòng tủi thẹn. Lại nữa, lòng nghĩ mười hai nhân duyên rất là thâm diệu chẳng mất báo ứng kết quả đã gieo trồng. Tâm cũng chẳng đắm trước với tất cả pháp. Giả sử nhân duyên từ báo ứng đạt đến thì tất cả các pháp không có chân đế, cũng không vua chúa (?). Buông thả sở dục ấy mà tự mê hoặc. Ta phải tinh tấn nắm giữ sự nhất tâm ấy khiến cho chẳng hồi chuyển. Sao gọi là tâm pháp? Sao gọi là mê hoặc? Tâm như huyễn hóa không thể tịnh thì đó là tâm pháp. Giả sử cởi bỏ hết việc mê hoặc, khuyến trợ đất nước Phật mà đó cũng mê hoặc thì tâm như giấc mơ đêm, thức dậy chẳng biết ở đâu. Đó là tâm pháp. Nếu đối với cấm giới mà tu hành cẩn thận rồi nhiên hậu tư khuyên thì đó là năm thần thông, đó là biến hóa. Tâm như ngựa hoang, gốc ngọn diệt hết, đó là tâm pháp. Giả sử do thuận theo tất cả nhẫn lực, an hòa Chánh Giác trang nghiêm tâm ấy mà biến hóa, dùng để khuyến trợ thì đó là biến hóa. Tâm như vầng trăng trong nước rốt ráo tự nhiên, tịch tịnh đạm bạc thì đó là tâm pháp. Nếu tinh tấn khuyến phát đều đầy đủ vô số Phật pháp thì đó là biến hóa. Tâm chẳng thể giữ, cũng chẳng thể thấy thì đó là Tâm pháp. Nếu lại đủ hết thiền tư thoát môn, tam muội chánh thọ, nguyện Phật định ý thì đó là biến hóa. Tâm là vô hình, không so sánh, không mệnh lệnh, cũng không sắc tượng thì đó là Tâm pháp. Nếu có thể ban tuyên phân biệt trí tuệ, khuyến trợ Phật đạo, tìm về đời xa xưa thì đó là biến hóa. Tâm không nhân duyên, nhất định chẳng khởi sinh thì đó là Tâm pháp. Nếu có thể dẫn đường, ngự trị tất cả gốc đức thì đó là biến hóa. Giả sử tâm không có đối, nhất định chẳng khởi thì đó là Tâm pháp. Nếu nhân báo ứng của pháp mà tu theo đạo tâm thì đó là biến hóa. Cảnh giới tâm ấy vĩnh viễn lìa khỏi cấu bẩn, ban đầu không có gì sinh ra thì đó gọi là Tâm pháp. Nếu dẫn đường ngự trị tâm được đạt đến sự báo ứng, đến với cõi Phật thì đó gọi là biến hóa. Bồ tát tự quán sát tâm mình, quan sát tâm người khác đắc thần thông, tâm đó đã nhất định, rồi tìm thấy tất cả tâm niệm chúng sinh, nhân đó nói tội phước đều tự nhiên. Bồ tát tự thấy tâm ấy, thấy tâm người khác rồi thì dấy khởi Đại ai. Đã dấy khởi đại ai giáo hóa chúng sinh, chẳng lấy làm nhọc mệt. Tâm ấy chẳng diệt, cũng lại chẳng tận kiên trụ ở tâm ấy, chẳng cùng với sinh tử mà chung đồng trần, có thể tự chế ngự tâm mình. Dùng tâm Thánh tuệ thông đạt này vào với pháp Bất Khởi vô sở sinh, chẳng rơi vào đất Thanh văn, Duyên giác, thường tự chế ngự tâm, kham nhận đầy đủ đạo pháp của chư Phật, trong khoảnh khắc một niệm dùng tâm trí tuệ chứng được đạo Vô thượng Chánh Chơn, làm Tối Chánh Giác. Đó là Bồ tát tự quan sát lòng mình, quan sát lòng người khác được đến ý chỉ.

Sao gọi là Bồ tát tự quan sát pháp của mình, quan sát pháp của người khác được ý chỉ pháp? Dùng mắt minh trí nhìn thấy khắp các pháp, chưa từng giữa chừng quên mất thành tựu Phật đạo. Tự quan sát pháp của mình, quan sát pháp người khác thì lúc đó Bồ tát thấy hết các pháp. Tưởng ấy đối với không khiến cho thoát khỏi nghĩa không, thoát khỏi vô tưởng nguyện, qua khỏi không sở sanh cũng không sở diệt mà lìa khỏi các hạnh, bình đẳng thấy các pháp, bỏ cả duyên khởi, mười hai dẫn dắt nối liền, quan sát hạnh pháp giới. Bồ tát xem xét pháp chẳng tùy theo phi pháp, chẳng kể ngô ngã, cũng chẳng kể nhân, thọ mạng, xứ sở. Đó gọi là Pháp. Sao gọi là phi pháp? Tự thấy ngô ngã, kể có nhân, thọ mạng, nhìn thấy đoạn diệt, kể có thường còn mà thấy sự có không, hợp tan. Tất cả các pháp đều cũng chính là Pháp, tất cả các pháp cũng lại chẳng phải pháp (phi pháp). Sở dĩ vì sao? Vì hiểu nghĩa không, vô tướng và vô nguyện. Tất cả pháp đó đều là ứng pháp, tự cho là ngô ngã, trói buộc tại các kiến. Tất cả pháp đó đều là phi pháp, người đó tự quán pháp, quán pháp người khác. Bồ tát tu hành như thế này thì chẳng thấy các pháp. Phật pháp ở đâu? Ai chẳng phải Phật pháp? – Người ấy không đường lối, không có giải thoát, cũng không sinh tử thì đều có thể mở đường dẫn lối tất cả các pháp, ở với chúng sinh, chứng được vô cái vô cực Đại ai, trị liệu các trần lao, lòng mình phát khởi niệm. Vô trần dục đó cũng không gì chẳng trần dục. Sở dĩ vì sao? Vì thú hướng đó là khai hóa độ thoát bình đẳng, chẳng nghi trần lao, chẳng sợ tham dục. Người hiểu rõ vậy thì mới gọi là Phật. Trần dục tự nhiên, đạo cũng tự nhiên, kiến lập tâm như vậy, tuy có sở trụ cũng không xứ sở, chẳng trụ ở ý kiến lập mà gọi là trụ. Đó gọi là trụ lập ở pháp giới. Chẳng trụ pháp giới, chẳng trụ nhân giới thì không chỗ trụ thì gọi là hư không. Tất cả các pháp bình đẳng như hư không. Nếu có Bồ tát tự quán pháp của thân, quán pháp người khác thì có thể dẫn đường ngự trị đạo pháp của chư Phật. Tất cả các pháp đều qui về pháp giải thoát. Nếu người hiểu rõ thì mới có thể hiển phát. Tận cùng đến vô vi cũng không tận cùng. Đạo không sinh ở chỗ chẳng sinh. Quan sát chúng sinh chưa từng lìa bỏ. Bản tế vô sinh hướng đến ý chỉ của pháp. Ý ở tại các pháp mà khiến cho trụ vững bền, chẳng chấp trước pháp của Thanh văn, Duyên giác và Phật. Sao gọi là trước? Sao gọi là xứ đương? Chỗ sở tại của tâm thường có thể trụ bền. Trụ ấy chẳng mê, chưa từng bỗng chốc quên mất. Quan sát biên tế về sau, nguyên do của pháp ấy, cũng quán pháp của người khác mà được ý chỉ. Ban tuyên vô lượng, phân biệt chương cú. Sở hạnh không bờ bến, bình đẳng, ngự trị Phật pháp, có thể làm vui lòng của tất cả chúng sinh, hàng phục mọi ma, được tuệ tự tại thì mới gọi là đạo nghĩa. Đó là Bồ tát tự thấy pháp của mình, thấy pháp người khác được đạt đến ý chỉ. Sao gọi là bốn ý đoạn mà chẳng thể tận? Các pháp ác của thân chưa dấy khởi thì khiến cho chúng chẳng khởi sinh. Do sinh ra liền diệt đi mà tu tinh tấn, tự nhiếp lấy sở niệm của tâm mình thuận theo nghĩa càng thêm tinh cần. Đó gọi là bình đẳng phụng trì hạnh tinh tấn, chẳng mất thuận tiết, tập tu bình quân (chia đều). Do có thể nhiếp lấy tâm, quan sát đến Chánh đế nên gọi điều này vậy. Sở dĩ vì sao? Vì sở niệm thuận nghĩa, pháp ác bất thiện chẳng lại đến nữa. Sao gọi là bất thiện? Hủy giới, loạn định, mê hoặc trí tuệ. Sao gọi là hủy giới? Muốn sinh lên trời thì gọi là hủy giới. Chẳng theo lời pháp giáo, khuyết lậu giới phẩm ấy thì gọi là hủy giới. Sao gọi loạn định? Trái mất lễ nghi, tu hành chẳng chuyên tinh, lòng ở tại ý niệm khác thì chính là ý loạn định. Sao gọi là mê hoặc trí tuệ? Đoạn các tà kiến, thấy ngần ấy thứ những việc điên đảo, ấm cái ngăn ngại pháp. Trí tuệ khuyết lậu ấy thì gọi là bất thiện. Giả sử các ác như vậy, đời tượng pháp hưng khởi đến mà chẳng nghe thì đó là một ý đoạn. Giả sử các pháp ác bất thiện hưng khởi tức thì hiểu ngay, biết đó là phi pháp, báo ứng bất thiện, rõ đó là hao tổn, là làm bẩn, tên đó là nhà tối. Tu hành phụng trì thuận nghĩa, tiêu trừ dục bất tịnh thì dùng từ tâm mà trừ sân nhuế, hiểu mười hai nhân duyên mà diệt ngu tối. Hết trần lao ấy thì đó gọi là đoạn. Đồng với nhân duyên khởi, quan sát sự sinh ấy, chẳng được gốc ngọn mà không sở đoạn, tất cả các pháp từ tập hành đạt đến, đó là hai ý đoạn. Giả sử khiến cho thiện pháp chưa dấy khởi thì khuyến trợ khiến cho hưng phát, hiển hiện khiến cho tinh tấn tự nhiếp lấy tâm ấy khen đức không lường. Sở dĩ vì sao? Vì thiện pháp không lường mà Bồ tát đại sĩ đã ứng tu hành phải ưa thích mọi gốc đức của tuệ căn. Tất cả đều do tinh tấn mà đạt đến các phước khánh. Hiển dương thần thông đạt đến căn nguyên của đức lộc, đó là ba ý đoạn. Điều có thể gọi là thiện pháp, nếu hưng phát mà khiến cho được trụ bền vững thì chẳng sợ mất tiết tháo, chẳng bỗng chốc quên mất, thêm vui cho trăm họ, ngày đêm tinh tấn, tự nhiếp lấy tâm ấy để khuyến trợ đạo, ấy gọi là bình đẳng. Sở dĩ vì sao? Vì khuyến trợ đạo tâm thì gốc đức chẳng mục nát. Sở dĩ vì sao? Vì tâm ấy thanh tịnh. Tuy ở ba cõi mà tâm ấy không chấp trước. Nếu có khuyến trợ đức mà nương cậy vào ba cõi thì gọi là tan tác hết. Nếu có thể khuyên chí ưa thích Nhất thiết trí thì các gốc thông tuệ nhất định chẳng tổn hao. Đó là bốn ý đoạn. Sao gọi là Bồ tát mà tu thần túc. Thần túc có bốn đã tự phát khởi ưa thích ân cần tinh tấn. Bồ tát đó lấy gì tập hưng khởi gốc thần túc? Phải hành bốn đẳng tâm, từ bi hỷ hộ, thường phải tuân hành tu tập bốn điều không phóng dật. Tâm Bồ tát ấy rộng lớn mà chẳng tham thân. Do có thể ngự trị được tâm, phụng hành đệ nhất thiền. Cứ như vậy cho đến được bốn thiền định thì thân tâm nhẹ nhàng thuận tiện. Thân tâm đã thuận tiện thì gọi là nhập thần thông. Đã nhập thần thông thì liền sinh ra thần túc. Siêng tu tinh tấn, ý chí đạo của trăm họ. Do siêng năng ưa thích nên liền thân cận với đạo nghĩa. Do tinh tấn nên có thể thành tựu pháp này. Do siêng tu nên đạt đến nghĩa này. Một lòng quan sát dùng pháp phương tiện hiểu thấu thần thông nên gọi là thần túc. Thường yêu thích nên có thể có sự biến hóa. Do tinh tấn nên có thể khiến cho thành tựu. Do chuyên tinh nên có thể tỏ rõ rộng lớn. Người tự tu đức liền thành tựu đạo. Có kể đến thần túc Bồ tát đó thì nhờ đó nên được thân cận. Có tâm tự tại thì sở dục đạt đến không ai có thể trái phạm. Hành động chắc chắn đã đạt đến rốt ráo căn nguyên, mọi hạnh đầy đủ, ma chẳng thể chế ngự, bình đẳng như hư không, nhìn thấy suốt vô biên, nghe thấu vô tế, định ý không hạn, thần túc không đáy, thấy tất cả căn, tự nhìn thấy nguồn gốc của chúng. Đó là Bồ tát hành bốn thần túc mà chẳng thể tận.

Sao gọi là Bồ tát tu đến năm căn mà chẳng thể tận? Sao gọi là năm? Một là tín căn, hai là tinh tấn căn, ba là ý căn, bốn là định căn, năm là tuệ căn. Sao gọi là tín căn? Thường tin các pháp. Sao gọi là pháp? Người chánh tín ấy tin sống trong sinh tử, tùy theo thần túc ấy để thành tựu hạnh đó, chẳng ưa thần túc khác mà hiểu được nghĩa của đệ nhất chân đế. Người đó thoát khỏi mười hai nhân duyên thâm diệu, không ngô ngã, nhân, không, vô tướng, vô nguyện, không tướng chấp trước, tin khắp các pháp, chẳng rơi vào các kiến, tin pháp của chư Phật, tin theo mười lực, bốn vô sở úy, chẳng mang hồ nghi cũng không do dự, tập hợp Phật pháp khiến cho không còn giới hạn. Đó gọi là tín căn. Sao gọi là tinh tấn căn? Đã tin pháp thì nhân tinh tấn này các căn sáng thêm, vượt qua ánh sáng mặt trời mặt trăng. Việc có thể dùng pháp tu tinh tấn căn thì do đó nên chẳng mất ý căn. Ý ấy rộng lớn chẳng trụ ở bờ cõi thì đó gọi là ý căn. Ý ấy vắng lặng chẳng trái ý căn, ý rộng như hư không. Do định ý căn, chuyên tinh chẳng loạn thì đó gọi là Định căn. Định ý căn ấy thường trụ ở tịch tịnh mà giữ chuyên nhất thì đó gọi tuệ căn quan sát hiểu rõ. Nếu đối với pháp này, sắc tượng như vậy mà phân biệt vô ngã thì đó gọi là tuệ căn. Như vậy năm căn có thể đầy đủ thì đủ các Phật pháp. Năm căn ấy có thể đủ thì trụ ở thọ quyết (thọ ký) địa mà chẳng di động. Giống như tiên nhân ngũ thông của ngoại học tuy nhìn thấy trong thai mà chẳng thể phân biệt, dự báo căn nam hay nữ, các đức Phật Thế Tôn cũng lại như vậy, sở học của Bồ tát chưa thành tựu năm căn thì chẳng trao quyết (thọ ký), năm căn đạt rồi nhiên hậu mới thọ quyết. Đó là năm căn của Bồ tát vô tận.

Sao gọi là các lực? Có năm lực mà chẳng thể tận. Những gì là năm? – Một là tín lực, hai là tinh tấn lực, ba là ý lực, bốn là định lực, năm là tuệ lực. Sao gọi là tín lực? Thường mang tâm thuần hậu ở tại tịch tịnh mà chẳng mê man, không có sắc tượng, trụ thấy Phật hình, cũng biết pháp khác, một lòng tịch tịnh, tín lực hiện có chưa từng thoái chuyển. Đó gọi là tín lực. Sao gọi là tinh tấn lực? Giả sử trăm họ tu hành tinh tấn, ở tại khắp nơi tu đức, tinh cần với kinh điển, ở chỗ sinh sống, lòng họ kiên cường, việc tu gốc đức, trên trời, dưới thế gian, không ai có thể hủy hoại, cũng chẳng thể chế ngự khiến cho chẳng tăng thêm. Do đó cho nên gốc đức hưng thịnh đến không hạn lượng. Đó là lực tinh tấn. Sao gọi là ý lực? Nghĩ về pháp hiện có mà lòng chẳng lười biếng phế bỏ, mọi nạn ái dục không thể xâm phạm. Do ý lực này vượt qua mọi trần lao nên ý niệm của Bồ tát ấy, trên trời, dưới thế gian không ai có thể làm loạn được. Đó là ý lực. Sao gọi là định lực? Nếu tại chúng hội sống trong náo loạn, với tịch tịnh của mình, ban tuyên đạo lực, tiến dừng, bước đi mà người được thiền thứ nhất không thể ngăn che gây trở ngại. Việc tu gốc đức, chuyên tinh đạo hạnh cũng không thể hủy mà người được thiền thứ hai hân hoan vui vẻ. Bên trong thanh tịnh đạm bạc mà chẳng có trở ngại. Người được thiền thứ ba muốn hóa độ chúng sinh, nuôi hộ chánh pháp, không tự quan sát. Người chứng đến thiền thứ tư cũng không ngăn ngại. Dùng bốn thiền này để tu các phẩm loại thiền thì người không thể vượt qua. Đã tu định ý thì người không thể làm loạn. Định ý tự tại thì đó gọi là định lực. Sao gọi là tuệ lực? Nếu xử theo pháp thế tục và pháp độ thế thì đều có thể hiểu rõ chỗ sinh sống không thể làm thầy, biết hết văn tự chương cú của thế tục, tạo lập nghiệp thần tiên dị thuật, năm kinh, sáu nghệ, sách khác về phương tục…tất cả Bồ tát chẳng cần học mà tự nhiên biết hết và pháp độ thế không chỗ nào chẳng thông. Bồ tát dùng tuệ Thánh minh này, lòng có thể thông suốt trên trời, dưới thế gian, đi một mình không bè bạn, tùy lúc mà ban tuyên. Đó gọi là tuệ lực mà chẳng thể tận.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 13 - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Giáo Hóa Phạm Chí A Bạt - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 18 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 14 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Lí Thú Lục Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Đồng Tử Vô Ngôn - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Hoa Tam Muội - Kinh Tạng
  • Vãng Sanh Tịnh Độ Cảm Hiện Điềm Lành - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Ðại Tịnh Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Bài Tán Thán Đức Kiết Tường Của Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 21 - Kinh Tạng
  • Quán Niệm A Di Đà Phật Tướng Hải Tam Muội Công Đức Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 19 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 22 - Kinh Tạng
  • Kinh Tối Thắng Hỏi Về Việc Trừ Cấu Đoạn Kết Của Bồ Tát Thập Trụ - Kinh Tạng
  • Kinh Khai Giác Tự Tánh Bát Nhã Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 3 - Kinh Tạng
  • Tịnh Độ Chỉ Quyết - Kinh Tạng